MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận về phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí 3
1. Tầm quan trọng của việc phát triển kinh doanh sản phẩm cơ khí ở doanh nghiệp cơ khí 3
1.1. Khái quát về kinh doanh sản phẩm cơ khí 3
1.1.1. Đặc điểm của các sản phẩm cơ khí 3
1.1.2. Khái quát về phát triển kinh doanh 4
1.2. Vai trò của việc doanh sản phẩm cơ khí đối với các doanh nghiệp cơ khí 5
2. Nội dung phát triển kinh doanh sản phẩm cơ khí đối với các doanh nghiệp cơ khí 6
2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh 7
2.1.1. Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp 7
2.1.2. Phân tích các yếu tố tiềm năng của doanh nghiệp 8
2.1.3. Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ, cơ hội 8
2.2. Tổ chức thực hiện chiến lược và hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp 9
2.2.1. Tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh 9
2.2.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp cơ khí 10
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược 14
3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh sản phẩm cơ khí hiện nay 15
3.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 16
3.1.1. Nhu cầu thị trường 16
3.1.2. Trình độ tiêu chuẩn hóa 16
3.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và nhân tố công nghệ của ngành 16
3.1.4. Các nhân tố kinh tế và các quan hệ kinh tế 17
3.1.5. Chính trị và luật pháp 17
3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 18
3.2.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp 18
3.2.2. Khả năng của doanh nghiệp 18
3.2.3. Đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật 18
3.2.4. Lợi nhuận 19
3.2.5. Nhân tố nhân sự 19
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam-Hâm Thái 20
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam - Hâm Thái 20
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam - Hâm Thái: 20
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam- Hâm Thái 23
1.2.1. Chức năng của công ty 23
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty 23
1.3. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, bộ phận trực thuộc công ty 24
1.3.1. Hệ thống tổ chức của công ty 24
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận tiêu thụ 25
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua: 27
1.4.1. Về mặt hàng kinh doanh 27
1.4.2. Kết quả kinh doanh của công ty 28
1.4.3. Tình hình kinh doanh theo địa bàn kinh doanh của công ty 29
1.4.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 30
1.4.5. Tình hình kinh doanh theo phương thức tiêu thụ sản phẩm 31
1.4.5.1. Tình hình kinh doanh theo phương thức bán hàng qua kho 31
1.4.5.2. Tình hình kinh doanh theo phương thức bán thẳng 32
2. Tình hình thực trạng phát triển kinh doanh sản phẩm cơ khí của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam- Hâm Thái 33
2.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty 33
2.1.1. Mặt hàng kinh doanh của công ty 33
2.1.2. Phân tích nguồn lực của công ty 34
2.2. Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫc và điều khiển số Việt nam –Hâm thái 36
2.2.1. Chiến lược kinh doanh và tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian qua. 36
2.2.2. Các hoạt động xúc tiến kinh doanh 39
2.2.2.1. Quảng cáo 40
2.2.2.2. Khuyến mãi 40
2.2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cơ khí trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài. 40
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh doanh các sản phẩm cơ khí của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam –Hâm thái trong thời gian qua 42
2.3.1. Những thành tựu đạt được của công ty trong thời gian qua 42
2.3.2. Hạn chế của công ty 43
2.3.3. Nguyên nhân 44
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan 44
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 45
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển họat động kinh doanh ở công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số 47
Việt Nam –Hâm Thái 47
1. Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty trong thời gian tới 47
2. Một số giải pháp phát triển kinh doanh của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam –Hâm thái 49
2.1. Tăng cường nghiên cứu thị trường để xác định hướng phát triển sản phẩm 49
2.2. Tăng cường nghiên cứu khoa học và công nghệ 50
2.3. Nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động 50
2.4. Xây dựng chiến lược dịch vụ khách hàng đạt hiệu quả cao 52
2.5. Mở rộng mạng lưới kinh doanh 52
2.6. Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh các sản phẩm phù hợp 53
2.7. Có chiến lược marketing phù hợp và hiệu quả 54
2.7.1. Chiến lược sản phẩm 54
2.7.2. Chiến lược giá cả 54
2.7.3. Chiến lược phân phối 55
3. Một số kiến nghị đối với nhà nước 56
3.1. Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thúc đẩy việc thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các xí nghiệp liên doanh, 100% vốn nước ngoài 57
3.2. Hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài 58
3.3. Nhà nước cần hỗ trợ bằng một nỗ lực cơ cấu lại 60
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển kinh doanh của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam –Hâm Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0086.20.22883383
Fax: 0086.20.22883381
Email: Maket@goldsun_cn.com
Tại Hà Nội
Công ty GoldSun Việt Nam Mould& CNC Machinery
Địa chỉ: Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình- thôn Thân Mỹ- xã Mỹ Đình- Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04.7854282
Fax: 04.7854283
Email: Goldsunhanoi@vnn.vn
Website:
Hệ thống tổ chức của công ty hoạt động có hiệu quả là một trong những bộ phận quan trọng của quá trình quản trị chiến lược của doanh nghiệp. Hiệu quả của các hoạt động sản xuất cũng như các hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào mức độ hợp lý của việc tổ chức bộ máy trong doanh nghiệp.
