Chuyên đề Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỔ TRỢ NGÀNH DỆT MAY 3

1.1. Khái niệm chung về công nghiệp hỗ trợ 3

1.1.1. Khái niệm chung. 3

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ. 4

1.1.3. Vai trò công nghiệp hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế 6

1.2. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may. 8

1.2.1. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may. 8

1.2.2. Các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may. 11

1.2.2.1. Ngành sản xuất nguyên liệu. 11

1.2.2.2. Ngành cơ khí. 12

1.2.2.3. Kéo sợi. 12

1.2.2.4. Ngành dệt vải. 12

1.2.2.5. Nhuộm, in vải. 13

1.3. Các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành CNHT ngành dệt may. 13

1.3.1.Thị trường. 13

1.3.2.Vốn. 13

1.3.3. Khoa học kỹ thuật và Công nghệ. 14

1.3.4. Các chính sách của nhà nước với phát triển CNHT. 14

1.3.5. Các quan hệ liên kết khu vực và toàn cầu. 14

1.4. Kinh nghiệm của các nước trong phát triển CNHT dệt may. 15

1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 15

1.4.2. Kinh nghiệm của Nam Phi 16

1.4.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ. 18

1.4.4. Bài học kinh nghiệm từ các nước có thể áp dụng ở Việt Nam. 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỔ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM. 19

2.1. Đánh giá chung về ngành DMVN hiện nay. 19

2.2. Các chính sách của nhà nước về phát triển CNHT ngành dệt may. 21

2.2.1. Quan điểm phát triển ngành CNHT dệt may Việt Nam hiện nay. 21

2.2.2. Quy hoạch phát triển ngành CNHT ngành dệt may Việt Nam. 22

2.2.2.1. Quy hoạch sản phẩm chiến lược 22

2.2.2.2. Quy hoạch theo vùng, lãnh thổ. 23

2.2.3. Chính sách vốn: 25

2.2.3.1. Vốn cho đầu tư phát triển 25

2.2.3.2. Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý môi trường. 25

2.2.4. Chính sách nguyên nhiên liệu: 26

2.2.5. Chính sách khác. 26

2.2.5.1. Chính sách đầu tư. 26

2.2.5.2. Chính sách phát triển nhân lực: 27

2.2.5.3. Chính sách về khoa học công nghệ. 27

2.2.5.4. Chính sách phát triển thị trường. 28

2.3. Thực trạng phát triển CNHT ngành DMVN hiện nay. 28

2.3.1. Ngành nguyên liệu. 29

2.3.2. Ngành kéo sợi. 32

2.3.3. Ngành dệt vải 34

2.3.4. Ngành nhuộm, in. 35

2.3.5. Ngành cơ khí. 37

2.3.6. Ngành sản xuất phụ liệu may. 39

2.4. Đánh giá chung về phát triển CNHT ngành DMVN. 40

2.4.1. Những kết quả đạt được của ngành CNHT ngành DMVN. 40

2.4.2. Những tồn tại của ngành CNHT ngành dệt mayViệt Nam hiện nay. 43

2.4.2.1. Tỉ lệ nội địa hóa thấp. 43

2.4.2.2. Tính cạnh tranh của sản phẩm thấp. 45

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại. 47

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP BỔ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020. 49

3.1. Cơ sở khoa học của các giải pháp phát triển CNHT dệt may đến năm 2020. 49

3.1.1. Cơ hội đối với ngành CNHT ngành DMVN. 49

3.1.1.1. Lợi thế về lao động. 49

3.1.1.2. Lợi thế về thị trường tiêu thụ. 50

3.1.1.3. Lợi thế về môi trường chính sách và vốn đầu tư. 50

3.1.1.4. Cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO. 51

3.1.2.Thách thức với ngành CNHT ngành DMVN . 52

3.1.2.1. Thị trường và đối thủ cạnh tranh. 52

3.1.2.2. Yêu cầu chất lượng và trình độ công nghệ. 53

3.1.2.3. Trình độ quản lý và nhân công. 53

3.1.2.4.Thách thức sau khi gia nhập WTO. 54

3.1.3. Định hướng phát triển DMVN đến năm 2020. 57

3.1.3.1. Chiến lược phát triển. 57

3.1.3.2. Mục tiêu phát triển DMVN đến năm 2020. 57

3.2. Định hướng và mục tiêu phát triển ngành CNHT dệt may 59

3.2.1. Định hướng phát triển ngành CNHT dệt may Việt Nam. 59

3.2.2. Mục tiêu phát triển. 61

3.3. Giải pháp phát triển ngành CNHT ngành dệt may Viêt Nam. 62

3.3.1. Giải pháp đối với chính phủ. 62

3.3.1.1. Có định hướng phát triển hợp lý ngành CNHT. 62

3 3.1.2.Tăng cường liên kết giữa các DN. 62

3.3.1.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách nội địa hóa. 63

3.3.1.4. Hoàn thiện chính sách đầu tư. 63

3.3.1.5. Về chính sách khuyến khích xuất khẩu mở rộng thị trường. 64

3.3.1.6. Về chính sách đào tạo cán bộ và nhân lực. 65

3.3.2. Giải pháp đối với các DN trong nước. 66

3.3.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển trong dài hạn cho doanh nghiệp. 66

