Chuyên đề Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I (VDC1)

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU KHU VỰC I (VDC I) 6

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC. 6

2. Giới thiệu cơ cấu, tổ chức của Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I – VDC. 8

2.1 Cơ cấu tổ chức: 8

2.2. chức năng nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban 9

3. Các kết quả hoạt động chủ yếu của Trung tâm Điện toán truyền số liệu khu vực 1 (VDC1) 11

3.1. Tình hình sử dụng lao động 11

3.3. Vốn và phân phối lợi nhuận 14

3.4. Các hoạt động dịch vụ khác 15

PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ Ở TRUNG TÂM ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ lIỆU KHU VỰC I – VDCI 16

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Trung tâm Điện toán và truyền số liệu khu vực I 16

1.1. Các nhân tố thuộc về chủ quan 16

1.2. Các nhân tố thuộc về khách quan Nhóm nhân tố về các quyết định, chính sách của nhà nước, các bộ, cơ quan về CNTT 17

2. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I 21

2.1. Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I 21

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I 25

2.1. Dịch vụ Truyền số liệu 27

2.2.Dịch vụ VNN/ INTERNET 31

2.3. Truyền báo 34

2.5. Dịch vụ giá trị gia tăng ( Web ) 37

2.6. Dịch vụ thư điện tử 38

2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ của Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I 39

2.3.1. Ưu điểm 39

3. Nhược điểm và nguyên nhân 41

PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA TRUNG TÂM VDCI 44

1. Định hướng kinh doanh và cơ hội thách thức của Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I 44

1.2. Đánh giá những cơ hội và thách thức với sự phát triển ở Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I 48

1.2.1.Những thách thức mới của VDC1 48

1.2.2.Cơ hội và triển vọng phát triển của VDC1 51

2.2. Các giải pháp chủ yếu 53

2.2.1. Đổi mới mô hình tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hoá các hoạt động kinh doanh, bộ phận nghiên cứu thị trường, các đơn vị bán hàng chuyên nghiệp. 53

2.2.2. Đặt mục tiêu bán hàng là chính, do đó cần phát triển và đẩy mạnh kênh bán hàng, thông qua các chính sách, cơ cấu đối với các kênh phân phối: 56

2.2.3. Trung tâm cần sử dụng các biện pháp đẩy mạnh kênh bán hàng cụ thể như sau: 59

2.2.4. Đối với từng thành viên trong kênh phân phối thực hiện các chính sách cụ thể như sau: 60

