MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:
VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ACB KỲ HÒA 1
1.1. Quá trình hình thành phát triển của ngân hàng Á Châu 1
1.2. Bộ máy quản lý của ngân hàng Á Châu 6
1.3. Giới thiệu về ngân hàng Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa 7
1.3.1. Quá trình hình thành 7
1.3.2. Các phòng ban công tác 7
1.3.3. Các sản phẩm đang được thực hiện tại chi nhánh 9
1.3.4. Kết quả hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua 10
1.3.5. Định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới 12
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ THỰC TRẠNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA 16
2.1. Cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại 16
2.1.1. Tổng quan về tín dụng 16
2.1.1.1. Khái niệm 16
2.1.1.2. Sự cần thiết của tín dụng 16
2.1.1.3. Các hình thức tín dụng 17
2.1.1.3.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng 17
2.1.1.3.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng 18
2.1.1.3.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn 18
2.1.1.3.4. Cănc ứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 18
2.1.1.3.5. Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng 19
2.1.1.4. Chức năng của tín dụng 19
2.1.1.4.1. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ 19
2.1.1.4.2. Chức năng tiết kiệm và chi phí lưu thông 19
2.1.1.4.3. Chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế 20
2.1.1.5. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường 20
2.1.1.5.1. Tín dụng góp phần thúc đẩy sản suất phát triển 20
2.1.1.5.2. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả 21
2.1.1.5.3. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội 21
2.1.1.6. Các nguyên tắc của tín dụng 21
2.1.1.7. Chất lượng tín dụng và xếp hạng ngân hàng 22
2.1.2. Tổng quan về rủi ro tín dụng 22
2.1.2.1. Khái niệm 22
2.1.2.2. Phân loại 22
2.1.2.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng 23
2.1.2.4. Nguyên nhân, tác động của rủi ro tín dụng 24
2.2. Thực trạng tín dụng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa 27
2.2.1. Khái quát về điểu kiện kinh tế xã hội và mộtsố nét chính trong hoạt độ ng của ngành ngân hàng năm 2007 và hơn 2 tháng đầu năm 2008 27
2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng Á Châu
chi nhánh Kỳ Hòa 30
2.2.2.1. Về các chỉ tiêu tín dụng 32
2.2.2.1.1. Quy mô tín dụng 32
2.2.2.1.2. Cơ cấu dư nợ vay 34
2.2.2.2. Sản phẩm tín dụng 36
2.2.2.3. Về công tác chỉ đạo, điều hành
2.2.3. Thực trạng nợ xấu và quản lý rủi ro tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa 36
2.2.3.1. Bối cảnh môi trường kinh doanh tương quan với rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh 37
2.2.3.2. Thực trạng nợ xấu, nợ gia hạn tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa 39
2.2.3.3. Công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa 40
2.2.3.3.1. Quy trình xét duyệt cho vay nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh 40
2.2.3.3.2. Công cụ đánh giá rủi ro tín dụng 40
2.2.3.3.3. Một số biện pháp trong công tác quản lý rủi ro tín dụng 42
2.2.4. Những khó khăn tồn tại trong công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa 44
2.2.4.1. Khó khăn tồn tại 44
2.2.4.2. Nguyên nhân tồn tại 44
2.2.4.2.1. Yếu tố khách quan 44
2.2.4.2.2. Những yếu tố chủ quan 46
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 49
3.1. Một số chỉ tiêu trong hoạt động tín dụng và định hướng, giải pháp phát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2010 49
3.1.1. Một số chỉ tiêu trong hoạt động tín dụng từ nay đến năm 2010 49
3.1.2. Định hướng phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2006-2010 49
3.1.2.1. Đối với ngân hàng nhà nước 49
3.1.2.2. Đối với tổ chức tín dụng 50
3.1.2.3. Định hướng khác 51
3.1.3. Quan điểm, định hướng hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 53
3.1.3.1. Quan điểm 53
3.1.3.2. Định hướng 54
3.2. Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng 55
3.2.1. Kiến nghị đối với các cấp quản lý vĩ mô và ngân hàng nhà nước 55
3.2.1.1. Về cơ chế, chính sách và môi trường pháp lý 55
3.2.1.2. Cải cách, nâng cao năng lực của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 56
3.2.1.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát, đánh gái của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động tín dụng ngân hàng 58
3.2.1.4. Tăng cường sự hợp tác, sử dụng thông tin CIC (Credit Information Center) 59
3.2.1.5. Thành lập công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam 60
3.2.2. Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa 60
3.2.2.1. Đánh giá nhận định khách hàng 61
3.2.2.2. Tăng tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm 61
