Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam

Lời Cam Đoan

Danh Mục Các Từ Viết Tắt

Danh Mục Các Bảng, Biểu

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.Khái quát về Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ 3

1.1.1.Khái niệm 3

1.1.2.Các bên tham gia 3

1.1.3.Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ 3

1.1.4.Khái niệm, nội dung, phân loại thư tín dụng 4

1.1.4.1.Khái niệm thư tín dụng 4

1.1.4.2.Nội dung của một L/C 5

1.1.4.3.Các loại L/C 7

1.2.Một số rủi ro chủ yếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 9

1.2.1.Rủi ro kĩ thuật 9

1.2.2.Rủi ro đạo đức 11

1.2.3.Rủi ro chính trị 11

1.2.4.Rủi ro khách quan từ nền kinh tế 12

1.3.Một số kinh nghiệm phòng tránh rủi ro của ngân hàng nước ngoài 12

1.3.1.Phân loại hạn mức tín dụng cho khách hàng 12

1.3.2.Sử dụng các thoả thuận trong giao dịch tín dụng chứng từ 12

1.3.3.Áp dụng công nghệ cao và đào tạo con người 13

1.3.4.Trung tâm tài trợ thương mại 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NAM 14

2.1.Tổng quan về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam 14

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 14

2.1.2.Sơ đồ tổ chức 14

2.1.3.Chức năng từng phòng ban 16

2.2.Thực trạng thanh toán quốc tế tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam 17

2.2.1.Kết quả kinh doanh thanh toán quốc tế của chi nhánh trong thời gian qua 17

2.2.2.Những sản phẩm TTQT tại chi nhánh hiện có: 19

2.3.Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại chi nhánh Quảng Nam 19

2.3.1.Những quy định chung về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh: 19

2.3.2.Tình hình hoạt động kinh doanh bằng thư tín dụng trong thời gian qua 20

2.4.Quy trình thanh toán xuất nhập khẩu 21

2.4.1.Quy trình thanh toán xuất khẩu 21

2.4.2.Rủi ro trong quy trình thanh toán xuất khẩu 23

2.4.3.Quy trình thanh toán nhập khẩu 25

2.4.4.Rủi ro trong quy trình thanh toán nhập khẩu 27

2.5.Đánh giá rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt nam - Chi nhánh Quảng Nam 30

2.5.1.Rủi ro khi VCB - Quảng Nam là ngân hàng phát hành 31

2.5.1.1.Rủi ro khi VCB – Quảng Nam phát hành thư tín dụng 31

2.5.1.2.Rủi ro khi VCB - Quảng Nam thanh toán TTD 35

2.5.2.Rủi ro khi VCB – Quảng Nam là ngân hàng chiết khấu: 36

2.5.3.Rủi ro khi VCB – Quảng Nam là ngân hàng thông báo TTD 39

2.6.Nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam: 40

2.6.1.Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng 40

2.6.2.Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng 40

2.6.3.Nguyên nhân khách quan trên giác độ vĩ mô 42

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM 44

3.1.MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO 44

3.1.1.Khi VCB là ngân hàng phát hành 44

3.1.1.1.Chú trọng nâng cao công tác thẩm định đánh giá khách hàng 44

3.1.1.2.Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng trước khi phát hành thư tín dụng 45

3.1.1.3.Xem xét định mức ký quỹ hợp lý đối với doanh nghiệp mở L/C 45

3.1.1.4.Kiểm tra khi nhận bộ chứng từ, thực hiện ký hậu vận đơn và thanh toán 47

3.1.2.Khi VCB là ngân hàng chiết khấu: 47

3.1.2.1.Tăng cường công tác kiểm tra bộ chứng từ để giảm thiểu rủi ro 47

3.1.2.2.Chú trọng đến việc tìm hiểu về nước nhập khẩu, nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành 48

3.1.2.3.Xem xét các điều kiện trước khi chiết khấu bộ chứng từ 49

3.1.3.Khi VCB là ngân hàng thông báo 49

3.1.3.1.Gửi thông báo thư tín dụng một cách kịp thời và nhanh chóng 49

3.1.3.2.Kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi thông báo cho khách hàng 49