1.3.Các kiến nghị 66

KẾT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I (VDC1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u Nghệ An tuy là một đơn vị mới, địa bàn hoạt động độc lập xa trung tâm nhưng đã hoàn thành xuất sắc những chỉ tiêu được giao. Tính riêng trong năm 1998 dịch vụ làm ảnh và in phim báo Nghệ An trong Đài đã lên tới 300 triệu đồng, trong đó dich vụ làm ảnh 60 triệu đồng, dịch vụ in phim Báo Nghệ An 240 triệu đồng.Năm 1999, Đài Truyền báo và truyền số liệu Nghệ An đã đảm bảo thu và in phim báo Nhân dân tại Nghệ An đúng thời gian quy định cùng với dịch vụ tách màu điện tử vượt 10% so với năm trước. * Năm 2002, Các hoạt động của dịch vụ truyền báo đảm bảo thực hiện chính xác, kịp thời. Doanh thu đạt mức tăng trưởng ổn định 4 896 triệu đồng tương ứng với 98% kế hoạch được giao. Chế bản điện tử đạt 962 triệu đồng tức 101.13% so với kế hoạch được giao( kế hoạch được giao là 930 triệu đồng) * Năm 2003 lần đầu tiên Việt Nam đăng cai Đại hội Thể thao Đông Nam á, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Chính phủ, VDC1 đã triển khai thành công hệ thống điện tử xử lý thông tin phục vụ Seagames 22 ( Hệ thống xử lý kết quả thi đấu,Trung tâm báo chí, Trung tâm điều hành). Cán bộ công nhân viên VDC1 đã tích cực triển khaivà hoàn thiện số Báo Nhân dân đầu tiên ra đời tại thành phố Điện Biên Phủ đúng ngày 03 tháng 02. Có thể nói năm 2003, Trung tâm Điện tử Truyền số liệu Khu vực 1 hoàn thành xuất sắc kế hoạch, Tổng doanh thu phát sinh đạt 93.142 tỷ vượt 12.1% kế hoạch được giao( 83.200 triệu đồng), tăng 65 % so với năm 2002. Trong đó mạng truyền báo hoạt động ổn định, thiết bị phục vụ in ấn mạng đã được nâng cấp, lắp đặt mới đảm bảo truyền và in báo với chất lượng tốt. Doanh thu truyền báo đạt 5.615 triệu đồng hoàn thành 98% kế hoạch được giao, tương ứng 98% so với doanh thu của năm 2002. * Năm 2004, VDC 1 đã triển khai thành công những dự án và dịch vụ mới, điển hình là các dự án trọng điểm như : Dự án ADSL mở rộng (pha II, pha III), Dự án nâng cấp mạng truyền báo sử dụng công nghệ IP, Dự án Catching, Dự án Fone VNN thẻ xanh, Dự án cung cấp dịch vụ VPN MPLS và đặc biệt hoàn thành xuất sắc 2 dự án : xây dựng điểm truyền báo Điện Biên và cung cấp kênh internet 5 E1 cho ETL Lào. Hai dự án này đều được triển khai thành công, nâng tổng sản lượng truyền báo lên 9 620 trang tăng 16% so với năm 2003. Mạng truyền báo hoạt động ổn định với chất lượng tốt. * Năm 2005 tổng sản lượng truyền báo đạt 10700 trang tăng 17% so với năm 2004.Dịch vụ này đang phát triển rất tốt. 2.4. Dịch vụ Mega VNN Đây là một sản phẩm cung cấp đường truyền INTERNET băng thông rộng được công ty Điện toán và Truyền số liệu đưa vào khai thác và sử dụng từ đầu tháng 7năm 2003 và phát triển mạnh vào năm 2004. Bảng 7 : Doanh thu dịch vụ Megavnn Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu 0 3525 5050 5290 Nguần: Báo cáo phòng kinh doanh VDC1 Biểu 8 : Doanh thu dịch vụ Megavnn * Năm 2003, doanh thu MegaVNN đơn vị được ghi thu theo kế hoạch là 2002 triệu đồng, Trung tâm đã thực hiện là 3525 triệu đồng và bằng 166% kế hoạhc đặt ra. Mặc dù là năm đầu tiên thực hiện nhưng Trung tâm đã thực hiện vượt kế hoạch sản lượng mà công ty đề ra. Sản lượng MegaVNN đạt 3789 thuê bao so với kế hoạch tăng 89 thuê bao và bằng 103 % . Các chỉ tiêu cho thấy tiềm năng phát trỉên cuả dịch vụ này trong tương lai. * Năm 2004 , Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I đã triển khai thành công dự án ADSL mở rộng (pha I, pha II). Trong năm VDC1 đã nâng cấp mạng ADSL trên toàn bộ địa bàn 29 tỉnh phía Bắc. Phối hợp với các đơn vị trong VDC mở rộng trung kế quốc tế dung lượng lên đến 1,6 Gbps. Năm 2004, VDC1 đạt được sự thành