MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1. Những vấn đề chung về xuất khẩu của doanh nghiệp 3
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu 3
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu 4
1.1.2.1. Ở cấp độ vĩ mô 5
1.1.2.2. Ở cấp độ vi mô 6
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu 7
1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp 7
1.1.3.2. Xuất khẩu qua trung gian 8
1.1.3.3. Buôn bán đối lưu 9
1.1.3.4. Kinh doanh tái xuất 9
1.1.3.5. Đấu giá quốc tế 10
1.1.3.6. Đấu thầu hàng hoá quốc tế 10
1.1.3.7. Mua bán tại sở giao dịch hàng hoá 10
1.1.4. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 11
1.1.4.1. Nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu 11
1.1.4.2 Lập phương án kinh doanh 11
1.1.4.3. Tạo nguồn hàng xuất khẩu 12
1.1.4.4. Ký kết và thực hiện hợp đồng 12
1.2. Phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 12
1.2.1. Khái niệm thị trường 12
1.2.2. Khái niệm thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu 13
1.2.3. Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp 15
1.3. Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu và các nhân tố tác động tới xuất khẩu nông sản 16
1.3.1. Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu 16
1.3.2. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu của doanh nghiệp 17
1.3.3. Tình hình xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX 23
2.1. Khái quát về công ty xuất nhập khẩu Intimex 23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 23
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 25
2.1.2.1. Chức năng của công ty 25
2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty 25
2.1.3. Mục đích hoạt động và phạm vi kinh doanh của công ty 26
2.1.3.1. Mục đích hoạt động của công ty 26
2.1.3.2. Phạm vi kinh doanh của công ty 26
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 27
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex trong những năm gần đây 30
2.2.1. Danh mục hàng nông sản xuất khẩu 30
2.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex 32
2.2.3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty xuất nhập khẩu Intimex 36
2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex 41
2.3.1. Ưu điểm và những thành công đạt được của công ty 41
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty 42
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên 44
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan 44
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 45
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX 47
3.1. Tình hình của nền kinh tế thế giới trong năm 2009 47
3.2. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công ty 50
3.2.1. Đánh giá hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam 50
3.2.1.1. Cơ hội 50
3.2.1.2. Thách thức 51
3.2.2. Phương hướng xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam trong những năm tới 55
3.2.3. Phương hướng và mục tiêu phát triển thị trường xuất khảu hàng nông sản công ty 58
3.2.3.1. Mục tiêu hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty 58
3.2.3.2. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty 59
3.3. Các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex 61
3.3.1. Giải pháp đối với hàng nông sản xuất khẩu 61
3.3.1.1. Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu 61
3.3.1.2. Nâng cao chất lượng của khâu bảo quản, dự trữ hàng nông sản 63
3.3.1.3. Nhanh chóng đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản ( HACCP) 64
3.3.1.4. Xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng như của công ty 65
3.3.1.5. Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, từng bước chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô sang sản phẩm đã qua chế biến 66
3.3.2. Giải pháp đối với công tác nghiệp vụ 67
3.3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển thị trường xuất khẩu 67
3.3.2.2. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu 69
3.3.2.3. Hợp tác chặt chẽ với tham tán thương mại Việt Nam tại các quốc gia 70
3.3.3. Giải pháp về tổ chức quản lý 71
3.3.3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty 71
3.3.3.2. Nâng cao nghiệp vụ ký kết hợp đồng 72
3.3.3.3. Quản lý và sử dụng vốn hiệu quả 73
3.4. Kiến nghị đối với nhà nước 74
