MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 2
1.1. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG TTQT 2
1.1.1. Định nghĩa 2
1.1.2 Trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ 3
1.1.2.1 Các bên tham gia 3
1.1.2.2 Trình tự nghiệp vụ 5
1.1.3 Các loại thư tín dụng (L/C) 6
1.1.3.1 Căn cứ theo loại hình 6
1.1.3.2 Căn cứ theo phương thức sử dụng 6
1.1.3.3 Căn cứ vào thời hạn L/C 8
1.1.4 Cơ sở pháp lý của phương thức tín dụng chứng từ 8
1.1.5. Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ 10
1.1.5.1 Đối với nhà nhập khẩu 10
1.1.5.2 Đối với nhà xuất khẩu 10
1.1.5.3 Đối với các ngân hàng 11
1.2. RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 12
1.2.1. Khái niệm rủi ro trong thanh toán quốc tế 12
1.2.1.1. Một số quan điểm về rủi ro 12
1.2.1.2 Khái niệm rủi ro trong thanh toán quốc tế 12
1.2.2. Phân loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ ` 13
1.2.2.1. Căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại 13
1.2.2.2. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro 16
1.2.3. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ của NHTM 21
1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG 22
1.3.1 Nhân tố chủ quan 22
1.3.2 Nhân tố khách quan 22
1.3.3 Nhân tố nghiệp vụ 23
1.3.3.1.Các biện pháp né tránh rủi ro 23
1.3.3.2.Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro 23
1.3.3.3.Các biện pháp giảm thiểu rủi ro 24
1.3.3.4.Các biện pháp dự phòng 24
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI 25
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI 25
2.1.1.Sự ra đời và phát triển 25
2.1.2.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội 26
2.1.3. Các kết quả đạt được 28
2.1.3.1. Phát triển tổ chức và hệ thống 28
2.1.3.2. Phát triển quy mô hoạt động 28
2.1.3.3. Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn được đẩy mạnh 28
2.1.3.4. Phát triển sản phẩm, dịch vụ 29
2.1.3.5.Phát triển công nghệ 29
2.1.3.6.Hợp tác cùng phát triển 29
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MB 29
2.2.1. Thực trạng hoạt động TTQT 29
2.2.2. Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 32
2.2.2.1. Thanh toán hàng hóa nhập khẩu theo L/C 32
2.2.2.2 Thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo L/C 34
2.2.3. Thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại MB 35
2.2.3.1. Các loại rủi ro 36
2.2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro 46
2.3. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MB 50
2.3.1. Biện pháp né tránh rủi ro 50
2.3.2. Biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro 51
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TẠI MB 54
2.4.1 Kết quả đạt được 54
2.4.2 Khó khăn vướng mắc và nguyên nhân 54
CHƯƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MB 56
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MB 56
3.1.1. Chiến lược hoạt động của MB đến năm 2012 56
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 58
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MB 59
3.2.1. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 59
3.2.2 Nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ 61
3.2.3. Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống quản trị rủi ro 64
3.2.4 Giải pháp về nguồn ngoại tệ 65
3.2.5. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng 66
3.2.6. Tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin 68
3.3. KIẾN NGHỊ 68
3.3.1. Kiến nghị đối với các DN XNK 68
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 72
3.3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan 76
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3576 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh toán tín dụng chứng từ có thể xảy ra với tất cả các NH tham gia nhất là đối với NHPH L/C.
2.2.3.1. Các loại rủi ro
Rủi ro tác nghiệp
Tại Việt Nam rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro thường xuyên xảy ra với các ngân hàng tham gia thanh toán quốc tế bởi phương thức này đòi hỏi rất nghiêm ngặt về tính phù hợp của chứng từ, phù hợp với tiêu chuẩn, tập quán quốc tế nên một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra rủi ro. Thực tế cho thấy, có đến hơn 50% bộ chứng từ do các doanh nghiệp lập ra, khi xuất trình cho NH thì không hoàn hảo. Bên cạnh đó cán bộ Ngân hàng thực hiện giao dịch L/C không chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ, theo UCP 600 và các thông lệ quốc tế khác. Và MB cũng không thể tránh khỏi rủi ro tác nghiệp này.