công lớn trong cung cấp dịch vụ MegaVNN: thuê bao phát triển trong năm theo kế hoạch là 9000 thuê bao, thực hiện đạt tới 10737 thuê bao tăng 18 % và bằng 296% của năm 2003. Cho tới nay tổng thuê bao trên mạng thực hiện là 15250 thuê bao bằng 89% kế hoạch giao và bằng 397% năm 2003. Đây là một trong những sản phẩm hàng đầu của Trung tâm hiện nay và định hướng của trung tâm là trong năm 2005 sẽ đạt được 9600 thuê bao phát triển , doanh thu của dịch vụ này đạt 50.5 tỷ đồng. * Năm 2005 ,VDC1 phát triển dịch vụ ADSL đạt 9700 thuê bao ,doanh thu này đạt 52.9 tỷ đồng. 2.5. Dịch vụ giá trị gia tăng ( Web ) Cùng với sự phát triển của INTERNET Việt Nam, web VDC1 ngày càng củng cố và khẳng định được mình, Ngoài nhiệm vụ duy trì tốt Website của VDC thì mục tiêu xây dựng trang Web ngày càng đa dạng về thông tin ấn tượng về hình thức: các trang Web Trang trắng , trang Văn Học , góc y tế ,, góc người chơi tem… * Năm 2002, thực hiện doanh thu dịch vụ Web 1627 triệu đồng. Trong năm, VDC1 đã thực hiện hoàn thiện trang support.vnn.vn, hanoi.vnn.vn; chuyển toàn bộ nội dung trong CSDL sang font Unicode; quy hoạch lại trang home.vnn.vn. Hợp tác với trung tâm mỹ thuật Unessco cho chuyên mục tư vấn thời trang, bộ giáo dục đào tạo xây dựng Website kết quả tuyển sinh đại học, hợp tác tạp chí tin học cung cấp thông tin cho mục tin học , viện thông tin thư viện y học TW cung cấp thông tin y dược. Nghiên cứu mô hình Web member trên hệ Unix , NT, server Web Apache, xây dựng hệ thống kho dữ liệu phần mềm, xây dựng danh bạ Website VIệt Nam. * Năm 2003, thiết kế và triển khai nhiều Website đạt kết quả tốt , đặc biệt Website Đảng cộng sản Việt Namvà Website Bộ Bưu chính viễn thông Việt Nam được ban tư tưởng văn hoá và bộ bưu chính viễn thông tặng bằng khen. Việc đưa kết quả tuyển sinh đại học và cao đẳng phối hợp với bộ giáo dục và đào tạo lên INTERNET được dư luận xã hội đánh giá cao. * Năm 2004 VDC1 đã thiết kế và triển khai những WEbsite đặc biệt như : báo điện tử Điện Biên Phủ , Website Nhân tài đất Việt… đều thực hiện đảm bảo tiến độ chất lượng tốt. * Năm 2005 dịch vụ giá trị gia tăng của VDC1 vẫn đảm bảo phát triển tốt đạt đủ chỉ tiêu đặt ra. 2.6. Dịch vụ thư điện tử VDC1 cung cấp các dịch vụ VNN/INTERNET , trong đó dịch vụ thư điện tử VNmail, Fmail, mailoffline, Mailplus, đang từng bước khẳng định sự tồn tại và phát triển của mình, riêng tốc độ tăng trưởng của Mailoffline, Mail plus đang tăng nhanh. Bảng 8: Doanh thu dịch vụ thư điện tử Năm 2002 Năm2003 Năm2004 Năm2005 Doanh thu 1406 1678 1752 1837 Nguồn: Báo cáo phòng kinh doanh VDC1 Biểu 9 : Doanh thu dịch vụ thư điện tử * Năm 2002, doanh thu từ các dịch vụ Thư điện tử đạt 1406 triệu đồng trong khi kế hoạch đặt ra trong năm là 1523 triệu đồng tức là chỉ đạt 94,69% so với chỉ tiêu. như vậy so với năm 2001 thì dịch vụ này tăng 4,4 % đó là do thuê bao thực tăng liên tục phát triển. Thuê bao vnmail,fmail,đạt 103 vượt chỉ tiêu kế hoạch là 6,19%, thuê bao mailoffline đạt 22 thuê bao, tăng 9,09 % . * Năm 2003, VDC1 hoàn thành vượt mức kế hoạch , tổng doanh thu phát sinh đạt 9614 tỷ đồng vượt 12.1 % kế hoạch tăng 65% so với năm2002. Riêng dịch vụ thư điện tử đạt doanh thu là 1678 triệu đồng đạt chỉ tiêu 100% kế hoạch và tăng 20 % so với năm 2002. * Năm 2004, doanh thu tổng doanh thu đạt 1752 triệu đồng đạt chỉ tiêu kế hoạch 100% tăng 18% so với năm 2003. * Năm 2005 các dịch vụ truyền thống tăng cao và ổn định tuy nhiên do một số dịch vụ mới ra đời lên một số dịch vụ cũ bị thay thế, nhưng nhìn chung trên toàn thị trường các dịch vụ VNN của VNPT/VDC cung cấp vẫn chiếm thị phần lớn…doanh thu từ các dịch vụ tăng trưởng ổn định và đúng kế hoạch định ra. 2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ của Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I 2.3.1. Ưu điểm * Hệ thống cơ sở hạ tầng đã được thiết lập: VDC hiện nay có thể sử dụng mạng lưới rộng khắp cả nước (64/64 tỉnh thành phố) của VNPT, điều này cho thấy trung tâm có thể thu được lợi nhuận từ các đầu tư của VNPT và của công ty Điện toán và Truyền số liệu. Điều này đem lại một lợi thế vô cùng to lớn cho trung tâm trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường hiện nay. Là một thành viên trong gia đình VNPT, cả trung tâm cũng như công ty Điện toán và Truyền số liệu được sử dụng mạng cơ sở hạ tầng đã được thiết lập phủ rộng trên cả nước. Bên cạnh đó , các đối tác với bưu điện ( dưới sự chỉ đạo của VNPT) giúp VDC xây dựng một mạng bán hàng trên cả nước tốt hơn bất kỳ đối thủ nào. * Kênh bán hàng rộng lớn nhất : Hiện nay , VDC 1 đang nắm giữ toàn bộ thị trường miền Bắc, với mạng lưới rộng khắp trên các tỉnh phía Bắc và Bắc trung bộ. VDC 1 đã thiết lập được một hệ thống kênh bán hàng với các bưu điện địa phương tại các tỉnh thành, kể cả các tỉnh vùng sâu vùng xa. Đây là một điểm mạnh của trung tâm trong chiến dịch cạnh tranh với các đối thủ của mình như Viettel, FPT… khi mà các ISP này không thể tạo ra được một mạng lưới lớn như vậy. Điều này có được là nhờ vào vị trí là một thành viên của VNPT. VNPT đã xây dựng mạng lưới bưu điện và nắm thế độc quyền trong lĩnh vực này trong một thời gian dài, điều này đã tạo cơ hội cho các đơn vị thành viên của VNPT có thể khai thác lợi thế đó, thể hiện rõ nhất qua mạng lưới cung cấp dịch vụ INTERNET kể cả truy nhập qua Dial-up cũng như ADSL ; trên cả hai lĩnh vực này VDC luôn chiếm thị phần lớn nhất cung cấp được rộng khắp các tỉnh thông qua đường truyền điện thoại cố định và khách hàng có thể được cung cấp dịch vụ tại tất cả các bưu điện lớn của các tỉnh và hàng loạt các đại lý tại các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng… * Vị thế độc quyền trên thị trường: Đây là một điểm mạnh mà đã được tạo ra ngay từ khi thành lập cho đến nay. Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam đã được độc quyền hoạt động trên các lĩnh vực viễn thông tin học ngay từ khi các dịch vụ này xuất hiện. VDC là nhà cung cấp dịch vụ INTERNET duy nhất ở các tỉnh , khách hàng phải quay số ngoại tỉnh tới các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) để sử dụng dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. VDC là nhà cung cấp các dịch vụ Frame relay, Vietpac X25 duy nhất. Không có đối thủ cạnh tranh nào trên thị trường Việt Nam có ý định cung cấp các dịch vụ này và các dịch vụ truyền số liệu khác. * Cổng đi quốc tế lớn nhất: Tốc độ của cổng truyền quốc tế trong năm 2002 là 245 Mbps. Năm 2003, VDC đã phối hợp với các đơn vị mở rộng trung kế quốc tế dung lượng lên đến 600 Mbps, đặc biệt năm 2004, VDC1 đã nâng cấp mạng ADSL trên toàn bộ địa bàn 29 tỉnh phía Bắc. Trong năm qua, VDC 1 cũng đã phối hợp với các đơn vị trong VDC mở rộng trung kế quốc tế dung lượng lên đến 1,6 Gbps. Điều này cho phép VDC cung cấp dịch vụ tốt hơn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. * Được nhiều người sử dụng biết đến: VDC luôn được biết đến rộng rãi như một nhà cung cấp dịch vụ INTERNET lớn nhất trên thị trường và là thành viên duy nhất của VNPT cung cấp dịch vụ INTERNET. * Khả năng chuyên sâu về kỹ thuật : VDC hiện nay đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật hùng hậu, có khả năng chuyên môn cao. Đặc biệt thể hiện trong công tác phục vụ thông tin cho Sea games 22 tổ chức tại Việt Nam năm 2003, và các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn , an ninh mạng lưới tại các Hội nghị lớn như ASEM 5, tuần lễ IT Week, Techmart 2004, cuộc