Chuyên đề Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng Công thương Việt Nam

Thực hiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý theo nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tháng 7/1988 NHCTVN (Vietinbank) được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ). Trong 20 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống NHCT đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, không ngừng đổi mới phát triển, thu được nhiều kết quả to lớn, đóng góp tích cực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

 Là một trong bốn NHTM quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam, NHCT có tổng tài sản chiếm hơn 25% tỷ trọng trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của NHCT luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước.

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng thương mại. Cụ thể như sau: Nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại: 1.4.1.1 Ngân hàng phát hành: Ngân hàng phát hành thẻ TDQT là ngân hàng thương mại được phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ, là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế. Trách nhiệm của ngân hàng phát hành: Thẩm định tính năg pháp lý và khả năng tài chính cảu khách hàng để ra quyết định có cấp thẻ cho khách hàng hay không. Sau khi thẩm định, nếu khách hàng có đủ điều kiện, ngân hàng tiến hành phát hành thẻ cho khách hàng, đồng thời hướng dẫn khách hàng cách sử dụng thẻ cũng như những quy định cần tuân thủ khi dùng thẻ. Lập bảng sao kê từng kỳ, ghi rõ các khoản cụ thể đã sử dụng và yêu cầu thanh toán đối với thẻ tín dụng. Thanh toán số tiền trên hóa đơn do ngân hàng đại lý chuyển đến khi ngân hàng này hoàn thành đúng các thủ tục quy định bởi ngân hàng phát hành. Đăng ký các thẻ vào danh sách đen để báo cho các ngân hàng đại lý và cơ sở tiếp nhận. Cung cấp các thiết bị sử dụng trong quảng cáo thẻ. Ngoài ra ngân hàng còn có quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên thứ 3 là một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính tín dụng khác trong việc phát hành thẻ TDQT. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng phát hành thường gặp phải một số rủi ro nghiệp vụ và rủi ro kỹ thuật như nhập thông tin sai sót, hệ thống xử lý thông tin gặp trục trặc … gây một số tổn thất cho ngân hàng. Ngân hàng phát hành nếu thực hiện tốt vai trò của mình, sẽ thúc đẩy sự gia tăng khách hàng, mạng lưới chấp nhận thẻ. Ngược lại, nếu ngân hàng không thực hiện đúng vai trò của mình, dịch vụ thẻ TDQT sẽ thất bại. 1.4.1.2 Ngân hàng thanh toán: Ngân hàng thanh toán thẻ là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết của tổ chức thẻ quốc tế, hoặc là các ngân hàng đại lý được ngân hàng phát hành thẻ ủy quyền thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ. Ngân hàng thanh toán thẻ là ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với các đơn vị chấp nhận thẻ và thanh toán các chứng từ giao dịch do đơn vị chấp nhận thẻ xuất trình. Một ngân hàng vừa có thể là ngân hàng phát hành, vừa là ngân hàng thanh toán. Trách nhiệm của ngân hàng thanh toán: Trong phạm vi một ngày làm việc kể từ khi nhận được biên lai thanh toán, ngân hàng thanh toán phải trả tiền vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ. Khi việc thanh toán đúng quy trình thì