MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT 3
1.1.1 Khái niệm lãi suất 3
1.1.2 Phân loại lãi suất 3
1.1.3 Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường 5
1.2 RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM. 6
1.2.1 Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM 6
1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất đối với NHTM. 10
1.2.3 Lượng hóa rủi ro lãi suất 11
1.2.4 Biện pháp phòng ngừa RRLS tại các NHTM 16
1.3 KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA RRLS TẠI CÁC NHTM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 27
1.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro lãi suất của một số nước trên thế giới 27
1.3.2 Bài học cho Việt Nam 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2 : TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 32
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 32
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 32
2.1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 33
2.1.3 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng 36
2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 42
2.2.1 Biến động lãi suất thị trường năm 2008, 2009, 2010 42
2.2.2 Thực trạng rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam 45
2.2.3 Công tác phòng ngừa , hạn chế RRLS tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. 53
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ RRLS VÀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RRLS TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 58
2.3.1 Đánh giá rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt nam 58
2.3.2 Đánh giá về công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất tại NHTM 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 68
CHƯƠNG 3 : PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 69
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 69
3.1.1 Định hướng hoạt động chung của ngân hàng 69
3.2 HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RRLS TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 72
3.2.1 Ban lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm một cách toàn diện về RRLS và quản trị RRLS 72
3.2.2 Có bộ phận chuyên trách về quản trị RRLS 73
3.2.3 Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị RRLS 74
3.2.4 Tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ 80
3.2.5 Nâng cao năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng 80
3.2.6 Đào tạo nguồn nhân lực 81
3.2.7 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 83
3.2.8 Nâng cao chất lượng thông tin và các báo cáo rủi ro lãi suất 84
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 84
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 84
3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN 87
3.3.3 Kiến nghị đối với NHTMCP Ngoại thương Việt Nam 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 97
KẾT LUẬN 98
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4004 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.536
3.945
4.236
( Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010 của VCB )
Theo số liệu trong bảng trên, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế ở mức khá cao. Năm 2008, lợi nhuận sau thuế đạt 2.536 tỷ đồng. Tổng thu nhập của ngân hàng đạt t21.016 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi là 17.233 tỷ, chiếm 82% . Thu nhập lãi chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu nhập, điều này cho thấy hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng vẫn là hoạt động tín dụng, cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong hoat động kinh doanh của ngân hàng.
Sang năm 2009, lợi nhuận sau thuế đạt 3.945 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 55,74%, một kết quả khá cao. Một trong những nguyên nhân khách quan đó là chính sách đúng đắn, đặc biệt, gói kích cầu của Chính Phủ đã phát huy tác dụng đúng lúc, giúp cho nền kinh tế có những chuyển biến tích cực hơn. Tăng trưởng GDP năm 2009 đạt mức 5,32%.
Năm 2010, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng là 4.236 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 7,38%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2009. Một trong những nguyên nhân là : tuy thu nhập lãi thuần năm 2010 khá cao (8.188 tỷ), tăng so với năm 2009 là 25,99%, nhưng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh đều giảm so với năm 2009, còn chi phí hoạt động kinh doanh lại tăng lên. Để có thể tăng trưởng một cách bền vững, ngân hàng nên chú trọng hơn nữa vào các dịch vụ khác ngoài tín dụng, ít rủi ro hơn cho ngân hàng.
2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.2.1 Biến động lãi suất thị trường năm 2008, 2009, 2010
2.2.1.1 Biến động lãi suất năm 2008
Biểu đồ 2.1 : Lãi suất huy động VND năm 2008
Sáu tháng đầu năm 2008, lãi suất tăng mạnh : Từ mức lãi suất tháng 1 là 8,5%, các ngân hàng bắt đầu vào cuộc đua lãi suất, khởi đầu là các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh. Lãi suất tăng cao đến đỉnh điểm vào tháng 6 là
19%/năm. Hiện tượng người dân rút tiền từ ngân hàng có lãi suất thấp chuyển sang ngân hàng có lãi suất cao xuất hiện. Lãi suất cho vay lên tới 22%-25%/năm (tính cả các khoản phí thu thêm); lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ghi nhận mức kỷ lục 43%/năm. Ở thời điểm này, nhiều ngân hàng thương mại cho vay cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tăng trưởng tín dụng đạt tốc độ thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng; cả năm ước tính chỉ tăng 21% thay cho mức dự kiến khống chế là 30%).
