Sàn giao dịch thứ cấp phi tập trung với cơ chế giao dịch mang tính thoả thuận cao. Các cổ đông của tổ chức phát hành chứng khoán phải đăng ký lưu ký tại các CtyCK thành viên và giao dịch thông qua hệ thống này, các CtyCK được thoả thuận mua bán với các khách hàng, hoặc giữa các khách hàng với nhau. Mô hình thị trường chứng khoán phi tập trung vẫn đảm bảo tính an toàn, minh bạch trong giao dịch cho các nhà đầu tư, mọi giao dịch được thực hiện thông qua tài khoản lưu ký. Người sở hữu chứng khoán đăng ký giao dịch đã lưu ký tại các CtyCK được thực hiện các quyền như quyền giao dịch thông qua hệ thống, quyền chuyển nhượng sở hữu, cầm cố, rút chứng khoán,. Hoạt động của thị trường chứng khoán Hà Nội mở đường cho một thị trường OTC hiện đại trong tương lai- một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu thị trường chứng khoán hoàn chỉnh.
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam chưa niêm yết. Tuy nhiên, vừa qua 1 điều luật mới được thông qua tháng 10/2005 đã cho phép các công ty có cổ phiếu niêm yết chính thức bán tới 49% cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài. Luật mới này nhằm mục đích tăng khả năng tài chính cho thị trường chứng khoán.
1.2. Công ty niêm yết (Nguồn cung chứng khoán)
Có thể nói thị trường chứng khoán Việt Nam 5 năm qua đã đạt được những kết qủa đáng khích lệ. Hoạt động của các công ty niêm yết thời gian qua đều tăng trưởng tốt, phương thức quản trị công ty được cải thiện đáng kể, thực hiện khá tốt chế độ kiểm toán và công bố thông tin.
Hiện tại, các doanh nghiệp CPH là nguồn cung cổ phiếu khả dĩ cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, đại đa số các CtyNY đều có vốn điều lệ trên dưới 20 tỷ đồng, chỉ có một vài công ty có vốn điều lệ tương đối lớn trên 100 tỷ đồng (REE, SAM, Gemadept…). Do quy mô nhỏ và tính đại chúng thấp, giá cổ phiếu của nhiều CtyNY biến động mạnh và trên thực tế, các CtyNY chưa có vai trò đại diện cho nền kinh tế. Cho đến nay, hầu hết các CtyNY đều thực hiện việc phát hành chứng khoán ra công chúng mà không phải tuân thủ luật pháp về chứng khoán và thị trường chứng khoán và chỉ thực hiện đăng ký lại cổ phiếu để niêm yết. Sau khi niêm yết, chỉ có một số CtyNY đã phát hành thêm cổ phiếu mới để huy động thêm vốn và một số công ty phát hành thêm cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ như CtyCP Xuất nhập khẩu Bình Thạnh, CtyCP Giao nhận kho vận ngoại thương, CtyCP Nước Giải khát Sài Gòn, CtyCP Cơ điện lạnh, CtyCP Cáp và vật liệu viễn thông…
Trên thực tế, các CtyNY đa phần là những công ty làm ăn có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm. Có một số công ty như CtyCP Viễn thông VTC có mức tăng trưởng lợi nhuận hàng năm trên 20%, tuy nhiên cũng có một số công ty có mức lợi nhuận sụt giảm hoặc lỗ như CtyCP Bánh kẹo Biên Hoà, CtyCP Nhựa Đà Nẵng, CtyCP Cơ khí Bình Triệu…
Tình hình thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của các CtyNY đến nay có những bước tiến bộ đáng kể. Hầu hết các CtyNY đều xây dựng quy chế công bố thông tin nội bộ, nộp báo cáo định kỳ đúng hạn và đều đặn hơn. Tuy nhiên, do công bố thông tin là một việc mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi doanh nghiệp phải được quản trị, điều hành một cách thật sự hiệu quả, nên nhìn chung công tác này chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Nhiều thông tin bất thường đã không được công bố kịp thời khiến nhà đầu tư thiếu tin tưởng.