thi Tin học không chuyên toàn quốc lần thứ 10… Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật này, VDC có thế mạnh rất lớn trong việc khai thác, vận hành và triển khai các giải pháp công nghệ cao. 3. Nhược điểm và nguyên nhân * Mô hình phân đoạn thị trường chưa được phát triển: VDC không hiểu khách hàng của mình trên các khía cạnh lợi nhuận, phong cách sống và thói quen mua sắm để nhắm tới khách hàng mục tiêu của mình. Việc phân đoạn khách hàng hiện nay chỉ nhằm mục đích chăm sóc khách hàng. * Các nỗ lực tiếp thị chưa được đầy tư hợp lý: VDC không tập trung các nỗ lực Marketing và các khách hàng đã được phân loại. Các hoạt động tiếp thị của Marketing là tiếp thị trên diện rộng bằng việc quảng cáo trên báo chí. Một số các phương tiện truyền thông khác cũng được sử dụng để quảng cáo. * Chi phí cho dịch vụ : VDC không có một hệ thống tính chi phí dựa trên hoạt động và hiện tại không thể hoặc sẽ gặp khó khăn khi xác định/phân bổ chi phí. Điều này là do hệ thống kế toán khác nhau giữa VDC và VNPT cũng như năng lực kế toán của VDC. * Kênh bán hàng của VDC: Kênh bán hàng dịch vụ quay số hiện nay của VDC chỉ hạn chế trong các bưu điện địa phương. Hiện nay VDC không có dự định xây dựng kênh bán hàng dịch vụ quay số, bên cạnh đó VDC không có chính sách hay chiến lược hợp tác cụ thể. * VDC 1 hiện nay chưa xây dựng được chính sách khuyến khích người lao động tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ SXKD. Kế hoạch đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ có trình độ chuyên môn sâu chưa cụ thể nên đôi khi còn thụ động phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan. Vấn đề phân phối thu nhập đã có những thay đổi, tuy nhiên chưa tác động mạnh tới người lao động. * Hệ thống trao đồi thông tin yếu: Hiện tại VDC chưa xây dựng được một hệ thống quản lý và chia sẻ thông tin trong công ty. Các thông tin về kinh doanh và khách hàng vẫn chưa được chia sẻ giữa các bộ phận. * Chưa nâng cao công tác nghiên cứu thị trường, để từ đó công tác đầu tư mạng lưới được triển khai tốt hơn, phù hợp hơn. Hiện nay, VDC 1 mới chỉ thực hiện được công tác chăm sóc khách hàng thông qua việc thu thập các khiếu nại thắc mắc và thông tin trao đổi qua kênh thông tin 18001260, điều này chủ yếu giúp VDC1 có thể quản lý được những đối tượng khách hàng quan tâm đến nhiều dịch vụ của trung tâm mà không hướng đến được những khách hàng tiềm năng. Đây là một hạn chế lớn mà trung tâm cũng đã nhận thấy và đẩy mạnh hơn chất lượng dịch vụ. Về cơ bản VDC nhận được các phản ánh của khách hàng về chất lượng dịch vụ của Trung tâm và đang từng bứơc cải thiện vấn đề này. * Các chỉ số đánh giá công việc cơ bản (KPls): VDC không có các khung chỉ số đánh giá công việc (KPLS) cho các phòng ban và các dịch vụ của mình, chẳng hạn VDC không có chỉ số đánh giá về tỉ lệ khách hàng dừng sử dụng dịch vụ, doanh thu, lợi nhuận…giúp gắn kết VDC với mục tiêu và chiến lược của công ty. PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA TRUNG TÂM VDCI Định hướng kinh doanh và cơ hội thách thức của Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I Định hướng kinh doanh của Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I (VDCI) Sau quyết định số 420/TCCB – LĐ của Tổng cục Bưu điện thành lập Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) và quyết định số 883/QĐ - TCCB về việc “ Bổ sung chức năng nhiệm vụ của Công ty VDC”, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty được xác định là : Kinh doanh mạng lưới và dịch vụ truyền số liệu Internet, tin học, viễn ấn (truyền báo); tư vấn đầu tư xây dựng khảo sát, thiết kế xây lắp, quản lý vận hành, bảo dưỡng mạng tin học, truyền số liệu, viễn ấn; biên tập, thiết kế mỹ thuật và in các loại danh bạ, quảng cáo trên danh bạ, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành tin học, các chương trình phần mềm tin học. Do đó các trung tâm I, II, III được thành lập cũng hoạt động kinh doanh chuyên ngành Tin học – Bưu chính – Viễn thông. Hiện nay, Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu đang hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc chuyên ngành Viễn Thông – Tin học bao gồm: Dịch vụ Internet; dịch vụ truyền số liệu, Frame relay; Truyền báo, Dịch vụ Mega VNN; Dịch vụ gia tăng; Dịch vụ Thư điện tử; chế bản điện tử; dịch vụ bán hàng hoá. Dịch vụ Internet Đây là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Trung tâm với các loại hình dịch vụ Dịch vụ Internet trực tiếp là dịch vụ kết nối tới mạng VNN Internet thông qua các kênh kết nối tốc độ cao, khách hàng có thể kết nối Internet nhanh tới 50 lần so với các kết nối thông thường, cho phép phát triển các ứng dụng riêng của khách hàng trên mạng, sử dụng các dịch vụ trực tuyến như nghe nhạc, xem phim, truyền các file dung lượng lớn… Ngoài ra với dịch vụ này không qua điện thoại nên không phải quay số và không bị lỡ các cuộc gọi đến. VDC 1 sẽ trực tiếp hoặc qua các đại lý tư vấn thiết kế giải pháp đồng bộ cho mạng của khách hàng đảm bảo tối ưu. Dịch vụ này luôn chiếm khoảng 12% doanh thu của Trung tâm. Dịch vụ Internet gián tiếp: là loại hình dịch vụ truy nhập Internet thông qua mạng điện thoại công cộng hoặc mạn đa dịch vụ ISDN. Hỗ trợ tốc độ cao khi kết nối ISDN với mã số 1267, hoặc truy cập qua các mã truy nhập 1260,1269,1268, các dịch vụ trả tiền trước 1260_P. Hoặc cũng có thể truy nhập Internet thông qua các thiết bị thông tin di động với dịch vụ VNN999… Dịch vụ này luôn chiếm tỉ trọng doanh thu lớn nhất của trung tâm với trên 35% doanh thu hàng năm. Dịch vụ Mega VNN: đây là dịch vụ mới của VDC, nhưng cũng có sự tăng trưởng lớn nhất. MegaVNN là dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao dựa trên công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng của ADSL. Đây cũng là một lĩnh vực chính của trung tâm VDC 1, chiếm tới 20% trong doanh thu. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như Wifi VNN truy nhập Internet cho các thiết bị thông tin di động, dịch vụ VPN/VNN Dịch vụ truyền số liệu, Frame relay Sự phát triển của nền kinh tế đã thúc đảy mạnh mẽ nhu cầu kết nối giữa các chi nhánh, văn phòng đại diện trên diện rộng, nhu cầu sử dụng các ứng dụng trên mạng như kế toán, quản lý doanh nghiệp, nhu cầu truy nhập từ xa khi đi công tác… ngày càng phát triển. Dữ liệu ngày càng đa dạng và phức tạp không chỉ dừng lại ở dạng ký tự, chữ cái mà bao gồm cả hình ảnh, âm thanh… VDC có một hệ thống các dịch vụ truyền số liệu đa dạng tương thích với nhiều công nghệ khác nhau, cung cấp cho khách hàng một môi trường tin cậy, an toàn, nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả cao cho việc xây dựng và kết nối các hệ thống mạng diện rộng, mạng nội bộ. Mạng truyền số liệu của VDC có thể cung cấp tại hơn 150 nước trên thế giới. Các loại hình truyền số liệu của VDC: VietPac là dịch vụ truyền số liệu chuyển mạng gói theo chuẩn X.25 mà VDC đã được công ty VNPT giao cho xây dựng và khai thác từ những năm 1991,1992. Prame relay là dịch vụ kết nối mạng dữ liệu với phương thức chuyển mạch khung với tốc độ cao, tạo ra băng thông lớn thích hợp với các ứng dụng phức tạp đòi hỏi tốc độ lớn và dụng lượng truyền tin cao. VPN/VNN : là giải pháp tạo mạng riêng ảo dựa trên nền mạng Internet theo công nghệ MPLS. Leased IP : là dịch vụ truyền số liệu dựa trên công nghệ TCP/ IP. Truyền số liệu là dịch vụ truyền thống và là nhiệm vụ chủ yếu của VDC, dịch vụ này chiếm khoảng 10% doanh