Đối với L/C nhập khẩu: Các khâu trong giao dịch L/C NK xuất hiện rủi ro tác nghiệp đó là:
Thứ nhất, rủi ro trong khâu soạn điện mở, sửa đổi, thanh toán L/C: Đây là khâu rất quan trọng bởi L/C một khi phát hành ra là cam kết của NHPH về việc thanh toán cho một bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Do đó chỉ cần 1 sai sót nhỏ cũng dẫn tới rủi ro cho NH. Các lỗi cụ thể như:
TTV đánh sai lỗi chính tả phần mô tả hàng hóa trong L/C hay liệt kê thiếu chứng từ yêu cầu xuất trình, gây tốn kém chi phí sửa đổi và làm giảm uy tín của NH.
TTV khi làm điện thanh toán do nhầm lẫn đánh sai số tiền và phải làm điện chuyển bổ sung số tiền sai sót. Hay có trường hợp điện thanh toán ghi sai ngày giá trị hiệu lực và đã phải điện sửa đổi và bị phạt.
Thứ hai, rủi ro trong khâu kiểm tra chứng từ, thông báo sai sót:
Chậm trễ trong việc kiểm tra bộ chứng từ: Do việc sử dụng UCP600 và UCP500 đã xảy ra nhiều lỗi trong khâu kiểm tra chứng từ. Thường hay nhầm lẫn về thời gian quy định cho việc kiểm tra chứng từ. Theo UCP600 quy định thời gian cho NH kiểm tra chứng từ chỉ còn 5 ngày làm việc NH thay vì 7 ngày làm việc NH của UCP500. Do đó có trường hợp TTV vì quen với nếp làm việc 7 ngày nên đã quên không thanh toán bộ chứng từ sạch trong vòng 5 ngày làm việc cho phép và bị NH nước ngoài phạt lãi trả chậm.
Phát hiện và thông báo không đầy đủ lỗi trong bộ chứng từ so với L/C: TTV kiểm tra và phát hiện lỗi của bộ chứng từ nhưng đến khi thông báo cho KH lại thông báo sót, không đầy đủ. KH chấp nhận thanh toán, nhận bộ chứng từ, nhưng khi nhận hàng, KH phát hiện hàng bị sai kích cỡ và chứng từ cũng thể hiện sai kích cỡ của hàng hóa. Tuy trường hợp này MB không bị kiện ra tòa nhưng cũng làm giảm uy tín của NH.
Bắt lỗi không chính xác: Trường hợp hợp khách hàng đã chấp nhận bộ chứng từ, MB đã thanh toán nhưng do bắt lỗi không chính xác nên nhiều nhân viên đã trừ phí lỗi và NHCK đã đòi lại tiền phí lỗi. Do vậy MB đã phải chuyển trả lại tiền phí lỗi cho NHCK gây ảnh hưởng đến uy tín của MB.
Đối với L/C xuất khẩu:
Do không cẩn thận trong khâu kiểm tra chứng từ, TTV đã không phát hiện ra lỗi sai sót của bộ chứng từ để thông báo cho KH sửa đổi nên khi gửi chứng từ ra nước ngoài thì bị từ chối.
Khi gửi bộ chứng từ ra nước ngoài, TTV không theo dõi để tra soát khoản tiền thanh toán, để tình trạng NHPH quá thời gian cho phép 5 ngày làm việc NH mà không có trả lời về bộ chứng từ.
Ngoài ra, rủi ro này còn xảy ra giữa các phòng ban, giữa Chi nhánh và Hội sở, khi quy trình TTQT chưa tách bạch trách nhiệm của Phòng QHKH và Phòng TTQT, cách tác nghiệp giữa các phòng ban nên gây rủi ro trong quá trình thực hiện.
Rủi ro hàng hóa
Về cơ bản thì NH sẽ không chịu trách nhiệm trực tiếp về rủi ro hàng hóa bởi trong phương thức tín dụng chứng từ thì NH chỉ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý của bộ chứng từ mà không có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa thực. Nhưng với tư cách là NH của người NK, MB không tư vấn tốt cho khách hàng các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương cũng như quy định đối với bộ chứng từ trong L/C, dẫn đến việc khách hàng nhận được hàng hóa kém chất lượng, khó tiêu thụ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc không thu hút được khách hàng và còn ảnh hưởng đến tình hình thu nợ của MB, gây ra rủi ro tín dụng trong trường hợp khách hàng dùng vốn vay để mở L/C.
Rủi ro tín dụng
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của MB phần lớn thuộc nhóm khách hàng truyền thống, khách hàng VIP của MB như các doanh nghiệp thuộc bộ Quốc phòng.