Các CtyNY là những công ty đi đầu trong việc thực hiện các nguyên tắc quản trị công ty. Tất cả các CtyNY đều đã đăng ký thực hiện mẫu điều lệ. Tuy nhiên, việc thực hiện đầy đủ mẫu điều lệ đòi hỏi phải có thời gian để các CtyNY cũng như cổ đông của công ty nhận thức và tổ chức thực hiện.
1.3. Công ty chứng khoán
Thời gian qua, khi thị trường chứng khoán được hình thành và đi vào hoạt động, nhiều công ty chứng khoán (CtyCK), đặc biệt là các CtyCK thành lập ngay từ ban đầu, đã từng bước khắc phục khó khăn để tồn tại và phát triển. Các CtyCK ngày càng tăng vốn, mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường tiềm lực tài chính. Sau năm đầu tiên hoạt động kể từ khi khai trương, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của các CtyCK ngày càng đa dạng, đều có lãi.
Biểu 1: Tỷ trọng đầu tư của từng hoạt động trên đầu tư từ hoạt động kinh doanh của các CtyCK
Đơn vị: %
Năm
Môi giới
Tự doanh
Bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành
Quản lý danh mục đầu tư
Tư vấn đầu tư
Thu khác
2001
26,8
24
1,6
0,4
4,6
44,04
2002
34
30
15
0,7
4,2
16,1
2003
4,9
22,5
28,1
3,8
5,4
35,3
2004
7,4
61
7
1,1
4,9
18,6
2005
9,2
59
7,5
1
5
18,3
Nguồn: UBCKNN
Ngày đầu khai trương thị trường, chỉ có 6 CtyCK là thành viên của TTGDCK Tp.HCM, thì đến nay đã có 14 công ty chứng khoán (Biểu 3), hoạt động đều ở các loại hình kinh doanh chứng khoán.
Biểu 2: Các công ty chứng khoán
Top of Form 1
STT
Tờn cụng ty
Website
Vốn điều lệ (VND)
1
Cụng ty Cổ phần Chứng khoỏn Bảo Việt
www.bvsc.com.vn
43.000.000.000
2
Cụng ty TNHH Chứng khoỏn Ngõn hàng Đầu tư và Phỏt triển Việt Nam
www.bsc.com.vn
100.000.000.000
3
Cụng ty Cổ phần Chứng khoỏn Sài gũn
www.ssi.com.vn
52.000.000.000
4
Cụng ty Cổ phần Chứng khoỏn Đệ Nhất
www.fsc.com.vn
43.000.000.000
5
Cụng ty TNHH Chứng khoỏn Thăng Long
http:///
43.000.000.000
6
Cụng ty TNHH Chứng khoỏn Ngõn hàng Á Chõu
http:///
100.000.000.000
7
Cụng ty TNHH Chứng khoỏn Ngõn hàng Cụng thương Việt Nam
http:///
105.000.000.000
8
Cụng ty TNHH Chứng khoỏn Ngõn hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn Việt Nam
http:///
100.000.000.000
9
Cụng ty TNHH Chứng khoỏn Ngõn hàng Ngoại thương Việt Nam
www.vcbs.com.vn
60.000.000.000
10
Cụng ty Cổ phần Chứng khoỏn Mờ Kụng
www.mekongsecurities.com.vn
22.000.000.000
11
Cụng ty Cổ phần Chứng khoỏn Thành phố Hồ Chớ Minh
www.hsc.com.vn
50.000.000.000
12
Cụng ty TNHH Chứng khoỏn Ngõn hàng Đụng Á
www.DongASecurities.com.vn
50.000.000.000
13
Cụng ty cổ phần chứng khoỏn Hải Phũng
http:///
21.750.000.000
14
Cụng ty TNHH Chứng khoỏn Ngõn hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội
http:///
20.000.000.000
- Về nghiệp vụ môi giới: Các công ty đã đã tổ chức huấn luyện cán bộ, đầu tư khá tốt cơ sở vật chất cho hoạt động môi giới như xây dựng hệ thống sàn giao dịch rộng rãi với đầy đủ các thiết bị công bố thông tin như bảng giao dịch điện tử, bảng công bố thông tin, xây dựng website để giúp người đầu tư tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi, xây dựng và phát triển hệ thống các phần mềm, tổ chức tốt mạng lưới nhận và chuyển lệnh mua bán của các nhà đầu tư cũng như tổ chức tiếp nhận, lưu ký chứng khoán, phục vụ kịp thời nhu cầu của các nhà đầu tư.
