Trong quy trình thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ, Vibank đóng vai trò là ngân hàng phát hành thư tín dụng. Ngân hàng có trách nhiệm cam kết thanh toán cho người thụ hưởng nước ngoài. Nghiệp vụ thanh toán L/C hàng nhập chủ yếu của Vibank bao gồm:
- Phát hành L/C
- Tiếp nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ cho người nhập khẩu và thanh toán.
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Vibank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/tổng lợi nhận từ nghiệp vụ thanh toán.
- Doanh thu/lợi nhuận bình quân.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIBANK
2.1 Tổng quan về Vibank.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vibank
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc tế - VIBank) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Cổ đông sang lập Ngân hàng Quốc tế bao gồm Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, các cá nhân và doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế.
Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 18/09/1996. Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Quốc tế luôn phát triển theo mục tiêu trở thành một trong những tổ chức tài chính dẫn đầu thị trường Việt Nam. Là một ngân hàng đa năng, với nền tảng công nghệ hiện đại, Ngân hàng Quốc tế tiếp tục cung cấp một loạt dịch vụ tài chính đa dạng, trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định tại các vùng kinh tế trọng điểm trên khắp cả nước.
Sau 9 năm hoạt động, tính từ thời điểm 18/09/1996 đến 31/12/2005, vốn điều lệ của VIBank tăng từ 50 tỷ đồng lên 510 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 113%. Tổng tài sản có đạt trên 8.967 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2004 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 177%. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 95 tỷ đồng, bằng 230% so với năm 2004. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có bình quân đạt trên 20% và mức cổ tức chia cho các Cổ đông tăng đều hàng năm. Tỷ lệ về khả năng chi trả luôn lớn hơn 1, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn lơn hơn 8%.
Nguồn lực quản lý và hoạt động không ngừng được tăng cường với việc bổ nhiệm nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng và một đội ngũ chuyên viên kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết. Hình ảnh của Ngân hàng Quốc tế trong lòng công chúng và khách hàng được cải thiện đáng kể bằng nhiều chương trình đổi mới và mở rộng năng lực phục vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh ngân hàng.
Ngân hàng Quốc tế được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam xếp loại A theo các tiêu chí đánh giá hệ thống Ngân hàng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ban hành trong nhiều năm liên tiếp và lần thứ 2 được Tập đoàn Citigroup trao tặng Danh hiệu Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc.
Hiện nay, mạng lưới hoạt động của Vibank tương đối rộng. Cuối năm 2005, ngoài Hội sở tại Hà Nội, Ngân hàng Quốc tế có 30 Chi nhánh, Phòng Giao dịch tại 9 tỉnh, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ. Trong năm 2006, Vibank sẽ tiếp tục vươn tầm hoạt động đến các trung tâm kinh tế mới và nhiều tiềm năng khác trên phạm vi cả nước với tổng số đơn vị kinh doanh dự kiến lên đến 60. Mạng lưới ngân hàng đại lý cũng không ngừng được mở rộng với hơn 2.000 ngân hàng đại lý trên 65 quốc gia trên thế giới.
Với phương châm kinh doanh Luôn gia tăng giá trị cho bạn, cam kết của Ngân hàng Quốc tế trong năm 2006 và những năm tiếp theo là không ngừng gia tăng giá trị của khách hàng, của đối tác, của cán bộ nhân viên ngân hàng và của các cổ đông.
Với mạng lưới chi nhánh từng bước được mở rộng, cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, Ngân hàng Quốc tế đã dần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tích lũy được lòng tin của công chúng.
2.1.2 Một số nét chính về hoạt động của Vibank năm 2005.
Năm 2005 được nhìn nhận là năm then chốt với rất nhiều thay đổi lớn trong hoạt động của Ngân hàng Quốc tế cả về chất lượng hoạt động lẫn kết quả đạt được, chuẩn bị một sự phát triển bền vững cho Ngân hàng trong những năm tiếp sau.