3.2.2.3. Không tập trung cấp tín dụng vào một ngàng hàng, nhóm khách hàng 62
3.2.2.4. Biện pháp thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng 63
3.2.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 63
3.2.2.6. Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của ngân hàng nhà nước 63
3.2.2.7. Tham gia bảo hiểm tín dụng 64
3.2.2.8. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực 64
3.2.2.9. Công tác xử lý rủi ro tín dụng 66
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1:
VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU
CHI NHÁNH ACB KỲ HÒA
Quá trình hình thành phát triển của ngân hàng Á Châu
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có hội sở đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3, TP HCM. Trong 15 năm hoạt động, ACB không ngừng lớn mạnh và trở thành Ngân hàng TMCP với quy mô tổng tài sản lớn nhất, kinh doanh hiệu quả nhất trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam. Tính đến ngày 25/05/2007 thì vốn điều lệ của ACB là 2.530.106.520.000 đồng. Huy động vốn của ACB tính đến cuối năm 2005 chiếm khoản 3.5% thị phần toàn ngành ngân hàng, cho vay chiếm 1.72%. Còn trong hệ thống NHTMCP, ACB chiếm thị phần huy động vốn là 19.28% và thị phần cho vay là 12.11% tính đến cuối năm 2005. Ngày 31/10/2006 Giám đốc trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã kí quyết định số 21/QD – TTGDHN chấp thuận đăng kí giao dịch cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, như vậy ACB trở thành ngân hàng thứ hai sau ngân hàng Sacombank đưa chứng khoán mình lên sàn giao dịch.
Bối cảnh thành lập: Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nuớc và Pháp lệnh NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu đã được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Kể từ ngày 12/12/2007 vốn điều lệ của ACB là 2.630.059.960.000 đồng.
Thời gian hoạt động là 50 năm
Tên gọi: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu.
Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK
Tên viết tắt: ACB
Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp.HCM
Điện thoại: ( 84.8) 9290999
Fax: ( 84.8) 8399885
Trang web:www.acb.com.vn
Cổ đông nước ngoài:
( Tỷ lệ cổ phần nắm giữ: 30%) Connaught Investors ( Jardine Matheson Group), Dragon Financial Holdings Ltd., Công ty Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), Ngân Hàng Standard Chartered.
Công ty trực thuộc:
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS).
Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA).
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL).
Công ty liên kết:
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD).
Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR).
Công ty liên doanh:
Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC).
Nhân sự:
Tính đến ngày 31/12/2007 tổng số nhân viên nghiệp vụ của Ngân Hàng Á Châu là 4600 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.
Hai năm 1998 – 1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên đề về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân Hàng Far East Bank và Trust Company ( FEBTC) của Philippin thực hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị Ngân Hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân Hàng ( Bank Training Center).
Mạng lưới kênh phân phối:
Gồm 117 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc (tính đến ngày 14/04/2008):
Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 38 phòng giao dịch
Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh): 2 Sở giao dịch (Hải Phòng, Hà Nội), 7 chi nhánh và 16 phòng giao dịch
Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hòa, Hội An, Huế): 6 chi nhánh và 3 phòng giao dịch
Tại khu vực miền Tây (Long An, Cần Thơ, An Giang, và Cà Mau): 4 chi nhánh, 2 phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt)
Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu): 3 chi nhánh và 7 phòng giao dịch.
5.584 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB (31/12/2005)
360 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union (tháng 03/2005)
Các cột mốc đáng ghi nhớ:
Ngày 04/6/1993: ACB chính thức hoạt động.
Ngày 27/4/1996: ACB là NHTMCP đầu tiên phát hành thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam ACB-MasterCard.
Ngày 15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa.
Năm 1999: ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng nhằm trực tuyền hoá và tin học hóa hoạt động của ACB.
Năm 2000 là tái cấu trúc: Với những bước chuẩn bị từ năm 1997, đầu năm 2000 ACB đã chính thức tiến hành tái cấu trúc (2000-2004) như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có khối khách hàng cá nhân, khối khách hàng doanh nghiệp, khối ngân quỹ.