phải thanh toán ngay với trung tâm phát hành thẻ. Cung cấp máy móc, thiết bị, các hóa đơn thanh toán và bảng kê hóa đơn cùng các tài liệu có liên quan. Cũng như ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán luôn có thể gặp phải các rủi ro nghiệp vụ cũng như rủi ro kỹ thuật, gây thiệt hại về tài chính và uy tín của ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng thanh toán là đơn vị có vai trò quan trọng trong khâu thanh toán, tác động trực tiếp tới việc mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ. Do đó, ngân hàng thanh toán cần hạn chế tối đa các rủi ro có thể gặp nhằm khuyến khích các đơn vị kinh doanh tham gia mạng lưới chấp nhận thẻ của ngân hàng, góp phần mở rộng dịch vụ. Nếu ngân hàng thanh toán không dành được sự tin tưởng của đơn vị chấp nhận thẻ, quy mô mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ sẽ khó phát triển được. Nhân tố ngoài ngân hàng thương mại: 1.4.2.1 Chủ thẻ: Chủ thẻ TDQT là người có tên trên thẻ, được ngân hàng phát hành cho phép sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ thay cho tiền mặt theo hạn mức được cấp, hoặc rút tiền tại các ATM hoặc các ngân hàng đại lý. Chủ thẻ bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Tài khoản thẻ là tài khoản chung cho hai thẻ. Tuy nhiên chủ thẻ chính là người có trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng phát hành và chịu trách nhiệm về các khoản phát sinh. Giao dịch của chủ thẻ và chủ thẻ phụ trong cùng một hạn mức tín dụng mà ngân hàng cấp cho chủ thẻ chính. Cuối hàng tháng, sao kê sẽ được gửi cho chủ thẻ chính, ghi rõ tất cả những giao dịch mà chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ đã thực hiện. Trách nhiệm của chủ thẻ: Bảo quản thẻ, không đưa cho người khác sử dụng, tránh bị lợi dụng. Sử dụng thẻ đúng mục đích quy định. Thanh toán các khoản phát sinh cho ngân hàng phát hành theo đúng quy định. Báo ngay cho ngân hàng phát hành trong trường hợp mất thẻ hoặc bị đánh cắp. Chủ thẻ có vai trò quyết định trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Lý do thật đơn giản: chủ thẻ hay khách hàng có quyền quyết định có phát hành thẻ hay không. Nếu có, chủ thẻ sẽ có quyền quyết định sẽ chi tiêu như thế nào. Tuy nhiên chủ thẻ cũng là đối tượng mang lại không ít rủi ro cho ngân hàng. Thứ nhất, chủ thẻ cố tình cung cấp các thông tin giả mạo về bản thân, khả năng tài chính, mức thu nhập … cho ngân hàng phát hành khi yêu cầu phát hành thẻ. Điều đó có thể dẫn đến những tổn thất tín dụng cho ngân hàng phát hành khi chủ thẻ không đủ khả năng thanh toán các khoản tín dụng thẻ hoặc chủ thẻ cố tình lừa đảo để chiếm dụng tiền của ngân hàng. Thứ hai, chủ thẻ bị mất cắp. thất lạc thẻ hoặc thẻ bị một người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho Ngân hàng phát hành để ngưng sử dụng hoặc thu hồi thẻ. Thẻ bị mất cắp, thất lạc cũng bị bọn tội phạm sử dụng để làm thẻ giả. Cũng có trường hợp chủ thẻ không bị mất thẻ nhưng lại báo mất thẻ với ngân hàng phát hành, sau đó vẫn cố tính sử dụng thẻ cũ. Thứ ba, chủ thẻ có thể cố tình không thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng phát hành. Những rủi ro trên hoàn toàn xuất phát từ phía người sử dụng thẻ, gây thiệt hại cho cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán. Ngân hàng cần nắm bắt rõ về khách hàng của mình và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hợp lý, thu hút khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ. 