Năm 2005 được đánh giá là một năm kinh doanh thành công của Vibank. Điều này được thể hiện qua kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2005, tổng lợi nhuận trước thuế của Vibank là 95.264 triệu đồng, bằng 231% so với năm 2004. Đến hết năm 2005, Ngân hàng Quốc tế là một trong những ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng chung khoảng 45% của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Đến thời điểm 31/12/2005, thu nhập từ lãi của Vibank đạt 930.758 triệu đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2004; chi phí trả lãi đạt 740.666 triệu đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2004. Để đạt kết quả trên, toàn hệ thống Ngân hàng Quốc tế đã chú trọng tìm kiếm các nguồn vốn chi phí thấp, đồng thời mở rộng đối tượng khách hàng tín dụng an toàn, đa dạng hóa danh mục đầu tư để tối ưu hóa sử dụng nguồn vốn. Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ trong năm 2005 đạt 33.178 triệu đồng. Năm 2005, cổ tức chia cho các Cổ đông tăng 16% so với năm 2004. Thành quả này của Vibank được thể hiện qua một số mặt hoạt động nổi bật sau:
Hoạt động nguồn vốn.
Năm 2005, hoạt động nguồn vốn của Vibank đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2005 đạt 8.978 tỷ đồng, tăng 163% so với năm trước và vượt 49,6% kế hoạch năm.
Cơ cấu nguồn vốn được điều tiết hợp lý, tương thích với tỷ trọng của cơ cấu đầu tư tín dụng và đảm bảo cho hoạt động. Hoạt động kinh doanh nguồn vốn phát triển tốt, hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh khoản và đủ vốn, ngoại tệ phục vụ khách hàng.
Vốn chủ sở hữu đạt 618,748 tỷ đồng, tăng 104,7% so với cuối năm 2004. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn giảm từ 7,3% trong năm 2004 xuống còn 6,9% trong năm 2005 chứng tỏ khả năng mở rộng quy mô các cấu thành khác, đặc biệt là tiền gửi từ các tổ chức kinh tế.
Vốn huy động từ các tổ chức tài chính tại thời điểm 31/12/2005 đạt 2.852,871 tỷ đồng, bằng 176,6% so với đầu năm và chiếm 31,7% tổng nguồn vốn. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức tài chính đạt 2.808 tỷ đồng, chiếm 98% tổng nguồn vốn huy động từ các các tổ chức tài chính. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 5.268,534 tỷ đồng, bằng 163% so với đầu năm và chiếm 58% tổng nguồn vốn. Đây là một kết quả rất đang ghi nhận trong điều kiện Ngân hàng Quốc tế phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các ngân hàng thương mại khác.
Số dư vốn huy động từ các cá nhân tại thời điểm 31/12/2005 đạt 3.302,446 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 133,5%. Kết quả đáng khích lệ trên có được là nhờ Ngân hàng Quốc tế thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, mở rộng mạng lưới hoạt động đến gần khách hàng hơn và tung ra nhiều sản phẩm huy động có sức thu hút ra thị trường.
Trong năm 2005, do định hướng phát triển khách hàng đã được quán triệt tới từng đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Quốc tế, tình hình hoạt động khởi sắc của Khối Nguồn vốn và nỗ lực của cả hệ thống trong việc mở rộng đối tượng khách hàng tiền gửi, tổng huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 234% so với đầu năm và đạt 1.966 tỷ đồng.
Hoạt động tín dụng.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong những năm gần đây tiếp tục được duy trì trong năm 2005. Dư nợ tín dụng đến thời điểm 31/12/2005 đạt 4.974 tỷ đồng, tăng 127% so với đầu năm và vượt 24,3% so với kế hoạch năm. Trong đó, tín dụng ngắn hạn đạt 3.196,6 tỷ đồng, chiếm 64,3% tổng dư nợ và tín dụng trung và dài hạn đạt 1.777,4 tỷ đồng, chiếm 35,7% tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2005 là 3.590,8 tỷ đồng, tăng 134,5% so với đầu năm và vượt 27,3% so với kế hoạch năm. Dư nợ tín dụng cá nhân tại thời điểm 31/12/2005 là 1.340 tỷ, tăng 110% so với đầu năm.
Chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát tốt do hoạt động tín dụng được tổ chức chặt chẽ, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và cac quy định, quy trình nghiệp vụ của Vibank. Tỷ lệ nợ quá hạn tính đến thời điểm cuối năm chỉ chiếm 0,87% tổng dư nợ, giảm so với mức 1,11% của năm 2004.
Hoạt động thanh toán quốc tế.
Năm 2005, hoạt động thanh toán quốc tế đã được tăng cường theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế toàn hệ thống tăng tới 218,5% so với năm 2004. Các đơn vị đóng góp nhiều nhất vào kết quả chung của hoạt động tài trợ thưong mại trong năm qua là Hội sở, Chi nhánh VIB Hồ Chí Minh, Chi nhánh VIB Hải Phòng, Chi nhánh VIB Hà Nội và Chi nhánh VIB Ba Đình. Các chi nhánh mới thành lập cũng đã có bước phát triển nhất định.
Dịch vụ kiều hối.
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đã phát triển. Trong năm 2005, Ngân hàng Quốc tế đã hợp tác với nhiều công ty chuyển tiền quốc tế như Travelex, RIA, Anelik, Xoom, để cung cấp dịch vụ chuyển tiền Quốc tế phục vụ những khách hàng là Việt kiều và những người đi hợp tác lao động nước ngoài.
Nghiệp vụ thẻ.
Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ cũng bắt đầu được đẩy mạnh qua việc Ngân hàng Quốc tế hợp tác với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam phát hành thẻ MasterCard, Visa, Diner Club Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ nội địa Values cũng được đẩy mạnh qua việc phát triển một đội ngũ đại lý đông đảo, xây dựng một mạng lưới chấp nhận thẻ rộng khắp và một hệ thống ngành hàng ưu đãi phong phú cho chủ thẻ.
Sản phẩm dịch vụ mới.
Năm 2005, Vibank đã thực hiện triển khai một số sản phẩm dịch vụ mới nhằm mang lại nhiều tiện ích ngân hàng hơn cho khách hàng như: dịch vụ Tài chính trọn gói hỗ trợ du học, thành lập Phòng kinh doanh Chứng khoán, và trên nền tảng công nghệ hiện đại Vibank đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking để tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng.
Việc tung ra các sản phẩm mới đã góp phần mang lại một hình ảnh Vibank mới hết lòng vì khách hàng, qua đó mà uy tín của Vibank ngày càng được nâng cao, đồng thời đó cũng là một trong những mục tiêu của chiến lược hội nhập với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
2.2 Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Vibank.
2.2.1 Thanh toán L/C hàng xuất khẩu.
2.2.1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức TDCT.
Trong quy trình thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ, Vibank đóng vai trò là ngân hàng thông báo, thay mặt cho người xuất khẩu đòi tiền người nhập khẩu ở nước ngoài. Toàn bộ nghiệp vụ này do phòng Thanh toán Quốc tế đảm nhận, bao gồm 2 nhiệm vụ cơ bản sau:
Tiếp nhận L/C từ ngân hàng phát hành, thông báo L/C cho người xuất khẩu và thông báo sửa đổi L/C.
Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ và đòi tiền.
Mọi nghiệp vụ liên quan đến việc tiếp nhận L/C từ nước ngoài đến việc nhận tin đến và truyền tin đi của phòng thanh toán đều được thực hiện thông qua mạng thông tin điện tử được kết nối trong hệ thống ngân hàng.