Nắm được tầm quan trọng của việc tổ chức bộ máy doanh nghiệp, Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam- Hâm Thái đã tổ chức bộ máy.
Sơ đồ: Bộ máy quản lý của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam-Hâm thái
Giám đốc
Phòng hậu cần vật tư
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh nội địa
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Phòng kỹ thuật
Phó giám đốc
Sản xuất
Phó giám đốc kinh doanh
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận tiêu thụ
Bộ máy hoạt động của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam- Hâm Thái được tổ chức theo nguyên tắc chức năng. Theo nguyên tắc này các chức năng, nhiệm vụ được chuyên môn hóa cho từng bộ phận trong bộ máy. Qua đó, tạo điều kiện nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân viên. Đồng thời giảm bớt đi gánh nặng cho giám đốc công ty vì mỗi công việc đã được giao cho từng phòng ban và bộ phận.
Ban giám đốc
Ban hành các quy định, điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp phụ trách kinh doanh, tổ chức cán bộ. Quy định phương thức phân phối, thu nhập, mức dự trữ, mức đầu tư, quy mô đầu tư.
Phòng tài chính kế toán
Giúp cho ban giám đốc việc thực hiện công tác tài chính kế toán của công ty. Theo dõi việc bảo toàn phát triển vốn kinh doanh, mở tài khoản ngân hàng. Hàng tháng lên bảng cân đối, lập báo cáo, cấp phát lương thưởng cho toàn bộ nhân viên trong công ty.
Phòng kỹ thuật
Đảm bảo về số lượng, chất lượng hàng hóa nhập xuất theo yêu cầu của công ty. Chủ động xây dựng kế hoạch bảo dưỡng cho tất cả các thiết bị ở công ty. Tích cực áp dụng tiến bộ khoa học mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tổ chức ký kết hợp đồng mua bán thiết bị máy móc. Tổ chức lắp ráp, vận hành và hướng dẫn sử dụng các snr phẩm khi khách hàng đến mua sản phẩm. Khi sản phẩm có sự cố. sẽ cử nhân viên kỹ thuật đến tận nơi sửa chữa với phương châm:
Khách hàng ở trong tỉnh Quảng Châu, trong vòng 24h sự cố sẽ được giải quyết. Khách hàng ở Trung Quốc trong vòng 48h, và ở các quốc gia khác là 15 ngày
Phòng hậu cần vật tư sản xuất
Có trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu, theo dõi kiểm tra các hoạt động nhập xuất nguyên vật liệu trong tháng. Đăng ký tiến hành kiểm kê nếu phát hiện nguyên vật liệu tồn đọng nhiều hoặc kém phẩm chất thì tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất hướng giải pháp hợp lý, tránh tình trạng cung ứng vật tư không kịp thời ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất hay tồn đọng quá nhiều không sử dụng hết.