3.3.2.2. Nâng cao hoạt động tổ chức sản xuất. 67

3.3.2.3. Nâng cao trình độ công nghệ. 67

3.3.2.4. Khai thác thị trường trong và ngoài nước. 68

3.3.2.5. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành CNHT. 69

3.3.2.6. Chú trọng đầu tư công tác quảng bá thương hiệu 70

3.3.3. Các giải pháp khác. 71

KÊT LUẬN 72

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4460 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghệ: ngành dệt may, tuy là ngành mà Việt Nam được đánh giá là có lợi thế so sánh hơn so với các ngành công nghiệp khác do tận dụng được nguồn nhân công rẻ và có tay nghề khá, song hiện nay vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập (khoảng 90% bông, 100% tơ sợi tổng hợp (xơ tổng hợp), thuốc nhuộm, hoá chất và hầu hết thiết bị phụ tùng), trong đó bông và xơ tổng hợp là hai loại nguyên liệu chính của ngành dệt. Sự phụ thuộc quá nhiều các yếu tố đầu vào như vậy không những làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành dệt may mà còn gây tình trạng bị động trong điều hành sản xuất, tổ chức các quan hệ liên kết dệt - may, dẫn đến một điểm yếu căn bản của ngành dệt may- “dệt kém nên may phải gia công”, lợi nhuận thu được thấp. Thực tế phát triển dệt may cho thấy, nguyên liệu cho công nghiệp dệt của Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, tính từ năm 1997 cho đến nay, trung bình mỗi năm cả nước nhập từ 91 triệu đến 109,7 triệu USD bông xơ, tương đương với 5-6 vạn tấn bông xơ. Theo Vinatas, hiện nay Việt Nam đang sản xuất khoảng 170000 tấn sợi/năm, nhập khẩu khoảng 200000 tấn sợi/năm. Trong đó sợi bông trải thô và OE chiếm 40%, Pe/Co chiếm 36%, sợi bông trải kỹ chiếm 2% và các loại sợi khác là 2%. Khối lượng này chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu sử dụng của ngành dệt may. Điều đáng chú ý là cho đến nay Việt Nam vẫn chưa sản xuất được các loại xơ- sợi tổng hợp từ các sản phẩm hoá dầu. Ngành công nghiệp hoá dầu của Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu phát triển, tập chung chủ yếu vào khâu gia công các sản phẩm hoá dầu từ nguyên liệu nhập khẩu gần 100%. Theo Tập đoàn DMVN, năm 2006 tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu là 5,696 tỷ USD (chưa kể một số hóa chất nhuộm) so với 5,834 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu. Tính đến năm 2007, ngành dệt may vẫn phải nhập khẩu đến 90% bông, gần 100% các loại xơ sợi tổng hợp, 70% nguyên phụ liệu vải và các phụ liệu may xuất khẩu khác. Sản lượng thực tế ngành dệt Việt Nam trong thời gian qua là 376 triệu mét vải (năm 2003 là 513 triệu mét), tổng công suất thiết kế là 800 triệu mét vải. Song phần lớn số vải sản xuất trong nước không đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Chính vì vậy, hàng năm các DN may mặc trong nước phải nhập khẩu khoảng 300 triệu mét vải các loại, chiếm khoảng 80% lượng vải và sợi cần thiết cho sản xuất trong nước (chủ yếu sử dụng cho hình thức gia công CMT, CMP), cao gấp hơn 3 lần so với lượng vải có thể cung cấp trong nước cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Theo mục tiêu của kế hoạch tăng tốc, đến năm 2005, sản lượng vải trong nước đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm xuất khẩu sẽ phải đạt đến 1 tỷ mét. Theo đó, ngành DMVN thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn; chi phí nguyên liệu cao dẫn đến giá thành sản xuất cao, tất yếu giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm, không chủ động trong kế hoạch kinh doanh, các DN sản xuất chịu sức ép từ các nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Bảng 2.1: Tình hình sản xuất xơ- sợi tổng hợp của Việt Nam 2002- 2008 Đơn vị: 1000 tấn Sản phẩm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nhu cầu xơ polyeste 49 56 60 120 150 200 