Chuyên đề Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội

Hoạt động tín dụng tiêu dùng đã thực sự được DAB – Hà Nội quan tâm nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một chi nhánh NHTMCP phát triển tiêu dùng bán lẻ hàng đầu trong hệ thống ngân hàng cả nước nói chung và trong hệ thống DAB nói riêng. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng tiêu dùng tại DAB – Hà Nội đã đạt những kết quả khả quan.

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của ngân hàng bạn , sự chỉ chỉ đạo của Hội đồng quản trị , Ban giám đốc ,… và đặc biệt sự tin tưởng của khách hàng, NHTMCP Đông Á – Chi nhánh Hà Nội đã từng bước phát triển và đạt kết quả khả quan , tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới Thời gian đầu thành lập số lượng nhân viên của DAB – Hà Nội chỉ khoảng 20 người, đến nay con số này đã khoảng hơn 500 nhân viên, từ một điểm giao dịch duy nhất, hiện tại DAB Hà Nội 27 điểm giao dịch bao gồm chi nhánh chính và phòng giao dịch. Với các kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh, ngoài việc đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động chung của DAB, DAB – Hà Nội còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động của DAB tại khu vực miền Bắc như hỗ trợ các chi nhánh khác 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của DAB – Hà Nội Ngoài các phòng giao dịch trực thuộc, DAB - Hà Nội được chia làm hai khối: khối kinh doanh và khối hỗ trợ kinh doanh. + Khối hỗ trợ kinh doanh bao gồm các phòng : Phòng Kế toán và Phòng hành chính. + Khối kinh doanh được tổ chức định hướng theo đối tượng khách hàng bao gồm hai phòng: Phòng Khách Hàng Cá Nhân và Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp, trong đó mỗi phòng đều có các bộ phận nghiệp vụ tiền gửi, dịch vụ khách hàng và bộ phận tín dụng riêng phục vụ cho các khách hàng là KHCN hay KHDN. Tại các PGD trực thuộc cơ cấu tổ chức chia thành 2 bộ phận chính: Bộ phận giao dịch ngân quỹ và bộ phận tín dụng. Sơ đồ: 2.1. Sơ đồ tổ chức của DAB – Hà Nội Các PGD trực thuộc BAN GIÁM ĐỐC Phòng khách hàng Doanh Nghiệp Phòng khách hàng cá nhân Phòng Hành chính Phòng ngân quỹ Phòng kế toán Bộ phận tín dụng Bộ phận TTQT, KDNT Bộ phận giao dịch Bộ phận tư vấn TC Bộ phận sản xuất thẻ 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của DAB – Hà Nội 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn Để đảm bảo an toàn vốn vay, an toàn trong thanh toán, tăng nhanh tài sản có, nâng cao vị thế cạnh tranh, trong những năm qua mọi hoạt động huy động vốn đã được DAB – Hà Nội rất chú trọng và khai thác triệt để từ khu vực dân cư bằng việc triển khai áp dụng đa dạng các sản phẩm huy động: các sản phẩm huy động tiết kiệm cả về nội tệ, ngoại tệ và vàng; tiết kiệm có dự thưởng, lãi suất bậc thang, tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt, tiền gửi thanh toán có kỳ hạn… Hoạt động marketing trong công tác huy động vốn được thúc đẩy hướng đến cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Nhờ vậy, kết quả huy động được khá cao. Điều này chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng tăng. Bảng 2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn tại DAB – Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng STT Các chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Số dư Số dư +/- so với 2008 Số dư +/- so với 2009 I Tiền gửi của dân cư 3.509 4.048 15,3% 5.306 31% 1 Tiền gửi thanh toán 1.046 977 -6,6% 1.288 31,8% 2 Tiền gửi tiết kiệm 2.463 3.071 24,7% 4.018 30,8% II Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 1.128 1.269 12,5% 1.244 -2% Tổng huy động 4.637 5.317 14,7% 6.550 23% Tỷ trọng tiền gửi của dân cư/tổng huy động 75,7% 76,1% 0,4% 81% 4,9% ( Nguồn : báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2008, 2009, 2010 của DAB – Hà Nội) Cơ cấu nguồn vốn huy động của DAB – Hà Nội chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng vốn vay từ dân cư. Tỷ trọng vốn huy động từ khu vực này tăng liên tục trong những năm vừa qua từ năm 2008 huy động dân cư chiếm 75,7% tổng huy động thì đến năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên đến 81%. Điều này giúp DAB – Hà Nội có nguồn vốn với kỳ hạn dài, ổn định, là cơ sở tốt để mở rộng hoạt động cho vay. Biểu 2.1 Cơ cấu nguồn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế của DAB-Hà Nội 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Đối tượng của hoạt động tín dụng là tất cả các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, tuỳ theo tiềm năng và định hướng phát triển mỗi ngân hàng thương mại sẽ tập trung vào các đối tượng khách hàng khác nhau. Bảng 2.2. Tình hình hoạt động cho vay tại DAB – Hà Nội Đơn vị: Triệu đồng STT Các chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Dư nợ Dư nợ +/ so với 2008 Dư nợ +/ so với 2009 1 Cho vay KHCN 351.977 382.908 8,8% 418.046 9,2% 2 Cho vay KHDN 1.373.500 1.939.439 41,2% 2.581.015 33% Tổng dư nợ 1.725.477 2.322.347 34,6% 2.999.061 29,1% Tỷ trọng cho vay KHCN/tổng dư nợ 20,4% 16,5% -3,9% 14% -2,5% ( Nguồn : báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2008, 2009, 2010 của DAB – Hà Nội ) Dư nợ cho vay của DAB – Hà Nội qua các năm 2008 – 2010 liên tục có sự tăng trưởng. Tổng dư nợ cho vay tính đến 31/12/2010 của DAB – Hà Nội đạt 2.999 tỷ đồng tăng 29,1% so với cuối năm 2009 và tăng 73,8% so với năm 2008. Mặc dù đạt được dư nợ cho vay tương đối cao song, tỷ lệ dư nợ cho vay / nguồn vốn huy động tại DAB – Hà Nội đạt mức tương đối thấp khoảng trên 40%. Điều này phản ánh chính sách cho vay của DAB là tương đối chặt chẽ và thận trọng và công tác marketing trong hoạt động cho vay của DAB – Hà Nội chưa đạt hiệu quả cao. Dư nợ cho vay KHCN năm 2009 là 382.908 triệu đồng tăng 8,8% so với năm 2008 và năm 2010 đạt 418.046 triệu đồng tăng 9,2% so với năm 2009. Trong khi đó dư nợ cho vay KHDN năm 2009 đạt 1.939.439 triệu đồng tăng 41,2% so với năm 2008, năm 2010 đạt 2.581.015 triệu đồng tăng 33% so với năm 2009. Tỷ trọng cho vay KHCN/tổng dư nợ năm 2008 là 20,4% đến năm 2010 giảm còn 14%. Nguyên nhân là do cho vay KHDN có tốc độ tăng trưởng mạnh hơn cho vay KHCN. 2.1.3.3. Các hoạt động khác Hoạt động thanh toán quốc tế Mặc dù trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu cả nước gặp nhiều khó khăn, song với nỗ lực không ngừng, kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của DAB – Hà Nội vẫn tăng trưởng khả quan. Trong năm 2010, doanh số thanh toán quốc tế của DAB– Hà Nội đạt 315 triệu USD, tăng 51% so với năm 2009 (năm 2009 đạt 209 triệu USD). Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 11,92 tỷ đồng và chiếm 39% tổng thu nhập về hoạt động dịch vụ của DAB – Hà Nội. Để đạt được kết quả trên, trong những năm gần đây, DAB – Hà Nội đã áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp về tín dụng, tài trợ xuất khẩu, mức ký quỹ thư tín dụng (L/C) nhập khẩu, chính sách bán ngoại tệ... Dịch vụ thẻ DAB là một trong những ngân hàng Việt Nam đi đầu trong việc giới thiệu các sản phẩm thẻ quốc tế tại Việt Nam. DAB chiếm thị phần cao về các loại thẻ tín dụng quốc tế như Visacard, Mastercard. Trong năm 2003, DAB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đưa ra thị trường thẻ thanh toán và rút tiền toàn cầu Visa Electron. Năm 2004 DAB tiếp tục phát hành thẻ MasterCard Electronic. Trong năm 2005, DAB đã đưa ra sản phẩm thẻ MasterCard Dynamic là loại thẻ thanh toán quốc tế kết hợp tính năng của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Ngoài ra, để đáp ứng