Đối với nhóm đối tượng khách hàng này MB dành nhiều ưu đãi khi sử dụng dịch vụ của mình, trong đó có việc miễn ký quỹ 100% khi mở L/C. Có DN được MB cho vay tới 100% trị giá L/C hay chỉ phải ký quỹ một phần, phần còn lại DN sẽ nộp tiếp khi nhận được bộ chứng từ. Có thể nói đây là một ưu điểm của MB để có cạnh tranh được trên thị trường. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là rủi ro có thể xảy ra bởi trong quá trình thực hiện hợp đồng, do những điều kiện khách quan như sự biến động của giá hàng, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất NH, chính sách thuế,… và do bản thân DN kinh doanh kém hiệu quả, dẫn đến mất khả năng TT, thậm chí phá sản và gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngân hàng.
Trường hợp L/C mở bằng vốn ngân sách rất đảm bảo về khả năng trả nợ nhưng lại rất rủi ro về khả năng thanh toán đúng hạn vì một thực trạng hiện nay, việc rút vốn từ ngân sách mất rất nhiều thủ tục, thời gian mà NHPH chỉ có 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng từ để kiểm tra và tiến hành thanh toán.
Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức bao gồm rất nhiều hình thức khác nhau, rất nhiều thời điểm khác nhau trong tiến trình thực hiện L/C. Đây là một khó khăn lớn để ngân hàng kiểm soát.
Rủi ro đạo đức của người XK bao gồm:
Lợi dụng những lỗi sai sót của chứng từ để trì hoãn thanh toán, ép người bán giảm giá hay không thanh toán.
Cố ý không giao hàng, giao hàng hàng thiếu, hàng không đúng chất lượng, chủng loại, nhưng lại xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo hay bộ chứng từ giả cho ngân hàng,
Kết hợp với hãng tàu phát hành hai bộ vận đơn gốc cho cùng một lô hàng để lừa NHPH. Người XK lừa NHPH mở hai L/C cho một hợp đồng.
Cố tình chậm xuất trình chứng từ để ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng theo bộ chứng từ của người NK sau đó xuất trình bộ chứng từ có giá trị cao hơn hay không xuất trình vận đơn gốc.
Sau đây là một trường hợp điển hình mà MB đã gặp phải.
Trường hợp 1: Chứng từ có lỗi bị ép giảm tiền thanh toán
Công ty may 28 XK sang nước ngoài, bộ chứng từ có lỗi và bị người NK nước ngoài ép giảm 1/3 trị giá lô hàng.
Trường hợp 2: Người XK kết hợp với hãng tàu phát hành hai bộ vận đơn cho một lô hàng để lừa NHPH
MB phát hành L/C NK xe ô tô cũ với trị giá ghi trong L/C: CTy Hàn Quốc hưởng, NHTB: Kookmin Bank, Hàn Quốc
MB nhận được bộ chứng từ nhờ thu (gồm 3/3 vận đơn gốc) trị giá: 21.400USD từ Ngân hàng Kookmin, Hàn Quốc, người gửi hàng là công ty HQ. Công ty NK Việt Nam đã chấp nhận và thanh toán cho bộ chứng từ nhờ thu và đi nhận hàng.
Sau đó bộ chứng từ trị giá lô hàng 17.600USD được xuất trình tại MB theo L/C trên. MB đã kiểm tra và thấy bộ chứng từ có sai sót. Người NK đã từ chối không nhận chứng từ và xin giải phóng tiền ký quĩ.
Tại thời điểm nàyô tô cũ của Hàn Quốc đang bán rất chạy trên thị trường Việt Nam. Thấy có điểm nghi ngờ, MB tiến hành tìm hiểu thì được biết người NK đã nhận hàng theo bộ chứng từ nhờ thu với số vận đơn và nội dung của vận đơn hoàn toàn trùng với vận đơn của L/C.
MB nhận được điện từ Ngân hàng Kookmin Bank yêu cầu chuyển lại bộ chứng từ theo L/C với điều kiện “MB phải đảm bảo chắc chắn là hàng chưa được giao cho bất cứ ai” Điều này là hoàn toàn trái với điều 4 UCP500 là ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ, MB đã điện lại cho Ngân hàng Kookmin Bank yêu cầu người hưởng lợi trả toàn bộ phí liên quan đến việc chuyển trả lại chứng từ và không chịu trách nhiệm về hàng hóa được ghi trên vận đơn.
Như vậy người XK và người chuyên chở đã có hành động lừa đảo thông qua việc phát hành 6 bản vận đơn gốc cho lô hàng thay vì 3/3 bản vận đơn gốc như đã ghi trên bề mặt của vận đơn.
Trong trường hợp này, nếu bộ chứng từ được xuất trình hoàn hảo thì MB đã phải thanh toán cho người XK.
