MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Lý luận cơ bản về tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại 3
1.1 Ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại 4
1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. 6
1.2. Tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 7
1.2.1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 7
1.2.2. Tín dụng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 9
1.2.3. Các hình thức tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 14
1.2.4. Sự cần thiết phải hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng. 15
1.2.5. Phát triển tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 18
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các ngân hàng thương mại. 20
1.3.1. Nhân tố khách quan. 20
1.3.2. Nhân tố chủ quan. 21
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng Ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư & phát triển Đông Anh 24
2.1. Khái quát về Ngân hàng đầu tư & phát triển Đông Anh 24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 24
2.1.2. Phạm vi, địa bàn và nội dung hoạt động của Chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh. 25
2.1.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh trong ba năm trở lại đây 26
2.1.3.1. Công tác huy động vốn 26
2.1.3.2 Về tình hình sử dụng vốn. 29
2.1.3.3. Hoạt động nghiệp vụ khác 31
2.1.3.4 Kết quả doanh thu. 33
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng Ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư & phát triển Đông Anh 34
2.2.1. Tình hình tăng trưởng dư nợ đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ 34
2.2.2. Cơ cấu dư nợ đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ 35
2.2.2.1. Cơ cấu theo thời hạn 35
2.2.2.2. Cơ cấu theo loại tiền 36
2.2.2.3. Cơ cấu theo thành phần kinh tế 37
2.2.3. Vấn đề chất lượng tín dụngNgân hàng đối với DNVVN 38
2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng Ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư & phát triển Đông Anh 39
2.3.1. Thành tựu đạt được. 39
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân. 40
2.3.2.1. Tồn tại 40
2.3.2.2. Nguyên nhân 41
Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng Ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư & phát triển Đông Anh 45
3.1. Chủ trương phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhà nước 45
3.2. Định hướng kinh doanh của Ngân hàng và nhu cầu cho vay đối với các doanh nghiệp vừa vừ nhỏ trong thời gian tới 47
3.3. Một số giải pháp phát triển tín dụng Ngân hàng nhằm góp phần phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng đầu tư & phát triển Đông Anh 48
3.3.1. Mở rộng các hình thức tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 48
3.3.2. Áp dụng linh hoạt cơ chế lãi suất đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giới hạn cho phép 50
3.3.3. Cải tiến cơ chế thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tránh trùng lắp mà vẫn đảm bảo nguyên tắc cho vay 51
3.3.4. Đa dạng thời hạn cho vay, giải quyết nhanh chóng thủ tục cho vay 51
3.3.5. Xây dựng một chiến lược Marketing cụ thể với trọng tâm là chính sách khách hàng, tìm mọi biện pháp kích thích nhu cầu vay vốn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ 52
3.3.6. Tổ chức tốt công tác huy động vốn, đặc biệt là những nguồn vốn có tính chất ổn định đáp ứng tốt nhu cầu cho vay 52
3.3.7. Thực hiện tốt bảo đảm tín dụng, áp dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm, tăng cường công tác dịnh giá, giám sát tài sản thế chấp. 54
3.3.8. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, tăng cường công tác đánh giá xếp loại doanh nghiệp. 55
3.3.9. Kiện toàn tổ chức cán bộ của chi nhánh, trao nhiều quyền chủ động hơn cho cán bộ tín dụng trong việc quyết định cho vay, quy rõ trách nhiệm trong quan hệ vay. 56
3.3.10. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin riêng về các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kết hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng, phối hợp với ngân hàng bạn trao đổi thông tin nhằm đảm bảo an toàn tín dụng 57
3.4. Một số kiến nghị 58
3.4.1. Đối với Nhà nước. 58
3.4.1.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật đối với DNVVN 58
3.4.1.2. Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức hỗ trợ DNVVN 58
3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 59
3.4.3. Đối với NHĐT&PT Việt Nam. 59
3.4.4. Đối với các DNVVN. 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
67 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển tín dụng Ngân hàng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng ĐT&PT Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Đông Anh và Sóc Sơn, do vậy Chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh đã khẳng định được vị trí của mình trên địa bàn.