180 Nhu cầu sợi tổng hợp các loại 149 170 190 300 350 400 420 Khả năng sản xuất 0 0 0 0 0 0 0 Tỷ lệ nhập khẩu 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp Theo thống kê, trong khoảng 5 năm trở lại đây, diện tích trồng bông tại Việt Nam đã giảm nghiêm trọng. Ở thời điểm năm 2001-2002, diện tích trồng bông trên cả nước trên 32.600 ha. Nhưng đến niên vụ 2008-2009, chỉ còn dưới 3.000 ha. Sản lượng bông vải trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 2% nhu cầu bông xơ cho ngành sợi. Ngành dệt sợi của Việt Nam xem như mất trắng nguồn cung nguyên liệu từ trong nước và phải nhập khẩu gần 100% bông xơ từ nước ngoài. Nguyên nhân chính khiến diện tích bông vải giảm mạnh là do năng suất quá thấp (chỉ chừng 21 tạ/ha) và giá thu mua không cao (9.000 đồng/kg), khiến nông dân không “mặn mà” với cây bông vải bằng một số loại cây công nghiệp ngắn ngày khác. Để ngành Bông phát triển thay thế nguyên liệu nhập khẩu, các Cty Bông thuộc Cty CP Bông Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho người trồng bông như: hỗ trợ 100% giống bông, đầu tư chất điều hòa sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón bình quân 3 triệu đồng/ha,…sản phẩm được Cty bao tiêu toàn bộ với giá thấp nhất là 9.000 đồng/kg và sẽ điều chỉnh theo thời giá. Với chiến lược này ngành bông bước đầu đã có tín hiệu vui khi diện tích trồng niên vụ 2008 – 2009 đã tăng trở lại. Hiện nay, Chính phủ đã giao cho Tập đoàn DMVN (Vinatex) làm đầu mối hồi phục phát triển cây bông, đi cùng với đó là các dự án phát triển thủy lợi phục vụ nước tưới ở vùng trọng điểm trồng bông. Hiện đã có 8 dự án phát triển cây bông của VinatexMart, Viện Nghiên cứu bông Nha Hố, Công ty CP Bông Tây Nguyên… được đầu tư quy mô, trồng theo mô hình trang trại, nông trường ở các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung trên diện tích 22.000 ha. Diện tích mỗi trang trại từ 1.000 ha đến 4.500 ha, tập trung ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Giai Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông. Cũng để chuẩn bị trồng trên diện rộng, hiện các đơn vị đã tiến hành trồng thử nghiệm trồng bông trên diện tích nhỏ, ở 2 trung tâm giống tại Phan Rang (Ninh Thuận). Hiện nay, việc đầu tư sản xuất cây bông vải chủ yếu đầu tư, liên kết sản xuất trong nông dân. Theo kế hoạch của Công ty CP Bông Việt Nam, việc hồi phục phát triển cây bông mới bắt đầu, hiện tại chỉ dừng lại ở việc duy trì sản xuất và chuẩn bị cho việc mở rộng diện tích sau này. Giống cây trồng vẫn sử dụng nguồn giống có sẵn trong nước.  2.3.2. Ngành kéo sợi. Ngành kéo sợi của Việt Nam hiện nay còn rất yếu và kém phát triển. Việt Nam hầu như chưa có nhà máy sợi tổng hợp hiện đại nào mà mới chỉ có những nhà máy kéo sợi từ nguyên liệu tự nhiên. Dẫn đến hạn chế lớn trong khả năng cung cấp nguyên liệu tơ sợi trong nước cho ngành may. Nhu cầu sử dụng sợi PP: Từ năm 1996- 1999, nhu cầu sử dụng PP tăng hàng năm khoảng 30%, và tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Thể hiện qua các con số sau: Bảng 2.2: Nhu cầu tiêu thụ của cả nước giai đoạn 2001- 2008 Đơn vị: nghìn tấn Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nhu cầu 459 313 412 557 600 712 900 920 Nguồn: Bộ công nghiệp Nhu cầu tiêu thụ sợi polyeste: Đây là loại sợi có nhiều công dụng và đuợc sử dụng nhiều nhất ở thị trường Việt Nam( khoảng 80% sản lượng sơ sợi tổng hợp). Ngành công nghiệp Dệt May là ngành tiêu dùng xơ sợi Polyeste nhiều nhất, và đặc biệt tăng nhanh chóng từ năm 2003 trở lại đây. Bảng 2.3: Nhu cầu xơ- sợi Polyeste giai đoạn 2001- 2008 Đơn vị: nghìn tấn Sản phẩm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Xơ polyestê 35 38 40 43 49 56 70 120 Sợi các loại 143 120 143 147 149 170 220 300 Nguồn: Bộ công nghiệp 2.3.3. Ngành dệt