Trường hợp 3: Người XK lừa NHPH mở hai L/C cho một hợp đồng
Người hưởng lợi L/C - Công ty TNHH, Trung Quốc lấy lý do nhận được L/C gốc quá chậm nên không kịp giao hàng và fax đề nghị người NK hủy L/C thứ nhất đã được thông báo qua Ngân hàng ABN AMRO, Trung Quốc, đồng thời mở ngay L/C thứ hai thông báo qua Ngân hàng Standard Chartered Bank, Trung Quốc để kịp giao hàng. Do nhu cầu gấp về hàng hóa người NK yêu cầu MB hủy L/C cũ và phát hành L/C mới. MB đã yêu cầu người hưởng lợi xác nhận việc hủy L/C qua ngân hàng ABN AMRO nhưng không nhận được hồi âm.
Khoảng 15 ngày sau, MB nhận được bộ chứng từ hoàn hảo xuất trình theo L/C thứ nhất L/C mà MB đã đề nghị hủy. MB đã phải thanh toán bộ chứng từ vì theo UCP500 người hưởng lợi đã không chấp nhận hủy L/C.
Như vậy, MB đã có hai cam kết thanh toán cho người XK trên cùng một lượng ký quỹ
Trường hợp 4: Ký hậu bảo lãnh nhận hàng cho một số tiền nhưng bộ chứng từ về với số tiền cao hơn
MB mở L/C có nội dung:
Hàng hóa là các loại vải
Cho phép giao hàng từng phần
L/C không qui định về đơn giá mà chỉ qui định về số lượng.
Hàng về cảng, tránh tiền lưu kho bãi và để kịp tiến độ sản xuất, người xin mở L/C đã đề nghị MB ký hậu bảo lãnh nhận hàng bộ chứng nhận hàng trị giá: 38.000USD.
Người XK đã xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo với trị giá cao hơn: 45.200USD và MB đã phải thanh toán cho số tiền 45.200USD. Người yêu cầu mở L/C là một công ty có uy tín nên đã nộp đủ phần tiền chênh lệch cho MB.
Việc qui định không rõ ràng trong L/C về số lượng, số tiền cụ thể cho từng lần giao hàng đã tạo kẽ hở cho người hưởng lợi, lợi dụng đòi số tiền cao hơn thực tế. Nếu trong trường hợp người NK và XK cố tình kết hợp lừa đảo thì ngân hàng không thể thu hồi được số tiền chênh lệch.
Có trường hợp người XK còn tinh vi hơn, chờ khi ngân hàng đã phát hành bảo lãnh nhận hàng cho người NK mới xuất trình bộ chứng từ không có vận đơn gốc để buộc ngân hàng phải thanh toán với hy vọng dùng bộ vận đơn gốc để đòi tiền lần hai.
Trường hợp 5: MB bảo lãnh nhận hàng nhưng bộ chứng từ xuất trình không có vận đơn gốc.
MB đã phát hành bảo lãnh nhận hàng cho công ty B nhận hàng. Khi bộ chứng từ được xuất trình cho MB, bộ chứng từ có sai sót là dùng vận đơn copy xuất trình thay vì vận đơn gốc. Người hưởng lợi thông báo mất vận đơn gốc và nhiều lần gây sức ép yêu cầu MB thanh toán bộ chứng từ vì đã phát hành bảo lãnh nhận hàng. Tuy nhiên MB quyết định từ chối thanh toán và yêu cầu người hưởng lợi xuất trình vận đơn gốc để ngân hàng gửi lại hãng tầu đổi lấy bảo lãnh nhận hàng. Cuối cùng người hưởng lợi đã xuất trình vận đơn gốc và MB đã thanh bộ chứng từ.
Người hưởng lợi không phải đã đánh mất vận đơn gốc như họ thông báo cho người NK và ngân hàng. Do có sự cảnh cảnh giác cao của MB đã tránh được một vụ lừa đảo có thể có, bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng và khách hàng.
Trường hợp 6: Khi MB chi nhánh Hồ Chí Minh mới thành lập, Công ty XNK Thanh niên có mang một L/C đến thế chấp để vay vốn. Do nhân viên ngân hàng còn non kém trong nghiệp vụ nên không nắm được rằng L/C đã hết hạn và bộ chứng từ theo L/C đã được xuất trình đòi tiền tại ngân hàng Eximbank. Khó khăn lắm MB mới đòi được nợ. Các rủi ro phát sinh trong quá trình thanh toán hàng NK bằng phương thức L/C không chỉ bắt nguồn từ sự không trung thực của người bán nước ngoài mà nhiều trường hợp do DN Việt Nam gây ra. Nhiều người lợi dụng ngân hàng còn non trẻ, còn ít kinh nghiệm để tiến hành lừa đảo mở L/C
Rủi ro đạo đức của nhà NK:
Lợi dụng NHPH còn thiếu kinh nghiệm, thiếu khách hàng lừa đảo mở L/C theo hợp đồng giả.