Ngoài ra, các CtyCK còn cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư miễn phí cho người đầu tư, đa dạng các hình thức nhận lệnh giao dịch (qua điện thoại, fax) áp dụng chính sách thu phí linh hoạt theo hướng khuyến khích giao dịch, kết hợp với các NHTM cung cấp thêm một số dịch vụ tại các công ty chứng khoán và gía trị giao dịch chứng khoán trong thời gian qua đã không ngừng tăng.
Biểu 3: số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán qua các năm:
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
5/2005
Số lượng tài khoản
3.000
8.780
13.600
16.490
21.600
23.000
Nguồn: UBCKNN
- Về nghiệp vụ tự doanh: hiện có 12/13 CtyCK đã được cấp phép nghiệp vụ này. Giá trị tự doanh của các công ty khá lớn, đặc biệt là các công ty trực thuộc các NHTM. Giai đoạn đầu, các CtyCK tập trung và hoạt động kinh doanh các cổ phiếu chuẩn bị niêm yết, 2 năm gần đây tập trung vào kinh doanh trái phiếu và một phần cổ phiếu chưa niêm yết. Hoạt động này góp phần làm tăng sức cầu cho thị trường và làm cho thị trường chứng khoán sôi động hơn.
- Về nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: hiện có 11/13 công ty được cấp phép thực hiện nghiệp vụ này, nhưng mới chỉ một số công ty triển khai trên thực tế. Một số công ty đã tập trung đầu tư khá nhiều vào nghiệp vụ này qua việc đầu tư vào việc đào tạo, tuyển dụng con người, xây dựng quy trình đầu tư, quy trình nghiệp vụ, thiết kế nhiều sản phẩm đa dạng cho người đầu tư lựa chọn, đăng ký bảo hộ sản phẩm dịch vụ của mình. Do đó thể hiện các CtyCK đã có những bước đi ban đầu nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ cho người đầu tư.
- Về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành: hiện có 9/14 công ty được cấp phép nghiệp vụ này và đã được 8/9 công ty triển khai trên thực tế. Loại chứng khoán được các CtyCK bảo lãnh đến nay chủ yếu là trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
- Về nghiệp vụ tư vấn tài chính: Tất cả công ty niêm yết (CtyNY) hiện nay đều được các CtyCK tư vấn niêm yết. Các CtyCK đã thực hiện tư vấn tái cấu trúc công ty, chuẩn bị hồ sơ xin niêm yết và trợ giúp cho công ty trong các giao dịch cổ phiếu quỹ, bước đầu các CtyCK đã làm cho các CtyNY hiểu được lợi ích của việc niêm yết cổ phiếu trên TTGDCK, hiểu được nghĩa vụ về công bố thông tin sau niêm yết.
- Về nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán và các dịch vụ tài chính khác: các CtyCK phát huy vai trò trung gian, là chiếc cầu nối các nhà đầu tư với thị trường chứng khoán, giúp cho công chúng đầu tư cũng như các doanh nghiệp quan tâm tới thị trường và đến với các CtyCK. Hiện nay tất cả các CtyCK đều thực hiện tư vấn miến phí cho các nhà đầu tư quan tâm, dưới các hình thức tổ chức các buổi phân tích tình hình thị trường, phân tích cho từng khách hàng khi khách hàng có nhu cầu tham vấn ý kiến của nhân viên môi giới, phát hành các bảng tin phân tích định kỳ… Ngoài ra, trong thời gian qua, các CtyCK còn triển khai mạnh dịch vụ tư vấn cổ phần hoá (CPH). Và các dịch vụ phụ trợ khác như quản lý số cổ đông, lưu ký chứng khoán, kết hợp cùng với ngân hàng hỗ trợ tiền cho người đầu tư mua chứng khoán.
