Chuyên đề Giải pháp phát triển hệ thống lưới điện đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG MỘT: SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN ĐẾN CÁC XÃ NGHÈO TỈNH CAO BẰNG 3

1.Vai trò của năng lượng điện đối với phát triển kinh tế. 3

1.1.Điện là cơ sở kỹ thuật của ngành công nghiệp 4

1.2.Điện lực là điều kiện kỹ thuật quan trọng không thể thiếu được trong phát triển nông nghiệp. 5

2.Hệ thống lưới điện. 6

2.1.Định nghĩa và phân loại. 6

2.2.Nhân tố ảnh hưởng 7

2.2.1.Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hệ thống lưới điện. 7

2.2.2.Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và bảo dưỡng hệ thống lưới điện. 9

2.3.Đặc điểm của hệ thống lưới điện. 11

2.3.1.Thống nhất trên phạm vi quốc gia. 11

2.3.2.Hệ thống lưới điện được sắp xếp bố trí trên cơ sở khoa học. 12

2.3.3.Quy mô và tốc độ phát triển hệ thống lưới điện phụ thuộc vào lượng vốn huy động. 13

3. Sự cần thiết phát triển mạng lưới điện đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng. 14

3.1. Giới thiếu tổng quan chung về tỉnh Cao Bằng. 14

3.2.Sự cần thiết phải phát triển hệ thống lưới điện đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng. 16

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN Ở CÁC XÃ NGHÈO TỈNH CAO BẰNG 21

1. Đánh giá chung về mạng lưới điện của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn trước đây. 21

2.Thực trạng hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng hiện nay. 24

2.1.Thực trạng hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng. 24

2.1.1.Hệ thống đường dây điện 24

2.1.1.1.Lưới điện cao áp 24

2.1.1.2.Lưới điện trung áp 25

2.1.1.3.Lưới điện hạ áp. 26

2.1.2.Chất lượng và hiệu suất của hệ thống lưới điện 28

2.1.3.Tình hình sử dụng điện tại các xã nghèo tỉnh Cao Bằng. 31

2.2.Đánh giá thực trạng hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng 33

2.2.1.Đánh giá chung. 33

2.2.2.Nguyên nhân. 35

2.2.2.1.Chủ quan. 35

2.2.2.2.Khách quan 38

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN CHO CÁC XÃ NGHÈO TỈNH CAO BẰNG TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2015 39

1.Căn cứ xây dựng giải pháp phát triển hệ thống mạng lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng. 39

1.1.Một số quan điểm chỉ đạo. 39

1.2.Căn cứ để xây dựng giải pháp phát triển mạng lưới điện tại các xã nghèo ở tỉnh Cao Bằng. 41

1.2.1.Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010-2015 có liên quan tới các xã nghèo. 41

1.2.2.Căn cứ vào kế hoạch phát triển mạng lưới điện của tổng công ty điện lực miền miền bắc. 44

 

2.Giải pháp phát triển hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng. 45

2.1.Mục tiêu 45

2.2.Giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển mạng lưới điện đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng. 48

2.2.1.Giải pháp về mặt huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư. 48

2.2.2.Các giải pháp về mặt tổ chức và thực hiện việc tiếp quản mạng lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng. 50

2.2.3.Giải pháp về mặt kỹ thuật: 51

2.2.4.Các giải pháp về phương án phòng chống bão lụt trong mùa mưa bão cho các xã nghèo tỉnh Cao Bằng. 52

2.2.5.Kết hợp phát triển mạng lưới điện ở các xã nghèo với phát triển các công trình cơ sở hạ tầng khác trên địa bàn các xã. 53

3.Một số kiến nghị. 53

KẾT LUẬN 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2050 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển hệ thống lưới điện đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành đã chủ động đề xuất tranh thủ nguồn vốn của địa phương và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng thế giới để xây dựng lưới điện hạ thế tại các xã nghèo vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn. Riêng năm 2005 ngành đã đầu tư lắp đặt và đưa vào vận hành thêm một máy biến áp 110kv với dung lượng 16000kva để chống quá tải trạm 110kv và các khu vực điện lưới có phụ tải tăng nhanh bằng cách cải tạo các đường dây, trạm biến áp. Hệ thống lưới điện ở vùng sâu vùng xa biên giới nhờ đó cũng dần được cải tạo, một số được xây mới dần đáp ứng nhu cầu của đồng bào nơi đây. Cùng với việc xây dựng lưới điện, ngành đã đầu tư nâng cấp và quản lý khai thác các nguồn phát điện như xây dựng nhà máy thủy điện Suối Củn (thị xã Cao băng) công suất 800kw, thủy điện Nà Tâư huyện Quảng Uyên công suất 500kw … Đặc biệt nhà máy thủy điện Nà Lòa ở huyện Phục Hòa công suất 6000kw đi vào vận hành 4-2006 đã bổ sung nguồn năng lượng tại chỗ, chủ động phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Hướng tới mục tiêu đảm bảo cấp điện ổn định cho tỉnh khi mất điện lưới 110kv Thái Nguyên – Cao Bằng, ngành điện cao bằng đã triển khai thi công một số công trình để cấp điện theo lưới 35kv từ Bắc Mê (Hà Giang) sang Bảo Lâm( Cao bằng) và Thất Khê(Lạng sơn) đến Đông Khê (Cao Bằng). Đồng thời ngành cũng đang thi công đường dây 110kv Lạng Sơn – Cao Bằng có chiều dài 141.83km nhằm cấp điện ổn định cho các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn. Khi những công trình này được đưa vào sử dụng, điện lực Cao Bằng sẽ đảm bảo cung cấp đủ an toàn và liên tục cho khách hàng, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất – kinh doanh và sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, hoàn thành tốt hơn nữa kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra. Điện lực Cao Bằng thường xuyên triển khai công tác quản lý kỹ thuật, giảm thiểu và khắc phục sự cố nhanh, đảm bảo duy trì vận hành điện lưới ổn định, liên tục, chú trọng công tác phát triển khách hàng mới, cung cấp điện kịp thời. Đặc biệt đơn vị rất quan tâm đến khách hàng trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, kinh doanh phục vụ nhằm tăng sản lượng điện công nghiệp, thương mại dịch vụ. Ngoài ra ngành còn chỉ đạo các chi nhánh thường xuyên kiểm tra áp giá điện theo đúng quy định của nhà nước, nhờ đó sản lượng điện của các nhà máy sản xuất điện không ngừng tăng. Năm 2000 sản xuất được 12,6 triệu kwh thì đến năm 2006 đạt 14tr kwh, góp phần cải thiện chất lượng điện lưới cho nhiều xã trong toàn tỉnh. Đến năm 2006 13/13 huyện, thị xã trong tỉnh có lưới điện quốc gia, nếu năm 2000 Cao Bằng chỉ có 78 xã, phường, thị trấn có điện lưới thì đến đầu năm 2006 đã tăng lên 168 xã. Bảng 1:Báo cáo tổng kết tình hình điện tại tỉnh Cao Bằng năm 2005. Stt Chỉ tiêu Đơn vị 2005 1 Số huyện có điện lưới số huyện 12 Tỷ lệ % % 92.3 2 Số xã có điện lưới số xã 165 Tỷ lệ % % 95.3 3 Số hộ dân tiếp cận với dịch vụ điện số hộ 83.578 Tỷ lệ % % 83.5 4 Điện tiêu thụ bình quân kwh/hộ/năm 681 5 Giá điện bình quân Đ/kwh 800 Tính tới thời điểm năm 2005 hệ thống mạng lưới điện tỉnh Cao Bằng đã phát triển khá tốt tỷ lệ số hộ huyện và số xã có lưới điện đã tăng lên trên 90%, tuy rằng số hộ có điện mới chỉ đạt được 75%, sản lượng điện tiêu thụ bình quân của tỉnh là khá thấp và giá điện bình quân vẫn còn cao điều này chứng tỏ hệ thống mạng lưới điện của tỉnh mới đạt được hiệu quả về mặt số lượng chứ chưa thực sự đạt được về