Các bước tiến hành thanh toán L/C hàng xuất khẩu cụ thể như sau:
Tiếp nhận L/C từ ngân hàng phát hành, thông báo L/C cho người xuất khẩu và thông báo sửa đổi L/C, gồm các bước:
Bước 1: Sau khi mở L/C, ngân hàng phát hành chuyển L/C sang ngân hàng Vibank ngân hàng thông báo. Phòng TTQT của Vibank tiếp nhận chứng từ thông qua hệ thống mạng SWIFT. Thanh toán viên kiểm tra tính trung thực của thông tin (kiểm tra mã, mẫu chữ kí). Nếu qua kiểm tra thấy L/C chưa đủ yếu tố xác thực thì thanh toán viên phải thông báo cho ngân hàng phát hành L/C biết mà không thông báo cho người xuất khẩu. Trường hợp người xuất khẩu có yêu cầu thông tin thì chỉ giao cho họ bản sao hoặc bản sao sửa đổi L/C trên đó có ghi rõ dấu Non-Negotiable của ngân hàng.
Bước 2: Sau khi kiểm tra, thanh toán viên lập bộ hồ sơ và ghi vào sổ theo dõi thanh toán, đồng thời nhập dữ liệu vào máy tính: số hiệu L/C, người trả tiền, ngân hàng mở L/C, số tiền và lập một thông báo L/C gửi cho người xuất khẩu theo mẫu quy định đính kèm điện, thư mở L/C với nội dung nguyên văn như nội dung của L/C mà ngân hàng nhận được.
Trường hợp nhận được điện của ngân hàng phát hành ghi rõ: các chi tiết đầy đủ gửi sau hay một câu có nội dung tương tự thì trên thông báo gửi người xuất khẩu, ngân hàng phải ghi rõ là thông báo sơ bộ, chưa có hiệu lực thi hành.
Trường hợp ngân hàng phát hành yêu cầu Vibank thông báo kèm xác nhận L/C thì bộ phận thông báo phải trình Tổng Giám đốc xem xét có chấp nhận hay không, có yêu cầu ngân hàng mở L/C ký quỹ hay không.
Vibank có thể thông báo L/C bằng thư, bằng Telex hoặc thông qua mạng SWIFT. Thư thông báo L/C hoặc sửa đổi được thành lập 2 bản: một bản giao cho khách hàng, một bản lưu tại hồ sơ L/C. Thanh toán viên phải thông báo L/C gốc cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký nhận vào bản lưu của ngân hàng. Khi thông báo bằng Telex hoặc Swift MT thì phải chuyển nguyên văn nội dung nhận được đồng thời nêu rõ Vibank thông báo L/C và tu chỉnh L/C mà không chịu trách nhiệm gì.
Khi lập thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C thanh toán viên đồng thời lập phiếu thu phí thông báo, phí sửa đổi, phí xác nhận theo biểu phí của ngân hàng.
Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ và đòi tiền, gồm các bước:
Bước 3: Sau khi hoàn tất thủ tục giao hàng, người xuất khẩu dựa vào nội dung yêu cầu của L/C lập một bộ chứng từ thanh toán và gửi tới Vibank. Bộ chứng từ thường bao gồm: thư yêu cầu thanh toán tiền hàng, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, bảng kê chi tiết hàng hóa, các loại giấy tờ về hàng hóa Khi nhận được bộ chứng từ, thanh toán viên kiểm tra tính chân thực bề ngoài của chứng từ, bao gồm kiểm tra số lượng chứng từ, loại chứng từ và đối chiếu kiểm tra chi tiết từng loại chứng từ xem có phù hợp với nội dung quy định trong L/C không, sau đó gi rõ ngày, giờ xuất trình và ký nhận.
Bước 4: Khi kiểm tra chứng từ thanh toán viên phải ghi rõ ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ, sau đó lấy ý kiến của trưởng phòng hoặc kiểm soát trước khi lập chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành L/C.