Trước tình hình đó NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%/năm và nâng lãi suất cơ bản từ 8.25% lên 8.75%/năm kể từ 01/02/2008, tiếp tục tăng lên 12% vào tháng 5 và 14%/năm vào tháng 6. Lãi suất tái cấp vốn; lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng.
Sáu tháng cuối năm lãi suất giảm mạnh: Bắt đầu từ tháng 7 trở đi, các ngân hàng lại bước vào cuộc đua lãi suất mới nhưng với xu hướng ngược lại so với 6 tháng đầu năm. Cuộc đua ban đầu chỉ mới nhích nhẹ từ 18,5% xuống còn 17,5% và bắt đầu giảm mạnh từ tháng 10 năm 2008, đến cuối năm chỉ còn 8%/năm. Lãi suất cho vay tối đa giảm từ 21%/năm xuống còn 12,75%/năm.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do các ngân hàng đã giữ được tính thanh khoản của dòng tiền, đảm bảo được độ an toàn cao và tính rủi ro thấp. Mặt khác, sau 6 tháng đã huy động được một lượng tiền khổng lồ về thì nay các ngân hàng giảm lãi suất cho vay để kích thích người tiêu dùng trong hoạt động sản xuất cũng như cho các doanh nghiệp vay để đầu tư.
Thứ hai, do dư nợ tăng thấp nên vốn khả dụng VND dư thừa tương đối nhiều, cộng thêm tình hình kinh tế có dấu hiệu giảm phát, các NH đã liên tục hạ LS tiền gửi VND.
2.2.1.2 Biến động lãi suất năm 2009
Năm 2009, lãi suất huy động và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu bộc lộ từ giữa năm.
Từ tháng 7 đến tháng 11, các NHTM liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các “đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Khái niệm “đường cong lãi suất” bị xóa nhòa khi nhiều thành viên áp thống nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn.
Biểu đồ 2.2 : Lãi suất huy động VND năm 2009
Ngay sau quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% có hiệu lực từ 1/12, các NHTM đồng loạt đẩy lãi suất huy động lên mức cao, một số thành viên lên tới 10,5%/năm (chưa tính các hình thức khuyến mại, cộng thưởng gián tiếp). Với diễn biến này, NHNN phát thông điệp kiểm tra toàn diện các trường hợp có lãi suất huy động từ 10,5%/năm trở lên, các thành viên đồng loạt áp tối đa ở mức 10,49%/năm.
Diễn biến lãi suất căng thẳng trong nửa cuối năm 2009 một phần phản ánh khó khăn thanh khoản của hệ thống. Điều này dẫn đến một hệ quả ít thấy là tỷ lệ lãi biên của các ngân hàng giảm rất mạnh; nếu trong năm 2008 chênh lệch lãi suất động và cho vay đạt khoảng 3,7%, thì năm 2009 chỉ xoay quanh 1% (đối với cho vay sản xuất kinh doanh).
2.2.1.3 Biến động lãi suất năm 2010
Đối với lãi suất huy động VND : Trong năm 2010, lãi suất huy động VND đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96 – 3,39% cho các kỳ hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng.
Trong quý I, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03 – 0,07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức khuyến mại.