2.1.2. Phạm vi, địa bàn và nội dung hoạt động của Chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh.
Là một huyện ngoại thành Hà Nội, với tổng diện tích đất tự nhiên là 18.201 ha, trong đó có 10.000 ha đất canh tác Đông Anh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Phát huy những tiềm năng sẵn có, hiện tại huyện đang xây dựng một cơ cấu công nông nghiệp, dịch vụ, du lịch khá hợp lý. Cơ sở hạ tầng toàn huyện và khu công nghiệp tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ. Hệ thống giao thông phát triển đồng đều (cả đường bộ, đường sắt và thuận tiện nếu sử dụng đường hàng không thì rất gần sân bay quốc tế Nội Bài), hệ thống thông tin liên lạc khá hiện đại. Huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh với số dân phi nông nghiệp trên 5 vạn người trên tổng số trên 24 vạn dân số của huyện.
Theo quy hoạch chi tiết phát triển đô thị và công nghiệp của thành phố Hà nội thì cho đến năm 2020, 49% diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ được chuyển thành đất đô thị. Trên địa bàn huyện cũng được đầu tư xây dựng và củng cố thêm về cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp và đô thị. Đông Anh sẽ là một đô thị hiện đại trong tương lai. Do đó đây là một địa bàn hoạt động rất tiềm năng, số các khách hàng là tổ chức kinh tế sẽ tăng thêm rất nhiều, thêm vào đó là sự xuất hiện của các doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp. Mặt khác, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện, nhu cầu về các sản phẩm ngân hàng của các cá nhân trên địa bàn chắc chắn sẽ là rất lớn.
Hoạt động trên một địa bàn tiềm năng như trên là một thuận lợi cho Chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh, thế nhưng Chi nhánh cũng gặp phải không ít khó khăn mà trước tiên là sự cạnh tranh gắt gao trên thị trường tiền tệ tại địa bàn. Chỉ trong một diện tích không lớn 18.201ha mà có 3 Ngân hàng thương mại quốc doanh, 1 Ngân hàng thương mại cổ phần, 1 Chi nhánh kho bạc và quỹ tín dụng nhân dân cùng hoạt động trên địa bàn. Vì vậy để thu hút được khách hàng, Chi nhánh đã chú ý quan tâm và cố gắng tạo sự khác biệt trong nội dung hoạt động của mình.
Là một ngân hàng thương mại quốc doanh, Chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan như kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung: nhận tiền gửi, sử dụng tiền để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán, theo đúng định hướng chỉ đạo điều hành của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
Theo xu hướng phát triển chung, Chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh cũng tiến tới trở thành một ngân hàng đa doanh, tuy nhiên Chi nhánh vẫn tạo ra sự khác biệt cho mình bằng cách phát huy các nội dung thế mạnh từ trước đến nay: là ngân hàng phục vụ cho các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tốt nhất và nhanh chóng tiến hành triển khai các nghiệp vụ mới như thanh toán quốc tế, đại lý chuyển tiền nhanh hay cung cấp thẻ rút tiền tự động ATM.
