Chuyên đề Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ

 Theo quy định trong điều 7 của UCP bản sửa đổi số 500 năm 1993 quy định về trách nhiệm của ngân hàng thông báo: “ Ngân hàng thông báo nếu đồng ý thông báo tín dụng thì phải kiểm tra với sự cẩn thận thích đáng tính chân thật bề ngoài của tín dụng mà mình thông báo”. “ Nếu ngân hàng thông báo không thể xác minh được tính chân thật bề ngoài của tín dụng mà mình phải thông báo thì ngân hàng không được chậm trễ phải thông báo cho ngân hàng mà các chỉ thị đã nhận được từ ngân hàng đó biết rằng nó không có khả năng xác minh được tính chân thật bề ngoài của tín dụng và tuy nhiên nếu nó đồng ý thông báo tín dụng thì phải thông báo cho người hưởng lợi rằng nó không thể xác minh được tính chân thật của tín dụng”.

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tín dụng từ 2003-2005 Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2004 Năm 2003 Dư nợ Tỷ lệ% Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % *Theo loại tiền - Vốn nội tệ 1101 59 1066 48 1005 66 - Vốn ngoại tệ 775 41 1134 52 510 34 * Theo TPKT - DNNN 1161 62 1752 79 1238 82 - DN ngoài quốc doanh 660 35 400 19 239 16 - Cho vay tiêu dùng 55 3 48 2 38 2 * Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 998 53 1200 55 642 42 -Trung, dài hạn 888 47 1000 45 873 58 Tổng dư nợ 1876 100 2200 100 1515 100 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ 2003 – 2005 ) Nhìn một cách tổng quát, tổng dư nợ năm 2003 là 1515 tỷ đồng, năm 2004 là 2200 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2003 do trong năm 2004 Chi nhánh giải ngân một số dự án lớn bằng ngoại tệ. Đến năm 2005 tổng dư nợ lại giảm đi 15% so với năm 2004 và chỉ còn 1876 tỷ đồng, do đã thu nợ của một số lượng hợp đồng ngắn hạn đã hết kỳ hạn cho vay. - Dư nợ theo loại tiền: Năm 2003 tỷ lệ “dư nợ nội tệ: dư nợ ngoại tệ” là 66%:34%, tỷ lệ này có sự thay đổi lớn 48%: 52% do dư nợ ngoại tệ tăng vì một số dự án lớn đã được giải ngân. Sang năm 2005 tỷ lệ này lại thay đổi theo chiều ngược lại và là 59%:41%, nguyên nhân là do cho vay bằng ngoại tệ có chênh lệch lãi suất thấp, Chi nhánh đã chủ động đàm phán với khách hàng để chuyển sang cho vay bằng ngoại tệ để tăng chênh lệch lãi suất. - Dư nợ theo TPKT: Định hướng công tác tín dụng của chi nhánh trong giai đoạn này là chuyển đổi cơ cấu cho vay từ cho vay DNNN sang cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay hộ gia đình và cầm cố, vì vậy tỷ lệ cho vay DNNN đã giảm dần. Năm 2003 dư nợ DNNN là 1238 tỷ đồng chiếm 81,7%; năm 2004 dư nợ DNNN là 1752 tỷ đồng nhưng chỉ chiếm 79% tổng dư nợ, và đến năm 2005 tỷ lệ này đã đạt 62% tổng dư nợ với số tuyệt đối là 1161 tỷ đồng. Tuy vậy, hoạt động cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay hộ gia đình vẫn chưa được thực hiện tốt nên tỷ lệ này còn rất khiêm tốn, trong đó cho vay hộ giai đoạn có tăng nhất năm 2003 có dư nợ là 38 tỷ đồng chiếm 2,5% tổng dư nợ; năm 2004 số tuyệt đối tăng lên 48 tỷ đồng nhưng tỷ lệ giảm còn 2% tổng dư nợ, và sang năm 2005 mới tăng lên được 55tỷ đồng chiếm 3% tổng dư nợ. - Dư nợ theo thời gian: Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong năm 2003, đó là 642 tỷ đồng chiếm 42% tổng dư nợ so với dư nợ trung, dài hạn là 873 tỷ đồng chiếm 58%. Tuy vậy tỷ lệ dư nợ ngắn hạn đang có xu hướng tăng lên. Năm 2005 dư nợ ngắn hạn là 998 tỷ đồng chiếm 53%, dư nợ trung, dài hạn là 88 tỷ đồng chiếm 47% tổng dư nợ. Dư nợ năm 2005 vượt so với giới hạn cho phép của TƯ (45%) là 2%, nguyên nhân do Chi nhánh giảm dư nợ ngắn hạn do đó tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn tăng nhưng số tuyệt đối thì không đổi. Qua phân tích trên ta thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng đa dạng và linh hoạt. Chi nhánh đã đạt được các mặt như chuyển đổi cơ cấu từ cho vay DNNN sang cho vay các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay hộ gia đình, cầm cố và chuyển đổi từ cho vay bằng đồng ngoại tệ sang cho vay bằng đồng nội tệ nhằm đem lai lãi suất cao hơn. Thực hiện tốt việc phân lại nợ và trích lập dự phòng rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro. Nhưng cũng không trách khỏi mặt tồn tại như công tác đầu tư cho vay vẫn chưa có sự thay đổi nhiều trong cơ cấu. Vì vậy cần ngày hoàn thiện và phát huy tốt xứng với tiềm năng của chi nhánh. Bảng 3: Tình hình Nợ quá hạn Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 1515 2200 1876 Tỷ lệ Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (%) 0,07 0,13 0,36 Tổng nợ quá hạn (tỷ đồng) 1,069 2,789 6,750 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ 2003 – 2005 ) Trong năm 2004 nợ quá hạn chủ yếu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó 1,704 tỷ là do quá hạn gốc và lãi chưa thu nên chuyển nợ quá hạn, còn 1,085 tỷ đến hạn nhưng do có cùng số hợp đồng nên bị chuyển nợ quá hạn. Sang năm 2005, tình hình cụ thể: - Nợ xấu nhóm 4 có 6,185 tỷ đồng - Nợ xấu nhóm 5 : 210 triệu đồng -Tổng nợ xấu / tổng dư nợ : 6,750 tỷ đồng/ 1876 tỷ đồng. Nhìn chung nợ xấu của chi nhánh rơi vào một số khách hàng là công ty TNHH và vay đời sống mà nguồn trả nợ từ tiền lương. Nguyên nhân do các khách hàng này gặp khó khăn tạm thời về tài chính cũng như kinh doanh. Cùng với đó là một số hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn còn phiến diện chưa đi sâu sát tới thực tế của các khách hàng. Tuy vậy, khả năng thu hồi nợ vẫn được đảm bảo. 3.1.3.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế NHNo&PTNT Láng Hạ ngày càng lớn mạnh trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là trong hoạt động TTQT. Khách hàng đến giao dịch, thanh toán tại NH ngày càng đa dạng. Bên cạnh những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền như xăng dầu, dược phẩm, hóa chất…còn có các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác như Công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… Bảng 4: Kết quả hoạt động TTQT và KD ngoại tệ từ 2003-2005 Đơn vị: triệu USD Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Thực hiện So với 2003 Thực hiện So với 2004 Doanh số thanh toán quốc tế 527 589 111,7% 442 75% Doanh số mua ngoại tệ 362 565 156,1% 299 52,9% Doanh số bán ngoại tệ 377,5 569 150,7% 313 55% ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ 2003 – 2005 ) - Kinh doanh ngoại tệ: Đây là một trong những mối quan tâm hàng đầu của chi nhánh vì có chủ động được ngoại tệ thì hoạt động thanh toán quốc tế mới tiến hành thuận lợi, không những thế hoạt động này còn mang lại nguồn thu đáng kể bổ sung vào tổng thu nhập của ngân hàng. Năm 2004: doanh số mua ngoại tệ đạt 565 triệu USD, doanh số bán ngoại