Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất là hình thức cấp tín dụng theo đó BIDV ứng cho Người thụ hưởng một khoản tiền để nhận quyền đòi tiền từ bộ chứng từ hàng xuất. Nếu sau đó Ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán thì Người thụ hưởng có trách nhiệm hoàn trả cho BIDV số tiền đã ứng trước cộng thêm lãi và phí phát sinh trong thời gian chiết khấu.
Người thụ hưởng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu có tài khoản tiền gửi ngoại tệ và thực hiện thanh toán quốc tế tại BIDV.
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2407 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i kỳ có ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển tín dụng xuất nhập khẩu của các ngân hàng. Nếu chủ trương của Ngân hàng Nhà nước tập trung vào các lĩnh vực tín dụng khác ngoài xuất nhập khẩu thì tất yếu hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu sẽ kém sối nổi hơn. Ngược lại, nếu chủ trương khuyến khích phát triển tín dụng xuất nhập khẩu để đẩy mạnh mở rộng thương mại quốc tế, thì hoạt động cho vay xuất nhập khẩu sẽ có cơ hội tăng trưởng mạnh.
- Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu trong nước: Hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước càng phát triển bao nhiêu thì tín dụng xuất nhập khẩu cũng sẽ càng phát huy vai trò của nó bấy nhiêu. Vì để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu đem lại doanh thu cao, các doanh nghiệp cần có một lượng vốn lớn hơn so với khả năng tài chính của họ, và họ phải tìm đến nguồn cung vốn ngân hàng. Nhu cầu khách hàng cang lớn càng tạo điều kiện cho sự phát triển tín dụng xuất nhập khẩu và ngược lại.
- Sự ổn định tỷ giá: Vì hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với các đồng tiền khác nhau, nên việc trao đổi mua bán ngoại tệ là cần thiết. Tỷ giá không ổn định có thể dẫn tới thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nên trong thời kỳ tỷ giá có nhiều biến động, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thường bị chững lại, kéo theo sự kìm hãm phát triển tín dụng xuất nhập khẩu.
- Nguồn tiền ngoại tệ của ngân hàng: Như đã nói ở trên, hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với ngoại tệ, do đó nếu ngân hàng không có đủ nguồn cung ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu tín dụng xuất nhập khẩu, khách hàng sẽ tìm đến các tổ chức tín dụng khác.
- Khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng, hay là trình độ cán bộ tín dụng ngân hàng: Ngay cả khi một ngân hàng có mức dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu cao, tình hình phát triển tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng có thể vẫn rất thấp nếu mức độ rủi ro trong từng khoản tín dụng lớn. Do đó việc kiểm soát tín dụng và khả năng phân tích đánh giá khoản vay là cực kỳ cần thiết, nhất là đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu là một lĩnh vực có chứa nhiều rủi ro.
- Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng: Số lượng các ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ càng lớn thì mức độ cạnh tranh tín dụng càng cao. Các ngân hàng thương mại trong nước có thể sẽ thua kém ngân hàng nước ngoài trong việc phát triển tín dụng xuất nhập khẩu, vì đây được coi là thế mạnh của họ. Ngân hàng muốn phát triển tín dụng xuất nhập khẩu cần phải có những biện pháp làm tăng khả năng cạnh tranh của mình.
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
2.1. Các quy định về tín dụng Xuất nhập khẩu đang được áp dụng:
2.1.1. Nhóm các dịch vụ liên quan đến tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:
* Nhóm các dịch vụ nhập khẩu:
a) Phát hành thư tín dụng:
Khách hàng đủ điều kiện để ngân hàng phát hành thư tín dụng cần thực hiện các thủ tục sau:
Hợp đồng nhập khẩu (1 bản, có dấu sao y bản chính)
Hợp đồng uỷ thác (1 bản nếu phải nhập qua uỷ thác)
Giấy đề nghị mở thư tín dụng (2 bản - lập theo mẫu)
Giấy đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu (1 bản sao công chứng) và chỉ xuất trình khi thanh toán lần đầu tại BIDV.
