Chuyên đề Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Hoạt động bảo lãnh đã làm phong phú các loại hình dịch vụ của Sở, thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến vởi Sở. Số dư bảo lãnh và doanh số bảo lãnh tăng trưởng nhanh. Hoạt động bảo lãnh cũng đem lại một nguồn thu đáng kể từ phí bảo lãnh. Thông thường phí thu được từ hoạt động bảo lãnh chiếm trên dưới 40% tổng thu từ hoạt động dịch vụ của SGDI. Hoạt động bảo lãnh cũng tạo tiền đề cho hoạt động tín dụng, huy động vốn bởi thông qua việc phát hành bảo lãnh, SGDI đã tận dụng được một nguồn vốn rẻ từ tài khoản ký quỹ của khách hàng đồng thời khi doanh nghiệp có khó khăn về mặt tài chính và nảy sinh nhu cầu vay vốn thì tín dụng SGDI đã đáp ứng kịp thời. Càng ngày, lòng tin của khách hàng đối với SGDI càng tăng lên nhờ việc làm tốt vai trò của nhà tư vấn.

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch của Nhà nước. ² Năm 1977, Quyết định 32/QĐ-CP cho phép Ngân hàng Kiến thiết được mở rộng đầu tư tín dụng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và chuyển cho NHNN phụ trách quản lý lĩnh vực này. ² Năm 1981, quyết định 295/QĐ-CP chuyển Ngân hàng Kiến thiết trực thuộc NHNN, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt nam. ² Năm 1988, quyết định 53/CP cho phép Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt nam được tổ chức hạch toán kinh doanh độc lập. Cuối năm 1988, Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng tách ra như là một NHTM chuyên doanh. ² 14/11/1990, Hội đồng Bộ trưởng quyết định 401/QĐ-HĐBT đổi tên Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt nam thành NH ĐT&PT VN. ² 24/11/1990,Thống đốc quyết định 69/QĐ-NH5 ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của NH ĐT&PT VN, chuyển từ hạch toán tập trung sang hạch toán kinh doanh độc lập và có bộ máy lãnh đạo quản lý riêng. ² 27/3/1990, Thủ tướng Chính phủ có quyết định 90/TTg quy định NH ĐT&PT VN tổ chức lại thành doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư và Phát triển, trở thành một NHTM kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng. Trong kế hoạch phát triển đến 2010, NH ĐT&PT VN sẽ được xây dựng thành một tập đoàn tài chính vững mạnh - Ngân hàng đa năng. ú Sơ lược quá trình hình thành của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Sở giao dịch I được thành lập theo quyết định số 76 QĐ/TCCB ngày 28/3/1991 của Tổng Giám đốc NH ĐT&PT VN. Theo quyết định này, Sở giao dịch I là đơn vị trực thuộc NH ĐT&PT VN, thực hiện hạch toán nội bộ, có quyền tổ chức và ra các quyết định quản lý, có con dấu riêng, kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ hoạt động của NH ĐT&PT VN. Cùng với sự phát triển của NH ĐT&PT VN, Sở giao dịch I cũng dần lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng, luôn là đơn vị dẫn đầu toàn hệ thống trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của NH ĐT&PT VN, tổng giá trị tài sản của SGDI chiếm tới 15% giá trị tài sản của NH ĐT&PT VN. Từ khi ra đời, hoạt động của Sở luôn gắn liền với mục tiêu chung mà NH ĐT&PT VN đề ra, đó là: ² Thời kỳ 1991-1994: Nhiệm vụ chính là cấp phát vốn Ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản. ² Thời kỳ từ năm 1995 đến nay: Thực hiện kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ thanh toán, tự cân đối nguồn, tìm dự án cho vay. Hiện nay, trụ sở giao dịch chính SGDI là toà nhà số 53 Quang Trung, địa bàn tập trung nhiều cơ quan đầu não của Nhà nước, có nhiều doanh nghiệp thuộc tổng công ty 90, 91, các công ty lớn, các doanh nghiệp và nhiều tầng lớp dân cư. Đây là điều kiện thuận lợi đầu tiên cho thành công của SGDI trong thời gian vừa qua cũng như trong tương lai. 2.1.2. Một số vấn đề về tổ chức hoạt động của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: SGDI được xây dựng theo mô hình hiện đại hoá Ngân hàng, theo hướng tiên tiến phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh. Điều hành hoạt động của SGDI là Giám đốc chi nhánh. Giúp việc Giám đốc điều hành chi nhánh là các Phó giám đốc, hoạt động theo sự phân công uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh. SGDI được tổ chức thành 5 khối: Khối tín dụng; Khối dịch vụ khách hàng; Khối hỗ trợ kinh doanh; Khối nội bộ; Các đơn vị trực thuộc, mỗi khối lại bao gồm nhiều phòng chức năng. Nội dung hoạt động của Sở giao dịch I: ² Huy động vốn: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo quy định của NH ĐT&PT VN; thực hiện các hình thức huy động khác theo quy định của NH ĐT&PT VN. ² Cho vay: Cho vay đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống, các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội và các nhu cầu hợp pháp khác đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật, của NHNN và uỷ quyền của NH ĐT&PT VN. ² Chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. ² Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định. ² Thực hiện dịch vụ Bảo lãnh ngân hàng, tài trợ thương mại khác theo quy định của NH ĐT&PT VN. ² Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân quỹ. ² Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các nghiệp vụ ngoại hối. ² Dịch vụ Ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư dự án, tư vấn tài chính cho khách hàng. ² Tham gia đấu thầu thương phiếu và các giấy tờ có giá trên Thị trường mở. ² Là đầu mối cho các đơn vị trong toàn hệ thống trong một số hoạt động nghiệp vụ của NH ĐT&PT VN. ² Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc NH ĐT&PT VN giao. 2.1.3. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: 2.1.3.1. Công tác huy động vốn: Với một Ngân hàng hay một doanh nghiệp cũng vậy, yếu tố đầu vào là một nhân tố quan trọng quyết định đến toàn bộ hoạt động kinh doanh và thu lợi nhuận. Với Ngân hàng, nguồn vốn huy động được chính là yếu tố đầu vào. Ngân hàng có đáp ứng được nhu cầu xã hội hay không, có đưa ra được một mức giá cạnh tranh hay không, có thu hút được một lượng khách hàng nhiều hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác huy động vốn của Ngân hàng đó. Nhận thức được vấn đề trên, Sở giao dịch I luôn đặc biệt coi trọng đến công tác huy động vốn với các hình thức đa dạng như: nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân dưới mọi hình thức phong phú: tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, không kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức đa dạng; huy động kỳ phiếu, trái phiếu với các loại kỳ hạn và nhiều hình thức huy động khác với lãi suất khá hấp dẫn. Có thể thấy được sự biến động tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng của SGDI giai đoạn 2001- 2003 qua bảng số liệu sau: (Số liệu từ phòng Kế hoạch - Nguồn vốn) (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1. Tiền gửi khách hàng 1.953.133 2.338.372 2.771.700 + Tiền gửi không kỳ hạn 633.032 666.279 556.410 + Tiền gửi có kỳ hạn 1.320.101 1.672.093 2.215.290 2. Tiền gửi dân cư 4.392.226 5.288.373 5.165.807 + Tiết kiệm 2.349.607 2.508.236 2.404.572 + Kỳ phiếu 903.629 1.670.934 1.688.811 + Trái phiếu 1.138.990 1.109.203 1.072.424 3. Huy động khác 96.493 184.877 470.793 Tổng cộng 6.441.852 7.811.622 8.408.300 Bảng số liệu trên cho thấy nhìn chung mức huy động vốn của SGDI tăng nhanh qua các năm. Tổng mức huy động năm 2002 tăng 21,26% so với năm 2001 và mức huy động năm 2003 cũng tăng 7,64% so với năm 2002. Trong cơ cấu nguồn thì tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2001 chiếm 68,18%, năm 2002 chiếm 67,69% và năm 2003 tỷ lệ này là 69,34%. Huy động khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Trong