1.4.2.2 Đơn vị chấp nhận thẻ: Đơn vị chấp nhận thẻ là các tổ chức hay cá nhân cung ứng hàng hóa, dịch vụ và chấp nhận thẻ làm công cụ thanh toán. Máy thanh toán thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ sẽ được ngân hàng hoặc các tổ chức thẻ quốc tế trang bị miễn phí. Trách nhiệm của đơn vị chấp nhận thẻ: Chỉ chấp nhận thanh toán các loại thẻ do ngân hàng hay tổ chức thẻ quốc tế quy định. Chỉ chấp nhận thanh toán những thẻ hợp lệ. Sau khi thực hiện giao dịch, đơn vị chấp nhận thẻ phải giao lại biên lai thanh toán cho ngân hàng thanh toán để nhận tiền tạm ứng. Ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm cho những rủi ro xảy ra nếu như biên lai không đúng hạn. Ngoài ra các đơn vị chấp nhận thẻ phải trưng bày các logo của thẻ TDQT được chấp nhận thanh toán. Đơn vị chấp nhận thẻ là đơn vị trung gian mang lại lợi ích cho ngân hàng cũng như khách hàng. Tuy nhiên, không thể không kể tới một số rủi ro do đơn vị chấp nhận thẻ mang lại cho ngân hàng và chủ thẻ như sau: Thứ nhất, đơn vị chấp nhận thẻ cố ý lừa đảo, cung cấp những thông tin không chính xác cho ngân hàng trong quá trình đăng ký, mà ngân hàng không thẩm định lại. Sau đó, đơn vị chấp nhận thẻ thực hiện các giao dịch giả mạo để lừa tiền của ngân hàng. Trong trường hợp này, thông thường ngân hàng sẽ chịu những tổn thất khi không thu được những khoản đã tạm ứng cho đơn vị chấp nhận thẻ. Thứ hai, đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng với chủ thẻ, chấp nhận thanh toán thẻ giả hoặc lấy cắp các dữ liệu phục vụ cho việc làm thẻ giả, thực hiện các giao dịch giả mạo. Thứ ba, chỉ một giao dịch được thực hiện nhưng nhân viên của đơn vị chấp nhận thẻ cố tình in nhiều bộ hóa đơn thanh toán, giả mạo chữ ký của chủ thẻ và yêu cầu ngân hàng thanh toán tạm ứng nhiều lần. Ngoài ra, nhân viên tại đơn vị chấp nhận thẻ còn có thể sửa đổi số tiền giao dịch in trên hóa đơn, ghi tăng giá trị hóa đơn để hưởng phần chênh lệch. Đơn vị chấp nhận thẻ là đơn vị trung gian thanh toán có quan hệ trực tiếp với khách hàng, tác động tới tâm lý khách hàng. Một đơn vị chấp nhận thẻ an toàn, tin cậy, phục vụ tốt sẽ khuyến khích khách hàng chi tiêu, góp phần nâng cao thu nhập cho cả ngân hàng và đơn vị đó. Do vậy, tăng cường tính an toàn cho việc thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng mở rộng thị trường thẻ TDQT. 1.4.2.3 Tổ chức thẻ quốc tế: Tổ chức thẻ quốc tế là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng, tham gia vào quá trình phát hành và thanh toán thẻ TDQT. Các tổ chức thẻ quốc tế chỉ có quan hệ trực tiếp với các ngân hàng thành viên. Nó có vai trò cung cấp một mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho quy trình thanh toán, làm trung tâm xử lý cấp phép, thông tin giao dịch thanh toán cho các ngân hàng thành viên. Do vậy, tổ chức thẻ quốc tế có vai trò đi tiên phong, tổ chức việc cung cấp dịch vụ thẻ trên khắp thế giới. 1.4.2.4 Các nhân tố khác: Môi trường xã hội, pháp lý là nhân tố khách quan có tác động khá lớn tới việc phát hành và thanh toán thẻ TDQT. Môi trường xã hội là chiếc nôi tất cả các loại dịch vụ, trong đó có dịch vụ thẻ TDQT. Nhu cầu sử dụng thẻ xuất phát từ xã hội. Những gì xã hội cần là những gì