Chuyên đề Giải pháp tài chính cho xóa đói giảm nghèo ở Hà Nội giai đoạn 2009 – 2010

Mục lục

Trang

Lời mở đầu 3

CHƯƠNG I 5

Cơ sở lý luận chung về đói nghèo 5

và xoá đói giảm nghèo 5

1/ Tổng quan về đói 5

1.1/ Khái niệm 5

1.1.1/ Đói nghèo 5

1.1.2/ Chuẩn nghèo 7

1.2/ Tiêu chí đánh giá đói nghèo trên thế giới và Việt Nam 10

1.2.1/ Tiêu chí đánh giá trên thế giới 10

1.2.2/ Tiêu chí đánh giá của Việt Nam 12

1.3/ Nguyên nhân của đói nghèo 13

1.3.1/ Khách quan 13

1.3.2/ Chủ quan 14

2/ Nội dung giải pháp tài chính cho xoá đói giảm nghèo 15

2.1/ Khái niệm 15

2.2/ Các công cụ tài chính 15

2.2.1/ Đầu tư 15

2.2.2/ Tín dụng 17

2.2.3/ Thuế 20

2.2.4/ Bảo hiểm 22

3/ Sự cần thiết tăng cường các giải pháp tài chính ở địa bàn Hà Nội 24

3.1/ Những tác động của nghèo đói đối với sự phát triển kinh tế 24

3.1.1/ Về mặt kinh tế 24

3.1.2/ Về mặt xã hội 25

3.2/ Hiệu quả của việc xoá đói giảm nghèo 26

3.2.1/ XĐGN tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội 26

3.2.2/ XĐGN góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội và là cơ sở để bảo vệ môi trường sinh thái 27

3.2.3/ XĐGN góp phần thực hiện công bằng xã hội 27

3.3/ Sự cần thiết và tác dụng của các công cụ tài chính đối với công tác xoá đói giảm nghèo 28

CHƯƠNG II 30

Đánh giá thực trạng về xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội 30

1/ Đặc điểm của Hà Nội 30

1.1/ Điều kiện tự nhiên 30

1.1.1/ Vị trí địa lý 30

1.1.2/ Khí hậu, địa hình 30

1.2/ Kinh tế xã hội 32

1.2.1/ Dân số 32

1.2.2/ Cơ sở hạ tầng 34

1.2.3/ Giáo dục, y tế 35

2/ Thực trạng của đói nghèo và xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội 41

2.1/ Thực trạng đói nghèo ở Hà Nội trước và sau mở rộng địa giới 41

2.1.1/ Trước khi mở rộng địa giới hành chính 41

2.1.2/ Sau khi mở rộng địa giới hành chính 41

2.2/ Thực trạng đói nghèo của Hà Nội (mở rộng) so với các vùng, tỉnh và thành phố khác 42

2.2.1/ Quy mô nghèo đói (tỷ lệ nghèo) 42

2.2.2/ Khoảng cách giàu nghèo 43

2.2/ Nguyên nhân 43

3/ Thực trạng của việc sử dụng các công cụ tài chính để xoá đói giảm nghèo trong thời gian qua ở Hà Nội 44

3.1/ Hỗ trợ đầu tư 44

3.1.1/ Xây dựng cơ sở hạ tầng 44

3.1.2/ Hướng dẫn người dân làm ăn 46

3.2/ Hỗ trợ tín dụng 46

3.3/ Hỗ trợ về thuế 47

3.4/ Hỗ trợ về công cụ bảo hiểm 49

3.5/ Hỗ trợ tài chính khác 50

CHƯƠNG III 54

Tăng cường hoàn thiện các giải pháp tài chính 54

để xoá đói giảm nghèo 54

1/ Bối cảnh của Thủ đô trong giai đoạn tới 54

1.1/ Các chỉ số kinh tế xã hội của Hà Nội trong quý I năm 2009 (theo tài liệu của UBND thành phố) 54

1.2/ Cơ hội và thách thức trong công tác XĐGN ở Hà Nội trong giai đoạn tới 56

1.2.1/ Thách thức 56

1.2.2/ Cơ hội 57

Bên cạnh những thách thức, khó khăn đó thì thủ đô vẫn có những cơ hội mới khi mở rộng địa giới hành chính. Nếu thành phố biết tận dụng các cơ hội đó thì thành phố sẽ nhanh chóng thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo của mình. 57

2/ Mục tiêu phương hướng xoá đói giảm nghèo đến năm 2010 ở Hà Nội 60

2.1/ Mục tiêu tổng quát 60

2.2/ Mục tiêu cụ thể 60

3/ Tăng cường giải pháp tài chính cho xoá đói giảm nghèo 61

3.1/ Hỗ trợ đầu tư 61

3.2/ Hỗ trợ tín dụng 63

3.3/ Hỗ trợ về thuế 65

3.4/ Công cụ bảo hiểm 65

3.5/ Hỗ trợ tài chính khác 66

3.5.1/ Hỗ trợ tư liệu sản xuất cho người nghèo 66

3.5.2/ Hỗ trợ về y tế, giáo dục 67

4/ Kết luận và kiến nghị 69

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tài chính cho xóa đói giảm nghèo ở Hà Nội giai đoạn 2009 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chấp, dậy họ cách sử dụng nguồn vốn vay sao cho hiệu quả nhất. Mở rộng thị trường bảo hiểm, phát triển bảo hiểm nông nghiệp đến từng hộ dân, do khi có thiên tại lũ lụt hạn hán xẩy ra thì nhà nước doanh nghiệp sẽ dựa vào đó để hỗ trợ cho họ phần nào thiệt hại, họ sẽ không hoàn toàn mất hết tài sản như trước đây nữa. Tạo điều kiện cho họ làm lại từ đầu. CHƯƠNG II Đánh giá thực trạng về xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội 1/ Đặc điểm của Hà Nội 1.1/ Điều kiện tự nhiên 1.1.1/ Vị trí địa lý Nằm trong vùng trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Có thể nhận thấy địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội ô thành phố cũng có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. 1.1.2/ Khí hậu, địa hình 1.1.2.1/ Khí hậu Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8°C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7°C. Đầu tháng 11 năm 2008, một trận mưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến 18 cư dân Hà Nội thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng. 1.1.2.2/ Địa hình Địa hình cơ bản là đồng bằng. Trừ huyện Ba Vì có địa hình đồi núi, các huyện Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, thành phố Sơn Tây và một phần huyện Đông Anh có địa hình gò đồi. Ở Hà Nội có nhiều điểm trũng. Việc đắp đê ngăn lũ sông Hồng từ cách đây hàng trăm năm dẫn tới việc các điểm trũng do sông Hồng không tiếp tục được phù sa bồi lấp và như vậy nền đất vẫn trũng cho đến tận ngày nay. Còn ở Sóc Sơn vẫn còn những điểm trũng xen kẽ với gò đồi. Hà Nội còn có nhiều ao, hồ, đầm là vết tích của con sông Hồng trước đây đã đi qua. Ở huyện Thanh Trì và Hoàng Mai có nhiều hồ lớn và nông, trong đó có hồ Linh Đàm và hồ Yên Sở. Do có nhiều ao hồ, nên có tên Thanh Trì. Trước khi đắp đê, sông Hồng hay đổi dòng chảy, khiến cho một số đoạn sông bị cắt riêng ra thành hồ lớn và sâu. Tiêu biểu cho loại hồ này là Hồ Tây. Hồ Hoàn Kiếm từng là một hồ rất rộng, nhưng thời thuộc Pháp đã bị lấp tới hơn một nửa. Các hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh, hồ Thủ Lệ trước kia thông nhau, nay bị lấp nhiều chỗ và bị chia cắt thành các hồ riêng biệt. Ngoài các sông lớn như sông Hồng (đoạn đi qua Hà Nội gọi là Nhĩ Hà), sông Đà, sông Tích, sông Đáy còn có các sông nhỏ như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Nhuệ, v.v... Các sông này bị tình trạng lấn chiếm, đổ phế thải hai bên bờ, cũng như bùn đất theo nước thải chảy xuống làm cho hẹp lại và nông. Hiện Hà Nội đang thực hiện các dự án "xanh hóa" các con sông của mình với các biện pháp như kè bờ, nạo vét, xây dựng hệ thống lọc nước thải trước khi đổ xuống sông. Có con sông đã mất hẳn, như sông Ngọc Hà từng chảy qua Hoàng thành. 