mặt chất lượng. Có thể nói rằng với sự hỗ trợ tích cực của nhà nước, năng động của ngành điện và trách nhiệm của chính quyền tỉnh Cao Bằng, hệ thống điện lưới của toàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được những thay đổi nhất định, đời sống của một bộ phận người dân đã được cải thiện, nhân dân dần được tiếp cận với điện, đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao. Tuy nhiên những thành tựu trên của điện lực tỉnh có được là do tập trung đầu tư vào khu vực thị xã và thị trấn hay những nơi có các ngành công nghiệp phát triển, còn khu vực nông thôn thì chưa được quan tâm, ở đấy chỉ có lưới điện hạ thế và các trạm biến áp nhỏ được kéo đến trung tâm xã để phục vụ nhu cầu thông tin, văn hóa và sinh hoạt của các xã. Đặc biệt đối với các xã nghèo thuộc vùng sâu và quá xa so với các trung tâm mà nguồn lưới điện không thể kéo đến được do vậy mà phải sử dụng các nguồn điện ngoài lưới như máy nổ hay các trạm thủy điện nhỏ để phục vụ nhu cầu tối thiểu của xã và các hộ gia đình nơi đây. Tóm lại về mạng lưới điện tại các xã nghèo của tỉnh Cao Bằng còn rất kém phát triển và nghèo nàn đã gây cản trở không ít đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Cao Bằng. Do vậy vẫn cần những cố gắng nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới nếu như Tỉnh Cao Bằng muốn đẩy nhanh kinh tế tỉnh, hòa cùng với nhịp độ phát triển của cả đất nước và hoàn thành mục tiêu mà Đảng Nhà nước đã giao phó. 2.Thực trạng hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng hiện nay. 2.1.Thực trạng hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng. Các hộ gia đình ở xã nghèo tỉnh Cao Bằng có mức sống dân cư thấp, nhận thức chưa cao đi cùng với đó là sinh sống nhỏ lẻ khiến cho đồng bào dân tộc nơi đây chưa có cơ hội được tiếp cận với nguồn điện tuy rằng một số xã điện đã về tới trung tâm xã. Một số xã có điện tới trung tâm nhưng không có đường dây dẫn tới các hộ gia đình trong xã hoặc có nhưng đường dây đã cũ lâu không được sửa chữa cải tạo, khiến cho cuộc sống của bà con nơi đây vẫn chưa thể thoát khỏi cảnh nửa năm được ăn nửa năm nhịn đói. Nhân dân nơi đây không gì khác ngoài mong muốn có điều kiện để phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống mặt khác các xã này là các xã nghèo nằm sát biên giới Việt Trung nơi có đặc điểm chính trị an ninh quốc phòng vô cùng quan trọng đối với đất nước, là nơi cần thiết có sự quan tâm đặc biệt của Đảng nhà nước và chính quyền địa phương cũng như các ngành các cấp. 2.1.1.Hệ thống đường dây điện 2.1.1.1.Lưới điện cao áp Đây là mạng lưới điện 220kv và 110kv, đối với hệ thống điện lưới cao áp của tỉnh Cao Bằng phát triển chậm và hầu hết chỉ được tập trung ở thị xã Cao Bằng và các huyện lân cận những nơi có các khu công nghiệp đặc biệt là công nghiệp khai khoáng còn không phát triển vào các khu vực nghèo của tỉnh. Trong những năm trước nhu cầu điện của nhân dân ở các xã nghèo ở vùng nông thôn chưa cần tới sự phát triển của đường dây cao thế đặc biệt là lưới 220kv, vì vậy mà xây dựng đường dây này đến các xã là lãng phí bên cạnh đó việc đầu tư cho các đường dây cao áp và các trạm biến áp là rất tốn kém. Do vậy mà cho đến hiện giờ thì các xã nghèo của tỉnh Cao Bằng vẫn chưa có đường dây 220kv và các trạm cao thế nào. Tương tự như vậy đường dây 110kv cho đến nay vẫn chưa được kéo đến các xã nghèo tuy nhiên lưới điện 110kv có vai trò quan trọng đối với việc cung cấp điện cho các xã nghèo trong tương lai vì vậy mà lưới điện này đang được điện lực Cao Bằng xem xét trong các kế hoạch và dự án đưa điện về nông thôn đặc biệt là các xã nghèo vùng sâu vùng xa của tỉnh. 2.1.1.2.Lưới điện trung áp Lưới điện trung áp (35kv và 10kv ) đây là lưới