ngân hàng nên cung cấp. Nếu như người dân của một khu vực không có nhu cầu sử dụng thẻ TDQT thì thị trường thẻ TDQT ở đó sẽ kém phát triển. Ngược lại, nếu người dân nhận thức được những lợi ích từ việc sử dụng thẻ TDQT và có thu nhập ổn định, người ta sẽ ưa thích sử dụng nó. Đặc biệt khi các hoạt động du lịch, giao lưu quốc tế phát triển, thị trường thẻ sẽ có điều kiện phát triển rất tốt. Tuy nhiên không tránh khỏi những tác động tiêu cực từ phía một số chủ thẻ trong xã hội, gây thiệt hại cho ngân hàng phát hành và thanh toán. Đó là những cá nhân, tổ chức làm thẻ giả căn cứ vào các thông tin có được từ việc đánh cắp các dữ liệu trên băng từ của thẻ thật, từ thẻ mất cắp, thất lạc … Đây là loại rủi ro lớn nhất và nguy hiểm nhất hiện nay. Thẻ giả có một số hình thức phổ biến sau: Thẻ bị thay đổi thông tin trên thẻ: tội phạm dùng thẻ thật không còn giá trị lưu hành để thay đổi một số thông tin dập nổi trên thẻ như tên chủ thẻ, mã số thẻ, hạn sử dụng … Thẻ bị mã hóa lại băng từ: tội phạm chỉ mã hóa lại băng từ dựa trên dữ liệu của thẻ thật, nhưng không có các thông tin dập nổi và những đặc điểm bảo mật khác. Loại thẻ này thường được sử dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng hoặc các máy bán hàng tự độngkhông được kiểm soát chặt chẽ. Thẻ được làm giả hoàn toàn: Dựa trên các thông tin lấy được từ thẻ thật, tội phạm làm ra một chiếc thẻ giả với đầy đủ các yếu tố cần thiết. Loại thẻ giả này thường rất khó phát hiện. Ngân hàng phải có những nhận thức kịp thời, đúng đắn về những vấn đề này, nhằm hạn chế rủi ro, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và sử dụng thẻ TDQT, góp phần mở rộng thị trường thẻ TDQT. Khác với môi trường xã hội, môi trường pháp lý là hàng rào nghiêm ngặt để bảo vệ cho chủ thể tham gia vào quy trình phát hành và thanh toán thẻ. Môi trường pháp lý chặt chẽ, đúng đắn sẽ tạo diều kiện cho ngân hàng phát triển dịch vụ của mình. Tuy nhiên, nếu việc quy định về phát hành và thanh toán không được rõ ràng sẽ gây khó dễ cho cả phía cung cấp dịch vụ lẫn những người sử dụng dịch vụ. Lúc đó, pháp luật không những không hoàn thành được nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi bình đẳng cho mỗi chủ thể mà còn gây khó khăn cho công tác triển khai dịch vụ. Do vậy, môi trường pháp lý có vị trí khá quan trọng trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ TDQT. Để phát triển dịch vụ thẻ TDQT đòi hỏi các nhà chức trách hoàn thiện môi trường pháp lý. Thông qua những kiến thức tổng quan về dịch vụ thẻ TDQT ở trên, có thể khẳng định đây là một loại hình dịch vụ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân cũng như tổ chức trong xã hội. Tuy nhiên lợi ích luôn đi kèm với rủi ro, cũng như thời cơ luôn đi cùng với thách thức. Vì vậy, việc mở rộng dịch vụ thẻ TDQT không những cần được phân tích trên lý thuyết mà còn được nghiên cứu kỹ lưỡng từ tình hình thực tiễn để có thể có những giải pháp hợp lý. Nội dung này sẽ được nghiên cứu trong Chương II của đề tài. Chương II THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THẺ TDQT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Công thương Việt Nam(NHCTVN) 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHCTVN: Thực hiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý theo nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tháng 