Chuyên đề Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 3

I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI. 3

1. Các khái niệm cơ bản. 3

1.1. Khái niệm về du lịch và khách du lịch. 3

1.2. Khái niệm về dịch vụ du lịch . 5

2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó. 6

2.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch. 6

2.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch 6

2.3. Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch. 6

3. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 7

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH. 8

1. Yếu tố khách quan. 8

1.1. Địa hình và khí hậu. 8

1.2. Động, thực vật. 9

1.3. Tài nguyên nước. 9

1.4. Vị trí địa lý. 9

1.5. Tài nguyên nhân văn. 10

1.6. Tình hình chính trị hoà bình, ổn định của đất nước. 11

1.7. Điều kiện về kinh tế. 11

2. Yếu tố chủ quan. 11

2.1. Về tổ chức quản lý. 11

2.2. Các điều kiện về kỹ thuật. 12

2.3. Về ý thức của người dân. 13

III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG. 13

1. Vai trò của phát triển du lịch đối với sự phát triển của tỉnh Hải Dương. 13

1.1. Vai trò của phát triển du lịch Hải Dương trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam 13

1.2. Vai trò của phát triển du lịch Hải Dương trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 14

2. Tài nguyên du lịch Hải Dương. 15

2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. 15

2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM QUA 28

I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ HẢI DƯƠNG 28

1. Vị trí địa lý 28

2. Điều kiện tự nhiên 29

2.1. Địa hình 29

2.2. Khí hậu, thủy văn 30

2.3. Tài nguyên nước 30

2.4. Địa chất, thổ nhưỡng, rừng và hệ sinh thái 31

3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương 32

3.1. Về kinh tế 32

3.2. Về xã hội 33

4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường 34

4.1. Giao thông 34

4.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác 35

5. Những thuận lợi và khó khăn 37

5.1. Thuận lợi 37

5.2. Khó khăn 39

II. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG 39

1. Khách du lịch. 40

1.1. Qui mô. 40

1.2. Cơ cấu. 42

2. Thu nhập du lịch. 43

2.1. Đóng góp của du lịch về mặt kinh tế 43

2.2. Đóng góp của du lịch đối với xã hội. 44

3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. 45

4. Lao động trong du lịch 47

5. Hiện trạng đầu tư vào du lịch 48

6. Công tác marketing xúc tiến du lịch 49

7. Hiện trạng tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh du lịch 50

7.1. Tổ chức kinh doanh du lịch Hải Dương hiện nay 50

7.2. Công tác tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch 51

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 53

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020. 53

1. Định hướng. 54

2. Quan điểm phát triển. 55

3. Mục tiêu phát triển. 56

3.1. Mục tiêu tổng quát 56

3.2. Mục tiêu cụ thể 56

4. Các chỉ tiêu cụ thể 58

4.1. Khách du lịch 58

4.2. Thu nhập du lịch 59

4.3. Về giá trị GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư 60

4.4. Nhu cầu khách sạn và lao động 61

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 62

1.Các giải pháp 62

1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 62

1.2. Phát triển thị trường du lịch. 63

1.3. Nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư. 64

1.4. Tổ chức và thực hiện tốt đào tạo lao động du lịch. 64

1.5. Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về du lịch. 66

1.6. Phát triển cơ sở lưu trú, các cơ sở dịch vụ du lịch. 67

1.7. Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch. 67

2. Một số kiến nghị. 68

2.1. Đối với nhà nước. 68

2.2. Đối với tỉnh Hải Dương. 69

2.3. Đối với người dân. 70