1.4. Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Sau hơn 5 năm hoạt động, có thể nói, thị trường chứng khoán Việt Nam duy trì hoạt động được liên tục, an toàn và hiệu quả. Từ phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 đến ngày 30/6/2005, TTGDCK Tp.HCM đã thực hiện được 1071 phiên giao dịch thành công, và cho đến thời điểm này, thực hiện được hơn 1200 phiên giao dịch diễn ra suôn sẻ.
Năm 2000, thị trường chỉ có 2 loại cổ phiếu, 4 loại CtyCK thành viên, 1 tổ chức lưu ký chứng khoán nước ngoài. Trên TTGDCK Tp.HCM, cho đến cuối tháng 1/2006, có 34 loại cổ phiếu và hơn 100 trái phiếu Chính phủ niêm yết với tổng gía trị thị trường trên 2,4 tỷ USD. Riêng trong năm 2005, tổng gía trị giao dịch trên TTGDCK Tp.HCM đạt 40.000 tỷ (khoảng 2,5 tỷ USD). Số lượng nhà đầu tư tăng mạnh với 10.000 tài khoản giao dịch mới được mở, tăng 44,9% so với 2004. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, chỉ số VN Index dừng ở mức 307,5 điểm, tăng 86,21 điểm.
TTGDCK Tp.HCM cũng là nơi tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ và trái phiếu cho chính quyền địa phương trong suốt 5 năm qua. Ngoài các thành viên đấu thầu trái phiếu là các CtyCK, các thành viên lưu ký, còn có 1 số tổ chức tài chính và phi tài chính đã tham gia mạnh mẽ, nhất là các Ngân hàng lớn, các định chế tìa chính lớn, các Cty bảo hiểm lớn trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, TTGDCK Tp.HCM còn là nơi tổ chức các phiên đấu giá bán cổ phần cho các doanh nghiệp nhà nước CPH, cho các CtyCP muốn bán bớt cổ phần mà Nhà nước nắm giữ ra công chúng.
Trong những năm qua, Cty quản lý thị trường (Cty QLTT) tiếp tục được trung tâm cải thiện,đảm bảo khả năng vận hành và quản lý thị trường một cách hiệu quả. Các hoạt động nghiệp vụ lưu ký chứng khoán luôn được thông suốt và an toàn, đảm bảo việc thực hiện quyền của cổ đông, đảm bảo việc trả lãi trái phiếu khi đến hạn, bảo đảm thanh toán giao dịch cổ phiếu, trái phiếu đúng tiến độ, đúng thời gian. Đối với hoạt động giám sát giao dịch, ngoài việc nâng cao vai trò các hoạt động theo dõi và giám sát thị trường, trung tâm đã phối hopự với một số công ty tin học phát triển phần mềm hỗ trợ việc theo dõi và giám sát triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chuyên môn.
1.5. Trung tâm giao dịch chứng khoán thứ cấp Hà Nội
Sàn giao dịch thứ cấp của TTGDCK Hà Nội được khai trương ngày 14/7/2005, trong ngày khai trương, 6 cổ phiếu đầu tiên đăng ký giao dịch là cổ phiếu của CtyCP Hacinco, cổ phiếu CtyCP thuỷ điện Vỹnh Sơn- Sông Hinh, cổ phiếu CtyCP Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng, cổ phiếu CtyCP giấy Hải Âu, cổ phiếu CtyCP Thăng Long và cổ phiếu công ty Điện lực Khách Hoà. Tổng gía trị cổ phiếu được chấp nhận giao dịch đạt gần 1.420 tỷ đồng tính theo gía trị mệnh giá. Ngoài ra còn có 4 loại trái phiếu Chính phủ co Quỹ hỗ trợ phát triển phát hành có gía trị 55 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2005, sàn giao dịch thứ cấp tại TTGDCK Hà Nội đã có 9 loại cổ phiếu và 6 loại trái phiếu với 72 phiên giao dịch an toàn. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 21.532.213 chứng khoán với tổng gía trị giao dịch đạt 346,66 tỷ đồng. Chỉ số HASTC-Index dao động xung quanh mức 100 điểm. Năm 2005 cũng đã có 27 tổ chức đăng ký và được chấp thuận làm thành viên đấu thầu của TTGDCK Hà Nội. Thông qua các đợt đấu thầu, TTGDCK Hà Nội đã phát hành được 205 tỷ đồng trái phiếu và chủ trì thành công 28 phiên đấu giá cổ phần.