7/1988 NHCTVN (Vietinbank) được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ). Trong 20 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống NHCT đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, không ngừng đổi mới phát triển, thu được nhiều kết quả to lớn, đóng góp tích cực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Là một trong bốn NHTM quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam, NHCT có tổng tài sản chiếm hơn 25% tỷ trọng trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của NHCT luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước. Có mạng lưới kinh doanh trải rộng trên toàn quốc với 2 sở giao dịch, hơn 130 chi nhánh và 750 điểm giao dịch. Có 3 công ty hạch toán kinh tế độc lập: Công ty cho thuê tài chính, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty TNHH chứng khoán và 3 đơn vị sự nghiệp: Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin và Trung tâm thẻ. Là thành viên sáng lập của các tổ chức tài chính tín dụng: Sài gòn công thương ngân hàng, Indovinabank, Công ty cho thuê tài chính quốc tế - VILC và Công ty liên doanh bảo hiểm châu Á – NHCT. Là thành viên chính thức của: Hiệp hội Nhân hàng Việt Nam (VNBA), Hiệp hội các Ngân hàng châu Á (AABA), Hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng (SWIFT), Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ Visa, Master quốc tế. Đã ký 8 hiệp định tín dụng khung với các quốc gia Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Thụy Sỹ và có quan hệ chi nhánh với 745 Ngân hàng lớn của hơn 60 quốc gia trên khắp thế giới. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng: thanh toán chuyển tiền nhanh, tăng vòng quay vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của NHCTVN gồm có những bộ phận sau: Hội đồng quản trị: thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của toàn bộ ngân hàng. Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên. Trực thuộc hội đồng quản trị là Ban iểm soát. Ban điều hành: Gồm có Tổng giám đốc, các phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng với nhiệm vụ là trực tiếp quản lý các phòng ban, điều hành các hoạt động của ngân hàng dựa trên sự chỉ đạo của hội đồng quản trị. Hội đồng quản lý TSN, TSC (ALCO); Hội đồng Tín dụng, Hội đồng QL CNTT. Các phòng ban và các đơn vị thành viên. Mô hình sơ đồ tổ chức của NHCT Việt Nam: 2.1.3 Tình hình kinh doanh: Cùng với những khởi sác của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của NHCTVN cũng đã có những bước phát triển khả quan, đã thực hiện và vượt qua các chỉ tiêu về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro. Mục tiêu phát triển của NHCTVN đến năm 2010 là “Xây dựng NHCTVN thành một NHTM chủ lực và hiện đại của nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”. Để có cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh của NHCT, chúng ta sẽ phân tích một số các chỉ tiêu tài chính chủ yếu mà NHCT đạt được trong một số năm gần đây. Bảng 2.1: Các chỉ số tài chính chủ yếu: Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1. Tổng tài sản 80.887 90.735 116.210 126.352 156.492 2.Cho vay 51.779 64.160 74.426 89.651 106.258 3. Vốn tự có 4.154 4.909 6.013 7.288 9.964 4. Vốn huy động 71.146 81.597 96.284 115.825 132.457 5. Thu nhập ròng 205 207 252 298 336 6. ROA (%) 0,28 0,24 