Đối với hàng nhập khẩu có điều kiện theo quy định về quản lý hàng XNK trong từng thời kỳ của Nhà nước, cần có thêm giấy phép xuất nhập khẩu của bộ, ngành liên quan.
b) Ký hậu vận đơn hoặc phát hành bảo lãnh nhận hàng:
Trường hợp ký hậu vận đơn, khách hàng cần gửi đến BIDV:
- Giấy đề nghị ký hậu vận đơn
- Vận đơn bản gốc
- Hoá đơn bản gốc hoặc bản sao
Trường hợp phát hành bảo lãnh nhận hàng, khách hàng cần gửi đến BIDV:
- Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng
- Vận đơn bản sao
- Hoá đơn bản gốc hoặc bản sao.
- Thông báo nhận hàng của hãng vận tải.
Sau khi xác nhận nguồn tài chính đảm bảo thanh toán BIDV sẽ tiến hành ngay việc ký hậu vân đơn hay phát hành bảo lãnh nhận hàng cho doanh nghiệp theo yêu cầu.
BIDV chịu trách nhiệm thanh toán đúng, đủ và kịp thời theo L/C đã mở khi các bên có liên quan thực hiện đúng theo các điều kiện của L/C
Trong trường hợp bộ chứng từ đòi tiền L/C hàng nhập có bất đồng, trong thời hạn 03 ngày kể từ khi nhận được thông báo của BIDV, khách hàng phải chỉ thị về việc chấp nhận hay không chấp nhận bất đồng
Nếu quá thời hạn quy định trên mà khách hàng không có ý kiến trả lời, BIDV sẽ xem xét điều 13 và 14 của UCP500 để quyết định có chấp nhận thanh toán bộ chứng từ hay không.
Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C đối với người Nhập khẩu:
(1) Trước khi mở L/C, người mua cần thỏa thuận cụ thể với người bán về các khoản thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng, và các chứng từ cần xuất trình.
(2) Người mua phải nhận thức rằng L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng hóa. Nếu chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều hoản của L/C thì người mua phải trả tiền mặc dù hàng hóa đã giao không đúng với hợp đồng.
(3) Đảm bảo chắc chắn là L/C phù hợp với hợp đồng.
(4) Các điều kiện của L/C phải đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, không nên đưa vào L/C các nội dung quá chi tiết và các quy cách kỹ thuật quá phức tạp.
(5) Trong quá trình giao dịch nếu có nghi ngờ, Quý khách hàng nên liên hệ ngay với BIDV để phối hợp xử lý.
(6) Người mua cầm xem xét để tránh rủi ro do biến động tỷ giá ngoại tệ.
* Nhóm các dịch vụ phục vụ xuất khẩu:
a) Thông báo L/C và các sửa đổi (nếu có):
Khách hàng có thể nhận L/C giao tại trụ sở NHNT hoặc chuyển qua đường bưu điện hoặc giao tận tay nếu Quý khách có doanh số giao dịch lớn và có yêu cầu.
Khi đến BIDV để nhận L/C, cán bộ giao dịch mang theo giấy giới thiệu có đóng dấu của người có thẩm quyền kèm theo CMND
Nếu khách hàng không có tài khoản tại BIDV, xin vui lòng nộp phí khi nhận chứng từ gốc
b) Tư vấn nội dung L/C:
Các L/C do BIDV thông báo sẽ được kiểm tra nội dung và lưu ý đến khách hàng các điểm bất lợi, điểm đặc biệt,… khi lập chứng từ và luôn sẵn lòng tư vấn các vấn đề khác liên quan đến L/C trong thời gian khách hàng chuẩn bị chứng từ để đòi tiền L/C.
Khách hàng khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C cần phải kiểm tra cẩn thận ngay lập tức nội dung L/C, đối chiếu với các điều khoản của hợp đồng đã ký kết. Nếu thấy không có thể thực hiện được đầy đủ, đúng các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C thì phải lập tức yêu cầu người mở L/C sửa đổi L/C thông qua ngân hàng mở L/C (quy định sửa đổi L/C thông qua NH mở L/C là một quy định rất quan trọng).
c) Gửi bộ chứng từ hàng xuất để thanh toán:
Khách hàng nên xuất trình chứng từ tại BIDV trước ngày quy định của L/C (trường hợp trong L/C không qui định ngày xuất trình chứng từ thì được hiểu là trong vòng 21 ngày kể từ ngày xếp hàng lên tàu), tuy nhiên cũng nên xuất trình sớm một vài ngày để BIDV có thời gian kiểm tra chứng từ, hơn nữa nếu chứng từ được phát hiện có sự khác biệt/không đồng bộ thì khách hàng còn có thời gian để bổ sung, sửa chữa phù hợp với qui định của L/C.