Bước 5: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, sẽ có 2 khả năng xảy ra:
- Khả năng 1: Nếu thấy bộ chứng từ phù hợp với L/C, thì Vibank sẽ tiến hành in thư gửi chứng từ cho Ngân hàng phát hành và đòi tiền. Tùy vào quy định của L/C, việc đòi tiền có thể được thực hiện bằng thư hoặc bằng điện. Nếu đòi tiền bằng thư cần thực hiện theo mẫu quy định. Còn đòi tiền bằng điện thì phải sử dụng các mẫu điện Swift thích hợp MT 754 hoặc MT 742.
- Khả năng 2: Bộ chứng từ không phù hợp với L/C:
+ Trường hợp lỗi của bộ chứng từ có thể sửa chữa được thì ngân hàng phải thông báo ngay cho người xuất khẩu để kịp thời sửa lại cho phù hợp. Nhưng nếu người xuất khẩu không đông ý với những ý kiến về việc sửa đổi của ngân hàng thì thanh toán viên phải yêu cầu khách hàng ký quỹ bảo lưu và chịu trách nhiệm về những lỗi đó.
+ Trường hợp lỗi của bộ chứng từ không thể sửa chữa được thì trên thư hoặc điện đòi tiền gửi ngân hàng phát hành, thanh toán viên phải nêu rõ những điểm không phù hợp và kèm chỉ thị trả tiền để xem có được chấp nhận thanh toán không.
Thanh toán viên có trách nhiệm theo dõi việc trả tiền của ngân hàng nước ngoài. Đối với L/C trả ngay nếu quá 7 ngày kể từ ngày điện đòi tiền, 20 ngày kể từ ngày đòi tiền bằng thư gửi chứng từ đảm bảo mà không nhận được sơ báo trả tiền hoặc báo có thì thanh toán viên phải điện nhắc ngân hàng nước ngoài trả tiền đối với bộ chứng từ phù hợp, chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về tình trạng chứng từ đối với bộ chứng từ không phù hợp. Đối với L/C trả chậm thanh toán viên phải theo dõi và yêu cầu ngân hàng nước ngoài thông báo việc chấp nhận thanh toán bộ chứng từ của người bán và xác nhận ngày đáo hạn. Trước ngày đến hạn 3 ngày làm việc, thanh toán viên phải điện nhắc ngân hàng nước ngoài thanh toán đúng hẹn. Khi đến hạn mà vẫn chưa được thanh toán thì thanh toán viên phải tiếp tục điện nhắc ngân hàng nước ngoài thực hiện nghĩa vụ của mình.
Bước 6: Khi nhận được điện hoặc thư thông báo trả tiền của ngân hàng thanh toán, thanh toán viên phải lập tức hạch toán báo có cho khách hàng, tất toán tài khoản chiết khấu và thu lãi chiết khấu, đồng thời xuất ngoại bảng tài khoản Chứng từ hàng xuất bằng L/C gửi nước ngoài đòi tiền trị giá bộ chứng từ.
2.2.1.2 Tình hình thanh toán L/C hàng xuất khẩu.
Là một ngân hàng mới đi vào hoạt động thanh toán quốc tế trong một khoảng thời gian chưa dài so với các ngân hàng khác như Vietcombank, nhưng Vibank đã từng bước tạo được niềm tin từ khách hàng và xây dựng được uy tín kinh doanh trên thương trường quốc tế.