0,32 0,29 0,26 7. ROE (%) 5,6 4,57 4,25 4,08 3,76 8. Hệ số an toàn vốn 6,08 6,3 6,98 7,04 7,13 (Nguồn: Báo cáo thường niên NHCTVN). Trong đó: Thu nhập ròng ROA = ×100% Tổng tài sản bình quân Thu nhập ròng ROE = ×100% Vốn tự có bình quân Vốn tự có Hệ số an toàn vốn = ×100% Tài sản có rủi ro Đánh giá một cách tổng thể ta nhận thấy trong 5 năm qua, các chỉ tiêu tăng trưởng của NHCTVN liên tục tăng, đặc biệt là các chỉ tiêu phản ánh về quy mô và kết quả của các hoạt động chính của Ngân hàng, bao gồm: tổng tài sản và thu nhập ròng. Về tốc độ tăng trưởng vốn huy động: Sau 5 năm, tổng vốn huy động của NHCTVN đã tăng lên gần gấp 2 lần, từ 71.146 tỷ VND năm 2003 lên 132.457 tỷ VND năm 2007. Điều này khẳng định sự lớn mạnh cả về quy mô lẫn uy tín của NHCT trên thị trường vốn huy động. Về tốc độ tăng trưởng tổng tài sản: Đây là chỉ tiêu tổng quát nhất đánh giá cho sự lớn mạnh vượt bậc về quy mô và sự lớn mạnh không ngừng của NHCT trong thời gian qua. Năm 2003, NHCT mới chỉ có trong tay một lượng tài sản là 80.887 tỷ VND, nhưng đến năm 2007 con số này đã tăng lên gấp đôi là 156.492 tỷ VND. Về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng: Thông thường, lợi nhuận là yếu tố quan trọng cuối cùng khẳng định quy mô, vị thế cảu một ngân hàng, là chỉ tiêu tổng hợp nhất, phản ánh kết quả kinh doanh của toàn hệ thống. Trong những năm vừa qua, NHCT đã có sự phát triển khá mạnh mẽ, lợi nhuận ròng từ 205 tỷ VND đã tăng đến 336 tỷ sau 5 năm. Đây là sự nỗ lực của cả ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng cùng với các đối tác và bạn hàng trung thành của NHCT trong suốt chặng đường vừa qua. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, NHCT đã đồng thời đạt được cả hai mục tiêu an toàn và lợi nhuận. Chỉ số an toàn vốn liên tục tăng qua các năm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc thu hút khách hàng, các đối tác làm ăn. Cùng với việc không ngừng hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, tạo uy tín và niềm tin lâu dài, bền vững và ngày càng có nhiều doanh nghiệp, gia đình, cá nhân … tìm đến với NHCTVN. 2.1.4 Quá trình phát triển nghiệp vụ thẻ tại NHCTVN: Sau nhiều nỗ lực nghiên cứu nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, năm 1009 NHCTVN tham gia vào thị trường thẻ với tư cách là đại lý thanh toán thẻ Visa và Master Card cho Ngân hàng UOB (United Oversea Bank) của Singapore có chi nhánh đặt tại TP HCM. Tại thời điểm này thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu sôi động với sự tham gia của một số ngân hàng cổ phần và nước ngoài nên việc mở rộng mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ trở nên rất khó khăn. Tuy vậy, bằng các chính sách mềm dẻo, NHCTVN đã nỗ lực hết mình để mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ của riêng mình, đáp ứng nhu cầucủa khách hàng sử dụng và thanh toán thẻ tại một số tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Tp HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng … Năm 1999, NHCTVN trở thành thành viên chính thức của tổ chưucs thẻ Visa và đồng thời trở thành Ngân hàng thanh toán thẻ TDQT. Thời điểm này đánh dấu chặng đường phát triển mới của dịch vụ thẻ NHCTVN trong quá trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với việc triển khai thêm nhiều điểm rút tiền ATM mà đơn vị CNT ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Tháng 10/2000, sau nhiều nỗ lực nghiên cứu thị trường, đầu tư công nghệ hiện đại, NHCTVN đã chính thức khai trương hệ thống thẻ ATM hiện đại và có quy mô lớn nhất Việt Nam. Vào cuối năm 2002, NHCTVN đã trở thành thành viên chính thưucs của tổ chức thẻ Master Card. Đây là cơ hội thuận lợi để NHCTVN chính thức phát hành thẻ TDQT Visa, Master Card vào năm 2004 với hai loại thẻ vàng và thẻ chuẩn. Sau 6 tháng triển khai đã có 1000 thẻ được phát hành với doanh số hơn 1 tỷ VND/tháng. Cũng trong năm này thẻ CashCard của NHCT với công nghệ thẻ Chip lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Hiện nay, NHCTVN đang tích cực đa dạng hóa các loại thẻ nói chung và thẻ TDQT nói riêng bằng cách xúc tiến với các công ty hàng không, taxi, siêu thị … để đưa sản phẩm vào thị trường. Song song với đó là việc tiếp cận với các tổ chức thẻ quốc tế như Amex, JCB để nhanh chóng phát triển các thương hiệu thẻ nói trên trong thời gian sớm nhất. 2.2 Thực trạng dịch vụ thẻ TDQT tại NHCTVN: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ TDQT của NHCT phù hợp với các quy định của quy chế phát hành sử dụng và thanh toán thẻ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành theo quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ban hành ngày 19/10/1999, hợp đồng kí kết giữa NHCT với các tổ chức thẻ quốc tế, các quy định và luật lệ hiện hành của tổ chức thẻ quốc tế và luật pháp cảu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện nay, NHCT đã phát hành được 2 loại thẻ TDQT là Visa Card và Master Card với thời hạn hiệu lực là 2 năm. Chấp nhận thanh toán cho 2 loại thẻ là Visa và Master Card. 2.2.1 Nghiệp vụ phát hành thẻ TDQT: Hiện nay, NHCTVN đang phát hành 2 loại thẻ: thẻ cá nhân và thẻ cá nhân do công ty ủy quyền sử dụng, với 2 hạng thẻ: Thẻ vàng: Visa và Master Card: 100 triệu VND Thẻ chuẩn (Classic): Visa và Master: 60 triệu VND Thẻ xanh :Visa và Master: 10 triệu VND Hạng của thẻ được phân chia căn cứ vào hạn mức tín dụng ngân hàng cấp cho chủ thẻ. Tương ứng với từng hạn mức tín dụng, ngân hàng quy định hạn mức ứng tiền mặt cho từng loại thẻ. Cụ thể đối với thẻ Visa và Master thì hạn mức ứng tiền mặt là … 2.2.1.1 Quy định về nghiệp vụ phát hành thẻ TDQTcuar NHCTVN: Đối tượng phát hành thẻ TDQT: Các cá nhân được đảm bảo: tức là cá nhân xin được phát hành dưới sự ủy quyền của các tổ chức, công ty sau: Các cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể. Các doanh nghiệp Các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao và các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Các cá nhân khác: là người Việt Nam và người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam có nguyện vọng và đáp ứng các điều kiện sử dụng thẻ do NHCTVN quy định. Thủ tục phát hành thẻ TDQT: Để phát hành thẻ TDQT, mỗi cá nhân phải chuẩn bị hồ sơ như sau: Giấy đề nghị phát hành thẻ TDQT Bản sao CMND hoặc hộ chiếu (Có bản gốc để đối chiếu) Bản sao Hộ khẩu/giấy chứng nhận cư trú (Có bản gốc để đối chiếu) 2 ảnh 3×4 đối với thẻ tín dụng có in ảnh lên thẻ Báo cáo tình hình tài chính, thu nhập cá nhân, tổ chức hay công ty, tùy theo loại hình thẻ cá nhân hay công ty Các giấy tờ liên quan đến hình thức bảo lãnh, thế chấp, cầm cố hay ký quỹ phát hành thẻ. Sau khi nhận được hồ sơ của khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối. Dựa