Khách hàng gửi đến BIDV:
- L/C gốc và các tu chỉnh (nếu có).
- Bộ chứng từ theo L/C.
- Thư chỉ thị xử lý bộ chứng từ
Sau khi nhận hồ sơ, BIDV sẽ kiểm tra ngay và thông báo cho khách hàng về các điểm chưa phù hợp để khách hàng chỉnh sửa. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu bảo lưu các điểm chưa phù hợp của bộ chứng từ trên phiếu kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất do BIDV gửi đến khách hàng.
Sau khi gửi bộ chứng từ đi đòi tiền, tình hình thanh toán bộ chứng từ sẽ được BIDV thông báo đến khách hàng.
d) Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất:
+ Nội dung: Là hình thức cấp tín dụng, theo đó BIDV ứng cho Người thụ hưởng một khoản tiền để nhận quyền đòi tiền từ bộ chứng từ hàng xuất; có 2 hình thức:
Chiết khấu miễn truy đòi: BIDV sẽ mua đứt bộ chứng từ và chịu rủi ro khi nước ngoài không trả tiền.
Chiết khấu truy đòi: BIDV thực hiện chiết khấu chứng từ và được quyền truy đòi khách hàng nếu nước ngoài từ chối thanh toán .
+ Hồ sơ:
L/C gốc và các sửa đổi (nếu có)
Thư chỉ thị xử lý bộ chứng từ
Giấy đề nghị kiêm hợp đồng chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ theo L/C
Các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng trong 2 năm liền kề để xây dựng hạn mức chiết khấu (đối với các Doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với BIDV).
Chiết khấu theo hạn mức: Khi nhận được bộ chứng từ đề nghị chiết khấu, tuỳ tình trạng bộ chứng từ, BIDV sẽ chiết khấu tới mức tối đa trị giá bộ chứng từ nếu khoản tiền chiết khấu trong hạn mức tín dụng thường xuyên của khách hàng tại BIDV.
Chiết khấu theo món.
Đối với bộ chứng từ hoàn hảo hoặc bộ chứng từ có bất đồng được Ngân hàng nước ngoài chấp nhận bằng điện.
- Đối với bộ chứng từ có bất đồng chưa được Ngân hàng nước ngoài chấp nhận đang chờ ý kiến, tuỳ theo mức độ bất đồng, BIDV sẽ căn cứ thực tế từng giao dịch và chính sách khách hàng từng thời kỳ để quyết định mức chiết khấu.
Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C đối với Người bán/ Người xuất khẩu:
(1) Trước khi ký hợp đồng người bán cần nắm được năng lực và tình hình kinh doanh của người mua.
(2) Người thụ hưởng cần thiết phải hiểu biết về uy tín của ngân hàng mở L/C.
(3) Người bán cần xem xét một cách kỹ lưỡng để đảm bảo chắc chắn rằng các điều kiện của L/C hoàn toàn có thể thực hiện được, yêu cầu người mở sửa đổi nếu thấy rằng L/C sẽ có những điều kiện khó có thể thực hiện được.
(4) Lập các chứng từ được quy định trong L/C một cách chính xác.
(5) Cần quan tâm đến những hạn chế ngoại hối của nước người mua vì điều đó có thể ảnh huởng đến việc thanh toán tiền hàng.
