MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI VÀ TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ 5
1.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội 5
1.2. Giới thiệu về trung tâm thanh toán quốc tế 7
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm thanh toán quốc tế 7
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của trung tâm thanh toán quốc tế 8
1.3. Mô hình thanh toán tại Trung tâm thanh toán quốc tế của ABBANK 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI ABBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI 12
2.1. Khái quát thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tại ABBANK 12
2.2. Phân tích các rủi ro thường gặp khi thực hiện hợp đồng thanh toán theo L/C tại ABBANK 16
2.2.1. Rủi ro xảy ra với ngân hàng ABBANK 17
2.2.1.1. Rủi ro tín dụng 17
2.2.1.2. Rủi ro đạo đức 18
2.2.1.3. Rủi ro tác nghiệp 19
2.2.2. Rủi ro xảy ra với khách hàng 20
2.2.2.1. Đối với khách hàng mở L/C nhập khẩu 21
2.2.2.2. Đối với khách hàng mở L/C xuất khẩu 22
2.3. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế các rủi ro của ABBANK 23
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý rủi ro trong TTQT theo phương thức TDCT tại ABBANK chi nhánh Hà Nội 28
2.4.1. Thành công 28
2.4.2. Hạn chế 30
2.4.3. Nguyên nhân chính của các rủi ro 30
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ, PHÒNG NGỪA RỦI RO TẠI ABBANK 34
3.1. Định hướng phát triển của ABBANK đến năm 2012 34
3.2. Một số giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro khi thực hiện thanh toán theo phương thức TDCT của ngân hàng 36
3.2.1. Giải pháp về đào tạo cán bộ 36
3.2.2. Giải pháp về nghiệp vụ trong thanh toán theo L/C 37
3.2.3. Giải pháp về công nghệ 39
3.2.4. Giải pháp nguồn ngoại tệ để thanh toán 39
3.2.5. Giải pháp về phía khách hàng 39
3.2.6 Giải pháp từ phía Nhà nước 40
KẾT LUẬN 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tín dụng theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh toán L/C được coi là phương thức an toàn, công bằng trong việc phân chia trách nhiệm, quyền lợi giữa các bên đổng thời độ rủi ro so với các phương thức khác là thấp hơn. Nhưng cũng lại là phương thức có nghiệp vụ phức tạp nhất, do đó, cũng tồn tại nhiều rủi ro đối với các thành viên tham gia. Rủi ro trong thanh toán theo phương thức L/C là rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động TTQT theo L/C hoặc do các nhân tố khách quan khác gây nên. Sau đây sẽ là một số rủi ro chính xảy ra với các bên:
2.2.1. Rủi ro xảy ra với ngân hàng ABBANK
Tại ABBank các rủi ro hay gặp là rủi ro tín dụng, rủi ro pháp lý, rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức, rủi ro thương mại, rủi ro về công nghệ.
2.2.1.1. Rủi ro tín dụng
- Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu gửi giấy yêu cầu mở thư tín dụng với ngân hàng đề nghị Ngân hàng mở thư tín dụng thì RR tín dụng là rủi ro được ngân hàng kiểm tra đầu tiên khi quyết định xem xét phát hành bộ L/C hay không. Trách nhiệm kiểm tra này thuộc về phòng tín dụng của ngân hàng. Một đặc điểm chung của các ngân hàng là luôn mong muốn thu hút thật nhiều khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán. Thông thường thì khách hàng ngay lập tức không thể có một khoản tiền lớn để có thể thực hiện việc thanh toán 100% giá trị cho cả hợp đồng ngoại thương. Ngân hàng muốn cạnh tranh với các ngân hàng khác cũng như thực hiện chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng của mình tham gia hoạt động ngoại thương nên thường không yêu cầu ký quỹ 100%. Do đó, nếu xảy ra rủi ro đối với khách hàng trong việc thanh toán lại số tiền còn lại với ngân hàng thì ngân hàng chịu tổn thất. Tổn thất đó có thể là vì khách hàng thanh toán chậm, hay thanh toán không hết được số tiền đã ký với ngân hàng hoặc không thể thanh toán. Và để giữ uy tín của mình trên thị trường ngân hàng phải đứng ra trả tiền thay cho khách hàng nên gặp rủi ro.
Tại ABBank thường yêu cầu mức ký quỹ trên 10% tuỳ vào đối tượng khách hàng, và mức tối thiểu là 10% thường được thực hiện với các doanh nghiệp là bạn hàng lâu năm, khách hàng quen thuộc có tài khoản tại ABBank. Để hạn chế đến mức tối đa gần như là không để xảy ra rủi ro tín dụng khi thực hiện việc phát hành L/C nhập cho khách hàng thì bộ phận tín dụng chuyên kiểm tra, thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp yêu cầu mở L/C có vai trò rất quan trọng.Kết luận của phòng tín dụng là căn cứ để quyết định đồng ý hay không đồng ý phát hành bộ L/C đó.
Để tránh rủi ro cho ngân hàng khi thực hiện ký quỹ dưới 100%, ABBank cũng yêu cầu có quyền nắm giữ lô hàng và có đội ngũ nhân viên ngân hàng cùng với nhân viên của khách hàng tham gia vào quá trình nhận hàng có quan hệ tốt với hãng vận tải. Từ khi thành lập rủi ro tín dụng xảy ra với ABBank là rất ít gần như là không có.
- Rủi ro tín dụng cũng có thể xảy ra trong trường hợp khách hàng sau khi nhận hàng nhưng hàng hoá không đúng quy cách, hàng hoá không tiêu thụ được do đó khách hàng của ABBank không thực hiện thanh toán ngay mà chậm trễ thanh toán dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng.
2.2.1.2. Rủi ro đạo đức
Rủi ro này xảy ra do các đơn vị xuất nhập khẩu đã vi phạm cam kết với ngân hàng, không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định trong L/C. Rủi ro đạo đức xảy ra chủ yếu khi ngân hàng mở L/C trả chậm hoặc khách hàng thanh toán tiền chậm với ngân hàng, vì lý do nào đó khi đến hạn thanh toán chưa thanh toán cho ngân hàng. Nhưng trên thực tế, theo quy định của L/C thì ngân hàng phát hành phải có trách nhiệm thanh toán tiền cho người thụ hưởng ngay cả khi người mua đã thanh toán với ngân hàng hay chưa. Để bảo vệ uy tín của mình và tuân thủ thông lệ quốc tế, ngân hàng ABBank phải đứng ra trả tiền cho một số L/C quá hạn và chịu rủi ro khá lớn. Sau đây là số L/C chưa được thanh toán tại ABBank:
BẢNG 2.4 TÌNH HÌNH THANH TOÁN L/C
TẠI ABBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
Doanh số L/C
Số L/C
chưa thanh toán
% L/C
chưa thanh toán
2007
39,489
16,902
42,80
2008
51,354
26,816
52,21
2009
146,035
87,068
59,62
Nguồn TTTTQT thuộc ABBANK chi nhánh Hà Nội
Tại ABBank số L/C chưa được thanh toán chiếm phần lớn là L/C trả chậm. Một số là do khách hàng trả không đúng thời hạn vì kinh doanh thua lỗ, bán hàng chậm chưa thu hồi được vốn ngay nên việc thanh toán với ngân hàng chậm trễ. Số liệu bảng 2.4 cho thấy số L/C chưa được thanh toán qua các năm ở ABBank chi nhánh Hà Nội trung bình chiếm khoảng 51,33%. Trong số L/C chưa được thanh toán thì L/C nhập khẩu chưa thanh toán là chủ yếu do khách hàng thực hiện phương thức thanh toán theo L/C trả chậm.
2.2.1.3. Rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp là những rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia gây nên. Thanh toán bằng L/C chỉ thực hiện thông qua bộ chứng từ do đó mọi sai sót, thiếu sót của bộ chứng từ đều được coi là rủi ro tác nghiệp. Tại ABBank rủi ro này tiềm ẩn trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ. Rủi ro tác nghiệp là rủi ro cần được phòng tránh và hạn chế để đảm bảo hiệu quả hoạt động và thành tích của ngân hàng cũng như uy tín của ngân hàng.
Rủi ro tác nghiệp xảy ra về phía ngân hàng khi chuyên viên TTQT không kiểm tra chứng từ một cách không cẩn thận, trong thời hạn 5 ngày làm việc để kiểm tra bộ chứng từ thì không phát hiện ra bộ chứng từ có sai sót mà sau 5 ngày kể trên mới phát hiện ra lỗi chứng từ khi đó trong trường hợp này ngân hàng không có quyền từ chối thanh toán. Hay việc đưa ra thông tin trong L/C có sai sót do nhân viên TTQT đã đánh sai số L/C, số tiền, địa chỉ ngân hàng thụ hưởng, NHPH… do đó NHPH đã yêu cầu xác nhận lại thông tin và chi phí này NHPH sẽ trừ vào số tiền khách hàng phải thanh toán thanh toán.
Như một trường hợp xảy ra với công ty TNHH VIEBA (VIEBA CO.,Ltd) là công ty sản xuất các sản phẩm may và dệt len. Công ty thực hiện xuất khẩu mặt hàng quần Casual với bạn hàng là Tập đoàn CAITAC (CAITAC CORP) Nhật Bản. Ngân hàng ABBANK đóng vai trò là ngân hàng phát hành đồng thời là ngân hàng được chỉ định, LC số LCX002509HM và thu được phí dịch vụ. Ngày 16/3/2010, VIEBA CO.,Ltd xuất trình chứng từ tại Ngân hàng ABBANK yêu cầu thanh toán số tiền là 63,470.06USD. Bao gồm Giấy yêu cầu thanh toán theo mẫu của Ngân hàng và bộ chứng từ kèm theo. Sau khi ngân hàng kiểm tra chứng từ phát hiện có sự sai khác về tên người hưởng lợi giữa bộ L/C từ ngân hàng bên nước ngoài gửi tới với bộ L/C khách hàng, đó là ghi tên người hưởng lợi trong bộ ngân hàng phát hành từ nước ngoài gửi ghi tên công ty là VIETBA CO., Ltd. Do đó, ABBANK đã phải gửi điện thông báo tới ngân hàng phát hành ở nước ngoài. Xác định đây là lỗi do chuyên viên thanh toán quốc tế đánh sai tên người hưởng lợi. Do đó, chi phí này do phía ngân hàng chịu.
Như vậy, khi xảy ra rủi ro tác nghiệp với ngân hàng sẽ phát sinh phí là phí giao dịch và khoản phí này chủ yếu là do những lỗi vì sai sót của chuyên viên TTQT. Do đó, với ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi nhuận thì cần phải hạn chế đến mức tối đa rủi ro này thông qua việc tổ chức đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ, chuyên viên TTQT chuyên nghiệp.
2.2.2. Rủi ro xảy ra với khách hàng
Rủi ro với khách hàng chủ yếu là những rủi ro liên quan đến vấn đề xuất trình bộ chứng từ, rủi ro do các chứng từ xuất trình không phù hợp với các quy định trong L/C hoặc có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ. Gọi chung là những rủi ro đạo đức xảy ra với khách hàng tham gia L/C. Có thể là trong các trường hợp sau:
2.2.2.1. Đối với khách hàng mở L/C nhập khẩu
Bên nhập khẩu thường hay gặp phải những rủi ro trong việc ký kết các hợp đồng với những điều khoản bất lợi ví dụ như chọn phương thức vận tải, điều kiện giao hàng hoặc gặp phải những rủi về hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
Ví dụ về một bộ hồ sơ L/C nhập khách hàng là công ty TNHH An Thịnh Phú mở L/C số LCN01330VN15 ngày 22/3/2010 với số tiền là 122,000.00USD cho người người hưởng lợi là MCCOY về xuất khẩu salon gỗ và tủ. Sau khi kiểm tra tình trạng chứng không phù hợp với điều kiện của L/C cụ thể: giấy chứng nhận kiểm định hàng hoá không được xuất trình, chứng nhận chuyển phát nhanh đã không được gửi trong vòng 02 ngày sau ngày vận đơn, và chứng từ xuất xứ hàng hoá không chỉ ra số và ngày của L/C. Chính vì bộ chứng từ có lỗi do đó người hưởng lợi không được thanh toán ngay đồng thời lại phải chịu thêm phí dịch vụ cho ngân hàng nên chịu rủi ro.
Những rủi ro liên quan đến trách nhiệm của các bên như bên xuất khẩu giao hàng không đúng thời gian, hàng giao không đúng số lượng, chất lượng; bên xuất khẩu vì lý do nào đó từ chối nhận hàng, không thanh toán tiền cho ngân hàng phát hành.
Rủi ro với khách hàng nhập khẩu có thể là những rủi ro mắc sai lầm trong lựa chọn đối tác và ký hợp đồng những hợp đồng bất lợi, dẫn đến những rủi ro trong thanh toán sau này. Rủi ro này thường xảy ra với các doanh nghiệp mới tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Có thể là rủi ro về việc chấp nhận các điều kiện hợp đồng thương mại bất lợi sau đó không thực hiện được, làm cho đối tác có cơ sở kéo dài thời gian thanh toán, khiến cho quá trình thanh toán gặp khó khăn hay gặp tại các doanh nghiệp xuất khẩu hàng gia công. Bên nhập khẩu không tìm hiểu kỹ bên bán nên mở L/C mà không nhận được hàng theo đúng quy cách trong L/C. Các đơn vị XNK chưa nắm bắt được thủ tục tố tụng khi quá trình thanh toán và nhận hàng có khúc mắc xảy ra thì không khiếu nại kịp thời đúng chỗ.
Mặt khác, các bên tham gia cũng có thể gặp phải những rủi ro chính trị do những thay đổi đột ngột về quy định thuế của nhà nước, những quy định hạn chế xuất nhập khẩu của nhà nước. Như trường hợp của Công ty Tradoco là công ty nhập khẩu ô tô tại Việt Nam, tháng 3/2008 công ty đã tiến hành nhập khẩu ô tô nguyên chiếc với tổng giá trị lô hàng là 327.600USD theo phương án kinh doanh gửi lên ABBANK thì việc kinh doanh của công ty là có lãi. Vì vậy, công ty đã vay vốn ngân hàng để mở L/C thanh toán cho công ty ở Nhật và được ngân hàng chấp nhận. Nhưng khi hàng về đến cảng thì nhà nước ban hành quy định tăng thuế nhập khẩu ô tô tăng lên từ 60% lên 70%. Do đó, lô hàng này kinh doanh chậm do chi phí tăng lên buộc giá cả hàng hoá tăng lên, chưa có khả năng thanh toán đúng thời hạn cho ngân hàng.
2.2.2.2. Đối với khách hàng mở L/C xuất khẩu
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may thường hay mắc lỗi chứng từ là giao hàng muộn. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông thuỷ sản thường hay gặp phải lỗi chứng từ về giấy kiểm định chất lượng không phù hợp với yêu cầu của L/C do đó bị từ chối thanh toán.
Một lỗi chứng từ thường gặp nữa của các doanh nghiệp là khách hàng của ABBank là những lỗi trong vận đơn. Thông thường các doanh nghiệp nhập khẩu yêu cầu bên xuất khẩu vận đơn do người chuyên chở phát hành. Còn bên phía các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi giao hàng thường nhận vận đơn do đại lý của người chuyên chở phát hành, nhiều nhà nhập khẩu đã dựa vào đó để bắt lỗi chứng từ và trì hoãn thanh toán.
Ngoài ra, khách hàng cũng hay gặp phải một loại rủi ro nữa là rủi ro kỹ thuật khi thực hiện thanh toán theo L/C tại ABBank. Cụ thể là khách hàng của ABBank khi tham gia thanh toán theo L/C đã không thực hiện đúng những quy định của L/C và lập bộ chứng từ không hoàn hảo. Tại ABBank bộ chứng từ L/C xuất khẩu thường hay gặp phải những sai sót như sai tên công ty nhập khẩu, sai địa chỉ, sai số lượng, xuất trình bộ chứng từ không đầy đủ thiếu loại chứng từ, chứng từ không thống nhất với nhau. Dẫn đến thời gian thanh toán bị kéo dài do chứng từ phải sửa chữa, bổ xung.
Khách hàng cũng thường gặp phải rủi ro khác nữa là rủi ro quốc gia. Cụ thể đó là việc áp dụng các hệ thống luật pháp khác nhau khi thực hiện hợp đồng ngoại thương. Từ việc không hiểu rõ về luật pháp của quốc gia tham gia ký hợp đồng ngoại thương với mình dẫn đến việc khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại trước toà án thường xảy ra xung đột luật phát giữa các nước. Đây là những rủi ro thường hay gặp phải với những đối tác mới làm ăn với nhau chưa tìm hiểu kỹ về đối tác cũng như luật pháp của đối tác.
2.3. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế các rủi ro của ABBANK
Khi xảy ra rủi ro thì gây hậu quả rất nghiêm trọng về uy tín của ngân hàng, hậu quả về mặt kinh tế. Chính vì thế mà các biện pháp để phòng và hạn chế rủi ro xảy ra đối với ABBank luôn là một yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại từng chi nhánh và trong toàn hệ thống.
Qua việc nghiên cứu thực trạng của các rủi ro thường gặp phải cũng như những nguyên nhân chính ở trên có một số biện pháp được ABBank thực hiện và tiếp tục áp dụng là:
* Chính sách đào tạo và tuyển dụng nhân sự
Để đáp ứng đòi hỏi về tăng trưởng và phát triển cùng với nhận thức nguồn nhân lực chính là tài sản quý nhất của Ngân hàng, ABBank đã có những chiến lược và quy trình chuẩn hoá trong việc tuyển dụng, đào tạo các cán bộ quản lý và nhân viên mới. Hiện nay, đội ngũ nhân sự của ABBank chủ yếu là từ các trường đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế. Các nhân viên mới đều được tuyển dụng kỹ lưỡng theo các quy trình tuyển dụng chuẩn, sau khi được tham dự các chương trình đào tạo nghiệp vụ, quy trình phục vụ khách hàng. Dưới đây là bảng tỷ lệ và số lượng nhân viên tại ABBank
HÌNH 2.1
Nguồn: Báo cáo thường niên của ABBANK năm 2008
Trong đội ngũ nhân viên của ABBank thì cán bộ đại học chiếm đại đa số (66%), đây là đội ngũ nhân viên lớn của ngân hàng. . ABBank khuyến khích cán bộ, nhân viên của mình nâng cao trình độ nghiệp vụ để tăng tính sáng tạo và tự chủ trong công việc. Trung tâm đào tạo xây dựng và hoàn thiện một số nội dung đào tạo và tổ chức các khoá học cho các học viên toàn ngân hàng. Các khoá học được thực hiện với nhiều hình thức như đào tạo nội bộ do giảng viên nội bộ giảng dạy, ký hợp đồng với các công ty đào tạo và chuyên viên bên ngoài, gửi cán bộ tham gia học tập cùng các ngân hàng khác. Nội dung đào tạo gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trong hoạt động ngân hàng như kỹ năng dịch vụ cơ bản, đào tạo giám đốc chi nhánh, sử dụng phần mềm T24 và kỹ năng công nghệ thông tin, nghiệp vụ ngân hàng thương mại (giao dịch một cửa, thẩm định bất động sản, quản lý rủi ro, thu hồi nợ…). Như vậy thấy rằng chính sách nhân sự luôn được ABBank đầu tư rất cẩn thận, chu đáo. ABBank rất chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên vững vàng về nghiệp vụ và chuyên nghiệp, tạo dựng lòng tin với khách hàng. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất để hạn chế rủi ro.
* Chính sách đầu tư vào công nghệ
Hiện nay ABBank áp dụng hệ thống công nghệ theo hướng hiện đại, an toàn, đạt độ chính xác cao, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo chuẩn của SWIFT. ABBank thực hiện hoàn thiện nền tảng hạ tầng thông tin hiện đại, dễ quản trị và khả năng mở rộng cao cho Hội sở mới. Năm 2009 ABBank xây dựng thành công một Trung tâm dữ liệu xứng tầm với quy mô và sẵn sàng cho việc phát triển hệ thống ít nhất 5 năm tiếp theo. Tiếp tục phát triển hệ thống Corebanking, nâng cấp hệ thống T24, xây dựng sản phẩm mới trên hệ thống Corebanking.
ABBANK sử dụng mô hình ba tuyến phòng thủ cho toàn bộ hệ thống của ngân hàng để hạn chế và phòng ngừa tối đa các rủi ro xảy ra với ngân hàng kết hợp với việc áp dụng công nghệ hiện đại trong mô hình quản lý rủi ro của ngân hàng. Mô hình ba tuyến phòng thủ đó là:
BẢNG 2.5: NGUYÊN LÝ 3 TUYẾN PHÒNG THỦ
HẠN CHẾ RR TẠI ABBANK
Nguyên lý ba tuyến phòng thủ
Tuyến phòng thủ thứ nhất
Tuyến phòng thủ thứ 2
Tuyến phòng thủ thứ 3
- Các đơn vị kinh doanh
- Các đơn vị hỗ trợ kinh doanh
Quản lý RR:
- QLRR tín dụng
- QLRR thị trường
- QLRR nghiệp vụ
Kiểm toán nội bộ
Nguồn Báo cáo thường niên của ABBANK năm 2009
Cụ thể:
Các đơn vị tiếp nhận rủi ro hoạt động như tuyến phòng thủ thứ nhất, có trách nhiệm quản lý rủi ro hỗ trợ hàng ngày.
Tuyến phòng thủ thứ 2, đơn vị QLRR cung cấp các nguồn lực để phát triển cơ chế, chính sách, phương pháp và công cụ QLRR của ngân hàng. Nhiệm vụ chiến lược QLRR là cung cấp cơ chế và chính sách phù hợp QLRR hiệu quả trong ngân hàng nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị cổ đông.
Sau cùng, các hoạt động liên quan đến đánh giá kiểm soát nội bộ và các chương trình kiểm toán được thực hiện bởi đội Kiểm toán nội bộ, đảm bảo sự độc lập.
* Ban hành quy trình thanh toán quốc tế trên toàn hệ thống:
ABBank đã ban hành thành văn bản quyết định năm 2009 của Tổng giám đốc Ngân hàng về quy trình thanh toán quốc tế trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. Căn cứ vào quyết định này thống nhất thực hiện các quy trình thanh toán theo L/C trên toàn hệ thống bao gồm Trung tâm thanh toán quốc tế, Sở Giao dịch, các Chi nhánh và các Phòng giao dịch thuộc ABBank. Và áp dụng cho các đối tượng là các Lãnh đạo, Kiểm soát viên và chuyên viên tham gia vào nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ABBank. Từ đó thấy rằng với việc ban hành quyết định và đảm bảo thực thi sẽ hạn chế được nhiều rủi ro liên quan. Quyết định có thể được điều chỉnh, bổ xung cho phù hợp với điều kiện trong nước đảm bảo tính cụ thể, chặt chẽ, rõ ràng.
* Biện pháp phòng tránh rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường tại ABBank
ABBank thành lập Hệ thống quản lý rủi ro và chỉ định Giám đốc quản lý rủi ro với các tiêu chuẩn cao, đóng vai trò cơ sở câng cao chất lượng của công tác đánh giá, thẩm định và giám sát. Hệ thống quản lý rủi ro bao gồm quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro thị trường, quản lý rủi ro nghiệp vụ. Hệ thống được xây dựng nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro và nâng cao giá trị cổ đông cũng như vị thế của ABBank.
Cụ thể với rủi ro tín dụng nắm rõ những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng nên ngân hàng. Xác định mức ký quỹ dựa vào mức độ tin cậy, tình hình tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng. Ngoài ra, mức độ này còn phụ thuộc vào đối tượng hàng hoá và phương thức kinh doanh của từng thương vụ cụ thể và được bảo đảm bằng tài sản thế chấp có tính khả thi cao, có khả năng thu hồi. Đồng thời ABBank quy định tỷ lệ ký quỹ với các đối tượng khách hàng khác nhau thì có khác nhau. Đây là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa rủi ro bởi có nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp và khả năng thanh toán của họ thì ngân hàng phát hành mới hạn chế được rủi ro tín dụng của khách hàng. Tuỳ quy mô, mức độ rủi ro, sẽ được phê duyệt bởi Hội đồng tín dụng, Ban tín dụng hoặc các chuyên viên tín dụng hoạt động độc lập với các đơn vị kinh doanh.
Về quản lý rủi ro thị trường, ABBank tiếp tục áp dụng các mô hình quản trị rủi ro thị trường hiện đại và mới nhất bao gồm các hệ thống theo dõi và kiểm soát thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối.
Bên cạnh đó, ABBANK đưa ra 7 nguên tắc quản lý rủi ro nhằm hạn chế và phòng ngừa tốt rủi ro xảy ra với ngân hàng. Đó là:
- Phương pháp quản lý rủi ro là tiền đề cho nguyên lý ba tuyến phòng thủ là các đơn vị tiếp nhận RR, các đơn vị kiểm soát RR và kiểm toán nội bộ.
- Các đơn vị tiếp nhận RR có trách nhiệm quản lý hàng ngày các RR nội tại của hoạt đọng nghiệp vụ trong khi đơn vị kiểm soát RR có trách nhiệm tạo ra các cơ chế QLRR và phát triển công cụ, phương pháp xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát RR. Bổ xung cho hay tuyến phòng thủ trên là phòng Kiểm toán nội bộ đảm bảo hoạt động độc lập với QLRR.
- QLRR đưa ra cái nhìn tổng quát về các loại RR chính bao gồm RR tín dụng, RR thị trường, RR nghiệp vụ.
- QLRR đảm bảo các chính sách về RR cốt lõi của Ngân hàng được thống nhất và đưa ra mức độ chấp nhận RR.
- QLRR được hoạt động và tổ chức độc lập với các bộ phận kinh doanh và các đơn vị tiếp nhận RR khác trong ngân hàng.
- Hội đồng quản trị có trách nhiệm duy trì tổng thể cho các chức năng giám sát rủi ro trong ngân hàng.
- QLRR đảm bảo thực thi các chính sách QLRR khác nhau và các quyết định liên quan đến hội đồng.
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý rủi ro trong TTQT theo phương thức TDCT tại ABBANK chi nhánh Hà Nội
Qua các phân tích ở trên ta có thể đánh giá về những thành công và hạn chế mà ABBank chi nhánh Hà Nội đã đạt được như sau:
2.4.1. Thành công
Hoạt động thanh toán quốc tế của ABBank thời gian qua có đạt được nhiều thành tựu nổi bật, khối lượng giao dịch tăng lên cả về doanh số và phí dịch vụ. Các chỉ số tài chính đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Số lượng rủi ro xảy ra tại ABBank những năm gần đây được hạn chế đến mức tối đa. Để có được thành công này nhờ vào đội ngũ cán bộ nhân viên tại ABBank có trình độ và kỹ thuật nghiệp vụ chuyên nghiệp. Thái độ giao dịch với khách hàng tận tình, văn minh, lịch sự, sẵn sàng hướng dẫn khách hàng về các điều khoản trong thư tín dụng sao cho có lợi cho khách hàng nhất.
Về khối lượng và chất lượng các giao dịch: Số lượng bộ hồ số L/C tăng lên nhanh chóng trong những năm 2007, 2008, 2009. Năm 2007 là 232 bộ, đến năm 2009 là 969 bộ tăng lên gấp 4 (Số liệu tổng số L/C phát hành và thông báo L/C xuất khẩu tổng hợp từ bảng 2.2 và 2.3). Việc số bộ hồ sơ L/C tăng lên nhanh chóng khẳng định một điều rằng chất lượng thanh toán ngày càng được củng cố, mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng ngày càng được duy trì và phát triển.
Về doanh số L/C cũng liên tục tăng thúc đẩy việc mở rộng mạng lưới hệ thống ngân hàng ABBANK ngày càng rộng khắp.
Trong các năm 2007-2009, các rủi ro về số L/C chưa thanh toán chủ yếu do thanh toán chậm còn đọng lại của năm trước đều được thanh toán trong năm sau đó.
Bên cạnh đó, Ngân hàng còn tăng cường mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý trên toàn cầu. Do vậy quan hệ thanh toán được mở rộng. Mạng lưới ngân hàng rộng khắp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán của Ngân hàng. Cho đến nay ngân hàng ABBank có quan hệ đại lý với 382 ngân hàng tại 71 quốc gia và vùng lãnh thổ, số lượng ngân hàng đại lý đến thẳng các chi nhánh là gần 4.000 ngân hàng (năm 2008). Hợp tác với các ngân hàng trong nước và ngoài nước cả về chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Đồng thời tham gia vào các dự án đồng tài trợ cùng các ngân hàng nước ngoài. Điều đó chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao trên thị trường trong và ngoài nước. Tăng cường mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế.
Thành công khác phải kể đến tại TTTTQT là có một quy trình thanh toán quốc tế đồng bộ, thống nhất, luôn được cập nhật, thay đổi, cải tiến phù hợp với những thay đổi thị trường và thông lệ quốc tế. Nhưng vẫn đảm bảo nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng, song song với quá trình kiểm tra luôn đảm bảo chính xác, đúng thời gian.
Đồng thời tại ABBank đang áp dụng mô hình quản lý rủi ro theo hướng hiện đại đưa ra cấu trúc quản lý rủi ro cũng như các nguyên tắc quản lý rủi ro chặt chẽ, chính xác góp phần quan trọng trong hoạt động TTQT nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.
2.4.2. Hạn chế
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém mà ABBBANK cần phải khắc phục trong quá trình quản lý rủi ro tại ngân hàng mình. Đó là những rủi ro tác nghiệp vẫn còn khá phổ biến, vẫn còn tồn tại khoảng cách lớn giữa L/C nhập khẩu và xuất khẩu. Vẫn còn tồn tại một số L/C quá hạn khách hàng chưa thanh toán.
Với rủi ro tác nghiệp thuộc về phía ngân hàng vẫn còn tồn tại chủ yếu là do lỗi từ phía chuyên viên thanh toán quốc tế sai sót như nhầm lẫn đánh sai tên, mã hiệu, vô tình lập sai chứng từ … gây thiệt hại về phí và thời gian giao dịch cho ngân hàng.
2.4.3. Nguyên nhân chính của các rủi ro trên
Sau khi tìm hiểu về thực trạng những rủi ro thường xuyên xảy ra với các bên tham gia vào thanh toán L/C có thể đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trên như sau:
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Trình độ nghiệp vụ, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa thật sự chặt chẽ. Hiện nay việc thẩm định vốn do bên tín dụng đảm nhiệm do đó nhiều nhân viên TTQT không kiểm một cách cẩn thận mà đã phát hành mở L/C cho khách hàng. Vì tâm lý khi đã có bên tín dụng thẩm định thì không phải chịu trách nhiệm mà không biết rằng bên tín dụng chỉ thẩm định về mặt khả năng thanh toán của doanh nghiệp chứ không xét đến những rủi ro tiềm ẩn bên trong.
Một số ít cán bộ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nhất là những nhân viên mới chưa có kinh nghiệm cọ sát thực tế nhiều nên còn nhiều lúng túng trong việc thực hiện nghiệp vụ và dễ xảy ra sai sót trong khi kiểm tra chứng từ.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do khách hàng thiếu thông tin. Đó là sự thiếu thông tin về đối tác, tìm hiểu đối tác không kỹ, như trường hợp người xuất khẩu có thể cố tình giao hàng thiếu, giao hàng không đúng chất lượng hoặc không giao hàng nhưng vẫn xuất trình bộ chứng từ giả mạo cho ngân hàng. Khách hàng không nắm bắt được thông tin tài chính và uy tín của đối tác cũng như kinh nghiệm, sự hiểu biết về các thông lệ quốc tế của doanh nghiệp còn hạn chế. Do đó, mới dẫn đến những rủi ro như về thời gian nhận hàng, chứng từ không hợp lệ hoặc là rủi ro về hàng hoá không đúng quy cách.
Nguyên nhân thứ hai cần xét đến là trình độ hiểu biết và kinh nghiệm về nghiệp vụ thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp còn ít. Các doanh nghiệp Việt Nam mới gia nhập vào thị trường quốc tế, đặc biệt mạnh mẽ từ năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO do đó kinh nghiệm được đúc kết cũng còn chưa đủ, các vụ lừa đảo ngoại thương thì muôn hình muôn vẻ và r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tín dụng theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại CP An Bình.doc