các nhu cầu thanh toán nội địa DAB đã phối hợp với các tổ chức như Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, hệ thống siêu thị Co-opmart, Citimart để phát hành các loại thẻ tín dụng đồng thương hiệu cho khách hàng nội địa. Thẻ DAB đã góp phần tạo nên thương hiệu trên thị trường và tạo nguồn thu dịch vụ đáng kể. Tính đến hết năm 2010, DAB – Hà Nội đã phát hành được trên 16 ngàn thẻ tín dụng, số đơn vị chấp nhận thẻ trên địa bàn Hà Nội khoảng 2000 với doanh số thanh toán hàng năm trên 700 tỷ đồng Hoạt động thanh toán trong nước Với mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch được bố trí hợp lý, cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm The Complete Banking Solution (TCBS), giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống, thời gian thanh toán được rút ngắn, chất lượng thanh toán được nâng cao, việc kiểm tra giám sát được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện đảm bảo an toàn, chính xác. Năm 2002 DAB Hà Nội tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (CITAD) do NHNN tổ chức đã đẩy nhanh tốc độ thanh toán, thu hút được nhiều tổ chức kinh tế, cá nhân đến mở tài khoản và giao dịch tại DAB – Hà Nội, đưa doanh số thanh toán tăng mạnh qua các năm, nhờ đó tăng thu phí dịch vụ cho Ngân hàng. Hoạt động bảo lãnh và các dịch vụ ngân hàng khác DAB – Hà Nội đã tích cực triển khai các dịch vụ bảo lãnh, chuyển tiền nhanh, thu hộ chi hộ, Western Union, sàn giao dịch vàng... do vậy thu nhập của các hoạt động này đạt 2,76 tỷ đồng phí dịch vụ bảo lãnh; 15,12 tỷ đồng phí dịch vụ chuyển tiền nhanh và dịch vụ khác. Tổng thu phí về dịch vụ năm 2010 đạt 29,8 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2009. Dịch vụ Ngân hàng điện tử Nhằm mục đích giới thiệu cho khách hàng Việt Nam các sản phẩm của một Ngân hàng hiện đại, dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, trong năm 2003, DAB đã chính thức cung cấp các dich vụ Ngân hàng điện tử bao gồm: Internetbanking, Home banking, Phone banking và Mobile banking. Ngoài ra, đầu năm 2010, DAB bắt đầu triển khai dịch vụ DAB – Online là dịch vụ giúp khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán VND tại DAB giao dịch với DAB mọi lúc mọi nơi thông qua Internet. DAB là Ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng chứng chỉ số trong giao dịch Ngân hàng điện tử nhằm mã hoá bảo mật chữ ký điện tử của khách hàng, tăng độ an toàn khi sử dụng dịch vụ homebanking. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI DAB – HÀ NỘI 2.2.1. Chính sách tín dụng tiêu dùng tại DAB – Hà Nội Theo đối tượng khách hàng DAB – Hà Nội xem xét cho vay tiêu dùng đối với các cá nhân đảm bảo các điều kiện: Có nghề nghiệp và thu nhập ổn định: thời gian làm việc lớn hơn 12 tháng, thu nhập hàng tháng lớn hơn 6 triệu đồng/tháng và các khách hàng có nợ vay/tổng tài sản < 70% Các khách hàng có tổng nợ phải trả hàng tháng/ tổng thu nhập hàng tháng < 80% Thu nhập còn lại đủ mức chi tiêu tối thiểu tại địa bàn sinh sống Khách hàng có hoạt động kinh doanh không bị lỗ trong 2 năm liên tiếp Các khách hàng chưa từng phát sinh nợ từ nhóm 3 trở lên tại DAB hoặc tại các TCTD khác Khách hàng có nơi cư ngụ < 30km so với trụ sở ngân hàng Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có thời gian hoạt động ngành nghề hiện hữu và liên tục trên 1 năm và có lịch sử tín dụng, lịch sử bản thân, quan hệ xã hội rõ ràng, tốt, không phải là người nghiện ma tuý, có tiền án, tiền sự. Theo ngành nghề DAB – Hà Nội không cho vay đối với các khách hàng kinh doanh những ngành nghề: Ngành nghề kinh doanh hay kinh doanh những mặt hàng pháp luật cấm Các ngành hoạt động dịch vụ: Dịch vụ tắm hơi, massage, các ngành dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự ... Vay vốn để đầu cơ kinh doanh bất động sản... Tài sản đảm bảo Các tài sản được DAB – Hà Nội chấp nhận làm TSĐB cho khoản vay bao gồm : Sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi, các chứng từ có giá khác do DAB hay các ngân hàng khác phát hành được DAB chấp thuận (danh sách các ngân hàng được DAB chấp thuận được công bố theo từng thời kỳ) Nhà ở, đất thổ cư, căn hộ chung cư có đầy đủ giấy tờ hợp pháp Nhà xưởng, văn phòng trên đất sở hữu ổn định và lâu dài có giấy tờ sở hữu đầy đủ và hợp pháp. Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải thông dụng phổ biến trên thị trường, hàng hoá là nguyên vật liệu dễ bảo quản, dễ xác định số lượng và chất lượng có tính khả mãi cao (theo đánh giá của DAB) và được để tại kho của bên thứ 3. Chứng khoán có tính thanh khoản cao (đượcDAB chấp nhận và công bố theo từng thời kỳ) Bảng 2.3: Tỷ lệ cho vay/ Tài sản đảm bảo theo chính sách tín dụng của DAB-Hà Nội Tên tài sản đảm bảo Tỷ lệ cho vay tối đa / TSĐB Bất động sản tại Hà Nội, TP HCM 80% Bất động sản tại các địa phương khác 70% Máy móc thiết bị, phương tiện vân tải 60% Hàng hoá, Nguyên vật liệu 60% ( Nguồn : Chính sách định hướng hoạt động tín dụng của DAB năm 2010 ) Thời hạn cho vay Tuỳ vào từng loại sản phẩm, tuỳ theo từng giai đoạn và khả năng đáp ứng nguồn vốn của DAB – Hà Nội, DAB – Hà Nội xem xét cho vay tối đa trong thời gian nhất định. Mức cho vay Mức cho vay đối với khách hàng được DAB – Hà Nội xác định trên cơ sở: nhu cầu thực tế, khả năng hoàn trả của khách hàng và không vượt quá tỷ lệ cho vay đối với từng loại tài sản đảm bảo. Một số sản phẩm DAB quy định mức cho vay tối đa đối với một khách hàng như : Mức cho vay hồ trợ tiêu dùng (không có tài sản đảm bảo) không vượt quá 10 lần thu nhập chứng minh được, mức trả góp hàng tháng không quá 80% thu nhập tích luỹ và tối đa là 250 triệu đồng. Mức chi vay đối với sản phẩm sinh hoạt tiêu dùng (có tài sản đảm bảo) không có tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn rõ ràng tối đa 500 triệu đồng. Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay tiêu dùng tại DAB – Hà Nội được áp dụng khá linh hoạt có sự khác biệt giữa các khoản vay dựa theo các tiêu chí: Thời gian vay: Thời gian càng dài, lãi suất càng cao Số tiền vay: Số tiền vay càng lớn, lãi suất vay càng thấp Tài sản đảm bảo: các khoản vay có tài sản đảm bảo khác nhau có lãi suất cho vay khác nhau: các khoản vay được đảm bảo bằng bất động sản có lãi suất thấp hơn các khoản vay được đảm bảo bằng các tài sản khác như: máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hoá, cổ phiếu... 2.2.2. Các sản phẩm tín dụng tiêu dùng đang áp dụng tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Hà Nội CHO VAY TRẢ GÓP MUA NHÀ Ở, NỀN NHÀ Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua được nhà, nền nhà đúng theo mong muốn. Đặc tính sản phẩm: Thời gian cho vay: Lên đến 120 tháng Loại tiền vay: VND hoặc vàng (SJC, PNJ) Mức cho vay: Tùy vào nhu cầu, giá trị tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo cho khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng Phương thức trả nợ: Trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ (nếu vay ngắn hạn) hoặc trả dần (vốn + lãi) hàng tháng (nếu vay trung dài hạn) hoặc trả vốn góp linh hoạt bậc thang CHO VAY TRẢ GÓP XÂY DỰNG, SỬA CHỮA NHÀ Cho vay trả góp xây dựng. sửa chữa nhà là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng xây dựng sửa chữa. trang trí nội thất căn nhà của mình đúng theo ý thích. Đặc tính sản phẩm: Thời gian cho vay: Lên đến 84 tháng Loại tiền vay: VND hoặc vàng (SJC,PNJ,PNJDAB) Mức cho vay: Tùy vào nhu cầu, giá trị tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo cho khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng Phương thức trả nợ: Trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ (nếu vay ngắn hạn) hoặc trả dần (vốn + lãi) hàng tháng (nếu vay trung dài hạn). CHO VAY TRẢ GÓP SINH HOẠT TIÊU DÙNG ( Có TSĐB) Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi ... và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Đặc tính sản phẩm: Thời gian cho vay: Tối đa 84 tháng Loại tiền vay: VND, Vàng Mức cho vay: tối đa không quá 500 triệu đồng Phương thức trả nợ: Trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ (nếu vay ngắn hạn) hoặc trả dần (vốn + lãi) hàng tháng, vốn gốc trả đều nhau hoặc tăng dần 20%/năm CHO VAY MUA XE ÔTÔ THẾ CHẤP BẰNG CHÍNH XE MUA Cho vay mua xe Ôtô thế chấp bằng chính xe mua là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua xe ôtô phục vụ nhu cầu đi lại giao dịch và kinh doanh với tài sản thế chấp bằng chính xe mua. Đặc tính sản phẩm: Loại tiền vay: VND Thời gian cho vay: Tối đa 48 tháng Mức cho vay: Căn cứ nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng tối đa 70% giá trị xe mua Phương thức trả nợ: Trả dần (vốn + lãi) hàng tháng CHO VAY HỖ TRỢ TIÊU DÙNG Hỗ trợ tiêu dùng là sản phẩm cho vay trả góp KHÔNG cần tài sản đảm bảo. KHÔNG cần bảo lãnh trả thay của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân đang công tác tại các công ty (có thu nhập ổn định từ lương) trong việc mua, sửa chữa, trang trí nhà, mua vật dụng gia đình, du lịch, học tập ... với số tiền vay có thể lên đến 250 triệu đồng. Đặc tính sản phẩm Số tiền vay: tối đa 10 lần thu nhập ròng hàng tháng có thể lên đến 250 triệu đồng tùy theo nhu cầu và thu nhập của khách hàng Thời hạn vay: từ 12 đến 36 tháng Phương thức trả nợ: trả góp (vốn + lãi) cố định hàng tháng CHO VAY DU HỌC Cho vay du học là sản phẩm cho vay trong đó DAB Hà Nội cho thân nhân của người đi du học vay vốn để chứng minh tài chính và trang trải các chi phí học tập, sinh hoạt của du học sinh trong quá trình học tập ở nước ngoài. Số tiền vay có thể lên đến 100% chi phí học tập sinh hoạt. Đối với cho vay để thanh toán tiền đi du học, DAB Hà Nội có thể cho vay với thời hạn khá dài 10 năm. Tiền vay có thể giải ngân nhiều lần. Ngoài ra, DAB – Hà Nội vẫn đang triển khai các sản phẩm tín dụng tiêu dùng khác như vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, vay theo nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng, cho vay thấu chi. 2.2.3. Quy trình tín dụng tiêu dùng tại DAB – Hà Nội Bước 1: Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng Nhân viên Tư vấn tài chính cá nhân (gọi tắt là PFC – Personal Financial Consultant) tiếp xúc, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của DAB cho khách hàng và tìm hiểu các thông tin liên quan về khách hàng như thông tin về tư cách khách hàng, nhu cầu và điều kiện vay của khách hàng, khả năng tài chính và tư vấn các sản phẩm tín dụng phù hợp với khách hàng sau đó hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay tiêu dùng Nhân viên phân tích tín dụng (gọi tắt là C/A – credit analysist) sẽ thẩm định hồ sơ vay tiêu dùng cụ thể: thẩm định tư cách và lai lịch khách hàng, mục đích sử dụng tiền vay, tính khả thi của phương án vay vốn, khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Công tác thẩm định tài sản đảm bảo được thực hiện độc lập bởi nhân viên thẩm định tài sản. Trên cơ sở kết quả thẩm định tín dụng và tài sản đảm bảo, nhân viên C/A sẽ đề xuất cho vay/từ chối cho vay đối với khách hàng và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bước 3: Tập hợp hồ sơ trình duyệt Hồ sơ vay vốn của khách hàng tại DAB – Hà Nội sẽ được trình duyệt theo các cấp có thẩm quyền tùy thuộc vào việc tuân thủ của hồ sơ theo các điều kiện vay vốn của DAB. Hiện tại, các cấp xét duyệt tín dụng