Chuyên đề Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu áo đi mưa tại công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Vĩnh Tiến

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU3CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 3

I. KHÁI QUÁT VỀ THI TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU. 3

1. Khái niện và phân loại thị trường xuất khẩu 3

1.1. Khái niệm thị trường xuất khẩu 3

1.2. Phân loại thị trường xuất khẩu 4

2. Các bộ phận cấu thành thị trường xuất khẩu của một doanh nghiệp 9

2.1. Nhu cầu thị trường 10

2.2. Cung hàng hoá xuất khẩu 10

2.3. Giá cả 11

2.4. Cạnh tranh 12

II. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 13

1. Thị trường xuất khẩu ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp. 13

2. Thị trường xuất khẩu điều tiết, hướng dẫn việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu. 14

3. Thị trường phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 15

4. Thị trường là nơi kiểm nghiệm, đánh giá các kế hoạch, quyết định của doanh nghiệp. 15

III. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA MỘT DOANH NGHIỆP 16

1. Sự cần thiết khách quan phải phát triển thị trường xuất khẩu tại các doanh nghiệp. 16

2. Nội dung công tác phát triển thị trường xuất khẩu của một doanh nghiệp. 16

2.1. Phát triển thị trường theo chiều rộng. 17

2.2. Phát triển thị trường theo chiều sâu. 17

2.3. Phát triển thị trường theo mặt hàng. 19

3. Hoạt động phát triển thi trường của doanh nghiệp 20

3.1. Nghiên cứu thị trường. 20

3.2. Lập chiến lược phát triển thị trường. 25

3.3. Thực hiện chiến lược phát triển thị trường. 28

3.4. Kiểm tra, đánh giá chiến lược phát triển thị trường. 28

IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA MỘT DOANH NGHIỆP 29

1. Các yếu tố vĩ mô: 29

1.1. Quan hệ chính trị ngoại giao thương mai giữa các quốc gia. 29

1.2. Công cụ quản lý kinh tế của nhà nước. 30

1.3. Môi trường trong nước. 30

1.4. Các yếu tố thuộc về nước nhập khẩu. 31

1.5. Môi trường cạnh tranh. 31

1.6. Những người cung ứng. 32

2. Môi trường vi mô. 32

2.1. Khả năng tài chính của doanh nghiệp. 32

2.2. Sản phẩm của doanh nghiệp. 32

2.3. Nguồn nhân lực. 33

2.4. Tiềm lực vô hình (tài sản vô hình). 33

2.5. Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp. 33

2.6. Vị trí địa lý, cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp. 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ÁO MƯA TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VĨNH TIẾN 35

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VĨNH TIẾN 35

1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 36

2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 37

3. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp. 39

3.1. Chức năng: 39

3.2. Nhiệm vụ: 40

4. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp trong những năm gần đây. 40

II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ÁO MƯA TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VĨNH TIẾN 42

1. Đặc điểm mặt hàng và thị trường xuất khẩu áo mưa của công ty TNHH thương mại và sản xuất Vĩnh Tiến 42

1.1. Đặc điểm mặt hàng 42

1.2. Đặc điểm thị trường. 44

2. Tình hình sản xuất và chất lượng sản phẩm áo mưa tại công ty 44

2.1. Mặt hàng sản phẩm, quy trình sản xuất.

2.2.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất . 47

2.2.3. Đặc điểm về lao động 47

3. Phân tích hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở Doanh nghiệp. 49

3.1. Phân tích thị trường xuất khẩu áo mưa theo khu vực thị trường 49

3.2. Phân tích thị trường xuất khẩu theo nhóm sản phẩm 51

3.3. Phân tích thị trường theo hình thức xuất khẩu 52

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ÁO MƯA CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VĨNH 53

1. Những kết quả đạt được. 53

2. Những yếu kém và nguyên nhân

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ÁO MƯA TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VĨNH TIẾN 59

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. 59

1. Những thuận lợi và khó khăn. 59

1.1. Những thuận lợi. 59

1.2. Những khó khăn. 60

2. Phương hướng hoạt động và mục tiêu phát triển trong thời gian tới. .62

2.1. Phương hướng hoạt động 62

2.2. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới. 63

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VĨNH TIẾN 77

1. Công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng. 78

2. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường. 79

3. Về phân phối và xúc tiến. 82

3.1. Về phân phối. 82

3.2. Về xúc tiến. 83

4. Tạo lập mối quan hệ với các cơ quan thương mại nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng mặt hàng. 83

5. Nâng cao trình độ năng lực, nghiệp vụ của cán bộ nhân viên trong công ty. 83

6. Nâng cao chất lượng sản phẩm. 83

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 83

1. Đối với hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại 83

2. Về nguyên liệu cho sản xuất áo đi mưa 83

3. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu áo đi mưa.