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 74

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và thích hợp với các hoạt động du lịch. Đặc biệt điều kiện khí hậu vào mùa đông, rất thuận lợi cho việc phát triển cây rau màu thực phẩm, đặc biệt là khả năng trồng rau xuất khẩu. b). Thủy văn Do đặc điểm của địa hình, các dòng chảy ở các sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình chảy qua Hải Dương đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và thuộc phần hạ lưu nên dòng sông thường rộng và không sâu, tốc độ dòng chảy chậm hơn phía thượng lưu. Chế độ nước của hệ thống sông ngòi ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa lũ (tháng 5 - tháng 10), mùa cạn (tháng 11 - tháng 4 năm sau). 2.3. Tài nguyên nước a). Nguồn nước mặt Nguồn nước mặt tại Hải Dương rất phong phú, hệ thống sông ngòi khá dày đặc với các sông lớn là sông Hồng, sông Thái Bình, sông Phả Lại, sông Luộc, sông Đuống, sông Kinh Thầy. Ngoài ra, trên lãnh thổ Hải Dương còn có rất nhiều ao hồ được phân bố rộng khắp địa bàn. Nước mưa: lượng mưa bình quân hàng năm tới 1500 - 1700 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa thường gây úng lụt, mùa kho thường thiếu nước cho cây trồng và sinh hoạt và có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. b). Nguồn nước ngầm Ngoài nguồn nước mặt dồi dào Hải Dương còn có một trữ lượng nước ngầm khá phong phú. Lượng nước ngầm tại các giếng khoan từ 30 - 50 cm3/ngày đêm. Nguồn nước ngầm Hải Dương nằm chủ yếu trong tầng chứa nước lỗ hổng Plutôxen, hàm lượng Cl > 200 mg/l. Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu trung bình 40 - 120m, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt. Ngoài ra còn phát hiện một số tầng nước ngầm có độ sâu từ 250 - 350 m, nước có chất lượng tốt và trữ lượng lớn có thể khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. 2.4. Địa chất, thổ nhưỡng, rừng và hệ sinh thái a). Địa chất, thổ nhưỡng Đất ở Hải Dương được chia làm 2 vùng rõ rệt: vùng đất đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất phù sa sông Thái Bình, thuận tiện cho việc sản xuất nhiều loại cây trồng cho năng suất cao. Vùng đất đồi núi chiếm 11% diện tích tự nhiên nằm gọn ở phía Đông Bắc thuộc 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn, vùng đất này nhìn chung nghèo chất dinh dưỡng, chủ yếu dành cho phát triển cây lấy gỗ, cây ăn quả như vải thiều, dứa, cây công nghiệp như lạc, chè. b). Rừng và hệ sinh thái Hệ sinh thái: Trong nhiều năm do phát triển kinh tế chưa theo quy hoạch thống nhất, việc khai phá đất chặt phá rừng bừa bãi ở thượng nguồn đã có tác động xấu đến điều kiện sinh thái của Hải Dương. Ngoài ra việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học trong quá trình canh tác không hợp lý, đồng thời mức độ phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hóa tăng nhanh, chất thải ngày một nhiều ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, môi sinh. Nhìn chung hệ sinh thái của tỉnh Hải Dương ngày một bị xâm phạm, tính cân bằng đang bị phá vỡ. Vì vậy, vấn đề trước mắt cần giải quyết đó là: phải có chính sách hữu hiệu bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có và nhanh chóng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc còn lại. Thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ môi trường để duy trì và làm giàu nguồn tài nguyên đất. 3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương 3.1. Về kinh tế Trong quá trình cùng cả nước thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hải Dương đã đào tạo sự chuyển biến tích cực trong toàn bộ nền kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ trong tổng sản phẩm xã hội của tỉnh. Năm 2007 đạt mức: nông nghiệp 14,89%; công nghiệp 59,28%; dịch vụ 25,83% (năm 