năm 2003, ngay từ đầu năm các NHTM đã có cuộc cạnh tranh mạnh mẽ quyết liệt đặc biệt là huy động vốn bằng VND trên địa bàn Hà nội. Trước tình hình đó, với vai trò là đầu tàu của hệ thống, SGDI đã theo dõi sát sao thị trường tài chính, nhận định dự trù thu chi để đưa ra lãi suất hợp lý, tính hấp dẫn cao nhằm thu được nguồn vốn lớn phục vụ cho công tác tín dụng thanh toán tại SGDI và góp phần đắc lực để điều hoà nguồn vốn trong toàn hệ thống. Tính đến 31/12/2003, số dư huy động đạt 8.408,3 tỷ đồng, tăng 10,25% so với năm trước. Thị phần huy động vốn trên địa bàn chiếm 7% tổng nguồn vốn huy động của ngành Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. Cũng trong năm này, SGDI đã tiếp cận mở rộng số khách hàng có tiềm năng tiền gửi thanh toán để khai thác kênh huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp nhằm ổn định cơ cấu và hạ giá thành đầu vào. Con số này đạt 2.771.700 triệu đồng, tăng 433.328 triệu đồng (18,53%) so với năm 2002. Trong năm 2003, Sở đã tiếp thị và khai thác được trên 1000 cá nhân sử dụng thẻ ATM, trên 200 doanh nghiệp mới mở tài khoản tiền gửi. 2.1.3.2. Công tác tín dụng: Các chỉ tiêu tín dụng đã đạt được tính đến 31/12/2003 như sau: (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1. Cho vay ngắn hạn 1.310.429 830.339 825.170 2. Cho vay trung, dài hạn TM 1.813.109 2.265.679 1.955.707 3. Cho vay KHNN 1.026.498 1.012.176 728.528 4. Cho vay uỷ thác, ODA 387.955 432.392 466.980 5. Cho vay tổ chức tín dụng khác 381.097 148.877 6. Cho vay đồng tài trợ 304.738 934.905 1.018.240 Tổng cộng 5.223.826 5.660.368 4.994.625 Cho vay ngắn hạn của Sở chiếm tỷ trọng tương đối thấp 25,08% năm 2001; 14,67% năm 2003 và tỷ lệ này là 16,52% năm 2003. Điều này cho thấy tình trạng mất cân đối giữa đầu tư ngắn hạn với đầu tư trung, dài hạn của Sở vẫn chưa được giải quyết. Bên cạnh đó, Sở còn khá dè dặt trong cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, biểu hiện là dư nợ cho vay trung và dài hạn của khu vực vày còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Việc xúc tiến thành lập thêm một phòng tín dụng mới trong năm 2004 với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tin rằng SGDI sẽ tìm ra hướng đi mới cho tình trạnh mất cân đối này. Tín dụng trung, dài hạn thương mại năm 2001 chỉ chiếm 34,71% nhưng giai đoạn 2002 - 2003 đã tăng lên xấp xỉ 40% trong tổng dư nợ. Trong khi đó tín dụng trung, dài hạn theo kế hoạch Nhà nước chiếm tỷ trọng càng ngày càng giảm trong tổng dư nợ, năm 2001 chiếm 19,65%; năm 2002 chiếm 17,88%; năm 2003 chỉ chiếm 14,59%. Đây là một tín hiệu đáng mừng minh chứng sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động của doanh nghiệp càng ngày càng ít đi đồng nghĩa với việc tính độc lập tự chủ của các doanh nghiệp càng ngày càng tăng lên. Theo đó, đồng vốn Ngân hàng cũng càng ngày càng được sử dụng hiệu quả. Cho vay uỷ thác, ODA, cho vay các tổ chức tín dụng khác chiếm một tỷ trọng khá nhỏ và không phát sinh tăng. Hoạt động cho vay đồng tài trợ của SGDI có chuyển biến tốt, tăng nhanh trong giai đoạn 2001 - 2003. Năm 2003 dư nợ cho vay đồng tài trợ đạt 1.018.240 triệu đồng, chiếm tới 20,39% trong tổng dư nợ. Năm 2003, tuy dư nợ tín dụng có giảm nhưng SGDI đã tiếp cận được với nhiều khách hàng mới có nhiều tiềm năng, thực hiện đa dạng hoá khách hàng và nâng cao chất lượng tín dụng. Công tác thu nợ cũng đạt kết quả tốt. Đến 31/12/2003, Sở đã thu được 282,43 tỷ đồng tín dụng theo kế hoạch Nhà nước (hoàn thành 172,21% kế hoạch); 91,28 tỷ đồng tín dụng chỉ định (kế hoạch là12,8 tỷ); tỷ lệ dư nợ quá hạn được cải thiện và kiểm soát theo chiều hướng tích cực. 2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ: Với mong muốn thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đồng