Chuyên đề Giải pháp tăng cường công tác thẩm định tài chính dự án tại Công ty điện lực I

 

 

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA DOANH NGHIỆP 3

I.1. Dự án 3

I.1.1 Khái niệm 3

I.1.2.Phân loại 4

I.2. Thẩm định tài chính dự án 9

I.2.1. Khái niệm 9

I.2.2. Nội dung 10

I.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định tài chính dự án 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I 22

II.1. Giới thiệu chung về PC1 22

II.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 22

II.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty 24

II.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại PC1 29

II.2.1. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại PC1 29

II.2.2. Thẩm định tài chính dự án "Trạm biến áp 110/35/22kV Đại An và đường dây 110kV đấu nối vào trạm" của PC1 30

II.3. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án tại Công ty điện lực I. 35

II.3.1.Kết quả đạt được 35

II.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân 36

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I 41

III.1. Định hướng 41

III.2. Giải pháp 42

III.2.1. Tăng cường quy trình thẩm định 42

III.2.2. Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án 43

III.2.3. Tăng cương chất lượng cán bộ thẩm định tài chính dự án 46

III.2.4. Tăng cường lượng và chất lượng thông tin sử dụng 48

III.2.5. Tăng cường trang bị đầy đủ kĩ thuật công nghệ cho công tác thẩm định 49

III.3. Kiến nghị 49

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

 