Phòng kinh doanh trong nước
Đề xuất cho ban giám đốc về việc kinh doanh của công ty về chiến lược, chính sách mặt hàng và giá cả. Điều tra về thị trường nội địa, tốc độ tăng trưởng kinh tế để xây dựng kế hoạch kinh doanh đạt kết quả cao. Đồng thời thực hiện các giao dịch, buôn bán với các thị trường trong nước, tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Thực hiện các giao dịch, buôn bán với các thị trường nước ngoài. Tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua:
1.4.1. Về mặt hàng kinh doanh
Việt nam đang trong giai đọan phát triển với nhu cầu về máy móc kỹ thuật, linh kiện và chi tiết cơ khí có chất lượng tốt, giá thành hợp lý để đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả. Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam - Hâm thái đã phục vụ và đáp ứng rất nhiêu mặt hàng với các mặt hàng được tiêu thụ mạnh nhất như: Máy cắt dây, Máy xung, Máy điêu khắc
Bảng 2.1: Tình hình bán một số mặt hàng chủ lực của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam - Hâm thái:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Sản phẩm
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1.Máy cắt dây
5.512
6.136
12.752
2.Máy xung
1.876
2.352
3.120
3.Máy điêu khắc
1.832
2.280
3.183
Tổng
8.720
10.868
19.055
Nguồn: Báo cáo phòng kinh doanh - Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam - Hâm thái
Qua bảng ta thấy rằng, công ty cần đẩy mạnh hoạt động đa dạng hóa sản phẩm. Sản phẩm của công ty có hơn 100 chủng loại, tuy nhiên sản phẩm chính trên thị trường Việt nam chỉ có dưới 10 sản phẩm là được thị trường chấp nhận, có lượng tiêu thụ khá mạnh. Do đó công ty cần chú ý nghiển cứu nhu cầu thị trường cũng như tiềm năng của công ty có thể đáp ứng để có thể tăng nhanh thị phần của công ty trên thị trường.
1.4.2. Kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam - Hâm thái (đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2006
Năm 2007
I
Doanh thu
11.640
21.425
28.563
Doanh thu kinh doanh
11.640
21.425
28.563
II
Khoản giảm trừ
1. Chiết khấu bán hàng
0
0
0
2. Hàng bán bị trả lại
0
0
0
3. Giảm giá hàng bán
0
0
0
III
Tổng chi phí trong kỳ
9.560
17.890
24.396
1. Giá vốn hàng bán
9.082
16.735
22.977
2. Chi phí bán hàng
912
656
849
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
175
274
305
4. Chi phí tài chính
111
224
265
IV
Tổng thu nhập từ sản xuất kinh doanh
2.080
3.535
4.167
V
Thu nhập khác
0
280
860
1. Chênh lệch mua bán chứng khoán
2. Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
540
3. Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản
280
320
4. Lãi tiền gửi
VI
Tổng lợi tức chịu thuế
2.080
3.815
5.027
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam - Hâm thái
Qua những bảng số liệu phản ánh về cơ cấu tài sản và tình hình nguồn vốn ta thấy được từng bước tăng trưởng trong doanh thu của công ty.
Ở năm 2004, sau một năm hoạt động, chuyển từ văn phòng đại diện thành Công ty TNHH một thành viên. Công ty đạt doanh thu là hơn 11 tỷ VND. Toàn bộ hoạt động doanh thu đạt được là nhờ vào nhập khẩu các sản phẩm của tổng công ty ở Quảng Châu - Trung Quốc là chính. Đây là thời kỳ công ty tự củng cố vị trí của mình và bắt đầu chuyển sang lĩnh vực sản xuất và gia công.
Bắt đầu từ năm 2005, với việc trực tiếp đi vào sản xuất, do gặp phải một số khó khăn về lao động cũng như vốn nên doanh thu giảm một chút so với năm 2004. Nhưng công ty được hưởng ưu đãi.
Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập trong 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 2 năm tiếp theo.
Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định, theo luật thuế xuất khẩu. thuế nhập khẩu, và theo Nghị định số 149/2003/NĐ- CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.
Nên đến năm 2006 và đặc biệt là năm 2007, bên cạnh việc nhập khẩu sản phẩm phát triển thì việc sản xuất và gia công cũng có những thành tựu đáng kể, doanh thu đạt được của năm 2006 là hơn 21 tỷ VND và doanh thu của năm 2007 là hơn 28 tỷ đồng, với những hợp đồng cung cấp sản phẩm cho nhà máy cơ khí Nhật Quang, công ty cổ phần Ô tô An Bình, công ty TNHH Công nghiệp Hà Thái…
Đây là tiền đề để từ đây, công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam- Hâm Thái ngày càng phát triển và lớn mạnh.
1.4.3. Tình hình kinh doanh theo địa bàn kinh doanh của công ty
Mỗi doanh nghiệp cần có nhiều địa bàn tiêu thụ sản phẩm. Ở công ty Goldsun trụ sở chính tại Hà Nội, và 2 văn phòng đại diện ở TP Hồ Chí Minh và Bình Dương đó cũng chính là nơi mà sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh. Tuy nhiên không chỉ ở các địa bàn khác mà ở ngay trên các địa bàn này đều có những thuận lợi, khó khăn riêng. Thông qua việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo địa bàn giúp cho nhà quản trị đưa ra được những nhận định và đề xuất các giải pháp cụ thể tăng doanh số bán trên thị trường.
Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm cơ khí theo khu vực kinh doanh của công ty Goldsun Việt Nam. Đơn vị tính: Triệu đồng
Địa bàn kinh doanh
2004
2005
2006
Khu vực miền Bắc
8.730
11.012
10.712
Miền Đông Nam Bộ
1.746
2.831
6.427
Đồng bằng SC Long
1.164
1.887
4.285
Nguồn : Phòng kinh doanh-Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam – Hâm Thái
Nhìn vào bảng ta thấy sản phẩm được tiêu thu mạnh nhất vẫn tập trung ở khu vực miền Bắc. Vì vậy công ty cần có những biện pháp duy trì và phát triển những thành công trong hoạt động bán hàng ở khu vực này. Ở khu vực miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long doanh thu còn kém, do đó công ty cần khắc phục những tồn tại, yếu kém dể tăng doanh thu.
1.4.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
Bảng 2.5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam – Hâm Thái
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Doanh thu
Chênh lệch tuyệt đối
Tốc độ tăng giảm
2003
8.752
2004
11.640
2.888
132%
2005
15.732
4.092
135%
2006
21.425
5.693
136%
2007
27.986
6.561
131%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam -Hâm thái
Biểu đồ 2.1: Doanh thu trong giai đoạn 2003 - 2007
Qua bảng ta thấy rằng, doanh thu bình quân của công ty tăng tuyệt đối là 4.808.500.000 tỷ VND/năm. Trong khi đó tốc độ tăng doanh thu hàng năm là: 33,5%. Tuy nhiên, qua tính toán cho thấy tốc độ tăng doanh thu có xu hướng chậm lại trong hai năm cuối. Chính vì thế công ty cần nghiên cứu các nhân tố làm tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm để đề xuất các giải pháp ngăn chặn.
1.4.5. Tình hình kinh doanh theo phương thức tiêu thụ sản phẩm
1.4.5.1. Tình hình kinh doanh theo phương thức bán hàng qua kho
Phương thức bán hàng qua kho là phương thức mà công ty đầu tư xây dựng hệ thống kho, cửa hàng để tổ chức hoạt động bán hàng thông qua việc công ty mua hàng trong và ngoài nước nhập về kho; cửa hàng… Sau đó qua hoặc không qua chọn lọc, đóng gói, lắp ráp… để bán cho khách hàng.
Ưu điểm của phương thức bán hàng qua kho là:
Thứ nhất, công ty trực tiếp tiếp xúc với các khách hàng có nhu cầu nhỏ lẻ; giúp công ty nắm được sự thay đổi biến động cung cầu, giá cả hàng hóa mình đang kinh doanh từ đó kịp thời xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Thứ hai, công ty có điều kiện áp dụng tốt hơn cấc loại hình dịch vụ: pha chế, ghép đồng bộ sản phẩm, lắp đặt, hướng dẫn khách hàng… nhờ đó nâng cao được trị giá hàng hóa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng
Hạn chế:
Thứ nhất, công ty phải đầu tư vốn vào xây dựng, thuê mướn cơ sở vật chất phục vụ cho thương mại, nếu quản lý không tốt việc tái cấu trúc lại hoạt động thương mại sẽ khó khăn hơn loại hình kinh doanh khác.