thời đáp ứng các yêu cầu của một Ngân hàng hiện đại, hoạt động dịch vụ ở SGDI luôn là một trong những mặt được quan tâm hàng đầu. Các mảng hoạt động chính như thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ thanh toán trong nước, hoạt động kho quỹ, kinh doanh tiền tệ... đều phát huy được hiệu quả của mình. Cụ thể năm 2003, thu ròng từ hoạt động dịch vụ đạt 28,5 tỷ đồng, thu bảo lãnh đạt 11,94 tỷ đồng; thu dịch vụ thanh toán trong nước đạt 1,167 tỷ đồng; thu dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 7,44 tỷ; thu kinh doanh ngoại tệ đạt 5,7 tỷ đồng; thu phí khác đạt 2,72 tỷ đồng. Ú Về công tác bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng cũng là một trong những thế mạnh của SGDI - NH ĐT&PT VN. Các loại hình bảo lãnh mà Sở cung cấp cho khách hàng rất phong phú bao gồm: bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm; bảo lãnh nộp thuế; bảo lãnh vay vốn nước ngoài; bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh đối ứng và nhiều hình thức bảo lãnh khác. Số dư bảo lãnh quy đổi đến 31/12/03 ước đạt 3161 tỷ đồng, thu từ hoạt động bảo lãnh đến 31/12/03 đạt tỷ đồng chiếm 41,9% tổng thu dịch vụ. Công tác bảo lãnh đảm bảo an toàn 100%, không phát sinh rủi ro và các khoản phải thanh toán thay Bên được bảo lãnh. SGDI có thể căn cứ vào tình hình cụ thể của khách hàng để cấp hạn mức bảo lãnh hay căn cứ vào uy tín của năng lực của từng khách hàng để quyết định miễn hay giảm tài sản thế chấp, cầm cố. Phí bảo lãnh cũng được giảm đi đối với khách hàng ký quỹ 100% hoặc những khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Ú Công tác thanh toán quốc tế: Các phương thức thanh toán mà SGDI cung cấp cho khách hàng như: giao dịch L/C hàng nhập, giao dịch L/C hàng xuất, giao dịch nhờ thu, dịch vụ chuyển tiền... Trong năm 2003, khối lượng giao dịch hàng xuất khẩu thực hiện tại SGDI, số lượng chuyển tiền đi, chuyển tiền đến tăng so với năm 2002 cả về doanh số và số món. Mặc dù hoạt động thanh toán quốc tế tại SGDI cũng gặp khó khăn do mức độ cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt cả về lãi suất cũng như mức phí thanh toán làm cho khách hàng có nhiều giao động tuy nhiên SGDI vẫn cố gắng giữ ổn định số khách hàng của mình và phát triển thêm một số khách hàng mới như : Công ty Sun Ivy, công ty sơn Việt-Mỹ, công ty xuất nhập khẩu khoáng sản... Với những nỗ lực và cố gắng cao, hoạt động thanh toán quốc tế đã đạt kết quả tương đối tốt như sau: Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế đạt 480 triệu USD, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 340 triệu USD, tăng 102% so với năm 2002 và đạt 125% kế hoạch năm. Thu phí thanh toán quốc tế đạt 7,44 tỷ đồng. Ú Với hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Năm 2003, tình hình kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn nói chung và của SGDI nói riêng gặp không ít khó khăn do tác động của tình hình kinh tế chính trị nóng bỏng của một số quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu. Tỷ giá công bố của NHNN với tỷ giá mua bán quốc tế trên thị trường liên Ngân hàng luôn có sự chênh lệch gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ đặc biệt trong thời kỳ cuối năm 2003. Không chỉ đồng USD mà các ngoại tệ khác như EUR, JPY... cũng có nhiều biến động khó lường. Trong tình hình khó khăn như vậy nhưng công tác kinh doanh ngoại tệ vẫn luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán của khách hàng tại Sở, hỗ trợ các bộ phận nghiệp vụ có liên quan đồng thời đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên Ngân hàng và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2003 đạt 418,6 triệu USD, thu lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 5,7 tỷ đồng; thanh toán tốt các hoạt động thu