tệ là đạt 569 triệu USD, vượt mức kế hoạch 41%. Lãi thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 875 triệu đồng, đạt 109% so với kế hoạch đề ra. Chi nhánh đã phối hợp với khách hàng tìm kiếm khai thác được nguồn ngoại tệ từ thị trường tự do, thực hiện giao dịch kỳ hạn với mục tiêu giữ khách hàng để mang lại lợi nhuận từ tiền gửi ký qũy bằng VND. Năm 2005: doanh số mua ngoại tệ đạt 299 triệu USD, doanh số bán ngoại tệ đạt 313 triệu USD, bằng 53% so với năm 2004, lãi ròng từ hoạt động này là 535 tỷ đồng. Hoạt động mua bán ngoại tệ giảm chi nhánh đã đàm đạo với đơn vị chịu một phần phí mua bán nội bộ mà những năm trước NHNo Việt Nam phải bù lỗ. Trong thời gian qua, ngân hàng đã áp dụng cơ chế mua bán ngoại tệ linh hoạt đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Song cũng có những thời điểm khó khăn về nhu cầu ngoại tệ. Nhưng chi nhánh đã đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh đa dạng nhằm giúp cho ngân hàng có được sự tín nhiệm của khách hàng và mở rộng quan hệ lâu dài trong tương lai. - Thanh toán quốc tế: Trong hoạt động thanh toán quốc tế, chi nhánh đã có nhiều cố gắng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng một cách tốt nhất. Chất lượng thanh toán và thời gian thanh toán đang dần được cải thiện. Chi nhánh đã tạo được uy tín đối với khách hàng tham gia thanh toán xuất nhập khẩu. 2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ 2.2.1. Tổng quát về kết quả hoạt động thanh toán quốc tế Bảng 5: Kết quả hoạt động TTQT từ 2003-2005 Đơn vị: triệu USD Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Thực hiện So với 2003 Thực hiện So với 2004 Doanh số thanh toán quốc tế 527 589 111,7% 442 75% Phí thanh toán quốc tế 1,462 1,681 115% 2,201 131% ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ 2003 – 2005 ) Năm 2004: Doanh số TTQT tăng từ 526,7 triệu USD năm 2003 lên 589 triệu USD năm 2004 đạt 117% kế hoạch do triển khai một số dự án lớn của TCT lắp máy Việt Nam, Cty lắp máy Hà Nội... Phí thu được từ TTQT là 1,681 tỷVNĐ tăng 12% so với kế hoạch năm 2004 và tăng 15% so với thực hiện năm 2003. Do luôn luôn củng cố khách hàng đã có, giữ vững và nâng cao uy tín thanh toán, đảm bảo thanh toán kịp thời, chính xác an toàn, hạn chế các thiếu sót. Ngân hàng tích cực quan hệ, tìm kiếm khách hàng xuất khẩu để khai thác thêm nguồn ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán. Cùng với công tác Thanh toán biên giới, tiếp thị và quảng bá sâu rộng nghiệp vụ này để khai thác được nguồn vốn và dịch vụ do vậy mà lợi nhuận thu được của hoạt động luôn tăng cao. Năm 2005: Doanh số TTQT đạt 442 triệu USD năm 2005 trong đó chuyển tiền là 72 triệu USD và thanh toán L/C là 370 triệu USD, bằng 73% so với năm 2004 và đạt xấp xỉ 60% kế hoạch năm 2005 nguyên nhân là do hoạt động tín dụng có nhiều biến động lớn về cơ chế chính sách điều hành như Kiểm soát kế hoạch tín dụng, nguồn vốn theo ngày; cơ chế trích lập rủi ro theo quy định mới của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trong năm 2005 doanh số TTQT giảm so với năm 2004 song phí thu được từ TTQT lại tăng cao hơn năm 2004 do Chi nhánh chuyển đổi cơ cấu khách hàng sang những khách hàng nhỏ, mới nhưng phí thu được lại cao hơn tăng 520 triệu VND đạt 119% so với kế hoạch năm 2005 và tăng 31% so với thực hiện năm 2004. Ngân hàng tích cục mở rộng mạng lưới TTQT tăng 15 khách hàng TTQT mơí so với năm 2004. Những khách hàng này tuy lượng giao dịch không lớn nhưng chi nhánh cũng thu được phí TTQT. Mặc dù trong thời gian qua với sự biến động của tình hình trong nước cũng như nước ngoài, nhưng với sự cố gắng của tập thể thanh toán quốc tế đã đóng góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận của ngân hàng mang lại uy tín lớn đối với khách hàng. 2.2.2. Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật thanh toán quốc tế tại chi nhánh Chi nhánh NHNo&PTNT Lạng Hạ là chi nhánh loại I trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT của NHNo&PTNT Việt Nam. Hiện nay, với cấp độ của một chi nhánh, hoạt động thanh toán quốc tế hầu như xoay quanh 3 hình thức: Chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. 2.2.2.1. Phương thức tín dụng chứng từ a) Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ * Quy trình L/C hàng xuất. Bước 1: Nhận, thông báo, xác nhận L/C: Chi nhánh Láng Hạ được phép nhận, thông báo L/C và các sửa đổi liên quan cho khách hàng của mình. - Trước khi thông báo cho khách hàng, L/C và các sửa đổi liên quan đến L/C, ngân hàng phải đảm bảo tính xác thực thông qua các ký hiệu mật đã được thỏa thuận từ trước hoặc chữ ký, mẫu dấu đã đăng ký của ngân hàng thông báo đầu tiên. Trong trường hợp chưa có sự đăng ký của ngân hàng thông báo đầu tiên. Trong trường hợp chưa có sự đăng ký mẫu dấu, chữ ký hoặc không thể xác thực thì thanh toán viên phải thông báo cho khách hàng với lưu ý rằng L/C chưa được xác thực. - Chi nhánh Láng Hạ không được đảm nhận trách nhiệm xác nhận L/C, công việc này chỉ được thực hiện qua trụ sở chính – NHNo Việt Nam. - Khi khách hàng có nhu cầu giao dịch, thương lượng, chiết khấu L/C hàng xuất, chi nhánh chỉ nhận thương lượng, chiết khấu thanh toán hoặc cho vay ứng trước thế chấp bộ chứng từ khi L/C chỉ định có giá trị thương lượng, chiết khấu thanh toán tại bất cứ ngân hàng nào hay có giá trị thương lượng, chiết khấu tại chính chi nhánh. Điều đáng lưu ý là để đảm bảo quyền lợi của ngân hàng và khách hàng, cán bộ thanh toán quốc tế tại chi nhánh trong quá trình tiếp nhận và thông báo L/C, luôn xem xét cụ thể chi tiết từng điều khoản, điều kiện trong thư tín dụng có ràng buộc trách nhiệm của mình cùng với các đơn vị XK, xem xét các điều kiện trong L/C có phù hợp với đơn vị XK không: đồng thời tư vấn cho các đơn vị XK những giải pháp thích hợp nhất như yêu cầu hủy bỏ hoặc sửa đổi điều khoản trong trường hợp các điềukiện không đảm bảo quyền lợi cho đơn vị XK. Theo quy định trong điều 7 của UCP bản sửa đổi số 500 năm 1993 quy định về trách nhiệm của ngân hàng thông báo: “ Ngân hàng thông báo nếu đồng ý thông báo tín dụng thì phải kiểm tra với sự cẩn thận thích đáng tính chân thật bề ngoài của tín dụng mà mình thông báo”. “ Nếu ngân hàng thông báo không thể xác minh được tính chân thật bề ngoài của tín dụng mà mình phải thông báo thì ngân hàng không được chậm trễ phải thông báo cho ngân hàng mà các chỉ thị đã nhận được từ ngân hàng đó biết rằng nó không có khả năng xác minh được tính chân thật bề ngoài của tín dụng và tuy nhiên nếu nó đồng ý thông báo tín dụng thì phải thông báo cho người hưởng lợi rằng nó không thể xác minh được tính chân thật của tín dụng”. Bước 2: Sửa đổi thư tín dụng: Khi nhận được những đề nghị sửa đổi thư tín dụng, với trách nhiệm của ngân hàng thông báo, thanh toán viên phải thông báo ngay sự điều chỉnh L/C cho đơn vị XK. Việc sửa đổi L/C phải làm bằng văn bản và có sự xác nhận của ngân hàng mở L/C. Văn bản sửa đổi sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của L/C. Điều cần lưu ý: những nội dung sửa đổi chỉ có giá trị hiệu lực nếu việc sửa đổi được tiến hành trong thời hạn hiệu lực của L/C và trước thời hạn giao hàng. Đồng thời, các nội dung giao dịch có liên quan đến nội dung sửa đổi hay bổ sung L/C phải được tiến hành bằng văn bản như điện báo, thư từ, điện tín, telex có khóa mã… Tất cả các giao dịch nạy có thể tiến hành trực tiếp giữa người XK và người NK, song kết quả cuối cùng phải có sự xác nhận của ngân hàng mở L/C. Theo điều 11 và 12 của NCP số 500- bản sửa đổi năm 1993- nếu chỉ nhận được những chỉ thị không đầy đủ hoặc không rõ ràng để sửa đổi tín dụng thì NHNo Láng Hạ có thể thông báo sơ bộ cho người hưởng lợi biết. “ Thông báo sơ bộ này phải được nói rõ chỉ có tác dụng là một thông báo đơn thuần và ngân hàng thông báo không chịu trách nhiệm”. Bước 3: Nhận chứng từ do khách hàng gửi đến và kiểm tra chứng từ: Sau khi nhận được thông báo thư tín dụng, đơn vị XK thực hiện giao hàng và lập bộ chứng từ gửi tới chi nhánh. Theo quy định trong điều 14 của UCP 500, chi nhánh Láng Hạ khi được ủy quyền của ngân hàng phát hành để trả tiền hoặc cam kết trả tiền sau, chấp nhận hối phiếu hoặc chiết khấu khi chứng từ được xuất trình xét bề ngoài phù hợp với các điều kiện của tín dụng. Chính vì vậy ngay khi nhận chứng từ của khách hàng, cán bộ thanh toán cần yêu cầu khách hàng xuất trình bản gốc L/C và sửa đổi gốc liên quan, đảm bảo xác minh được tính xác thực của nó và phải chắc chắn L/C còn giá trị chưa thanh toán để có thể thương lượng với ngân hàng phát hành. Giá trị thanh toán, thương lượng tại chi nhánh phải đúng với giá trị thanh toán của lần giao hàng cần thanh toán. Trước khi thương lượng thanh toán và gửi chứng từ đòi tiền thanh toán viên cần kiểm tra số lượng, loại chứng từ, đối chiếu với bảng kê chứng từ của khách hàng và quy định trong L/C, kiểm tra các nội dung trên từng loại chứng từ bảo đảm phù hợp với các điều khoản, điều kiện quy định trong L/C và sự thống nhất giữa các loại chứng từ. Đặc biệt thanh toán viên phải lưu ý kiểm tra trước các loại chứng từ không do người hưởng lập như chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, các loại giấy chứng nhận, sau đó kiểm tra những chứng từ được lập bởi người hưởng lợi như hối phiếu, hóa đơn thương mại… Một bộ chứng từ thanh toán gồm các loại chứng từ sau: - Hối phiếu ( Draf ). - Hóa đơn thương mại ( Commerce invoice ). - Vận đơn ( Bill of lading/ Airway bill ). - Đóng gói chi tiết ( Detailed packing list ). - Chứng từ bảo hiểm ( Insurance policy ). - Giấy chứng nhận trọng lượng, chất lượng đóng gói ( Certificate of weight/ Quality/ Packing ). - Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of origin ). - Giấy chứng nhận kiểm nghiệm ( Inspection certificate ). Ngoài ra còn có các loại chứng từ khác tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, giá cả, điều kiện thỏa thuận giữa các bên. Một bộ chứng từ hoàn hảo thì phải phù hợp các điều kiện sau: - Loại, số chứng từ xuất trình. - Thời hạn xuất trình chứng từ. - Nội dung của chứng từ phù hợp với quy định của L/C. Đối với các giấy chứng nhận luôn phải có chữ ký của người lập, chứng từ phải phù hợp với nhau và số lượng kiện hàng, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì phải giống nhau trên các chứng từ. Trong quá trình kiểm tra nếu thấy sự khác biệt hoặc sai sót của chứng từ cần phải xử lý: - Sai sót có thể thay thế được hoặc sửa chữa được, đề nghị khách hàng thay thế hoặc sửa chữa. - Sai sót không thể thay thế hoặc sửa chữa được, đề nghị khách hàng tu chỉ L/C (nếu có thể) hoặc thông báo cho ngân hàng phát hành nêu rõ các sai sót và xin chấp nhận thanh toán. - Sai sót không thể được chấp nhận, đề nghị khách hàng chuyển sang hình thức thanh toán nhờ thu hoặc trả lại chứng từ cho họ. Bước 4: Thương lượng, chiết khấu và thanh toán: - Thương lượng, chiết khấu: Bộ chứng từ xuất trình phải đảm bảo phù hợp với L/C hoặc chứng từ sai sót nhưng đã có sự chấp nhận từ ngân hàng phát hành là cơ sở để xem xét, thương lượng và chiết khấu chứng từ. Tỷ lệ chiết khấu thanh toán cho khách hàng được phép dao động trong khoảng 90-98% (phí chiết khấu từ 2-10%) tổng giá trị mỗi lần thanh toán tùy theo loại tiền, cách đòi tiền, thời gian dự kiến thanh toán, các chi phí liên quan, mối quan hệ với ngân hàng phát hành và do Giám đốc NHNo Láng Hạ quyết định trên cơ sở tờ trình của bộ phận thanh toán xuất khẩu, Giám đốc chi nhánh quyết định có quyền thương lượng, chiết khấu hoặc cho vay ứng trước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Chiết khấu thanh toán ngay (bảo lưu quyền truy đòi): Để được chiết khấu, khách hàng phải có đơn xin chiết khấu và cam kết quyền truy đòi của ngân hàng trong trường hợp không đòi được tiền theo chỉ dẫn của ngân hàng phát hành và chịu mọi phí tổn liên quan đến thanh toán L/C. Tỉ lệ thanh toán hoặc phí chiết khấu được thực hiện theo thỏa thuận giữa khách hàng và chi nhánh, thương lượng giới hạn trong mức dao động cho phép. Chứng từ đã gửi đi sau 15 ngày nếu không có hồi âm thì chi nhánh có trách nhiệm lập điện tra soát MT799, sau đó nếu vẫn không có tr ả lời thì liên tiếp 5 ngày 1 lần, thanh toán viên lập điện tra soát cho đến khi nhận được trả lời từ ngân hàng nước ngoài. Sau 1 tháng kể từ khi gửi chứng từ thanh toán mà không đòi được tiền thì thanh toán viên chuyển hồ sơ cho bộ phận tín dụng thông báo cho khách hàng hưởng để thực hiện quyền truy đòi theo nội dung đơn xin chiết khấu của khách hàng. * Quy trình L/C hàng nhập: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C: Đây là khâu quan trọng vì trên cơ sở này ngân hàng mới có căn cứ để mở L/C cho người xuất khẩu giao hàng. Trên thực tế hồ sơ thường gồm - Đơn xin mở thư tín dụng Sau khi ngân hàng đồng ý mở L/C thì đơn này sẽ trở thành một khế ước dân sự giữa ngân hàng và người nhập khẩu. Cơ sở pháp lý và nội dung của đơn xin mở L/C là hợp đồng mua bán được ký kết giữa người NK và XK. - Hợp đồng thương mại (Bản gốc). - Hạn ngạch NK (Quota) của từng chuyến hoặc giấy phép NK. - Các tài liệu liên quan đến thủ tục xác nhận hay vay ngoại tệ của ngân hàng như thủ tục bảo lãnh, khế ước vay ngoại tệ, ủy nhiệm chi… Bước 2: Mở và phát hành L/C: Trên cơ sở hợp đồng thương mại được ký kết giữa người mua và người bán, đơn vị XNK gửi đơn yêu cầu mở thư tín dụng tới chi nhánh. Đơn yêu cầu mở L/C phải thể hiện được đầy đủ các điều kiện của hợp đồng, đơn xin mở L/C là căn cứ để thanh toán viên lập và phát hành L/C. Trong đơn yêu cầu mở L/C khách hàng phải ghi rõ L/C mở bằng INCAS hay Telex. Khi hồ sơ mở L/C của khách hàng đã hội đủ các điều kiện, thanh toán viên tiến hành mở và phát hành L/C theo yêu cầu của khách hàng trên tập tin MT700. Sau khi hoàn thiện nhập dữ liệu vào tập tin MT700, thanh toán viên cần kiểm soát lại nội dung của L/C trước khi ghi lại và thực hiện các bước tiếp theo để chuyển L/C đã mở về phòng thanh toán quốc tế tại NHNo Láng Hạ để chuyển cho người hưởng lợi đồng thời lưu hồ sơ và xử lý hạch toán ngoại bảng theo quy định chung. Bước 3: Tu chỉnh và tra soát L/C: Theo thông lệ quốc tế, không có văn bản chính thức nào quy định về tu chỉnh L/C. Tuy nhiên việc sửa đổi L/C là một nghiệp vụ không thể thiếu được trong quá trình mở và thanh toán thư tín dụng. Ngân hàng chỉ thực hiện việc sửa đổi L/C khi có đề nghị chính thức bằng văn bản của hai bên người mở L/C và người thụ hưởng. Bản tu chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành và không thể tách rời của L/C. Khi tiếp nhận được yêu cầu sửa đổi L/C của khách hàng, các thanh toán viên của ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra các điều khoản sửa đổi, nếu hợp lý thì tiến hành nhập dữ liệu sửa đổi vào tập tin MT707 để chuyển về NHNo Việt Nam như quy trình mở và phát hành L/C. Các tra soát viên liên quan đến L/C nhưng không phải là sửa đổi L/C cũng phải được nhập vào tập tin MT799 và chuyển tiếp về NHNo Việt Nam qua mạng truyền tin. Yêu cầu sửa đổi gồm: - Thư yêu cầu điều chỉnh của khách hàng (1 bản). - Văn bản chứng minh sự đồng ý của các bên liên quan (1 bản). Tất cả mọi sự điều chỉnh, sửa đổi hay hủy bỏ đều phải thông báo cho ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận nếu có. Các điều khoản không bị sửa đổi vẫn có giá trị như cũ. Nếu không có quy định khác trong thư tín dụng, mọi điều kiện và điều khoản của tu chỉnh đều được lập và thực hiện dựa trên cơ sở của quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 500). Bước 4: Nhận, kiểm tra chứng từ và thanh toán: Sau khi nhận được L/C và sửa đổi liên quan phù hợp với khả năng đáp ứng của mình, người bán sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán để gửi đến cho chi nhánh thông qua ngân hàng thông báo. Chi nhánh có trách nhiệm nhận, kiểm tra, thanh toán và giao chứng từ cho khách hàng theo quy định. Ngay khi nhận chứng từ cán bộ thanh toán phải vào sổ theo dõi, ghi đầy đủ ngày nhận chứng từ và nội dung liên quan đến chứng từ, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp và hoàn hảo của bộ chứng từ. Chi nhánh có khoảng thời gian tối đa là 5 ngày làm việc để kiểm tra chứng từ kể từ khi nhận chứng từ, ngoài thời gian này mọi khiếu nại có liên quan đến chứng từ đều không có giá trị hiệu lực. Trong khoảng thời gian cho phép nếu kiểm tra thấy bất kỳ một sự sai sót về số lượng hoặc nội dung của chứng từ, chi nhánh phải lập tức thông báo ngay cho ngân hàng gửi chứng từ bằng điện MT799, đồng thời liên hệ với khách hàng của mình để chờ chấp nhận thanh toán, các sai sót và khiếm khuyết của chứng từ phải được thông báo đầy đủ ngay lần thông báo đầu tiên, không được phép thông báo bổ sung sai sót. Sau khi kiểm tra