thu. Dịch vụ truyền báo và chế bản điện tử Dịch vụ truyền báo – viễn ấn là dịch vụ truyền, in phim phục vụ những khách hàng có nhu cầu phát hành báo, ấn phẩm với phạm vi trên toàn quốc thay cho việc phát hành báo thông qua việc sử dụng các phương tiện chuyên trở đường bộ, hàng không… Hiện nay VDC có tổng số là 08 điểm truyền báo là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đã Nẵng, Cần Thơ, Vinh, Đắc Lắc, Quy Nhơn, Lai Châu. VDC phục vụ dịch vụ chế bán điện tử – chế bản in đáp ứng mọi nhu cầu cho khách hàng, phục vụ bằng thiết bị hiện đại cho phép in film khổ rộng. Với mạng lưới rộng khắp tại 08 điểm trên toàn quốc(Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đã Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Đắc Lắc, Quy Nhơn, Lai Châu) cho phép chế bản một nơi và giao film tại nhiều nơi trên toàn quốc. Dịch vụ gia tăng Bên cạnh các dịch vụ Internet, VDC cung cấp cho khách hàng một phương tiện hiệu quả khác để kinh doanh trong môi trường – nền kinh tế Internet hiện nay. Bằng việc kết hợp các tính năng như bảo mật, thanh toán trực tuyến, truy vấn, giải pháp tích hợp … Các dịch vụ gia tăng giá trị sẽ là một công cụ quan trọng cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng tối ưu các nguồn lực bên ngoài. Một số loại hình dịch vụ gia tăng: Các dịch vụ trên Web và thương mại điện tử (E – canmerce) – VDC siêu thị, Vietnam style E shop. Web Hosting, Web Designing, Thuê chỗ đặt máy chủ… Các dịch vụ thông tin, dịch vụ trực tuyến, danh bạ và danh bạ điện tử: VDC Media, VDC Newsletter, sách và tạp chí điện tử… ASP : tiết kiệm chi phí xây dựng các mạng nội bộ, chi phí vận hành, phần mềm kinh doanh.. Quảng cáo trực tuyến ( online advertising) Chứng thực điện tử E- learning : dịch vụ đào tạo trực tuyến qua mạng đầu tiên tại Việt Nam VNN.inforgate :Webmessage, Mail Alert, Canlendar, Ringtone… Interview VNN : dịch vụ hội nghị, hội thảo và truyền hình trên mạng Internet. Dịch vụ thư điện tử E_mail Các loại hình dịch vụ thư điện tử mà VDC cung cấp: Dịch vụ thư điện tử Email : là dịch vụ thư điện tử độc lập ( theo chuẩn SMTP, Pops) với mức cước cố định hàng tháng. Dịch vụ Mail-offline : cung cấp cho khách hàng khả năng tự xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thư điện tử của riêng mình. Dịch vụ Mail- plus – chia sẻ thông tin và chi phí : dịch vụ cho phép khách hàng sở hữu nhiều địa chỉ Email với một tài khoản truy nhập Internet duy nhất Webmail Ngoài ra VDC còn cung cấp các dịch vụ khác như : dịch vụ tin học (đào tạo, giải pháp, tư vấn, cung cấp các phần mềm), dịchv ụ VOIP gọi 1717, dịch vụ điện thoại qua Internet, fone VNN… Với sự phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ Công nghệ thông tin Viễn thông và Internet, VDC 1 ngày càng khẳng định vị trí và vai trò của mình trên thị trường, góp phần vào vị thế hàng đầu trong các nhà cung cấp dịch vụ và CNTT của công ty VDC trên toàn quốc. 1.2. Đánh giá những cơ hội và thách thức với sự phát triển ở Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I Những thách thức mới của VDC1 Đứng trước thời kỳ mới, bên cạnh những cơ hội phát triển đang mở ra, thì VDC cũng đối diện với những thách thức mới. Đó là : Một là : Thách thức của cạnh tranh và hội nhập. Trong cơ chế cũ, các tổ chức tiền thân của VDC cũng như khi đã trở thành một đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty, tính chất cạnh tranh chưa khốc liệt. Nhưng hiện nay và những năm tới, với chủ trương của nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp Nhà nước thuộc lĩnh vực thông tin – bưu chính, sẽ tạo ra thách thức lớn đối với VDC. Đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thuộc khối thông tin- bưu chính là nhằm nâng cao hơn sức