Ngày 29/6/2000: Tham gia thị trường vốn, thành lập ACBS. Với sự ra đời công ty chứng khoán ACB, có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy mới phát triển nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng. Rủi ro của hoạt động đầu tư tách rời khỏi họat động ngân hàng thương mại.
Ngày 02/01/2002: Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành TCBS.
Ngày 06/01/2003: Chất lượng quản lý đạt tiêu chuẩn 9001:2000 trong các lĩnh vực: (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh tóan quốc tế, (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội Sở.
Ngày 14/11/2003: Thẻ ghi nợ: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB- Visa Electron. Trong năm 2003, các sản phẩm ngân hàng điện tử: phone banking, mobile banking, home banking và Internet banking được đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện ích của TCBS.
Ngày 10/12/2004: Công nghệ sản phẩm cao: Đưa ra sản phẩm quyền chọn vàng , quyền chọn mua bán ngoại tệ. ACB trợ thành một trong số các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng.
Ngày 17/06/2005: Đối tác chiến lược: SCB & ACB ký kết thoả thuận hỗ trợ kỹ thuật. Cũng từ thời điểm này, SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Hai bên cam kết dựa trên thế mạnh mỗi bên để khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam.
Một số thành tựu:
Ngày 07-1997: Tạp chí Euromoney bầu chọn ACB là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Ngày 09-1997: Tổ chức Western Union chọn ACB là đại lý tốt nhất khu vực Châu Á. Ngày 11-12-1997: Được NHNN chọn tham gia Chương trình tín dụng phát triển nông thôn (RDF) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Ngày 06-06-1998: Tham gia Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng thế giới (SWIFT). Ngày 13-07-1998: Được chọn tham gia Chương trình Tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ. Ngày 05-12-1998: Báo The Asia Wall Street Journal nhận định: "ACB nổi bật là một ngân hàng mạnh tại Việt Nam".
Ngày 15-10-1999: Tạp chí Global Finance bình chọn ACB là ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 1999.
Ngày 28-07-2000: Được chọn tham gia Dự án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEFP) của Chính phủ Nhật Bản thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC).
Ngày 18-12-2001: Được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệt Quốc gia về Giải thưởng Chất lượng Việt Nam cấp; thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen vì ACB có thành tích nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trong nhiều năm qua,và được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam năm 2002; Được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệt Quốc gia về Giải thưởng Chất lượng Việt Nam cấp.
Ngày 21-05-2003: Ủy ban Nhân dân Tp.HCM, nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập, tặng Bằng khen cho cán bộ nhân viên ACB vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên tục nhiều năm. Ngày 03-06-2003: Thủ Tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì ACB đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2000 đến 2002, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 04-10-2003: Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO) trao giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương hạng xuất sắc. Ngày 17-10-2003: Hội nghị khách hàng & Lễ công bố Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương hạng xuất sắc.
Ngày 04-01-2005: Giải thưởng thương hiệu Việt.
Ngày 04-06-06: Lễ đón nhận giải thưởng " Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2005" do tạp chí Euromoney trao tặng.
Ngày 25-03-07: Giải thưởng “The Best Leader for Vietnam 2006”. Ông Lý Xuân Hải - Tổng Giám Đốc ACB nhận giải thưởng nhà lãnh đạo xuất sắc của ngành tài chính ngân hàng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Bộ máy quản lý của ngân hàng Á Châu
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Hội Đồng Quản Trị
Ban Tổng Giám Đốc
Các Hội Đồng
VP HĐQT
Ban Kiểm Soát
Ban KT Nội Bộ
Ban Chiến lược
Ban Chính Sách Và Quản Lý Tín Dụng
Ban Đảm Bảo
Chất Luợng
Phòng Đầu Tư
Phòng Kế Toán
Phòng Quan Hệ Đối Ngoại
Phòng Quản Lý Rủi Ro
Khối KHCN
Khối KHDN
Khối
Ngân Quỹ
Khối PTKD
Khối QTNL
Khối CNTT
Khối
Vận Hành
P Bán Hàng
P Hỗ Trợ
P Nghiệp Vụ
P Sản Phẩm
P Bán Hàng
P Nghiệp Vụ
P Hỗ Trợ
P Sản Phẩm
P KD
Ngoại Hối
P KD
Vàng
P KD
Vốn
P Hỗ Tr ợ
PT CN
P Nghi ên Cứu TT
P Marketing
P Hỗ Trợ TD
P Tổng Hợp
P Thẩm
Định
P Quản L ý Quỹ
P Nghiệp Vụ GD
P Pháp Chế
P Nhân Sự
P Hành Chánh
Trung
Tâm Đào Tạo
P Phát Triển Nguồn Lực
P Hành Chánh
P Phân Tích NghiệpVụ
P Quản Lý CSDL
P Vận Hành CNTT
Sở GD,Chi nhánh, PGD
Đại Hội Đồng Cổ Đông
1.3. Giới thiệu về ngân hàng Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa
Quá trình hình thành
Phòng giao dịch Kỳ Hoà, trực thuộc Hội Sở được thành lập theo quyết định số 8566/QĐ ngày 26/8/1998 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng TMCP Á Châu và giấy chấp thuận số 07/GCT.98 ngày 5/12/1998 của NHNN Việt Nam – Chi Nhánh TP.HCM.
Phòng giao dịch Kỳ Hoà được chuyển đổi tên gọi thành Chi Nhánh Kỳ Hoà theo công văn số 131/NHTP.2002 ngày 6/02/2002 của NHNN Việt Nam – Chi Nhánh TP.HCM và Quyết Định số 210/QĐ – QLCN.02 ngày 18/02/2002 của Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Á Châu.
Ngân Hàng Á Châu – Chi Nhánh Kỳ Hoà :
Trụ sở đặt tại: 109 đường 3/2, quận 10, TP.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 8938358 – (08) 8336873
Fax: (08) 8398361
Hiện nay số nhân viên của NHTMCP Á Châu – Chi Nhánh Kỳ Hoà là 48 nhân viên.
Các phòng ban công tác
GIÁM ĐỐC
P.KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ
P.KIỂM TRA NỘI BỘ
P.TÍN DỤNG
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng Giám đốc:
Giám đốc là người trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Chi Nhánh theo các quy chế, quy định của NHTMCP Á Châu và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc NHTMCP Á Châu, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh.
Phòng Tín Dụng:
Lập kế hoạch phấn đấu đạt chỉ tiêu được giao cho từng thời kỳ.
Thực hiện nghiệp vụ cho vay theo đúng quy trình tín dụng, đảm bảo nguyên tắc cho vay và thu hồi vốn cho chi nhánh.
Chịu trách nhiệm thẩm định về mặt tài chính của khách hàng.
Tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, tiếp tục tạo uy tín với khách hàng trên tinh thần phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đề xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Lưu trữ và bảo quản hồ sơ tín dụng.
Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng.
Phòng kế toán ngân quỹ:
Hạch toán kế toán, theo dõi phương án, tình hình sản xuất hoạt động kinh doanh, tài chính, quản lý các luồng vốn, tài sản tại chi nhánh.
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa Chi Nhánh với khách hàng, giữa ngân hàng với nhau, phát hành các loại séc và làm dịch vụ thanh toán khác. Hằng ngày, phòng còn thực hiện kế toán các khoản thu chi để xác định lượng vốn hoạt động của chi nhánh.
Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập thủ tục nhận và trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân, dịch vụ kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
Xuất, nhập, bảo quản các chứng từ có giá, bảo quản tiền bạc, tài sản của khách hàng.
Thực hiện công tác dự toán.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, chứng từ kế toán, giữ bí mật số liệu nội bộ của chi nhánh.
Phòng kiểm tra nội bộ:
Giám sát nghiệp vụ hoạt động của chi nhánh trên mọi lĩnh vực nhằm đảm bảo an toàn tài sản của chi nhánh.
Thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo đúng pháp luật, quy định của Ngân Hàng Á Châu, báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ.
Phối hợp với các đoàn thanh tra Nhà Nước, Hội Sở trong việc kiểm tra tại Chi Nhánh.
Nhân viên hành chánh:
Sắp xếp lịch huấn luyện nghiệp vụ nhân viên, lập kế hoạch khen thưởng.
Lập kế hoạch, tổ chức công tác xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị và công cụ.
Lập báo cáo về công tác cán bộ, tiền lương, thưởng theo quy định.
Các sản phẩm đang được thực hiện tại chi nhánh: giống như các sản phẩm đang được thực hiện tại hệ thống ACB:
Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.
Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
Kết quả hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua
Bảng 1: Kết quả hoạt động của chi nhánh trong 3 năm 2005-2007
Chỉ Tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
%
%
Tổng thu
36,212
38,614
43,689
6.63
13.14
Thu lãi
28,286
30,450
35,653
7.65
17.08
Thu từ khoản phí và dịch vụ
5,292
5,651
5,403
6.78
( 4.38 )
Thu khác
2.634
2.513
2.633
4,60
4,78
Tổng chi
27,932
30,533
33,777
9.31
10.62
Chi lãi
21,633
22,612
25,157
4.53
11.26
Chi trả phí và dịch vụ
628
658
512
4.77
( 22.18 )
Chi khác
5,670
5,319
6,223
(6.19)
16.99
Thuế TNDN
1,876
1,944
1,885
3.62
( 3.03 )
Riêng trong quý IV năm 2007:
Bảng 2: Đánh giá kết quả hoạt động giao dịch của chi nhánh trong quý IV/2008
Chỉ tiêu
T/H Quý IV
KH Quý IV
% Thực hiện
A. Huy động
I. KHCN
606,846.41
693,084.19
87.56%
1. Số dư TGTK
543,683.48
632,911.05
85.9%
2. Số dư TGTT
63,162.93
60,173.14
104.97%
II. DNTN
1,451.20
6,017.31
24.12%
1. Số dư TGTT
1,451.20
6,017.31
24.12%
III. KHDN
88,529.63
55,000
160.96%
1.Số dư TGTT+Ký quỹ
38,029.63
33,000
115.24%
2. Số dư TG có kỳ hạn
50,500.00
22,000
229.55%
Tổng cộng
696,827.24
754,101.50
92.40%
B. Dịch vụ
I. Phí dịch vụ
666.38
791.44
84.20%
II. Doanh số TTQT
5381879 USD
5000000USD
107.63%
III. Số lượng Công ty mới
35 công ty
73 công ty
47.94%
C. Cho vay
I. KHCN
1. Dư nợ
165,083.08
142,560.00
115.79%
2. Nợ quá hạn
0.13%
0.22%
II. DNTN
1. Dư nợ
24,122.76
14,256.00
169.21%
2. Nợ quá hạn
0.00%
0.30%
III. KHDN
1. Dư nợ
75,393.48
60,000.00
125.66%
2. Nợ quá hạn
0.00%
0.30%
Tổng cộng
264,599.32
216,820.00
122.03%
Đánh giá:
Điểm mạnh:
Đội ngũ CSR nhanh nhẹn, phục vụ khách hàng tốt, có nghiệp vụ chuyên môn.
Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhanh nhẹn, phục vụ khách hàng tốt, có nghiệp vụ chuyên môn.
Tập thể nhân viên trong toàn chi nhánh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết và có đạo đức.
Điểm yếu:
Mặt bằng chi nhánh nhỏ, khôngc ó chỗ đậu xe cho khách hàng đến giao dịch, nên khó khăn trong việc phát triển khách hàng. Diện tích giao dịch với khách hàng chật hẹp không đủ chỗ cho việc phục vụ khách hàng dẫn đến việc không tạo được sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch. Chính điểm yếu này làm cho chi nhánh bị hạn chế trong việc hu hút được nhiều khách hàng lớn, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân.
Do là trục đường cấm đậu xe và chi nhánh không bố trí được chỗ đậu xe cho khách hàng đến giao dịch bằng xe ôtô nên các khách hàng lớn thường ngại đến giao dịch với chi nhánh.
Định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới
Trong thời gian tới, chi nhánh sẽ cố gắng thực hiện các chỉ tiêu do Hội sở đề ra nhằm thực hiện kế hoạch phát triển trong tương lai của hệ thống.
Môi trường hoạt động năm 2008 sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng rất phức tạp, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các ngân hàng. Trên thế giới, kinh tế Mỹ có thể suy thoái diện rộng kéo theo thâm hụt thanh khoản toàn cầu và khu vục, ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của Việt Nam, gây khó khăn cho việc huy động vốn từ nước ngoài, đồng thời đưa giá vàng vào xu thế tăng. Trong nước, các biện pháp đảm bảo tăng rưởng và kiềm chế lạm phát sẽ làm hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu nhiều sức ép và khó khăn. Sẽ có nhiều ngân hàng mới, bao gồm các ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường và cạnh tranh về thị phần, đặc biệt là thị phần huy động, sẽ quyết liệt hơn. Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản sẽ ngày càng quy củ hơn và tiếp tục là nơi hu hút đầu tư xã hội.