Biểu đồ 2.3 : Lãi suất huy động VND năm 2010
Đến tháng đầu tiên của Quý II, các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất vượt 10,5% (duy trì từ 12/2009) để hình thành nên mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12%. Việc lãi suất huy động cao đã đẩy lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận, vì vậy đến tháng 7/2010, NHNN và Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND. Như vậy, sau khi tăng dần từ đầu năm, đến tháng 7 lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11 – 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định đến tháng 10. Tuy nhiên, đến ngày 15/10/2010 ,trước sức ép của lạm phát, lãi suất huy động đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%. Mặt bằng lãi suất huy động mới được thiết lập ở mức 12%, và tiếp tục có xu hướng gia tăng mạnh, có thời điểm giao động xoay quay mức 17 – 18%. Trước tình trạng leo thang khó có điểm dừng của lãi suất huy động dưới nhiều hình thức, NHNN đã phải trực tiếp yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất huy động, bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, sẽ không vượt quá 14%/năm.
Đối với lãi suất ngoại tệ : Lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ trong năm 2010 tiếp tục tăng nhẹ qua tất cả các tháng (tính đến cuối tháng 12, lãi suất huy động USD tăng khoảng 0,82 – 1,36% cho các kỳ hạn so với đầu tháng 1/2010).
2.2.2 Thực trạng rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam
2.2.2.1 Lựa chọn mô hình đo lường rủi ro lãi suất.
Theo lý thuyết, để đo lường RRLS có thể sử dụng hai mô hình : mô hình định giá lại và mô hình thời lượng. Tuy nhiên, khóa luận này lựa chọn mô hình định giá lại để lượng hóa RRLS tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, vì :
Thứ nhất : Mô hình định giá lại có thể thực hiện tương đối đơn giản
mà không cần sử dụng những kỹ thuật phức tạp.
Thứ hai : Hệ thống kế toán của Việt Nam theo nguyên tắc ghi sổ, nên
việc áp dụng mô hình thời lượng và mô hình kỳ hạn nhằm xác định mức độ giảm giá trị của tài sản ngân hàng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn
Khi áp dụng mô hình này, để giải quyết sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn, em xin đưa ra các giả định sau :
Thứ nhất : Chênh lệch thời hạn danh nghĩa của TSC và TSN của ngân
hàng tại thời điểm tính toán bằng với chênh lệch thời hạn thực tế (thời hạn còn lại) của những tài sản này . Giả định này xuất phát từ thực tế là khi thời gian qua đi, thời hạn thực tế của các khoản mục thuộc TSC và khoản mục thuộc TSN của đều dần rút ngắn lại, chính vì vậy chênh lệch thời hạn danh nghĩa và chênh lệch thời hạn thực tế của TSC và TSN của ngân hàng không khác nhau nhiều.
Thứ hai : Toàn bộ các khoản cho vay sẽ được hoàn trả một lần khi đến hạn, kể cả các khoản cho vay tiêu dùng và cho vay trung dài hạn lãi suất cố định. Mặc dù trên thực tế những khoản cho vay này thường được hoàn trả theo định kỳ và ngân hàng thường xuyên sử dụng số tiền thu hồi từ những khoản cho vay này để thực hiện những khoản cho vay mới với lãi suất hiện hành. Điều này có nghĩa là các khoản thu nợ theo định kỳ trong năm thuộc loại TSC nhạy cảm với lãi suất. Hiện tại VCB đã xác định được tỷ lệ thu hồi vốn của những khoản vay thuộc loại này. Nhưng do hạn chế về trình độ và thời gian thực hiện khoá luận nên khoá luận vẫn sử dụng giả định này.
2.2.2.2 Sử dụng mô hình định giá lại để đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.
Bước 1 : Xác định TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất
Thứ nhất, về khung thời hạn nghiên cứu : Năm 2008, lãi suất thị trường
biến động liên tục và rất phức tạp, lãi suất tăng cao trong 6 tháng đầu năm, sau đó lại giảm trong 6 tháng cuối năm, vì vậy ta chọn khung thời hạn nghiên cứu là 6 tháng. Năm 2009 và năm 2010, lãi suất biến động tương tự nhau và khá ổn định nên ta chọn khung thời hạn nghiên cứu là 1 năm.
Thứ hai, phân loại TSC và TSN : Với phương pháp định giá lại, tất cả các TSC và TSN được phân thành hai nhóm : nhóm nhạy cảm với lãi suất và nhóm không nhạy cảm với lãi suất. Việc phân loại này dựa trên mức độ biến động của thu nhập từ lãi suất ( đối với TSC ) và chi phí trả lãi ( đối với TSN ) khi lãi suất thị trường có sự thay đổi.
Các khoản mục TSC nhạy cảm với lãi suất bao gồm :
+ Các khoản cho vay ngắn hạn : Đây là những khoản tín dụng đến hạn trong vòng 1 năm và sẽ được tái đầu tư trong năm.
+ Các khoản cho vay trung và dài hạn đều được tính theo lãi suất thả nổi 3 thoặc 6 tháng 1 lần, vì vậy nên chúng cũng thuộc TSC nhạy cảm với lãi suất.
+ Ngoài ra Tín phiếu kho bạc nhà nước có kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền gửi tại các TCTD khác cũng là TSC nhạy cảm với lãi suất. Tuy nhiên những khoản mục này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Các khoản mục TSN nhạy cảm với lãi suất bao gồm :
+ Các khoản tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng. Đây là những khoản tiền ngân hàng huy động để đầu tư, cho vay, khi đến hạn phải trả lại cho người gửi, và tiếp tục huy động những khoản tiền gửi mới. Trong trường hợp khách hàng không rút tiền khi đến hạn thì khoản tiền gửi đó cũng được coi là gửi vào kỳ hạn mới và tính lãi theo mức mới .
+ Ngoài ra, kỳ phiếu ngân hàng kỳ hạn dưới 1 năm, tiền gửi của các TCTD khác cũng thuộc nhóm TSN nhạy cảm với lãi suất. Tuy nhiên những khoản mục này chỉ chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ.
Thứ ba : Do sự biến động lãi suất của nôi tệ và ngoại tệ không giống nhau
nên để đánh giá chính xác mức độ RRLS của ngân hàng, việc tính toán RRLS
cần được tách riêng cho từng loại tài sản nội tệ và ngoại tệ.
Thứ tư : RSA, RSL mỗi thời kỳ được xác định bằng bình quân giá trị của TSC, TSN nhạy cảm với lãi suất ở thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ của thời kỳ đó.
Bảng 2.4 : Giá trị TSC, TSN nội tệ nhạy cảm với lãi suất qua các thời kỳ.
Đơn vị : tỷ đồng.
Chỉ tiêu
01/01/2008
30/06/2008
31/12/2008
31/12/2009
31/12/2010
RSA
48.473
65.638
65.420
72.227
100.784
Cho vay ngắn hạn
25.684
36.687
34.419
37.590
53.988
Cho vay trung hạn
7.976
8.005
7.871
9.269
11.789
Cho vay dài hạn
14.813
20.946
23.129
25.368
35.007
RSL
35.121
45.359
59.258
70.920
104.162
1 tháng
8.780
13.608
16.592
21.276
30.207
3 tháng
7.375
11.340
14.815
17.730
14.583
6 tháng
5.865
9.072
11.852
13.475
21.874
9 tháng
4.320
6.804
8.296
10.638
17.707
12 tháng
8.780
4.536
7.704
7.801
19.791
( Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010 của VCB)
Bảng 2.5 : Giá trị TSN, TSC ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất qua các thời kỳ.
Đơn vị : tỷ đồng.