Sàn giao dịch thứ cấp phi tập trung với cơ chế giao dịch mang tính thoả thuận cao. Các cổ đông của tổ chức phát hành chứng khoán phải đăng ký lưu ký tại các CtyCK thành viên và giao dịch thông qua hệ thống này, các CtyCK được thoả thuận mua bán với các khách hàng, hoặc giữa các khách hàng với nhau. Mô hình thị trường chứng khoán phi tập trung vẫn đảm bảo tính an toàn, minh bạch trong giao dịch cho các nhà đầu tư, mọi giao dịch được thực hiện thông qua tài khoản lưu ký. Người sở hữu chứng khoán đăng ký giao dịch đã lưu ký tại các CtyCK được thực hiện các quyền như quyền giao dịch thông qua hệ thống, quyền chuyển nhượng sở hữu, cầm cố, rút chứng khoán,... Hoạt động của thị trường chứng khoán Hà Nội mở đường cho một thị trường OTC hiện đại trong tương lai- một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu thị trường chứng khoán hoàn chỉnh.
Khi tham gia đăng ký giao dịch trên thị trường, gía trị doanh nghiệp được phản ánh chính xác và đầy đủ hơn qua cung cầu chứng khoán, điều này giúp doanh nghiệp tự đánh giá được tiềm lực thực tế của mình, từ đó đề ra được các chính sách kinh doanh chính xác hơn. Ngoài ra, việc lưu ký chứng khoán tập trung sẽ giảm gánh nặng quản lý cổ đông cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng dễ dàng hơn trong việc chuyển giao quyền sở hữu qua các phiên giao dịch.
2. Thực trạng phát triển hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1. Cổ phiếu
Thời điểm tháng 7/2000, khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) Tp. Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động, thị trường mới chỉ có 4 loại cổ phiếu, 2 loại trái phiếu chính phủ. Tính đến thời điểm giữa tháng 2/2006, trên thị trường đã có 35 loại cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch của TTGDCK Tp.Hồ Chí Minh (Biểu 4), cùng với 9 loại cổ phiếu trên sàn giao dịch thứ cấp TTGDCK Hà Nội. Tính đến đầu tháng 1/2006, gía trị cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán chiếm khoảng 0,8% GDP.
Biểu 4: Các loại cổ phiếu và công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
STT
CP
Tờn cụng ty
Website
Vốn điều lệ
(đồng)
1
AGF
Cụng ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang
www.agifish.com
43.880.340.000
2
BBC
Cụng ty Cổ phần Bỏnh kẹo Biờn Hoà
www.bibica.com
56.000.000.000
3
BBT
Cụng ty Cổ phần Bụng Bạch Tuyết
www.bachtuyet.com.vn
68.400.000.000
4
BPC
Cụng ty Cổ phần Bao bỡ Bỉm Sơn
http:///
38.000.000.000
5
BT6
Cụng ty Cổ phần Bờ tụng 620 - Chõu Thới
concrete620.com
69.300.000.000
6
BTC
Cụng ty Cổ phần Cơ khớ và Xõy dựng Bỡnh Triệu
http:///
13.512.858.342
7
CAN
Cụng ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long
www.halong-canfood.com.vn
35.000.000.000
8
DHA
Cụng ty Cổ phần Hoỏ An
http:///
35.000.000.000
9
DPC
Cụng ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
http:///
15.872.800.000
10
GIL
Cụng ty Cổ phần Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Bỡnh Thạnh
www.GILIMEX.com
25.500.000.000
11
GMD
Cụng ty Cổ phần Đại lý Liờn hiệp Vận chuyển
http:///
200.000.000.000
12
HAP
Cụng ty Cổ phần Giấy Hải Phũng
http:///
32.502.510.000
13
HAS
Cụng ty Cổ phần Xõy lắp Bưu điện Hà Nội
http:///
12.000.000.000
14
KHA
Cụng ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khỏnh Hội
http:///
20.900.000.000
15
LAF
Cụng ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An
http:///
38.196.800.000
Bottom of Form 1
16
PMS
Cụng ty Cổ phần Cơ khớ Xăng dầu
www.cokhixangdau.com
32.000.000.000
17
REE
Cụng ty Cổ phần Cơ điện lạnh
www.reecorp.com
232.155.240.000
18
SAM
Cụng ty Cổ phần Cỏp và Vật liệu viễn thụng
http:///
180.000.000.000
19
SAV
Cụng ty Cổ phần Hợp tỏc kinh tế và Xuất nhập khẩu SAVIMEX
http:///
45.000.000.000
20
SGH
Cụng ty Cổ phần Khỏch sạn Sài Gũn
http:///
17.663.000.000
21
TMS
Cụng ty Cổ phần Kho vận Giao nhận Ngoại thương
–saigon.com
42.900.000.000
22
TRI
Cụng ty Cổ phần nước Giải khỏt Sài Gũn
http:///
45.483.600.000
23
SFC
Cụng ty cổ phần Nhiờn liệu Sài Gũn
www.satra.hochiminhcity.gov.vn
17.000.000.000
24
NKD
Cụng ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đụ Miền Bắc
http:///
50.000.000.000
25
TS4
Cụng ty Cổ phần Thuỷ sản Số 4
http:///
15.000.000.000
26
VTC
Cụng ty Cổ phần Viễn thụng VTC
http:///
17.977.400.000
27
MHC
Cụng ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội
www.marinahanoi.com
120.000.000.000
28
KDC
Cụng ty Cổ phần Kinh Đụ
www.kinhdofood.com
250.000.000.000
29
NHC
Cụng ty Cổ phần Gạch Ngúi Nhị Hiệp
http:///
13.360.610.000
30
SSC
Cụng ty cổ phần Giống cõy trồng Miền Nam
http:///
60.000.000.000
Bottom of Form 1
31
PNC
Cụng ty Cổ phần Văn hoỏ Phương Nam
www.phuongnamvh.com
20.000.000.000
32
TNA
Cụng ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thương mại Thiờn Nam
http:///
13.000.000.000
33
HTV
Cụng ty Cổ phần Vận tải Hà Tiờn
http:///
48.000.000.000
34
VNM
Cụng ty Cổ phần Sữa Việt Nam
www.vinamilk.com.vn
1.590.000.000.000
35
TYA
Cụng ty Cổ phần Dõy và Cỏp điện Taya Việt Nam
http:///
182.676.270.000
Nguồn: UBCKNN
Về chất lượng hàng hoá, chứng khoán chỉ đáng tin cậy khi các tổ chức phát hành ra chúng là các doanh nghiệp có chất lượng. Khái niệm “chất lượng” bao hàm các yếu tố như: doanh nghiệp làm ăn đứng đắn, có uy tín, thành tích kinh doanh tốt, hiệu quả kinh tế cao, có triển vọng phát triển với quy mô lớn, trong đó bao gồm các yếu tổ quản lý và quản trị tiên tiến, tiềm năng cạnh tranh tốt; ngoài ra không thể thiếu được yếu tố công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi công bằng cho các cổ đông cũng như quyền lợi của các bên liên quan tới doanh nghiệp. Để có được các yếu tố này, đòi hỏi bản thân doanh nghiệp không những phải có trình độ “ quản trị kinh doanh” tốt, mà còn phải có cơ chế “quản trị doanh nghiệp” tốt. Thông thường, các doanh nghiệp muốn phát hành và lưu hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán phải là những doanh nghiệp hội đủ các yếu tố “chất lượng” nói trên. Còn khi quy mô của các công ty niêm yết nhỏ và chất lượng không cao, thì khó mà lôi kéo được đông đảo người đầu tư tham gia, thị trường sẽ thiếu tính thanh khoản và giá cả dễ bị thao túng.