điện được quan tâm trong vấn đề nâng cao chất lượng của mạng lưới điện hiện nay và được đề cập nhiều trên các diễn đàn cũng như đề cập tới trong các kế hoạch phát triển và quy hoạch điện của các tỉnh. Việc phát triển mạng lưới điện trung thế trong giai đoạn trước nhằm tăng số lượng đường dây trung thế đến các trung tâm huyện và thị trấn sao cho đến năm 2005 không còn trung tâm huyện và thị trấn nào không có điện lưới và đảm bảo được 70% số xã có đường dây trung thế, ngoài ra nâng cấp thêm đường dây trung thế ở nông thôn bảo đảm cho việc nâng cao chất lượng của đường truyền, giảm tổn thất điện cho khu vực này. Do vậy mà trước đây hệ thống mạng lưới điện trung áp đã được đầu tư tương đối ở tỉnh Cao Bằng tuy nhiên hầu hết đường dây trung áp này lại là đường dây 15kv không phù hợp với sự phát triển của tỉnh cũng như các trạm biến áp được xây dựng gần đây (trạm biến áp 110/35/4). Hệ thống mạng lưới điện trung áp 35 và 10kv đang được sử dụng khá phổ biến và được coi là hợp lý với xu thế phát triển của cả nước do vậy mà hệ thống lưới điện trung áp còn lại ở các xã nghèo rất cần phải được cải tạo và xây mới. Hiện nay đường dây 35kv kéo về các xã nghèo hiện nay có tổng chiều dài 33.8km với 13 trạm biến áp bao gồm cả trạm trung gian và trạm chống quá tải, đường dây 10kv có 14 lô và đường dây với tổng chiều dài là 98.6km và 32 trạm biến áp bao gồm cả trạm biến áp trung gian và chống quá tải, số lượng lưới điện trung áp mới chỉ đáp ứng được khoảng trên 10% nhu cầu của các xã nghèo hiện nay, đây là hệ thống mạng lưới điện có vị trí và vai trò quan trọng trong việc phát triển mạng lưới điện ở các xã nghèo, là cơ sở chính để phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở các xã trong tương lai do vậy mà với điều kiện như hiện nay thì ngành điện và chính quyền địa phương cần phải cố gắng hơn nữa. 2.1.1.3.Lưới điện hạ áp. Lưới điện hạ áp tại các xã nghèo hiện nay chủ yếu là lưới điện 0.4kv là mạng lưới điện cuối cùng để kéo điện từ nguồn lưới điện đến các xã, các thôn bản và các hộ gia đình nông thôn. Chính vì vậy mà phát triển lưới điện này cũng là việc phát triển mạng lưới điện đưa toàn bộ người dân được tiếp cận với dịch vụ điện hay nói cách khác phát triển hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng thì phải tập trung vào mạng lưới điện hạ áp. Bên cạnh đó đây cũng là mạng lưới đã gây ra nhiều tổn thất về điện năng nhất cũng như sự cố đường dây và nhiều khó khăn trong quản lý. Đến cuối năm 2005 tổng đường dây hạ thế ở các xã nghèo là 50.8km và hơn nghìn công tơ điện chủ yếu được dẫn từ trung tâm các xã đến các hộ xung quanh khu vực đó còn các hộ gia đình ở xa trung tâm xã thì vẫn chưa có đường dây điện kéo tới đó cũng là lý do khiến cho chỉ có 10% số hộ trong tổng số hộ ở các xã nghèo của tỉnh Cao Bằng được tiếp cận với dịch vụ điện. Bên cạnh đó mạng lưới điện hạ áp hiện tại của các xã đã bị xuống cấp nghiêm trọng, sau một khoảng thời gian dài sử dụng và không được sửa chữa nhiều đường dây đã không thể sử dụng được hoặc không đảm bảo an toàn, bên cạnh đó việc lắp đặt hệ thống đường dây điện mới ở trong tỉnh vài năm gần đây có sự thay đổi do vậy mà hệ thống đường dây hiện tại của các xã đã cũ lại không đồng bộ, phù hợp với những thay đổi của tỉnh trong thời gian tới, chất lượng đường dây cũng như thiết kế đường dây hạ áp không phù hợp với tình hình mới, điều đó càng khiến cho việc truyền tải điện ở các xã không được thực hiện. Bên cạnh đó do sự phát triển của dân cư mà nhiều tuyến thiết kế cũ đường dây nhiều lần vượt ra khỏi đường bộ vượt qua ao hồ, vườn của người dân gây khó khăn cho nhân dân khi sống và làm việc, ngoài ra một số đường dây sử dụng loại dây trần kiểu cũ không bọc cách