vải Ngành dệt vải Việt Nam hiện nay còn phát triển chậm, trình độ máy móc thiết bị trong ngành còn lạc hậu. Hiện Việt Nam chưa có nhà máy dệt nào hiện đại đạt tiêu chuẩn. Các nhà máy dệt chủ yếu lâu đời và cũ kỹ. Hiện nay một số dự án đầu tư đã bắt đầu được áp dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng nhà xướng , máy móc cho các nhà máy dệt trong các cụm khu công nghiệp mới. Bảng 2.4: Số liệu tình hình sản xuất và XNK ngành dệt Việt Nam giai đoạn 2006-2009 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Giá trị gia tăng, triệu đô la Mỹ 3.205,5 3.899,6 5.136,8 4.789,3 Giá trị gia tăng, % trong GDP 5,3 5,5 5,7 5,2 Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng, % 13,2 13,5 9,2 -3,0 Giá trị gia tăng ngành dệt, triệu đô la Mỹ 325,0 368,9 402,8 390,7 Kim ngạch XK hàng dệt, triệu đôla Mỹ 1.058,0 1.352,0 1.690,0 1.318,2 Tăng trưởng kim ngạch XK hàng dệt hàng năm 45,9 27,8 25,0 -22,0 Kim ngạch NK hàng dệt, triệu đôla Mỹ 3.988,0 4.940,0 5.874,8 4.699,8 Tăng trưởng kim ngạch NK hàng năm 16,1 23,9 18,9 -20,0 Cán cân thương mại ngành dệt, triệu đôla Mỹ -2.930,0 -3.588,0 -4.184,8 -3.381,6 Nguồn : Thời báo kinh tế và dự báo 2.3.4. Ngành nhuộm, in. Sự phát triển của ngành hàng năm, các cơ sở sản xuất trong ngành dệt cả nước phải dùng hàng trăm tấn chất trợ các loại phục vụ cho nhu cầu xử lý hóa học vải và các sản phẩm trong các công đoạn: nấu, tẩy, làm bóng, giặt nhuộm, in hoa và đặc biệt là trong khâu xử lý hoàn tất. Chất trợ dùng vào các mục đích này rất đa dạng, một số là các chất hoạt động bề mặt (HĐBM) làm các chức năng: thấm ướt, tẩy rửa, nhũ hóa, phân tán, ổn định hệ thống, làm đều màu; số khác là các loại hồ, chất tạo màng cho công nghệ in hoa (để hồ hoàn tất cho vải và sản phẩm dệt; hồ cho vải có khả năng chống nhàu, để trang trí và tạo dáng đẹp như cán bóng, cán vân nổi, cán xếp nếp) v.v... Hiện nay các loại chất trợ này hấu hết phải nhập với khối lượng lớn làm cho tỷ lệ giá nguyên liệu và phụ liệu thanh toán bằng ngoại tệ chiếm khá cao trong giá thành sản phẩm dệt nhuộm. Chương trình phát triển hàng tiêu dùng cấp Nhà nước (KC-07) đã giao cho Viện Hóa học Công nghiệp (VHHCN) chủ trì đề tài KC-07-16 nghiên cứu sản xuất một số chất trợ có chất lượng cao dùng cho ngành dệt nhằm từng bước thay thế các chế phẩm nhập ngoại trên cơ sở nguyên liệu sẵn có trong nước. Nhuộm- in hoa- hoàn tất là một bộ phận có vị trí quan trọng trong ngành dệt may.Hàng năm ngành dệt Việt Nam tạo ra hàng nghìn sản phẩm từ chỉ khâu, vải màn, vải thành phẩm, khăn các loại…tất cả đều có nhu cầu sử dụng thuốc nhuộm. Vì thế nhu cầu sử dụng thuốc nhuộm là rất lớn. Bảng 2.5: Nhu cầu hoá chất, thuốc nhuộm của DMVN năm 2001- 2006 Năm 2001 2000 2003 2004 2005 2006 Nhu cầu( tấn) 13991 16133 17669 19767 23601 32750 Nguồn: Bộ công nghiệp Tình hình cung cấp hoá chất phục vụ công đoạn nhuộm in hoa, hoàn tất. Hiện nay ở Việt Nam, công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm phục vụ cho ngành dệt may chưa phát triển, chúng ta chưa tự sản xuất được các sản phẩm thuốc nhuộm hoặc sản xuất với giá thành rất cao nên 100% thuốc nhuộm trong ngành dệt may đều phải nhập khẩu. Trước những năm 1990, nguồn thuốc nhuộm phục vụ cho Dệt May được nhập từ các nước XHCN như: Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan…Một số laọi đặc biệt được nhập từ các nứoc công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Thuỵ Sĩ… Sau năm 1990, nguồn thuốc nhuộm được nhập chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Thuỵ Sỹ, Trung Quốc…Những năm gần đây thuốc nhuộm của một số nước trong khu vục được sử dụng một cách rộng rãi với giá thành rẻ như: Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc… Bảng 2.6: Tình hình cung cấp thuốc nhuộm của Viẹt Nam năm 2008 Loại