Mặc dù, hoạt động thương mại quốc tế của nước ta luôn nằm trong tình trạng nhập siêu, giá trị thanh toán xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị xuất nhập khẩu. Song, Vibank từ khi bắt đầu hoạt động cho đến nay, đã luôn cố gắng giữ vững và đẩy mạnh hoạt động thanh toán xuất khẩu của mình. Doanh số thanh toán xuất khẩu của Vibank tăng từ 55,12 triệu USD năm 2001 lên 138,24 triệu USD năm 2005. Trong đó, doanh số thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C cũng có những biến động nhất định sau đây:
Doanh số thanh toán L/C hàng xuất khẩu tại Vibank
Đơn vị: triệu USD
Năm
Doanh số thanh toán L/C hàng xuất khẩu
% tăng giảm
2003
2004
2005
20.66
35.12
97.63
+167%
+278%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 của Vibank
Do sử dụng chiến lược phát triển đúng đắn, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu của Vibank từ năm 2003 đến năm 2005 liên tục tăng trưởng khá mạnh. Năm 2003, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu đạt 20.66 triệu USD. Doanh số này tiếp tục tăng vào năm 2004 và đạt 35.12 triệu USD tăng 167% so với năm 2003. Bước sang năm 2005, đây là một năm kinh doanh thành công của Vibank về mọi mặt. Do đó, doanh số này cũng đóng góp một phần vào sự phát triển của hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của Vibank năm 2005. Điều này được thể hiện thông qua doanh sốhàng xuất năm 2005 đạt 97.63 triệu USD, tăng 278% so với năm 2004. Để có được kết quả cao trong thanh toán L/C hàng xuất năm 2003-2005, Vibank đã xây dựng và áp dụng nhiều biện pháp như: Thực hiện chính sách khách hàng mới, ưu đãi đối với các khách hàng truyền thống; mở rộng phạm vi hoạt động, đưa nhiều dịch vụ hàng xuất phục vụ khách hàng gồm: thu hộ tiền hàng xuất, chiết khấu chứng từ, tư vấn về lập bộ chứng từ…; đặc biệt Ngân hàng đã có những thay đổi trong biểu phí đối với các giao dịch nhằm thu hút khách hàng và để tăng sức cạnh tranh; ngoài ra Vibank còn áp dụng các biện pháp khác như hợp tác với các ngân hàng đại lý, đào tạo trình độ nghiệp vụ cho các thanh toán viên…
2.2.2 Thanh toán L/C hàng nhập khẩu.
2.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức TDCT.
Trong quy trình thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ, Vibank đóng vai trò là ngân hàng phát hành thư tín dụng. Ngân hàng có trách nhiệm cam kết thanh toán cho người thụ hưởng nước ngoài. Nghiệp vụ thanh toán L/C hàng nhập chủ yếu của Vibank bao gồm:
Phát hành L/C
Tiếp nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ cho người nhập khẩu và thanh toán.
Các bước tiến hành thanh toán L/C hàng nhập khẩu cụ thể như sau:
Phát hành L/C, gồm các bước:
Bước 1: Khách hàng (người nhập khẩu) viết đơn yêu cầu ngân hàng phát hành L/C. Hồ sơ mà thanh toán viên tiếp nhận bao gồm:
+ Đơn xin mở L/C của người nhập khẩu theo mẫu của Vibank (trong trường hợp khách hàng ký quỹ đủ và có hạn mức ưu tiên), hoặc giấy đề nghị mở L/C của Phòng Tín dụng hay bản sao tờ trình của Phòng Tín dụng có Tổng Giám Đốc ký duyệt (đối với trường hợp khách hàng không ký quỹ đủ giá trị L/C).
+ Bản sao hợp đồng thương mại và các chứng từ có giá trị tương đương như hợp đồng (nếu có).
+ Giấy ủy quyền trích ngoại tệ.
+ Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (Quota).
+ Bản sao giấy đăng ký kinh doanh (đối với khách hàng giao dịch lần đầu).
Sau đó thanh toán viên sẽ kiểm tra số lượng và sự hợp lệ của các giấy tờ trên, đồng thời ghi rõ ngày giờ nhận.