Thứ hai, chi phí kinh doanh bán hàng cao hơn so với các hình thức kinh doanh thương mại khác: chi phí bốc dỡ, bảo quản, chi phí duy trì bộ máy và cơ sở vật chất kỹ thuật bán hàng.
Chính vì những nhược điểm như vậy nên ở công ty GoldSun Việt Nam, các sản phẩm cơ khí được bán thông qua hình thức bán thẳng.
1.4.5.2. Tình hình kinh doanh theo phương thức bán thẳng
Đây là hình thức bán hàng mà công ty thực hiện điều chuyển thẳng hàng hóa nhập khẩu (sau khi làm thủ tục hải quan) ngay từ khi công ty có cơ bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa hợp lệ. Hàng nhập khẩu về cảng hoặc sân bay được giao luôn cho người mua.
Ưu điểm của phương thức bán thẳng
Thứ nhất, phương thức này chủ yếu phục vụ cho doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu lớn. Đồng thời công ty không có điều kiện thuận lợi để thực hiện các dịch vụ thương mại để gia tăng giá trị hàng hóa bán, vì vậy giá bán rẻ hơn so với các hình thức khác.
Thứ hai, công ty không cần phải đầu tư lớn cho cơ sở vật chất kỹ thuật và công người phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại
Thứ ba, khách hàng thường là người có nhu cầu lớn, nhờ đó doanh thu từ hoạt động thương mại tăng nhanh.
Thứ tư, trong nhiều trường hợp, khách hàng có thể trả tiền một phần hoặc toàn bộ kho của công ty khi đã có bộ chứng từ nhập khẩu hoàn chỉnh (Ở thời điểm hàng hóa chưa về Việt Nam), nhờ đó mà công ty có thể tăng tốc độ luân chuyển vốn, giảm chi phí kinh doanh.
Với những ưu điểm như thế nên các sản phẩm của công ty chủ yếu được bán thông qua hình thức này.
2. Tình hình thực trạng phát triển kinh doanh sản phẩm cơ khí của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam- Hâm Thái
2.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty
2.1.1. Mặt hàng kinh doanh của công ty
Trong những năm gần đây quá trình đầu tư vào nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi các nguồn lực, vốn lưu động hết sức to lớn. Với nhận thức sâu sắc rằng để phát triển công nghiệp thì cần phài có máy móc thiết bị, linh kiện và chi tiết cơ khí có chất lượng tốt, giá thành hợp lý để đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất một cách có hiệu quả.
Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam- Hâm Thái đã phục vụ và đáp ứng các mặt hàng: các lại máy CNC; máy cắt dây CNC; máy gia công trung tâm; máy phay CNC; máy tiện CNC; máy xung ZNC; máy điêu khắc kim loại; máy bắn lỗ CNC; máy cắt Plasma; máy cắt tia nước; dây chuyền mạ kim loại; lò tôi cao tần - trung tần; máy quét 3D, máy đo 3D; máy thúc ngang; máy cán ren; dây chuyền thiết bị phun bi, phun cát; thiết bị uốn ống CNC ; các loại máy công cụ; máy phay chop; máy phay vạn năng; máy khoan cần; máy tiện ngang; máy tiện cỡ lớn; máy mài phẳng; thiết bị thực nghiệm dành cho giảng dạy và các loại thiết bị cơ khí khác.
Ngoài ra, công ty còn cung cấp:
Cải tạo nâng cấp thiết bị: Máy cắt dây, máy xung, máy phay CNC, tiện CNC…
Cung cấp linh phụ kiện thiết bị: thước điện tử, buli, bầu lọc dầu
Cung cấp các phụ kiện làm khuôn mẫu như: dao, dụng cụ đo đạc, thiết bị đánh bong, in nhãn mác…
Cung cấp các loại dung dịch gia công như: dầu làm mật, bánh dầu (máy xung, máy cắt dây…); kem đánh bong(máy đánh bóng khuôn…)
2.1.2. Phân tích nguồn lực của công ty
Cơ sở vật chất của công ty
Công ty có trụ sở chính đặt tại khu liên hiệp thể thao Mỹ Đình – xã Mỹ Đình – thành phố Hà Nội với diện tích mặt bằng hơn 3000m2 bao gồm khu nhà xưởng và văn phòng, và 2 chi nhánh được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, được thiết kế và xây dựng khang trang rộng rãi đáp ứng yêu cầu kinh doanh . Trang thiết bị máy móc hiện đại, tuy nhiên việc sử dụng chưa phát huy hết được hiệu quả đáp ứng được tốc độ mở rộnh và khả năng đáp ứng của công ty.
