Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

Hiện tại SHB đã thực hiện phân loại nợ theo điều 7 thay vì theo điều 6 của Quyết Định 493 -NHNN. Phân loại nợ theo điều 7 là phân loại nợ theo phương pháp “định tính”, theo cách phân loại này nợ cũng được chia thành 5 nhóm như phương pháp “định lượng” (phân loại theo điều 6 quyết định 493) nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ mà còn dựa theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được NHNN chấp nhận.

Phân loại nợ theo “định tính”

• Loại 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn

• Loại 2: Nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ

• Loại 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi đúng hạn

• Loại 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao

• Loại 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn.

Cách phân loại nợ cũ, phân loại nợ theo “định lượng”, chỉ đơn thuần dựa trên dữ liệu khoản nợ tại thời điểm đánh giá và chủ yếu dựa vào thời gian quá hạn, số lần cơ cấu của khoản nợ nên kết quả chưa phản ánh thực sự mức độ rủi ro của các khoản nợ. Phân loại nợ theo phương pháp mới sẽ đánh giá toàn diện về năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Các khoản nợ được chia tách theo các mức độ rủi ro một cách chính xác hơn, qua đó giúp ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro hợp lí.

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2418 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3,4 tỷ USD tương ứng 10,5% kim ngạch xuất khẩu, giải ngân vốn FDI 4,6 tỷ USD và ODA là 1,4 tỷ USD cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt ở mức thấp. Năm 2009 lãi suất biến động từ 6 -9 %, lãi suất liên ngân hàng biến động từ 5- 12%. Lãi suất tái cấp vốn là 7,5% , lãi suất chiết khấu là 6%. năm 2009 tình hình kinh tế có dấu hiệu hồi phục, các TCTD huy động vốn dễ dàng hơn, có nhiều kênh huy động vốn và chi phí huy động vốn thấp hơn do vậy việc cho vay ra cũng dễ dàng hơn. Lãi suất cho vay giảm, hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn và hiệu quả hơn. Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%. Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm  2010 ước đạt 1.160 USD. Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Năm 2008 là một năm cực kỳ khó khăn đối với hoạt động tín dụng, và huy động vốn. Ngay từ đầu năm với những khó khăn về nguồn vốn hội đồng quản trị và ban điều hành đã thống nhất chủ trương thu hẹp tín dụng tập trung thu hồi nợ cũ, thận trọng đối với các khoản vay mới. Năm 2009 SHB vẫn phải đối mặt với tình trạng nợ xấu như các ngân hàng TMCP khác. Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi tuy nhiên vẫn ở mức thấp. Tuy vậy ngân hàng SHB vẫn thành công với hoạt động đầu tư cũng như trong hoạt động cho vay của mình. Năm 2010 là một năm khởi sắc của ngân hàng. Năm 2010, tổng tài sản của SHB đạt 51.032 tỷ đồng, đạt 113,4% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế 656 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch. Cũng trong năm 2010, SHB đã hoàn thành kế hoạch nâng vốn điều lệ lên gần 3.500 tỷ đồng và phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi trị giá 1.500 tỷ đồng để thực hiện tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng vào quý II/2011. Đặc biệt, giá trị tài sản cố định là bất động sản của SHB được các tổ chức định giá bất động sản uy tín định giá hơn 4.342 tỷ đồng. 2.2.1 Hoạt động huy động vốn Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Tuy vậy năm 2008 là một năm cũng khá thành công với ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội. Kết quả huy động vốn tăng đáng kể so với năm 2007. Nguồn vốn huy động được qua các năm đều tăng. Bảng 2.1: kết quả huy động vốn của ngân hang thương mại cổ phần SHB Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Tỷ trọng (%) Năm 2009 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Tỷ trọng (%) Phân theo kỳ hạn 6.513.228 100 13.363.297 100 21.513.339 100 Ngắn hạn 95.924.432 90,96 12.227.400 91,5 20.007.405 93 Trung_dài hạn 5.924432 9,04 1.135.880 8,5 1.871.660 8,7 Phân theo cơ cấu 6.513.228 100 13.363.297 100 21.513.339 100 Trong nước 6.513.228 100 913.363.297 100 21.513.339 100 Nước ngoài 0 0 0 0 0 0 (Nguồn : Báo cáo tài chính ngân hàng SHB - Hội sở chính) Nguồn vốn huy động được phân theo kỳ hạn chủ yếu là huy động ngắn hạn. Năm 2008 nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 90,96%. Năm 2009 tỷ lệ này là 91,96%. và năm 2010 tỷ lệ này đạt 93%. Sự chênh lệch quá lớn giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn với nguồn vốn huy động trung và dài hạn có thể gây rủi ro cho SHB. Giả sử vì nguyên nhân nào đó có sự sụt giảm lãi suất tiền gửi khách hàng cùng một lúc tới rút tiền sẽ làm mất tính thanh khoản cho SHB và ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của SHB. Hơn nữa theo các quy định của nhà nước, các ngân hàng thương mại được phép đầu tư một phần nguồn vốn ngắn hạn huy động được để đầu tư cho vay trung và dài hạn. Nhưng nếu vượt quá mức an toàn thì sẽ dẫn tới mất cân đối vốn giao dịch hàng ngày. Việc huy động vốn ngắn hạn với tỷ trọng lớn sẽ làm hạn chế cho vay trung và dài hạn của SHB. Để giảm thiểu rủi ro, SHB đang có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng giảm dần tỷ trọng vốn ngắn hạn và tăng dần tỷ trọng vốn huy động được với kỳ hạn trung và dài hạn để đảm bảo kinh doanh ổn định. Để làm được điều này SHB đang có chiến lược thu hút nguồn vốn trung và dài hạn với nhiều ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút vốn. Nguồn huy động vốn phân theo cơ cấu của SHB hoàn toàn dựa vào nguồn vốn huy động được trong nước SHB chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đây cũng là cơ hội và thách thức lớn cho SHB trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới toàn cầu của Việt Nam nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng. 2.2.2 Hoạt động tín dụng tại SHB Dư nợ cho vay qua các năm đều tăng trưởng khá cho thấy SHB đã không ngừng nâng cao năng lực cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với các điều kiện từng vùng miền ngành nghề kinh doanh SHB luôn đổi mới sản phẩm dịch vụ linh hoạt phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng và tình hình kinh tế xã hội, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn của SHB. Ngoài ra SHB luôn kiểm soát chất lượng tín dụng đảm bảo khách hàng sử dụng vốn an toàn. Qua các biện pháp nhằm hỗ trợ cũng như quản lý tốt nguồn vốn mà hoạt động tín dụng của SHB luôn tăng trưởng và bền vững. 2.2.2.1 Dư nợ cho vay theo thời hạn khoản vay Bảng 2.2: Số liệu cho vay theo thời hạn khoản vay Đơn vị : triệu đồng Khoản mục Năm 2008 Tỷ trọng (%) Năm 2009 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Tỷ trọng (%) Cho vay ngắn hạn 3.892.066 62,24 7.555.671 58,9 13.483.183 65,28 Cho vay trung hạn 1.551.912 24,82 3.924.482 31 4.996.853 24,19 Cho vay dài hạn 808.719 12,94 1.348.594 10,1 2.172.770 10,53 Tổng 6.252.699 100 12.828.748 100 20.652.806 100 (Nguồn : Báo cáo tài chính ngân hàng SHB - Hội sở chính) Từ bảng số liệu trên ta thấy năm 2009 tỷ lệ cho vay ngắn hạn giảm trong khi tỷ lệ vay trung hạn tăng đáng kể điều này là phù hợp khi năm 2009 kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục sau cuộc khủng khoảng năm 2008. Các tổ chức kinh tế cần vốn lưu động để khôi phục sản xuất vì vậy tỷ lệ cho vay trung hạn tăng lên là điều hết sức hợp lý. Tốc độ cho vay với nền kinh tế tăng trưởng khá cao qua các năm cho thấy ngân hàng SHB đã có những chiến lược phát triển phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, phù hợp với nhu càu cần vốn để tái sản xuất cũng như mở rộng sản xuất của nền kinh tế. Tới năm 2010 cho vay ngắn hạn tăng lên đáng kể cho thấy cơ cấu cho vay của ngân hàng SHB khá an toàn vì lượng vốn ngân hàng thu hút được chủ yếu là từ nguồn vốn ngắn hạn . 