4. Một số kiến nghị khác. 83

KẾT LUẬN 83

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2292 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu áo đi mưa tại công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Vĩnh Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu ngày càng cao và những đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước. Là một công ty nhỏ nhưng với sự nhảy vọt về doanh thu hàng năm và tiến độ mở rộng sản xuất không nghừng đã cho ta thấy những dấu hiệu rất khả quan. Hiện nay doanh nghiệp có một danh sách các địa chỉ phân phối hàng truyền thống ở nhiều nơi trên cả nước cũng như trên thế giới như thị trường Mĩ , thị trường Đức, Angola, Nam Phi, Đài Loan 2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Cơ cấu quản lý của doanh nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng: Giám đốc doanh nghiệp và hai Phó giám đốc (Phó giám đốc phụ trách kinh doanh và Phó giám đốc điều hành sản xuất). Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Cty Vĩnh Tiến GIÁM ĐỐC CTy PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT Phòng cung ứng phục vụ sản xuất k d Phòng xuất nhập khẩu Phòng hành chính tổng hợp Phòng kế toán tài vụ Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng tổ chức lao động Phòng kinh doanh tiếp thị * Giám đốc Cty là người toàn quyền quyết định mọi hoạt động trong Cty, bộ máy giúp việc là hai phó giám đốc và những phòng ban có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong quản lý và điều hành công việc phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của Cty. * Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Kinh doanh phát triển thị trường nội địa, ký hợp đồng nội địa và cung ứng nguyên phụ liệu vật tư. Chịu trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn các nghiệp vụ kinh tế, thủ tục xuất nhập khẩu, thanh quyết toán vật tư nguyên liệu, quyết định giá bán vật tư và sản phẩm tồn kho. * Phó giám đốc điều hành sản xuất: Phụ trách về đời sống, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công tác kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành sản xuất. Công tác kỹ thuật, công nghệ…công tác đào tạo nâng cấp và nâng bậc cho công nhân. * Chức năng của các phòng ban: - Phòng kinh doanh tiếp thị: Thực hiện các công tác tiếp thị, giao dịch với khách hàng, theo dõi và quản lý các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, thực hiện chào hàng, quảng cáo, tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và quản lý kho thành phẩm phục vụ cho công việc tiếp thị. - Phòng cung ứng phục vụ sản xuất: Thực hiện cấp phát vật tư nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, có trách nhiệm khai thác và tham mưu cho giám đốc doanh nghiệp về tìm đối tác mua nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, quản lý kho nguyên phụ liệu và kho thành phẩm và điều tiết công tác vận chuyển và thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hoá. - Phòng xuất nhập khẩu: Tham mưu cho giám đốc ký các hợp đồng đối ngoại, trực tiếp theo dõi điều tiết kế hoạch sản xuất và giao hàng, thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hoá như thủ tục xuất nhập khẩu, hình thức và quá trình thanh toán với khách hàng nước ngoài, các giao dịch đối ngoại như giao dịch vận chuyển, ngân hàng, thuế… - Phòng hành chính tổng hợp: Tiếp nhận và quản lý công văn, thực hiện các nhiệm vụ văn thư lưu trữ, tiếp đón khách, tổ chức công tác phục vụ hành chính, các hội nghị hội thảo và công tác vệ sinh công nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện nâng cấp các công trình nhà xưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. - Phòng kế toán tài vụ: Trách nhiệm hoạch định ra các phương pháp quản lý tài chính thu chi trong doanh nghiệp để đảm bảo cân đối giữa nguồn thu và chi, trực tiếp quản lý vốn và nguồn vốn cho sản xuất. Theo dõi chi phí sản xuất, các hoạt động tiếp thị như hạch toán và phân tích các hoạt động kinh tế, hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phòng kỹ thuật công nghệp: Xây dựng và tổ chức các qui trình công nghệ, qui cách tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm xác định các mức kỹ thuật công tác quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý thiết bị máy móc và thiết kế sản xuất mẫu chào hàng. - Phòng tổ chức lao động: Tổ chức quản lý sắp xếp nhân sự phù hợp với tính chất quản lý và mô hình sản xuất của doanh nghiệp, lập và thực hiện kế hoạch lao động, kế hoạch đào tạo và tuyển dụng lao động, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, chế độ bảo hiểm y tế và bảo hộ lao động, xây dựng mức lao động và số lượng lao động trong từng chuyền may và từng phòng ban trong doanh nghiệp. 3. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp. 3.1. Chức năng: Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh hàng may mặc theo những đơn đặt hàng của khách hàng trong nước và nước ngoài; Sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu các loại sản phẩm có chất lượng cao như mũ thời trang, quần tây, áo sơ mi, quần áo mưa,...; Nhập nguyên liệu phục vụ cho sản xuất như vải, sợi và phụ tùng thiết bị chuyên ngành; Thực hiện các hoạt động dịch vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và trực tiếp tham gia mua bán với các đối tác nước ngoài nếu điều kiện thuận lợi và cho phép 3.2. Nhiệm vụ: Đóng góp vào sự phát triển của ngành dệt may và nền kinh tế đất nước không chỉ có những công ty quốc doanh mà còn có sự đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân trong ngành dệt may, trong đó có doanh nghiệp tư nhân dệt may Phương Lan. Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân dệt may Phương Lan góp phần quan trọng thúc đẩy ngành dệt may Việt nam phát triển. Điều này được thể hiện ở các hoạt động, doanh nghiệp không ngừng nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm và mở rộng nhà xưởng cùng với việc mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Mở rộng, phát triển thị trường trong nước và nước ngoài, chú trọng phát triển mặt hàng xuất khẩu qua đó mở rộng sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định xã hội. Tự chủ thiết lập các mối quan hệ với các đối tác, thiết lập các mối liên doanh, liên kết nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phấn đấu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tăng tính cạnh tranh cho các mặt hàng của doanh nghiệp. Tăng cường nâng cao năng suất lao động cũng như tác phong làm việc của công nhân và cán bộ quản lý theo các tiêu chuẩn trong ngành. Thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách Nhà nước, nâng cao chất lượng quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001. 4. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp trong những năm gần đây. Bảng 1: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm 2004,2005, 2006. (Đ.V Triệu VNĐ) Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tiền Tỉ lệ% Số tiền Tỉ lệ% Tổng doanh thu 17164 19624 21978 2460 14,33 2354 11,99 Các khoản giảm trừ 102 151 188 49 48,04 37 24,5 Doanh thu thuần 17062 19473 21790 2411 14,13 2317 11,9 Giá vốn hàng bán 14821 16250 17924 1429 9,64 1674 10,3 Lợi nhuận gộp 2241 3223 3866 982 43,82 346 10,74 Doanh thu hoạt động TC 0 0 0 0 0 0 0 Chi phí tài chính 113 159 186 46 40,7 27 16,98 Chi phí bán hàng 352 394 445 42 11,93 51 12,94 Chi phí quản lý doanh nghiệp 