Các công ty phát hành cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các DNNN cổ phần hoá, mới chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Quy mô vốn của hầu hết các DNNN cổ phần hoá còn nhỏ, khoảng 80% là dưới 10 tỷ đồng. Các công ty sau khi cổ phần hoá nhìn chung là kinh doanh có lãi, tuy nhiên, trong quản trị, điều hành ít có những thay đổi về chất vì phần lớn vẫn giữ nguyên bộ máy quản lý cũ. Các công ty cổ phần được thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp từ năm 2000 có quy mô vốn rất nhỏ, trung bình gần 3 tỷ đồng. Đây chủ yếu là các doanh nghiệp còn non trẻ, đang bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và đang cố gắng để có vị trí trên thương trường, tuy cũng có một số công ty đã có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh được đông đảo người đầu tư biết đến. Tuy nhiên, phần lớn các công ty nói trên vẫn đứng ngoài thị trường chứng khoán có tổ chức và không phải công khai hoá tình hình tài chính cũng như việc phân phối lợi nhuận. Trong điều kiện đó, các cổ đông lớn hoặc người quản lý công ty dễ thao túng hoạt động kinh doanh cũng như việc phân chia lợi nhuận của công ty, làm thất thoát hoặc chiếm đoạt lợi ích của công ty.
Hiện nay trên thị trường, cổ phiếu của những công ty có khả năng sinh lời cao và thanh khoản tốt trên sàn hiện nay như REE, Sacom, Gemadept, Transimex, Savimex, Giống cây trồng miền Nam, Đá Hoá An… có mức giá khá cao, việc đầu tư vào những cổ phiếu này mang lại một mức lợi nhuận về lâu dài cho các nhà đầu tư thấp hơn so với đầu tư vào các cổ phiếu chưa niêm yết (OTC), đặc biệt là cổ phiếu ngân hàng. Đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng có nhiều lợi thế do các ngân hàng đang trong thời kỳ kinh doanh tốt, cổ tức cao (ít nhất 14- 15%/năm), người sở hữu được mua thêm cổ phiếu phát hành mới với giá bằng mệnh giá, chuyển nhượng dễ dàng trên thị trường tự do. Đầu tư vào cổ phiếu OTC cũng thu hút các nhà đầu tư hơn do sự tham gia của một số lượng lớn các doanh nghiệp CPH hoặc bán bớt cổ phần Nhà nước, trong số này có một số doanh nghiệp chuẩn bị lên sàn thời gian tới.
19/1/2006, Vinamilk trở thành doanh nghiệp thứ 34 niêm yết cổ phiếu trên TTGDCK Tp.HCM. Với giá khởi điểm là 2,56 USD, cổ phiếu Vinamilk nhanh chóng tăng lên 3,34 USD vào cuối phiên giao dịch ngày hôm ấy. Lần xuất hiện này đã tạo cho cổ phiếu của Vinamilk gía trị khoảng 531 triệu USD, cao hơn gía trị cổ phiếu của tất cả các công ty khác niêm yết trên thị trường cộng lại. Sự hiện diện của Vinamilk trên thị trường chứng khoán là một sự kiện đặc biệt quan trọng. Khi mới ra đời cách đây 5 năm rưỡi, thị trường chứng khoán Việt Nam hầu như không có gì nổi bật, tổng gía trị cổ phiếu giao dịch ngày đầu tiên (tháng 7/2000) chỉ đạt 37.000 USD và trong thời gian qua không có bước tiến dài nào nổi bật lên. Năm 2005, tổng gía trị cổ phiếu giao dịch thường nhật trên thị trường ở khoảng 700.000 USD, thêm vào đó, giao dịch cổ phiếu của các công ty không niêm yết trên thị trường lại có gía trị cao gấp vài lần so với gía trị cổ phiếu được giao dịch chính thức trên thị trường mỗi ngày. Thị trường cổ phiếu Việt Nam đang rất cần những công ty với sức mạnh như Vinamilk để tạo thêm xung lực , tạo sự hưng phấn cho thị trường. Cho đến cuối năm 2006, đối với nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội với Vinamilk, vẫn còn nhiều công ty khác sắp có cổ phiếu niêm yết khác. Theo tính toán của các chuyên gia, Ngân hàng thương mại Cổ phần á châu (ACB) và Sacombank có thể góp tăng thêm 600 triệu USD vào thị trường này khi họ niêm yết vào cuối năm, các ứng viên tiềm năng khác là nhà cung cấp điện thoại di động Vinaphone và ngân hàng Vietcombank tại Hà Nội. Dự báo quy mô thị trường có thể đạt mức 3 tỉ USD vào cuối năm 2006.