Chỉ tiêu
01/01/2008
30/05/2008
31/12/2008
31/12/2009
31/12/2010
RSA
49.059
44.125
47.373
69.394
76.030
Cho vay ngắn hạn
25.994
24.662
24.924
36.116
40.728
Cho vay trung hạn
8.073
5.381
5.700
8.905
8.893
Cho vay dài hạn
14.992
14.081
16.749
24.373
26.409
RSL
35.545
35.270
42.206
46.142
46.971
1 tháng
4.976
6.349
5.487
9.228
11.743
3 tháng
5.332
5.290
4.643
8.306
12.682
6 tháng
6.043
5.996
7.597
6.921
9.394
9 tháng
7.464
7.054
10.552
11.536
5.637
12 tháng
11.730
10.581
13.928
10.151
7.515
( Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010 của VCB )
Bước 2 : Xác định mức lãi suất bình quân thay đổi qua các năm
Bảng 2.6 : Lãi suất huy động nội tệ của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam %
Chỉ tiêu
01/01/2008
6 tháng đầu 2008
6 tháng cuối 2008
Năm 2009
Năm 2010
1 tháng
8,50
16,10
8,90
8,98
10,00
3 tháng
8,75
16,23
9,15
9,21
10,25
6 tháng
8,75
16,45
9,20
9,54
10,45
9 tháng
9,00
16,87
9,36
9,78
10,70
12 tháng
10,13
17,00
9,54
10,05
11,00
Bảng 2.7:Lãi suất huy động ngoại tệ của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam%
Chỉ tiêu
01/01/2008
6 tháng đầu năm 2008
6 tháng cuối năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1 tháng
4,25
6,00
3,78
2,40
3,20
3 tháng
4,56
6,25
3,95
2,68
3,50
6 tháng
4,94
6,51
4,20
2,85
3,69
9 tháng
5,25
6,69
4,35
3,18
3,98
12 tháng
5,50
6,80
4,72
3,58
4,20
Bảng 2.8 : Lãi suất cho vay nội tệ của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (%)
Chỉ tiêu
01/01/2008
6 tháng
đầu 2008
6 tháng cuối 2008
Năm 2009
Năm 2010
Cho vay ngắn hạn
12,60
19,02
11,70
11,80
12,80
Cho vay trung hạn
13,50
19,20
12,00
12,00
13,25
Cho vay dài hạn
13,50
19,54
12,25
12,35
13,55
Bảng 2.9 : Lãi suất cho vay ngoại tệ của NHTMCP Ngoại thương Việt nam %
Chỉ tiêu
01/01/2008
6 tháng
đầu 2008
6 tháng cuối 2008
Năm 2009
Năm 2010
Cho vay ngắn hạn
6,23
8,20
6,20
5,75
6,98
Cho vay trung hạn
6,75
8,45
6,51
5,98
6,57
Cho vay dài hạn
7,28
8,75
6,75
6,50
6,85
Từ các bảng số liệu trên, ta tính được sự thay đổi của lãi suất trung bình dựa vào công thức sau : ΔRA = ( ck - ( ) đk
ΔRL = () ck - ( ) đk
Bảng 2.10 : Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC nội tệ (%)
Thời kỳ
RA đk
RA ck
ΔRA
6 tháng đầu năm 2008
13,0231
19,2079
6,1848
6 tháng cuối năm 2008
19,2079
11,9305
-7,2773
Năm 2009
11,9305
12,0188
0,0883
Năm 2010
12,0188
13,1131
1,0943
Bảng 2.11 : Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSN bằng nội tệ (%)
Thời kỳ
RL đk
RL ck
ΔRL
6 tháng đầu năm 2008
9,0633
16,4080
7,3447
6 tháng cuối năm 2008
16,4080
9,1701
-7,2379
Năm 2009
9,1701
9,3816
0,2115
Năm 2010
9,3816
10,4385
1,0569
Bảng 2.12 : Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC bằng ngoại tệ (%)
Thời kỳ
RA đk
RA ck
ΔRA
6 tháng đầu năm 2008
6,6364
8,4060
1,7696
6 tháng cuối năm 2008
8,4060
6,4318
-1,9743
Năm 2009
6,4318
6,0429
-0,3888
Năm 2010
6,0429
6,8869
0,8440
Bảng 2.13: Mức thay đổi lãi suất trung bình TSN bằng ngoại tệ (%)
Thời kỳ
RL đk
RL ck
ΔRl
6 tháng đầu năm 2008
5,0363
6,5022
1,4659
6 tháng cuối năm 2008
6,5022
4,3270
-2,1752
Năm 2009
4,3270
2,9725
-1,3545
Năm 2010
2,9725
3,6326
0,6601
Bước 3 : Xác định thu nhập ròng của ngân hàng khi lãi suất thay đổi
Áp dụng công thức sau : ΔNII = RSA × Δ RA – RSL × Δ RL
Bảng 2.14 : Mức độ rủi ro lãi suất của đồng nội tệ
Đơn vị : tỷ đồng
Thời kỳ
RSA × Δ RA1
RSL × Δ RL1
Δ NII1
6 tháng đầu năm2008
4.059,5532
3.331,5043
728,0488
6 tháng cuối năm 2008
-4.760,8318
-4.289,0417
-471,7901
Năm 2009
63,7712
149,9947
-86,2235
Năm 2010
1.102,8879
1.100,8847
2,0032
Bảng 2.15 : Mức độ rủi ro lãi suất của đồng ngoại tệ
Đơn vị : tỷ đồng
Thời kỳ
RSA × Δ RA
RSL × Δ RL1
Δ NII2
6 tháng đầu năm 2008
780,8111
517,0214
263,7896
6 tháng cuối năm 2008
-935,2624
-918,0656
-17,1968
Năm 2009
-269,8155
-624,9924
355,1769
Năm 2010
641,6553
310,0562
331,5990
Bảng 2.16 : Mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng
Đơn vị : tỷ đồng.