Bước 2: Thanh toán viên sẽ kiểm tra nội dung đơn đề nghị mở L/C. Nếu nội dung không rõ ràng, các điều kiện chỉ thị có mâu thuẫn hoặc khách biệt với Hợp đồng, thì thanh toán viên phải báo ngay cho khách hàng và hướng dẫn họ điều chỉnh lại trước khi phát hành L/C ra nước ngoài. Sau đó, thanh toán viên sẽ kiểm tra nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C của khách hàng. Nếu L/C được phát hành bằng vốn tự có thì khách hàng phải ký quỹ 100%. Đối với các L/C mở ký quỹ 100%, thanh toán viên phải trình lãnh đạo Phòng TTQT ký duyệt. Trường hợp L/C được phát hành bằng vốn vay (tức là khách hàng ký quỹ dưới 100%) thì thanh toán viên sẽ căn cứ vào phê duyệt của bộ phận tín dụng và sau đó trình lên lãnh đạo Phòng TTQT ký duyệt. Trường hợp L/C được bên thứ ba bảo lãnh phát hành thì thanh toán viên sẽ căn cứ vào thư bảo lãnh của bên thứ ba đã được lãnh đạo phê duyệt để mở.
Bước 3: Thanh toán viên mở L/C cho khách hàng đăng ký số tham chiếu L/C, đưa dữ liệu vào máy tính. Nếu L/C được mở bằng điện thì phải có Testkey, hoặc sử dụng mẫu điện MT 700, nếu phát hành qua mạng Swift thì sử dụng mẫu MT 701 hoặc nếu phát hành bằng thư thì sử dụng 2 mẫu điện trên kèm theo thư mẫu. Sau đó, thanh toán viên sẽ hạch toán nội bảng số tiền ký quỹ và thu phí mở L/C, đồng thời nhập ngoại bảng để theo dõi. Toàn bộ hồ sơ của việc phát hành L/C được thanh toán viên trình phụ trách phong ký duyệt, sau đó giao bản sao cho khách hàng đồng thời lập hồ sơ L/C và lưu hồ sơ theo dõi.
Trường hợp khách hàng yêu cầu mở L/C xác nhận thì thanh toán viên sẽ kiểm tra thêm và thu phí xác nhận. Nếu phí xác nhận do người mua chịu thì phải xác định rõ nguồn tiền trả. Nếu phí xác nhận do người bán chịu thì phải ghi rõ tên, địa chỉ đầy đủ của ngân hàng xác nhận. Nếu ngân hàng xác nhận yêu cầu ký quỹ, thanh toán viên phải viết giấy yêu cầu ngân hàng xác nhận trả lãi trên số tiền ký quỹ kể từ ngày chuyển tiền đến khi thanh toán xong L/C đó.
Sau khi phát hành L/C nếu khách hàng có yêu cầu sửa đổi L/C, thì phải gửi tới Vibank thư yêu cầu sửa đổi L/C (theo mẫu) kèm văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán về việc sửa đổi. Thanh toán viên sẽ căn cứ vào đó để phát hành điện sửa đổi L/C gửi ngân hàng thông báo (sử dụng MT 707 hoặc Telex có mã). Mỗi hồ sơ về việc sửa đổi phải trình phụ trách phòng ký duyệt. Nếu phí sửa đổi do người xuất khẩu chịu thì trong điện tu chỉnh L/C phải ghi rõ: “Phí tu chỉnh sẽ được trừ vào tiền hàng khi thanh toán.
Tiếp nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ cho người nhập khẩu và thanh toán, gồm các bước:
Bước 4: Vibank xử lý điện đòi tiền của Ngân hàng nước ngoài.