2.1.2. Phí thanh toán quốc tế:
Bảng 1: Biểu phí thanh toán quốc tế trên toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
STT
HOẠT ĐỘNG
MỨC PHÍ THANH TOÁN
1
NHẬP KHẨU
1.1
Thư tín dụng
1.1.1
Phát hành thư tín dụng
0,36% năm trên trị giá thư tín dụng kể từ ngày phát hành đến ngày hết hạn
Tối đa 300 US$
Tối thiểu 10 US$
1.1.2
Sửa đổi thư tín dụng
1.1.2.1
Sửa đổi tăng tiền
0,36% năm trên trị giá số tiền tăng kể từ ngày sửa đổi đến ngày hết hạn hiệu lực
Tối đa 300 US$
Tối thiểu 10 US$
1.1.2.2
Sửa đổi gia hạn ngày hiệu lực
0,36% năm trên trị giá thư tín dụng kể từ ngày hiệu lực cũ đến ngày hiệu lực mới.
Tối đa 300 US$
Tối thiểu 10 US$
1.1.2.3
Sửa đổi khác
10 US$
1.1.3
Huỷ thư tín dụng
10 US$
1.2
Thanh toán bộ chứng từ đòi tiền theo thư tín dụng trả ngay
0,2% trên trị giá bộ chứng từ
Tối đa 200 US$
Tối thiểu 5 US$
1.3
Thanh toán bộ chứng từ đòi tiền theo thư tín dụng trả chậm
1.3.1
Chấp nhận hối phiếu trả chậm dưới 1 năm
0,96% năm trên trị giá hối phiếu từ ngày chấp nhận đến ngày đến hạn.
Tối thiểu 20 US$
1.3.2
Sửa đổi hối phiếu đã chấp nhận
10 US$
1.3.3
Thanh toán hối phiếu đến hạn
0.2% trên trị giá hối phiếu
Tối đa 200 US$
Tối thiểu 5 US$
1.4
Bảo lãnh nhận hàng
1.4.1
Phát hành Bảo lãnh nhận hàng theo thư tín dụng
30 US$
1.4.2
Phát hành Bảo lãnh nhận hàng không theo thư tín dụng
50 US$
1.4.3
Sửa đổi Bảo lãnh nhận hàng
10 US$
1.5
Ký hậu vận đơn
1.5.1
Ký hậu
1.5.1.1
Ký hậu vận đơn theo thư tín dụng
Miễn phí
1.5.1.2
Ký hậu vận đơn không theo thư tín dụng
15 US$
1.5.2
Sửa đổi
10 US$
1.6
Nhờ thu
1.4.1
Thông Báo nhờ thu
5 US$
1.4.2
Thanh toán nhờ thu
0.2% trên trị giá bộ chứng từ
Tối đa 200 US$
Tối thiểu 5 US$
1.4.3
Huỷ nhờ thu
5 US$
2
XUẤT KHẨU
2.1
Thư tín dụng
2.1.1
Thông Báo thư tín dụng
20 US$
2.1.2
Thông Báo sửa đổi
10 US$
2.1.3
Xác nhận thư tín dụng
Tỉ lệ theo thoả thuận tính trên trị giá thư tín dụng kể từ ngày xác nhận đến ngày hết hạn
2.1.4
Xác nhận sửa đổi thư tín dụng
2.1.4.1
Sửa đổi tăng tiền
Bằng phí xác nhận trên số tiền tăng kể từ ngày xác nhận sửa đổi đến ngày hết hạn
2.1.4.2
Sửa đổi gia hạn ngày hiệu lực
Bằng phí xác nhận trên trị giá thư tín dụng kể từ ngày hết hạn cũ đến ngày hết hạn mới
2.1.4.3
Sửa đổi khác
20 US$
2.1.5
Đề nghị huỷ thư tín dụng
10 US$
2.1.6
Thanh toán bộ chứng từ
0.2% trên trị giá bộ chứng từ
Tối đa 200 US$
Tối thiểu 5 US$
2.2
Nhờ thu kèm chứng từ
2.2.1
Gửi bộ chứng từ nhờ thu
3 US$
2.2.2
Phí kiểm tra chứng từ
20 US$
2.2.3
Thanh toán bộ chứng từ
0.2% trên trị giá bộ chứng từ
Tối đa 200 US$
Tối thiểu 5 US$
2.2.4
Sửa đổi chỉ dẫn đòi tiền
3 US$
2.2.5
Huỷ
10 US$
2.3
Chuyển nhượng thư tín dụng
2.3.1
Chuyển nhượng
50 US$
2.3.2
Xác nhận
2.3.2.1
Xác nhận khi chuyển nhượng
tỉ lệ theo thoả thuận tính trên trị giá thư tín dụng kể từ ngày xác nhận đến ngày hết hạn