Nhu cầu sử dụng (tấn/năm) Lượng sản xuất được (tấn/năm) Lượng nhập khẩu (tấn/năm) Thành tiền Tỷ lệ nhập khẩu (%) Tỷ đồng USD Thuốc nhuộm 4275 224 327 491.25 31091772 95.00 Nguồn: Bộ công nghiệp Thuốc nhuộm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị hoá chất( khoảng 50%), sử dụng cho ngành dệt may, nhưng Việt Nam chưa cung cấp được sản phẩm này do trình độ phát triển còn thấp và chưa có sự quan tâm cần thiết. Ngoài thuốc nhuộm, ngành Dệt và nhuộm- in hoa- hoàn tất còn sử dụng một lượng lớn các chất trợ và các loại hoá chất khác. Tuy nhiên, với thiết bị cũ kĩ, công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới và thiếu đồng bộ, thì tỷ lệ chất trợ và hoá chất cơ bản trong nước cung cấp cho ngành Dệt may chỉ chiếm từ 5- 15% nhưng hầu hết lại là những sản phẩm có giá trị thấp, chỉ đạt 55% nhu cầu của ngành dệt. Bảng 2.7: Tình hình sản xuất chất trợ của Việt Nam năm 2008 Loại Nhu cầu sử dụngtấn/năm) Lượng sản xuất được(tấn/năm) Thành tiền Tỷ lệ nhập khẩu (%) Tỷ đồng USD Chất trợ 9062,5 553,125 20,66 2.117.484 90,00 Nguồn: Bộ công nghiệp 2.3.5. Ngành cơ khí. Thiết bị công nghệ ngành DMVN vừa lạc hậu vừa thiếu đồng bộ, sản phẩm làm ra không có năng lực cạnh tranh. Theo chương trình phát triển Liên hợp quốc ngành DMVN đang ở trình độ 2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 3-3 thế hệ. Điều này làm cho năng lực sản xuất của ngành Dệt may còn nhiều hạn chế. Máy móc thiết bị ngành Dệt phần lớn là cũ kỹ, lạc hậu và có xuất xứ từ nhiều nước. Ngành Dệt có gần 50% thiết bị đã sử dụng trên 25 năm nên hư hang nhiều, mất tính năng vận hành tự động nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao.Trong nhiều năm qua, hầu hết các DN đã sử dụng nguồn vốn tự có, vốn vay trung hạn, dài hạn để mua sắm thiết bị,góp phần năng cao chất lương công nghệ, đa dang hoá sản phảm.Hàng ngàn máy dệt không thoi, có thoi khổ rông đã được nhập về, nhiều bộ đồ mắc mới , hiện đại đã được trang bị thay thế cho những thiết bị quá cũ. Tuy ngành Dệt đã có nhiều cố gắng trong đầu tư đổi mới công nghệ nhưng cho đến nay trình độ kỹ thuật của ngành vẫn còn lạc hậu so với khu vực và thế giới. Trong 5 năm gần đây , toàn ngành đã tranh bị thêm được gần 20.000 máy may hiện đại các loại để sản xuất các mặt hàng sơ mi, jacket, đồ bảo hộ lao động, áo phông các loại… cải thiện một bước chất lượng hàng may xuất khẩu và nội địa. Ngành may liên tục đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị để đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường thế giới.Các máy may được sử dụng hiện nay phần lớn là hiện đại, có tốc độ cao(4.000-5.000 vòng/phút), có bơm dầu tự động, đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Một số DN đã đầu tư dây chuyền đồng bộ, sử dụng nhiều máy chuyên dùng sản xuất một mặt hàng như đây chuyền may sư mi của May 10, đây chuyền may quần đứng có thao tác bộ phận tự động theo chương trình, đây chuyền sản xuất quần Jean có hệ thống máy giặt mài. Cơ khí công nghiệp nhẹ là lực lượng sản xuất hậu cần quan trọng, có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu phụ tùng và đổi mới thiết bị trong các nhà máy công nghệ của ngành công nghiệp nhẹ. Bộ phận này được hình thành với sự ra đời đầu tiên của nhà máy cơ khí Quang Trung. Hiện nay phục vụ cho công nghiệp Dệt May co 4 nhà máy chính là: Công ty cơ khí dêt may Hưng Yên Công ty cơ khí may Gia Lâm Công ty cơ khí Dệt May Nam Định Công ty cơ khí Dệt May Thủ Đức. Trong thời gia qua các dơn vi này tuy có nhiều cố gắng tuy nhiên giá trị sản xuất mỗi năm chỉ khaỏn 9 triệu USD. Nhìn chung năng lực sản xuất của các công ty này chưa phát huy hết công suất thiết kế ban đầu, do: dây chuyền sản xuất thiếu đồng bộ, lạc hậu, chất lượng thiết bị xuống cấp, độ chính xác thấp. Ngoài ra trong cơ chế thị trường, các công ty cơ khí nói chung vẫn chưa tập trung đầu tư thích đáng, công tác xúc tiến bán hàng còn nhiều bất cấp dẫn đến tình trạng sản phảm sản xuất ra không có đầu ra. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm cơ khí Dệt may: Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành sử dụng máy móc, thiết bị có nhiều chi tiêt nhỏ, trong quá trình sản xuất các chi tiêt bị mài mòn, hư hỏng cần thay thế như: các chi tiêt bánh răng, trục truyền động, sắt suốt…Việc thay thê các chi tiết này phải tiến hành thường xuyên, do đó trong những năm qua nhu cầu sử dụng các sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khí phục vụ cho mục đích này của DMVN là rất lớn. Bảng 2.8: Nhu cầu của ngành DMVN đối với các sản phẩm cơ khí năm 2008. Loại Nhu cầu( tấn/năm) 1. Cọc sợi, suốt sắt, lõi suốt cao su, nồi, khuyên, bánh răng, trục chuyển động…. 350 2. Các phụ tùng go, khung go máy dệt, cam máy dệt… 150 3. Các phụ tùng cho thiết bị nhuộm hoàn tất. 150 4. Các phụ tùng khác 150 5. Các thiết bị máy kéo sợi, dệt vải, nhuộm thông thường. 150 6. Các thiết bị hỗ trợ khác. 200 Nguồn: Dự thảo quy hoạch phát triển CNPT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020- Bộ Công nghiệp. 2.3.6. Ngành sản xuất phụ liệu may. Hiện nay, khả năng đáp ứng nhu cầu phụ liệu may của các cơ sở trong nước còn rất hạn chế. Đối với mặt hàng đã sản xuất được thì khả năng cung cấp trong nước chỉ đạt từ 15- 38%. Còn nhiều loại sản phẩm trong nước vẫn chưa có khả năng sản xuất như: các loại băng dệt, băng gai… Bảng 2.9: Tình hình cung cấp các loại phụ liệu may trong nước Loại phụ liệu Đơn vị đo Nhu cầu Sản xuất Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu(%) Nhập khẩu 1. Cúc nhựa Tr.chiếc/năm 3215,15 765 24 2450,15 2. Mêx không dệt Tr.mét/năm 31,61 12 38 19,61 3. Mêx dệt Tr.mét/năm 30,02 0 0 30,02 4. Nhãn Tr.chiếc/năm 822,15 120 15 702,15 5. Băng chun Tr.mét/năm 590,46 25 4 565,46 6. Băng gai Tr.mét/năm 42,16 0 0 42,16 7. Băng dệt Tr.mét/năm 81,51 0 0 81,51 8. Khoá kéo Tr.mét/năm 222,88 65 29 157.88 Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp 2.4. Đánh giá chung về phát triển CNHT ngành DMVN. 2.4.1. Những kết quả đạt được của ngành CNHT ngành DMVN. Những năm gần đây, luồng vốn đầu tư nước ngoài theo chân các tập đoàn, các tổng công ty, DN, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là rất lớn. Năm 2007, Việt Nam đã thu hút được 20,3 tỷ USD vốn đầu tư từ nước ngoài, tăng 69,3% so với năm trước, vượt 53,2% kế hoạch dự kiến năm, đây là mức vốn lớn nhất từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập với thế giới và khu vực. Các nhà sản xuất Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đang có xu hướng chuyển dần công nghệ và nhà máy vào Việt Nam. Điều này kéo theo nhu cầu cao về linh kiện tại chỗ  của các nhà sản xuất này nhằm hạ giá thành sản phẩm. Một cơ hội để các nhà cung ứng nội địa tận dụng.     Tuy nhiên, tận dụng cơ hội này không dễ khi mà yêu cầu về chất lượng sản phẩm của các nhà đặt hàng là rất cao, không phải nhà cung ứng Việt Nam nào cũng có thể đáp ứng. Trong khi các DN Việt Nam luôn gặp những khó khăn muôn thuở như ít vốn, công nghệ, trình độ quản lý, khả năng tiếp thị còn hạn chế... Đây cũng là những rào cản khiến số lượng và sự phát triển các DN trong ngành CNHT bị hạn chế.     Thực tế, Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển CNHT, trong đó cơ bản dựa trên khả năng tiếp thu công nghệ mới và sự khéo tay của người thợ. Một chuyên gia kinh tế Nhật Bản nhận định, so với Thái Lan, một trong những quốc gia hàng đầu về CNHT, Việt Nam không chỉ theo kịp mà còn có thể vượt qua. Tuy nhiên, phải làm sao biến tiềm năng trở thành hiện thực? Điều này cần phải có sự nỗ lực của không chỉ các các DN mà còn của cả cơ quan Nhà nước. Trong đó yêu cầu hàng đầu là đào tạo nhân lực, các DN phải đảm bảo được các yếu tố chất lượng hàng hóa, giảm giá thành, tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn giao hàng, bảo vệ môi trường đồng thời phải phát triển nhanh hạ tầng giao thông, cầu cảng...     