Cố tình không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng.
Trường hợp 7: MB chi nhánh Hải Phòng tiếp nhận một hồ sơ xin mở L/C yêu cầu mức ký quĩ thấp (10%). Khi xem xét hợp đồng thì nhân viên ngân hàng nhận thấy chữ ký của người XK đã được cắt dán và photo. Người NK giải thích đó là chữ ký qua fax thấy nghi ngờ, MB CN Hải Phòng tiến hành điều tra thì thấy đây là một công ty ma, số điện thoại và số fax trên hợp đồng không có thực. MB đã từ chối mở L/C.
Cũng có nhiều DN chỉ quan tâm đến mối lợi trước mắt không chịu giữa chữ tín trong quan hệ kinh doanh lâu dài. Sau khi ký kết hợp đồng mua bán thì người NK đã mở L/C nhưng giá cả hàng hóa giảm xuống theo hướng bất lợi hay hàng hóa bị rủi ro trên đường vận chuyển, người NK lại yêu cầu ngân hàng tìm những lỗi chứng từ để từ chối, gây sức ép để người XK phải giảm tiền thanh toán. Thậm chí có nhiều DN còn không chịu nộp tiền cho ngân hàng để thanh toán cho người hưởng lợi ngay cả khi hàng hóa đã được giao đúng như hợp đồng và bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ. Điều này đã đẩy ngân hàng vào tình huống tiến thoái lưỡng nan. Nếu không thanh toán cho người hưởng lợi, ngân hàng sẽ mất uy tín trên trường quốc tế. L/C mở ra có thể bị từ chối hay bị người hưởng lợi yêu cầu xác nhận làm phát sinh chi phí cao và sẽ dẫn đến mất những khách hàng có uy tín. Nếu ngân hàng thanh toán thì ngân hàng phải dùng tiền của ngân hàng để trả thay và việc đòi tiền khó khăn, phải tiến hành phát mại lô hàng NK hay gây ra tranh chấp giữa MB và khách hàng.
Rủi ro đạo đức của ngân hàng:
Nhiều NHPH cố tình trì hoãn thanh toán không có lý do và viện những lý do không xác đáng hay cố tình đưa vào L/C những điều khoản trái ngược nhau khiến người hưởng lợi không thể xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo. Sau đây là mấy ví dụ điển hình.
Trường hợp 8: Một L/C XK với bộ chứng từ hoàn hảo, NHPH Hàn Quốc cố tình trì hoãn và không chịu trả lãi phạt chậm trả.
MB chiết khấu bộ chứng từ theo L/C do Ngân hàng Hàn Quốc phát hành. Bộ chứng từ hoàn hảo. Ngân hàng Hàn Quốc không có một thông báo nào về lỗi sai sót của bộ chứng từ. Tuy nhiên Ngân hàng Hàn Quốc sau 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từ mới thanh toán cho MB. MB đã điện cho Ngân hàng Hàn Quốc yêu cầu làm rõ việc thanh toán chậm và yêu cầu thanh toán lãi phạt chậm trả nhưng Ngân hàng Hàn Quốc đã không chịu trả lời điện của MB và không chịu thanh toán lãi phạt chậm trả.
Trường hợp 9: NHPH Macao đã cố tình bắt lỗi không đúng để trì hoãn thanh toán. Do cố tình bắt lỗi “không xuất trình hối phiếu” trong khi hối phiếu ký phát cho MB là NHXN L/C. Do vậy theo UCP, MB phải giữ lại hối phiếu để thực hiện nghĩa vụ của mình.
Trường hợp 10: Ngân hàng Ấn Độ phát hành một L/C với nội dung: “Cảng dỡ hàng: Cảng Coimuatore, ấn Độ” trong khi đó lại yêu cầu vận đơn thể hiện “cảng dỡ hàng là cảng Chennai và cảng đến cuối cùng: Cảng Coimuatore, ấn Độ”. Đương nhiên vận đơn xuất trình không thể đáp ứng được đồng thời cả hai điều kiện trên.