2006 tỷ trọng các ngành tương ứng là 16,54%; 59,01%; 24,45%). Trên thị trường hàng hóa lưu thông ổn định, mặt hàng đa dạng phong phú đặc biệt nhiều mặt hàng tiêu dùng sản xuất trong nước đã chiếm ưu thế trên thị trường, rất được ưa chuộng đối với khách du lịch. Sức mua xã hội được cải thiện, hàng hóa địa phương sản xuất nhất là hàng nông sản thực phẩm được tiêu thụ tốt hơn. Đặc biệt riêng ngành du lịch trong thời kỳ 2001-2007 đạt mức tăng trưởng bình quân rất cao (35%), và chiếm tỷ trọng 1,75% GDP của tỉnh Hải Dương năm 2007. Trong năm 2007 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 3.593 tỷ đồng, tăng 2,2%; giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 349 tỷ đồng tăng 14,4%. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 7,4%, ngàng chăn nuôi giảm 8,4%. Như vậy năm 2007 sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tương đối khá. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 1994) đạt 15.771,8 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nhà nước tăng 0,6% (trung ương tăng 0, 1%, địa phương tăng 1 8,8%); khu vực ngoài nhà nước tăng 24,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 28,3%. Phân theo ngành công nghiệp, công nghiệp khai thác tăng 58,8%; công nghiệp chế biến tăng 19,7%; công nghiệp điện nước giảm 4,3%. Năm 2007, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội đạt 6.871,7 tỷ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế tư nhân tăng 32,9%; kinh tế nhà nước tăng 21,2%; kinh tế cá thể tăng 18,4% - Phân theo ngành kinh doanh, thương nghiệp có tỷ trọng lớn nhất (chiếm 85,2%) tăng 19,9%; khách sạn nhà hàng (chiếm 9,2%) tăng 15,6% và dịch vụ-du lịch tăng 43,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu 12 tháng đạt 340.200 nghìn USD tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị nhập khẩu trên địa bàn đạt 436.809 ngàn USD, tăng 64,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu địa phương đạt 29.959 ngàn USD tăng 2,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 404.554 ngàn USD tăng 72,2%. Về hoạt động du lịch: Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng du lịch. Hải Dương, một miền đất trù phú có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có trên 100 di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu như khu danh thắng Côn Sơn , đền Kiếp Bạc được nhiều người biết đến. Nhiều di tích lịch sử đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng. Hàng năm, nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận nô nức tham gia các lễ hội như hội đền Kiếp Bạc (kéo dài từ 15/8 đến 20/8 âm lịch) , lễ hội Côn Sơn (mở vào ngày 18-23 tháng giêng âm lịch hàng năm). Đặc biệt Hải Dương còn nổi tiếng trong nước lâu nay với các sản phẩm như sứ Hải Dương, bánh đậu xanh . Những sản phẩm này ngoài việc góp phần tăng thêm còn có ý nghĩa giúp duy trì nét văn hoá cổ dân tộc đáng quý . Bên cạnh bánh đậu xanh, ai đến Hải Dương đều không thể bỏ qua món ăn rươi hay bánh gai Ninh Giang. Đây là những món ăn dân dã nhưng bạn khó tìm ở nơi khác có hương vị đặc trưng như ở nơi đây. 3.2. Về xã hội Theo địa giới hành chính, tỉnh Hải Dương có 11 huyện, 1 thành phố loại II trực thuộc tỉnh với 238 xã, 11 phường, 14 thị trấn. Hiện nay dân số toàn tỉnh là 1683.973 người (đứng thứ 7 cả nước) trong đó số dân nông thông 1.450.138 người (chiếm 86,4%), dân thành thị 233.835 người (chiếm 13,6%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 9,79%. Tổng nguồn lao động của tỉnh có 933.784 người, chiếm 53,44% dân số. Mật độ dân số trung bình 1.022 người /km2. Dân cư thường tập trung ở đô thị và các xóm thôn dọc theo các trục giao thông đường bộ, đường thủy quan trọng tạo thuận tiện cho việc đầu tư các công trình hạ tầng phúc lợi công cộng như trường học, trạm