Ngành CNHT Việt Nam sẽ ngày càng “còi cọc” nếu không có những biện pháp đúng đắn và kịp thời. Thực tế trong thời gian qua, nhằm thực hiện mục tiêu của “Chiến lược tăng tốc cho ngành dệt may đến năm 2010”, bản thân ngành dệt may đã rất cố gắng, nỗ lực cùng với sự chỉ đạo của Nhà nước, phát triển CNHT ngành dệt may với những thành công bước đầu, tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành dệt may trong giai đoạn tiếp theo: Một là, cho đến nay, lĩnh vực trồng bông của Việt Nam đã phát triển khá cả về diện tích lẫn sản lượng. Từ 1 vụ/năm lên 2 vụ/năm, năng suất chất lượng cao hơn. Khâu dệt kim (hàng thun), kéo sợi tăng gấp 2 lần, lực lượng sản xuất hàng may mặc tăng 1,8 lần so với trước khi có “Chiến lược tăng tốc ngành dệt may đến năm 2010” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 4/2001. Hiện toàn ngành có gần 2 triệu cọc sợi các loại. Các dự án về dệt, trong đó có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài như Formosa đã được triển khai, góp phần từng bước hiện đại hoá công nghệ, thiết bị máy móc cho ngành công nghiệp dệt, đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguyên liệu cho ngành may sản xuất hàng xuất khẩu. Hai là, tình hình phát triển CNHT gần đây có nhiều khởi sắc: bắt đầu hình thành các chợ nguyên phụ liệu giữa các DN. Đây là một mô hình kinh tế góp phần hỗ trợ cho công nghiệp sản xuất phụ liệu DMVN phát triển và từ đó, lượng hàng Việt Nam xuất khẩu theo hình thức FOB sẽ tăng dần thay vì phải làm hàng gia công như hiện nay. Cụ thể là ngành DMVN đã khởi động cho việc tiến tới thành lập một chợ nguyên phụ liệu bằng cách xây dựng một trung tâm kinh doanh nguyên phụ liệu đặt tại trụ sở Vinatex và Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm này đã đi vào trưng bày khoảng 2000 mặt hàng nguyên phụ liệu của trên 100 nhà cung ứng trong và ngoài nước. Theo giám đốc trung tâm thì bước đầu, hoạt động của trung tâm đã trở thành cầu nối giữa các nhà cung ứng và các nhà sử dụng nguyên phụ liệu trong ngành dệt may. Trung tâm đã mở một cửa hàng trưng bày với 6 gian hàng được thiết kế hiện đại đầy tính thẩm mỹ. Chỉ trong vòng 1 tuần, sản phẩm của khách hàng sẽ được quảng bá rộng rãi bằng các kênh tiếp thị của trung tâm như quảng cáo trên báo chí, trên mạng Internet, và gửi thư giới thiệu tới trên 1000 DN dệt may. Trung tâm còn có một thư viện mẫu là nơi tập trung các chủng loại vải và phụ liệu phục vụ cho ngành may mặc. Đây cũng là nơi thể hiện năng lực cung ứng của Việt Nam với khách hàng trong và ngoài nước. Hiện tại, trung tâm đã có 3 công ty sản xuất vải là Phong Phú, Formosa Tafeeta, Sunport và 3 công ty sản xuất phụ liệu là Phụ liệu may Nha Trang chuyên dây kéo, nút, băng dính, thun, công ty Paiho chuyên trang trí, dây luồn, băng gai nhóm và công ty KangNing chuyên sản xuất móc treo xuất vào thị trường Mỹ. Các nhà kinh tế dự đoán trong thời gian tới, trung tâm sẽ thu hút được nhiều hơn sự chú ý của các DN dệt may trong và ngoài nước, trở thành nơi gặp gỡ cung cầu của ngành DMVN. Ba là, các DN đã bắt đầu chú ý hơn đến việc sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá của sản phẩm. Bốn là, trong ngành dệt may đã có sự phát triển các sản phẩm cao cấp và hình thành chuỗi liên kết để nâng cấp khả năng cạnh tranh. Sớm nhận thức được những khó khăn thách thức, một số DN thuộc Vinatex đã làm tốt điều này với các sản phẩm có hàm lượng chất xám và kỹ thuật cao như bộ veston và các sản phẩm thời trang cao