2.2.2.2 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế Đơn vị : triệu đồng Khoản mục Năm 2008 Tỷ trọng (%) Năm 2009 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Tỷ trọng (%) Doanh nghiệp nhà nước 687.796 11 1.051.957 8,2 1.666.681 8,07 Công ty cổ phần và TNHH 4.994.655 79,88 10.524.704 82,04 15.787.004 76,44 Doanh nghiệp tư nhân 265.114 4,24 515.715 4,02 850.895 4,12 Cá nhân 305.131 4,88 736.370 5,74 5.841.750 11,37 (Nguồn : Báo cáo tài chính ngânh hàng SHB - Hội sở chính) Với mục tiêu chiến lược hướng tới cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ SHB đang gia tăng tỷ lệ cho vay công ty cổ phần và TNHH. Năm 2008 tỷ lệ này là 79,885 tới năm 2009 tỷ lệ này là 82,045 và năm 2010 tỷ lệ này giảm xuống còn 76,44 do chính sách của nhà nước hạn chế cho vay sản xuất, tăng cường cho vay tiêu dùng nhằm kích cầu thị trường sau khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Năm 2008 tỷ lệ cho vay tiêu dùng cá nhân chủ đạt 4,88% tới năm 2009 tỷ lệ này tuy có tăng nhưng không đáng kể đạt 5,74% nhưng với chính sách của nhà nước nói chung và của ngân hàng SHB nói riêng tới năm 2010 tỷ lệ cho vay tiêu dùng cá nhân tăng khá cao chiếm 11,37% trong tổng cho vay theo thành phần kinh tế. Mức cho vay với doanh nghiệp nhà nước năm 2009 giảm so với năm 2008. Năm 2010 tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp nà nước tăng lên so với năm 2009 tuy nhiên tỷ lệ tăng không cao cho thấy đối tượng khách hàng chính của ngân hàng là cá nhân hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với mục tiêu và khách hàng chiến lượng đã đề ra ngân hàng đã có nhiều biện pháp nhằm hướng sự phục vụ vào các đối tượng khách hàng mục tiêu : _ Mở rộng cho vay đối với khách hàng kinh doanh có độ an toàn cao và hiệu quả. _ Hạn chế cho vay đối với khách hàng kinh doanh kém hiệu quả( nhóm doanh nghiệp nhà nước địa phương và doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi) _ Tăng cường hoạt động cho vay bán lẻ nhằm đa dạng hoá khách hàng và sản phẩm tín dụng, chú trọng các khoản tín dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung tới mảng tín dụng khách hàng cá nhân với các hình thức cho vay cầm cố, thế chấp tài sản... đáp ứng nhu cầu tín dụng hàng ngày gia tăng Đây được coi là hướng đi đúng đắn của SHB phù hợp với chủ trương chính sách của nhà nước và của NHNN. Chủ truơng này nhằm gia tăng thị phần hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh, tiếp cận và đầu tư vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt động. 2.2.2.3 Dư nợ theo loại tiền tệ cho vay Hiện tại SHB cho vay chủ yếu bằng VND, cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo loại tiền tệ Đơn vị : triệu đồng Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Cho vay bằng đồng Việt Nam 5.614.149 11.965.681 17.594.954 Cho vay bằng ngoại tệ quy đổi 638.550 863.067 3.057.861 (Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng SHB - Hội sở chính) Từ việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu điều này làm tăng doanh số cho hoạt động tín dụng song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc nới lỏng điều kiện cho vay, mở rộng cho vay bằng đồng ngoại tệ sẽ làm ra tăng nguy cơ nợ quá hạn ngoại tệ, đặc biệt trong quá trình cạnh tranh gay gắt, giá cả biến động và cuộc khủng hoảng kinh tế còn nhiều diễn biến khó lường. 