Giữa tháng 2/2006, cổ phiếu thứ 35 và là cổ phiếu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên được niêm yết trên sàn giao dịch của TTGDCK Tp.HCM. Cổ phiếu TYA của Công ty cổ phần dây và cáp điện Taya Việt Nam (Taya) trong phiên giao dịch đầu tiên khớp lệnh với mức giá 34.000đ/cp với 68.200 cổ phiếu. Việc niêm yết của Taya sẽ kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân lớn, các doanh nghiệp FDI khác tham gia niêm yết. Khi các doanh nghiệp FDI bắt đầu niêm yết sẽ làm cho thị trường huy động vốn qua sàn giao dịch của Việt Nam ngày càng sôi động hơn, góp phần làm gia tăng khối lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Hiện nay đã có 10 doanh nghiệp FDI làm thủ tục chuyển đổi để chuẩn bị cho việc niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, tiêu biểu là các doanh nghiệp như Interfood, Tungkwang, Taicera… đang gấp rút tiến hành kiểm toán và tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
Hoạt động bán đấu giá cổ phần mới bắt đầu khởi động từ tháng 2/2005, tính đến hết ngày 15/12/2005, TTGDCK đã thực hiện bán đấu giá cho 31 doanh nghiệp, tổng gía trị cổ phần bán được trong thời gian qua đạt xấp xỉ 1.091 tỷ đồng. Tính đến thời đầu tháng 1/2006, toàn thị trường có hơn 28.300 tài khoản, trong đó có trên 362 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một bước đột phá lớn trong việc khuyến khích sự tham gia của người đầu tư nước ngoài và thị trường chứng khoán Việt Nam. Khối này gần như đã nắm giữ cổ phần của hầu hết mọi cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường với tỷ lệ nắm giữ thấp nhất là 0,36% (BPC) và cao nhất là 44,56% (BT6).
2.2. Trái phiếu
a. Trái phiếu Chính phủ
Ta biết rằng, trái phiếu Chính phủ được phát hành đồng thời cả bằng đồng nội tệ và ngoại tệ với nhiều kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn. Trái phiếu Chính phủ được bán buôn hay bán lẻ đều là một công cụ nợ có độ tin cậy cao nhất, do Chính phủ bảo lãnh. Trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho các công trình giao thông, thuỷ lợi hiện nay có nhiều ưu điểm và lợi thế so với các loại trái phiếu công trình và công trái xây dựng Tổ quốc đã phát hành trước đây.
Biểu 6: Hoạt động giao dịch TPCP trên TTGDCK Tp.HCM
Năm
Giao dịch khớp lệnh
Giao dịch thoả thuận
Giá trị niêm yết
(1000 đ)
Khối lượng
(trái phiếu)
Giá trị
(1000 đ)
Khối lượng
(trái phiếu)
Giá trị
(1000 đ)
2000
390
39.206
-
-
1.100.000.000
2001
3.040
306.022
559.000
57.842.300
1.631.633.000
2002
4.730
449.082
1.205.820
113.536.618
1.382.000.000
2003
8.720
873.990
24.730.820
2.463.312.051
7.256.000.000
2004
16.050
1.700.933
74.192.460
7.389.936.153
20.987.654.000
2005
28.936
2.755.512
123.654.100
12.316.560.250
34.000.000.000
Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM
- Trái phiếu Chính phủ được phát hành đồng thời cả bằng nội tệ và ngoại tệ nhằm mở rộng phạm vi thu hút các nguồn nội lực, kể cả kiều hối và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế đang tạm thời gửi ở nước ngoài với lãi suất rất thấp và không ổn định.
- Về kỳ hạn trái phiếu, gồm hai loại chủ yếu là 5 năm và 10 năm; đồng thời, Chính phủ cho phép Bộ Tài chính lựa chọn các loại kỳ hạn ngắn hơn và dài hơn để bảo đảm huy động thuận lợi, phù hợp tình hình của thị trường vốn.
- Về lãi suất trái phiếu, phải tôn trọng quy luật khách quan của thị trường, theo đó, các loại trái phiếu phát hành dưới hình thức đấu thầu hoặc bảo lãnh, lãi suất trái phi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32687.doc