Về nguồn nhân lực
Công ty hiện có 42 cán bộ bao gồm giám đốc và các kỹ sư có tay nghề cao được tổng công ty cử sang, số còn lại đều đã tốt nghiệp đại học. Nhìn chung đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý và nhân viên của công ty đều được đào tạo cơ bản và năng động.Tuy nhiên số lượng nhân viên còn ít, kiến thức về các sản phẩm cơ khí chính xác, CNC (không kể các kỹ sư) còn thấp, thiếu kinh nghiệm thực tế về kinh doanh và điều hành quản lý làm ảnh hưởng đến khả năng trên thị trường.
Về nguồn vốn kinh doanh
Vốn điều lệ thấp, chính vì thế quy mô hoạt động của công ty còn rất nhỏ bé. Công ty khó có thể mở rộng, phát triển các hoạt động dịch vụ theo kế hoạch đề ra.
Về công tác điều hành
Công tác quản trị điều hành có những bước tiến rõ rệt thể hiện qua các kết quả sau: Đến năm 2007 công ty đã triển khai và có doanh thu ở hầu hết các hoạt động kinh doanh, văn phòng đại diện đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương đã bắt đầu có lãi từ năm 2004 và 2005, đã nghiên cứu chỉnh sửa hoạt động của các phòng nghiệp vụ, đặc biệt quan tâm đến hoạt độnh kinh doanh, lên kế hoạch và bước đầu xây dựng văn hóa kinh doanh cuả công ty, chú trọng công tác đào tạo và đánh giá cán bộ, hoạt động có bài bản, chiến lược và kế hoạch thống nhất, rõ ràng , hệ thống các văn bản điều hành đảm bảo vận hành thông suốt mọi hoạt động của công ty. Tuy nhiên một số quy trình dịch vụ chưa được bổ sung, xây dựng hoàn chỉnh để đáp ứng tóc độ mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh các dịch vụ.
Trình độ công nghệ của công ty
Trong những năm gần đây, công ty đã có rất nhiều nỗ lực trong việc nâng cao trình độ công nghệ. Tuy nhiên theo nhận xét của các chuyên gia, trình độ công nghệ của công ty vẫn ở mức trung bình do nhiều nguyên nhân. Trình độ công nghệ được phản ánh qua bốn thành phần sau:
Thành phần kỹ thuật
Nhìn một cách tích cực, công ty có thành phần kỹ thuật tương đối khá ,bởi thời gian qua đã tập trung vào đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất ,thay thế những dây chuyền sản xuất cũ để theo kịp trình độ thế giới
Thành phần con người
Yếu tố con người của công ty được đánh giá ở mức trung bình. Kiến thức chủ yếu có được bằng kinh nghiệm, khả năng đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, tiếp cận thiết bị hiện đại còn nhiều hạn chế. Khả năng tự đào tạo của công ty rất yếu nên không nâng cao được chất lượng lao động.
Thành phần thông tin
Qua nghiên cứu, trình độ thông tin của công ty được đánh giá nằm ở giai đoạn làm quen, thu nhập và phân loại, các giai đoạn cao hơn như phân tích tổng hợp, đề xuất chiến lược chưa triển khai được, lượng thông tin nghèo, khai thác trong nước là chủ yếu.
Về cơ sở vật chất cho phần thông tin: Công ty có mức độ sử dụng máy tính vào loại cao, nhưng mới chỉ tập trung cho công việc văn phòng, không sử dụng máy tính trong thiết kế và nghiên cứu nên đã hạn chế rất nhiều khả năng sáng chế, phát minh các sản phẩm mới.
Thành phần tổ chức
Vấn đề tổ chức sản xuất, bố trí nguồn nhân lực hợp lý đã được công ty chú trọng. Công ty đã áp dụng nhiều mô hình tổ chức tiên tiến, phù hợp với công nghệ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.