2.2.2.4 Dư nợ cho vay theo ngành nghề Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo ngành nghề Đơn vị : triệu đồng Khoản mục Năm 2008 Tỷ trọng (%) Năm 2009 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Tỷ trọng (%) Thương mại 1.981.480 31,69 4.124.442 32,15 7.044.672 34,11 Nông, lâm nghiệp 976.671 15,62 1500963 11,7 3.626.632 17,56 Sản xuất gia công và chế biến 529.603 8,47 1.214.882 9,47 2.323.375 11,24 Xây dựng 982.924 15,72 2.156.512 16,81 3562609 17,25 Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 81.285 1,3 537.524 4,19 536973 2,6 Kho bãi, giao thông vận tải 1.025.442 16,4 1.871.714 14,59 2249090 10,89 Giáo dục đào tạo 625 0,01 1.282 0,01 24783 0,12 Tư vấn kinh doanh BĐS 180.007 2,88 779.998 6,08 278813 1,35 Khách sạn, nhà hàng 143.187 2,29 296.344 2,31 472949 2,29 Ngành nghề khác 351.401 5,62 345.093 2,69 532842 2,58 Tổng 6.2582.699 100 12.828.748 100 20652806 100 (Nguồn : Báo cáo tài chính ngân hàng SHB - Hội sở chính) Từ bảng số liệu trên ta thấy danh mục cho vay của SHB khá đa dạng SHB đã đẩy mạnh cho vay đa ngành đa nghề. Tuy vậy SHB vẫn đầu tư mở rộng cho vay vào một số ngành có tiềm năng như: Thương mại, nông lâm nghiệp, xây dựng...Đa số ngành nghề đều có mức tăng trưởng cao hơn năm trước tuy nhiên có một số ngành cơ cấu gần như không đổi ví dụ như ngành khách sạn nhà hàng tỷ trọng trong cơ cấu cho vay theo ngành nghề gần như không đổi qua các năm. Việc đầu tư đa ngành như vậy làm cho SHB giảm thiểu rủi ro so với việc tập trung vào một số ngành cụ thể. Qua phân tích tình hình hoạt động cho vay theo ngành nghề kinh tế ta thấy SHB đã tập trung cho vay chủ yếu vào một số ngành như thương mại, xây dựng. Sự tập trung như vậy có thể đem lại những rủi ro lớn cho SHB vì đây là những ngành nghề chịu sự biến động rất lớn từ biến động thị trường, giá cả và chính sách quản lý của nhà nước... Do đó có thể thấy rằng chính sách cho vay của SHB chưa được phân bổ một cách hợp lý, cần có sự xem xét và phân chia tỷ trọng tín dụng theo ngành nghề hợp lý, đa dạng hoá ngành nghề và đảm bảo lợ nhuận cũng như mang lại an toàn cho SHB. 2.3 Thực trạng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại SHB 2.3.1 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng tai SHB Để đảm bảo hoạt động tín dụng phát triển theo đúng định hướng SHB đã tuân thủ đầy đủ chính sách quản lý rủi ro tín dụng. Về cơ bản chính sách quản trị rủi ro tín dụng của SHB xoay quanh các nội dung cơ bản như cơ chế phân cấp ủy quyền, chính sách xếp hạng khách hàng, chính sách sản phẩm tín dụng, chính sách tài sản đảm bảo và trích lập dự phòng rủi ro 2.3.1.1. Cơ chế phân cấp ủy quyền Hiện tại SHB đang dần dần thay đổi việc quản lí tín dụng theo chiều dọc. Theo mô hình mới này các phán quyết ra quyết định cấp tín dụng cho các dự án lớn sẽ được tập trung tại hội sở. Quy trình cấp tín dụng tại các chi nhánh sẽ có sự tham gia của nhiều phòng, ban như: phòng quan hệ khách hàng, phòng tín dụng, phòng quản lý rủi ro để đảm bảo tính khách quan trong các quyết định tín dụng. 2.3.1.2. Chính sách về khách hàng + Xếp hạng khách hàng Cuối năm 2006, ngân hàng đã đưa vào Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá khách hàng là doanh nghiệp. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với khách hàng là doanh nghiệp sử dụng phương pháp chấm điểm theo nhóm chỉ tiêu tài chính (40 chỉ tiêu) và chỉ tiêu phi tài chính (14 chỉ tiêu). Theo hệ thống xếp hạng nội bộ, điểm tối đa dành cho khách hàng là 100 điểm và khách hàng được xếp thành 10 nhóm. Nhóm AAA,AA,A,BBB,BB,B,CCC,CC,C,D trong đó: Nhãm A(AAA,AA,A) là nhóm khách hàng có khả năng trả nợ tốt. Nhóm B(BBB,BB,B) là nhóm khách hàng có đủ năng lực trả nợ nhưng khả năng trả nợ sẽ chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. Nhóm C(CCC,CC,C) là nhóm khách hàng có khả năng trả nợ bị suy giảm, khả năng trả nợ phụ thuộc lớn vào biến động của yếu tố thị trường và nếu yếu tố thị trường xấu đi, khách hàng nhóm C có thể không trả được nợ. Nhóm D là nhóm khách hàng mất khả năng trả nợ, tổn thất đối với ngân hàng là thực sự xảy ra. 2.3.1.3. Chính sách sản phẩm tín dụng & tài sản bảo đảm Các sản phẩm tín dụng cung cấp cho tất cả các đối tượng trong mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà được pháp luật nước ta cho phép SHB thực hiện chính sách tài sản đảm bảo và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Chính Phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam.. 2.3.1.4. Chính sách phân loại nợ & trích lập dự phòng rủi ro Hiện tại SHB đã thực hiện phân loại nợ theo điều 7 thay vì theo điều 6 của Quyết Định 493 -NHNN. Phân loại nợ theo điều 7 là phân loại nợ theo phương pháp “định tính”, theo cách phân loại này nợ cũng được chia thành 5 nhóm như phương pháp “định lượng” (phân loại theo điều 6 quyết định 493) nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ mà còn dựa theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được NHNN chấp nhận. Phân loại nợ theo “định tính” Loại 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn Loại 2: Nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ Loại 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi đúng hạn Loại 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao Loại 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn. Cách phân loại nợ cũ, phân loại nợ theo “định lượng”, chỉ đơn thuần dựa trên dữ liệu khoản nợ tại thời điểm đánh giá và chủ yếu dựa vào thời gian quá hạn, số lần cơ cấu của khoản nợ nên kết quả chưa phản ánh thực sự mức độ rủi ro của các khoản nợ. Phân loại nợ theo phương pháp mới sẽ đánh giá toàn diện về năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Các khoản nợ được chia tách theo các mức độ rủi ro một cách chính xác hơn, qua đó giúp ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro hợp lí. 2.3.2 Thực trạng nợ quá hạn, nợ theo nhóm, nợ xấu Theo quyết định 493– NHNN, nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Một khách hàng có nhiều khoản vay mà chỉ có một khoản vay quá hạn thì các khoản vay khác mặc dù chưa đến hạn hoàn trả cũng bị coi là nợ quá hạn. 2.3.2.1 Nợ quá hạn theo thời hạn SHB đã thực hiện phân loai nợ quá hạn theo thời hạn. Phân loại theo cách này giúp SHB thấy được nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở thời hạn tín dụng nào và nguyên nhân cũng như cách khắc phục nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. Bảng 2.6: Nợ quá hạn phân theo thời hạn Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Tỷ trọng Năm 2009 Tỷ trọng Năm 2010 Tỷ trọng Dư nợ ngắn hạn 3892066 100 7555671 100 13483183 Nợ quá hạn ngắn hạn 67526 1,73 105442 1,07 181586 1,34 Dư nợ trung hạn 1551912 100 3.924.4 82 100 4.996.853 100 Nợ quá hạn trung hạn 35693 2,3 86129 2.08 83447 1,67 Dư nợ dài hạn 808.719 100 1.348.594 100 2.172.770 100 Nợ quá hạn dài hạn 218357 2,7 31017 2,3 44759 2,06 Tổng dư nợ cho vay 6.252.699 100 12.828.748 100 20.652.806 100 Tổng nợ quá hạn 125054 2 218088 1,7 309792 1,5 (Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng SHB - Hội sở chính) Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm diễn biến kinh tế thế giới có nhiều thay đổi Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nền kinh tế suy giảm, đối với hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng SHB nói riêng thì năm 2008 là một năm kinh doanh không thuận lợi. Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cao lên tới 2%. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn tới mất khả năng thanh toán khoản vay khi đến hạn. Tới năm 2009 khi nền kinh tế có dấu hiệu khôi phục tỷ lệ này giảm xuống còn 1,7% điều này là do SHB đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp trong lúc khó khăn bằng nhiều hình thức như: Gia hạn khoản nợ, tăng thêm khoản vay...Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn với thời hạn ngắn hạn giảm đáng kể cho thấy nhu cầu vay vốn để tài trợ cho nguồn vốn lưu động giảm, doanh nghiệp vay vốn chủ yếu cho hoạt động đầu tư trung và dài hạn cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục rõ rệt. Năm 2010 là một năm kinh doanh có hiệu quả với ngân hàng SHB, tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể trong khi tỷ lệ cho vay ra lại tăng cao. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng năm 2010 cua ngân hàng SHB giảm đáng kể cho thấy nỗ lực trong việc quản lý rủi ro của ngân hàng. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn ở tất cả các thời hạn đều giảm cho ta nhận định tình hình năm 2011 sẽ rất khả quan cho toàn bộ nền kinh tế cũng như ngân hàng. 2.3.2.2 Nợ quá hạn theo lại hình kinh tế Bảng 2.7: Nợ quá hạn theo loại hình kinh tế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Số tiền năm 2008 Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 (%) Số tiền năm 2009 Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 (%) Tố tiền năm 2010 Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2010 (%) Thương mại 42998 2,17 103111 2,5 116237 1,65 Nông, lâm nghiệp 20510 2,1 30769 2,05 54762 1,51 Sản xuất gia công và chế biến 11174 2,11 0 0 32034 1,38 Xây dựng 16709 1,7 35582 1,65 50589 1,42 Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 0 0 7418 1,38 6067 1,13 Kho bãi, giao thông vận tải 24610 2,4 41177 2,2 36210 1,61 Giáo dục đào tạo 0 0 0 0 74 0,3 Tư vấn kinh doanh bất động sản 4520 2,5 0 0 4907 1,76 Khách sạn, nhà hàng 1.609 1,12 0 0 4918 1,04 Ngành nghề khác 2945 0,83 31 0,009 3994 0,91 Tổng nợ quá hạn 125054 2 218088 1,7 309792 1,5 (Nguồn: báo cáo tài chính ngân hàng SHB hội sở chính) Từ số liệu trên ta thấy năm 2008 nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở các ngành như: Thương mại, sản xuất gia công, kho bãi chứng tỏ chất lượng tín dụng một số khoản vay ở các ngành này chưa cao. Năm 2009 nợ quá hạn vẫn rơi vào các ngành nghề này và thêm một số ngành nữa như: Dịch vụ cá nhân và cộng đồng, nông lâm nghiệp đặc biệt nợ quá hạn trong nhóm ngành thương mại vẫm ở mức rất cao. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn trong nhóm ngành thương mại có giảm tyu nhiên vẫn ở mức cao, ngành xây dựng lại có tỷ lệ nợ quá hạn ra tăng đáng kể. Dịch vụ cá nhân cộng đồng, kho bãi giao thông vận tải vẫn là những ngành có tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cao. Ngành xây dựng trong những năm vừa qua phát triển vượt bậc, tuy nhiên thị trường vẫn quá nóng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng cũng như ngân hàng. Năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra ảnh hưởng không nhỏ tới ngành xây dựng. Việc lãi suất tăng cao cũng hạn chế khả năng tiếp cận vốn của nhà đầu tư. Tới năm 2009 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi do vậy nguồn vốn đổ vào ngành xây dựng nói chung và bất động sản nói riêng tăng đáng kể. Nhu cầu cần vốn để đầu tư tăng cao, hơn nữa cuối năm 2009 NHNN ra quyết định khuyến khích cho vay tiêu dùng nhằm kích cầu thị trường sau khủng hoảng do vậy ngân hàng cho vay cá nhân tăng cao. Đi đôi với việc nới lỏng tín dụng cho cá nhân thì tình trang nợ quá hạn, nợ xấu cũng tăng nhanh cho thấy ngân hàng chưa quản lý tốt trong khâu giám sát khoản vay đối với khách hàng cá nhân. Mặt khác các khoản nợ này đều bị phân vào nợ nhóm 3 cho thấy rủi ro cao. Ngành thương mại tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 là 2,17% tương ứng với 42998 triệu đồng tới năm 2009 tỷ lệ này gia tăng đáng kể đạt 103111triệu đồng chiếm 2,5% trong tổng nợ quá hạn. Tuy nhiên những khoản vay này chỉ bị ngân hàng đánh giá là quá hạn trả nợ dưới 90 ngày và được phân vào nhóm 2. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn ngành là 1.65% tương ứng 116237triệu đồng cho thấy mức độ tập trung vốn cho nhóm ngành này khá cao. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn ở nhónm ngành này ở mức cao tuy nhên nhóm ngành này lại có tăng trưởng tín dụng khá cao trong khi nền kinh tế đang thoát ra khỏi khủng hoảng do vậy việc chú trọng đầu tư vốn cho nhóm ngành này là cần thiết trong dài hạn. Ngành nông lâm nghiệp năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn là 2,1% năm 2009 tỷ lệ nàt là 2,05% và năm 2010 tỷ lệ này là 1,51%. Với chính sách tập trung cho vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay cá nhân trong khi tăng trưởng tín dụng của ngành này ở mức thấp thì tỷ lệ nợ quá hạn trong ngành này như vậy là khá cao. Điều này cho thấy công tác quản lý tín dụng các khoản vay chưa tốt. Ngành giao thông vận tải có mức tăng trưởng dư nợ tín dụng cao tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm nhiều qua các năm cho thấy chất lượng tín dụng trong lĩnh vực này khá tốt. Năm 2008 nợ quá hạn trong ngành này là 2,4% nhưng cho tới năm 2010 tỷ lệ này giảm xuống còn 1,61% . Qua phân tích trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn chỉ tập trung ở một số ngành như: Xây dựng, thương mại, nông lâm nghiệp, vân tải. Những ngàmh này có mức độ tăng trưởng tín dụng cao song lại phụ thuộc rất nhiều vào thị trường vào mức ổn định của nền kinh tế. Do vậy việc nợ quá hạn ở mức cao trong những ngành này là điều không tốt. Cho thấy ngân hàng chưa quản lý tốt khoản vay vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần có những chính sách cụ thể để hạn chế nợ quá hạn trong những ngành này đồng thời vẫn đảm bảo tăng trưởng tín dụng trong những ngành này. 2.3.2.3 Thực trạng nợ xấu Theo quyết định 493 của NHNN nợ xấu là các koản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 trong bảng phân loại nợ. Tình hình nợ xấu tại SHB qua các năm như sau: Bảng 2.8: Nợ xấu ngân hàng SHB Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Tỷ trọng (%) so với nợ quá hạn Năm 2009 Tỷ trọng (%) so với nợ quá hạn Năm 2010 Tỷ trọng (%) so với nợ quá hạn Tổng nợ quá hạn 125054 100 218088 100 309792 100 Tổng nợ xấu 22045 17,62 37859 17,35 47025 15,17 Nợ nhóm 3 11404 9,12 19802 9,08 22088 7,15 Nợ nhóm 4 9016 7,21 15549 7,13 21468 6,93 Nợ nhóm 5 1625 1,3 2508 1,15 3469 1,12 (Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng SHB - Hội sở chính) Năm 2008 khủng hoảng kinh tế xảy ra Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Các doanh nghiệp làm ăn khó khăn rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán những khoản nợ đến hạn. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu năm 2008 rất cao và tập trung nhiều ở nợ nhóm 3 cho thấy các khoản nợ đến hạn phải thu của ngân hàng không có khả năng thu hồi gốc và lãi đúng hạn. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tổng nợ xấu năm 2008 là 22045triệu đồng chiếm 17,62% trong nợ quá hạn. Nợ xấu tập trung ở một số ngành như: Thương mại, xây dựng, giao thông vận tải. Năm 2009 tổng nợ xấu 37895triệu đồng chiếm 17,35trong tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân của việc nợ quá hạn là doanh nghiệp giảm sút không đủ trả nợ đúng hạn cam kết và bị phân vào nợ nhóm 3. Nợ xấu còn lại chủ yếu tập trung ở các ngành như: Sản xuất gia công chế biến, khách sạn nhà hàng... Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng vẫn ở mức cao. Tỷ lệ nợ xấu tập trung nhiều ở nhóm 4 chiếm 11.8% trong nợ quá hạn cho thấy các khoản nợ có khả năng tổn thất cao . Điều này là không tốt khi các khoản nợ xấu tập trung ở các ngành như: thương mại, sản xuất gia công và chế biến, xây dựng (các ngành có tỷ trọng tăng trưởng cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro) ngân hàng cần cân nhắc lại chính sách cho vay của mình nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. 2.3.3 Trích lập dự phòng rủi ro Theo quyết định 493 – NHNN, dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112571.doc
Tài liệu liên quan