đổi ngoại tệ như thu đổi ngoại tệ EUR, USD, thanh toán thẻ Visa, Master Card... ÚDịch vụ tiền tệ kho quỹ: Công tác kho quỹ luôn cung ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tiền mặt của khách hàng với doanh số thu chi đạt 7053 tỷ đồng, 355 triệu USD, đạt tốc độ tăng bình quân năm trên 25%; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về tiền tệ kho quỹ, công tác giao nhận vận chuyển tiền; đã trả lại 177 triệu đồng, 270 USD tiền thừ cho khách hàng, phát hiện và thu giữ trên 48 triệu đồng tiền giả... hoàn thành tốt nhiệm vụ là đầu mối chi tiền mặt cho các chi nhánh khu vực phía bắc trong toàn hệ thống. Bên cạnh việc thực hiện công tác thu chi tại quỹ, SGD còn thực hiện dịch vụ thu tiền tận nơi khi khách hàng có yêu cầu. ÚDịch vụ thanh toán: Nhìn chung thanh toán qua SGDI là giải pháp thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và bảo mật cho khách hàng với lãi suất linh hoạt hấp dẫn và nhiều dịch vụ hỗ trợ đi kèm (Home - Banking, ATM...). Khách hàng có thể thanh toán nhanh đến các tỉnh, thành phố trên cả nước. Ú Đối với dịch vụ bảo hiểm: Phối hợp cùng công ty liên doanh bảo hiểm Việt - úc, các loại hình bảo hiểm mà SGDI cung cấp khá phong phú với thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo an toàn về vốn cho hoạt động kinh doanh của khách hàng, khi xảy ra rủi ro phát sinh trách nhiệm bồi thường, khách hàng sẽ nhận được bồi thường nhanh chóng, thoả đáng với mức phí bảo hiểm cạnh tranh. Bên cạnh công tác dịch vụ để tăng thu lợi nhuận, SGDI cũng tích cực đóng góp vào sự hoạt động phát triển chung của toàn hệ thống đặc biệt là công tác cơ cấu lại Ngân hàng, phát triển mạng lưới. Riêng trong năm 2003 vừa qua, SGDI đã tiến hành nâng cấp phòng giao dịch Tràng Tiền thành chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành - chi nhánh cấp một trực thuộc NH ĐT&PT VN và hiện nay đang nâng cấp phòng giao dịch 2 thành chi nhánh Đông Đô trực thuộc NH ĐT&PT VN. Sự hoạt động ổn định và thành công ban đầu của các chi nhánh mới thành lập là một thực tế khẳng định tính chu đáo trong công tác chuận bị về năng lực tài chính, bộ máy tổ chức, trình độ chuyên môn và công tác tư tưởng của tập thể đội ngũ cán bộ nhân viên SGDI. 2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: 2.2.1. Kết quả hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Với mong muốn đáp ứng và thoả mãn ngày một đầy đủ hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng nhất là nhóm khách hàng truyền thống là các chủ đầu tư công trình, các nhà thầu thi công xây lắp, năm 1995, SGDI đã mạnh dạn áp dụng dịch vụ bảo lãnh. Là một trong những Ngân hàng triển khai sớm nhất dịch vụ bảo lãnh, trong giai đoạn đầu thực hiện, SGDI đã gặp không ít khó khăn do sự thiếu hiểu biết của khách hàng, thiếu sự chỉ đạo, điều tiết của hệ thống văn bản pháp quy và bởi đây còn là một lĩnh vực quá mới mẻ đối với cán bộ Ngân hàng. Qua thời gian, cùng với sự ra đời và hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp quy, với sự tìm tòi học hỏi không ngừng của các cán bộ, Lãnh đạo Sở, hoạt động bảo lãnh tại Sở càng ngày càng phát triển hơn, số lượng khách hàng tăng lên, nhiều hình thức bảo lãnh phong phú được triển khai, doanh số/số dư/số món/thu nhập từ hoạt động bảo lãnh tăng và chất lượng hoạt động bảo lãnh càng ngày càng được củng cố. Đặc biệt giữ gìn và phát huy nghề nghiệp truyền thống của NH ĐT&PT VN, các loại bảo lãnh trong xây dựng bao gồm bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước phát triển rất mạnh mẽ. Có thể thấy kết quả hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch I trong thời gian gần đây qua bảng số liệu sau: (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số dư BL Tỷ trọng (%) Số dư BL Tỷ trọng (%) Số dư BL Tỷ trọng (%) Bảo lãnh dự thầu 127,39 8,34 248,52 12,65 419,78 13,28 BL thực hiện hợp đồng 713,51 46,71 936,72 47,68 1257,13 39,77 BL tiền ứng trước 379,58 24,85 437,52 22,27 874,65 27,67 Bảo lãnh bảo hành 29,33 1,92 26,13 1,33 45,83 1,45 Bảo lãnh vay vốn 93,63 6,13 98,03 4,99 209,57 6,63 Bảo lãnh thanh toán 34,52 2,26 50,10 2,55 110,64 3,5 Bảo lãnh khác 149,54 9,79 167,58 8,53 243,40 7,7 Tổng 1527,5 100 1964,6 100 3161 100 Biểu đồ 1. Mức tăng số dư bảo lãnh qua các năm: Thông qua bảng số liệu và biểu đồ trên chúng ta có thể thấy hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong những năm gần đây đã có một sự tăng trưởng rõ rệt. Số dư bảo lãnh qua các năm liên tục tăng, từ mức 1527,5 tỷ đồng năm 2001 lên đến 1964,6 tỷ đồng năm 2002, tăng 28,62%. Đặc biệt sang năm 2003, con số này đạt 3161 tỷ đồng, tăng 60,89% so với năm 2002. Như vậy, mức tăng trưởng về số dư bảo lãnh qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối đều rất cao. Đây là một một minh chứng hết sức sinh động về sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong những năm gần đây. Bước phát triển này cũng là một điều tất yếu vì nó đã phản ánh đúng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế xã hội nước ta và của địa bàn Hà nội trong những năm gần đây đồng thời nó cũng phản ánh rõ nét những nỗ lực, cố gắng của ban Lãnh đạo, các cán bộ Sở đặc biệt là cán bộ thực hiện bảo lãnh trong việc từng bước phát triển hoạt động bảo lãnh phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế và nâng cao uy tín của Ngân hàng. Theo loại hình bảo lãnh: Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cung cấp cho khách hàng các loại bảo lãnh sau: ² Bảo lãnh dự thầu ² Bảo lãnh thực hiện hợp đồng ² Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước ² Bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm ² Bảo lãnh vay vốn trong nước ² Bảo lãnh vay vốn nước ngoài ² Bảo lãnh thanh toán ² Bảo lãnh đối ứng ² Bảo lãnh nộp thuế ² Bảo lãnh khác theo yêu cầu Như vậy, các loại hình bảo lãnh mà Sở giao dịch I cung cấp cho khách hàng rất phong phú tuy nhiên chỉ có các loại bảo lãnh trong xây dựng (bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước) là phát triển mạnh mẽ hơn cả. Năm 2001, tỷ trọng các loại bảo lãnh trong xây dựng chiếm tới 81,82%, năm 2002 chiếm 83,93% và đến năm 2003 thì con số này là 82,17%. Biểu đồ 2. Tỷ trọng số dư các loại bảo lãnh trong xây dựng so với tổng số dư các loại bảo lãnh Biểu đồ 3. Tỷ trọng số dư các loại bảo lãnh tại SGDI năm 2003. Ä Với bảo lãnh dự thầu: Bảo lãnh dự thầu có đặc điểm là giá trị của mỗi món bảo lãnh không lớn, chưa đến 5% giá bỏ thầu do đó tỷ trọng số dư của loại bảo lãnh này không cao: 8,34% năm 2001; 12,65% năm 2002; 13,28% năm 2003, tuy nhiên bảo lãnh dự thầu lại gồm rất nhiều món phát sinh. Điều này hoàn toàn phù hợp vì phần lớn khách hàng của Sở giao dịch I là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Khi tham gia dự thầu, chủ đầu tư thường yêu cầu các nhà thầu phải có bảo lãnh của một Ngân hàng uy tín để đảm bảo rằng họ sẽ được bồi thường nếu các bên dự thầu vi phạm quy chế đấu thầu hay để chắc chắn việc tham gia đấu thầu của các nhà thầu là hoàn toàn nghiêm túc. Bảo lãnh dự thầu do SGDI - NH ĐT&PT VN cung cấp đã đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo lãnh cho các khách hàng của mình. Bảo lãnh dự thầu cũng là tiền đề phát sinh các nhu cầu bảo lãnh tiếp theo sau khi doanh nghiệp đã trúng thầu đặc biệt là trong các hợp đồng thi công xây lắp và đem lại một khoản phí đáng kể cho Ngân hàng. Ä Với bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là loại bảo lãnh chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số dư bảo lãnh tại SGDI: 42,71% năm 2001; 41,68% năm 2002; 39,77% năm 2003. Loại bảo lãnh này có giá