cấp. Nhiều DN hiện đã khẳng định được thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường nội địa, trong đó điển hình là May Việt Tiến, Nhà Bè, Đức Giang, Phương Đông, May 10, Thăng Long, Việt Thắng…Các DN dệt như Dệt Phước Thịnh, Thái Tuấn, Thế Hoà…,các nhãn hiệu thời trang tư nhân nổi tiếng như Vera, WOW, Max, PT 2000, Nino Max, Khaisilk, Legamex…với các mặt hàng trung và cao cấp. Mặt khác, ngành dệt may đang hình thành các chuỗi liên kết, điều này đặc biệt quan trọng đối với các DN nhỏ vì các DN này nếu không liên kết sẽ rất khó khăn khi phải cạnh tranh với ngay các DN lớn trong nước, chứ chưa nói đến cạnh tranh với DN nước ngoài trên thị trường thế giới. Năm là, các thiết bị, máy móc phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may đã từng bước được cải thiện và đóng góp không nhỏ vào việc cải tiến khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm. Tại triển lãm quốc tế lần thứ IV về máy và thiết bị công nghiệp ngành dệt may, vài và phụ liệu năm 2004 do công ty quảng cáo và hội chợ thương mại phối hợp với công ty Yorkers Trade&Marketing Service Co.Ltd (Hồng Kông) tổ chức tại Trung tâm triển lãm quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận xét: trong thời gian qua, ngành DMVN đã nổi lên như một thị trường thiết bị và máy móc công nghiệp vào loại lớn nhất thế giới. 3,4 tỷ USD giá trị thiết bị và máy móc công nghiệp đã được nhập khẩu vào Việt Nam chỉ trong 8 tháng đầu năm 2004, trong đó, thị trường thiết bị ngành dệt tương đối nhỏ, chỉ chiếm khoảng 20-30%, còn thị trường máy móc thiết bị cho ngành may chiếm từ 70-80%. Sáu là, chính sách thuế đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực và có hiệu quả. Trong kì họp thứ 3, Quốc hội khoá XI ngày 17/6/2003, ba Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập DN đã được thông qua. Việc sửa đổi, bổ sung các luật thuế lần này đã làm cho hệ thống thuế có hiệu quả hơn. Thuế giá trị gia tăng trở nên trung lập, hiệu quả hơn do giảm bớt số lượng mức thuế suất (tuỳ theo từng mặt hàng), mở rộng diện các đối tượng đánh thuế. Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đã được khai thác hỗ trợ cho VAT trong việc đảm bảo nguồn thu. Còn đối với thuế thu nhập DN, những thay đổi trong mức thuế s. uất (từ 32% giảm xuống còn 28%) đã có tác dụng kích thích sản xuất và tăng lợi nhuận DN, khuyến khích DN tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh 2.4.2. Những tồn tại của ngành CNHT ngành dệt mayViệt Nam hiện nay. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được như trên, ngành dệt may nói chung và ngành CNHT cho ngành dệt may của Việt Nam nói riêng đang gặp phải không ít những khó khăn, thách thức và những tồn tại cần được khắc phục. 2.4.2.1. Tỉ lệ nội địa hóa thấp. Thời gian qua, chiến lược phát triển dệt may của Việt Nam là chiến lược hướng ngoại, nghĩa là theo mô hình “hướng về xuất khẩu”, tập trung sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu. Mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, song hàm lượng giá trị gia tăng trong các sản phẩm lại quá thấp (biểu đồ 3), đa số nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Biểu đồ 2.1: Tổng giá trị gia tăng hàng dệt may của một số nước và vùng Nguồn Vinatex Trong chuỗi giá trị gia tăng ngành dệt may, DMVN đang mới chỉ dừng lại ở việc tập trung phát triển khu vực hạ nguồn. Trên thực tế, lợi thế chủ yếu của Việt Nam trong ngành dệt may là nhân công dồi dào với chi phí thấp, vì vậy, về mặt lý thuyết, định hướng phát triển ngành DMVN nên phát triển chủ yếu những hoạt động hạ nguồn trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động trong khu vực hạ nguồn của DMVN lại chủ yếu là gia công cho khá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25662.doc
Tài liệu liên quan