2.2. Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫc và điều khiển số Việt nam –Hâm thái
2.2.1. Chiến lược kinh doanh và tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
Công ty Goldsun nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh vì thế trên cơ sở nghiên cứu tòan diện, đầy đủ các yếu tố của môi trường kinh doanh , tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan, gắn bó chặt chẽ giữa các yếu tố của môi trường với tiềm năng của doanh nghiệp, giữa thời cơ và nguồn lực để đề ra định hướng, cách thức kinh doanh cho tòan công ty Kế hoạch kinh doanh – công cụ quản lý hữu hiệu gíup doanh nghiệp đối đầu thử thách.
Công ty đã xây dựng ma trận SWOT để đánh giá sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 2.4: Ma trận SWOT của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam -Hâm thái
Những điểm mạnh-S
1. Địa điểm rộng.vị trí thuận lợi, gần trục đường chính.
2. Công ty đang trong quá trình phát triển dễ dàng tiếp cận trình độ khoa học công nghệ
Những điểm yếu –W
1. Cơ sở vật chất của công ty còn thấp so với yêu cầu phát triển của công ty hiện nay
2. Trình độ đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý chưa cao
Các cơ hội-O
1. Việt nam đang nằm trong khu vực có tốc độ phát triển cao
2. Ngành cơ khí đang được nhà nước đặc biệt quan tâm, được coi là ngành mũi nhọn
Dự kiến giải pháp -S-O
1.Tăng cường các hoạt động marketing và hoàn thiện hơn trang Web của công ty để thu hút khách hàng hơn nữa
2.Chú trọng hơn nữa đến hoạt động đầu tư, tiếp cận công nghệ hiện đại
Dự kiến giải pháp W-O
1.Tranh thủ hơn nữa sự hỗ trợ của nhà nước, bổ sung hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất
2.Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý
Các mối đe dọa-T
1. Mức độ cạnh tranh ngày càng cao do Việt Nam đang trong quá trình hội nhập
2. Nền kinh tế Việt Nam đang trong qúa trình chuyển đổi nên cơ chế hoạt động và quản lý chưa được hoàn chỉnh
Dự kiến giải pháp S-T
1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm và tăng cường dịch vụ bảo hành bảo dưỡng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng
2.Chủ động xây dựng cơ chế quản lý và hoạt động hợp lý với cơ chế thị trường và trình độ công nghệ ngày càng cao
Dự kiến giải pháp W-T
1.Công ty cần đầu tư có trọng điểm, nâng cao khả năng cạnh tranh
2.Thu hút thêm đầu tư để hoàn thiện hơn về dây chuyền sản xuất
Nguồn: Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam -Hâm thái
Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam - Hâm Thái là sự hội tụ nhiều loại chiến lược khác nhau gắn tới từng lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp như: chiến lược về vốn; chiến lược khoa học công nghệ; chiến lược phát triển nguồn nhân lực; chiến lược sản phẩm; chiến lược khai thác thị trường và phục vụ khách hàng; chiến lược cạnh tranh với từng đối thủ xác định... Thành công ở từng chiến lược cụ thể là bằng chứng xác đáng nhất về hiệu quả của chiến lược kinh doanh của công ty cần phải được thực hiện qua từng chiến lược bộ phận:
Chiến lược về khoa học công nghệ
Theo đánh giá, trình độ công nghệ của công ty nói chung vẫn ở mức trung bình .Trong công ty, việc lựa chọn thiết bị và công nghệ, song song với việc đầu tư vào dây chuyền công nghệ mới, vẫn đầu tư thiết bị đã sử dụng và cải tiến thiết bị hiện có với tốc độ đổi mới công nghệ mới đạt khoảng 7-8%/năm
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Có 2 vấn đề mấu chốt cần xem xét về chất lượng nguồn nhân lực: thứ nhất là trình độ của người lao động gắn với đào tạo và sử dụng: thứ hai là năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp. Hai vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau.