2.1.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh trong ba năm trở lại đây
2.1.3.1. Công tác huy động vốn
Để thấy được tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Anh trong 3 năm gần đây (2005 - 2007) ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng1: Kết quả huy động vốn trong 3 năm gần đây của Chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
2006/2005
2007/2006
Số
tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
I. Phân loại theo kỳ hạn
1. Tiền gửi thanh toán
93.860
42,36
93.370
36,53
118.559
33,97
1,05
1,21
2. Tiền gửi < 12 tháng
88.822
40,08
121.833
45,24
143.224
41,04
1,37
1,18
3. Tiền gửi > 12 tháng
38.918
17,56
49.100
18,23
87.197
24,99
1,26
1,78
II. Phân loại theo nội tệ
1. Nội Tệ
158.396
71,48
198.482
73,7
260.738
74,71
1,25
1,31
2. Ngoại tệ quy đổi
63.204
28,52
70.821
26,3
88.242
25,29
1,12
1,25
III. Tổng nguồn
221.600
100
269.303
100
348.98
100
1,22
1,30
(Nguồn số liệu: Báo cáo nguồn vốn thời điểm 31/12 các năm 2005, 2006,2007)
Qua bảng trên ta thấy, tình hình huy động vốn của Ngân hàng có sự tăng trưởng vững chắc qua các năm với những tín hiệu đáng mừng về vốn có kỳ hạn. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của chi nhánh ngày càng được nâng cao về cả số lượng cũng như chất lượng. Cụ thể:
Năm 2005
Tổng nguồn vốn đạt 221.600 triệu đồng trong đó 57,64% là tiền gửi có kỳ hạn, còn lại 40,08% là tiền gửi thanh toán. Những con số này thể hiện được sự cố gắng của chi nhánh trong công tác huy động vốn. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá lớn là một khoản vốn rẻ, tuy nhiên tính ổn định của chúng không được cao sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc sử dụng vốn. Huy động bằng VND là chủ yếu với 158.396 triệu đồng chiếm 71,48%, giá trị ngoại tệ quy đổi đạt 63.204 triệu đồng phần lớn là bằng USD. Khả năng thu hút vốn tốt đã đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư của chi nhánh trong năm, không gây áp lực lên nguồn vốn.
Năm 2006
Tổng vốn huy động của Ngân hàng đạt 269.303 triệu đồng tăng 22% so với năm 2005 (tăng từ 221.600 triệu đồng lên 269.303 triệu đồng). Sự tăng trưởng này cho thấy, phương pháp và cách thức thu hút vốn của chi nhánh đang ngày càng phù hợp với thị hiếu của nhân dân. Trong đó có sự tăng lên đáng kể của nguồn vốn có kỳ hạn ( từ 127.740 triệu đồng lên 170.933 triệu đồng ): tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 37%; trên 12 tháng tăng 1,26%. Tổng tiền gửi thanh toán cũng vẫn tăng về số lượng nhưng tỷ trọng trong nguồn vốn đã giảm. Chứng tỏ trong năm chi nhánh đã chủ động hơn trong công tác huy động, chú trọng vào những nguồn vốn có tính chất ổn định, lâu dài. Tính chủ động về vốn đã được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ không nhanh bằng của nội tệ dẫn đến tỷ trọng trong tổng nguồn đã giảm (từ 28,52% năm 2005 xuống còn 26,3% năm 2006).
Năm 2007
Kết quả đạt được của ngân hàng năm 2007 là rất đáng biểu dương, tổng nguồn huy động đã tăng 79.667 triệu đồng so với năm trước (từ 296.303 triệu đồng lên 348.980 triệu đồng ), tốc độ tăng trưởng đạt 30%. Tỷ trọng của tiền gửi thanh toán giảm xuống còn 33,97% mặc dù vẫn có sự tăng mạnh về số tuyệt đối (từ 98.370 triệu đồng năm 2005 lên 118.559 triệu đồng năm 2006). Nguyên nhân chính là do tốc độ tăng của tiền gửi trung dài hạn quá nhanh, lên tới 78% khiến cho tỷ trọng của chúng tăng lên 24,99%. Có được kết quả này là do trong năm, Ngân hàng đã chủ động thu hút vốn dài hạn bằng cách phát hành trái phiếu và khuyến khích nhân dân gửi tiền dài hạn. Về cơ cấu tiền gửi, ngoại tệ vẫn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm.
Những thành tích trên đã cho thấy sự cố gắng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Anh trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng trưởng liên tục với tốc độ nhanh và vững chắc. Với một huyện ngoại thành không lớn như Đông Anh, việc đạt được những kết quả như vậy thật không dễ dàng. Nó cho thấy một hướng đi đúng dắn của ngân hàng góp phần thực hiện phương châm “ an toàn trong tăng trưởng”.
2.1.3.2 Về tình hình sử dụng vốn.
Song song với nghiệp vụ nguồn vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có một vai trò quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được rõ vấn đề trên, trong những năm qua, chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh đã hết sức quan tâm đến công tác sử dụng vốn, đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh.