nếu chứng từ phù hợp hoặc có ý kiến chấp nhận thanh toán của nhà nhập khẩu trong trường hợp chứng từ có sai sót, cán bộ thanh toán phải: - Thực hiện thanh toán cho khách hàng trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận chứng từ theo chỉ dẫn trên thư đòi tiền (Covering Letter) của ngân hàng gửi chứng từ nếu là thanh toán ngay. - Thông báo chấp nhận thanh tóan và ngày đáo hạn nếu L/C thanh tóan có kỳ hạn hoặc thanh toán chậm, theo dõi trả tiền đúng như đã chấp nhận và chỉ dẫn trong thư đòi tiền của ngân hàng gửi chứng từ. - Giao chứng từ cho khách hàng khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết. Chi nhánh trực tiếp lập lệnh thanh toán MT202 trong trường hợp bộ chứng từ phù hợp hoặc sau khi có sự chấp thuận thanh toán của khách hàng trong trường hợp chứng từ có sai sót. Lệnh thanh toán phải đảm bảo tính chính xác về số tiền, loại tiền, ngân hàng trung gian- là nơi ngân hàng hưởng có tài khoản và ngân hàng hưởng (ghi rõ tên và địa chỉ của ngân hàng hưởng, ngân hàng gửi chứng từ), chi tiết thanh toán gồm số tham chiếu liên quan, chi tiết phí hoặc các yếu tố cần thiết liên quan trực tiếp tới thanh toán. - Trường hợp không chấp nhận thanh toán thì phải điện từ chối MT734 báo ngay cho ngân hàng gửi chứng từ đồng thời nêu rõ những sai sót và chứng từ đang được giữ để xử lý. Tất cả các điện báo từ chối chứng từ phải được thực hiện không quá 5 ngày làm việc của tất cả các ngân hàng kể từ ngày nhận chứng từ. Đối với những L/C thanh toán chậm có kỳ hạn, sau khi kiểm tra chứng từ thanh toán viên đảm bảo chứng từ hoàn toàn phù hợp với những quy định của L/C thì phải yêu câù đơn vị mở L/C ký chấp nhận thanh toán vào mặt trước của hối phiếu cam kết thanh toán khi đến hạn, sau đó lập điện MT799 chấp nhận hối phiếu gửi đến ngân hàng mở chứng từ. Trước 30 ngày đến hạn trả hối phiếu, thanh toán viên phải gửi thư nhắc nhở khách hàng và yêu cầu họ thu xếp nguồn ngoại tệ để trả nợ đúng hạn và thông báo cho phòng tín dụng để cùng phối hợp làm thủ tục nhận nợ. Vào ngày trước ngày đến hạn 3 ngày, khách hàng phải chuyển tiền để thanh toán hối phiếu và phải ghi rõ ngày giá trị vào lệnh chuyển tiền đồng thời hạch toán theo chế độ hiện hành. Trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán vào ngày đến hạn thì báo ngay cho phòng tín dụng để trình lãnh đạo xin chỉ thị xử lý. Khi nhận được điện đòi tiền, chi nhánh tiến hành kiểm tra nội dung bức điện theo đúng với nội dung quy định của L/C, đồng thời phải kiểm tra tính xác thực của bức điện trên cơ sở Test mật. Dựa vào nội dung và chỉ dẫn của điện đòi tiền đã có sự xác thực, chi nhánh lập bảng kê thanh toán cho ngân hàng gửi điện như trường hợp thanh toán khi nhận chứng từ. b) Kết quả thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ Trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tín dụng chứng từ luôn là phương thức quan trọng nhất, được nhiều doanh nghiệp yêu cầu thực hiện với số lượng và giá trị lớn nhất. Tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ phương thức tín dụng chứng từ cũng là mảng thanh toán quan trọng nhất của phòng thanh toán quốc tế chiếm từ 60% - 85%. Bảng 6: Doanh số thanh toán theo phương thức L/C Đơn vị: USD Năm Doanh số thanh toán Tỷ l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36310.doc
Tài liệu liên quan