1.2/ Kinh tế xã hội 1.2.1/ Dân số Bảng thống kê dân số bình quân Đơn vị nghìn người Năm Tổng số Nam Nữ 2005 5708.7 2815.8 2892.9 2006 5826.6 2872.1 2954.5 2007 5954.6 2915.4 3039.2 Nguồn: niên giám thống kê Hà Nội và Hà Tây năm 2007 Năm Tổng số Thành thị Nông thôn 2005 5708.7 2306.14 3402.56 2006 5826.6 2370.77 3455.83 2007 5954.6 2435.8 3518.8 Nguồn: niên giám thống kê Hà Nội và Hà Tây năm 2007 Bảng tỉ lệ tăng dân số tự nhiên Đơn vị % 2005 2006 2007 Toàn thành 11.93 11.82 12.87 Nội thành 11.11 10.99 12.27 Ngoại thành 13.3 13.2 13.86 Nguồn: niên giám thống kê Hà Nội và Hà Tây năm 2007 Bảng tỉ lệ sinh con thứ 3 Đơn vị % 2005 2006 2007 Toàn thành 5.3 4.87 4.41 Nội thành 2.17 2.05 1.8 Ngoại thành 9.99 9.08 8.49 Nguồn: niên giám thống kê Hà Nội và Hà Tây năm 2007 Bảng tỉ suất sinh Đơn vị % 2005 2006 2007 Toàn thành 16.04 15.89 16.8 Nội thành 15.36 15.26 16.48 Ngoại thành 17.17 16.94 17.33 Nguồn: niên giám thống kê Hà Nội và Hà Tây năm 2007 Qua bảng số liệu trên ta thấy dân số bình quân của Hà Nội trong những năm qua tăng khá nhanh. Tỉ lệ sinh tự nhiên năm 2005 đến năm 2006 đã giảm từ 11.93% xuống 11.82% nhưng đến năm 2007 lại đột ngột tăng cao lên đến 12,87%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao như vậy không phải do Hà Nội không thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá nhà nước đặt ra mà là do số phụ nữ đến độ tuổi sinh đẻ của Hà Nội năm 2007 tăng nên tỉ suất sinh năm đó tăng cao dẫn đến tăng dân số nhanh. Những năm qua Hà Nội đã thực hiện rất tốt chính sách vận động người dân tích cực tham gia vào chương trình kế hoạch hoá gia đình do nhà nước ban hành và kết quả đạt được là những năm gần đây tỉ lệ sinh con thứ 3 đã giảm đáng kể, kể cả ở khu vực ngoại thành. 1.2.2/ Cơ sở hạ tầng Bảng về tình trạng phát triển cơ sở hạ tầng Đơn vị 2005 2006 2007 1, Cấp nước Số nhà máy sản xuất nước Nhà máy 14 14 20 Sản lượng nước bình quân/ngày 1000m/ngày 460 505 648 Lượng nước bình quân người/ngày lít 148 151 191 2, Thoát nước Hệ thống thoát nước ngầm Km 267 556 628 Hệ thống xử lý nước thải Ha 630 844 844 3, Giao thông Đường được xây mới Km 24.5 34.4 58.3 Nguồn: niên giám thống kê Hà Nội và Hà Tây năm 2007 Hà Nội là thủ đô, là bộ mặt của cả nước nên về cơ sở hạ tầng cũng được nhà nước đâu tư đáng kể nhất là trong dịp này, chuẩn bị kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Đông Đô Hà Nội. Các tuyến đường đều được gấp rút hoàn thành nhăm kịp thời gian nên gần đây số đoạn đương giao thông được làm mới ở Hà Nội có phần tăng nhanh. Hệ thống cấp thoát nước đã được làm mới như ở năm 2005 chỉ có 267 km cống thoát nước ngầm thì đến năm 2007 đã tăng lên là 628 km đường cống thoát nước. Tuy nhiên nhiều đường ống thoát nước cũ lại không được sửa chữa tu bổ nên khi mưa xuống đã không thể thoát nước nhanh chóng gây nên úng ngập cục bộ. Điển hình là đợt mưa lịch sử cuối năm 2008, chỉ sau một ngày mưa liên tiếp mà hệ thống thoát nước của thủ đô đã hoàn toàn tê liệt, làm ngập úng nhiều tuyến đường dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra liên tục trong mấy ngày mưa liên tiếp, làm xáo trộn nhịp sống sinh hoạt hàng ngày của dân cư toàn thành phố và gây thiệt hại đáng kể đối với tài sản của người dân. 1.2.3/ Giáo dục, y tế 1.2.3.1/ Giáo dục a, Cấp giáo dục mầm non Theo lãnh đạo Sở GD & ĐT Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới, Hà Nội có 775 trường mầm non, trong đó có 645 trường công lập, 130 trường dân lập, tư thục và 5 cơ sở 100% vốn đầu tư nước ngoài.  Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất với giáo dục mầm non Hà Nội hiện nay vẫn là các trường, nhóm, lớp thiếu nhiều, không đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ. Nguyên nhân do thành phố thiếu đất xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, dẫn đến tình trạng quá tải về số lượng học sinh/lớp, có nơi lên đến 65-70 trẻ/lớp. Việc thiếu hụt và quá tải này không chỉ tính riêng khu vực nông thôn mà cả khu vực nội thành cũng đang làm đau đầu các nhà quản lý.  Theo thống kê, trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội, có khoảng 17% số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo và gần 80% số trẻ độ tuổi nhà trẻ chưa được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong các cơ sở mầm non. Chỉ tính riêng ở khu vực nội thành Hà Nội có 6 phường chưa có trường mầm non công lập là: Trung Liệt, Láng Thượng, Phương Mai, Ngã Tư Sở (Đống Đa), Lê Đại Hành, Thanh Nhàn (Hai Bà Trưng). Các trường mầm non còn tới 2.006 phòng học cấp 4, 1.092 phòng học tạm và 809 phòng học nhờ nhà văn hoá, nhà dân, nhà kho. Nhiều trường mầm non nông thôn, nhất là khu vực vừa mở rộng có tới 9-10 điểm trường lẻ; trong đó 1.159/1.662 điểm trường chưa đủ các điều kiện dạy học và chăm nuôi trẻ.  HĐND  TP Hà Nội sau một chuyến đi khảo sát tại Thanh Oai và Ba Vì, những điểm trường trông giữ trẻ mầm non trên địa bàn các huyện thuộc Hà Tây cũ là những căn nhà, những phòng học tạm với mái ngói lợp fibrôximăng, mùa hè hấp nóng, mùa đông thì lạnh. Nhiều nơi, các cháu phải chia ca, mỗi lớp học nửa ngày, còn lại nhường cho lớp khác. Đặc biệt, có nơi do mượn hội trường nên nếu đơn vị có việc thì cô và trò đưa nhau ra đường cho hết buổi.  Bên cạnh đó là vấn đề thiếu giáo viên cho cấp bậc này cũng khá trầm trọng. So với định mức biên chế sự nghiệp, giáo dục mầm non, Hà Nội hiện còn thiếu 2.658 giáo viên. Việc tuyển dụng giáo viên rất khó khăn do công việc chăm sóc trẻ nhỏ vất vả, lương thấp so với mặt bằng chung, thời gian làm việc trong các trường mầm non lại kéo dài, trung bình từ 9 -  10 tiếng/ngày.  Bên cạnh đó, còn có một nghịch lý đang diễn ra là nhiều sinh viên sư phạm ngành mầm non ở các trường cao đẳng, đại học chính quy sau khi ra trường không xin được việc làm, trong khi một số trường mầm non đặc biệt là các trường thuộc loại hình tư thục, dân lập hoặc ở các vùng nông thôn, miền núi lại dễ dàng tiếp nhận những giáo viên chỉ mới được đào tạo theo kiểu hình thức, chiếu lệ. Việc để tồn tại những giáo viên thiếu nhiệt huyết, thiếu tấm lòng yêu trẻ, yếu kém về khả năng chuyên môn, nghiệp vụ là những lý do chính dẫn đến chất lượng giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế như hiện nay. b, Các cấp phổ thông Hà Nội hiện có 2.302 trường học với 1.332.964 học sinh và trên 72 ngàn giáo viên. Giáo dục mầm non có 761 trường với 269.212 cháu, so với tỷ lệ chung của Bộ giáo dục và đào tạo, tỷ lệ trẻ ra lớp ở nhà trẻ và mẫu giáo của Hà Nội đạt cao hơn nhiều. Giáo dục tiểu học có 652 trường với 407.937 học sinh với công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi được duy trì với hiệu quả cao, huy động 99,9% trẻ trong độ tuổi vào lớp 1, trong đó trẻ đúng độ tuổi đạt 99,6%. Năm học 2008-2009, dự kiến số học sinh tuyển mới vào lớp 1 là 82.737 học sinh. Việc trẻ học 2 buổi/ ngày được triển khai ở tất cả các quận huyện, số học sinh tiểu học được học 2 buổi/ ngày đạt tỷ lệ 75,4%. Giáo dục trung học cơ sở có 586 trường với 355.293 học sinh. Giáo dục trung học phổ thông có 184 trường với 232.693 học sinh, số học sinh tuyển mới vào lớp 10 năm học 2008-2009 dự kiến là 84.691 học sinh. Bảng: tỉ lệ số học sinh tốt nghiệp các cấp 2004-2005 2005-2006 2006-2007 1, Cấp tiểu học Học sinh dự thi 42675 44765 43048 Học sinh tốt nghiệp 42675 44765 42726 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 100% 100% 99.25% 2, Cấp trung học cơ sở Học sinh dự thi 44526 47736 43160 Học sinh tốt nghiệp 43735 47508 42373 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 98.20% 99.52% 98.17% 3, Cấp phổ thông trung học Học sinh dự thi 33251 33210 33615 Học sinh tốt nghiệp 32596 32734 29067 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 98% 98.57% 86.47% Nguồn: niên giám thống kê Hà Nội năm 2007 Qua bảng số liệu ta thấy tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đến năm 2007 lại giảm hẳn, ngay cả khối tiểu học cũng chỉ còn 99.25% khi mà thành phố Hà Nội vẫn đang thực hiện chính sách phổ cập tiểu học. Đó là do gần đây, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đang tập trung thực hiện chương trình “ba không” khá sát sao nên chất lượng học sinh tốt nghiệp tăng đáng kể nhưng tỉ lệ học sinh tốt nghiệp cũng giảm đi trông thấy. Đặc biệt là khối phổ thông trung học. Do niên học 2006 - 2007 Hà Nội bắt đầu đi vào thí điểm thi trắc nghiệm theo đề chung của sở giáo dục vào đào tạo nên khâu tổ chức thi nghiêm chỉnh hơn các năm trước, dẫn đến học sinh còn bỡ ngỡ với cách ra đề mới nên bài làm điểm số không cao, còn đối với các học sinh có tư tưởng đối phó thì không có khả năng quay bài hay hỏi bài nên không làm được bài, do vậy cách thức thực hiện thi tốt nghiệp này có thể đánh giá đúng thực chất việc học tập của học sinh hơn. c, Các cấp đại học, cao đẳng, đào tạo nghề 2005 2006 2007 1, Chuyên nghiệp kĩ thuật Trường 193 215 228 Cao đẳng, trung cấp nghề, dạy nghề 33 39 46 Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề 29 29 31 Trung tâm dạy nghề 40 41 41 Cơ sở dạy nghề khác 91 106 110 Giáo viên Học sinh mới tuyển 62500 66000 77500 Dài hạn 20500 24000 33000 Ngắn hạn 42000 42000 44500 2, Trung học chuyên nghiệp Trường 42 37 37 Giáo viên 2935 2656 2618 Học sinh 52.908 64.979 74.156 địa phương 41.254 54.843 62.763 3, Trường đại học, cao đẳng Trường 54 58 58 Giáo viên 13556 14630 14828 Địa phương 262 273 280 Học sinh 497.072 506.915 519.418 Địa phương 2.906 3.712 3.805 Nguồn: niên giám thống kê Hà Nội năm 2007 Qua bảng ta thấy số lượng học viên thi vào các trường trung học chuyên nghiệp và chuyên nghiệp kỹ thuật (từ năm 2005 đến năm 2006 chỉ tăng 4000 học viên thế nhưng đến năm 2007 số lượng học viên đã tăng lên là hơn 10.000 học viên) đã cho thấy rằng thanh niên bây giờ không còn cố cắm đầu vào các trường đại học cao đẳng nữa mà họ đã biết lượng sức mình ra tìm ra được định hướng tốt cho tương lai vì thị trường lao động hiện nay đang rất thiếu những công nhân, thợ giỏi lành nghề, và nếu họ biết phát huy tốt những ưu điểm của mình thì không cần vào đại học họ vẫn có cơ hội tìm việc làm và tạo dựng tương lại cho mình. Và do đặc điểm là trung tâm văn hoá xã hội của đất nước nên số lượng học viên ngoại tỉnh đến Hà Nội theo học là rất đông, số lượng học viên địa phương chỉ chiếm 0.7%. 1.2.3.2/ Y tế 2005 2006 2007 1, Cơ sở Bệnh viện (cả trung ương) 33 33 35 Trạm y tế xã 238 238 238 Nhà hộ sinh quận 6 6 6 Trại phong 1 1 1 2, Giường bệnh Bệnh viện 9901 10071 10121 Trạm y tế xã 394 394 394 Nhà hộ sinh quận 65 47 47 Trại phong 20 10 10 3, Cán bộ y tế Bác sĩ 4211 4437 4758 Y sĩ 690 705 691 Y tá 3983 4078 4205 Dược sĩ 645 645 744 Nguồn: niên giám thống kê Hà Nội năm 2007 Số bệnh viện trong những năm qua không tăng nhiều nhưng số giường bệnh và số bác sĩ cũng đã tăng đáng kể giải quyết được phần nào tình trạng quá tải tại các bệnh viên trung ương. Qua đây cho thấy thành phố đã khá chú trọng vào việc nâng cấp chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, số y tá cũng tăng nhanh cho thấy chất lượng dịch vụ, chăm sóc bệnh nhân gần đây đã được cải thiện. 