tại DAB – Hà Nội bao gồm: Chuyên viên phê duyệt tín dụng: bao gồm 7 cấp chuyên viên, mỗi cấp chuyên viên có thẩm quyền phê duyệt khác nhau về các điều kiện cho vay. Ban tín dụng chi nhánh Hà Nội, Ban tín dụng phía Bắc, Hội đồng tín dụng Bước 4: Hoàn thiện các thủ tục đảm bảo tiền vay và giải ngân Nhân viên pháp lý chứng từ (gọi tắt là LDO – Legal Document Officer) lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và thực hiện công chứng hợp đồng, đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản đảm bảo. Nhân viên dịch vụ khách hàng (Loan CSR) tiến hành kiểm tra các điều kiện trước và khi giải ngân, mở tài khoản vay, lập lệnh giải ngân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được phê duyệt lệnh giải ngân sẽ được chuyển đến nhân viên giao dịch (Teller) để tiến hành giải ngân. Bước 5: Lưu hồ sơ, giám sát, theo dõi khoản vay, thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh Nhân viên C/A hoặc PFC kiểm tra việc sử dụng vốn vay để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích; kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo. Theo dõi việc trả nợ và đôn đốc thu hồi nợ, đảm bảo giảm thiểu nợ quá hạn. Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng Khoản vay của khách hàng chính thức được tất toán và thanh lý hợp đồng vay vốn khi khách hàng đã hoàn trả toàn bộ gốc, lãi và các khoản phí phát sinh. 2.2.4. Phát triển tín dụng tiêu dùng tại DAB – Hà Nội Hoạt động tín dụng tiêu dùng đã thực sự được DAB – Hà Nội quan tâm nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một chi nhánh NHTMCP phát triển tiêu dùng bán lẻ hàng đầu trong hệ thống ngân hàng cả nước nói chung và trong hệ thống DAB nói riêng. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng tiêu dùng tại DAB – Hà Nội đã đạt những kết quả khả quan. 2.2.4.1. Quy mô tín dụng tiêu dùng tại DAB – Hà Nội Trong thời gian qua, các NHTM cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc chi nhánh và sự nỗi lực của toàn nhân viên chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc, hoạt động tín dụng tiêu dùng đã không ngừng cải thiện, quy mô cho vay tăng cao qua các năm, điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu sau: Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng tiêu dùng tại DAB – Hà Nội Đơn vị: triệu đồng STT Các chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Dư nợ Dư nợ +/ so với 2008 Dư nợ +/ so với 2009 1 Dư nợ tín dụng tiêu dùng 235.825 275.694 16,9% 330.256 19,8% 2 Số lượng KH 928 1012 9% 1109 9,6% 3 Dư nợ bình quân/KH 254 272 7% 298 25,6% 4 Dư nợ cho vay khác 116.152 107.214 -7,7% 87.790 -18% 5 Tỷ lệ dư nợ tín dụng tiêu dùng/Tổng dư nợ cho vay KHCN 67% 72% 5% 79% 7% Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân 351.977 382.908 8,8% 418.046 9,2% ( Nguồn : báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2008, 2009, 2010 của DAB – Hà Nội ) Biểu 2.2 Tỷ trọng cho vay tiêu dùng/cho vay khách hàng cá nhân các năm của DAB-Hà Nội (triệu đồng) Từ những số liệu trên cho thấy, quy mô của hoạt động tín dụng tiêu dùng của DAB – Hà Nội ngày càng tăng. Năm 2008, do tình hình thị trường bất động sản chững lại nên đã ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên do đơn vị đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp thị, quảng cáo để thu hút khách hàng đến vay trả góp, lập phiếu điều tra thăm dò ý kiến khách hàng... bên cạnh đó nâng cao chất lượng dịch vụ và tiến độ giải ngân... nên đã thu được kết quả khả quan. Năm 2009, dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt 275.694 tỷ đồng, tăng 16,9% so với thực hiện năm 2008; năm 2010 đạt 330.256 tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm 2009. Số lượng khách hàng quan hệ với DAB cũng tăng lên đáng kể qua các năm. Điều này cho thấy uy tín của DAB ngày càng cao. Ngoài ra, tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân cũng khá cao, tỷ trọng này đã không ngừng tăng lên năm 2008 là 67%, năm 2010 là 79%. Với tỷ trọng ngày càng lớn, hoạt động tín dụng tiêu dùng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong hoạt động của DAB – Hà Nội. Cho vay khác là các sản phẩm cho vay phục vụ các mục đích không phải là tiêu dùng như: cho vay sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ hỗ trợ khách hàng bổ sung nguồn vốn lưu động hoặc đầu tư phát triển mua máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng,… Ngoài ra còn có các sản phẩm cho vay về kinh doanh chứng khoán. Các sản phẩm cho vay khác này ngày càng chiếm tỷ trọng thấp trong cho vay KHCN, cụ thể năm 2008 chiếm 33% thì đến năm 2010 là 21%. Điều này cho thấy vai trò của tín dụng tiêu dùng ngày càng được khẳng định tại DAB-Hà Nội. 2.2.4.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo sản phẩm Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo sản phẩm tại DAB – Hà Nội Đơn vị: triệu đồng STT Các chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Dư nợ Dư nợ +/ so với 2008 Dư nợ +/ so với 2009 ST TT ST TT ST TT Dư nợ tín dụng tiêu dùng 235.825 275.694 1,64% 330.256 37,8% 1 Mua nhà 169.794 72% 190.229 69% 12% 234.481 71% 23,3% 2 Sửa chữa nhà 11.791 5% 14.542 5,3% 23,3% 15.513 4,7% 6,7% 3 Trả góp sinh hoạt tiêu dùng 25.940 11% 26.812 9,7% 3,4% 29.723 9% 10,8% 4 Hỗ trợ tiêu dùng (không có TSĐB) 3.163 1,3% 5.785 2,1% 82,9% 9.210 2,8% 59,2% 5 Cán bộ CNV 3.065 1,3% 3.224 1,7% 5,2% 3.362 1% 4,3% 6 Mua xe thế chấp bằng chính xe mua 4.715 2% 5.012 1,8% 6,3% 5.505 1,7% 9,8% 7 Du học 4.254 1,8% 5.514 2% 29,6% 6.602 2% 19,7% 8 Khác 13.103 5,6% 24.576 8,4% 87,5% 25.860 7,8% 5,2% ( Nguồn : báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2008, 2009, 2010 của DAB – Hà Nội ) Biểu 2.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo sản phẩm tại DAB – Hà Nội Đơn vị: triệu đồng + cho vay mua nhà: khác với phần lớn các hình thức cho vay khác trên một số khía cạnh chủ yếu. Thứ nhất, quy mô trung bình của một món vay bất động sản (thường tính bằng tỷ đồng) thường lớn hơn nhiều so với quy mô trung bình của các món cho vay tiêu dùng thông thường khác. Hơn thế nữa, một khoản cho vay mua nhà thế chấp để ở của các hộ gia đình thường có kì hạn dài nhất (10 năm) trong danh mục cho vay của ngân hàng. Nhìn chung cho vay dài hạn loại này chứa đựng những nguy cơ rủi ro đáng kể vì nhiều vấn đề có thể xảy ra bao gồm cả những thay đổi tiêu cực trong điều kiện kinh tế, lãi suất, sức khỏe của người vay trong suốt thời hạn vay. Trong cho vay BĐS giá trị và tình trạng của tài sản là trọng tâm của món vay, chúng có tầm quan trọng tương đương với thu nhập của người đi vay. Vì vậy sự đánh giá chính xác tài sản là điều tối quan trọng đối với quyết định cho vay. Sự đánh giá này phải theo tiêu chuẩn của ngành và chính phủ, đặc biệt là triển vọng của thị trường BĐS địa phương trong trường hợp phải xử lý tài sản. Khi nền kinh tế suy thoái thì ngân hàng có thể phải chờ rất lâu mới thu hồi lại vốn vì có rất ít người muốn mua. Dù sao đi nữa việc sử dụng những tài sản có thể tăng giá như nhà cửa thay vì những tài sản dễ bị giảm giá như ôtô, đồ nội thất làm đảm bảo vẫn là một sự lựa chọn tốt. Vì tâm lý chung của người Việt ta là “an cư, lạc nghiệp” hay “tấc đất, tấc vàng” và trong điều kiện đất chật người đông như hiện nay,ai cũng muốn có nhà riêng thì nhà đất tuy vẫn có những giai đoạn thị trường BĐS bị đóng băng nhưng trong xu thế chung là tăng giá với tốc độ chóng mặt. Cho vay mua nhà là sản phẩm tín dụng tiêu dùng trọng yếu của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan