Chuyên đề Giải pháp phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty Việt Long

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY VIỆT LONG 3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Việt Long 3

1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức kinh doanh của công ty Việt Long 6

1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Việt Long trong những năm gần đây 11

1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Việt Long 11

1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Việt Long trong những năm gần đây. 13

1.3.3. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty Việt Long trong những năm gần đây. 17

1.3.3.1. Những kết quả đạt được. 17

1.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VIỆT LONG THỜI GIAN QUA 21

2.1. Sự cần thiết khách quan phải phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của công ty Việt Long. 21

2.2. Phân tích thực trạng phát triển hệ thống phân phối sản phẩm tại công ty Việt Long 23

2.2.1. Khái quát về hệ thống phân phối của công ty Việt Long. 23

2.2.2. Tình hình phát triển hệ thống phân phối hàng hóa tại công ty Việt Long thời gian qua 26

2.2.2.1. Tình hình phát triển quy mô và nhân sự của hệ thống phân phối. 26

2.2.2.2. Tình hình kinh doanh theo hình thức phân phối. 29

2.2.2.3. Kết quả kinh doanh theo thị trường tiêu thụ 31

2.2.2.4. Kết quả kinh doanh theo mặt hàng 33

2.3. Những kết luận đánh giá qua phân tích thực trạng hệ thống phân phối hàng hóa tại công ty Việt Long 36

2.3.1. Những kết quả đạt được. 36

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 38

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VIỆT LONG TRONG THỜI GIAN TỚI 41

3.1. Phương hướng phát triển của công ty Việt Long trong thời gian tới 41

3.1.1. Dự báo thị trường mặt hàng điện máy, gia dụng 41

3.2. Một số giải pháp chủ yều phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của công ty Việt Long trong thời gian tới. 44

3.2.1. Thực hiện tốt công tác nghiên cứu dự báo thị trường. 45

3.2.2. Bảo đảm nguồn hàng và tiến hành mua hàng hợp lý để cung cấp cho hệ thống phân phối. 46

3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng tiềm lực về vốn để phát triển kinh doanh. 48

3.2.4. Đầu tư mở rộng quy mô và phát triển thêm các hệ thống phân phối mới 50

3.2.5. Tiến hành giảm chi phí kinh doanh để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 51

3.2.6. Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty. 53

3.2.7. Có chiến lược bán hàng, xúc tiến bán hàng và phát triển thương hiệu một cách hợp lý. 55

3.3. Một số kiến nghị với nhà nước. 57

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3924 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty Việt Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉnh thành phía Bắc. Số lượng khách hàng bán buôn của Việt Long đã tăng lên rất nhiều và đạt số lượng lớn. Tính đến hết năm 2009 công ty có khoảng trên 60 đại lý, cửa hàng là khách hàng của Việt Long trải rộng khắp các tỉnh như : Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam , Nam Định, Ninh Bình… Mặc dù số lượng cũng đã tăng nhưng các đại lý phân phối này phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại các trung tâm thành phố của các Tỉnh. Cùng với việc phát triển kinh doanh của công ty, quy mô nhân sự cũng được tăng lên đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Việt Long hiện nay có tổng số trên 200 cán bộ, công nhân viên hoạt động trên toàn hệ thống phân phối. Các phòng ban chức năng đã được xây dựng và đang dần hoàn thiện. Nguồn nhân lực của công ty không chỉ đáp ứng về số lượng mà chất lượng cũng được gia tăng đáng kể, trình độ của cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao. Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu nhân sự của công ty Việt Long Căn cứ vào biểu đồ chúng ta nhận thấy nhân lực có trình độ Đại học và trên đại học chiếm tỉ lệ khoảng 35% trên tổng số lượng của nguồn nhân lực, trong đó có tới 5% có trình độ trên đại học. Trình độ của các cán bộ quản lý đều tương đối cao, đáp ứng được yêu cầu quản trị đối với công ty có quy mô. Bên cạnh đó, các công nhân viên cũng có trình độ, kĩ năng nghề nghiệp tốt, hầu hết đều đã qua đào tạo và có kinh nghiệm làm việc. Phát triển được nguồn nhân lực có chất lượng chính là kết quả của việc thực hiện các chính sách nhằm thu hút nhân tài bên ngoài đồng thời đào tạo, phát triển nhân lực hiện tại trong công ty. Ban lãnh đạo công ty đã ban hành các chính sách nhằm thu hút nhân lực có trình độ cao như: Việc đưa ra chế độ lương thỏa đáng, chế độ thưởng hấp dẫn khuyến khích nhân viên làm việc và sáng tạo… Cùng với đó, Việt Long thường xuyên tạo điều kiện cho các cán bộ, công nhân viên đi học các khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ, năng lực làm việc. Công ty luôn tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, khuyến khích nhân viên cống hiến, phát huy, phát triển năng lực bản thân từ đó có các cơ hội thăng tiến cho nhân viên. Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc tổ chức nhân sự trong công ty vẫn chưa thật sự hiệu quả. Trong những tháng cao điểm, mùa vụ tại Việt Long vẫn xảy ra tình trạng thiếu nhân sự cục bộ. Việc điều chuyển, điều phối nhân sự trong công ty vẫn chưa được tốt dẫn tới kết quả lao động chưa cao. Mặt khác, mặc dù trình độ của cán bộ công nhân viên đã được nâng cao nhưng vẫn có một bộ phận nhân sự chất lượng chưa tốt. Ví dụ như kĩ năng bán hàng của các nhân viên bán hàng còn kém, ý thức làm việc của một số nhân viên chưa thực sự tốt… Việt Long cần có biện pháp nhằm khắc phục những nhược điểm còn tồn tại để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai. 2.2.2.2. Tình hình kinh doanh theo hình thức phân phối. Công ty thương mại Việt Long đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều trung tâm, siêu thị điện máy, các showroom, cửa hàng nhằm cung cấp các sản phẩm điện máy, gia dụng cho người tiêu dùng. Hệ thống