Năm
Δ NII = Δ NII1 + Δ NII 2
6 tháng đầu năm 2008
991,8385
6 tháng cuối năm 2008
-488,9869
Năm 2009
268,9534
Năm 2010
333,6022
Từ kết quả tính toán trên đây ta thấy trong các thời kỳ thì 6 tháng cuối năm 2008, ngân hàng phải chịu rủi ro lãi suất lớn nhất, 6 tháng đầu năm 2008 và năm 2010 ngân hàng đều không chịu rủi ro lãi suất cả nội tệ và ngoại tệ.
6 tháng đầu năm 2008 là thời kỳ lãi suất biến động rất mạnh, lãi suất tăng liên tuc, đặc biệt vào tháng 5 và tháng 6. Lãi suất huy động và cho vay nội tệ của ngân hàng đều tăng, trong đó tốc độ tăng của lãi suất huy động nhanh hơn lãi suất cho vay. Do RSA > RSL nên thu nhập ròng từ lãi suất của ngân hàng tăng lên là 728,0488 tỷ VND. Bên cạnh đó, lãi suất huy động và lãi suất cho vay ngoại tệ của ngân hàng cũng tăng , trong đó lãi suất cho vay tăng nhiều hơn lãi suất huy động. Mặt khác, RSA lớn hơn RSL, cho nên thu nhập ròng của ngoại tệ tăng. Tổng hợp cả nội tệ và ngoại tệ : trong 6 tháng đầu năm 2008, thu nhập ròng của ngân hàng tăng lên là 991,8385 tỷ VND.
6 tháng cuối năm 2008, ngân hàng chịu RRLS cả nội tệ và ngoại tệ. Đặc biệt là ở phần nội tệ, thu nhập ròng của ngân hàng giảm đi 471,7901 tỷ VND. Do RSA của ngân hàng lớn hơn RSL nên khi lãi suất huy động và cho vay nội tệ giảm, ngân hàng đã phải chịu RRLS. Tương tự như vậy đối với ngoại tệ, thu nhập ròng từ ngoại tệ của ngân hàng giảm 17,1968 tỷ VDN. Tổng hợp lại, trong 6 tháng cuối năm 2008, ngân hàng đã bị tổn thất 488,9869 tỷ VND từ RRLS.
Bước sang năm 2009, ngân hàng vẫn gặp RRLS đối với nội tệ , làm giảm thu nhập của ngân hàng 86,2235 tỷ VND. Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng không đều giữa lãi suất huy động và cho vay ( lãi suất huy động tăng cao hơn lãi suất cho vay), giữa RSA và RSL cũng có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Tuy nhiên phần tổn thất từ nội tệ lại được bù đấp bằng thu nhập từ ngoại tệ. Thu nhập từ ngoại tệ tăng 355,1769 tỷ VND nên trong năm 2009, thu nhập của ngân hàng tăng lên là 268,9534 tỷ VND.