điện cũng không đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống nơi đây. Đường dây hạ áp tại các xã được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau chủ yếu là do dân tự đóng góp do đó không đảm bảo kỹ thuật trong quá trình vận hành, nhiều tuyến đường đã cũ nát. Dây dẫn trần loại AC-50, AC-35, AC-25, AC-10 được sử dụng chủ yếu ở các xã đa số đều đã tã, đứt các sợi. Mức độ an toàn của hệ thống và thiết bị sử dụng bị ảnh hưởng nhiều do lưới điện quá cũ nát nên không đảm bảo tính chất cũng như yêu cầu của nhiệm vụ của đường dây. Các trục 3 pha AC-50, AC – 35 có chiều dài rất ngắn, còn lại dây dẫn hạ thế do dân tự đầu tư gồm cột tre gỗ dày không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dễ bị hư hỏng thời gian sử dụng ngắn. Còn cần phải nói thêm ở trung tâm các xã tuy đã có điện nhưng đang phải sử dụng hệ thống công tơ điện không đồng bộ thiếu chính xác đang rất cần được thay thế, để có thể đáp ứng được nhu cầu và xóa bỏ những khúc mắc của một số người dân trong thời gian qua. Các xã nghèo có địa bàn rộng, dân cư phân bố không tập trung do vậy mà ở các xã có đường dây dẫn điện tới thì chiều dài của đường dây này là quá sức đối với cấp quản lý điện lực của xã, thường các xã thành lập các tổ sửa chữa điện gồm một vài thành viên nên không thể đảm đương hết toàn bộ số đường dây qua xã, mặt khác sự thiếu năng lực của các cơ sở này cũng là một phần khiến cho hệ thống đường dây truyền tải điện ở các xã này xuống dốc trầm trọng, hầu hết các cột điện đều lâu ngày không được cải tạo nâng cấp, các trạm biến áp đã xuống cấp, không có người quản lý dẫn tới tình trạng nhiều nơi có đường dây điện tới xã nhưng không có điện hoặc điện quá yếu không đủ để thắp sáng. Mặt khác ở các xã này hàng năm xảy ra nhiều thiên tai bão lũ nên đường dây điện hàng năm dễ bị hỏng, bị phá hủy, đặc biệt vào mùa mưa. Cứ sau mỗi trận mưa lớn là hàng loạt các công trình đường dây điện lại cần sửa chữa, chi phí sửa chữa thì không ít mà các xã thì không thể tìm đâu ra kinh phí cho các hoạt động này nên đành bỏ đấy. 2.1.2.Chất lượng và hiệu suất của hệ thống lưới điện Bán kính cấp điện các hộ khá lớn, chiều dài từ trạm biến áp đến các hộ trung bình từ 2-3km trong khi dây dẫn nhỏ, phi kỹ thuật nên tổn thất điện áp lớn, 90-95% số hộ được cấp điện không sử dụng hết nhu cầu thực tế do chất lượng điện không đảm bảo, bên cạnh đó việc quản lý do hợp tác xã hoặc ủy ban nhân dân xã quản lý trên cơ sở giao khoán với giá mua điện đầu vào tại trạm với giá 429đ/kwh và giá bán trên cơ sở điện cung cấp do vậy mà khả năng đầu tư tái tạo nâng cấp và quản lý yếu, giá bán điện cao thường lớn hơn 800đ/kwh có nơi lên đến 2400đ/kwh, trong khi ở thành phố và các doanh nghiệp lớn sẽ do điện lực tỉnh cung cấp với giá thấp hơn nhiều. Với tình trạng hệ thống lưới điện xuống cấp của các xã như trên cùng với sự thiếu quan tâm của các đơn vị trực thuộc khiến cho các xã nghèo ở tỉnh Cao Bằng là một trong các xã có tổn thất điện năng lớn trong nước, tỷ lệ tổn thất điện năng luôn ở mức trên 25% có xã lên đến hơn 30%.Trong khi đó tỷ lệ tổn thất điện năng ở thị xã Cao Bằng là 8.48%, trong toàn tỉnh là 9,35% và toàn quốc là 5-7% tốc độ giảm tỷ lệ tổn thất điện năng ở các xã nghèo tương đối lớn nhưng là do tỷ lệ tổn thất điện năng quá cao, tóm lại các xã nghèo tỉnh Cao Bằng đang được sử dụng chất lượng điện không đảm bảo với một giá thành cao điều này đang dần tạo ra những bất lợi cho sự phát triển của các xã và sự phát triển chung của toàn tỉnh Cao Bằng. Bảng 2: Tỷ lệ tổn thất điện năng. Năm 2000 Năm 2005 Tốc độ giảm Các xã nghèo tỉnh Cao Bằng 32.6 25.7 -16% Thị xã Cao Bằng 9.36 8.48 -18% Vùng trung du và miền núi phía Bắc 11.2 8 -14% Cả nước 