2/ Thực trạng của đói nghèo và xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội 2.1/ Thực trạng đói nghèo ở Hà Nội trước và sau mở rộng địa giới 2.1.1/ Trước khi mở rộng địa giới hành chính Hà Nội đã là 1 trong 14 địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành chương trình xoá nhà tranh tre dột nát cho người nghèo, xoá bỏ hoàn toàn nhà dột nát cải thiện cuộc sống cho người nghèo, để họ có điều kiện sống khá hơn. Tỉ lệ hộ nghèo của Hà Nôi năm 2006 chỉ có 3,0% và đến năm 2007 chỉ còn 2.84%. Thời điểm trước khi mở rộng địa giới hành chính Hà Nội đã thực hiện xong chương trình xoá nạn mù chữ cho người dân. Đã cấp phát, hỗ trợ được rất nhiều lượt người nghèo về chi phí khám chữa bệnh. 2.1.2/ Sau khi mở rộng địa giới hành chính Sau khi mở rộng địa giới hành chính, một trong những khó khăn lớn nhất mà Thủ đô Hà Nội phải đối mặt là tỷ lệ hộ nghèo tăng mạnh. Theo chuẩn nghèo, cận nghèo mới ban hành của thành phố giai đoạn 2009-2013 (có thu nhập dưới 500.000 đồng/tháng ở thành thị và dưới 330.000 đồng/tháng ở nông thôn), tại thời điểm tháng 3-2009, toàn thành phố có 117.825 hộ nghèo với 406.232 nhân khẩu, chiếm 8,43% tổng số hộ toàn thành phố. Trong tổng số hộ nghèo, có 69.980 hộ thuộc nhóm I (tương đương 59,4%) có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất. Đặc biệt, có 45.000 người dân tộc thiểu số và 3.500 hộ có nhà ở hư hỏng nặng, gia đình không có khả năng tự xây dựng, sửa chữa. Trong 29 quận, huyện, thành phố trực thuộc, có tới 12 địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 10%. Đứng đầu danh sách các huyện có nhiều hộ nghèo nhất là Mỹ Đức (chiếm 22,65%), kế đó là Ba Vì (19,64%), Sóc Sơn (17,7%), ứng Hòa (16,6%), Chương Mỹ (16,3%)... Toàn thành phố có 43 xã, phường có tỷ lệ hộ nghèo vượt 25%. Trong đó, xã An Phú (Mỹ Đức) và 5 thôn thuộc các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai còn nằm trong danh sách đơn vị khó khăn thuộc chương trình 135. Theo thống kê của UBND TP, các quận nội thành Thanh Xuân, Cầu Giấy có số lượng hộ nghèo thấp nhất (236 hộ), kế đó là quận Tây Hồ (260), Long Biên (772). Trong khi đó, các quận trung tâm như Hoàn Kiếm lại có tới 1.375 hộ nghèo, Ba Đình có 1.011 hộ, Hai Bà Trưng 1.022 hộ, Đống Đa 1.110 hộ... Theo số liệu thống kê tại thời điểm tháng 1/2009, trên toàn địa bàn Hà Nội có 3.500 hộ nghèo có nhà hỏng nặng, cần sửa chữa hoặc xây dựng lại nhưng người dân không có khả năng trong khi trước mở rộng Hà Nội đã xoá bỏ được hoàn toàn những căn nhà tranh tre dột nát. Với gần 235.000 người, Hà Nội hiện là địa phương có số người mù chữ nhiều nhất nước. Tuy nhiên, riêng Hà Tây cũ đã chiếm tới hơn 220.000 người. 2.2/ Thực trạng đói nghèo của Hà Nội (mở rộng) so với các vùng, tỉnh và thành phố khác 2.2.1/ Quy mô nghèo đói (tỷ lệ nghèo) Bảng: Tỉ lệ hộ nghèo chung theo vùng và tỉnh/thành phố 2004 2006 2008 Cả nước 18.1 15.5 14.7 Vùng Đồng bằng sông Hồng 12.9 10.1 9.6 Đông Bắc Bộ 23.2 22.2 21.1 Tây Bắc Bộ 46.1 39.4 37.5 Bắc Trung Bộ 29.4 26.6 25.5 Duyên hải Nam Trung Bộ 21.3 17.2 16.3 Tây Nguyên 29.2 24 22.9 Đông Nam Bộ 6.1 4.6 4.3 Đồng bằng sông Cưu Long 15.3 13 12.4 Tỉnh Hà Nội 8.9 8.6 Hải Phòng 7.8 7.4 Đà Nẵng 4 3.8 Thành phố Hồ Chí Minh 0.5 0.5 Nguồn:TCTK, Điều tra mức sống hộ gia đình 2008 Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính thì tỉ lệ hộ nghèo cũng tăng khá cao, tuy là thủ đô nhưng tỉ lệ hộ nghèo của Hà Nội còn cao hơn cả Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Nên nhiệm vụ XĐGN trong thời kỳ tới của Hà Nội sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Còn nếu xem xét tỉ lệ đói nghèo giữa thành thì và nông thôn thì thực tế ở nước ta, tỷ lệ đói-nghèo thành thị đã giảm nhanh hơn khu vực nông thôn, nhưng lại không ổn định, năm 1998 là 9,2%, năm 2002 là 6,6% nhưng năm 2004 lại tăng lên 10,8%. Trong khi đó ở khu vực nông thôn tỷ lệ đói nghèo giảm chậm hơn nhưng tương đối ổn định từ 45,5% năm 1998 xuống 35,6% năm 2002 và còn 27,5% vào năm 2004. Khu vực đồng bào dân tộc tốc độ giảm nghèo chậm và còn rất cao, từ 75,2% xuống 69,3%, cho thấy công tác XĐGN  ở các vùng đồng bào dân tộc khó khăn hơn nhiều so với vùng dân cư người kinh. 2.2.2/ Khoảng cách giàu nghèo Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết thì khoảng cách giữa mức thu nhập của các nhóm lao động đang ngày càng có sự chênh lệch rõ nét, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tại Hà Nội, chênh lệch giữa người có tiền lương cao nhất so với mức trung bình là 42 lần (75,2 triệu đồng/tháng so với mức bình quân 1,8 triệu đồng/tháng). Đó là do nguyên nhân nền kinh tế hiện này là nền kinh tế thị trường tự do, ai có năng lực làm việc thì có thể thu được mức lương cao. Nên người nghèo không có điều kiện học tập, không có cơ hội tìm cho mình một công việc tốt và chỉ có thể làm lao động phổ thông với mức lương trung bình từ 1,2 đến 1,4 triệu đồng một tháng. Do vậy mà người giàu càng giàu người nghèo vẫn nghèo. 2.2/ Nguyên nhân Tuy Hà Nội đã áp dụng khá tốt các chính sách của chính phủ cho nhiệm vụ XĐGN nhưng do một số cá nhân thân làm lãnh đạo nhưng đã vì đồng tiền làm mờ mắt, đã tham nhũng “ăn chặn” tiền của nhà nước đầu tư cho chương trình XĐGN. Lãnh đạo một số địa phương, nhất là miền núi còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước, chưa huy động và khai thác được nội lực để thực hiện chương trình XĐGN tại địa phương. Chưa nắm được tình hình của các hộ nghèo, cũng như nguyên nhân nghèo và tâm tư nguyện vọng mong muốn của hộ nghèo để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả nhất. Một số chính sách hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo chưa có tác dụng khuyến khích hộ nghèo xã nghèo phấn đấu vượt nghèo, tư tưởng không muốn ra khởi danh sách xã nghèo, hộ nghèo còn nặng trong một số bộ phận nhân dân và cán bộ cơ sở. Công tác điều tra, quản lý đối tượng hộ nghèo, xã nghèo, xây dựng chương trình kế hoạch còn nhiều bất cập, chưa được đầu tư nguồn lực để thực hiện trong từng cấp, chưa thu hút được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp. Tỉ lệ tái nghèo gia tăng do XĐNG chưa bền vững: do thời gian vừa qua, thời tiết xấu, lũ lụt hạn hán, thiên tai xẩy ra khá nhiều và vì một số hộ đã thoát nghèo nhưng vẫn phải sống trong những vùng không thuận lợi về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu. Tốc độ giảm nghèo không đồng đều trong từng huyện và giữa các huyện các vùng có điều kiện giống nhau. 3/ Thực trạng của việc sử dụng các công cụ tài chính để xoá đói giảm nghèo trong thời gian qua ở Hà Nội 3.1/ Hỗ trợ đầu tư 3.1.1/ Xây dựng cơ sở hạ tầng Tại tất cả các quận huyện trên địa bàn thành phố đã tham gia phong trào xây dựng nhà Đại đoàn kết để cải thiện đời sống của người nghèo, giúp các gia đình dễ dàng thoát nghèo. Theo Đề án hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở giai đoạn 2009 - 2013, ngân sách Thành phố Hà Nội sẽ chi 15 triệu đồng/hộ để xóa nhà cũ nát, Quỹ Vì người nghèo hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/hộ và gia đình dòng họ 5 triệu đồng/hộ. Ngoài ra, Thành phố đã vận động các ngành, các cấp ủng hộ Quỹ Vì người nghèo được tổng cộng 7,5 tỉ đồng để ủng hộ các hộ nghèo xây, sửa nhà cửa. Trong 5 năm gần đây 3276 căn nhà ở cho hộ nghèo, bể nước gia đình cho 2.707 hộ; xây dựng 56 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng và giao cho người nghèo thông qua cuộc vận động ngày Vì người nghèo. Như Quận Hai Bà Trưng - một trong những địa phương đi đầu trong phong trào xoá nhà tạm đã hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiều các hộ gia đình nghèo ổn định chỗ ở. Trong 5 năm từ năm 2001 – 2006, 200 căn nhà đại đoàn kết đã được triển khai xây dựng và hoàn thành trên địa bàn toàn quận Hai Bà Trưng. Những căn nhà Đại đoàn kết mọc lên thay thế hoàn toàn cho những ngôi nhà lụp xụp trong những ngõ ngách chật hẹp của quận Hai Bà Trưng. Quận đã trở thành một điển hình trong phong trào xoá nhà tạm của thành phố. Vào năm 2006, Huyện Gia Lâm đã vận động quyên góp và thu được số tiền khá lớn, gần 1 tỷ đồng và tập trung vào xây mới 44 ngôi nhà đại đoàn kết với giá trị mỗi nhà 14 triệu 500 ngàn. (Số liệu được tổng hợp từ sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội). Hà Nội vào đầu năm 2009 đã có 11 dự án nhà ở xã hội được đăng ký với qui mô 24,44ha đất kỳ vọng cung cấp cho khoảng 8224 hộ dân. (Số liệu được lấy từ website của bộ xây dựng). Xây dựng các nhà văn hoá thông tin cho các đồng bào miền núi để đồng bào có khả năng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin lành mạnh, tránh bị bọn xấu lợi dụng lôi kéo. Xây dựng các lớp học mới cho người nghèo ở miền núi, xoá bỏ dần các lớp học tạm, tổ chức các phong trào sách giáo khoa cũ tặng các học sinh vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho các em được cắp sách đến trường như bao bạn nhỏ cùng trang lứa. 3.1.2/ Hướng dẫn người dân làm ăn Hà Nội thực thi quyết định số 734-TTg ra ngày 6-9-1997 về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, để họ có kiến thức tự giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật, không bị thiệt thòi. Đến quý I năm 2009 đã đào tạo nghề hướng dẫn cách làm ăn, phổ biến kiến thức, kỹ năng xây dựng kế hoạch sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh... cho 57500 lượt người nghèo (đạt 49.1 % kế hoạch). Tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho 1.200 người nghèo và người khuyết tật. 3.2/ Hỗ trợ tín dụng Thành phố Hà Nội ngoài việc thực hiện các quyết định mà chính phủ đưa ra để hỗ trợ tín dụng cho người nghèo như nghị định số 78/2002/NĐ-CP ra ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác thì người nghèo khi vay vốn không phải thế chấp tài sản mà còn được miễn phí khi làm thủ tục hành chính vay vốn. Đặc biệt là được hưởng lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kì theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Nếu nợ quá hạn thì lãi suất được tính bằng 130% lãi suất cho vay, trong khi các đối tượng khác là 150%. Thành phố Hà Nội còn thực hiện một số chính sách riêng như việc chuyển đổi từ phương thức "cấp không, cho không" sang "vay, trả" là một kết quả đáng ghi nhận của chương trình ủy thác và nhận ủy thác nguồn vốn cho vay từ “Quỹ vì người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp tài chính cho xóa đói giảm nghèo ở Hà Nội giai đoạn 2009 – 2010.doc
Tài liệu liên quan