y tế, lưới điện, nước sinh hoạt... Dân tộc chủ yếu sinh sống ở Hải Dương là dân tộc Kinh theo hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Tính cách của người dân Hải Dương là mang đậm nét đặc trung của vùng văn minh lúa nước châu thổ sông Hồng: cần cù, hiền lành, phóng khoáng, cởi mở và giàu lòng mến khách. Do kinh tế tăng trưởng ổn định nên đời sống dân cư ở cả thành thị và nông thôn đều được cải thiện. Đến năm 2007 tỷ lệ hội đói nghèo chỉ còn 4%, toàn tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữa. Đến nay, tất cả các xã, các phường trên địa bàn tỉnh đều đã có hệ thống điện, đường, trường, trạm tương đối hoàn chỉnh. Phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển manh, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, làng văn hóa ngày càng mở rộng. 4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường 4.1. Giao thông Hải Dương có mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý với đủ 3 loại hình: đường bộ, đường sông và đường sắt thuận lợi cho việc giao lưu trong và ngoài tỉnh. a). Đường sắt Hải Dương có 70km đường sắt đi qua (kể cả 15km đường chuyên dùng cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại). Tuyến Hà Nội - Hải Phòng qua tỉnh 44km, tuyến Kép - Bãi Cháy qua tỉnh 10km, tạo điều kiện tốt cho việc lưu chuyển giữa Hải Dương và các tỉnh khác cũng như trao đổi hàng hóa xuất khẩu qua cảng Hải Phòng. b). Đường bộ Trên địa bàn tỉnh có khoảng 649 km đường bộ do trung ương và tỉnh quản lý. Các tuyến quốc lộ 5, 18, 183, 37 đã được xây dựng và nâng cấp hoàn chỉnh, khả năng thông xe tốt, thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa trong, ngoài tỉnh (trừ quốc lộ 39). Toàn tỉnh có 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 258km, trong đó hầu hết đã được rải nhựa. Đường huyện lộ có 27 tuyến với tổng chiều dài 352km và đã rải nhựa khoảng 75%. Hệ thống đường đến các trung tâm xã cũng như đường nông thôn đã được chú ý đầu tư nâng cấp, tuy vậy so với các tỉnh đồng bằng thì tỷ lệ này chưa cao. Trong tổng số 263 trung tâm phường, xã từ 252 các trung tâm có đường vào, tình trạng đường cấp phối trở lên, còn lại 11 xã vẫn ở tình trạng đường đất. c). Đường thủy Hải Dương có nhiều sông, 10 tuyến sông do trung ương quản lý dài gần 300 km, 6 tuyến sông địa phương quản lý dài gần 140 km. Các hoạt động khai thác trên hệ thống sông chỉ mới hình thành theo phương thức tự nhiên, nhiều bến bãi, tàu thuyền chưa được cải tạo, phương tiện chỉ dẫn chưa được hiện đại hóa và luồng lạch chưa được nạo vét thường xuyên nên hạ chế khả năng lưu thông. Hiện nay mới chỉ đảm bảo cho các phương tiện loại 30 tấn hoạt động. Trên địa phận Hải Dương có 10 bến xếp dỡ hàng hóa dọc theo các sông, trong đó cảng lớn nhất là cảng Cấu Câu có công suất 220 nghìn tấn /năm. 4.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác a).Hệ thống cấp điện: Hải Dương có điều kiện thuận lợi về nguồn cấp điện hệ thống trạm và trên địa bàn của tỉnh có nguồn cấp điện từ nhà máy Phả Lại với công suất 1000 KW. Điện thương phẩm cung cấp cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt trong các năm qua không ngừng tăng lên. Phụ tải công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tiêu thụ điện. Tốc độ tăng điện thương phảm thời kỳ 2001- 2007 khoảng 15 - 16%, trong đó phụ tải công nghiệp tăng 22 – 23% và điện phục vụ chiếu sáng sinh hoạt tăng 15 - 16% bình quân điện năng tiêu thụ 27 kwh /người năm. b). Bưu chính viễn thông: Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển của ngành Bưu chính viễn thông cả nước, mạng lưới thông tin liên lạc ở Hải Dương đã tỏa rộng tới các thông xóm trong tỉnh tạo thuận lợi cho khách du lịch về nhu cầu thông tin liên lạc. Việc phủ sóng điện thoại di động đến hầu hết các khu vực trong tỉnh góp phần phục vụ khách du lịch tốt hơn, thuận lợi hơn. Ngoài ra các loại hình dịch vụ như: Điện hoa, chuyển tiền nhanh, giải đáp thông tin cho khách, dịch vụ Internet... tạo thuận lợi cho khách du lịch khai thác, sử dụng trong thời gian tham quan, lưu trú trên địa bàn tỉnh. Nói chung mạng lưới bưu chính viễn thông ở Hải Dương hiện nay có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời góp phần tạo ra kết cấu hạ tầng thuận lợi cho phát triển du lịch. c).Cấp nước, thoát nước thải và vệ sinh môi trường Vấn đề cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị cũng trở nên bức xúc ở hầu hết các đô thị trong tỉnh, chủ yếu là mạng nước chảy chung. ở thành phố Hải Dương hệ thống điều hòa nước kém tác dụng do cốt đáy bị nâng lên. Cống dẫn nước ngầm và một trạm bơm tiêu nước với công suất nhỏ (18.000 m3/h) không đảm bảo. Hiện nay tỉnh có kế hoạch tăng cường công tác thoát nước và vệ sinh môi trường nhất là khu đô thị mới. Do nhu cầu phát triển kinh tế khai thác nguồn tài nguyên gây ra những biến đổi tác động cả mặt tích cực và tiêu cực. Cũng phải kể đến việc thành lập một số nhà máy công nghiệp, khói bụi thải ra môi trường là nguyên nhân chủ yếu. Tại các khu vực du lịch trọng điểm và làng nghề môi trường cũng bị tác động lớn nhất là vấn đề chất thải, ý thức bảo vệ môi trường của khách, sản phẩm phụ như rác thải, hóa chất trong các làng nghề... đang là những vấn đề cấp bách cần có biện pháp giải quyết. 5. Những thuận lợi và khó khăn 5.1. Thuận lợi a. Về vị trí địa lý - Hải Dương là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có cả vùng đất, vùng trời của miền nhiệt đới, có nhiều tài nguyên du lịch sinh thái của vùng đồng bằng - cái nôi của nền văn minh lúa nước với cảnh quan hệ sinh thái độc đáo, có nhiều lễ hội làng nghề đặc sắc. Mặt khác, Hải Dương nằm trong trung tâm công nghiệp và du lịch lớn ở miền Bắc, nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế vùng Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ, đường sống, đường biển nối liền với hệ thống giao thông quốc gia, có ưu thế hội nhập vào nền kinh tế quốc gia, khu vực và quốc tế. Hải Dương khá thuận lợi về giao thông. Đặc biệt còn một vùng sinh thái phía Bắc (Chí Linh, vùng núi An Phu, Kinh Môn) nổi tiếng là khu danh lam thắng cảnh Côn Sơn - Kiếp Bạc, động Thanh Hư, núi An Phụ, dãy núi đá vôi Dương Nham và động Kính Chủ đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp khi khai thác du lịch - Hải Dương nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), các tỉnh này đều có những điểm du lịch hấp dẫn hàng năm thu hút một lượng khách lớn trong và ngoài nước, sự giao lưu giữa 3 địa danh này tạo cho nhà nước hoạt động du lịch sôi động trong suốt cả năm và đều có sự lưu thông qua Hải Dương, hệ thống kết cấu hạ tầng đang được cải thiện, nâng cấp đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy tạo điều kiện thuận lợi cho Hải Dương trong kết cấu liên kết với các tỉnh trong vùng du lịch Bắc Bộ và với cả nước. Theo thống kê cứ 10 khách du lịch đến Hà Nội thì 7 người yêu cầu đến Quảng Ninh, hoặc từ sân bay Nội Bài đi thẳng đến Quảng Ninh. Đó là một lợi thế khiến cho việc tổ chức tuyến điểm dừng chân tại Chí Linh, Hải Dương, ở đây cần tổ chức khâu dịch vụ, bán hàng lưu niệm, sản phẩm đặc thù của Hải Dương. Về đường sắt sẽ có đường sắt từ Vân Nam qua Chí Linh đến Quảng Ninh, và khách Trung Quốc vốn là thị trường tốt để khai thác du lịch. Chính những yếu tố trên thực chất khẳng định là vùng chuyển tiếp không thể thiếu được giữa vùng biển và vùng đồng bằng. Việc nằm giữa ở đoạn đường Hà Nội - Hải Phòng chính là một yếu tố không thuận lợi cho lưu trú nhưng lại thuận tiện cho việc cung cấp hậu cần đối với khu công nghiệp Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. b. Các