Năm 2010, ngân hàng không phải chịu RRLS, thu nhập ròng của ngân hàng tăng 333,6022 tỷ VND, chủ yếu là thu nhập từ ngoại tệ (331,5990 tỷ VND) Nguyên nhân là do sự chênh lệch giữa TSC và TSN ngoại tệ của ngân hàng, một phần do lãi suất thị trường đã ổn định hơn, lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng ngoại tệ của ngân hàng chỉ tăng nhẹ (lần lượt là 0,6601% và 0,8440%). Trong khi đó, tài sản nội tệ chỉ góp phần tăng thu nhập thêm 2,0032 tỷ VND.
2.2.3 Công tác phòng ngừa , hạn chế RRLS tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.
2.2.3.1 Văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa RRLS của NHNN
Hiện tại so với thông lệ quốc tế, hệ thống văn bản pháp lý về đo lường và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam chưa được hoàn thiện. Trong các văn bản pháp quy mới chủ yếu tập trung vào vấn đề rủi ro tín dụng mà chưa có những quy định cụ thể về tổ chức quản lý, đo lường và kiểm soát các loại rủi ro khác như : RRLS, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản,… Liên quan đến công tác phòng ngừa RRLS tại các NHTM, đến nay NHNN đã ban hành một số văn bản pháp lý về các giao dịch phái sinh lãi suất :
- Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30/9/2003 về việc ban hành
quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất của Thống đốc NHNN Việt Nam
- Sau đó quyết định 1133 được thay thế bởi Quyết định số 62/2006/QĐ NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2006. Quyết định ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm tao cơ sở pháp lý cho NHTM trong việc triển khai nghiệp vụ này để phòng ngừa RRLS cho các ngân hàng cũng như cung cấp phương tiện phòng ngừa rủi ro cho các khách hàng của ngân hàng.
- “Quy định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD”,
ban hành theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN ngày 29/04/2005 có quy định tỷ lệ quy đổi rui ro cho các cam kết ngoại bảng thuộc về các giao dịch phái sinh lãi suất để tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu cho các TCTD. Cụ thể:
Về hệ số chuyển đổi các hợp đồng giao dịch lãi suất:
+ Có kì hạn ban đầu dưới 1 năm: 0,5%
+ Có kì hạn ban đâu từ 1 đến 2 năm: 1,0%
+ Có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên : 1% cho phần kỳ hạn dưới 2 năm cộng thêm (+) 1.0% cho mỗi năm tiếp theo.
Về hệ số rủi ro: Hệ số rủi ro đối với các giá trị các hợp đồng giao dịch lãi suất sau khi chuyển đổi là 100%.
2.2.3.2 Bộ máy quản trị rủi ro lãi suất của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.
Sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình NHTMCP, VCB tiếp tục định hướng phát triển thành một tập đoàn tài chính đa năng, thực hiện mục tiêu là một trong những NHTM tiên tiến trong khu vực. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng trở nên rủi ro, việc QLRR nói chung và quản lý RRLS nói riêng là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, VCB đã và đang xây dựng một hệ thống QLRR theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, có thể chấp nhận được. Bộ máy QTRR của VCB bao gồm
Hội đồng Quản trị : HĐQT có quyền hạn và nhiệm vụ cao nhất trong
việc điều hành tất cả các hoạt động của Ngân hàng liên quan đến QLRR. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, HĐQT chịu trách nhiệm ban hành các chính sách và chiến lược quản lý rủi ro phù hợp trong từng thời kỳ; xác lập các giới hạn kinh doanh an toàn
Uỷ ban Quản lý rủi ro : UBQLRR là bộ phận do HĐQT Ngân hàng
ra quyết định thành lập và chịu trách nhiệm giúp việc cho HĐQT trong việc quản lý mọi loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
UBQLRR tham mưu cho HĐQT trong việc phê duyệt các chính sách và định hướng QLRR phù hợp trong từng thời kỳ, bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/hạn chế và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng, định kỳ báo cáo đánh giá tình hình rủi ro trong các mặt hoạt động của ngân hàng và đề xuất các biện pháp cải thiện kịp thời. UBQLRR chỉ có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT, không được quyền ra các quyết định liên quan đến QLRR.
Uỷ ban Quản lý Tài sản Nợ Có (ALCO) : ALCO là bộ phận do
Tổng Giám đốc ra quyết định thành lập. Chủ tịch ALCO là Tổng Giám đốc. Các thành viên của ALCO là các cán bộ chủ chốt đang thực hiện nhiệm vụ QLRR trong ngân hàng. ALCO có nhiệm vụ giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục tài sản có và tài sản nợ trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và riêng biệt của Ngân hàng nhằm tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá các tổn thất phát sinh do những biến động bất lợi từ thị trường; Quản lý rủi ro thanh khoản; Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp. Trong phạm vi phân cấp, ALCO được quyền ra các quyết định liên quan đến QLRR.
Các phòng ban QLRR tại Hội sở chính: Tuỳ tình hình thực tế trong
từng thời kỳ, HĐQT sẽ ra quyết định thành lập một số phòng ban tại Hội sở chính với các nhiệm vụ QLRR tín dụng, QLRR thị trường và QLRR hoạt động. Tất cả các phòng ban này thuộc Khối QLRR và chịu sự điều hành trực tiếp của một Phó Tổng Giám đốc ngân hàng. Các phòng ban có nhiệm vụ QLRR tại Hội sở chính chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc điều hành các hoạt động liên quan đến QLRR, bao gồm việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn, Quy trình nghiệp vụ và các chính sách chỉ đạo cụ thể phù hợp với tình huống thị trường, giám sát và đánh giá hoạt động QLRR nói chung trong toàn ngân hàng và nói riêng đối với từng Chi nhánh, đơn vị cơ sở trực thuộc, đề xuất các biện pháp thực thi nhằm cải thiện tình hình…Trong phạm vi được Tổng Giám đốc phân cấp, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối QLRR và các Trưởng phòng ban tại Hội sở chính được quyền ra các quyết định có liên quan.
Như vậy, ngân hàng mới chỉ có bộ máy quản trị các loại rủi ro nói chung mà chưa có một bộ phận chuyên trách việc quản lý rủi ro lãi suất.
2.2.3.3 Các biện pháp ngân hàng áp dụng trong phòng ngừa và hạn chế RRLS
Để phòng ngừa RRLS, VCB áp dụng cả biện pháp nội bảng và ngoại bảng
Biện pháp nội bảng : VCB chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh
hoạt theo tín hiệu thị trường, áp dụng chính sách lãi suất phù hợp trong nhiều
hợp đồng tín dụng trung và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất.
Lãi suất cho vay cố định : Lãi suất cho vay cố định là mức lãi suất vay áp dụng trong suốt thời hạn hiệu lực của Giấy nhận nợ hoặc Hợp đồng tín dụng. Lãi suất cho vay cố định thường chỉ áp dụng đối với các khoản vay ngắn hạn ( có kì hạn vay dưới 12 tháng ) vì cả bên vay và bên đi vay đều có thể lường trước mức độ thiệt hại về tài chính trong trường hợp có biến động về lãi suất.
Lãi suất cho vay thả nổi : Lãi suất cho vay thả nổi là mức lãi suất cho
vay thay đổi theo định kì 1tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Khi cho vay dài hạn, ngân hàng sẽ không quy định một mức lãi suất cố định cho cả kỳ hạn vay mà quy định lãi suất theo biến động của lãi suất thị trường. Bằng cách này ngân hàng vừa có thể điều chỉnh được độ lệch về thời lượng của tài sản nợ (nguồn vốn huy động ) và tài sản có (vốn cho vay), vừa đảm bảo được sự tương xứng về lãi suất giữa tài sản nợ vào tài sản có. Với chính sách lãi suất linh động, phù hợp với cơ chế thị trường, ngân hàng đảm bảo hạn chế được phần nào những rủi ro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kluan.doc