3.4.1. Xây dựng chính sách về thị trường nông sản xuất khẩu 74
3.4.2. Hình thành và phát triển sản giao dịch nông sản 74
3.4.3. Xây dựng môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 75
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2789 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản của công ty Intimex
giai đoạn 2004-2008
Đơn vị: %
Thị trường
2004
2005
2006
2007
2008
Đông Bắc Á
30,1
34,4
32,7
31,7
30,5
ASEAN
15,3
12,6
11,1
12,0
13,1
EU
13,6
12,8
12,9
13,8
11,7
Nga-Đông Âu
16,2
16,1
18,1
16,2
16,6
Bắc Mỹ
15,3
17,0
17,8
17,9
17,3
Thị trường khác
9,5
7,1
7,4
8,4
10,8
Tổng cộng
100
100
100
100
100
( Nguồn: Báo cáo xuất khẩu qua các năm của công ty)
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex vào một số thị trường giai đoạn 2005-2008
Thị trường
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
SL (tấn)
TG (Nghìn USD)
SL (tấn)
TG (Nghìn USD)
SL (tấn)
TG (Nghìn USD)
SL (tấn)
TG (Nghìn USD)
Đông Bắc Á
14.139
39.527
40.515
50.199
13.510
16.987
11.085
12.819
ASEAN
17.632
14.478
13.753
17.040
5.113
6.430
4.763
5.506
EU
17.912
14.708
15.930
26.135
5.880
7.395
4.252
4.917
Nga-Đông Âu
22.530
18.499
22.426
27.786
6.903
8.680
6.033
6.977
Bắc Mỹ
21.279
19.533
22.054
27.326
7.627
9.592
6.287
7.271
Thị trường khác
13.295
8.160
9.222
5.029
3.579
4.502
3.925
4.540
Tổng cộng
139.940
114.905
123.900
153.515
42.612
53.586
36.345
42.030
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex qua các năm
Công ty xuất nhập khẩu Intimex có quan hệ xuất khẩu lâu dài với hơn 100 quốc gia trên thế giới. Thông qua bảng trên, có thể thấy rằng trong giai đoạn từ 2005-2008, mặt hàng nông sản của công ty chủ yếu được xuất sang những thị trường truyền thông của công ty bao gồm:
- Thị trường Đông Bắc Á bao gồm hai thị trường chính là Hàn Quốc và Trung Quốc, đây là hai thị trường có quan hệ hợp tác kinh doanh lâu đời với công trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản do thị trường Đông Bắc Á có vị trí địa lý và thị hiếu tiêu dùng có nhiều nét tương đồng với văn hoá Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty vào hai thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và duy trì ở mức trên trên 30%. Sản lượng hàng nông sản xuất khẩu vào hai thị trường có sự tăng đều qua các năm: năm 2005, sản lượng xuất khẩu đạt 14.139 tấn với trị giá xuất khẩu là trên 39 triệu USD; năm 2006, sản lượng xuất khẩu tăng lên đến 123.900 tấn đạt trên 50 triệu USD. Trong hai năm 2007 và 2008, sản lượng nông sản xuất khẩu của công ty vào thị trường Đông Bắc Á giảm do công ty Intimex dồn nhiều nguồn lực tiến hành cổ phần hoá 3 công ty con và 3 công ty con sau khi cổ phần thì hạch toán riêng, thoát khỏi công ty mẹ nên số liệu của trong hai năm này chỉ là của công ty mẹ, không bao gồm hai công ty con.
Cà phê là mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc còn hạt tiêu và tinh bột sắn là hai mặt hàng được thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất. Dự đoán trong những năm tới, cà phê và hạt tiêu vẫn là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này trong đó Nhật Bản là thị trường mà công ty có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu vào để đến năm 2010, Nhật Bản cũng như Trung Quốc và Hàn Quốc trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty.
- Thị trường ASEAN là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty xuất nhập khẩu Intimex với các mặt hàng nông sản sau: tiêu trắng và cà phê bên cạnh đó còn có cao su. Kim ngạch xuất khẩu của công ty vào các thị trường này luôn dao động trên 10 %, trị giá xuất khẩu của các mặt hàng nông sản có sự tăng đều và ổn định qua các năm. Năm 2005, công ty đã xuất sang thị trường này 17.632 tấn nông sản, trị giá xuất khẩu đạt trên 14 triệu USD. Năm 2006, sản lượng xuất giảm nhẹ xuống còn 13.753 tấn nhưng trị giá đạt trên 22 triệu USD, tăng 1,5 lần so với năm 2005. Năm 2007 và 2008, sản lượng xuất khẩu tuy có giảm do sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam cùng những nguyên nhân khách quan nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty mẹ vào thị trường này vẫn được duy trì khá ổn định: năm 2007 đạt 16 triệu USD và năm 2008 đạt 14 triệu USD. Trong những năm tới, công ty Intimex sẽ tiếp tục duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu này.
- Thị trường EU: đây là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của công ty nhưng cũng là một trong những thị trường gây cho công ty nhiều khó khăn nhất khi thâm nhập vào thị trường này. Nguyên nhân là do EU là thị trường phát triển bậc nhất trên thế giới, đây là thị trường có những quy định nghiêm ngặt về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng nông sản. Tuy nhiên, nếu đạt được những tiêu chuẩn đó thì xuất khẩu vào thị trường EU sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho công ty.
Nắm bắt được điều đó, trong giai đoạn 2004-2008, công ty xuất nhập khẩu Intimex đã có những biện pháp để nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu đồng thời thiết lập các mối quan hệ để đưa hàng nông sản của công ty thâm nhập thành công vào thị trường này. Kết quả là sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty vào thị trường này có sự tăng đều qua các năm, dần chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Nếu như năm 2005 là 12,8% thì đến năm 2007 đã là 13,8% với kim ngạch xuất khẩu lên tới trên 7 triệu USD trong đó cà phê, hạt tiêu, tinh bột sắn và hạt điều là những mặt hàng nông sản được xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường này.
- Thị trường Nga – Đông Âu: đây là một trong những thị trường có mối quan hệ hợp tác kinh doanh với công ty lâu đời nhất với công ty. Tinh bột sắn, cơm dừa và hạt điều là những mặt hàng nông sản mà công ty Intimex xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nga – Đông Âu vào năm 2005 là 22.250 tấn, đạt trên 18 triệu USD, chiếm 16,2% tỉ trọng xuất khẩu của công ty. Năm 2006, sản lượng xuất khẩu của mặt hàng nông sản đạt 22.426 tấn, thu về trên 27 triệu USD; tức là tăng gấp hơn 1.5 lần so với năm 2005. Trong 2 năm tiếp theo, tuy sản lượng cũng như trị giá xuất khẩu vào thị trường này có giảm nhưng thị trường này vẫn luôn duy trì được tỉ trọng trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty.
- Thị trường Bắc Mỹ: là thị trường xuất khẩu lớn của công ty trong đó Mỹ, Mexico là 2 quốc gia nhập khẩu cà phê nhiều nhất còn Canada là quốc gia nhập khẩu hạt tiêu nhiều nhất. Nếu như năm 2005, sản lượng nông sản xuất khẩu đạt 21.279 tấn với trị giá xuất khẩu đạt trên 19 triệu USD thì đến năm 2006, sản lượng xuất khẩu đã tăng lên đến 22.054 tấn với trị giá xuất khẩu trên 27 triệu USD. Trong hai năm tiếp theo, sản lượng và trị giá xuất khẩu của công ty vào thị trường này đều giảm nhưng công ty vẫn luôn duy trì tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường này.
- Thị trường khác bao gồm một số quốc gia ở Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang các thị trường này chủ yếu là hạt tiêu và cơm dừa. Tuy sản lượng nông sản xuất khẩu sang các quốc gia này còn thấp nhưng đã có sự tăng nhẹ theo từng năm. Nếu như năm 2005, tỷ trọng hàng nông sản xuất sang quốc gia này là 9.5% thì đến năm 2008 nó đã tăng lên đạt 10,8%. Đây là những thị trường hưa hẹn là tiềm năng đối với công ty Intimex trong những hoạt động tiếp theo.
2.2.3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty xuất nhập khẩu Intimex
Trong giai đoạn 2005-2008, xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chủ lực của công ty. Các hợp đồng xuất khẩu được ký kết một cách liên tục và đều đặn vào tất cả các thời điểm trong năm tuy nhiên những hợp đồng này chủ yếu là những hợp đồng vừa và nhỏ Công ty xuất nhập khẩu Intimex đã tiến hành hoạt động xuất khẩu hàng nông sản thông qua hai hình thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác. Điều đó được thể hiện rõ ràng trong bảng sau:
Bảng 7: Cơ cấu hình thức xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex giai đoạn 2005-2008
Đơn vị : 1000 USD
Hình thức
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
TT
(%)
Giá trị
TT
(%)
Giá trị
TT
(%)
Giá trị
TT
(%)
Trực tiếp
9.799
67,5
11.917
71,8
14.692
76,5
12.194
82,1
Ủy thác
4.718
32,5
4.681
28,2
4.514
23,5
2.657
17,9
Nguồn: Phòng kế toán công ty xuất nhập khẩu Intimex
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng, trực tiếp là hình thức xuất khẩu chủ yếu, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong các hình thức xuất khẩu. Tỉ trọng của hình thức xuất khẩu trực tiếp tăng dần qua các năm từ 67,5% năm 2005 đã tăng lên 71,8% vào năm 2006, 76,5% vào năm 2007 và đến năm 2008 thì đã tăng lên đến 82,5%. Những mặt hàng mà công ty xuất khẩu trực tiếp là những mặt hàng chủ lực của công ty bao gồm cà phê và hạt tiêu. Điều này cho thấy công tác xuất khẩu của công ty đang trở nên chủ động hơn, không còn bị phụ thuộc nhiều vào các nhà phân phối nước ngoài trong thâm nhập, đưa mặt hàng nông sản vào thị trường nước ngoài.
Hình thức ủy thác xuất khẩu của công ty tuy có sự gia tăng về giá trị nhưng lại có sự giảm dần về tỉ trọng qua các năm. Năm 2005, hình thức ủy thác xuất khẩu chiếm tỉ trọng 32,5% thì đến năm 2006 chỉ còn 28,2%, năm 2007 là 23,5% và đến năm 2008 là 17,9%. Những mặt hàng nông sản mà công ty nhận ủy thác xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu là những mặt hàng như hạt điều, quế, hồi, cao su…Đây là những mặt hàng chiếm tỉ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty. Tuy hình thức ủy thác không phải là hình thức xuất khẩu nông sản chủ lực của công ty nhưng với hình thức này đã giúp công ty có điều kiện mở rộng hoạt động hoạt động xuất khẩu cũng như phát triển mối quan hệ với các bạn hàng.
Trong giai đoạn từ năm 2005-2008, các mặt hàng nông sản luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty khoảng từ 78% - 90%.
Bảng 8: Tỷ trọng xuất khẩu của hàng nông sản giai đoạn 2005-2008
Năm
2005
2006
2007
2008
Kim ngạch XK nông sản (1000 USD)
114.905
123.900
53.586
42.030
Tổng kim ngạch xuất khẩu (1000 USD)
117.463
155.000
68.400
46.555
Tỷ trọng (%)
97.82
79,93
78,34
90,28
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005-2008
Bên cạnh đó, bảng số liệu 4 ở trên đã cho thấy rõ tình hình xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex trong giai đoạn từ năm 2005-2008:
Mặt hàng cà phê
Công ty xuất nhập khẩu Intimex là công ty đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Từ bảng số liệu trên cho thấy, sản lượng cà phê xuất khẩu cũng như giá trị xuất khẩu của cà phê có sự tăng mạnh qua các năm. Nếu như năm 2005, sản lượng cà phê xuất khẩu đạt 124.055 tấn và giá trị xuất khẩu là 100.362.700 USD thì đến năm 2006 tuy sản lượng cà phê có giảm 16.155 tấn nhưng giá trị cà phê xuất khẩu lại tăng lên 34.367.700 USD tức là khoảng 34% do giá cà phê thế giới tăng. Điều này giúp cho hoạt động xuất khẩu của công ty thu được lợi nhuận cao.
Do trong năm 2006, công ty đã cổ phần hóa thành công và chia tách thành 3 công ty con là: công ty cổ phần sản xuất và thương mại Intimex Hà Nội, công ty cổ phần Sài Gòn và công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex nên đến năm 2007 sản lượng cũng như trị giá cà phê xuất khẩu của công ty đều giảm xuống chỉ cần lần lượt là 33.719 tấn và 51 triệu USD.
Đến tháng 9 năm 2008, do phải dồn nhiều nguồn lực để công ty mẹ ở Hà Nội tiến hành cổ phần hóa nên sản lượng cà phê xuất khẩu tiếp tục giảm xuống chỉ còn 14.018,9 tấn và trị giá xuất khẩu giảm xuống còn 29.802 nghìn USD. Trong năm 2007 và 2008, sản lượng và trị giá xuất khẩu tính riêng cho công ty mẹ còn từ năm 2006 trở về trước thì sản lượng cũng như trị giá xuất khẩu tính chung cho cả tổng công ty. EU và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu chủ lực đối với mặt hàng cà phê của công ty, chiếm trên 70% tỉ trọng trong kim ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê
Mặt hàng hạt tiêu
Đến năm 2007, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu trên thế giới với sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 44.200 tấn. Intimex chính là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hạt tiêu ở Việt Nam. Năm 2005, công ty đã xuất khẩu 8.533 tấn hạt tiêu với trị giá xuất khẩu lên đến11.499 nghìn USD. Năm 2006, sản lượng xuất khẩu của công ty tăng 1.325 tấn đồng thời trị giá xuất khẩu cũng tăng 4.551 nghìn USD tức là khoảng 39,7% so với năm 2005. Năm 2007, công ty mẹ Intimex đã xuất khẩu 2809 tấn, kim ngạch đạt 9 triệu USD. Năm 2008, sản lượng hạt tiêu xuất khẩu cũng như kim ngạch xuất khẩu giảm xuống chỉ còn lần lượt là 1267,47 tấn và 4 triệu USD. EU, Mỹ và Nga – Đông Âu là những thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của công ty, chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của công ty.
Mặt hàng cơm dừa
Cơm dừa là mặt hàng xuất khẩu mới mà công ty mạnh dạn đầu tư. Công ty tiến hành hoạt động tìm kiếm khách hàng và thị trường đối với mặt hàng này từ năm 2004. Vì là mặt hàng mới kinh doanh nên sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của công ty đối với mặt hàng này là chưa cao nhưng đây lại là mặt hàng có sự tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2005, sản lượng cơm dừa xuất khẩu là 1327,9 tấn đạt 1437 nghìn USD thì đến năm 2006 sản lượng xuất khẩu đã tăng lên 1569 tấn với trị giá xuất khẩu tăng 1609 nghìn USD, khoảng 11,96% Trong năm 2007 và 2008, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng này tiếp tục tăng nhanh và điều này đã cho thấy được cơm dừa chính là một bước đi đúng đắn của công ty trong chiến lược phát triển đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu. Các nước UEA, Nga và ASEAN là những thị trường xuất khẩu đóng vai trò chủ lực đối với mặt hàng cơm dừa, chiếm trên 70% kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Mặt hàng tinh bột sắn
Công ty Intimex đã đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến tinh bột sắn để nâng cao chất lượng tinh bột sắn xuất khẩu cũng như tồn trữ các sản phẩm đã qua chế biến trong thời gian trái vụ. Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu đối với mặt hàng tinh bột sắn của công ty tương đối phát triển. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng đều qua các năm, năm 2005 công ty xuất khẩu 4020,6 tấn thu về 1.050 nghìn USD, năm 2006 sản lượng xuất khẩu của công ty đã tăng lên đến 4.725 tấn với trị giá xuất khẩu đạt 1.132 nghìn USD tăng 7,8%. Đến năm 2007 thì sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn của công ty vẫn tiếp tục tăng nhưng đến năm 2008 thì cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đều giảm như nguyên nhân đã nói ở trên là do công ty dành nhiều nguồn lực cho công tác cổ phần hóa ở công ty mẹ. Nga và Trung Quốc là hai thị trường đóng vai trò chủ lực đối với mặt hàng này của công ty, chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này.
Mặt hàng hạt điều
Đây là mặt hàng mới đang được công ty quan tâm để tiến hành xuất khẩu. Với mặt hàng này tuy thị trường xuất khẩu còn hạn chế nhưng trong giai đoạn từ năm 2005-2008 thì sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này có sự tăng mạnh qua từng năm. Nếu như năm 2005, sản lượng xuất khẩu là 31,74 tấn đạt 185 nghìn USD thì đến năm 2008, sản lượng xuất khẩu đã đạt 443,05 tấn, tăng gần 14 lần và trị giá xuất khẩu đạt mức 550 nghìn USD, tức là tăng gần 3 lần so với năm 2005. Có thể thấy một điều nổi bật là số lượng xuất khẩu tăng nhanh nhưng giá của mặt hàng điều xuất khẩu này có xu hướng giảm trên thị trường thế giới. Nga – Đông Âu là thị trường nhập khẩu chủ lực đối với mặt hàng này của công ty
Mặt hàng lạc nhân
Lạc nhân chưa phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty xuất nhập khẩu Intimex. Hoạt động xuất khẩu mặt hàng này của công ty còn ít với sản lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 1365 tấn thu về 822,8 nghìn USD hàng năm và thường chỉ được thực hiện thông qua những hợp đồng đặt hàng nhỏ sang một số ít thị trường như Indonexia, Malaysia, Srilanca và Philipin.
Mặt hàng chè
Đây là mặt hàng mà công ty chưa chú trọng đầu tư để phát triển nên sản lượng xuất khẩu thấp và giảm qua các năm. Năm 2004, công ty xuất khẩu 163 tấn đạt 109 nghìn USD và năm 2005 săn lượng xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 68 tấn, đạt 78,2 nghìn USD. Đến năm 2007 thì công ty không xuất khẩu mặt hàng này nữa.
2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex
2.3.1. Ưu điểm và những thành công đạt được của công ty
Trong những năm qua từ năm 2004 đến năm 2008, dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc cùng sự cố gắng nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên Intimex, công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng khích lệ với hiệu quả cao, tăng trưởng đều đặn, ổn định qua các năm và giúp công ty vượt qua khỏi giai đoạn khó khăn do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Có thể nói rằng, công ty xuất nhập khẩu Intimex có một số ưu điểm nổi bật sau:
- Công ty xuất nhập khẩu Intimex là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Công Thương nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ các chính sách ưu đãi phát triển hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp theo định hướng phát triển nền kinh tế thị trường, được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực…Những điều kiện thuận lợi đó đã tạo đà cho công ty hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế của nhà nước.
- Với bề dày lịch sử hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, Intimex đã trở thành một thương hiệu kinh doanh đại diện cho sự uy tín và hiệu quả ở thị trường trong nước và quốc tế. Sau 30 năm hoạt động, công ty đã thiết lập và duy trì được mối quan hệ lâu dài, bền vững với các bạn hàng truyền thống như Mỹ, Nga, Tây Ban Nha, Đức, Anh, Pháp…, mở rộng và phát triển với các bạn hàng tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, một số quốc gia ở Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh. Chính điều này đã tạo cho Intimex có một thị trường xuất khẩu ổn định giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng và ổn định khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 2007.
- Mặt hàng nông sản xuất khẩu đa dạng và phong phú bao gồm cà phê, cao su, chè, hạt điều, hạt tiêu, cơm dừa, lạc, tinh bột sắn, hồi, quế…trong đó cà phê và hạt tiêu là hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty. Ngoài ra, công ty luôn tìm tòi, phát triển những mặt hàng xuất khẩu mới như cơm dừa, bột dừa, tinh bột sắn, dưa chuột bao tử…Trong năm 2008, công ty đã xuất khẩu 2.867,38 tấn cơm dừa đạt 4.744.215 USD, 600 tấn tinh bột sắn đạt 132.689 USD…Bên cạnh đó, nguồn hàng của công ty khá lớn và ổn định do công ty duy trì được mối quan hệ với các đầu mối thu mua một cách có hệ thống nên nguồn hàng của công ty khá ổn định và chất lượng cao.
- Sản lượng xuất khẩu cũng như giá trị xuất khẩu của công ty có sự tăng đều và ổn định qua các năm trong đó trị giá hàng nông sản xuất khẩu chiếm đến 90% tổng giá trị xuất khẩu của công ty.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tương đối cao, trình độ đại học và trên đại học lớn bên cạnh một đội ngũ công nhâ lành nghề lâu năm. Ngoài ra công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực cũng được công ty quan tâm và có sự đầu tư lớn.
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty
- Công ty xuất nhập khẩu Intimex là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng nông sản ra thị trường nước ngoài trong đó cà phê và hạt tiêu là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỉ trọng đến hơn 70%. Việc kinh doanh nông sản nói chung và cà phê nói riêng luôn tiềm ẩn nhìêu rủi ro do vốn sử dụng nhiều, hiệu quả kinh doanh thấp, giá cả bấp bênh do phụ thuộc vào thời tiết, lên xuống thất thường theo giá cả thế giới. Hơn nữa, việc bảo quản và dự trữ nguồn hàng khi trái vụ rất tốn kém đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất.
- Nguồn vốn kinh doanh của công ty cơ bản là vốn vay nên phần nào còn hạn chế còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh nhất là trong thời kỳ các ngân hàng ngày càng thắt chặt cơ chế cho vay và tăng lãi. Bên cạnh đó là các khoản nợ xấu chưa thu hồi được, chủ yếu là các khoản nợ để lại từ những năm trước do bàn giao sát nhập các đơn vị vào công ty. Những tồn tại trên đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây đặc biệt là hoạt động xuất khẩu nông sản.
- Trong giai đoạn gần đây, công ty lấy đầu tư để phát triển và một số dự án đi vào hoạt động nhưng chưa đem lại hiệu quả ngay. Cụ thể là:
+ Dự án xây dựng nhà máy: nhà máy tinh bột sắn ở Nghệ An, xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Đồng Nai, xí nghiệp nông sản xuất khẩu Hưng Đông ( Nghệ An), xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Quang Minh (Vĩnh Phúc). Các xí nghiệp này đã được đưa vào hoạt động nhưng hiệu quả không cao nên hàng năm công ty vẫn phải trả nợ cả gốc lẫn lãi cho cac dự án này là khoảng 34 tỷ
+ Công ty đầu tư xây dựng hệ thống siêu thị với nguồn vốn vay là 57,58 tỷ VNĐ và các dự án nuôi tôm là 13,8 tỷ VNĐ. Hàng năm công ty phải bỏ ra một khoản tiền lớn để trả cả vốn lẫn lãi trong khi nguồn thu từ các dự án này là rất nhỏ và không đáng kể
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư của công ty trong những năm qua chưa mang tính tập trung và nhiều dự án còn dở dang, chưa đi vào hoạt động nên công ty phải trích phần lớn lợi nhuận kinh doanh làm ra để trả vốn vay, lãi suất ngân hàng và khấu hao thiết bị đầu tư nên lợi nhuận của công ty trong những năm qua còn thấp
- Intimex là một công ty nhà nước trực thuộc Bộ Công Thương nên mô hình tổ chức và hoạt động kinh của công ty còn phụ thuộc nhiều vào chính sách phát triển của nhà nước. Điều đó phần nào đã cản trở đến hoạt động quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Công tác nghiên cứu và dự đoán thị trường còn nhiều hạn chế. Hoạt động nghiên cứu và dự doán thị trường chưa được hoàn thiện, thông tin còn thiếu cập nhật và chính xác. Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm thị trường chủ yếu thông qua các hội trợ triễn lãm diễn ra hàng năm mà không có hoạt động cụ thể do đó công ty đã mất đi khá nhiều cơ hội kinh doanh cũng như né tránh rủi ro khi thị trường có nhiều biến động bất lợi.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Nông sản là mặt hàng xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro và chịu sụ biến động thất thường của giá cả trên thị trường thế giới trong khi công tác dự báo thị trường ở công ty còn hạn chế do đó hoạt động xuất khẩu nông sản của công gặp phải những khó khăn trong thời gian gần đây là điều không thể tránh khỏi.
- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu nông sản đến từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Brazin…Đây là quốc gia có sản lượng nông sản xuất khẩu hàng năm lớn trên thế giới với chất lượng cao, cạnh tranh trực tiếp với hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngành công nghiệp chế biến ở các quốc gia này cũng cao hơn so với Việt Nam, do vậy hàng nông sản xuất khẩu chế biến của họ cũng nhiều hơn và đạt được trị giá xuất khẩu cao hơn.
- Chính sách bảo hộ của các quốc gia nhập khẩu. Hiện nay, các nước phát triển đang áp dụng những chính sách ngày càng tinh vi hơn trong việc bảo hộ nền nông nghiệp của nước họ, các nước này đã dựng nên các hàng rào về kỹ thuật nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và chất lượng cao. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi các doanh nghiệp này muốn thâm nhập vào các thị trường này.
- Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đôla Mỹ thường xuyên có những diễn biến bất thường gây ra sự bất lợi cho việc xuất khẩu của Việt Nam nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà đồng đôla Mỹ giảm so với đồng Việt Nam.
- Các thủ tục hành chính ở Việt Nam còn rờm rà, chưa hoàn thiện gây khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan của các các doanh nghiệp xuất khẩu.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Chất lượng hàng nông sản còn chưa cao. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm cho giá của hàng nông sản còn thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của một số thị trường và khách hàng khó tính. Hơn nữa, chất lượng của hàng nông sản còn phụ thuộc rất nhiều vào bảo quản, chế biến trong khi công tác bảo quản, dự trữ, chế biến của Intimex còn kém và chưa được đầu tư một cách đồng bộ với khâu thu mua .
- Hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thị trường của công ty chưa được quan tâm và đầu tư thích đáng. Điều này làm cho hoạt động xuất khẩu của công ty chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của công ty. Là một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và hạt tiêu hàng đầu của nhà nước, có trên 30 kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu nhưng đến nay công ty vẫn chưa có một phòng marketing theo đúng nghĩa. Nguồn thông tin của công ty chủ yếu dựa trên những dự báo và phân tích của Bộ Công Thương, những nghiên cứu và dự doán của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước do vậy nguồn thông tin còn mang tính chung chung, chưa cụ thể với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nông sản là mặt hàng mang tính chất thời vụ, dự trữ là công tác còn thiết để tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định nhưng công tác dự trữ ở công ty Intimex chưa cao nhất là trong giai đoạn trái mùa trong khi các hợp đồng xuất khẩu lại được ký kết thường xuyên và liên tục vào các thời điểm trong năm. Điều này làm cho một số trường hợp công ty không đủ nguồn hàng xuất khẩu phải thu mua hàng với giá cao hoặc phải xuất khẩu ủy thác.
- Hàng nông sản xuất khẩu của công ty chủ yếu dưới dạng thô vì vậy giá nông sản còn thấp và không có được thương hiệu riêng. Chẳng hạn như đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cà phê, hàng năm công ty xuất khẩu không dưới 15.000 tấn thậm chí có năm còn trên 125.000 tấn như năm 2005 nhưng tất cả chỉ ở dưới dạng thô chưa qua chế biến, do vậy trị giá xuất khẩu thu được còn hạn chế. Trong khi đó, sản phẩm cà ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 90.doc