phân phối bán lẻ này chủ yếu tại địa bàn Hà Nội đã đạt được những kết quả khả quan. Bên cạnh đó Công ty cũng tiến hành hoạt động phân phối bán buôn, cung ứng hàng hóa cho các doanh nghiệp thương mại nhỏ, các đại lý, cửa hàng trải khắp các tỉnh Bắc Bộ. Kết quả kinh doanh đó được phản ánh thông qua bảng số liệu sau: Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh theo hình thức phân phối của công ty Việt Long giai đoạn 2007-2009. Đơn vị : 1000đ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Bán lẻ 231.190.672 78,57 305.735.179 70,52 392.198.787 75,13 Bán buôn 63.057.352 21,43 127.808.750 29,48 129.828.083 24.87 Tổng 294.248.024 100% 433.543.929 100% 522.026.870 100% Nguồn: Phòng kinh doanh Dựa vào bảng số liệu ta thấy tổng doanh thu năm 2007 là 294.248.024.000đ trong đó doanh thu bán lẻ đạt 231.190.672.000đ chiếm 78,57 % tổng doanh thu, doanh thu bán buôn đạt 63.057.352.000đ chiếm 21,43%. Năm 2008, tổng doanh thu là 433.543.929.000đ trong đó doanh thu bán lẻ đạt 305.735.179.000đ chiếm tỉ trọng 70,52%, doanh thu bán buôn đạt 127.808.750.000đ chiếm 29,48%. So với năm 2007, doanh thu bán buôn và bán lẻ đều tăng, trong đó doanh thu bán buôn tăng 64.751.398000đ, doanh thu bán lẻ tăng 74.544.507000đ. Bên cạnh đó cơ cấu về đóng góp của doanh thu bán buôn và bán lẻ cũng có sự thay đổi. Tỉ trọng của doanh thu bán buôn đã tăng từ 21,43% năm 2007 lên 29,48% vào năm 2008. Cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Doanh thu bán buôn năm 2009 là 129.828.083000đ chiếm 24,87% tổng doanh thu tăng 2.019.333000đ so với năm 2008. Doanh thu bán lẻ là 392.198.787 chiếm 75,13% tăng 86.436.608000đ. Trong năm 2009 thì tỉ trọng của doanh thu bán lẻ lại tăng mạnh và tỉ trọng của doanh thu bán buôn giảm xuống. Nguyên nhân là do năm 2009 Việt Long đã khai trương thêm 1 siêu thị điện máy lớn tại Hà Đông, thúc đẩy doanh thu của hoạt động bán lẻ. Bên cạnh đó , doanh thu của hoạt động bán buôn có tăng nhưng tăng chậm, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới vẫn còn tác động tới nền kinh tế nước ta, gây khó khăn cho việc phát triển kinh doanh. Như vậy nhìn chung tổng doanh thu qua các năm đều tăng, cả hoạt động phân phối bán buôn và bán lẻ đều phát triển tuy nhiên tỉ trọng đóng góp của phân phối bán buôn còn hạn chế. Nguyên nhân chính là do Việt Long chưa thể mở rộng thị trường phân phối bán buôn của mình tới hết các địa bàn tại Bắc Bộ. Bên cạnh đó, thị trường miền Trung và Miền Nam vẫn còn bỏ ngỏ. Một phần nguyên nhân khiến cho tỉ trọng này thấp đó là do công ty đã trú trọng phát triển hoạt động phân phối bán lẻ nên tỉ trọng của doanh thu bán lẻ tăng lên đáng kể. Thời gian tới Việt Long cần có chiến lược mở rộng thị trường của mình để tăng doanh thu từ hoạt động bán buôn nói riêng và tổng doanh thu nói chung. 2.2.2.3. Kết quả kinh doanh theo thị trường tiêu thụ Công ty Thương Mại Việt Long kinh doanh chủ yếu các mặt hàng điện tử, điện lạnh, gia dụng. Như vậy thị trường của công ty thường là các thành phố lớn, các khu vực có tốc độ phát triển, đời sống của nhân dân ở khu vực trung bình khá trở lên, có cơ sở hạ tầng phát triển. Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Việt Long theo thị trường tiêu thụ giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: 1000 đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Khu vực Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Hà Nội 231.190.672 78,57 308.769.986 71,22 378.208.467 72,45 Bắc Bộ 63.057.352 21,43 124.773.943 28,78 143.818.403 27,55 Tổng 294.248.024 100% 433.543.929 100% 522.026.870 100% Nguồn: Phòng kinh doanh Căn cứ vào bảng số liệu chúng ta thấy, doanh thu tại địa bàn Hà Nội của Việt Long năm 2007 là 231.190.672.000đ chiếm 78,57% tổng doanh thu, doanh