trị lớn, chiếm từ 10% đến 15% giá trị hợp đồng. Bảo lãnh này thường là giai đoạn tiếp theo bảo lãnh dự thầu sau khi các nhà thầu đã trúng thầu, nhằm đảm bảo với chủ đầu tư rằng nhà thầu sẽ thực hiện đúng cam kết đã ký. Do giá trị lớn nên loại bảo lãnh này đòi hỏi phải có các loại hình bảo đảm cho bảo lãnh khá chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Ä Với bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: Loại bảo lãnh này cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, chỉ sau bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 23,85% năm 2001; 22,27% năm 2002; 27,67% năm 2003. Đối với các nhà thầu, trong khả năng vốn còn hạn hẹp, họ thường yêu cầu chủ đầu tư hỗ trợ một phần tiền ứng trước mặt khác để đảm bảo an toàn, chủ đầu tư cũng yêu cầu có một Bảo lãnh ngân hàng đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước nếu đối tác không thực hiện đúng hợp đồng. Giá trị bảo lãnh chiếm từ 5% đến 10% giá trị hợp đồng. Ä Với bảo lãnh bảo hành: Loại bảo lãnh này chiếm tỷ trọng không lớn: 1,92% năm 2001; 1,33% năm 2002; 1,45% năm 2003. Giá trị bảo lãnh chỉ chiếm từ 2-5% giá trị hợp đồng nhưng mức độ rủi ro cũng khá cao bởi nếu xảy ra hiện tượng gì với công trình sau khi thi công mà chủ thầu không khắc phục được thì Sở giao dịch I sẽ phải thanh toán cho chủ đầu tư nhưng Ngân hàng thường không yêu cầu khách hàng có bảo đảm chặt chẽ như các loại bảo lãnh khác. Ä Với bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh thanh toán: Thường được doanh nghiệp sử dụng khi tham gia vào quan hệ tín dụng và thương mại quốc tế. Mặt khác theo quy định của NH ĐT&PT VN, tất cả các món bảo lãnh có giá trị vượt quá một giới hạn quy định thì chi nhánh phải chuyển lên Trung ương thực hiện. Mức phí vẫn chưa hấp dẫn, trình độ thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng liên quan đến phạm vi quốc tế chưa cao so với một số đối thủ cạnh tranh trên địa bàn như Ngân hàng Ngoại thương, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài... cũng là một nguyên nhân khiến cho hai loại bảo lãnh này chưa thực sự hấp dẫn khách hàng. Do đó, số dư hai loại bảo lãnh này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng số dư bảo lãnh tại SGDI. Bên cạnh các loại bảo lãnh trên, Sở giao dịch còn thực hiện nhiều loại hình bảo lãnh khác theo yêu cầu của khách hàng, chiếm một tỷ trọng không lớn, chưa đến 10% trong tổng số dư bảo lãnh. Về đối tượng khách hàng: Khách hàng của Sở giao dịch phần lớn là các Tổng công ty, các doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Năm 2003, tỷ trọng số dư bảo lãnh cho các doanh nghiệp quốc doanh là 89%, còn lại bảo lãnh cho các thành phần kinh tế khác. Biểu đồ 4. Tỷ trọng số dư bảo lãnh theo đối tượng khách hàng. Về phí thu từ hoạt động bảo lãnh. Đây là nguồn thu nhập của Ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng. Khách hàng khi tham gia bảo lãnh thì bắt buộc phải nộp khoản phí bảo lãnh dựa trên cơ sở mức phí do Ngân hàng đưa ra và giá trị, thời gian của khoản bảo lãnh. Công thức tính phí bảo lãnh tại Sở như sau: Phí phải thu = Số tiền được BL * Mức phí BL * Số ngày BL thực tế 360 Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn thì việc Ngân hàng đưa ra mức phí bảo lãnh như thế nào có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến việc thu hút khách hàng của Ngân hàng mình. Thu phí từ hoạt động bảo lãnh qua các năm: Năm Dịch vụ Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Phí thu được (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Phí thu được (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Phí thu được (tỷ đ) Tỷ trọng (%) 1. Dịch vụ bảo lãnh 6.05 32,26 8,1 33,33 11,94 41,89

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28696.doc
Tài liệu liên quan