di tích lịch sử văn hóa: Có kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây, số lượng nhiều và có quy mô lớn như Côn Sơn - Kiếp Bạc... đặc biệt là các di tích gắn với lễ hội. c. Nguồn tài nguyên du lịch Hải Dương - Phân bố đều trên toàn tỉnh, điều này tạo nhiều thuận lợi cho đầu tư phát triển du lịch, tổ chức các cụm du lịch, các chương trình du lịch. Hải Dương có tiềm năng du lịch khá phong phú và đa dạng nhất là tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch sinh thái. Các nguồn tài nguyên này nếu được đầu tư khai thác đúng mức sẽ góp phần đưa du lịch Hải Dương phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong nguồn tiềm năng phong phú ấy phải kể đến khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng Côn Sơn - Kiếp Bạc, tượng đài Trần Hưng Đạo, động An Phụ - Kình Chủ. - Hải Dương còn là nơi địa linh nhân kiệt, có nền văn hóa lâu đời, có truyền thống hiếu học và là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị của dân tộc nhất là kháng chiến chống Nguyên Mông, Pháp, Mỹ. Từ khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy, UBND tỉnh ngành Du lịch Hải Dương đã có những bước phát triển rõ rệt. Nhận thức về du lịch của các cấp, các ngành trong xã hội được nâng lên, hoạt động kinh doanh du lịch từng bước mở rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật tăng cường, các chỉ tiêu cơ bản về khách du lịch đến Hải Dương tăng trung bình 4,6%/năm, doanh thu du lịch tăng bình quân 18%/năm, đội ngũ cán bộ từng bước cải thiện với lợi thế so sánh trên nên Hải Dương đã tạo được liên kết với các tỉnh trong vùng du lịch Bắc Bộ, cả nước và nối tuyến du lịch mở rộng thị trường. 5.2. Khó khăn - Điều kiện tự nhiên: chịu tác động khí hậu, địa hình núi, những nơi có kiến tạo đột biến về địa chất để tạo nên cảnh quan quan đẹp ít, những yếu tố về lũ lụt cũng gây ảnh hưởng lớn đến điểm du lịch ven sông. - Kết cấu hạ tầng tuy được cải thiện nhưng chưa đủ để đáp ứng một cách đầy đủ yêu cầu phát triển du lịch (yếu về hệ thống xử lý môi trường). - Xuất phát điểm du lịch Hải Dương thấp, mặc dù có tiềm năng nhưng hiệu quả khai thác chưa cao, sản phẩm nghèo nàn, chưa mang tính đặc thù dẫn đến ngày lưu trú của khách không dài mà chỉ là điểm dừng chân. - Trong những năm qua việc đô thị hóa của Hải Dương đã ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan du lịch (vùng Dương Nham, vùng sơn, CN Chí Linh) đến những làng nghề truyền thống... hủy hoại môi trường. Khai thác du lịch còn tự phát, manh mún, chưa chú ý đến lâu dài. II. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG Trong những năm qua thực hiện đổi mới đường lối, Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển du lịch là một trong những chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế. Nhiều mặt hoạt động văn hóa xã hội được quan tâm đáp ứng, đặc biệt là các nhu cầu của cuộc sống. Quan điểm hướng về cội nguồn, tìm lại những nét đẹp văn hóa giàu bản sắc dân tộc đang dần được khơi dậy, các di tích lịch sử, danh thắng, phong tục lễ hội truyền thống được phục hồi. Cùng với xu hướng phát triển du lịch chung của cả nước du lịch Hải Dương đã có những bước phát triển đáng kể thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản về khách du lịch, danh thu du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, nguồn nhân lực du lịch. 1. Khách du lịch. 1.1. Qui mô. Khách du lịch là cơ sở cho sự phát triển ngành du lịch. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhất là trong những năm gần đây nhờ những thành tựu trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế có những bước phát triển khá nhanh, nhiều hoạt động văn hóa được quan tâm đáp ứng nhu cầu mọi mặt trong cuộc sống. Quan điểm hướng về cội nguồn, tìm lại những nét đẹp văn hóa giàu bản sắc dân tộc đang dần được khôi phục. Các di tích lịch sử danh thắng, phong tục lễ hội được phục hồi, làng nghề truyền thống đó là cơ sở để phát triển du lịch. Hàng năm Hải Dương đón một lượng khách tương đối lớn, mà chủ yếu là khách tham quan, khách đi lễ hội, khách đi nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa đình, đền, chùa... khách đến Hải Dương tập trung đông nhất vẫn là vào mùa lễ hội (lễ hội Côn Sơn, hội đền Kiếp Bạc). Qua nghiên cứu có thể thấy tuy số khách du lịch đến Hải Dương đông nhưng số khách đi du lịch thuần túy, lưu trú qua đêm ở Hải Dương theo thống kê vẫn chưa được cao và tỷ lệ giữa khách lưu trú trên tổng lương khách du lịch đến Hải Dương lại giảm xuống. Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh du lịch đến năm 2005 có 871.000 lượt khách du lịch tới tỉnh trong đó có 280.000 khách lưu trú, chiếm 32,15%. Năm 2006, đón 1.100.000 lượt khách trong đó khách lưu trú là 303.000 lượt khách, chiếm 27,55%. Và năm 2007 theo Sở Thương Mại - Du lịch Hải Dương cho biết, hoạt động du lịch của tỉnh đã thu hút khoảng 1.500.000 lượt khách trong đó khách lưu trú là 385.500 lượt khách, chiếm 25,67% và tăng 82.500 lượt khách so với năm 2006, nhưng chủ yếu là khách trong nước. Như vậy, tư năm 2005 đến 2007 lương khách du lịch đến Hải Dương và lượng khách lưu trú đều tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ giữa khách lưu trú trên tổng lượng khách đến lại giảm ( từ 32,5% xuống 25,67%), đều này chứng toả lượng khách lưu trú đã tăng chậm hơn so với tổng lương khách du lịch rất nhiều. Bảng thể hiện lượng khách đến Hải Dương năm 2005 - 2007 Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng Lượng khách du lịch ( Đv: lượt) 871.000 1.100.000 1.500.000 Lượng khách lưu trú (Đv: lượt) 280.000 303.000 385.000 Tỷ lệ lượng khách lưu trú/ tổng lượng khách du lịch (%) 32,1 27,55 25,67 Nguồn: Sở Thương Mại - Du lịch Hải Dương Từ những số liệu trên có thể khẳng định năm 2007, du lịch Hải Dương đã có bước phát triển lớn số lượng khách tới Hải Dương đã tăng lên. Tuy nhiên, năm 2007 khách tới Hải Dương là 1.500.000 lượt khách, con số nay vẫn chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng mà Hải Dương đang có. Đặc biệt khách du lịch tới Hải Dương còn thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Năm 2007 khách du lịch tới Hải Dương là 1.500.000 lượt khách, trong khi đó năm 2007 Hà Nội đón 6.700.000 lượt khách, Hải Phòng đón 3.620.000 lượt khách và Quảng Ninh đón 3.600.000 lượt khách lớn hơn rất nhiều so với Hải Dương. Điều này là do sản phẩm du lịch Hải Dương vẫn chưa có sự nổi trội so với Hà nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Mặt khách Hải Dương vẫn đang ở trong giai đoạn khai thác các tiềm năng du lịch, du lịch Hải Dương vẫn đang còn mới mẻ và chưa thực sự có kinh nghiệm trong việc quản lý, khai thác, quảng bá về du lịch…Trong khi đó Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là 3 trung tâm du lịch lớn của miền Bắc nói riêng và của cả nước nói chung. Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, là địa điểm chính thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đầu mối đón khách quốc tế bằng đường hàng không. Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, Di sản thiên nhiên Thế giới, có cửa khẩu biên giới đón khách quốc tế bằng đường biển, đường bộ. Thành phố biển Hải Phòng có khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, cùng với Di sản thiên nhiên Thế giới Hạ Long tạo thành quần thể biển đảo Hạ Long - Cát Bà. 1.2. Cơ cấu. a). Khách du lịch quốc tế. Hải Dương là tỉnh có không nhiều các điểm du lịch nổi tiếng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, vì vậy lượng khách du lịch quốc tế hàng năm đến Hải Dương không nhiều, Năm 2005 tỉnh