3.1.4.Một số biện pháp khác 50

3.1.4.1.Tiếp thị và thu hút khách hàng tốt, tiềm năng 50

3.1.4.2.Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 50

3.1.4.3.Ứng dụng công nghệ thông tin 50

3.1.4.4.Mở rộng quan hệ đại lý 50

3.1.4.5.Cần đa dạng hoá các loại hình L/C 51

3.2.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 51

KẾT LUẬN 53

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng nếu không nhận được thanh toán từ NHPH trong trường hợp chiết khấu có truy đòi và người thụ hưởng còn giúp VCB có những thông tin cần thiết về người yêu cầu mở TTD. Nếu người thụ hưởng không có uy tín và khả năng tài chính yếu, VCB sẽ gặp rủi ro vì không truy đòi được số tiền đã chiết khấu nếu NHPH từ chối bộ chứng từ. Bên cạnh đó, có những trường hợp người thụ hưởng cấu kết với người mở TTD cố tình lừa đảo ngân hàng. Rủi ro phát sinh từ việc thực hiện nghiệp vụ + Rủi ro phát sinh từ việc kiểm tra bộ chứng từ Kiểm tra bộ chứng từ là một khâu quan trọng trong nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Nếu việc kiểm tra bộ chứng từ không được thực hiện với một sự cẩn trọng thì sẽ gây rủi ro cho ngân hàng chiết khấu. VCB có thể sẽ gánh chịu rủi ro không được hoàn trả nếu đã chiết khấu bộ chứng từ mà không phát hiện những điểm không phù hợp. Vì vậy, khi kiểm tra bộ chứng từ phải hết sức cẩn trọng để tránh những tranh chấp có thể xảy ra và bị NHPH từ chối thanh toán do những điểm không đáng có. Bên cạnh kiểm tra bộ chứng từ chiết khấu, ngân hàng còn phải tuân thủ UCP, ISBP và L/C về thời gian kiểm tra chứng từ, nơi gửi chứng từ đòi tiền, nơi gửi điện đòi tiền, hình thức đòi tiền và các điều kiện khác khi gửi chứng từ đòi tiền… Nếu các quy định này không được thực hiện có thể sẽ mang lại rủi ro bị từ chối thanh toán làm giảm uy tín của ngân hàng chiết khấu. 2.4.3.Quy trình thanh toán nhập khẩu Bước 1:Điều kiện và hồ sơ phát hành a)Điều kiện về đảm bảo tài chính khi phát hành L/C NHNT phát hành L/C khi Người yêu cầu mở L/C đáp ứng được các điều kiện sau: _Có mã số khách hàng (CIF) tại NHNT _Ký quỹ 100% trị giá giao dịch để phát hành L/C; hoặc _Được NHNT cấp hạn mức miễn/giảm ký quỹ để phát hành L/C hoặc được NHNT cho vay thanh toán L/C; hoặc _Được bảo lãnh thanh toán bởi một bên thứ 3 và bảo lãnh này được chi nhánh NHNT chấp nhận b)Hồ sơ yêu cầu phát hành L/Cs Khách hàng yêu cầu NHNT phát hành L/C cần xuất trình các giấy tờ sau : _Thư yêu cầu phát hành L/C _Các cam kết về ký quĩ đối với các đối tượng qui định _Một bản sao hợp đồng mua bán Ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng _Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành đối với hàng nhập khẩu cần có giấy phép. _Văn bản xác nhận của NHNN về việc đăng kí vay và trả nợ nước ngoài nếu L/C có thời hạn trả chậm trên 1 năm. Bước 2:Phát hành L/C _Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, VCB Quảng Nam sẽ phát hành các loại L/C tương ứng như: L/C thông thường, L/C chuyển nhượng, L/C xác nhận, L/C đối ứng….. _Khi nhận được yêu cầu phát hành L/C, TTV kiểm tra tất cả các trường trên đơn yêu cầu mở L/C của khách hàng phải phù hợp với hợp đồng ngoại thương và UCP 600, lưu ý khách hàng những điểm sai biệt và thiếu sót. Sau khi chứng từ đã hoàn toàn phù hợp và đã có Thông báo Tác nghiệp Tài trợ Thương mại, TTV thực hiện lập điện MT700, nếu nội dung dài có thể lập thêm MT701. _Thực hiện ký quỹ L/C (nếu có) _Thu phí mở L/C theo qui định _Giao khách hàng 1 L/C gốc, 1 giấy báo nợ _Chuyển qua kiểm soát duyệt và đẩy điện đi nước ngoài. _Lưu hồ sơ L/C _Thực hiện tu chỉnh L/C nếu khách hàng yêu cầu Bước 3:Thanh toán L/C a)Khi nhận được điện SWIFT MT750 thông báo chứng từ có bất hợp lệ của ngân hàng người hưởng thì lập thông báo cho người mở L/C kèm theo 1 bản sao điện, tuỳ theo ý kiến của khách hàng tiếp tục xử lý. b)Khi nhận điện SWIFT MT754/MT742 đòi tiền theo L/C cho phép đòi tiền bằng điện, kiểm tra điện hoàn toàn hợp lệ, thì lập thông báo cho người mở L/C và kiểm tra nguồn tiền thanh toán L/C. _Lập điện trả tiền bằng SWIFT _Đưa qua kiểm soát duyệt _Lưu hồ sơ _Khi nhận được bộ chứng từ kèm thư đòi tiền, ghi sổ theo dõi +Kiểm tra chứng từ: VCB Quảng Nam không chịu trách nhiệm về kiểm tra chứng từ trong trường hợp VCB Quảng Nam đã phát hành bảo lãnh nhận hàng/ ký hậu vận đơn/ uỷ quyền nhận hàng của bộ chứng từ đó. TTV tiến hành kiểm tra bộ chứng từ sự phù hợp về số lượng, nội dung chứng từ so với các điều kiện, điều khoản L/C và giữa các chứng từ với nhau. +Ghi rõ ý kiến của mình lên phiếu kiểm tra chứng từ hàng nhập +Đưa qua phụ trách phòng kiểm tra. Nếu chứng từ phù hợp thì tiến hành thanh toán trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được BCT, nếu BCT có sai sót thì trong vòng 5 ngày làm việc chỉ ra những điểm bất hợp lệ. +Nếu khách hàng chấp nhận thanh toán, thực hiện thanh toán/ chấp nhận thanh toán theo chỉ dẫn của L/C +Nếu khách hàng từ chối thanh toán, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng thực hiện. +Thu phí thanh toán L/C, mức phí: 0.2% trị giá bộ chứng từ thanh toán, min 20USD, max 500 USD c)Bảo lãnh nhận hàng : Bảo lãnh nhận hàng thông thường được phát hành theo yêu cầu của khách hàng, cho phép nhận hàng khi hàng hoá đã về đến nước nhập khẩu trước khi B/L về đến ngân hàng phát hành. Là một thư bảo lãnh cho hãng tàu để giao hàng khi chưa có vận đơn gốc, do ngân hàng phát hành ký để đảm bảo cho nghĩa vụ thực hiện của nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành sẽ chịu trách nhiệm trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu nhận được từ ngân hàng đòi tiền. Các chứng từ khách hàng cần xuất trình để yêu cầu VCB Quảng Nam phát hành Bảo lãnh nhận hàng: _Yêu cầu phát hành Bảo lãnh nhận hàng _Bản sao Hoá đơn TM _Bản sao vận đơn *Kiểm tra đối chiếu những chứng từ trên với L/C và với yêu cầu phát hành Bảo lãnh nhận hàng của khách hàng _Chuyển hồ sơ lên P.Quan hệ KH _Phát hành Bảo lãnh nhận hàng _Thu phí bảo lãnh, mức phí: 50 USD _Chuyển KS duyệt _Giao khách hàng d)Ký hậu vận đơn/Uỷ quyền nhận hàng : Thông thường được thực hiện theo yêu cầu khách hàng và do ngân hàng ký hậu lên bản gốc vận đơn theo đó cho phép nhà nhập khẩu nhận hàng khi hàng hoá về đến nước nhập khẩu trước khi ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ vận tải đầy đủ. Ngân hàng phát hành sẽ bảo lãnh khả năng thực hiện của khách hàng chịu trách nhiệm thanh toán/chấp nhận thanh toán cho ngân hàng đòi tiền khi nhận được hối phiếu đòi tiền. *Các chứng từ khách hàng cần xuất trình để yêu cầu VCB QN ký hậu vận đơn: _Thư yêu cầu ký hậu vận đơn _Vận đơn gốc _Hoá đơn thương mại *Đối với việc phát hành Uỷ quyền nhận hàng _Thư yêu cầu phát hành uỷ quyền nhận hàng _Hoá đơn thương mại _Bản gốc vận đơn hàng không *Kiểm tra đối chiếu nội dung “yêu cầu ký hậu vận đơn/ phát hành uỷ quyền nhận hàng với các chi tiết trên bản sao , vận đơn gốc và các điều khoản, điều kiện quy định trong L/C. _Chuyển hồ sơ lên P.Quan hệ KH _Thực hiện ký hậu vận đơn _Thu phí ký hậu, mức phí : 15USD _Chuyển kiểm soát duyệt _Giao khách hàng 2.4.4.Rủi ro trong quy trình thanh toán nhập khẩu Các rủi ro có thể gặp phải khi ngân hàng phát hành thư tín dụng: Rủi ro phát sinh từ các chủ thể tham gia vào quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ: + Rủi ro từ phía người yêu cầu mở thư tín dụng: Trừ trường hợp ký quỹ 100%, nghiệp vụ phát hành TTD luôn mang tính chất bảo lãnh: VCB bảo