thu tại thị trường các tỉnh Bắc Bộ là 63.057.352.000đ chiếm 21,43% tổng doanh thu. Năm 2008, tổng doanh thu đạt 433.543.929000đ trong đó doanh thu tại thị trường Hà Nội đạt 308.769.986000đ chiếm tỉ trọng 71,22%, doanh thu tại thị trường các tỉnh Bắc Bộ đạt 124.773.943000 chiếm tỉ trọng 28,78%. Như vậy doanh thu tại Hà Nội tăng 77.579.314000đ, doanh thu tại các tỉnh phía Bắc tăng 61.716.591000đ. Doanh thu của các tỉnh phía Bắc đã tăng khá nhanh và đã làm chuyển dịch cơ cấu đóng góp trong tổng doanh thu của công ty. Mặc dù vậy nhưng so với thị trường Hà Nội thì tỉ trọng của khu vực này vẫn còn rất nhỏ, nguyên nhân là do thị trường Hà Nội có sự phát triển mạnh mẽ hơn, mức sống cao và thới quen tiêu dùng hiện đại. Bên cạnh đó cũng có một nguyên nhân nữa đó là vào năm 2008, địa bàn Hà Nội được mở rộng, bao gồm thêm cả Hà Tây và một số vùng lân cận nên đã góp phần làm tăng tỉ trọng đóng góp trong tổng doanh thu của thị trường Hà Nội. Năm 2009, doanh thu của thị trường Hà Nội đạt 378.208.467000đ chiếm tỉ trọng 72,45% tăng 69.438.481000đ, doanh thu của các tỉnh phía Bắc đạt 143.818.403000đ tăng 19.044.460000đ và chỉ chiếm 27,55% tổng doanh thu. Nguyên nhân là do năm 2009, Việt Long tập trung phát triển mạnh tại thị trường Hà Nội, điển hình là việc đầu tư xây dựng và đã khai trương siêu thị điện máy tại Hà Đông. Điều này đã góp phần làm tăng tỉ trọng của doanh thu thị trường Hà Nội. Nhìn chung qua các năm, doanh thu của cả thị trường tại Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ đều tăng trưởng khá. Tuy nhiên doanh thu của Việt Long tập trung chủ yếu tại thị trường Hà Nội. Doanh thu từ nhiều tỉnh phía Bắc cộng lại cũng chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ. Thực tế, công ty chưa khai thác hết được tiềm năng của khu vực thị trường này. Hầu hết các khách hàng là các đại lý, cửa hàng tại các tỉnh phía Bắc như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình chỉ tập trung ở các trung tâm thành phố. Nhóm khách hàng tại các khu dân cư phát triển ở các tỉnh thành này chưa được khai thác. Bên cạnh đó khu vực thị trường tại miền Trung và miền Nam còn đang bỏ ngỏ, Công ty Việt Long cũng đang xúc tiến nghiên cứu, thâm nhập thị trường này nhằm phát triển hoạt động kinh doanh. 2.2.2.4. Kết quả kinh doanh theo mặt hàng Công ty Thương mại Việt Long hoạt động trong lĩnh vực phân phối các mặt hàng điện máy, gia dụng như: tivi, tủ lạnh, bếp ga, nội thất… Do điều kiện kinh tế phát triển, thu nhập nhân dân tăng cao đã khiến cho việc tiêu thụ mặt hàng này gặp nhiều thuận lợi. Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh theo mặt hàng của Công ty Việt Long giai đoạn 2006- 2008. Đơn vị:1000 đồng Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng ( %) Doanh số Tỷ trọng (%) ĐIỆN TỬ 106.252.962 36,11 195.745.084 45,15 239.975.752 45,97 ĐIỆN LẠNH 147.889.057 50,26 190.412.494 43,92 212.412.733 40,69 GIA DỤNG 34.250.470 11,64 39.495.852 9.11 59.093.442 11,32 ĐIỆN THOẠI 5.149.340 1,75 6.156.324 1,42 7.203.971 1,38 KHÁC 706.195 0,24 1.734.175 0,4 3.340.972 0,64 Tổng 294.248.024 100% 433.543.929 100% 522.026.870 100 Nguồn: Phòng kinh doanh Dựa vào bảng số liệu chúng ta thấy, Doanh thu mặt hàng điện tử, điện lạnh năm 2007 là 254.142.019.000đ chiếm 86,37% tổng doanh thu. Mặt hàng gia dụng đạt 34.250.470.000đ chiếm 11,64% tổng doanh thu. Các mặt hàng khác chiếm tỉ trọng rất nhỏ chỉ khoảng 2% đó là các mặt hàng như : điện thoại, nội thất, 1 số phụ kiện… Năm 2008, doanh số của 2 mặt hàng điện tử, điện lạnh đạt 386.157.578000đ tăng 132.015.559000đ so với năm 2007. Tỉ trọng của 2 mặt hàng này trong cơ cấu tổng doanh thu vẫn rất cao, chiếm khoảng 89,07%. Tỉ trọng của mặt hàng gia dụng có giảm so với năm 2007 nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì vẫn tăng 5.245.382000đ. Năm 2009 mặc dù dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng Việt Long vẫn đạt được mức tăng trưởng khá. Tổng doanh thu đạt 522.026.870000đ tăng 88.482.941000đ so với năm 2008 trong đó hàng điện tử, điện lạnh vẫn là mặt hàng chủ lực. Doanh thu của 2 mặt hàng này là 452.388.485000đ chiếm 86,66% tổng doanh thu của toàn bộ hệ thống phân phối. Thông qua bảng số liệu chúng ta đánh giá được kết quả kinh doanh tương đối tốt của Việt Long trong đó mặt hàng điện tử, điện lạnh là mặt hàng chủ lực, đóng góp phần lớn vào tổng doanh thu của công ty. Mặc dù kết quả khả quan nhưng tỉ trọng các mặt hàng khác chiếm tỉ trọng quá nhỏ. Việt Long không nên quá trú tâm vào một vài mặt hàng mà cần có chiến lược phát triển hơn nữa việc đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa của công ty. Bên cạnh đó do đặc điểm hàng điện máy có giá trị tương đối lớn và đặc thù hoạt động phân phối bán buôn với số lượng lớn nên tình trạng nợ vốn của khách hàng thường xuyên xảy ra. Công ty muốn tiêu thụ được hàng hóa thì cần phải cho các đại lý, cửa hàng chịu nợ một phần hóa đơn chưa thanh toán, nhưng việc cho khách hàng chịu nợ sẽ ảnh hưởng tới số lượng vốn và cơ cấu vốn an toàn của công ty từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh. Đây cũng chính là một vấn đề mà ban lãnh đạo công ty cần phải chú ý lưu tâm trong thời gian tới. 2.3. Những kết luận đánh giá qua phân tích thực trạng hệ thống phân phối hàng hóa tại công ty Việt Long 2.3.1. Những kết quả đạt được. Sau hơn 10 năm đi chính thức đi vào hoạt động, Việt Long đã được nhiều người tiêu dùng biết đến như một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm điện máy, gia dụng. Sự cố gắng, nỗ lực của ban lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đã giúp cho việc phát triển hệ thống phân phối của Việt Long đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Quy mô, diện tích hệ thống phân phối bán lẻ đã được mở rộng, ngày đầu thành lập công ty chỉ là một cửa hàng trên phố Giảng Võ thì nay đã thành lập nhiều siêu thị, showroom, cửa hàng với tổng diện tích trên 4000m2. Không chỉ phát triển hệ thống phân phối bán lẻ, Việt Long còn thúc đẩy các hoạt động phân phối bán buôn. Việt Long hiện nay đã có 3 kho hàng lớn ngoài việc dự trữ, bảo quản, cung cấp hàng hóa cho hệ thống siêu thị điện máy, các kho này còn là nguồn cung ứng cho hoạt động bán buôn của công ty. Khách hàng của công ty là các công ty thương mại, các đại lý, cửa hàng điện máy, gia dụng tại các tỉnh phía Bắc. Việt Long đã phân phối sản phẩm của mình tới rất nhiều tỉnh thành phía Bắc như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình… với trên 60 khách hàng lớn là đại lý, cửa hàng lớn nhỏ. Cùng với việc mở rộng quy mô hệ thống phân phối đội ngũ nhân lực của công ty cũng được tăng lên đáng kể cả số lượng và chất lượng. Hiện tại tổng số cán bộ, công nhân viên của công ty đã lên tới hơn 200 người làm việc tại các phòng ban, bộ phận khác nhau trên toàn hệ thống phân phối. Các cán bộ quản lý đều có trình độ đại học và trên đại hoc, đội ngũ công nhân viên hầu hết đều đã qua đào tạo và có trình độ, kĩ năng nghề nghiệp. Với smột công ty có quy mô thì việc tổ chức cơ cấu bộ máy, phòng ban chức năng hết sức quan trọng. Việt Long đã tổ chức được bộ máy với các phòng ban chức năng khoa học đáp ứng được yêu cầu trong lĩnh vực thương mại phân phối. Phòng Marketing đã thực hiện tốt công tác nghiên cứu, dự báo thị trường, đề xuất các ý kiến có giá trị về việc phát triển kinh doanh; Phòng mua hàng đã tiến hành tìm nguồn hàng, đàm phán, kí kết mua hàng nhằm cung cấp sản phẩm hàng hóa cho toàn bộ hệ thống phân phối… Sản phẩm mà Việt Long cung cấp là