mạnh trong cơ chế thị trường, với sự tham gia cạnh tranh bình đẳng của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Nhà nước chỉ nắm những lĩnh vực then chốt, khầu then chốt và điều tiết bằng những cân đối vĩ mô thông minh, khôn khéo hơn. Thích ứng với quan điểm đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đổi mới toàn diện sâu sắc về mọi mặt từ cách làm nếp nghĩ, tư duy chiến lược và cơ cấu lại sản xuất- kinh doanh và lực lượng lao động. Dù đã chủ động chuẩn bị từ nhiều năm trước và thực tế đã chấp nhận cạnh tranh ngay từ khi vừa ra khỏi khó khăn, lúng tong, nhưng thời gian còn lại không dài, lộ trình đã định sẵn, nên chắc chắn VDC cũng sẽ phải đối đầu với không ít thách thức. Đó là thách thức của đổi mới các nhân tố nội sinh để phù hợp với yêu cầu một doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá. Đó là thách thức của cạnh tranh ngày càng gay gắt, không chỉ các đối thủ trong nước mà trên một số lĩnh vực có cả đối tác nước ngoài. Hai là: Thách thức do mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng theo hướng cải cách và bên kia là khả năng thích ứng của đội ngũ có giới hạn. Đã từng có một thời khi VDC mới hình thành và đứng trước những vấn đề mới mẻ của các loại hình dịch vụ mới , không ít cán bộ không đáp ứng tốt yêu cầu, buộc phải tiến hành sắp xếp lại. Đối với một doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân hay khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ quan tâm tới hiệu quả kinh tế và lợi nhuận. Nhưng đối với một doanh nghiệp Nhà nước, có những người lao động ngày hôm nay khó thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ, nhưng trong quá khứ họ đã làm tròn vai trò lịch sử, xử lý tồn nghi này không giản đơn. Nhờ quyết tâm cao và sự đồng thuận, ủng hộ của cán bộ, công nhân viên, trong những năm qua VDC đã giải quyết được về cơ bản thực trạng đó, bố trí đúng người đúng việc. Thực trạng đó hiện nay không lặp lại như trước đây, nhưng do đặc trưng đối tượng kinh doanh của VDC thuộc dạng kinh tế tri thức và đứng trước yêu cầu cải cách khu vực doanh nghiệp thông tin- bưu chính, người lao động phải có đủ trình độ, năng lực và thường xuyên thích ứng với sự chuyển biến mau lẹ của tình hình, thì mới có khả năng đáp ứng được yêu cầu tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh. Hơn nữa công nghệ thay đổi, quy mô, phạm vi và loại hình kinh doanh mở rộng… đòi hỏi tư duy và phương pháp quản lý phải được đổi mới. Đáp ứng được yêu cầu đó đòi hỏi phải có đầu tư lớn cho đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực và đặc biệt nhất là khả năng tự thích ứng của đội ngũ trong một chu kỳ ngắn, liên tục, thường xuyên. Đó là vấn đề không dễ. Lại nằm trong cơ chế quản lý của một doanh nghiệp nhà nước, dù đã cố gắng tìm tòi , đổi mới, tạo những sắc thái của một doanh nghiệp nhà nước có thương hiệu, nhưng ít nhiều vẫn không thể không bị ảnh hưởng những khuyết tật chung, mà cải tạo, đổi mới không thể một sớm, một chiều. Rồi lại ở trong hoàn cảnh phải chuẩn bị phương án cho đổi mới, sắp xếp lại theo đề án của Tổng công ty… rất cần những nỗ lực cả phía công ty và người lao động, từ tác phong quản lý, ý thức nghiên cứu khoa học, tinh thần phục vụ khách hàng… đến ý thức chính trị. Nó cần có quá trình cải biến, gắn với cả những đổi mới cơ chế, chính sách tầm vĩ mô, Tổng Công ty, cũng như của bản thân VDC và mỗi một người lao động. Ba là : Thách thức giữa yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học, công nghệ, nguồn lực con người… và khả năng đầu tư có giới hạn. Trong quá trình hình thành và phát triển, VDC đã trải qua những bước ngoặt quan tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24303.DOC
Tài liệu liên quan