vào hồ sơ khách hàng được chấp nhận, ngân hàng sẽ quyết định hạn mức tín dụng của thẻ, hạng thẻ, loại thẻ, thời hạn hiệu lực. Sau khi ký hợp đồng với khách hàng, hồ sơ khách hàng sẽ được cập nhật vào hệ thống quản lý thẻ tại ngân hàng phát hành. Sau đó, thông tin về khách hàng phát hành thẻ được chuyển đến trung tâm thẻ. Sau khi nhận được thông tin, nhân viên của trung tâm thẻ phải kiểm tra, đối chiếu lại thông tin khách hàng, sau đó chuyển cho bộ phận in thẻ. Tại đây diễn ra các công việc như in nổi, mạ, mã hóa các thông tin cần thiết lên thẻ và băng từ phía sau của thẻ. Hệ thống quản lý thẻ sẽ xác định mã số cá nhân của thẻ (PIN). Một lần nữa, thẻ được kiểm tra, đối chiếu lại thông tin rồi mới được chuyển cho bộ phận khác trước khi giao cho khách hàng. 2.2.1.2 Thực trạng nghiệp vụ phát hành thẻ TDQT tại NHCTVN: Bảng 2.2: Tình hình phát hành thẻ TDQT của NHCT Năm Tổng số thẻ phát hành (thẻ) Tốc độ tăng trưởng (%) Doanh số phát hành (triệu VND) Tốc độ tăng trưởng (%) 2005 2071 152 49.523 95,28 2006 4325 108,8 94.012 89,84 2007 8422 94,73 153.241 63 Nguồn: Trung tâm thẻ NHCTVN Biểu đồ 2.3: Số lượng thẻ TDQT do NHCT phát hành Biểu đồ 2.4: Doanh số phát hành thẻ TDQT Bảng 2.5: Cơ cấu phát hành các loại thẻ TDQT Năm Visa Card Master Card Số lượng (Thẻ) Tỷ trọng (%) Số lượng (Thẻ) Tỷ trọng (%) 2005 1323 63,88 748 36,12 2006 2867 66,29 1458 33,71 2007 5170 61,39 3252 38,61 Nguồn: Trung tâm thẻ NHCTVN Biểu đồ 2.6: Cơ cấu số lượng thẻ TDQT do NHCT phát hành Bảng 2.7: Doanh số phát hành các loại thẻ TDQT của NHCT Năm Visa Card Master Card Doanh số phát hành (triệu VND) Tỷ trọng (%) Doanh số phát hành (triệu VND) Tỷ trọng (%) 2005 32.008 64,63 17.515 35,37 2006 59.328 63,11 34.684 36,89 2007 102.672 67,01 50.569 32,99 Nguồn: Trung tâm thẻ NHCTVN Biểu đồ 2.8: Cơ cấu doanh số phát hành thẻ TDQT Năm 2005, NHCTVN đã phát hành được 2071 thẻ Visa và Master, tăng 152% so với năm trước, nâng tổng số thẻ TDQT do NHCT phát hành lên gần 4000 thẻ, vượt kế hoạch hơn 500 thẻ. Trong đó số lượng thẻ Visa là 1323 thẻ, chiếm tỷ trọng 63,88%, thẻ Master chiếm 36,12% với 748 thẻ. Kết quả này đưa doanh số phát hành thẻ TDQT của ngân hàng trong năm 2005 đạt 49.523 triệu đồng, tăng 95,28% so với năm 2004. Có thể nói đây là một thành công của NHCT vì đây mới chỉ là những năm đầu tiên ngân hàng đưa ra dịch vụ này. Năm 2006, nhờ thực hiện tốt các chính sách marketing, đặc biệt là công tác định hướng sản phẩm, phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu …,NHCT đã nâng số thẻ TDQT phát hành lên con số 4325, tăng 108,8% so với năm 2005, đưa doanh số phát hành đạt 94.012 triệu đồng, tăng 89,84%. Năm 2007 ngân hàng phát hành được 8422 thẻ, tăng 94,73%, doanh số phát hành đạt 153.241 triệu đồng, tăng 63% so với năm 2006. Như vậy trong số đã phát hành thì thẻ Visa chiếm tỷ trọng lớn hơn, cả về số lượng cũng như doanh số. Có thể giải thích điều này bằng việc khi khách hàng thanh toán bằng USD với thẻ Visa sẽ không mất phí make-up như thẻ Master. Tuy là ngân hàng đi sau nhưng qua những con số trên ta thấy dịch vụ thẻ TDQT của NHCTVN phát triển khá đều đặn qua các năm. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các ngân hàng thương mại nói chung và NH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33188.doc
Tài liệu liên quan