các sản phẩm điện máy, gia dụng như: tivi, tủ lanh, máy tính, bếp… trong đó mặt hàng chủ lực là các sản phẩm điện tử, điện lạnh. Các sản phẩm này hết sức đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức, kiểu dáng giúp tăng sự lựa chọn cho quý khách hàng. Chất lượng của các sản phẩm trong hệ thống phân phối của Việt Long luôn được đảm bảo do được cung cấp từ các doanh nghiệp sản xuất có uy tín như: Samsung, Sanyo… Trong quá trình kinh doanh, Việt Long đã thực hiện hợp lý các chiến lược bán hàng và xúc tiến bán hàng. Các chương trình khuyến mãi, giảm giá được đưa ra nhằm hỗ trợ khách hàng và kích cầu mua sắm. Hình thức bán hàng của hệ thống phân phối hết sức đa dạng, phương thức thanh toán linh hoạt đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Bên cạnh đó các hoạt động xúc tiến, quảng cáo phát triển thương hiệu cũng được thực hiện thành công như: Tiến hành hội trợ, triển lãm, tài trợ cho các chương trình, sự kiện… Không chỉ quan tâm phát triển kinh doanh, Việt Long còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Công ty đã nhiều lần tham gia quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lụt, người tàn tật… Bên cạnh đó, Công ty thực hiện nhiều hoạt động thể thao văn hóa, góp phần phát triển các phong trào thanh niên. Hàng năm các cán bộ, công nhân viên trong hệ thống phân phối có sự giao lưu, học hỏi, tham gia các hoạt động văn hóa nhằm tạo môi trường cởi mở, thân thiện giữa các thành viên trong công ty. Nhờ kết quả hoạt động kinh doanh tốt, công tác phát triển thương hiệu thành công cùng với ý thức trách nhiệm xã hội, Việt Long đã được trao giải Sao vàng đất Việt và nhận bằng khen của bộ Công Thương. Thương hiệu Việt Long đã được định vị trong tâm trí khách hàng. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống phân phối sản phẩm của Việt Long vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục. Hệ thống phân phối phát triển mạnh tuy nhiên doanh thu chủ yếu là từ hoạt động bán lẻ với khu vực trọng tâm là thị trường Hà Nội. Hoạt động phân phối bán buôn đã có sự mở rộng mạng lưới ra các tỉnh nhưng 2 thị trường tiềm năng là miền Trung và miền Nam còn đang bỏ ngỏ. Nguyên nhân là do khoảng cách về địa lý, tiềm lực của công ty còn ở mức trung binh nên chưa thể vươn xa và xâm nhập 2 thị trường này. Tại các tỉnh thành phía Bắc mặc dù công ty đã thúc đẩy hoạt động phân phối bán buôn tuy nhiên mới chỉ tập trung tại các khu trung tâm mà bỏ qua các khu dân cư có có tiềm năng khác. Cùng với việc mở rộng hệ thống phân phối, số lượng nhân lực của công ty đã được tuyển dụng tăng lên đáng kể (trên 200 người) tuy nhiên tình trạng thiếu nhân lực cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó việc điều phối, điều chuyển nhân lực trong toàn bộ hệ thống chưa hợp lý. Ví dụ như có khoảng thời gian ô tô, nhân viên ở khu vực này rảnh rỗi, ở khu vực khác đang rất bận rộn và thiếu nhân lực nhưng việc điều chuyển phối hợp hành động còn rất kém. Nguyên nhân chính là do việc phán đoán tình hình, công tác tổ chức chưa thật tốt và cần rút kinh nghiệm trong thời gian tới. Khi số lượng nhân lực tạm thời đáp ứng được khối lượng công việc thì một bộ phận nhân viên do trình độ kĩ năng nghề nghiệp còn kém, đặc biệt là nhân viên bán hàng đã chưa làm hài lòng khách hàng. Công ty đã đã tổ chức, thành lập các phòng ban chức năng tuy nhiên sự phối hợp giữa các phòng còn kém. Phòng Marketing thực hiện nghiên cứu thị trường, các hoạt động xúc tiến. sau khi điều tra, xem xét đã đề xuất các ý kiến lên ban lãnh đạo. Phòng Mua hàng thực hiện hoạt động nghiệp vụ liên quan đến tạo nguồn, mua hàng, đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho công ty. Sự phối hợp thực hiện kém dẫn tới tình trạng những có những loại