thu hút được 50.000 lượt khách quốc tế, Năm 2006 khách quốc tế đến tỉnh là 60.000 lượt chiếm 19,8 % trong tổng khách và năm 2007 có trên 82.500 khách quốc tế chiếm 21.4% trong tổng khách, tăng 22.500 khách so với năm 2006. Đối tượng khách chủ yếu là: + Khách khảo sát, thực hiện một số dự án đầu tư tại Hải Dương (thăm dò, khảo sát, đầu tư công nghiệp...). + Khách của các tổ chức phi chính phủ làm từ thiện (hội chữ thập đỏ, chương trình môi trường, nước sạch Phần Lan...). + Nguồn khách là người Hải Dương sinh sống nước ngoài về thăm thân. Nói chung nguồn khách quốc tế tới Hải Dương từ năm 2005 - 2007 còn ít chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng khác du lịch tới Hải Dương. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm du lịch của Hải Dương chưa hấp dẫn khách quốc tế, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu, yếu, ngày lưu trú của khách du lịch cũng thấp, trung bình 1, 6 ngày, vị trí địa lý gần kề Hà Nội cũng là nguyên nhân khiến cho khách du lịch có thời gian lưu trú ngắn vì khách chỉ thường ghé qua Hải Dương rồi về Hà Nội nghỉ. b). Khách du lịch nội địa. Số lượng khách du lịch nội địa lưu trú đã tăng lên: Năm 2005 : 230.000 lượt người Năm 2006 : 243.000 lượt người Năm 2007 : 302.500 lượt người Khách du lịch đến Hải Dương chủ yếu bằng đường bộ từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Ninh... qua đường 5, theo đường 18 tới. Khách du lịch nội địa đến Hải Dương hàng năm tập trung chủ yếu vào mùa lễ hội, vào các tháng giêng, hai và tháng tám. Thành phần, đối tượng khách nội địa chủ yếu là khách đi dự các lễ hội, thăm các di tích lịch sử văn hóa, thăm thân, du lịch sinh thái cảnh quan, đi với mục đích công tác, học sinh, sinh viên dã ngoại... Chính vì mục đích như trên dẫn đến số ngày lưu trú của khách thấp, trung bình 1, 58 ngày. Nguyên nhân khác khiến cho ngày lưu trú thấp là do du lịch của tỉnh chưa được đầu tư tương xứng, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, cơ sở lưu trú thiếu tiện nghi, chưa có nhiều cơ sở vui chơi giải trí. Bảng thể hiện số ngày khách lưu trú tại Hải Dương Năm Số ngày khách quốc tế lưu trú Số ngày khách nội địa lưu trú 2001 1,5 1,8 2002 1,7 1,6 2003 1,5 1,3 2004 1,8 1,6 2005 1,6 1,5 2006 1,7 1,6 2007 1,8 1,7 Nguồn: Sở Thương Mại - Du lịch Hải Dương Một dạng đối tượng khách du lịch không thể không nói đến là khách du lịch dừng chân và tham quan đi, về trong ngày. Không có số liệu thống kê cụ thể nhưng với vị trí nằm giữa tam giác tăng trưởng kinh tế động lực phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với khoảng cách phù hợp cho các điểm dừng chân thì rõ ràng lượng khách này tương đối lớn và đóng góp không nhỏ cho thu nhập du lịch của tỉnh. 2. Thu nhập du lịch. 2.1. Đóng góp của du lịch về mặt kinh tế Theo thống kê của Sở Thương mại - Du lịch Hải Dương giai đoạn 2005 đến năm 2007 thu nhập du lịch của tỉnh đều đạt năm sau cao hơn năm trước và ở mức tăng trưởng cao (trung bình 24,5%/năm). Năm 2005 thu nhập du lịch của ngành đạt 297 tỷ đồng, năm 2006 thu nhập du lịch đạt 360 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2005, năm 2007 theo Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương cho biết Tổng doanh thu về du lịch đạt trên 465 tỷ đồng, tăng 29,2% so với năm 2006. Năm 2007 là năm hoạt động du lịch tỉnh Hải Dương đạt hiệu quả cao nhất từ trước đến nay. Trong thu nhập du lịch thì nguồn thu từ khách nội địa là chủ yếu, do khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng khách du lịch tỉnh. Thu nhập của du lịch Hải Dương như vậy là tương đối khiêm tốn so với các tỉnh bạn và so với tiềm năng du lịch của tỉnh (Năm 2007 doanh thu du lịch của Hải Dương là 465 tỷ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV1029.DOC
Tài liệu liên quan