Với những nỗ lực không ngừng, hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh đã không ngừng được mở rộng,và được thể hiện qua bảng tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng như sau:
Bảng2: Tổng Dư nợ thời điểm 31/12 của Chi nhánh NHĐT&PT
Đông Anh
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
2006/2005
2007/2006
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
I. Theo kỳ hạn
1. Ngắn hạn
310.657
79,4
353.213
79,6
441.921
81,5
1,14
1,25
2. Trung dài hạn
80.678
20,6
90.730
20,4
100.188
18,5
1,12
1,10
II. Theo đối tượng
1. Doanh nghiệp
385.641
98,5
437.553
98,6
535.012
98,7
1,13
1,22
2. Cá nhân
5.694
1,5
6.234
1,4
7.097
1,3
1,09
1,14
III. Theo loại tiền tệ
1. VNĐ
341.445
87,3
395.663
89,2
490.044
90,4
1,16
1,24
2. USD
42.890
12,7
48.124
10,8
53.065
9,6
1,12
1,10
Tổng dư nợ tín dụng
391.335
100
443.787
100
542.109
100
1,13
1,22
(Nguồn số liệu: Báo cáo dư nợ các năm 2005,2006,2007- Phòng tín dụng)
Bảng3: Nợ quá hạn của Chi nhánh trong các năm 2005, 2006, 2007
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Nợ quá hạn
2.302
2.017
1.518
Tổng dư nợ cho vay
391.335
443.787
542.109
Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ
0,59%
0,45%
0,28%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005, 2006, 2007 - Phòng tín dụng)
Kết quả chi nhánh đạt được:
Tổng dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm với tốc độ ngày càng cao, từ 391.335 triệu đồng năm 2005 lên tới 443.787 triệu đồng năm 2006 và đến năm 2007 con số này đã là 542.109 triệu đồng, với mức tăng trưởng 13% trong năm 2006, đặc biệt năm 2007 đã đạt tới 22%. Đây là một kết quả rất đáng biểu dương nhất là khi tốc độ tăng bình quân của toàn ngành NHĐT&PT chỉ có 11% và so với mức 14% của cả nước. Trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng luôn nằm ở mức thấp (0,59% năm 2005; 0,45% năm 2006 và đến năm 2007 chỉ là 0,28%). Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh trong những năm gần đây là rất tốt.
Nếu xét trên cơ cấu tổng dư nợ, có thể dễ dàng nhận thấy, khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp với tỷ trọng trên 98%. Do trên địa bàn tồn tại chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhu cầu vay vốn lưu động chiếm phần lớn, dẫn tới dư nợ ngắn hạn luôn ở mức 79% - 80%, nhu cầu vay vốn trung dài hạn tài trợ tài sản cố định chưa cao. Những khoản vay vốn của cá nhân ở chi nhánh không nhiều. Phần lớn các khoản tín dụng (khoảng 90%) được ngân hàng giải ngân bằng nội tệ, chỉ một số ít các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, liên doanh có nhu cầu vay USD và thường là để thanh toán cho L/C nhập khẩu của mình và một số dự án vay bằng USD.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và cũng còn gặp nhiều hạn chế, tồn tại nhưng cũng có thể khẳng định hoạt động tín dụng của chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh trong những năm qua đang được nâng lên xét về cả quy mô và chất lượng, ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong khu vực.
Để đánh giá khái quát hoạt động của ngân hàng ta sử dụng chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng vốn
=
Doanh số huy động
Doanh số cho vay
Trên cơ sở đó ta có bảng sau:
Bảng 4: Cân đối nguồn huy động và cho vay năm 2005-2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Tổng nguồn vốn huy động
221.600
269.303
348.980
Tổng dư nợ cho vay
391.335
443.787
542.109
Tỷ lệ huy động/ tổng dư nợ
56,63%
60,68%
64,37%
(Nguồn: Báo cáo nguồn vốn và dư nợ 2005-2007-Phòng nguồn vốn)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, thường chỉ thoả mãn 50 đến 60% dư nợ của Chi nhánh. Số thiếu hụt còn lại là vốn điều hoà nhận từ NHĐT&PT Hà Nội và NHĐT&PT Việt Nam. Trong ba năm gần đây, tỷ lệ này lại có xu hướng tăng lên mà nguyên nhân chính là do sự tăng nhanh của nhu cầu vay dù tỷ trọng vốn tự huy động tại chỗ trên tổng dư nợ có tăng lên.