sản phẩm không có hàng để bán, nhưng có những loại sản phẩm thì tồn kho, không bán được. Điều đó đã làm tốn chi phí bảo quản, ứ đọng vốn và tổn thất rất lớn về doanh thu của công ty. Các sản phẩm hàng hóa mà Việt Long cung cấp khá đa dạng, phong phú tuy nhiên doanh thu chủ yếu vẫn là từ các sản phẩm điện tử, điện lạnh. Nguyên nhân là mặt hàng này có giá trị lớn là mặt hàng có thế mạnh của công ty nhưng cũng phản ánh hiện thực về kết quả kinh doanh không tốt của các mặt hàng còn lại. Tỉ trọng doanh thu hàng điện tử, điện lạnh chiếm tới hơn 85% tổng doanh thu trong khi nhiều loại sản phẩm khác cộng lại cũng chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ gây ra sự mất cân đối trong việc kinh doanh đa dạng hóa sản phẩm. Các sản phẩm điện máy mà Việt Long phân phối thường có giá trị tương đối lớn cùng với đặc thù của việc phân phối bán buôn nên giá trị lô hàng bán cho các khách hàng thường là rất lớn. Chính điều này đã dẫn tới tình trạng các khách hàng nợ lại một phần hóa đơn chưa thanh toán dẫn tới tình trạng thiếu vốn kinh doanh của công ty. Tình hình công nợ chính là một vấn đề quan trọng mà Việt Long cần quan tâm trong thời gian tới. Mặt khác, Ban lãnh đạo công ty đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo sự thi đua, khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên. Cùng với đó phòng hành chính nhân sự cũng ban hành các bản nội quy nhằm định hướng hành động của toàn thể nhân viên trong hệ thống như: thực hiện tiết kiệm, đi làm đúng giờ…. Tuy nhiên kết quả của việc này chưa thực sự như mong đợi, đối với một bộ phận cán bộ công nhân viên đây chỉ giống như một phong trào mà không tham gia thực hiện nghiêm túc, tích cực. Việt Long là một công ty có quy mô trong lĩnh vực phân phối tuy nhiên vấn đề phát triển thương hiệu chưa thực sự được quan tâm đúng mức, văn hóa công ty vẫn chưa được xây dựng thống nhất và thực hiện có kết quả. Việt Long bên cạnh nhiều thành tựu đạt được cũng vẫn còn tồn tại những nhược điểm tồn tại cần khắc phục. Trong thời gian tới ban lãnh đạo cần có các biện pháp tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được cùng với đó là khắc phục những nhược điểm, hạn chế nhằm tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VIỆT LONG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Phương hướng phát triển của công ty Việt Long trong thời gian tới 3.1.1. Dự báo thị trường mặt hàng điện máy, gia dụng Trong những năm gần đây, thu nhập bình quân đầu người cả nước đều tăng đặc biệt thu nhập tại những khu vực có kinh tế phát triển như các khu vực đô thị, trung tâm công nghiệp thì người dân có mức thu nhập tương đối cao. Ví dụ thu nhập bình quân đầu người tại thủ đô Hà Nội năm 2009 đạt 32 triệu đồng và dự báo năm 2010 là 37,5 triệu đồng. Cùng với Hà Nội thì các các thành phố, thị xã ở phía Bắc như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang… cũng có thu nhập bình quân tăng đáng kể và dự báo đạt trung bình khoảng 35 triệu đồng trong năm 2010. Khi kinh tế phát triển sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng phục vụ cho đời sống hàng ngày của nhân dân. Hiện nay, nền kinh tế đang có bước phục hồi sau cuộc khủng hoảng, việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà máy đang khôi phục và phát triển. Người lao động sẽ có cơ hội việc làm và tăng thêm thu nhập nhằm cải thiện đời sống. Mặt khác, nhịp sống công nghiệp sẽ khiến mọi người có ít thời gian rảnh dỗi, nhu cầu về các sản phẩm mang lại tính tiện ích trong sinh hoạt và tiêu dùng sẽ tăng cao ví dụ như: Máy giặt, tủ lạnh, máy rửa bát… Như vậy cầu về mặt hàng điện máy sẽ tăng không chỉ tập trung tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn tăng mạnh tại các trung tâm công nghiệp, các thành phố, thị xã khác trên cả nước. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điện máy, gia dụng sau khi gặp khó khăn lớn trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua đang dần hồi phục và phát triển. Nguồn cung về các loại sản phẩm này hết sức dồi dào và phong phú đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Hoạt động thương mại quốc tế phát triển cũng tăng nguồn cung về số lượng và đa dạng hóa chủng loại hàng hóa. Người tiêu dùng có thể tiếp cận với những sản phẩm có chất lượng từ những doanh nghiệp sản xuất có uy tín như: Sam Sung, LG, Panasonic… với nhiều sự lựa chọn hơn phù hợp với từng sở thích, điều kiện cụ thể về kinh tế, không gian diện tích… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối cũng đang đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp có thương hiệu như: Việt Long, Pico, Nguyễn Kim… thúc đẩy cả hoạt động phân phối bán buôn và bán lẻ. Các công ty thương mại nhỏ, các cửa hàng, đại lý cung cấp những sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng. Mặt khác, bước sang năm 2010 khi nước ta đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới , các doanh nghiệp nước ngoài được phép phát triển hệ thống phân phối tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa cùng với tiềm lực mạnh về tài chính sẽ phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh của mình. Người tiêu dùng trong nước có nhiều sự lựa chọn hơn về các nhà cung cấp, phân phối sản phẩm điện máy, gia dụng từ đó được hưởng lợi từ chất lượng dịch vụ tốt nhất. Như vậy, trong lĩnh vực phân phối sản phẩm thị phần không chỉ được chia sẻ bởi các doanh trong nước mà còn có sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối sản phẩm hàng hóa nói chung và sản phẩm điện máy, gia dụng nói riêng sẽ trở nên hết sức khốc liệt. Như vậy trong năm 2010 và những năm tới, nhu cầu về mặt hàng điện máy, gia dụng tiếp tục tăng và tăng cao tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó thị trường cũng tồn tại sự cạnh tranh hết sức khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược hành động đúng đắn để tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.2. Phương hướng phát triển của công ty Việt Long trong thời gian tới. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, Việt Long đã đạt được một số thành tựu đáng kể và phương hướng trong thời gian tới sẽ tiếp tục có chiến lược, hành động nhằm phát triển hoạt động kinh doanh. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới là duy trì tốc độ tăng trưởng khá với mức tăng trưởng về lợi nhuận khoảng 20%/ năm. Việt Long sẽ tiếp tục nghiên cứu và đầu tư xây dựng thêm các siêu thị điện máy không chỉ tại địa bàn Hà Nội mà mở rộng sang các tỉnh như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định… Bên cạnh việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ, Việt Long còn cố gắng đẩy mạnh hoạt động phân phối bán buôn, tăng số lượng khách hàng là đại lý, công ty thương mại tại các tỉnh phía Bắc đồng thời tìm cách xâm nhập vào thị trường miền Trung và Miền Nam. Công ty tiếp tục phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp hiện tại như: Sam Sung, LG, Sanyo và tích cực tìm kiếm nguồn hàng, đang dạng hóa sản phẩm hàng hóa để tăng sự lựa chọn cho khách hàng. Công ty không chỉ tập trung mở rộng hệ thống phân phối mà còn tập trung phát triển các hệ thống phân phối theo chiều sâu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty trú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng đồng thời phát triển các loại hình dịch vụ bổ sung nhằm nâng cao tính tiện ích. Phát triển nguồn nhân lực là một chiến lược hết sức qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty Việt Long.doc
Tài liệu liên quan