Rủi ro đạo đức nhân viên ngân hàng:
Mặc dù ngân hàng Quân Đội chưa xảy ra trường hợp rủi ro nào do đạo đức của nhân viên nhưng cũng không thể chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra. Do vậy việc nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên NH là việc làm tối cần thiết.
Rủi ro ngoại hối
Hiện nay ở nước ta có rất ít DN NK vừa XK hàng hóa. Do vậy, hầu như tất cả các KH mở L/C tại các ngân hàng thường không thể tự cân đối ngoại tệ để thanh toán L/C. Thậm chí ngay cả khi KH kinh doanh cả hai mặt hàng XNK, họ cũng không thể cân đối đủ lượng ngoại tệ cho NK và cần NH hỗ trợ trong việc tìm kiếm nguồn ngoại tệ bổ sung. Trong thời điểm khan hiếm nguồn ngoại tệ để thanh toán như cuối năm 2007, tỷ giá đồng USD so với VND đột ngột tăng lên, nhu cầu thanh toán L/C lại rất lớn, nên để đảm bảo uy tín trong thanh toán, MB đã phải tạm ứng một khối lượng lớn ngoại tệ bán cho KH lấy tiền thanh toán L/C song không thể mua được lượng ngoại tệ thiếu hụt với giá đã bán ra và phải gánh chịu những rủi ro về tỷ giá.
Để mua được USD thì MB phải mua của các NH nước ngoài. Nhưng VND lại không phải là đồng tiền tự do chuyển đổi nên MB phải mua JPY… rồi đổi lấy USD trên thị trường quốc tế. Song KH Việt Nam chỉ có VND để mua ngoại tệ theo tỷ giá trong nước của thị trường liên NH. Do đó, nếu tỷ giá trên thị trường quốc tế cao hơn tỷ giá trên thị trường Việt Nam thì MB sẽ phải gánh chịu rủi ro.
Rủi ro pháp lý
Tất cả các quốc gia trên thế giới, giao dịch theo phương thức L/C đều áp dụng UCP và URR về hoàn trả trong trường hợp các L/C cho phép đòi tiền bằng điện. Tuy nhiên mỗi một nước lại có một hệ thống luật pháp riêng điều chỉnh các quan hệ phát sinh phù hợp với tập quán thương mại, thể chế chính trị của nước đó. Ngân hàng và các bên tham gia phương thức L/C còn phải tuân thủ luật pháp quốc gia đó. Ở một số quốc gia luật pháp cho phép tòa án sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo quyền lợi của người NK trong nước để đảm bảo quyền lợi của quốc gia bất kể quyết định đó có trái với UCP. Điều này là làm xảy ra những bất đồng trong việc thực hiện các giao dịch theo phương thức L/C do đó dẫn đến rủi ro, thiệt hại cho một hay một số bên tham gia phương thức này.
Điển hình là trường hợp một Công ty XNK tổng hợp ở TP Hồ Chí Minh XK hàng hóa sang Hàn Quốc thanh toán bằng L/C do Ngân hàng Hàn Quốc phát hành và L/C cho phép chiết khấu tại bất cứ ngân hàng nào tại Việt Nam. Theo ủy quyền của NHPH trên L/C, MB kiểm tra thấy bộ chứng từ hoàn hảo, NHPH là ngân hàng có uy tín nên đã chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ và gửi bộ chứng từ đòi tiền NHPH. ít ngày sau, MB nhận được điện của NHPH thông báo rằng họ không thể thanh toán cho MB vì tòa án đã ra lệnh ngừng thanh toán toàn bộ số tiền của L/C để giải quyết món nợ của Công ty XNK tổng hợp này với một Công ty khác của Hàn Quốc. Trường hợp này MB đã thực hiện đúng theo UCP và được quyền đòi tiền NHPH theo L/C đã được mở và bộ chứng từ này đã thuộc MB chứ không còn thuộc công ty XNK tổng hợp trên. Tuy nhiên NHPH trả lời rằng họ không thể thanh toán cho MB vì họ không thể làm trái phán quyết của tòa mặc dù bộ chứng từ hoàn hảo.Công ty XNK tổng hợp đã hoàn trả toàn bộ số tiền đã chiết khấu cho MB. MB đã cùng với người XK làm việc với người NK và NHPH để giải quyết số tiền theo L/C. Cuối cùng thì người NK đã chấp nhận thanh toán cho người XK theo phương thức chuyển tiền ngoài L/C.