7.32 5.7 -16% Với tỷ lệ tổn thất điện năng ở mức cao như trên đã làm lãng phí không ít tiền của ngành điện cũng như giảm sút chất lượng điện dành cho các xã nghèo đặc biệt là các xã cuối nguồn, chính vì vậy mà hàng năm ngành điện lực vẫn phải trích ra một khoản tiền không nhỏ để cải tạo lại hệ thống điện giảm tổn thất điện năng hay nói cách khác là mang lại lợi nhuận và uy tín của ngành điện một cách lâu dài. Nhiều năm gần đây theo sự phát triển của cuộc sống đời sống nhân dân các xã đã có chút thay đổi, số lượng dịch vụ cũng như việc sử dụng nguồn năng lượng điện đã bắt đầu xuất hiện với nhu cầu ngày càng tăng, và thực tế đang chỉ rõ rằng lượng điện được cung cấp cho các xã không đủ đáp ứng với nhu cầu phát triển của các xã được dự báo dưới đây. Bảng 3: Nhu cầu điện ở một số công trình công nghiệp và dịch vụ ở các xã nghèo Công nghiệp Stt Cơ sở Đơn vị Định mức 2002 2005 2010 1 Xay xát kw/cơ sở 5 5 7 2 Chế biến nông sản nt 5 5 7 3 Cơ khí nt 5 5 10 4 Tiểu công nghiệp nt 5 5 7 Dịch vụ Stt Hạng mục Đơn vị Định mức 2002 2005 2010 1 Trường học kw/phòng 0.1 0.1 0.2 2 Chợ kw/m2 0.02 0.02 0.03 3 Nhà văn hóa kw/m2 0.02 0.028 0.03 4 Trạm xá kw/giường 0.5 0.75 0.8 5 Cơ sở báo chí kw/m2 0.04 0.048 0.05 6 Bưu điện kw/m2 0.08 0.1 0.11 Các cơ sở sử dụng điện theo thời gian lượng điện sử dụng ngày càng tăng cao trong khi đó lượng điện cung cấp của ngành điện cho các xã nơi đây vẫn chỉ dừng lại ở khoảng 2kwh/ ngày không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các hộ gia đình, hạn chế khả năng phát triển sản xuất của hộ gia đình . Trong mười năm qua chất lượng dịch vụ điện đã được nâng cao rất nhiều nó được thể hiện ở sự tăng tiến về số hộ, số xã được sử dụng điện hàng năm doanh thu của điện lực Cao Bằng. Doanh thu điện thành phẩm của điện lực tỉnh luôn đạt chỉ tiêu và vượt mức, tăng từ 22.4 tỷ đồng năm 2000 lên 60.374 tỷ năm 2006, dịch vụ cơ bản cung cấp cho các khách hàng đã đáng tin cậy hơn rõ rệt đặc biệt là khách hàng ở thành thị và khu vực xung quanh, còn khu vực nông thôn có biến chuyển nhưng chưa thật nhiều. Hiện thiếu hẳn một sự giám sát có hệ thống sử dụng phương pháp thống kê về cắt điện và mức sụt điện áp theo vùng phục vụ và mức điện áp đạt được. Phải nói rằng mặc dù đã có những cải thiện tổng thể về chất lượng dịch vụ trong vài năm gần đây nhưng vẫn cần tiếp tục quá trình hoàn thiện. Trong điều tra gần đây của World Bank về môi trường đầu tư ở Việt Nam nói chung và các tỉnh nói riêng cho thấy 19% các công ty sản xuất được khảo sát, mặc dù đã nối lưới điện nhưng vẫn cho rằng cung cấp điện là một trong những trở ngại lớn đối với việc kinh doanh của hộ. Họ phàn nàn về giá điện, tuy nhiên gần một nửa các công ty khác đánh giá cung cấp điện là một trở ngại thì lý do chính là chất lượng điện cung cấp từ lươi điện không đảm bảo. Các công ty được khảo sát cho biết rằng trung bình hàng năm có khoảng 12 lần mất điện hoặc tăng đột ngột, đối Đối với vùng nông thôn thì chất lượng điện còn ở mức tồi tệ hơn, trong năm tình trạng cắt điện đột ngột yếu điện vẫn thường xảy ra, nhiều tháng trong năm các xã thuộc những khu vực này thay nhau cắt điện luân phiên . Điều này cho thấy sự cần thiết phải có những nỗ lực lớn và mang tính hệ thống cho giám sát chất lượng dịch vụ và nâng cao chất lượng điện năng cung cấp đảm bảo để mọi người dân kể cả thành thị và nông thôn đặc biệt là các xã nghèo được tiếp cận và sử dụng dịch vụ điện tốt và công bằng. Một loạt các tác động chủ quan lẫn khách quan đang đặt ra sự cấp thiết cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ tích cực và có hiệu quả của nhà nước để đồng bào nơi đây có cơ hội tiếp cận với điện một trong những năng lượng cơ bản và không thể thiếu trong sự phát triển của con người. 