2.1.3.3. Hoạt động nghiệp vụ khác
Bên cạnh nghiệp vụ kinh doanh tín dụng truyền thống, NHĐT&PT Đông Anh còn thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, bảo lãnh, thanh toán quốc tế nhằm đem lại thu nhập cho ngân hàng, đa dạng hoá hình thức tài trợ tín dụng cho nền kinh tế, nâng cao tiện ích và thu hút khách hàng.
- Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt : chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn thu từ phí dịch vụ và được khách hàng đánh giá cao bởi tính chính xác, nhanh chóng, an toàn, thuận tiện. Gồm các phạm vi: Thanh toán bù trừ, Thanh toán tập trung, Thanh toán điện tử
Chỉ tính riêng trong năm 2007, Chi nhánh đã làm trung gian thanh toán cho các khách hàng của mình với quy mô tiền chu chuyển lớn.Tổng số phí thanh trong nước thu được trong năm 2007 là 214 triệu đồng, chiếm 21.66% số phí thu được từ hoạt động dịch vụ. Do đó phát triển hoạt động trung gian thanh toán tại Chi nhánh không những làm tăng cường hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế mà còn góp phần tăng trưởng phí dịch vụ của ngân hàng, chuyển đổi dần dần cơ cấu phí dịch vụ trong tổng doanh thu của Chi nhánh.
- Hoạt động bảo lãnh gồm nhiều hình thức bảo lãnh khác nhau, nhưng phổ biến là: Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh chất lượng sản phẩm
Cụ thể: chỉ tính trong năm 2007, Chi nhánh đã thực hiện 869 món bảo lãnh, với tổng số tiền bảo lãnh lên tới 83.643 triệu đồng. Phí thu được từ hoạt động này là 622 triệu đồng, chiếm 63% so với tổng phí dịch vụ, tăng 195% so với năm 2006. Chi nhánh cũng đã áp dụng nhiều biện pháp cải tiến các thủ tục bảo lãnh để khách hàng thực hiện việc giao dịch được thuận tiện, nhanh chóng.
- Thanh toán quốc tế và thu đổi ngoại tệ chủ yếu tập trung vào việc thu đổi ngoại tệ với hai đồng ngoại tệ mạnh là USD và EUR. Trong năm 2007, Chi nhánh có doanh số thu ngoại tệ là 10.767 ngàn USD, tăng 48% so với năm 2006. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế mới được triển khai tại Chi nhánh từ tháng 7 năm 2005 với các nghiệp vụ chủ yếu là: Nghiệp vụ phát hành và thanh toán L/C hàng nhập, Nghiệp vụ nhận và xử lý bộ chứng từ nhờ thu hàng nhập, Kiểm tra hồ sơ giao dịch chuyển tiền điTuy nhiên kết quả đạt được là rất khả quan : có tổng số là 33 nghiệp vụ, trong đó thanh toán L/C hàng nhập là 23, thanh toán nhờ thu là 6, chuyển tiền là 4, với tổng trị giá là 1.942.445 USD và 379 EUR, số tiền thu phí lên tới 65 triệu đồng, chiếm khoảng 20% phí dịch vụ thu được trong cùng thời gian đó. Và tính đến 31/12/2005, đã có 34 L/C được mở với số tiền là 2,5 triệu USD, số phí thu được là 152 triệu đồng, chiếm 15,4% số phí dịch vụ thu được trong cả năm 2005. Sự thành công không những thể hiện ở những con số cụ thể như giá trị thanh toán, số lượng, phí dịch vụmà còn thể hiện ở tính đa dạng và phong phú về các loại hình nghiệp vụ
2.1.3.4 Kết quả doanh thu.
Bảng 5: Một số kết quả hoạt động của chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh
trong 3 năm gần đây
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêau
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
2006/2005
2007/2006
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
I. Thu lãi từ cho vay
24.079
98,3
27.555
98,2
32.090
97
1,14
1,16
1. Ngắn hạn
22.060
91,6
24.821
90,1
28.310
88,2
1,13
1,14
2. Trung dài hạn
2.019
8,4
2.734
9,9
3.780
11,8
1,35
1,38
II. Thu từ hoạt động dịch vụ
425
1,7
531
1,8
988
3
1,07
1,11
Tổng doanh thu
24.504
100
28.086
100
33.078
100
1,13
1,15
(Nguồn: Báo cáo kế toán các năm 2005, 2006, 2007- Phòng kế toán)
Số liệu trên đã cho thấy sự tăng trưởng ổn định trong doanh thu của Ngân hàng với tốc độ từ 13% - 15%/năm. Nó cũng phù hợp với tình hình huy động và sử dụng vốn của chi nhánh trong 3 năm vừa qua. Trong đó nguồn thu từ lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao (gần 98%), chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc nhiều vào công tác tín dụng. Tương ứng với cơ cấu tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, lãi thu được từ tín dụng ngắn hạn chiếm đến gần 90% so với tổng doanh thu. Như tình trạng chung của hầu hết các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, nguồn thu từ dịch vụ phí chiếm tỷ trọng không lớn nhưng cũng đang phát triển với tốc độ cao (trên dưới 10%/năm), đã thể hiện một sự cố gắng nhiều của chi nhánh ngân hàng.
Có thể thấy, hoạt động của ngân hàng trong 3 năm trở lại đây là rất ổn định, với một mức tăng trưởng khá và đều qua các năm, thị phần ngày càng gia tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên Ngân hàng đang ngày càng được cải thiện. Điều đó chứng tỏ một hướng đi đúng đắn của chi nhánh trong thời kỳ mới.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng Ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư & phát triển Đông Anh
2.2.1. Tình hình tăng trưởng dư nợ đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để có được những đánh giá chính xác, ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 6: Tình hình tăng trưởng dư nợ đối với DNVVN tại NHĐT&PT
Đông Anh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Tổng dư nợ tín dụng
391.355
443.787
542.109
1,134
1,221
Tổng dư nợ đối với DNVVN
281.278
337.009
407.816
1,198
1,210
Tỷ lệ Dư nợ DNVVN/ Tổng dư nợ
71,87 %
75,94 %
75,23%
1,056
0,991
(Nguồn: Báo cáo tín dụng thường niên các năm 2005,2006,2007)
Nhìn vào bảng tổng kết ta thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dư nợ tín dụng chỉ trên dưới 75% của tổng dư nợ toàn chi nhánh. Điều này cũng là dễ hiểu bởi giá trị các khoản vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không lớn dù có số lần giao dịch rất lớn. Doanh số cho vay ra của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm. Chỉ trong 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007, tổng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng 150.754 trđ tức là khoảng gấp 1,5 lần. Chứng tỏ Ngân hàng đang ngày càng mở rộng được thị phần của mình ra khối doanh nghiệp này, các doanh nghiệp đặt quan hệ tín dụng với chi nhánh ngày một đông làm cho doanh số cho vay tăng mạnh.
2.2.2. Cơ cấu dư nợ đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để nghiên cứu cụ thể hơn dư nợ đối với DNVVN tại chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh, ta xét trên 3 mặt sau:
2.2.2.1. Cơ cấu theo thời hạn
Bảng 7 : Cơ cấu dư nợ theo thời hạn đối với DNVVN tại NHĐT&PT
Đông Anh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số
tương đối
%
Số
tương đối
%
Số
tương đối
%
Tổng dư nợ đối với DNVVN
281.278
100
337.009
100
407.816
100
Dư nợ Cho vay ngắn hạn
236.099
83,94
282.571
83,85
344.698
84,53
Dư nợ cho vay trung, dài hạn
45.179
16,06
54.438
16,15
63.118
15,47
(Nguồn: Báo cáo tín dụng thường niên các năm 2005,2006,2007)
Theo bảng trên, ta thấy, đặc điểm về nguồn vốn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã kéo theo dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng trên dưới 83% đến 84%), đây đa phần là các khoản vay vốn lưu động theo hạn mức mà Ngân hàng và doanh nghiệp đã ký kết vào đầu mỗi kỳ kinh doanh. Các khoản vay theo món, có kỳ hạn dài chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ vào khoảng 16% tổng dư nợ đối với DNVVN. Trong những năm gần đây, các khoản tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng đang có xu hướng tăng lên về số tuyệt đối (Năm 2006 tăng 9.259 triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 tăng 8.680 triệu đồng so với năm 2006) tuy nhiên tỷ trọng lại không được nâng lên (năm 2006 tăng 0.09%, năm 2007 giảm 0.68%). Nguyên nhân dẫn đến sự tăng chậm này phần lớn nằm từ phía các doanh nghiệp, họ chưa chú trọng nhiều đến việc đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, hoặc các dự án lập ra chưa đủ tính khả thi, chưa đủ điều kiện đảm bảo để Ngân hàng tin tưởng.
2.2.2.2. Cơ cấu theo loại tiền
Bảng 8 : Cơ cấu dư nợ theo loại tiền đối với DNVVN tại NHĐT&PT
Đông Anh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số
tương đối
%
Số
tương đối
%
Số
tương đối
%
Tổng dư nợ đối với DNVVN
281.278
100
337.009
100
407.816
100
Dư nợ cho vay theo nội tệ
245.414
87,25
300.390
89,14
368.666
90.40
Dư nợ cho vay theo ngoại tệ
35.864
12,75
36.619
10,86
39.150
9.60
(Nguồn: Báo cáo tín dụng thường niên các năm 2005,2006,2007)
Nhìn bảng trên ta thấy, dư nợ cho vay bằng nội tệ và ngoại tệ đều tăng qua các năm. Cho vay bằng nội tệ năm 2006 tăng 54.976 triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 tăng 68.276 triệu đồng so với năm 2006, mức tăng bình quân qua các năm là 22.5%. Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng với mức thấp hơn, bình quân mức tăng là 4,5% (năm 2006 tăng 755 triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 tăng 2.531 triệu đồng so với năm 2006). Dư nợ cho vay bằng nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn luôn ở mức xấp xỉ 90% là do đặc điểm lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn có quan hệ với chi nhánh thường tập trung vào cung ứng sản phẩm, dịch vụ nội địa, các doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với nước ngoài, cũng như có nhu cầu nhập khẩu thiết bịtuy ít nhưng đang có xu hướng tăng dần.
2.2.2.3. Cơ cấu theo thành phần kinh tế
Bảng 9 : Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế đối với DNVVN tại NHĐT&PT Đông Anh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số
tương đối
%
Số
tương đối
%
Số
tương đối
%
1. Doanh nghiệp Nhà nước
272.006
96,70
311.934
92,56
370.444
90,84
2. Công ty cổ phần
8.060
2,96
20.794
6,17
30.680
7,52
3. Công ty TNHH
1.212
0,34
4.088
1,21
6.341
1,55
4. Công ty tư nhân
0
0
193
0,06
351
0,09
Tổng dư nợ đối với DNVVN
281.278
100
337.009
100
407.816
100
(Nguồn: Báo cáo tín dụng thường niên các năm 2005,2006,2007)
Những số liệu trên cho thấy, các Doanh nghiệp Nhà nước vẫn là khách hàng chủ yếu của chi nhánh (luôn ở mức trên 90%). Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như công ty cổ phần, công ty TNHH chưa có quan hệ tín dụng nhiều với Ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây đã bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ trọng cũng tăng nhanh. Đặc biệt là các Công ty cổ phần sau 3 năm đã có bước tăng trưởng dư nợ tín dụng nhảy vọt (từ 8.060 triệu đồng năm 2005 lên tới 30.680 triệu đồng trong năm 2007). Các Công ty TNHH từ chỗ rất ít có quan hệ tín dụng với Ngân hàng nhưng đến năm 2007 đã có mức dư nợ ở mức 6.341 triệu đồng (tăng hơn 6 lần so với năm 2005). Dù mức tăng không nhiều, tuy nhiên đây cũng là nỗ lực đáng kể của chi nhánh trong viêc mở rộng tín dụng ra các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh khác. Nguyên nhân chính là việc cho vay các doanh nghiệp này luôn gặp rất nhiều khó khăn phức tạp, cán bộ tín dụng luôn phải xem xét đánh giá kỹ luỡng với yêu cầu cao để đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng. Dư nợ vay đối với các công ty tư nhân là nhỏ vì số lượng doanh nghiệp này trên địa bàn không nhiều. Với tốc độ tăng trưởng dư nợ như trên, cùng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung, ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào tốc độ tăng dư nợ tín dụng của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong tương lai.