Rủi ro pháp lý là một rủi ro rất khó phòng tránh vì ngân hàng không thể kiểm tra khi nào thì tòa án ra phán quyết dừng chính sách của một quốc gia nào đó thay đổi. Nhiều quốc gia còn ra phán quyết dừng thanh toán vì những lý do hoàn toàn không liên quan đến các bên tham gia giao dịch.
Rủi ro công nghệ
Công nghệ góp phần làm tăng hiệu quả làm việc, tăng sức cạnh tranh, đảm bảo độ chính xác và tính an toàn cho các giao dịch. Tuy MB vừa hoàn thành hiện đại hóa công nghệ NH nhưng phần mềm hỗ trợ cho việc luân chuyển chứng từ của TTQT vẫn là một vấn đề đặt ra hiện nay. Hội sở đang thực hiện TTQT cho 93 chi nhánh trên toàn quốc.
Khối lượng giao dịch một ngày là không nhỏ, tuy nhiên chưa có phần mềm truyền chứng từ để đảm bảo tính nhanh, chính xác, bảo mật của chứng từ giữa chi nhánh và Hội sở. Hiện nay các chi nhánh và Hội sở gửi chứng từ thông qua 1 máy fax khiến công việc đôi khi bị tắc nghẽn do: Máy fax hỏng, chậm trễ trong khâu nhận chứng từ…
2.2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro
Nguyên nhân chủ quan từ phía MB
Thứ nhất: nguyên nhân do hoạt động nghiệp vụ TTQT tại MB còn nhiều vướng mắc và thiếu sót là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ. Do chưa ban hành chính thức quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu và xuất khẩu áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Trong đó quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận tham gia vào giao dịch L/C hay trình tự các bước thực hiện và thời gian hoàn thành… Hiện nay mới chỉ xây dựng hướng dẫn các bước thực hiện nghiệp vụ một cách sơ khai và khi có phát sinh thì làm công văn bổ sung. Hơn nữa những quy định về nghiệp vụ L/C còn nhiều điểm bất hợp lý, không phù hợp với thực tế hay chưa rõ ràng. Ví dụ: Chỉ quy định KH phải mua bảo hiểm đối với các điều khoản FOB, FCA... mà không quy định điều kiện bảo hiểm bắt buộc.
Vì lý do trên dẫn đến việc thực hiện các quy định nghiệp vụ L/C tại các CN còn chưa hiệu quả. Về nguyên tắc L/C trả chậm thế chấp lô hàng NK thì hàng hóa phải thuộc sự quản lý của NH, NH giữ chìa khóa kho hàng và tiền bán hàng phải nộp vào NH để quản lý. Nhưng trên thực tế, nhiều chi nhánh không theo sát quá trình tiêu thụ, hàng hóa lại để trong kho của bên ủy thác nên dễ bị lợi dụng rút hàng ra bán. KH lợi dụng quay vòng vốn hoặc do quản lý kém rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho NH như cam kết.
Quy trình lưu chuyển chứng từ giữa CN và HS chưa hợp lý:
* Quy định bộ chứng từ xuất trình được gửi thẳng về HS, sau khi kiểm tra xong, HS mới gửi chuyển phát về cho CN. Với những CN ở xa, phải mất 1-2 ngày gây chậm trễ cho DN.
* Việc luân chuyển hồ sơ giữa CN và HS bằng máy fax không đảm bảo được tính chuyên nghiệp, thời gian, tính bảo mật thông tin.
Công tác thẩm định chưa được coi trọng đúng mức và còn mang tính chất cảm tính.
Thực tế hiện nay việc thẩm định mở L/C còn sơ sài, mang tính chất đối phó. Việc đặt ra tỷ lệ ký quỹ chưa dựa trên cơ sở phân tích khoa học như phân tích thị trường, rủi ro trong mỗi L/C, tình hình tài chính của DN, khả năng quản lý của chủ DN… mà chủ yếu dựa trên phân tích rủi ro về mặt hồ sơ. Việc quy định tái thẩm định đối với các thư tín dụng có giá trị lớn là cần thiết để quản lý rủi ro tín dụng. Song hiện nay công tác này còn chậm do thiếu người nên cũng gây nhiều khó khăn cho DN.
Thứ hai: Quy trình đào tạo tại MB chưa được coi trọng đúng mức thể hiện ở chỗ công tác đào tạo đã có tiến bộ nhưng không mang tính chất hệ thống, đặc biệt là công tác đào tạo nghiệp vụ thẩm định, nghiệp vụ TTQT cho nhân viên mới và cán bộ quan hệ khách hàng chưa được chú trọng đúng mức.