Trong năm 2008, ACB tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh xoay quanh 5 mục tiêu:
Tăng trưởng nhanh và bền vững.
Kiểm soát rủi ro tốt để đảm bảo an toàn.
Duy trì cấu trúc tài chính lành mạnh và lợi nhuận cao.
Chuẩn bị nhân lực kế thừa.
Hoàn thiện văn hóa công ty.
Năm 2008 còn là năm tạo tiền đề cho việc hiện thực hóa kế hoạch 2008 – 2010: dự kiến năm 2010 tổng tài sản và dư nợ cho vay sẽ tăng gấp 3,6 lần; vốn chủ sở hữu tăng gấp 2,5 lần và lợi nhuận trước thuế tăng gấp 3 lần so với năm 2007.
Để thực thi chiến lược này, năm 2008 ACB phấn đầu nâng chỉ tiêu hoạt động (bao gồm tổng tài sản, dư nợ cho vay, huy động tiền gửi khách hàng và lợi nhuận) lên gấp 1,6 – 2 lần so với năm 2007. các chỉ số tài chính như ROE sẽ được duy trì ở mức trên 30%, thu nhập từ lãi/tổng tài sản bình quân 2,3%; thu nhập dịch vụ tăng gấp đôi. Vốn chủ sở hữu sẽ tiếp tục tăng thông qua việc dùng toàn bộ lợi nhuận chia cổ tức năm 2007 và thặng dư vốn 1.704 tỷ đồng để nâng vốn điều lệ; chuyển đổi 550 tỷ đồng trái phiếu đổi thành cổ phiếu; và phát hành thêm 1.350 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi (đã thực hiện trong tháng 2 năm 2008).
Ngoài ra ACB còn thực hiện các chương trình và dự án trọng điểm, bao gồm:
Triển khai mô hình bán hàng trực tiếp toàn hệ thống.
Chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tách bạch vai trò kinh doanh với vận hành và tăng cường kiểm tra, kiểm soát.
Giới thiệu thêm các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiết kiệm, vay vốn và đầu tư của khách hàng.
Tăng trưởng mạng lưới cả về số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và địa bàn hoạt động.
Do môi trường kinh doanh của năm 2008 thay đổi như dự báo, ACB nhận thức được yêu cầu linh hoạt trong xây dựngcác chương trình hành động ngắn hạn phù hợp với diễn biến của thị trường; quyết liệt trong việc triển khai các dự án trọng điểm; và tận dụng tốt cơ hội.
Với nỗ lực chung của tập thể ACB, 2008 sẽ là năm kết thức một cách trọn vẹn chương trình hành động 5 năm 2004 – 2008, đồng thời tạo tiền đề để thực hiện chiến lược kinh doanh 2008 – 2010 đầy tham vọng mà ACB đã đặt ra với tầm nhìn đến năm 2015 với định hướng phát triển đến năm 2015 như sau:
Tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam ở các chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng (phấn đấu cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành), chỉ số tài chính (duy trì ở mức an toàn cao, trong đó ROE cần đạt 25% đến 30%), chất lượng tài sản có và quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất.
Các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững và kiểm soát tốt quá trình tăng trưởng; tổng nguòn huy động sẽ đạt vượt 10 tỷ USD, vốn chủ sở hữu vào khoản trên 10.000 tỷ đồng.
Hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng chất lượng dịch vụ tốt.
Mở rộng mạng lưới, tăng nguồn nhân lục, đào tạo, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát.
ACB sẽ tiếp tục là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần và dần rút ngắn khoản cách với các ngân hàng thương mại nhà nước.
Bảng 3: Các chỉ tiêu ACB cần đạt từ năm 2007 đến năm 2015
2015
481000
175000
282000
10800
19000
2014
433000
158000
256000
9700
17500
2013
386,000
141,000
230000
8,600
16,000
2012
325,000
125,000
210,000
7,500
15,000
2011
310,000
100,000
175,000
6,500
12,000
2010
225,000
95,000
150,000
5,000
10,000
2009
220,000
80,000
125,000
4,000
9,000
2008
155,000
62,000
104,000
3,000
7,500
2007
87,145
32,000
75,977
1,870
6,111
Chỉ tiêu
Tổng tài sản
Dư nợ cho vay
Huy động
Lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu