Chuyên đề Giải pháp quản lý chi phí kinh doanh điện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Điện lực I

MỤC LỤC

 

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN II: NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 3

1. Giới thiệu chung về Công ty Điện lực 1- Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) 3

2.Các giai đoạn phát triển và những thành tựu nổi bật 3

3. Đặc điểm bộ máy quản lý tại Công ty Điện lực I: 6

4. Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí kinh doanh của Công ty Điện lực I 12

4.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty: 13

4.2. Đặc điểm kỹ thuật, Công nghệ. 14

5. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Điện lực I: 15

5.1. Đặc điểm về lao động: 16

5.2. Đặc điểm về nguyên liệu, trang thiết bị: 18

5.3. Đặc điểm về vốn: 20

6. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty trong 3 năm gần nhất 22

6.1. Về kinh doanh điện năng: 22

6.2. Về thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn (SCL) 24

6.3. Về thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng 24

6.4. Về sử dụng quỹ đầu tư phát triển 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I 29

1. Quản lý chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: 31

1.1. Quản lý chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí: 32

1.2. Quản lý chi phí sản xuất theo khoản mục tính giá thành. 40

1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh điện. 48

2. Quản lý chi phí hoạt động tài chính. 51

3. Quản lý chi phí hoạt động bất thường. 52

4. Đánh giá tình hình quản lý chi phí ở Công ty Điện lực I 54

1. Quản lý chi phí nguyên vật liệu đầu vào. 60

2. Quản lý chi phí nghiệp vụ kinh doanh. 62

3. Quản lý vốn. 63

4. Quản lý chi phí giải quyết sự cố. 64

5. Các giải pháp khác. 65

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp quản lý chi phí kinh doanh điện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Điện lực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm, trong khi đó tỷ lệ tổn thất điện năng lại được quy định chung cho tất cả các Sở điện lực, bất kể các Sở ở xa hay gần nguồn điện phát, điều này dẫn đến sự tách rời giữa chủ thể quản lý với thực thể bị quản lý. Có nghĩa là ở mỗi Sở điện lực sẽ không đánh giá rõ được sản lượng điện tổn thất bởi vì sản lượng điện nhận từ đầu nguồn, sản lượng điện thương phẩm và sản lượng điện tổn thất có mối quan hệ số học, ngay bản thân Công ty khó kiểm soát được chính xác chi phí tại từng Sở điện lực để từ đó có biện pháp quản lý cụ thể nhằm giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh rộng lớn và hay thay đổi này thì Công ty Điện lực I phải thường xuyên kiểm tra lại các quyết định đã ban hành và thực hiện điều chỉnh cần thiết cho phù hợp nhất là các quyết định trong công tác quản lý chi phí của Công ty để Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I. 1. Quản lý chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty Điện lực I là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ trọng yếu là cung ứng điện cho hơn 30 triệu dân ở 25 tỉnh, thành phố phía Bắc. Trong hoạt động của mình Công ty đã tiến hành đồng thời hai hoạt động sản xuất và kinh doanh điện năng. Mặc dù hoạt động sản xuất của Công ty tuy nhỏ nhưng trong công tác quản lý chi phí của Công ty thì không thể không theo dõi và có các biện pháp quản lý khoản mục này. Cũng như mọi doanh nghiệp sản xuất khác, để tiến hành sản xuất Công ty phải bỏ ra các chi phí như chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí chung khácNgoài ra có một điểm khác biệt của Công ty so với các doanh nghiệp sản xuất khác là trong chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty có một khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn đó là chi phí cho điện mua từ Tổng Công ty. Để quản lý chặt chẽ và xác định được chính xác giá thành sản phẩm thì việc nhận biết và phân tích được ảnh hưởng của từng loại nhân tố chi phí trong cơ cấu giá thành có vai trò quan trọng trong công tác quản lý của Công ty. Công ty Điện lực I là đơn vị trực thuộc của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và nó trực tiếp quản lý, theo dõi hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động khác, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và báo cáo Tổng Công ty để tổng hợp. Công ty Điện lực I xem xét và quản lý chi phí SXKD trên hai góc độ là: Quản lý chi phí SXKD theo yếu tố chi phí. Quản lý chi phí SXKD theo khoản mục tính giá thành. 1.1. Quản lý chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí: Nội dùng các khoản chi phí của Công ty được Tổng Công ty quy định như sau: Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực công cụ. Gọi tắt là chi phí vật tư: là giá trị của toàn bộ vật tư sử dụng thực tế cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chi phí vật tư được xác định trên cơ sở mức tiêu hao vật tư và giá vật tư. Mức tiêu hao vật tư: định mức tiêu hao vật tư của Công ty do Tổng giám đốc phê duyệt phù hợp với định mức tiêu hao chung của Tổng Công ty do Hội đồng quản trị phê duyệt. Giá vật tư: là giá thực tế bao gồm giá vật tư mua ngoài, giá vật tư tự chế, giá vật tư thuê ngoài gia công chế biến Giá các loại vật tư và các chi phí gia công chế biến, vận chuyển, bảo quản, thu muanói trên phải ghi trên hoá đơn, chứng từ theo quy định của Tổng Công ty. Đối với công cụ, dụng cụ sử dụng cho quá trình kinh doanh như: Công tơ đo đếm điện năng, cân, giá đựng, bàn ghế, máy tính cầm tay, khuôn mẫu, dàn giáoCông ty căn cứ vào thời gian sư dụng và giá trị của công cụ dụng cụ để phân bổ dần dần vào các khoản mục chi phí trong các kỳ kinh doanh. Giá vật tư tiêu hao thực tế được hạch toán vào chi phí vật tư sau khi trừ tiền đền bù của cá nhân hoặc tập thể gây ra tiêu hao vật tư vượt định mức, giá trị phế liệu thu hồi(nếu có) và số tiền giảm giá hàng mua(nếu có). Theo số liệu bảng 1 cho ta thấy chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất điện luôn tăng qua các năm. Năm 2004 chi phí nguyên vật liệu là 52.678 triệu đông chiếm tỷ trọng là 2,6% trong tổng chi phí. Năm 2005 con số này tăng lên là 73.940 triệu đồng, so với năm trước tương ứng bằng 140,36% và năm 2006 nó đã tăng thêm 15.872 triệu đồng là 89.812 triệu bằng 121,47% so với năm 2005. Ta thấy rằng chi phí cho nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 2,5-3% trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh điên theo yếu tố chi phí. Chi phí nguyên vật liệu tăng nhưng bên cạnh đó thì doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng luôn tăng chứng tỏ Công ty đã mở rộng thêm sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Chi phí tiền lương của Công ty bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định hiện hành. Chi phí BHXH, BHYT và KPCĐ. Các chi phí này được tính trên cơ sở quỹ tiền lương của đơn vị theo các chế độ hiện hành của nhà nước. Chi phí cho tổ chức Đảng, đoàn thể được lấy tư nguồn kinh phí của tổ chức này. Nếu nguồn kinh phí của tổ chức trên không đủ để chi thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chi phí nhân công cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện cũng là một khoản mục chi phí tương đối trong tổng chi phí của Công ty. Hàng năm Công ty phải chi trả cho quỹ lương của hoạt động sản xuất kinh doanh điện một khoản tương đối lớn. Năm 2005 chi 234.344 triệu đồng, sang năm 2006 chi 271.063 triệu đồng tăng 15,67% so với năm 2005. Trong công tác này Công ty đã thực hiện theo đúng đơn giá tiền lương của Bộ Lao động thương binh xã hội đề ra. Chi phí tiền lương của Công ty tăng lên qua các năm là do năng suất lao động của Công ty tăng lên. Hiện tại Công ty đang tiến hành điều chỉnh một cơ cấu lao động tối ưu để có thể sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất. Chi phí khấu hao tài sản cố định. Tài sản cố định huy động vào hoạt động kinh doanh phải được trích khấu hao theo quy định để thu hồi vốn. Sau khi đã khấu hao hết nguyên giá, tài sản cố định vẫn còn sử dụng được thì không phải trích khấu hao nhưng phải quản lý và sử dụng theo chế độ hiện hành. Công trình đầu tư và xây dựng hoàn thành đã đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán giá trị công trình thì các đơn vị phải tạm hạch toán tăng giá trị TSCĐ theo giá tạm tính để trích khấu hao. Sau khi quyết toán giá trị công trình thì các đơn vị phải hạch toán điều chỉnh giá trị TSCĐ theo giá trị quyết toán. Chế độ khấu hao hiện nay đối với các TSCĐ phục vụ trong sản xuất kinh doanh điện được thực hiện theo quy định của Tổng Công ty. Chi phí khấu hao TSCĐ tại Công ty Điện lực I năm 2004 là 202.029 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 9,98% trong tổng chi phí. Năm 2005 con số này tăng lên 229.758 triệu đồng, so với năm trước tương ứng bằng 113,73% và năm 2006 nó đã tăng lên 110.187 triệu đồng là 339.945 triệu bằng 147,96% so với năm 2005. Chi phí khấu hao TSCĐ của Công ty đều tăng theo các năm nhất là năm 2006, điều này chứng tỏ chi phí kinh doanh về sử dụng tài sản cố định của Công ty Điện lực I được tính toán phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty vì doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng luôn tăng theo các năm cụ thể là doanh thu thuần của năm 2004, 2005, 2006 tương ứng là 2.264.786 triệu đồng, 2.778.006 triệu đồng, 3.258.357 triệu đồng. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Tại Công ty Điện lực I, chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất của Công ty bởi nó bao gồm chi phí điện mua của Tổng Công ty, chi phí điện mua ngoài, chi phí cho các dịch vụ khác. Trong đó chi phí cho điện mua của Tổng Công ty luôn chiếm khoảng 70% tỷ trọng trong tổng chi phí. Năm 2004 chi phí mua điện từ Tổng Công ty là 1.436.906 triệu đồng chiếm 71,01% trong tổng chi phí. Năm 2005 con số này tăng lên là 1.805.231 triệu đồng, so với năm trước tương ứng bằng 125,63% và năm 2006 nó đã tăng thêm 186.585 triệu đồng là 1.991.816 triệu đồng bằng 110,34% so với năm 2005. Ngoài ra các chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài Công ty về các dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của Công ty như thuê tài sản, vận chuyển, điện thoại, nước, sách báo, tư vấn kiểm toán, bảo hiểm tài sản, đại lý, môi giới, uỷ thác XNK và các dịch vụ khác. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Là chi phí thực tế cho công việc sửa chữa thay thế phụ tùng thiết bị nhằm khôi phục năng lực và tính năng kĩ thuật của TSCĐ. Trong quá trình sửa chữa lớn TSCĐ có thể thay thế thiết bị, phụ tùng hoặc bộ phận tài sản đảm bảo phù hợp với công nghệ hiện tại và đáp ứng yêu cầu của sản xuất, truyền tải, phân phối điện. Trong trưòng hợp nếu tiến hành sửa chữa tài sản mà chi phí quá cao, không hiệu quả và do yêu cầu của kĩ thuật thì có thể dùng nguồn sửa chữa lớn để chi cho nội dùng như: thay thế hệ thống lưới điện như các đường dây và các trạm biến áp do không đủ tiêu chuẩn vận hành, quá tải nhằm đảm bảo vận hành, cung ứng điện an toàn. Chi phí cho sửa chữa lớn tại Công ty Điện lực I năm 2004 là 57.872 triệu đồng chiếm 2,86% trong tổng chi phí. Năm 2005 con số này tăng lên là 79.172 triệu đồng, so với năm trước tương ứng bằng 136,81% và năm 2006 nó đã tăng thêm 11.614 triệu đồng là 90.786 triệu đồng bằng 114,67% so với năm 2005. Kết quả trên đã phản ánh được việc tích cực cải tiến cách điều hành của Công ty, kết hợp với sự cố gắng rất lớn của các đơn vị. Chi phí khác bằng tiền. Các chi phí khác bằng tiền bao gồm: Chi phí công tác phí, chi phí luyện tập dân quân tự vệ, phòng cháy chữa cháy, đào tạo nâng cao tay nghề và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, bảo hộ lao động, trang phục làm việc, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, thuế môn bài, thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên, chi phí lãi vay vốn kinh doanh, chi phí tiếp tân, khánh tiết, hội họp, giao dịch, đối ngoại, chi phí quảng cáo tiếp thị, nước uống trong giờ làm việc, bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại, chi phí tuyển dụng, chi phí dự thầu, chi phí hiệp hội ngành Các khoản chi tiếp tân, tiếp khách, hội họp, đối ngoại giao dịch và chi phí bằng tiền khác phải gắn liền với kinh doanh và hiệu quả kinh tế. Mức chi cụ thể do giám đốc quyết định không vượt quá mức quy đinh của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2004-2006, tình hình thực hiện chi phí theo yếu tố chi phí tại Công ty Điện lực I được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN THEO YẾU TỐ CHI PHÍ Đơn vị tính: Triệu đồng STT Yếu tố chi phí 2004 2005 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 ± % ± % ± % ± % ± % 1 Nguyên vật liệu 52.678 2,6 73.940 2,92 89.812 3,08 21.262 140,36 15.872 121,47 2 Chi phí nhân công 184.991 9,14 234.344 9,25 271.063 9,3 49.353 126,68 36.719 115,67 3 Khấu hao TSCĐ 202.029 9,98 229.758 9,07 339.945 11,66 27.730 113,73 110.186 147,96 4 Chi phí mua ngoài 1.450.822 71,7 1.820.417 71,86 2.010.741 68,96 369.595 125,47 190.324 110,45 Mua của Tổng Công ty 1.436.906 71,01 1.805.231 71,26 1.991.816 68,31 368.325 125,63 186.585 110,34 Mua ngoài 0 0 52 0 52 Chi phí dịch vụ khác 13.916 0,69 15.186 0,6 18.873 0,65 1.270 109,12 3.687 124,28 5 Chi phí sửa chữa lớn 57.872 2,86 79.172 3,13 90.786 3,11 21.300 136,81 11.614 114,67 6 Chi phí khác bằng tiền 75.201 3,72 95.599 3,77 113.497 3,89 20.398 127,12 17.898 118,72 Tổng 2.023.593 100 2.533.230 100 2.915.844 100 509.637 125,18 382.614 115,1 Nguồn: Phòng tài chính-kế toán Công ty Điện lực I Thực tế cho thấy rằng qua các năm thì Công ty sử dụng chi phí nhiều nhất là vào khoản chi phí dịch vụ mua ngoài mà trong đó chu yếu là khoản chi cho điện mua của Tổng Công ty, ví dụ như năm 2004 chi phi cho điện mua của Tổng Công ty là 1.436.906 triệu đồng chiếm 99,04% chi phí dịch vụ mua ngoài vào năm này (1.450.822 triệu đồng) và chiếm 71,01% trong tổng chi phí SXKD điện theo yếu tố chi phí. Khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài tăng lên qua các năm, năm 2005 chi phí này tăng 369.595 triệu đồng tức là bằng 125,47% năm 2004 và sang năm 2006 thì nó tăng lên 190.324 triệu đồng tương đương 110,45% năm 2005. Cùng vào đó thì chi phí điện mua của Tổng Công ty cũng tăng theo. Năm 2004 chi phí điện mua của Tổng Công ty là 1.805.231 triệu đồng và năm 2006 la 1.991.816 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong ngành điện số lượng các nhà máy hoạt động độc lập còn hạn chế mà chủ yếu là các nhà máy sản xuất điện trực thuộc Tổng Công ty và hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty. Hai năm 2004 và 2005 Công ty không hề chi cho khoản mục điện mua ngoài, bước sang năm 2006 Công ty đã thực hiện nghiệp vụ này nhưng với số lượng rất ít chỉ Có 52 triệu đồng. Bởi vậy, tỷ trọng chi phí điện mua của Tổng Công ty là rất cao trong cơ cấu chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty. Thêm vào đó thì chi phí cho các dịch vụ khác cũng tăng qua các năm và đặc biệt là năm 2006 tăng lên 24,28% so với năm 2005, nhưng sự biến động của khoản mục này cũng không tác động lớn đến tổng chi phí bởi nó chỉ chiếm trung bình khoảng 0,6-0,7& trong tổng chi phí theo yếu tố chi phí của Công ty. Ngoài ra, chi phí nhân công của Công ty Điện lực I luôn tăng lên qua các năm do năng suất lao động tăng nhưng một phần cũng do số lượng tại Công ty lớn và còn quá cồng kềnh và chưa thể giảm bớt được bởi các bộ phận như kiểm tra, sửa chữa, thay mới thiết bị điện bị hỏng hóc, đọc và ghi chỉ số công tơ điện chưa được trang bị, ứng dụng các trang thiết bị kĩ thuật tiến bộ nên vẫn cần nhân viên lao động thủ công. Với 25 điện lực các tỉnh trong đó có 8 tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa thì con số nhân viên chỉ cho hoạt động này đã là một con số lao động đáng kể. Đặc biệt là đối với các tỉnh miền núi thì có nơi cán bộ phải đi mấy kilomet đường đồi núi mới có thể đo được điện năng tiêu thụ hàng tháng. Chính vì vậy, chi phí nhân công trong cơ cấu chi phí của Công ty là tương đối lớn so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. Hiện tại Công ty đang xem xét đề án giảm khoản mục này có nghĩa là giảm nhân công trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, hàng năm Công ty Điện lực I cũng phải bỏ ra khoản chi phí không nhỏ cho khấu hao tài sản cố định. Năm 2004 chi phí khấu hao TSCĐ của Công ty là 202.209 triệu đồng và năm 2005 tăng lên con số 229.758 triệu đồng, tăng 13,73% so với năm 2004. Năm 2006 chi phí cho khấu hao TSCĐ tăng lên 110.186 triệu đồng bằng 147,96% so với năm 2005. Có sự gia tăng đó là do năm 2006 Công ty mua sắm thêm một số máy móc thiết bị và các máy móc thiết bị của Công ty đắt tiền nếu không khấu hao nhanh thì sẽ lâu thu hồi vốn để tiến hành tái đầu tư. 1.2. Quản lý chi phí sản xuất theo khoản mục tính giá thành. Giá thành sản phẩm của các sản phẩm dịch vụ do Tổng Công ty và các đơn vị được xác định theo giá thành toàn bộ bao gồm: các khoản chi phí trực tiếp, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Nội dùng các khoản mục chi phí được hạch toán theo quy định cụ thể như sau: Các khoản mục chi phí trực tiếp. Khoản mục 1: Nhiên liệu dùng vào sản xuất. Khoản mục này phản ánh chi phí về than dầu, khí đốt, các nhiên liệu khảc trực tiếp sử dụng vào việc sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Chi phí cho nhiên liệu tại Công ty Điện lực I năm 2004 là 3.586 triệu đồng chỉ chiếm 0,18% trong tổng chi phí.Năm 2005 là 3.587 triệu đồng bằng 100,03% so với năm trước và năm 2006 là 3.742 triệu đồng bằng 104,32% so với năm 2005. Chi phí cho nhiên liệu của Công ty chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi phí cho thấy Công ty đã mua được những nguồn năng lượng với giá rẻ và có nguồn năng lượng dự bị cao để khi giá về các nguồn năng lượng có sự thay đổi mạnh thì Công ty vẫn có thể tiếp tục tham gia vào hoạt động sản xuất một cách có hiệu quả. Khoản mục 2: Nguyên vật liệu, công cụ dùng cho sản xuất và cung cấp dịch vụ. Đây là khoản mục chi phí cho các loại nguyên vật liệu như dầu turbine, dầu máy biến áp, dầu mỡ bôi trơn và các nguyên vật liệu, công cụ, phụ tùng trực tiếp dùng vào việc sản xuất, truyền tải, phân phối điện và sản xuất kinh doanh khác. Chi phí cho vật liệu của Công ty năm 2004 là 2.052 triệu đồng, năm 2005 là 2.634 triệu đồng, năm 2006 là 2.972 triệu đồng . Ta thấy, chi phí cho nhiên liệu, vật liệu trong tính giá thành các loại điện hàng năm là không cao. Khoản chi phí cho hai mục này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ khoảng 0,25-0,3% trong tổng chi phí tính giá thành hàng năm. Khoản mục 3: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, cung cấp dịch vụ. Bao gồm chi phí tiền lương cùng các khoản phụ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản chi phí có tính chất lưong theo quy định của công nhân trực tiếp sản xuất, cung cấp dịch vụ khác. Chi phí cho nhân công trực tiếp sản xuất tại Công ty Điện lực I luôn tăng theo các năm. Năm 2004 là 101.095 triệu đồng, năm 2005 là 120.585 triệu đồng bằng 119,28% so với năm trước và năm 2006 chi phí này tăng lên 24.480 triệu đồng là 145.065 triệu bằng 120,3% so với năm 2005. Với kết quả này Công ty đã đảm bảo cho người lao động có thu nhập ổn định để họ yên tâm công tác phục vụ tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty và của ngành góp phần lớn lao trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng thêm hiệu quả. Khoản mục 4: Chi phí điện mua. Bao gồm điện mua của Tổng Công ty giá bán nội bộ hoặc chi phí điện mua ngoài ngành (nếu có). Hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực chủ yếu là mua điện từ Tổng Công ty và tiến hành phân phối đến tay người tiêu dùng trên địa bàn quản lý nên hàng năm khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Để quản lý được khoản mục này thì không phụ thuộc vào Công ty mà điều đó do Tổng Công ty và Nhà nước quyết định. Công ty sẽ được mua điện với giá bán nội bộ của Tổng Công ty và tiến hành kinh doanh bằng cách bỏ các chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí chống tổn thất, chi phí nhân công, chi phí giải quyết sự cốĐể hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả thì Công ty Điện lực I phải quản lý tốt các khoản mục này chứ không thể có biện pháp làm giảm được khoản chi phí điện mua bởi chi phí điện mua tăng có nghĩa rằng hoạt động của Công ty đang phát triển đó là dấu hiệu đáng mừng. Vì vậy, mặc dù chi phí điện mua mà mua chủ yếu là từ Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực I nhưng Công ty không thể quản lý và áp dụng các giải pháp để phấn đấu hạ thấp nó thông qua hạ thấp giá bán nội bộ của Tổng Công ty mà chỉ có thể hạ thấp chi phí thông qua các hoạt động bổ trợ nó mà thôi. Khoản mục 5: Chi phí điện phản kháng Là các chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất điện phản kháng, chi phí về vật liệu cùng các chi phí khác chi cho việc sản xuất điện phản kháng. Khoản mục 6: Chi phí giải quyết sự cố Là các chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất tham gia xử lý sự cố, chi phí về nguyên vật liệu, công cụ, phụ tùng cùng các khoản chi phí khác chi cho việc xử lý sự cố trong sản xuất kinh doanh hoặc truyền tải phân phối điện. Chi phí cho giải quyết sự cố của Công ty Điện lực I chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phi cụ thể là năm 2004 chi phí giải quyết sự cố là 2.284 triệu đồng chiếm 0,11% trong tổng chi phí, năm 2005 là 4.508 triệu đồng chiếm 0,18% trong tổng chi phí và tới năm 2006 Công ty đã giảm được 848 triệu đồng là 3.660 triệu. Điều này cho ta thấy Công ty đã có tiến bộ trong việc hạn chế được nhiều vụ sự cố đẩy mạnh công tác hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Khoản mục 7: Chi phí sản xuất chung Bao gồm: Chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, chi nhánh hoặc bộ phận quản lýnhư tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên xưởng, chi nhánh, bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý (chánh, phó quản đốc, đội trưởng, đội phó, nhân viên hành chính, kế toán thống kê, thủ kho, tiếp liệu, vận chuyển nội bộ), chi phí sửa chữa thường xuyên và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tại phân xưởng, bộ phận sản xuất hay bộ phận quản lý, tiền ăn ca cho toàn bộ, tổ đội phân xưởng (bao gồm cả lao động trực tiếp); chi phi lao dịch vụ mua ngoài như: sách báo, tài liệu kĩ thuật, các chi phí trực tiếp khác như: bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng cứu hoả, hao hụt nhiên liệu trong mức cùng các chi phí bằng tiền khác chung cho phân xưởng, bộ phận sản xuất hay bộ phận quản lýChính bởi nội dùng của khoản mục chi phí này lớn nên trong cơ cấu chi phí để tính giá thành sản phẩm của Công ty Điện lực I thì chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng đứng thứ hai sau chi phí điên mua. Hàng năm Công ty chi cho khoản mục chi phí này khoản 15-18% trong tổng chi phí thực hiện của Công ty, cụ thể là năm 2004 chi phí cho sản xuất chung của Công ty là 309.750 triệu đồng, năm 2005 là 390.269 triệu đồng, năm 2006 là 526.940 triệu đồng chiếm 18,07% trong tổng chi phí và bằng 135,02% so với năm 2005. Do vậy, vấn đề quản lý chi phí sản xuất chung cũng là điều mà Công ty Điện lực I phải quan tâm và quản lý. Chi phí bán hàng: Là các khoản chi phí về tiền lương, phụ cấp, tiền BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền ăn ca của nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ, đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí kiểm định công tơ, chi phí sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ dùng vào việc bán hàng, các chi phí về dịch vụ mua ngoài, chi phí về giới thiệu sản phẩm quảng cáo, chi phí hội nghị khách hàng cùng các chi phí bằng tiền khác chi cho việc bán hàng. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, chi phí bán hàng càng tiết kiệm bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp cũng tăng lên bấy nhiêu. Do đó mọi doanh nghiệp đều muốn giảm được khoản chi phí này. Theo bảng 2, ta thấy chi phí tiêu thụ của Công ty năm 2005 so với năm 2004 tăng một lượng là 19.547 triệu đồng và năm 2006 tăng 16.734 triệu đồng làm cho hiệu quả sử dụng chi phí tiêu thụ của doanh nghiệp có phần giảm sút. Cụ thể là do năm 2005 và năm 2006 các chi phí về tiền lương của nhân viên bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài, các khoản chi phí bằng tiền khác đều tăng lên so với năm trước chính vì vậy mà nó dẫn tới việc hiệu quả sử dụng chi phí tiêu thụ của Công ty qua các năm có xu hướng giảm. Chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài các khoản chi phí về tiền lương và các khoản chi có tính chất lương, chi khấu hao, chi vật liệu quản lý cho khối phòng ban quản lý, chi cho sửa chữa lớn thì khoản chi này còn gồm chi phi về các khoản thuế phải nộp theo quy định, lãi phải trả về tiền vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí kiểm toán, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác có tính chất chung cho toàn đơn vị như: Dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, chi đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, năng lực quản lý, bồi huấn nhân viên quản lý điện nông thôn, chi bảo vệ môi trường trích nộp kinh phí quản lý cấp trên (nếu có). Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty luôn tăng qua các năm. Nếu năm 2004 chi phí này là 99.234 triệu đồng thì năm 2005 nó đã tăng lên 118.182 triệu đồng và năm 2006 tăng lên 136.628 triệu đồng. Với tốc độ tăng là 19,09% năm 2000 và 15,61% năm 2006 là do các chi phí về lương nhân viên quản lý doanh nghiệp tăng lên, thêm vào đó Công ty còn phải trả chi phí lãi tiền vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như chi phí bán hàng tăng lên điều đó không có nghĩa là Công ty quản lý các khoản mục này không tốt mà là quy mô sản xuất kinh doanh tăng, sản phẩm tiêu thụ tăng lên điều đó dẫn tới các khoản chi phí cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá tăng. Bên cạnh đó, yêu cầu trong công tác quản lý ngày càng cao, Công ty đã đầu tư thêm nhiều thiết bị văn phòng cho công tác này tới các phòng ban trong Công ty, trang bị cho các đơn vị như: máy fax, hệ thống máy vi tính quản lý kiểu mớiTuy nhiên, Công ty nên có biện pháp nhất định nhằm tiết kiệm được các khoản chi phí này đặc biệt là các khoản chi phí khác bằng tiền. Ta có bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh điện qua các năm Bảng 2: TỔNG HỢP GIÁ THÀNH ĐIỆN Đơn vị tính: Triệu đồng STT Yếu tố chi phí 2004 2005 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 ± % ± % ± % ± % ± % 1 Nhiên liệu 3.586 0,18 3.587 0,14 3.742 0,13 1 100,03 155 104,32 2 Vật liệu 2.052 0,1 2.634 0,1 2.972 0,1 582 128,36 338 112,83 3 Chi phí nhân công 101.095 5 120.585 4,76 145.065 4,98 19.490 119,28 24.480 120,3 4 Điện mua 1.436.905 71,01 1.805.231 71,26 1.991.869 68,31 368.326 125,63 186.638 110,34 5 Điện vô công 0 0 0 0 0 6 CPGQ sự cố 2.284 0,11 4.508 0,18 3.660 0,13 2.224 197,37 -848 81,19 7 CPSX chung 309.750 15,31 390.269 15,41 526.940 18,07 80.519 125,99 136.671 135,02 8 Chi phí QLDN 99.234 4,9 118.182 4,67 136.628 4,69 18.948 119,09 18.446 115,61 9 Chi phí tiêu thụ 68.687 3,39 88.234 3,48 104.968 3,6 19.547 128,46 16.734 118,97 Tổng cộng 2.023.593 100 2.533.230 100 2.915.844 100 509.637 125,18 382.614 115,1 SL điện tính Z 4.11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9727.doc
Tài liệu liên quan