Thực tế cho thấy chưa có một chiến lược chung phát triển chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cho ngành công nghiệp nước nhà chính vì thế đã gây khó khăn cho công ty trong việc lập và thực hiện chiến lược nguồn nhân lực
Hiện nay, lao động cung cấp cho công ty vẫn dựa trên 2 kênh chính là hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo tại chỗ trong công việc để có được kiến thức, kỹ năng tương ứng với hoàn cảnh sử dụng lao động đó.Với những hạn chế là thiếu kỹ năng (63% lao động thiếu kỹ năng, 33% có tay nghề chưa thành thạo) cả nước mới có khoảng 30% lực lượng lao động qua đào tạo có kiến thức tỷ lệ lao động được đào tạo nghề thấp, thiếu lao động chất xám về số lượng và chất lượng, thể lực lao động kém, tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp chưa cao, chậm phản ứng với những biến động trên thị trường lao động.
Một vấn đề quan trọng đặc biệt có tác động không nhỏ đến chiến lược kinh doanh là cơ chế quản lý doanh nghiệp và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý của công ty thường xuyên được tập huấn, đào tạo và có trình độ học vấn khá cao, có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp nhưng chưa mang lại hiệu quả tương xứng.
Chiến lược sản phẩm gắn với chiến lược khai thác thị trường và phục vụ khách hang. Nội dung này gắn liền với những vấn đề kỹ thuật liên quan đến sự phân tích về phía cầu mà tập trung nhất là khai thác, xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường trên cơ sở đa dạng hoá sản phẩm, phục vụ khách hàng với các dịch vụ hoàn hảo.
Về chiến lược sản phẩm, chưa có sản phẩm nào là của c ông ty ghi dấu ấn rõ nét và chiếm ưu thế trên thị trường nhờ vào yếu tố chất lượng.
Khai thác thị trường tiêu thụ còn chưa quyết liệt và thiếu đa dạng. sức xâm nhập còn mờ nhạt, không sâu
Thời gian tới, Việt Nam sẽ tham gia đầy đủ vào AFTA, thực hiện các cam kết với APEC, thực thi có hiệu quả Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, gia nhập WTO. Vì vậy, đòi hỏi c ông ty phải chủ động hơn để nắm bắt tốt thị trường, tiếp cận các phương pháp bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng hiện đại, nâng cao tính cộng động của các doanh nghiệp bảo vệ lợi ích của mình trên thị trường thế giới, tổ chức hệ thống phân phối và kiểm soát các kênh tiêu thụ.
2.2.2. Các hoạt động xúc tiến kinh doanh
Xuất phát từ yêu cầu phải có hệ thống thông tin, nhằm giới thiệu sản phẩm, hạn chế rủi ro và giảm bớt chi phí không cần thiết. Thông qua hoạt động xúc tiến các doanh nghiệp tác động vào khách hàng để thay đổi về quan niệm sản phẩm, mở rộng nhu cầu đối với người tiêu dùng. Xúc tiến bao gồm quảng cáo, áp dụng kỹ thuật xúc tiến bán hàng và các biệ pháp yểm trợ khách hàng.
2.2.2.1. Quảng cáo
Quảng cáo là hình thức hoạt động quan trọng nhất trong chiến lược chiêu thị khách hàng. Là một sản phẩm đối với cả những người kinh doanh sản phẩm cơ khí còn hiểu biết một cách sơ sài.
Hiện nay công ty đã sử dụng các phương tiện quảng cáo sau
Thứ nhất, tạp chí chuyên ngành cơ khí và công nghiệp; loại tạp chí trên có độc giả riêng là những cá nhân tổ chức có nhu cầu tìm hiểu một cách chi tiết về các sản phẩm cơ khí. Chính vì vậy, thông qua quảng cáo trên tạp chí công ty đã khai thác tốt hình ảnh cũng như màu sắc để đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Thứ hai, phim quảng cáo: là phương tiện quảng cáo chuyên dung đặc biệt đối với những mặt hàng có giá trị kinh tế cao đã được công ty áp dụng thường xuyên. Với những ưu điểm là khai thác tốt hình ảnh âm thanh, màu sắc và thông tin về quá trình sản xuất, có tác dụng rất lớn đến những người quan tâm.
2.2.2.2. Khuyến mãi
Khuyến mãi là hoạt động xúc tiến kinh doanh nhằm xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng
Đối với các sản phẩm cơ khí công ty đã áp dụng các biện pháp khuyến mãi sau:
- Giảm giá theo sản lượn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20456.doc