Với mô hình tác nghiệp như hiện nay ở MB thì vai trò của cán bộ quan hệ khách hàng cũng rất quan trọng. Đây là người làm việc trực tiếp với khách hàng họ tư vấn và hướng dẫn khách hàng. Tuy nhiên nghiệp vụ TTQT của các cán bộ quan hệ khách hàng còn kém nên đôi khi tư vấn cho khách hàng sai. Do đó vấn đề đào tạo thường xuyên cho đội ngũ này là việc hết sức cần thiết.
Sơ đồ tổ chức tác nghiệp trong thanh toán quốc tế
Cán bộ quản lý TTQT
Thanh toán viên
CB quan hệ khách hàng
Tư vấn cho khách hàng
Phản hồi
Phản hồi
Phản hồi
Các buổi hội thảo nghiệp vụ không được tiến hành thường xuyên và hiệu quả chưa cao cho nên chưa phát huy được hết năng lực của từng cán bộ, nhân viên. Chưa có được những sách hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết nên việc đào tạo mang tính chất truyền miệng kinh nghiệm.
Thứ ba: Công tác kiểm tra kiểm soát còn kém hiệu quả, đặc biệt là vai trò kiểm tra, kiểm soát của HS đối với CN còn mang tính hình thức, không thực sự đem lại hiệu quả nên không phát hiện kịp thời vi phạm và những rủi ro tiềm ẩn. Một số chi nhánh không quan tâm đúng mức tới công tác này, vai trò của nó bị mờ nhạt, thậm chí có nơi phát hiện sai sót song không có biện pháp xử lý hữu hiệu.
Thứ tư: Thông tin chưa kịp thời do công nghệ còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu nghiệp vụ. Hiện nay MB vừa triển khai hiện đại hóa công nghệ NH, nhưng chương trình TTQT trong nội bộ hệ thống MB vẫn chưa hoàn thiện về việc lưu chuyển hồ sơ giữa CN và HS.
Việc tích hợp giữa các chương trình còn hạn chế, chưa có chế độ báo lỗi tự động làm cán bộ nghiệp vụ phải mất nhiều thời gian kiểm soát. Mạng truyền tin hay bị tắc nghẽn, tốc độ xử lý kém, đặc biệt vào giờ cao điểm, kéo theo việc lập, truyền tin… bị chậm trễ.
Thứ năm: Tình trạng thiếu thông tin như: Thông tin nội bộ về KH, ngân hàng, ngành nghề… không được lưu trữ theo hệ thống nên khó khăn cho nhân viên trong công tác thẩm định KH…
Trên mạng SWIFT có nhiều thông tin như: Thông tin về lừa đảo, sát nhập, tách NH… nhưng chưa có bộ phận thu thập và xử lý những thông tin bổ ích này. Điều đó gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động TTQT theo phương thức L/C.
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: Từ thực trạng nền kinh tế cho ta thấy môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ chưa hoàn thiện. Chính sách thương mại không ổn định gây khó khăn cho NH cũng như các DN XNK. Có mặt hàng tháng trước cho NK, tháng sau cấm NK khiến nhiều DN rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.
Biểu thuế thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho DN trong việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thủ tục hành chính trong quản lý XNK còn rườm rà, mất nhiều thời gian gây phiền toái thậm chí còn làm lỡ nhiều cơ hội kinh doanh của DN và NH.
Thị trường hối đoái của Việt Nam chưa phát triển mạnh. Hiện nay hoạt động của thị trường này còn kém sôi động, nghiệp vụ còn đơn giản, chủ yếu là mua bán giao ngay, các nghiệp vụ như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn… là những công cụ chủ yếu để hạn chế rủi ro về tỷ giá cho DN và NHTM lại chưa phát triển mạnh.
Hiện nay công tác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ các hoạt động của NH chưa được quan tâm đúng mức. Trung tâm thông tin (CIC) của NH Nhà nước cung cấp thông tin thiếu cập nhật, thiếu đầy đủ và thiếu tính chính xác.
Năm 1997, khi xem xét hồ sơ mở L/C cho Công ty EPCO, theo thông tin CIC, dư nợ quá hạn của EPCO là 1,000 tỷ đồng trong khi thực tế là hơn 4,000 tỷ đồng. Thứ hai, sự phối kết hợp giữa các NH thương mại còn hạn chế trong việc cung cấp thông tin, do vậy tạo kẽ hở cho KH lợi dụng để xin bảo lãnh và vay vốn ở nhiều nơi.
Thứ hai: Từ phía khách hàng:
Trình độ nghiệp vụ yếu kém:
* Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25576.doc