2.3.2.2
Xác nhận sửa đổi thư tín dụng
2.3.2.3
Sửa đổi tăng tiền
Bằng phí xác nhận trên số tiền tăng kể từ ngày xác nhận sửa đổi đến ngày hết hạn
2.3.2.4
Sửa đổi gia hạn ngày hiệu lực
Bằng phí xác nhận trên trị giá thư tín dụng kể từ ngày hết hạn cũ đến ngày hết hạn mới
2.3.2.5
Sửa đổi khác
20 US$
2.3.3
Huỷ
10 US$
2.4
Chiết khấu
Phí gửi và thanh toán Bộ chứng từ thực hiện như trường hợp nhờ thu. Lãi chiết khấu thực hiện theo thoả thuận
3
DỊCH VỤ BẢO LÃNH
3.1
Phát hành Bảo lãnh
3.1.1
Phát hành
1% năm trên trị giá Bảo lãnh kể từ ngày hiệu lực hoặc ngày phát hành (nếu không xác định được ngày hiệu lực) đến ngày hết hạn. Hoặc theo thoả thuận không vượt quá 2% năm.
Tối thiểu 100.000 đồng.
3.1.2
Sửa đổi
3.1.2.1
Sửa đổi tăng tiền
1% năm trên trị giá số tiền tăng kể từ ngày sửa đổi đến ngày hết hạn. Hoặc theo thoả thuận không vượt quá 2% năm.
Tối thiểu 50.000 đồng
3.1.2.2
Sửa đổi gia hạn ngày hiệu lực
1% năm trên trị giá Bảo lãnh kể từ ngày hết hạn cũ đến ngày hết hạn hiệu lực mới. Hoặc theo thoả thuận không vượt quá 2% năm.
Tối thiểu 50.000 đồng
3.1.2.3
Sửa đổi khác
50.000 đồng/ Theo thoả thuận
3.2
Thông Báo Bảo lãnh của NH nước ngoài
3.2.1
Thông báo phát hành
20 US$
3.2.2
Thông báo sửa đổi
10 US$
3.2.3
Thông báo huỷ
15 US$
3.2.4
Đòi tiền theo bảo lãnh đã thông báo
3.2.4.1
Gửi đòi tiền
15 US$
3.2.4.2
Thanh toán
0.2% trên trị giá đòi tiền
Tối đa 200 US$
Tối thiểu 5 US$
3.2.5
Xác nhận bảo lãnh
tỉ lệ theo thoả thuận tính trên trị giá Bảo lãnh kể từ ngày xác nhận đến ngày hết hạn
3.2.6
Xác nhận sửa đổi bảo lãnh
3.2.6.1
Sửa đổi tăng tiền
Bằng phí xác nhận trên số tiền tăng kể từ ngày xác nhận sửa đổi đến ngày hết hạn
3.2.6.2
Sửa đổi gia hạn ngày hiệu lực
Bằng phí xác nhận trên trị giá bảo lãnh kể từ ngày hết hạn cũ đến ngày hết hạn mới
3.2.6.3
Sửa đổi khác
20 US$
(Nguồn: Hội sở chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)
2.1.3. Một số quy trình tín dụng cho xuất nhập khẩu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:
a) Nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất:
Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất là hình thức cấp tín dụng theo đó BIDV ứng cho Người thụ hưởng một khoản tiền để nhận quyền đòi tiền từ bộ chứng từ hàng xuất. Nếu sau đó Ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán thì Người thụ hưởng có trách nhiệm hoàn trả cho BIDV số tiền đã ứng trước cộng thêm lãi và phí phát sinh trong thời gian chiết khấu.
Người thụ hưởng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu có tài khoản tiền gửi ngoại tệ và thực hiện thanh toán quốc tế tại BIDV.
(1) Khi có nhu cầu chiết khấu bộ chứng từ, khách hàng gửi đến Ngân hàng BIDV các hồ sơ, tài liệu sau:
+ Bản gốc L/C cùng các bản sửa đổi (nếu có) đã được kiểm tra khóa mật đúng.
+ Bộ chứng từ hàng xuất tương ứng với L/C đã mở dùng để chiết khấu.
+ Giấy đề nghị chiết khấu kiêm hợp đồng (3 bản) theo mẫu quy định.
(2) Trường hợp khách hàng đề nghị chiết khấu không phải Người thụ hưởng của L/C thì cần xuất trình thêm:
+ Hợp đồng ủy thác xuất khẩu.
+ Giấy ủy quyền của Người thụ hưởng.
(3) Khi nhận được hồ sơ đề nghị chiết khấu của khách hàng, Thanh toán viên Thanh toán quốc tế thực hiện kiểm tra chứng từ, đông thời chuyển hồ sơ cho Phòng tín dụng quản lý khách hàng kiểm tra năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và điều kiện tín dụng của khách hàng.
(4) Trên cơ sở kết quả kiểm tra các điều kiện chiết khấu và điều kiện của bộ chứng từ, bộ phận Tín dụng và Thanh toán quốc tế phối hợp trình Lãnh đạo xem xét quyết định để thông báo cho khách hàng ý kiến chấp thuận hay không chấp thuận chiết khấu trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định.
(5) Đối với giấy đề nghị xin chiết khấu kiêm hợp đồng sau khi đã được duyệt, bộ phận Thanh toán quốc tế giao cho khách hàng một bản, một bản chuyển cho kế toán hạch toán cùng với chỉ thị đòi tiền ngân hàng nước ngoài (cover sheet), còn một bản lưu lại để theo dõi.
Lãi suất chiết khấu do Giám đốc Chi nhánh quyết định, tùy thuộc vào chính sách khách hàng trong từng thời kỳ, và tối đa bằng với lãi suất cho vay ngắn hạn hiện hành tương ứng với đồng tiền chiết khấu và thời hạn chiết khấu.
b) Quy trình tín dụng ngắn hạn đảm bảo bằng L/C xuất khẩu:
Quy trình này được áp dụng khi cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phục vụ sản xuất, gia công hàng xuất khẩu theo phương thức thanh toán L/C không hủy ngang. Khách hàng vay là khách hàng có uy tín, kinh nghiệm trong hoạt động xuất - nhập khẩu. L/C để cầm cố phải là bản gốc, do ngân hàng có uy tín phát hành, có tính xác thực, điều kiện thanh toán khả thi…
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn.
Cán bộ ngân hàng cần chú ý một số tài liệu sau:
Đối với hồ sơ khoản vay:
- Trong giấy đề nghị vay vốn, khách hàng cam kết lập bộ chứng từ xuất khẩu theo hướng dẫn của Ngân hàng.
- Đối với cho vay sau khi người xuất khẩu nhận được L/C gốc từ Ngân hàng phát hành, yêu cầu:
+ Hợp đồng xuất khẩu
+ Các hợp đồng mua nguyên vật liệu, dịch vụ phục vụ sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, các hợp đồng thu mua hàng xuất khẩu (nếu có).
+ Thông báo L/C của Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu kèm theo L/C gốc và các sửa đổi L/C gốc (nếu có).
Đối với hồ sơ đảm bảo tiền vay:
*Cho vay sau khi người xuất khẩu nhận được L/C gốc từ Ngân hàng phát hành: Hồ sơ khách hàng gửi Phòng tín dụng về L/C xuất khẩu và sửa đổi L/C xuất khẩu bao gồm:
(1) Bản gốc L/C đã có đóng dấu RECEIVED của Ngân hàng sau khi đã được Phòng Thanh toán quốc tế xác nhận.
(2) Thông báo L/C xuất khẩu và sửa đổi L/C xuất khẩu.
(3) Bản phô tô hợp đồng xuất khẩu.
Sau khi xem xét, Phòng Thanh toán quốc tế chuyển hồ sơ lại cho Phòng Tín dụng cùng với báo cáo xác nhận các nội dung:
- Xác nhận tính xác thực của L/C.
- Kiểm tra tính khả thi của L/C căn cứ vào các điều kiện về thanh toán, chứng từ xuất trình và đối chiếu với các quy định trong hợp đồng xuất khẩu.
Các văn bản (1) và (2) giao cho Phòng Tính dụng có ký giao nhận của Phòng Thanh toán quốc tế, Phòng Tín dụng và khách hàng. Bản (3) do Phòng Tín dụng lưu hồ sơ.
Phòng Tín dụng lập Hợp đồng cẩm cố quyền đòi nợ Bộ chứng từ phát sinh từ L/C xuất khẩu để xác định giá trị L/C xuất khẩu.
*Cho vay sau khi khách hàng đã giao hàng và hoàn thiện bộ chứng từ: Khách hàng được sử dụng hối phiếu hợp lệ và bộ chứng từ hàng xuất hoàn hảo để chứng minh điều kiện đảm bảo tiền vay cúng như giá trị tài sản đảm bảo. Ngân hàng sẽ căn cứ vào hồ sơ và nhu cầu tín dụng để xử lý theo trình tự quy định.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng.
Trong bước này Cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá về:
* Khả năng đáp ứng các yêu cầu phù hợp với L/C mà phía nước ngoài đã mở, bao gồm:
- Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã.
+ Kinh nghiệm sản xuất mặt hàng xuất khẩu.
+ Nguồn thu mua nguyên vật liệu, cách thức vận chuyển và bảo quản.
+ Doanh thu hàng xuất khẩu.
- Năng lực cung cấp đúng tiến độ theo các Hợp đồng xuất khẩu.
- Khả năng đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu như về tiêu chuẩn môi trường ISO14000, tiêu chuẩn xã hội ISO8000, tiêu chuẩn chất lượng ISO9000.
* Rủi ro của L/C xuất khẩu có thể gặp phải: Bổ sung báo cáo thẩm định L/C xuất khẩu của Phòng Thanh toán quốc tế:
- Ngân hàng chỉ chấp nhận cho vay đối với hợp đồng xuất khẩu thanh toán bằng hình thức L/C.
- Hồ sơ được luân chuyển và lấy ý kiến của các phòng Kế toán nguồn vốn, Thẩm định và Quản lý dự án trong các trường hợp cụ thể trước khi trình ký theo Quy trình cho vay và theo quy định của Giám đốc.
Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng theo quy trình tín dụng ngắn hạn.
Làm thủ tục giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo tiền vay cần có sự tham gia của Phòng Thanh toán quốc tế.
Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay.
Thực hiện theo quy trình cho vay ngắn hạn. Trong đó cần quan tâm hơn đến các vấn đề sau:
- Kiểm tra tại hiện trường về tình hình thu mua nguyên vật liệu, nhập kho hàng hóa… theo phương án sử dụng vốn vay đã trình của doanh nghiệp, nhất là đối với nguyên vật liệu nhập khẩu. Trong Tờ trình cho vay, cán bộ tín dụng đề xuất biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát thực tế phù hợp với từng khoản vay.
- Kiểm tra tiến độ sản xuất: Thỏa thuận với khách hàng định kỳ gửi các báo cáo tiến độ sản xuất, gia công hàng sản xuất phù hợp với thời gian luân chuyển mặt hàng đang sản xuất (có thể theo tuần, theo tháng…).
Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh.
Cán bộ tín dụng thực hiện theo Quy trình cho vay hiện hành, phối hợp và cùng phòng Thanh toán tín dụng, trong đó cần chú ý:
- Phòng Thanh toán quốc tế thực hiện đòi tiền theo Phụ lục 04.9 trong Quy trình thanh toán quốc tế:
+ Trong quá trình sản xuất, giao hàng và lập bộ chứng từ hàng xuất, tư vấn cho nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giao hàng phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C. Sau khi hoàn thiện, khách hàng gửi bộ chứng từ hàng xuất cùng với Giấy yêu cầu gửi chứng từ hàng xuất tới Ngân hàng phát hành L/C để đòi nợ. Ngân hàng Đông Đô sẽ là người hưởng lợi trực tiếp trên hối phiếu đòi nợ. Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất nếu thấy hợp lệ thì chuyển đi đòi tiền theo chỉ dẫn trong L/C. Khi nhận được điện báp có thanh toán bộ chứng từ hàng xuất từ ngân hàng thanh toán, Ngân hàng sẽ hạch toán thu nợ vay, lãi vay và các phi có liên quan khác.
+ Trường hợp xuất hiện rủi ro ảnh hưởng đến khả năng đòi nợ của bộ chứng từ, phòng Thanh toán quốc tế thông báo cho phòng Tín dụng để phối hợp giải quyết.
- Hồ sơ khách hàng giao phòng Thanh toán quốc tế về Bộ chứng từ hàng xuất: Xác định theo yêu cầu của L/C xuất khẩu gồm:
(1) Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
(2) Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
(3) Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy/Certificate)
(4) Giấy chứng nhận chất lượng (Quality Certificate)
(5) Giấy chứng nhận số lượng (Quantity Certificate)
(6) Phiếu đóng gói (Paking List)
(7) Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
(8) Các giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu của Ngân hàng
(Các giấy tờ trên phải là bản chính)
- Phòng tín dụng lập Phụ lục Hợp đồng cầm cố quyền đòi nợ bộ chứng từ phát sinh từ L/C xuất khẩu để xác định giá trị đảm bảo.
- Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay theo Quy trình cho vay.
- Xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng theo hướng dẫn về xử lý tranh chấp của Hội sở chính.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng.
c) Quy trình cho vay cầm cố bằng hàng hóa nhập khẩu:
Quy trình này áp dụng đối với hoạt động cho vay để thanh toán L/C nhập khẩu hàng hóa và dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo.
Để được cho vay theo hình thức này, khách hàng phải đảm bảo được một số điều kiện như:
- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu tối thiểu là 2 năm, có giấy phép xuất nhập khẩu loại hàng hóa cầm cố.
- Có uy tín trong quan hệ xuất nhập khẩu, loại hàng hóa cầm cố phải là hàng hóa thường xuyên kinh doanh và có đủ điều kiện như cầm cố bằng hàng hóa.
- Khách hàng trực tiếp nhập khẩu và mở L/C thanh toán qua Ngân hàng Đông Đô.
- Loại L/C bao gồm: L/C không hủy ngang, L/C không xác nhận, L/C không được chuyển nhượng, L/C không cho phép đòi tiền bằng điện.
- Hợp đồng thương mại phải không có những điều khoản đặc biệt, khó thực hiện. Điều kiện thanh toán quy định rõ ràng cụ thể.
- Ngân hàng chỉ cho vay tối đa 85% giá trị L/C phải thanh toán.
- Thời hạn cho vay tối đa dựa trên chu kỳ kinh doanh của khách hàng nhưng không quá 9 tháng (tính từ ngày mở L/C).
- Khách hàng cam kết dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm đảm bảo.
- Hàng hóa phải được mua bảo hiểm theo quy định về thương mại quốc tế, phải được quản lý như đối với cầm cố bằng hàng hóa.
- Khách hàng chỉ được nhận hàng theo lệnh của Ngân hàng.
Nội dung quy trình:
Bước 1 - Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng vay vốn.
Bước 2 - Thẩm định các điều kiện tín dụng: Theo quy trình tín dụng hiện hành. Cán bộ tín dụng cần chú ý đánh giá về chủng loại hàng hóa phù hợp điều kiện làm tài sản đảm bảo quy định ở trên.
Bước 3 - Xét duyệt cho vay, ký Hợp đồng tín dụng:
Việc xét duyệt cho vay được thực hiện theo quy trình nghiệp vụ cho vay trong Quy trình cho vay và quản lý tín dụng. Lưu ý: Các thủ tục cần hoàn thiện đồng thời với ký Hợp đồng tín dụng gồm:
+ Ký Hợp đồng thuê kho 3 bên, Hợp đồng giao nhận, Hợp đồng vận chuyển 3 bên (nếu cần).
+ Hợp đồng đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
+ Thỏa thuận về phương thức giao nhận hàng hóa, kho chứa hàng.
+ Mua bảo hiểm (đường biển, vận chuyển trên đường, cháy nổ và các rủi ro đặc biệt khác).
Bước 4 - Mở L/C và tu chỉnh L/C.
Bước 5 - Thanh toán L/C và thực hiện các thủ tục nhận nợ.
Bước 6 - Giao nhận và vận chuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2636.doc