240 268 305 28 11,67 37 13,8 Lợi nhuận thuần 1536 2402 2930 866 56,38 528 21,98 Thu nhập khác 0 0 0 0 0 0 0 Chi phí khác 0 0 0 0 0 0 0 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1536 2402 2930 866 56,38 528 21,98 Thuế TNDN 430,08 672,56 820,4 242,48 56,38 147,84 21,98 Lợi nhuận sau thuế 1105,92 1729,44 2109,6 623,52 56,38 380,16 21,98 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ) Qua số liệu phân tích ở trên ta thấy doanh nghiệp sản xuất với qui mô ngày càng mở rộng và làm ăn có lãi. Điều này được thể hiện qua tổng doanh thu của doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: Tổng doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 2460 triệu đồng với tỉ lệ 14,33%, năm 2006 tăng 11,99% so với năm 2004 tương ứng với số tiền 2354 triệu đồng. Cùng với sự tăng lên về doanh thu các chỉ tiêu như lợi nhuận sau thuế cũng tăng, năm 2005 so với năm 2004 tăng 56,38% tương ứng với số tiền là 623,52 triệu đồng, năm 2006 tăng 380,16 triệu đồng so với năm 2005 với tỉ lệ 21,98%. Ngoài ra, Mức tăng của giá vốn hàng bán trong năm 2005 so với năm 2006 tăng 9,64% nhưng so với mức tăng của doanh thu thuần năm 2005 so với năm 2004 là 14,33% nó phản ánh việc doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí như ở khâu giác mẫu cắt vải đã có sáng tạo có hiệu quả rõ rệt. Chi phí tài chính của doanh nghiệp năm 2005 so với năm 2004 tăng 40,7% đây là một tỉ lệ khá cao nhưng do doanh nghiệp có kế hoạch phát triển xây dựng nhà xưởng, mở rộng cơ cấu mặt hàng, trong năm 2006 chi phí tài chính giảm chỉ còn 16,98% do doanh nghiệp đã trả được những khoản vay có lãi suất cao và đã huy động được nguồn vốn có chi phí thấp từ một số tổ chức phi chính phủ trong đạo thiên chúa. So với các doanh nghiệp trong ngành thì mức tăng trưởng về doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp được coi ở mức cao. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư mở rộng nhà xưởng từ đó tạo nên lợi thế về quy mô trong quá trình sản xuất kinh doanh. II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ÁO MƯA TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VĨNH TIẾN 1. Đặc điểm mặt hàng và thị trường xuất khẩu áo mưa của công ty TNHH thương mại và sản xuất Vĩnh Tiến 1.1. Đặc điểm mặt hàng Công ty chủ yếu sản xuất hàng may mặc. Trong đó, mặt hàng áo mưa là mặt hàng truyền thống của công ty và hiện đang có nhiều thế mạnh cho xuất khẩu. Khác với trước kia, chiếc áo mưa chỉ cần bền để che mưa, giờ đây, ngoài chức năng chống ướt, áo mưa còn có rất nhiều những công dụng khác như: Được sử dụng để chống lạnh, để làm bộ đồ bảo hộ lao động,... Và cũng như các mặt hàng may mặc khác, áo mưa cũng có tính chất thời trang. Nắm bắt được nhu cầu đó, công ty đã đưa ra thị trường hàng loạt các loại áo mưa khác nhau, với những mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, hoa văn rất phong phú, như PC cổ rùa (nhựa PVC chính phẩm), Poncho cao cấp - 1 DA, Poncho vạc bầu (nhựa PVC trong), Poncho hai nón cao cấp (cho hai người mặc), bộ đi mưa (Nylon/PVC), bộ Nylon 2 lớp khoá, mantle (áo khoác dài nam, nữ), bộ đi mưa có lưới lót phía trong, bướm trẻ em (size: 3,5,7,9,11 tuổi)… phù hợp với từng độ tuổi, giới tính. tùy thuộc vào chất liệu, độ dày, mỏng khác nhau thì mức giá của sản phẩm sẽ khác nhau. Chất liệu chính để sản xuất áo mưa hiện nay ở Công ty gồm vải dù không thấm nước (vải nylon) được nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc và vải nhựa (vải PVC, PE). Với loại vải dù không thấm nước công ty sản xuất ra ba chủng loại sản phẩm là poncho, Áo mưa bộ và áo mantle. với đủ các kích cỡ, màu sắc đa dạng, trang nhã. Có hai loại áo poncho là poncho cho một người sử dụng và poncho cho hai người sử dụng. Loại áo mưa bộ có nhiều kiểu dáng khác nhau phù hợp với từng lứa tuổi. áo khoác mantle cho cả nam và nữ. Với loại vải nhựa, cũng có ba chủng loại sản phẩm là phocho, đồ bộ và áo mưa cho trẻ em (áo cánh bướm). loại áo poncho rất tiện lợi cho cả trẻ em và người lớn. Loại áo bộ phù hợp cho nhiều người, đặc biệt là những người đi và làm việc trong mưa thường xuyên như công nhân trong công trường, công nhân đóng tàu, nông dân làm ruộng,... đồ bộ còn có chức năng giữ ấm cơ thể khi đi mưa. Áo mưa cho trẻ em có rất nhiều loại phù hợp với từng lứa tuổi và giới tính. Nguyên liệu sản xuất áo mưa hiện nay chủ yếu là nguyên liệu nhập khẩu, việc sản xuất đòi hỏi phải có nhiều vốn đầu tư cho nhà xưởng, máy móc,... Tuy nhiên, lao động lại là một lợi thế tại các làng nghề ở nông thôn Việt Nam, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Đây cũng là một trong những mặt hàng đang được nhà nước đầu tư khuyến khích xuất khẩu cùng với các mặt hàng may mặc khác. Khách hàng sử dụng sản phẩm này là rất rộng, không phân biệt người già, trẻ em, nam, nữ, vật nuôi. Tuy nhiên sản phẩm có tiêu thụ được hay không lại phụ thuộc vào yêu cầu và sở thích của họ về sản phẩm. 1.2. Đặc điểm thị trường. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật theo hướng ngày càng hiện đại, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Chính vì vậy uy tín của doang nghiệp ngày càng được nâng cao và cùng với nó là thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, sản phẩm của công ty đã thâm nhập vào những thị trường khó tính. Hiện nay, sản phẩm của công ty đã có mặt ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ. Trong đó, sản phẩm áo mưa đã bắt đầu có mặt trên thị trường Đông Á từ đầu năm 2006, và trong tương lai công ty sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm áo mưa. Vì là sản phẩm áo mưa nên việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn thị trường cho sản phẩm. 2. Tình hình sản xuất và chất lượng sản phẩm áo mưa tại công ty 2.1. Tình hình sản xuất sản phẩm áo mưa xuất khẩu tại công ty. Hiện nay, Công ty đang sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc nhóm hàng Dệt-May. Với nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau như : Mũ lưỡi trai, quần âu, đồ bảo hộ lao động và áo mưa. Trong đó chi tiết về năng lực sản xuất các mặt hàng của Công ty như sau : Bảng 2: Năng lực sản xuất của công ty các năm 2004, 2005, 2006 (Đv: sp) STT Loại sản phẩm 2004 2005 2006 1 Mũ thời trang 800.000 900.000 1100.000 2 Quần Âu 200.000 300.000 350.000 4 Đồ bảo hộ lao động 75.000 100.000 120.000 5 Quần áo đi mưa 200.000 220.000 480.000 (Nguồn: Phòng Sản xuất – Kinh doanh) Nhìn chung, các sản phẩm được sản xuất với số lượng khác nhau với từng chủng loại hàng hóa khác nhau. Trong đó, chi tiết tình hình sản xuất sản phẩm áo mưa năm 2006 như sau: Bảng 3: Năng lực sản xuất sản phẩm áo mưa năm 2006 (đv: sp) STT Mã hàng hoá Tên hàng hoá Sổ lượng I.Hàng trẻ em 40.000 1 CPP1 Bươm te 3 – 12 tuổi 30.000 2 CPP1 Bướm te cao cấp 10.000 II. Hàng người lớn(Nylon/PVC, PU) 220.000 3 APC1 Poncho cổ rùa trơn 30.000 4 APC2 Poncho cổ rùa kính 30.000 5 APC3 Poncho 2 nón 20.000 6 APC4 Poncho dây kéo phối màu 20.000 7 RCF Poncho phốí màu 160.000 8 APE III. Hàng siêu mỏng ( PE 0.03; 0.06) 20.000 IV. Hàng bộ (Nylon, Nylon cao cấp) 200.000 9 ASN1 Bộ 2 lớp 20.000 10 ASN1 Bộ Nato 20.000 11 ASN1 Bộ hộp 20.000 12 ASN1 Bộ hộp 2 khoá 20.000 13 RCA Bộ 2 lớp cao cấp 80.000 Tổng 480.000 (Nguồn: Phòng Sản xuất – Kinh doanh) Trong số những sản phẩm trên thì sản phảm xuất khẩu là hai loại Số 7 và số 13. 2.2. Chất lượng sản phẩm áo mưa xuất khẩu tại Công ty. 2.2.1. Quy trình sản xuất sản phẩm. Công ty sản xuất và gia công hàng xuất khẩu với đỗi tượng chế biến là vải. Mặc dù sản phẩm của Công ty gồm nhiều loại khác nhau như mũ, quần áo, quần áo bảo hộ, quần áo mưa. Mỗi một loại đều có kĩ thuật chế biến, pha cắt, loại vải, thời gian hoàn thành,... khác nhau tuỳ vào chi tiết mặt hàng nhưng chúng đều qua một quá trình công nghệ cơ bản theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất sản phẩm tại Công ty. Nguyên liệu vải Là Đóng gói Kho thành phẩm Thêu, in Giặt, mài Giặt, mài , tẩy Cắt, đặt mẫu, đánh số, cắt May bán thành phẩm và ghép thành phẩm kiểm tra Sau khi nghiên cứu thị trường, phòng thiết kế sẽ tiến hành thiết kế mẫu theo phác thảo sơ đồ cụ thể đồng thời tiến hành lập định mức tiêu hao nguyên liệu cho mỗi sản phẩm và cho cả đơn đặt hàng. Đưa ra quy trình hướng dẫn may cụ thể để chuyển xuống xưởng cắt. Phân xưởng cắt sau khi được cung cấp mẫu, sẽ tiến hành ráp sơ đồ để cắt nguyên liệu theo quy trình: Trải vải Sao sơ đồ cắt phá cắt gọt đánh số sơ chế đồng bộ bán thành phẩm chuyển xuống xưởng in, thêu. Phân xưởng in, thêu sẽ in hoặc thêu (nếu cần), sau đó chuyển xuống phân xưởng may. Phân xưởng may, sau khi nhận bán thành phẩm đồng bộ từ phân xưởng cắt sẽ tiến hành may chi tiết các bán thành phẩm chuyên môn kháo theo dây chuyền và ghép thành phẩm sau đó chuyển xuống xưởng hoàn thiện sản phẩm Phân xưởng hoàn thiện sản phẩm, Tại đây sản phẩm được giặt, là, dán nhãn mác, được kiểm tra chất lượng do phòng kiểm tra chất lương thực hiện.Sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được tiến hành đóng gói để nhập kho hoặc giao cho bạn hàng. ngoài ra còn có thêm công đoạn mài. 2.2.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất . Bảng 4: Máy móc thiết bị của doanh nghiệp tại thời điểm hiện nay (Đv: Chiếc). Loại máy S.lg Xuất xứ Loại máy S.lg Xuất xứ 1. Máy may một kim 450 Nhật 10. Máy ép cao tần 30 Nhật 2. Máy may hai kim 20 Đức 11. Máy vắt sổ 20 Nhật 3. Máy thùa Juki 3 Nhật 12. Máy dập cúc 13 Nhật 4. Máy thêu 4 Nhật 13. Máy vắt gấu 1 Nhật 5. Bàn là treo 20 Nhật 14. Máy giác mẫu 70 Nhật 6. Máy là ép mẽ 1 Nhật 15. Máy cắt thuỷ lực 1 Hàn Quốc 7. Máy san chỉ 1 Nhật 16. Máy cắt vòng 2 Nhật 8. Máy cắt di động 3 Nhật 17. Máy là phom mũ 3 Hàn Quốc 9. Máy đính Juki 5 Nhật (Nguồn : Phòng kĩ thuật) Hiện nay, với hệ thống dây truyền hiện đại, các thiết bị máy may mới, công ty đã sản xuất trong nhiều khâu bằng máy móc tự động, nhanh chóng với số lượng nhiều để có thể giảm chi phí sản xuất đáp ứng kịp thời khi có nhu cầu lớn của thị trường. 2.2.3. Đặc điểm về lao động Do lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp đòi hỏi số lượng lao động lớn, lực lượng lao động chủ yếu là nữ. Chi tiết tình hình lao động tại Công ty trong thời điểm hiện nay như sau: Bảng 5: Số lượng và tuổi đời lao động của doanh nghiệp năm 2006. Loại Lao động Số lượng (Người) Tuổi đời (Năm) TS Nam Nữ 18 -30 31-45 46-55 >56 I,, Tổng số lao động 700 160 540 577 98 19 6 1, Lao động gián tiếp 67 47 20 22 33 9 3 2, Lao động trực tiếp 633 113 520 555 65 10 3 a, Lao động kĩ thuật 50 30 20 25 12 10 3 b, Cn lao động 583 83 500 530 53 0 0 3, Trình độ đào tạo a, Đại học, cao đẳng, Tc 15 10 5 10 5 0 0 b, Công nhân lành nghề 680 145 535 567 93 19 6 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động) Qua bảng số 5 ta thấy: Cơ cấu lao động tại công ty khá phù hợp với một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc. Nguồn lao động chủ yếu là lao động lành nghề. Tỉ lệ lao động trẻ chiếm 82,4% trong tổng số lao động và chủ yếu là lao động nữ rất phù hợp với đặc điểm của công việc may mặc đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ. Cũng do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động có trình độ thấp. Trong đó, lao động trực tiếp là 633 người, chiếm 90,4% tổng số lao động chủ yếu làm việc trong các phân xưởng còn lại là 9,6% là lao động gián tiếp về kĩ thuật và làm việc tại các phòng ban. Trong nền kinh tế thị trường, Doanh nghiệp cần phải tự mình quyết định các vấn đề trung tâm cho việc kinh doanh, công tác tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu, từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức lại sản xuất, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất nhưng trước hết vẫn là sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm xuất khẩu của Doanh nghiệp là những mặt hàng áo mưa, mũ thời trang đã dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng và mẫu mã. Phải nói rằng các sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất theo công nghệ và dây truyền hiện đại, mới mẻ và đòi hỏi sản xuất qua các khâu kiểm tra rất chặt chẽ. Vì vậy, mọi thành phẩm đều đảm bảo chất lượng. Như vậy nhìn chung, sản phẩm may mặc của công ty nói chung và sản phẩm quần áo đi mưa nói riêng có chất lượng tương đối tốt. 3. Phân tích tình hình phát triển thị trường xuất khẩu áo mưa của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều phải tự tiến hành rất nhiều hoạt động. Trong đó hoạt động tiêu thụ hàng hoá là khâu quan trọng và mấu chốt nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ có bán được hàng doanh nghiệp mới có thể thu hồi vốn kinh doanh thực hiện được lợi nhuận và tiếp tục đầu tư tái mở rộng sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, thì việc phát triển thị trường là một thước đo tiêu chuẩn để đánh giá sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đối với Công ty Vĩnh Tiến, trong quá trình hoạt động kinh doanh đã không ngừng đổi mới, đầu tư, nâng cao chất lượng để đáp ứng cầu của thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của mình, Công ty đã đạt được những thành công nhất định, nhưng trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hiện nay, Công ty vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa. 3.1. Phân tích thị trường xuất khẩu áo mưa theo khu vực thị trường Từ năm 1998 trở về trước, Công ty sản xuất theo các đơn hàng gia công của những công ty lớn của nhà nước trong ngành dệt may, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác tìm kiếm thị trường, song Công ty đã chủ động khai thác và mở rộng thị trường. Với các mặt hàng chủ yếu như: Áo mưa, quần tây, mũ thời trang, quần áo bảo hộ lao động,…Công ty đã có được thị phần trên các thị trường ở nhiều khu vực, nhiều vùng khí hậu khác nhau. Quyền được xuất khẩu trực tiếp đã mang lại cơ hội gặp gỡ làm ăn với nhiều vùng cả trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp nói chung cũng như Công ty Vĩnh Tiến nói riêng. Điều đó đã góp phần đưa Sản phẩm của Công ty đến với người tiêu dùng ở các nước như Đức, Cộng hoà séc, Ba lan Angola và Đài Loan. Ngoài ra, sản phẩm của Doanh nghiệp cũng được người tiêu dùng ở các tỉnh và thành phố tin dùng, tại một số thị trường khó tính như T.P Hà nội và T.P Hồ Chí minh sản phẩm của Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và đang được bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao. Trong những năm tới, Công ty sẽ có kế hoạch đầu tư thêm trang thiết bị và cho ra đời những dòng sản phẩm hàng hoá mới hợp thời trang, không những để duy trì thị trường hiện nay mà còn mở rộng, chiếm lĩnh thị trường mới. Bảng 6: Lợi nhuận xuất khẩu của Công ty theo khu vực thị trường xuất khẩu trong những năm 2004, 2005, 2006 (Đv: Triệu đồng) Thị trường 2004 2005 2006 EU 7.192 8.975 9.124 Châu Phi 1.650 1.596 1.580 Châu Á * * 2.000 Tổng LN XK 8.842 10.571 12.704 (Nguồn: Phòng kinh doanh XNK) Những năm vừa qua là những năm mà ngành may mặc nói chung và Cty Vĩnh Tiến nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn. Các sản phẩm của Công ty đã và đang đạt được yêu cầu về chất lượng, đã tạo được niềm tin cho các bạn hàng nước ngoài và họ vẫn tiếp tục ký kết các hợp đồng mới với Công ty. Hiện nay, Công ty vẫn đang tiếp tục hợp tác làm ăn với các bạn hàng truyền thống ở các nước Đức, Cộng hoà séc, Ba lan, Angola và các bạn hàng mới ở Đài Loan. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở thị trường nước ngoài. Lợi nhuận xuất khẩu tăng với tốc độ trung bình tăng khoảng 20%. Từ đó, chúng ta có thể thấy ngay được tình hình xuất khẩu của Công ty đang tăng lên nhanh chóng. Để giữ vững và phát huy thị phần của mình trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài thì doanh nghiệp rất cần những chiến lược cụ thể có hiệu quả cao để ngày một hoàn thiện mình hơn trước những thử thách của cạnh tranh trên thương trường hiện nay. 3.2. Phân tích thị trường xuất khẩu theo nhóm sản phẩm Bảng 7: kết quả tiêu thụ hàng hoá theo cơ cấu mặt hàng (Đơn vị: triệu đồng) Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 +/- % +/- % Tổng LN 8842 10571 12704 1729 19.5 2133 20.17 1. Áo mưa 0 0 2000 0 * 2000 * 2. Mũ thời trang 8842 10571 10704 1729 19.5 133 1.2 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ) Qua bảng số 7 phân tích về tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp ta thấy. Tổng lợi nhuận xuất khẩu tăng với tốc độ lớn hơn 19% qua các năm. Năm 2005 so với năm 2004 tăng 19.5 % tương ứng với số tiền là 1729 triệu đồng, năm 2006 tăng 20.17% so với năm 2005 tương ứng với số tiền 2133 triệu đồng. Cụ thể theo từng mặt hàng như sau: Mũ thời trang, Lợi nhuận xuất khẩu năm 2005 so với năm 2004 tăng 19.5% tương ứng với 1729 triệu đồng. Lợi nhuận xuất khẩu năm 2006 tăng so với năm 2005 là 133 triệu đồng. Nhưng tỷ lệ tăng lại không đáng kể (1.2%), nguyên do là công ty đã dành một thời gian và công sức cho việc xuât khẩu mặt hàng áo đi mưa. Mặt hàng áo mưa, trong năm 2006 là năm đầu tiên xuất khẩu nhưng đã đạt được 2.000 triệu đồng. Trong đó, xuất khẩu hàng áo đi mưa chi tiết về kim ngạch và lợi nhuận cho từng loại hàng là như sau: Bảng 8: Kim ngạch và lợi nhuận xuất khẩu áo mưa của Công ty trong năm 2006 (Đơn vị: Triệu đồng) Mã hàng Số lượng Kim ngạch Lợi nhuận RCF 160.000 15.360 1.200 RCA 80.000 10.240 1.800 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ) Qua bảng số 8 ta thấy mặt hàng xuất khẩu áo đi mưa của công ty Vĩnh Tiến mặc dù chưa được đa dạng nhưng nếu xét mới chỉ năm đầu thực hiện xuất khẩu mặt hàng này, thì với kết quả trên đây ta có thể thấy tiềm lực phát triển của mặt hàng áo đi mưa và tin tưởng trong tương lai, mặt hàng này sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Vì đây là mặt hàng đỏi hỏi kỹ thuật cao. 3.3. Phân tích thị trường theo hình thức xuất khẩu. Có hai hình thức xuất khẩu ở công ty Vĩnh Tiến là gia công quốc tế và xuất khẩu trực tiếp. Trong đó mặt hàng mũ thời trang xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp (Theo giá FOB) còn mặt hàng áo mưa được xuất khẩu theo hình thức gia công. Bảng 9: Lợi nhuận xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu tại Công ty qua các năm 2004, 2005, 2006 (Đơn vị: Triệu đồng) Phương thức xuất khẩu 2004 2005 2006 Tổng LN 8842 10571 12704 1. Gia công 0 0 2000 2. Xuất khẩu trực tiếp (FOB) 8842 10571 10704 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ) Nhìn vào bảng 9 ta thấy, Lợi nhuận xuất k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11636.DOC
Tài liệu liên quan