lãnh cho người yêu cầu mở TTD, người mở TTD chỉ phải ký quỹ một phần giá trị thư tín dụng, phần còn lại được đảm bảo bằng tài sản, bất động sản…. Vì vậy, khả năng thanh toán và thiện chí thanh toán của người mở TTD vô cùng quan trọng. Nếu đến thời hạn thanh toán TTD mà người mở không có khả năng nộp đủ phần tiền còn lại thì VCB phải dùng nguồn vốn của mình để thanh toán cho người thụ hưởng. Khoản tiền này VCB có thể thu hồi lại từ tài sản đảm bảo, hàng hóa nhập khẩu… Việc này tốn nhiều thời gian và chi phí của ngân hàng và có thể không thu hồi được. + Rủi ro từ người thụ hưởng thư tín dụng Giao dịch tín dụng chứng từ là giao dịch chỉ dựa trên chứng từ, NHPH TTD phải thực hiện thanh toán khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của TTD. Dựa vào điều này, trường hợp người thụ hưởng không giao hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng, người yêu cầu mở TTD không có khả năng thanh toán, không đồng ý thanh toán vì không có hàng hoặc hàng hóa không đúng chất lượng hoặc cùng với người thụ hưởng kết hợp thực hiện hành vi lừa đảo thì VCB phải gánh chịu rủi ro vừa phải thanh toán vừa không thu hồi được tiền từ hàng hóa nhập khẩu. +Rủi ro từ ngân hàng chiết khấu thư tín dụng hoặc từ ngân hàng xuất trình chứng từ Người thụ hưởng sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phục vụ mình xin chiết khấu hoặc nhờ đòi tiền theo TTD, có thể đòi tiền bằng thư hoặc đòi tiền bằng điện tùy theo TTD quy định. Chiết khấu giúp cho người thụ hưởng nhận được tiền trước khi VCB thanh toán cho bộ chứng từ, mang lại thuận lợi cho người thụ hưởng. Trường hợp điện đòi tiền theo thư tín dụng đã được thanh toán, bộ chứng từ không phù hợp và bị người mở TTD từ chối, VCB có thể gặp rủi ro không thể truy đòi từ ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. Rủi ro phát sinh từ môi trường kinh doanh + Rủi ro phát sinh từ biến động của thị trường hàng hóa nhập khẩu Hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của người mở TTD và việc thu hồi vốn của VCB. Nếu là mặt hàng giá cả biến động nhiều theo thị trường, kênh phân phối và tiêu thụ hẹp, chỉ có một số đối tượng tiêu thụ đặc biệt thì việc kinh doanh của nhà nhập khẩu dễ gặp rủi ro, VCB cũng khó tiêu thụ hàng hóa để thu hồi lại vốn trong trường hợp cần thiết. Trong nhiều trường hợp, VCB không tiêu thụ được hàng hóa đã bảo lãnh mở TTD. + Rủi ro phát sinh từ tình hình kinh tế chính trị của một quốc gia Mọi chủ thể kinh tế hoạt động trong một quốc gia đều chịu sự tác động của tình hình kinh tế chính trị của quốc gia đó. Khi tình hình chính trị không ổn định, nền kinh tế suy thoái, VCB thường không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán của mình làm ảnh hưởng đến uy tín của VCB; nhà nhập khẩu không được nhập hàng hóa hoặc mất khả năng thanh toán, trường hợp này VCB phải gánh chịu rủi ro. Khủng hoảng kinh tế, lạm phát khiến cho đồng tiền trong nước kém ổn định, mất giá so với đồng tiền nước ngoài làm giá hàng hóa thay đổi gây rủi ro hàng hóa. + Rủi ro phát sinh từ chính sách kinh tế của một quốc gia Chính sách thương mại, các quy định về xuất nhập khẩu của một quốc gia có thể gây thiệt hại cho các bên tham gia. Chính sách quản lý ngoại hối, những quy định về chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của nước nhập khẩu... nếu bị thay đổi đột ngột (như hạn chế chuyển ngoại tệ ra nước ngoài) thì sẽ gây rủi ro cho NHCK và nhà xuất khẩu. Hoặc một quốc gia có dự trữ ngoại tệ thấp, nhà nhập khẩu gặp khó khăn thì thậm chí không mua được ngoại tệ để thanh toán, gây rủi ro cho NHCK không nhận được tiền, NHPH mất uy tín thanh toán. Rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ + Rủi ro phát sinh