2.1.3.Tình hình sử dụng điện tại các xã nghèo tỉnh Cao Bằng. Đến cuối năm 2005 toàn quốc đạt 94.6% xã được sử dụng điện tổng số hộ được sử dụng lên tới 88%, toàn tỉnh Cao Bằng cũng đã cố gắng và đạt được thành tích đáng khen 168/177 xã có điện về đến trung tâm chiếm 94.9% số xã trong toàn tỉnh, tổng số hộ có điện cũng lên tới 80% tuy nhiên những con số này của tỉnh Cao Bằng vẫn còn rất thấp so với cả nước cũng như là với các tỉnh thành khác, cùng thời điểm này các tỉnh thuộc đồng bằng sông cửu long số hộ dân được sử dụng điện trung bình lên tới 94% trong đó số hộ dân ở vùng nông thôn được sử dụng điện lên tới 83.39%, điều này cho thấy tốc độ điện khí hóa nông thôn ở tỉnh Cao Bằng còn chậm và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng mà cụ thể là những người dân nơi đây. Hiện tại các xã nghèo tỉnh Cao Bằng hầu như không có điện để sử dụng, một số xã có điện thì số hộ dân được sử dụng điện đạt dưới 60% số hộ trong xã, thực tế cho thấy các xã nghèo tỉnh Cao Bằng đang phải sống gần như cô lập với cuộc sống bên ngoài, những cơ sở vật chất chủ yếu như điện cho phát triển nông nghiệp cũng như tiểu thủ công nghiệp gần như chưa được quan tâm đúng mức, với hiện trạng dưới số hộ có điện chỉ chiếm khoảng 5% số hộ trong các xã nghèo như hiện nay thì khó mà tránh khỏi sự xuống cấp của hệ thống điện nơi đây. Ở các xã nghèo hiện nay lượng điện mà các hộ sử dụng khá khiêm tốn trung bình dưới mức 500kwh/hộ/năm điều này có nghĩa mỗi ngày các hộ sử dụng không quá 2kwh, lượng điện chủ yếu dùng để thắp sáng và chạy quạt, lượng điện sử dụng cho các đồ dùng tiện ích khác trong nhà gần như không có tuy rằng tại các xã này có tới 8% số hộ có tivi, nhìn chung tại các xã phụ tải dành cho tiêu dùng và sinh hoạt trong gia đình chiếm phần lớn trong khi phụ tải dành cho sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ nhỏ(<10%). Điều này khiến cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và xây dựng ở đây khó phát triển, trong khi mức độ điện khí hóa ở nơi đây còn chưa cao thì chất lượng điện lại có phần bị giảm sút càng làm cho cuộc sống của nhân dân nơi đây vẫn chưa thực sự thoát khỏi cái nghèo cái tối tăm. Cũng phải nói rằng tình trạng trên diễn ra với chiều hướng xấu như vậy là do chất lượng điện còn thấp, với tỷ lệ tổn thất điện năng lên tới hơn 25% ở các xã nghèo như hiện nay thì các hộ sử dụng điện ở cuối nguồn có mức tiêu thụ điện năng thấp, năng lượng điện không đủ để phục vụ cho những nhu cầu cơ bản của người dân là điều tất yếu. Quá trình sản xuất bị đình trệ, cuộc sống bị xáo trộn khiến cho nhiều gia đình tuy có lưới điện đến tận nhà nhưng vẫn phải sử dụng máy phát điện hay sử dụng năng lượng mặt trời để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và sản xuất. 2.2.Đánh giá thực trạng hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng 2.2.1.Đánh giá chung. Trong những năm vừa qua điện lực tỉnh Cao Bằng đã có những bước chuyển biến tích cực, sự chủ động trong việc cung cấp nguồn điện cũng như tận dụng các nguồn vốn để mở rộng mạng lưới cung cấp điện trên toàn tỉnh thực sự đáng khen ngợi. Nhờ những thành công như thế mà các xã vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh đang dần được tiếp cận với dịch vụ điện, số hộ được sử dụng điện ngày càng tăng trong toàn tỉnh cũng như các xã nghèo, số xã nghèo và số xã được sử dụng điện đang diễn biến với chiều hướng tích cực tuy rằng để 5% số hộ cuối cùng trong toàn tỉnh cụ thể là ở các xã nghèo trong tỉnh được tiếp cận dịch vụ điện là vô cùng khó khăn. Đa số các xã nghèo của tỉnh Cao Bằng đều nằm trong chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia do vậy mà ở tất cả các xã đều nhận được sự hỗ trợ quan tâm của chính phủ trong việc nâng cấp sửa chữa cũng như xây mới điện đường trường trạm, một số xã nghèo đã có đường điện dẫn tới trung tâm xã, tới từng hộ dân trong xã. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là chất lượng hệ thống lưới điện còn ở mức thấp và chưa được quan tâm đúng mức, những đường dây điện ở các xã hầu như đều xuống cấp tuy rằng được xây dựng và lắp đặt chưa lâu, tỷ lệ hao phí điện năng trên hệ thống đường dây tải điện ở mức cao đang gây lãng phí và gây bức xúc cho nhiều hộ dân ở cuối nguồn, các hộ dân được sử dụng ít điện với chất lượng không cao nhưng phải trả với giá ngang bằng thậm chí lớn hơn ở thành thị. Nhiều nơi chủ yếu sử dụng máy nổ để phục vụ sản xuất còn dùng điện từ đường dây để phục vụ sinh hoạt, khiến cho chi phí của người dân tăng trong khi ngành điện lại thất thu do phụ tải cho sinh hoạt chiếm tỷ trọng quá lớn. Rõ ràng cần phải có sự điều chỉnh kịp thời và cấp bách để phục vụ người dân tốt hơn, đặc biệt là người dân nghèo, dân tộc thiểu số. Điện là cơ sở để phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thay đổi đời sống văn hóa của nhân dân mặt khác còn có thể thu hút tập trung dân cư định canh định cư, tăng lòng tin của đồng bào nơi đây vào đảng nhà nước nếu nó được sử dụng hiệu quả, với vai trò quan trọng như vậy mà chúng ta bỏ qua thì thực sự là thiếu sót nghiêm trọng. Với số xã được nêu tên ở trên theo tính toán của các chuyên gia ngành điện muốn xây dựng hệ thống mạng lưới điện để đáp ứng sự phát triển của đời sống của hơn 2300 hộ dân nơi đây trong thời gian tới cũng như để phát triển sản xuất thì cần phải có một số vốn tương đối lớn khoảng 170 tỷ VNĐ bao gồm 2 phần trung áp và hạ áp, trong đó phần trung áp cần phải đầu tư xây dựng 329,725km đường dây cấp điện áp 35kv với 84 trạm biến áp với tổng trị giá lên đến hơn 93 tỷ VNĐ, phần hạ áp sẽ bao gồm 313,630km và 14710 công tơ điện để phục vụ người dân với tổng giá trị là 77 tỷ VNĐ, muốn có được như vậy thì cần một kế hoạch phát triển cụ thể và hiệu quả, về nguồn vốn không thể chỉ chờ vào nguồn vốn cấp do ngành điện mà còn cần phải huy động vốn từ bên ngoài mà chủ yếu là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và trong thời điểm như hiện nay khi mà Việt Nam vẫn nhận được hỗ trợ này từ các nước phát triển thì đó sẽ là nguồn vốn chính và chủ yếu để xây dựng hệ thống điện nói trên. Bên cạnh đó cần phải có kế hoạch quản lý môi trường nhằm tránh được những tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân trong quá trình tiền chuẩn bị, triển khai và vận hành, tiến hành rà soát đoạn đường sẽ tiến hành lắp đặt, những tình huống xấu có thể xảy ra để có biện pháp phòng trừ và giảm thiểu, ngoài ra cần tạo điều kiện để nhân dân địa phương được tham gia ý kiến đặc biệt là người dân tộc thiểu số để đảm bảo quá trình triển khai được đúng thời hạn và đạt hiệu quả cao nhận được sự hỗ trợ tích cực của địa phương. do vậy mà cần phải tổ chức các lớp đào tạo cho nhân dân đặc biệt là người dân tộc thiểu số về phương pháp và cách thức tham gia vào việc lên kế hoạch cho các dự án sẽ được triển khai. Để giải quyết được vấn đề đó cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn linh hoạt và sáng tạo của cơ quan chính quyền đại phương, ngành điện và sự hỗ trợ của chính phủ, nhưng nhìn những kết quả ở trên thì có thể thấy sự kết hợp này chưa thật sự tốt, bởi lẽ còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu là do những nguyên nhân được kể tới sau đây. 2.2.2.Nguyên nhân. 2.2.2.1.Chủ quan. Ngành điện: Để phát triển hệ thống lưới điện tới được các xã nghèo nơi đây cần có một lư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25649.doc
Tài liệu liên quan