2.2.3. Vấn đề chất lượng tín dụngNgân hàng đối với DNVVN
Xét về chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể thấy trong các năm qua đã có những chuyển biến rõ rệt, nợ quá hạn giảm cả về số lượng và tỷ lệ, thể hiện trên bảng sau
Bảng 10: Đánh giá về tình hình nợ quá hạn đối với DNVVN tại
NHĐT&PT Đông Anh
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
I. D nợ cho vay ngắn hạn
236099
282571
344698
1. Nội tệ
205996
251940
311607
* Trong đó NQH
2472
2016
1620
2. Ngoại tệ
30103
30631
33091
* Trong đó NQH
240
214
165
I. D nợ cho vay trung dài hạn
45179
54438
63118
1. Nội tệ
39418
48450
57059
* Trong đó NQH
355
363
268
2. Ngoại tệ
5761
5988
6059
* Trong đó NQH
32
26
17
Nợ quá hạn
2.120
1.917
1518
Tổng dư nợ đối với DNVVN
281.278
337.009
407.816
Tổng d nợ tín dụng
391355
443787
542109
Tỷ lệ NQH/å dư nợ
0,75%
0,68%
0,37%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng thường niên các năm 2005,2006,2007)
Trong năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giảm còn 0,37%, bằng một nửa so với trong năm 2005. Đây là tỷ lệ thấp, chấp nhận được, chứng tỏ chất lượng khách hàng của chi nhánh là cao. Nhưng nếu xét chúng trong tỷ lệ chung trên tổng dư nợ của cả chi nhánh (chỉ có 0,28%) thì tỷ lệ này vẫn là cao hơn. Số liệu này một lần nữa giúp chúng ta có thể khẳng định hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn tiềm ẩn rủi ro cao hơn so với các doanh nghiệp lớn.
Những kết quả phân tích trên phần nào đã cho thấy tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hệ thống khách hàng của chi nhánh. Chính vì vậy, NHĐT&PT Đông Anh cần có sự quan tâm chú trọng hơn đối với việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này, song song đi cùng trọng tâm vào các doanh nghiệp lớn. Có như vậy mới đảm bảo giữ vững và mở rộng thị phần của mình trong khu vực, tạo điều kiện để Ngân hàng phát triển vững chắc, góp phần thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở địa phương.
Nói chung hoạt động tín dụng của chi nhánh mới chỉ tập trung chủ yếu vào các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp xây lắp thuộc kinh tế Nhà nước. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, các khách hàng cũng đang được Ngân hàng quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt để họ có thể tiếp cận được với đồng vốn tín dụng của Ngân hàng. Như vậy, NHĐT&PT Đông Anh không những đang tìm cách mở rộng thị phần, nâng cao uy tín cho mình mà còn đang trực tiếp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, giúp họ phát triển, đúng như phương châm “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục đích của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam”.
2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng Ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư & phát triển Đông Anh
2.3.1. Thành tựu đạt được.
- Quy mô tín dụng tăng đều qua các năm, hoạt động tín dụng ngày càng đa dạng và phong phú với nhiều phương thức cho vay linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, thị phần tín dụng ngày càng được mở rộng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính sách về khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7898.doc