Đối với L/C cho phép đòi tiền bằng điện, thì thanh toán viên khi nhận được điện đòi tiền của ngân hàng nước ngoài sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của điện (test telex hoặc MT 7**) và kiểm tra xem ngân hàng đòi tiền có đúng quy định trong L/C không. Nếu điện đòi tiền xác nhận chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C thì thanh toán viên kiểm tra đối chiếu với điều kiện thanh toán, chỉ dẫn thanh toán quy định trong L/C, và kiểm tra nguồn tiền thanh toán. Nếu phù hợp thì tiến hành lập điện trả tiền (P/O) bằng SWIFT (MT 202)/ TELEX theo đúng mẫu quy định; sau đó tất toán tài khoản ký quỹ Ngân hàng nước ngoài (MT 734, MT 999 hoặc Telex) trong vòng 5 ngày làm việc tính từ tính từ sau ngày nhận chứng từ. Nếu khách hàng đồng ý chấp nhận các bất hợp lệ thì thanh toán viên sẽ kiểm tra nguồn tiền ký quỹ, làm thủ tục kí hậu B/L / AWB và hoàn trả chứng từ cho khách hàng. Nếu khách hàng từ chối chấp nhận các bất hợp lệ, thì phải điện báo có Ngân hàng nước ngoài về ý kiến của người mua: nếu khách hàng yêu cầu chờ thương lượng với người bán thì thanh toán viên phải theo dõi nhắc khách hàng cố gắng có kết quả sớm để trả lời Ngân hàng nước ngoài; nếu khách hàng yêu cầu gửi trả chứng từ cho Ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên sẽ gửi trả theo đường bưu điện, lưu hồ sơ gồm 1 thư ngân hàng (Covering Letter), 1 Invoice, 1 B/L / AWB.
Trường hợp đã kí hậu B/L / AWB hoặc đã phát hành Thư đảm bảo nhận hàng: Thanh toán viên thông báo bất hợp lệ và ngày thanh toán cho khách hàng. Sau đó, giao chứng từ cho khách hàng và lưu lại Thư ngân hàng nước ngoài, hối phiếu, 1 bản invoice, 1 B/L / AWB; đồng thời yêu cầu khách hàng ký nhận (ghi rõ họ tên và ngày nhận chứng từ) ở mặt sau Thư ngân hàng nước ngoài.
Bước 6: Vibank thanh toán L/C.
Đối với chứng từ hợp lệ hoặc có điện đòi tiền xác nhận chứng từ hợp lệ, thanh toán viên sẽ thực hiện thanh toán trong vòng 7 ngày làm việc tính từ sau ngày nhận điện đòi tiền (nếu L/C cho phép đòi tiền bằng điện), hoặc sau ngày nhận chứng (nếu L/C yêu cầu đòi tiền bằng thư). Đối với chứng từ có bất hợp lệ và đã được người mua đồng ý thanh toán, thanh toán viên sẽ làm điện thông báo thanh toán cho Ngân hàng thương lượng (MT 799, MT 732, MT 999 hoặc Telex), và điện chỉ thị thanh toán cho người bán theo chỉ thị thanh toán nêu trên Thư ngân hàng (MT 202).
Sau đó thanh toán viên sẽ tiến hành hạch toán thanh toán L/C: thu các khoản phí liên quan từ người bán như phí tu chỉnh L/C, phí điện báo bất hợp lệ và từ người mua như phí thanh toán L/C, phí kí hậu B/L / AWB, đồng thời xuất ngoại bảng giá trị thanh toán L/C và cuối cùng chuyển toàn bộ hồ sơ, điện thanh toán, các phiếu chuyển khoản, giấy báo có, giấy báo nợ cho kiểm soát viên trước khi lãnh đạo phòng ký duyệt.
2.2.2.2 Tình hình thanh toán L/C hàng nhập khẩu.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay chưa phát triển toàn diện, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, lạc hậu, sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, hơn nữa còn nhiều sản phẩm công nghiệp nặng hiện đại, hàng tiêu dùng trong nước chưa sản xuất được. Do đó nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam rất lớn. Chính từ thực tế khách quan đó mà hoạt động thanh toán hàng nhập ở nước tà được kích thích phát triển mạnh, điều này đã đem lại cho các ngân hàng thươgn mại Việt Nam rất nhiều cơ hội để cung cấp dịch vụ thanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32767.doc