khi thực hiện phát hành thư tín dụng Phát hành thư tín dụng là khâu đầu tiên trong qui trình thanh toán bằng phương thức TDCT. Đây là khâu rất quan trọng quy định các điều kiện và chứng từ xuất trình để thanh toán, đây là khâu có thể gây ra rủi ro cho VCB nếu không thực hiện chính xác và cẩn trọng và cũng là khâu góp phần đáng kể vào việc giảm các tranh chấp phát sinh sau này. Khi tư vấn mở thư tín dụng, VCB chủ yếu dựa vào hợp đồng ngoại thương, kiến thức nghiệp vụ và kinh nghiệm của mình. VCB phải thực hiện theo đúng chỉ thị của người mở thư tín dụng, nếu không sẽ gánh chịu rủi ro bộ chứng từ xuất trình phù hợp với TTD nhưng không đúng theo chỉ thị của người mở và bị người mở từ chối thanh toán. + Rủi ro phát sinh từ phát hành thư bảo lãnh nhận hàng Bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc là một nghiệp vụ phổ biến để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu mở TTD nhận hàng khi họ đáp ứng được khả năng thanh toán, tuy nhiên nó cũng có thể đem lại rủi ro cho VCB. Khi phát hành thư bảo lãnh nhận hàng, ngân hàng đã cam kết sẽ đền bù cho hãng vận tải nếu có tổn thất xảy ra khi người mở thư tín dụng nhận hàng mà không xuất trình vận đơn gốc, cam kết này hoàn toàn độc lập với cam kết thanh toán cho người thụ hưởng. Bảo lãnh nhận hàng chỉ có tính chất tạm thời, không thể thay thế được chứng từ sở hữu hàng hóa. Khi VCB nhận được vận đơn gốc từ người thụ hưởng, phải giao vận đơn gốc cho hãng vận tải để thu hồi bảo lãnh nhận hàng về thì trách nhiệm của VCB đối với hãng vận tải mới chấm dứt. Như vậy, VCB sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu như người thụ hưởng thực hiện hành vi lừa đảo, không phải là chủ sở hữu của lô hàng và lô hàng đã nhận không thuộc TTD đã mở mà nó thuộc về một chủ sở hữu khác. Trong trường hợp này, VCB đã thanh toán cho người thụ hưởng mà vẫn phải bồi thường cho hãng vận tải. + Rủi ro phát sinh từ khâu kiểm tra bộ chứng từ Kiểm tra bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng đã mở có ý nghĩa quan trọng quyết định việc NHPH chấp nhận hay từ chối thanh toán. Việc kiểm tra bộ chứng từ được điều chỉnh bởi tập quán thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP và ISBP. Tuy nhiên, UCP và ISBP không quy định tất cả các trường hợp xảy ra nên có nhiều chi tiết các ngân hàng diễn giải theo nhiều nghĩa khác nhau. Vì vậy, đây là khâu dễ gây tranh cãi giữa các ngân hàng và cũng dễ gây rủi ro cho VCB: Theo quy định của UCP, ngân hàng có năm ngày làm việc để quyết định chấp nhận hay từ chối bộ chứng từ được xuất trình theo TTD, VCB sẽ mất quyền từ chối sau 5 ngày làm việc đó. Sau khi VCB từ chối bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng thì bộ chứng từ đó thuộc về người xuất trình chứng từ. Nếu VCB giao bộ chứng từ cho người mở TTD trước khi có chỉ thị của người xuất trình thì VCB có thể phải chịu rủi ro bị người xuất trình chứng từ kiện vì việc giao chứng từ này. Khi bộ chứng từ không phù hợp với điều khoản và điều kiện của TTD, nếu người mở TTD nhận bộ chứng từ và thanh toán, VCB cần phải yêu cầu người mở TTD chấp nhận những điểm không phù hợp bằng văn bản. Nếu không có thư chấp nhận này, VCB có thể phải chịu rủi ro người yêu cầu mở TTD khiếu nại vì không thông báo điểm không phù hợp cho họ.Việc diễn giải UCP và ISBP không thống nhất có thể gây ra tranh cãi giữa các ngân hàng về những điểm không phù hợp. VCB còn phải gánh chịu rủi ro do ngân hàng xuất trình chứng từ bác bỏ những điểm không phù hợp cho khách hàng trước khi vận đơn gốc về. 2.5.Đánh giá rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt nam - Chi nhánh Quảng Nam _Mục đích : Nhằm nhận dạng những rủi ro đã xảy ra và dự đoán những rủi ro có khả năng xảy ra trong tương lai tại VCB – QN . Từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục và phòng ngừa hiệu quả hơn. _Quy mô và đối tượng khảo sát Quy mô: Tại Phòng TTQT VCB – QN Đối tượng : Gồm TTV và KSV tại Phòng TTQT VCB - QN _Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng điều tra (Phụ lục 1) mang tính định tính, để có tiêu chuẩn chung đánh giá về các rủi ro có thể xảy ra Thang điểm đánh giá được thiết kế từ 1 (có khả năng xảy ra rất thấp) đến 5 (có khả năng xảy ra rất cao), những rủi ro nào có điểm càng cao càng có nhiều khả năng xảy ra và ngược lại. Số điểm cho từng loại rủi ro 1 2 3 4 5 Có khả năng xảy ra rủi ro rất thấp Có khả năng xảy ra rủi ro thấp Có khả năng xảy ra rủi ro Có khả năng xảy ra rủi ro cao Có khả năng xảy ra rủi ro rất cao Thang điểm đánh giá Điểm trung bình cho từng loại rủi ro ≤ 1 ≤ 2 ≤ 3 ≤4 ≤5 Có khả năng xảy ro rủi ro rất thấp Có khả năng xảy ra rủi ro thấp Có khả năng xảy ra rủi ro Có khả năng xảy ra rủi ro cao Có khả năng xảy ra rủi ro rất cao 2.5.1.Rủi ro khi VCB - Quảng Nam là ngân hàng phát hành 2.5.1.1.Rủi ro khi VCB – Quảng Nam phát hành thư tín dụng Bảng 1.5 :Khả năng xảy ra rủi ro khi VCB – QN phát hành TTD Các loại rủi ro Điểm trung bình Khả nảng xảy ra rủi ro Rủi ro do người mở L/C 4 Có khả năng xảy ra cao Rủi ro do người thụ hưởng 3.83 Có khả năng xảy ra cao Do chính sách thương mại trong nước 3.5 Có khả năng xảy ra cao. Do quản lý ngoại hối, dự trữ ngoại tệ 3.00 Có khả năng xảy ra Do tình hình kinh tế chính trị trong nước 2.5 Có khả năng xảy ra Do phát hành thư tín dụng không theo yêu cầu của người mua 2.00 Có khả năng xảy ra thấp Các loại rủi ro đã xảy ra tại VCB - QN Rủi ro từ phía người mở LC ( nhà nhập khẩu) Rủi ro đối với ngân hàng là ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Việc phát hành TTD theo yêu cầu của nhà nhập khẩu hay người mở TTD luôn mang tính chất cấp bảo lãnh cho khách hàng. Khách hàng có nhu cầu mở TTD nhập khẩu tại VCB sẽ được xem xét các yếu tố như tài sản đảm bảo, mối quan hệ tín dụng hoặc giao dịch, uy tín thanh toán, quy mô hoạt động, khả năng tài chính, mặt hàng kinh doanh.... để được cấp hạn mức mở TTD với mức ký quỹ phù hợp. Nếu bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với TTD đã mở mà khách hàng không có khả năng hoặc không thanh toán thì VCB phải sử dụng nguồn vốn của mình để thanh toán cho người thụ hưởng. Rủi ro này được chi nhánh đánh giá có khả năng xảy ra cao và nó đã xảy ra tại chi nhánh. Nguyên nhân chủ yếu là do khâu thẩm định và đánh giá khách hàng trong và sau khi cấp hạn mức vay và bảo lãnh; hoặc trong quá trình kinh doanh có những thời điểm khách hàng gặp khó khăn về tài chính. Điển hình là trường hợp công ty Xi Măng Và VLXD Xây Lắp Quảng Nam mở L/C nhập khẩu xi măng tại VCB Quảng Nam, người hưởng lợi là công ty Banman của Pháp, phương thức thanh toán là thư tín dụng không hủy ngang, trả sau. Hợp đồng ký kết ngày 17/10/2006 với tổng trị giá là 40000 USD. Ngày 18/10/2006 công ty Banman thông báo cho công ty Xi Măng Và VLXD Xây Lắp Quảng Nam hàng đã xếp lên tàu. Dự kiến khởi hành ngày 18/10/2006 và ngày 30/10/2006 thì tới cảng Kỳ Hà. Nhưng đến ngày 26/10/2006 thì hàng đã tới cảng Kỳ Hà mà VCB – QN chưa nhận được bộ chứng từ. Do đó công ty Xi Măng Và VLXD Xây Lắp Quảng Nam đã đến VCB – QN yêu cầu phát hành thư bảo lãnh nhận hàng và cam kết thanh toán tiền hàng mà không có khiếu nại gì về bộ chứng từ có sai sót. Ngày 29/10/2006 bộ chứng từ về đến VCB – QN sau khi kiểm tra ngân hàng phát hiện có lỗi và gửi đến công ty Xi Măng Và VLXD Xây Lắp Quảng Nam về tình trạng của bộ chứng từ, yêu cầu công ty thực hiện cam kết nhưng công ty đã từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ có lỗi. Cũng tại thời điểm đó xi măng ngoại nhập khẩu ồ ạt nên giá xi măng trong nước bị giảm. Do đó sau khi nhận hàng về công ty Xi Măng Và VLXD Xây Lắp Quảng Nam kinh doanh thua lỗ và không có khả năng trả tiền cho ngân hàng. Sau khi VCB – QN yêu cầu NH bên Pháp lập lại bộ chứng từ cho phù hợp và yêu cầu công ty Xi Măng Và VLXD Xây Lắp Quảng Nam thực hiện cam kết thì công ty này vẫn cố tình trì hoãn và không thanh toán tiền. Và theo qui định trong L/C thì VCB – QN vẫn phải thanh toán cho ngân hàng bên Pháp vì bộ chứng từ phù hợp.Trong trường hợp này VCB phải đốc thúc khách hàng hay khách hàng phải tự thương lượng với người bán để kéo dài thời hạn thanh toán. Rủi ro do người thụ hưởng thư tín dụng Người thụ hưởng không giao hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng nhưng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với TTD thì NHPH vẫn phải có trách nhiệm thanh toán. Điển hình là công ty CP Giày Xuất Khẩu Tam Kỳ ký kết một hợp đồng nhập một lô hàng hóa của công ty Hàn Quốc trị giá 50000 USD vào ngày 15/7/2007. Hợp đồng qui định L/C không hủy ngang, trả ngay. Công ty CP Giày Xuất Khẩu Tam Kỳ đã đến VCB – QN mở L/C vào ngày 16/7/2007. Hàng đến Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) trước khi bộ chứng từ về tới VCB – QN. Do công ty CP Giày Xuất Khẩu Tam Kỳ cần gấp hàng hóa nên đã yêu cầu VCB – QN phát hành thư bảo lãnh nhận hàng. Sau đó thì công ty CP Giày Xuất Khẩu Tam Kỳ đã đến cảng nhận hàng nhưng sau khi giám định lại thì phát hiện lô hàng kém chất lượng. Ngay sau đó công ty CP Giày Xuất Khẩu Tam Kỳ đã yêu cầu VCB – QN ngừng ngay việc thanh toán cho công ty Hàn Quốc và điện khiếu nại công ty Hàn Quốc do giao hàng kém phẩm chất, yêu cầu công ty này giao hàng hóa thay thế hoặc giảm giá lô hàng. Tuy nhiên bộ chứng từ xuất trình đến VCB – QN là hợp lệ nên NH không thể ngừng thanh toán cho công ty Hàn Quốc. Bởi lẽ, các giao dịch TTD hoàn toàn độc lập với hàng hóa được giao. VCB chỉ căn cứ trên bộ chứng từ để thực hiện việc thanh toán và được miễn trách nhiệm đối với chất lượng hàng hóa và tính thật giả của bộ chứng từ. Trong trường hợp này, VCB chỉ có thể ngưng thanh toán cho người thụ hưởng nếu có lệnh của tòa án. Rủi ro này đã xảy ra tại chi nhánh, vì vậy hiện tại chi nhánh rất quan tâm đến loại rủi ro này. Khi xảy ra rủi ro do người thụ hưởng, thiệt hại chủ yếu ở phía người yêu cầu phát hành TTD. Việc VCB không thể ngưng thanh toán nếu bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa VCB và người mở TTD. Bên cạnh đó, với vai trò là NHPH, việc không phát hiện chứng từ giả có thể sẽ ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Mặc dù đã được tư vấn khi mở TTD, một số khách hàng vẫn cho rằng việc thanh toán bộ chứng từ phụ thuộc vào chất lượng hàng hóa được giao. Xảy ra rủi ro này thông thường do người bán là khách hàng mới của người yêu cầu mở TTD, thường xảy ra đối với những lô hàng có giá trị lớn, những lô hàng được chào giá tốt so với giá của thị trường rất nhiều. Đối với người bán là khách hàng có mối quan hệ lâu dài với người mua, khi xảy ra rủi ro này, người bán và người mua có thể thương lượng với nhau giảm giá hay giao bù ở những lô hàng kế tiếp. Rủi ro do chính sách thương mại trong nước Chính sách xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến nhà nhập khẩu trong nước và NHPH TTD. Các chính sách hạn chế nhập khẩu trong từng thời kỳ có thể gây khó khăn cho nhà nhập khẩu trong việc thanh toán cho người thụ hưởng và nhận hàng. Điển hình như trường hợp của Công ty Ô Tô Chu Lai Trường Hải nhập khẩu một số linh kiện phụ tùng ô tô dưới 12 chỗ từ một công ty của Hàn Quốc. Sau khi hợp đồng được ký kết, Nhà nước lại ban hành quyết định hạn chế nhập khẩu những linh kiện này. Do vậy mà khi nhập khẩu mặt hàng này về, công ty đã bị lỗ và gặp khó khăn về vốn và dẫn đến là không thể thanh toán tiền hàng như đã thoả thuận với ngân hàng từ trước. Trong trường hợp này ngân hàng buộc phải thảo thuận với công ty này để kéo dài thời hạn thanh toán. Rủi ro này đã xảy ra tại VCB – Quảng Nam và được chi nhánh cho với số điểm là 3.5. Các rủi ro có khả năng xảy ra tại VCB - QN Rủi ro về tỷ giá hối đoái, quản lý ngoại hối, dự trữ ngoại tệ Trong sách cũ vẫn còn ghi về rủi ro tỷ giá hối đoái đối với các DN, ngân hàng Việt Nam vào những năm 1993-1997. Lúc đó, Việt Nam đã từng hấp thụ được khá lớn luồng vốn chảy vào và chủ yếu là FDI, VND cũng lên giá đáng kể. Giai đoạn này Chính phủ cũng "cam kết" duy trì tỷ giá hối đoái ổn định. Mặt bằng lãi suất VND cũng khá cao và cao hơn so với lãi USD. Diễn biến kinh tế như vậy đã kích thích đầu cơ sinh lợi. Điển hình cho trào lưu này là L/C nhập hàng trả chậm. Theo kỳ vọng và dự tính của DN về giá USD ổn định (hoặc mất giá), lãi tiền VND cao hoặc lời từ giá bất động sản lên... Những khoản lãi thật khổng lồ và lãi dễ dàng tính toán này đã kéo cả nền kinh tế và cụ thể là cả hệ thống ngân hàng vào vay thương mại nước ngoài trong đó có L/C nhập hàng trả chậm. DN càng lớn, càng năng động càng có doanh số lớn L/C nhập hàng trả chậm,.. Diễn biến kinh tế bên ngoài và sức ép thâm hụt thương mại vào thời điểm đó đã đẩy VND phải điều chỉnh so với USD, tỷ giá USD/VND cao, việc tái tạo ngoại tệ khó khăn; và khi đó giá đất đai xuống,... một loạt DN Việt Nam rơi vào tình trạng phá sản, ngân hàng có nhiều L/C nhập hàng trả chậm cũng rơi vào tình trạng nguy khốn. Trong năm 2008 khi đồng USD có xu hướng giảm giá so với VNĐ, lãi suất trong nước cũng tăng, số lượng các LC nhập khẩu được mở tại chi nhánh đã tăng nhanh chóng, điển hình từ năm 2007 chỉ khoảng 110 L/C với doanh thu khoảng 9 triệu USD thì đến năm 2008 đã có khoảng 215 L/C được mở với doanh số trên 16 triệu USD. Tuy nhiên đa số các L/C mở là LC trả ngay, L/C trả chậm chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Ngày 24/3/2009 vừa qua, Quyết định 622 điều chỉnh tỉ giá biên độ giữa tiền đồng và USD từ mức +/-3% lên +/- 5% của Ngân hàng Nhà nước chính thức có hiệu lực. Khiến cho tỷ giá USD/ VND trong thời gian gần đây có xu hướng tăng. Vì vậy những ngân hàng thương mại nào nắm giữ loại L/C trả chậm càng nhiều trong năm 2008 thì đang đối mặt với rủi ro rất cao là nợ nước ngoài, riêng đối với VCB chi nhánh Quảng Nam đa số các L/C là trả ngay nên không có nhiều rủi ro trong trường hợp này. Mặt khác ta thấy chính sách quản lý ngoại hối và dự trữ ngoại tệ cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của người nhập khẩu và NHPH. Ở Việt Nam, chính sách quản lý ngoại hối cho phép ngân hàng bán ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài theo đúng mục đích quy định, việc mở TTD và thanh toán thư tín dụng nằm trong mục đích cho phép. Dự trữ ngoại hối đóng một vai trò quan trọng giúp cho nền kinh tế ổn định. Trong tình hình thị trường ngoại tệ có những biến động mạnh vừa qua, tỷ giá và đầu cơ ngoại tệ tăng cao gây thiệt hại cho người nhập khẩu, ngân hàng nhà nước đã kịp thời cam kết đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế và giữ giá ngoại tệ ở mức cụ thể góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, tình trạng đầu cơ không còn. Trong thời gian này, VCB cũng phải ưu tiên nguồn ngoại tệ cho các bộ chứng từ xuất trình theo TTD và hạn chế mở TTD để tránh mất uy tín vì lo ngại không đủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt .doc
Tài liệu liên quan