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng cường công tác thẩm định tài chính dự án tại Công ty điện lực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc thẩm định được tiến hành một cách chủ động, với những đánh giá khách quan, chính xác hơn thì khả năng tiếp cận, thu thập các nguồn thông tin khác và khả năng xử lý thông tin nhanh là rất cần thiết. -Trang thiết bị công nghệ: đặc biệt là công nghệ thông tin với sự phát triển như vũ bão, vấn đề sử dụng trang thiết bị công nghệ như thế nào có ảnh hưởng lớn tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính dự án. Việc thu thập xử lý thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời nếu sử dụng trang thiết bị, công nghệ hiện đại cùng với sự hiểu biết về chúng. * Nhân tố khách quan: Cùng với các nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thẩm định tài chính dự án. Các nhân tố khách quan như : môi trường kinh tế xã hội (chiến tranh, dịch bệnh...), môi trường pháp lý (cơ chế chính sách hướng dẫn của nhà nước không rõ ràng, môi trường tự nhiên (rủi ro bất khả kháng như hạn hán, lũ lụt, sương muối...). Ngoài ra, trình độ của tổ chức lập, tổ chức tư vấn dự án cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án.. Tóm lại, công tác thẩm định tài chính dự án có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các cá nhân, tổ chức quan tâm tới dự án. Tuy vậy, không phải bất kì ai cũng ý thức được tầm quan trọng của công tác này. Để làm rõ vấn đề trên, em xin trình bày cụ thể thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại Công ty điện lực I. Chương II: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại Công ty điện lực I II.1. Giới thiệu chung về PC1: II.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển I.1.1.1. Giới thiệu chung Công ty điện lực I Công ty điện lực I là doanh nghiệp Nhà nước, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), nhiệm vụ chính là kinh doanh điện năng trên địa bàn các tỉnh thành phố phía Bắc Việt Nam (từ Hà Tĩnh trở ra, không bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Hải Dương), với 140.237km2, dân số 30.297.047 người. Các đơn vị trực thuộc gồm 25 tỉnh, thành phố, 12 đơn vị phụ trợ sản xuất kinh doanh khác với tổng số cán bộ công nhân viên 178000 người. Công ty điện lực I có tên giao dịch đối ngoại là Power Company No1 (viết tắt là PC1) với trụ sở giao dịch chính đặt tại 20 phố Trần Nguyên Hãn, Q. Hoàn Kiếm, T.p Hà Nội. Trước năm 1995, công ty tiến hành sản xuất điện năng và trực tiếp tiêu thụ điện năng đó. Sau năm 1995, công ty kinh doanh điện năng dựa trên cơ sở chủ yếu là mua bán điện. Công ty mua điện của Tổng công ty, bổ sung thêm bằng các nguồn phát nhỏ và mua điện của các đơn vị khác nếu cần, sau đó thực hiện việc tiêu thụ điện năng. I.1.1.2. Các giai đoạn phát triển của công ty Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp cho xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp ở nước ta. Trong số đó có một hệ thống điện và cũng là cơ sở đầu tiên của ngành điện Việt Nam. Với đề nghị của toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ, nhà máy điện đầu tiên đã được xây dựng vào năm 1892 và năm 1895 thì hoàn thành. Sau đó, hai người Pháp là Hermanyer và Plante đã đầu tư xây dựng thêm nhà máy, tăng công suất lên 1000kW và thành lập Công ty điện khí Đông Dương- tiền thân của ngành điện Việt Nam, gọi tắt là SIE (Société Indochinoise d'Electricité). Sau năm 1954, quân dân ta chính thức tiếp quản toàn bộ hệ thống điện của thực dân Pháp bao gồm cả Nhà máy đèn Bờ Hồ, nay là Công ty điện lực I. Lúc này cơ quan lấy tên là Cục điện lực, trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng. Ngành điện Việt Nam được chính thức thành lập ngày 15 /04/1954. Thời gian đầu, khi đất nước còn chia cắt 2 miền, sản lượng điện còn rất thấp. Sớm xác định Điện là ngành kinh tế quan trọng, Đảng và Nhà nước ta đã ưu tiên đầu tư vốn để phát triển. Tỷ trọng vốn cho ngành điện chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư xây dựng nền kinh tế quốc dân, nhờ vậy công suất nguồn điện tăng gấp 3,7 lần. Năm 1971, Cục điện lực đổi tên thành Công ty điện lực miền Bắc và sau đó lấy tên là Công ty điện lực I vào năm 1981, trực thuộc Bộ điện lực, sau là Bộ năng lượng. Cùng với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý sản xuất của Nhà nước, năm 1995, song song với việc hình thành Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN), Sở điện lực Hà Nội, các nhà máy phát và truyền tải điện tách khỏi Công ty điện lực I. Công ty điện lực I trở thành đơn vị thành viên của EVN, trực thuộc Bộ công nghiệp, nhiệm vụ chính chỉ còn là kinh doanh điện năng, quản lý hệ thống phân phối vận hành an toàn theo phân cấp quản lý. Gần 50 năm xây dựng và trưởng thành với sự tập trung đầu tư và cho phép mở rộng hợp tác quốc tế, Điện lực Việt Nam nói chung và Công ty điện lực I nói riêng đã khẳng định tầm quan trọng của mình, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế- chính trị - xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Sau ngày thống nhất đất nước, ngành điện xây dựng mở rộng và phát triển thêm hàng chục nhà máy điện có công suất lớn và hiện đại, hàng ngàn km đường dây tải điện và hàng trăm trạm biến áp dung lượng lớn, đặc biệt là hoàn thành công trình tải điện 500 kV Bắc Nam dài 1487 km và Trung tâm điều độ quốc gia. Công trình này đã khắc phục tình trạng thiếu điện ở phía Nam, góp phần phát triển kinh tế xã hội, khai thác hợp lý nguồn năng lượng cả nước, phân phối hiệu quả công trình thủy điện Hòa Bình, các nguồn điện chạy than ở phía Bắc và các nguồn điện mới ở miền Nam. Bình quân công suất nguồn tăng thêm 40 MW. Hướng đi sắp tới của ngành điện là tiếp tục đầu tư cải tạo lưới điện toàn quốc, ưu tiên phát triển vùng sâu, vùng xa. Hiện nay trên địa bàn Công ty quản lý có 26/26 tỉnh (100%), 243/245 huyện (99%), 4637/5276 xã (88%) có điện lưới quốc gia, cấp điện cho 5.396.522/6.150.985 hộ nông thôn (88%). II.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty: II.1.2.1Ban giám đốc Giám đốc công ty Phó Giám đốc phụ trách Kĩ thuật Phó Giám đốc phục trách Xây dựng cơ bản Phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh II.1.2.2 Các phòng chức năng, nghiệp vụ STT Tên phòng Kí hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Văn phòng Phòng Kế hoạch sản xuất và đầu tư xây dựng Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Kĩ thuật Phòng Tài chính kế toán Phòng vật tư và xuất nhập khẩu Phòng Lao động tiền lương Phòng Quản lý xây dựng Phòng Kinh doanh điện năng và điện nông thôn Phòng Thanh tra an toàn Phòng Thanh tra bảo vệ Phòng Kinh tế đối ngoại Phòng Phát triển kinh doanh Phòng Thi đua tuyên truyền Phòng Cổ phần hóa doanh nghiệp Phòng Quản lý đấu thầu P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P11 P12 P13 P14 P15 P16 P17 Tổng số 16 II.1.2.3 Chức năng, nhiêm vụ chung của các phòng công ty Các phòng công ty có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc công ty quản lý, chỉ đạo và điều hành thống nhất từng mặt hoạt động toàn công ty. Trong từng lĩnh vực phụ trách của mình, các phòng công ty phải thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ sau đây: Nghiên cưu đề xuất các chủ trương, phương hướng, xây dựng các chương trình, kế hoạch, chuẩn bị kịp thời và chính xác các quyết định quản lý thuộc lĩnh vực phụ trách cho giám đốc công ty. Tổ chức hướng dẫn việc chỉ đạo triển khai thực hiện các quyết định quản lý của công ty đối với các đơn vị trực thuộc. Tổ chức kiểm tra, giám sát và phân tích đánh giá việc thực hiện các quyết định quản lý của công ty đối với các đơn vị trực thuộc. Tổ chức hậu cần đảm bảo kịp thời các điều kiện về vốn, vật tư, lao động... các dịch vụ kĩ thuật, chuyên môn cho đơn vị trực thuộc theo đúng trách nhiệm đã phân công, phân cấp. Chăm lo xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ thuộc hệ nghiệp vụ. Tổng kết, rút kinh nghiệm thuộc lĩnh vực quản lý, đề xuất các biện pháp bổ sung kịp thời cho công tác quản lý ngày càng hoàn thiện. I.1.2.4 Quyền hạn của các phòng công ty Dự thảo các văn bản hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực nghiệp vụ sau khi đã có chủ trương, quyết định của giám đốc công ty với các đơn vị trực thuộc. Được ủy quyền kí thừa lệnh các văn bản hoặc sao lục văn bản theo quy định về chế độ kí công văn của công ty. Quan hệ với cơ quan nghiệp vụ cấp trên và với các cơ quan có liên quan để thực hiện nhiệm vụ theo quy định hiện hành. Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra nghiệp vụ thuộc phòng quản lý. Tham dự cac hội nghị của công ty và các hội nghị có liên quan đến lĩnh vực công tác chuyên môn, nghiệp vụ của phòng. Quản lý cán bộ, nhân viên thuộc phòng, cùng Phòng tổ chức cán bộ bố trí sắp xếp nhân sự thuộc phòng, phân công công việc và kiểm tra kết quả thực hiện, kiểm tra kỉ luật lao động và kỉ luật lao động và kỉ luật công tác của cán bộ nhân viên trong phòng, đề xuất nhu cầu đào tạo bồi dưỡng hệ nghiệp vụ của phòng. I.1.2.5. Mối quan hệ làm việc Trong mọi hoạt động các phòng phải chủ động phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với nhau để đảm bảo cho các hoạt động của quản lý của công ty được kịp thời và thông suốt với hiệu quả cao nhất. Các trưởng phòng phải chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi hoạt động và kết quả hoạt động thuộc lĩnh vực nghiệp vụ công tác của mình từ công ty đến các đơn vị trực thuộc. Các trưởng phòng các phòng công ty có trách nhiệm Xây dựng chức trách, nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, nhân viên trong phòng. Xây dựng chương trình, mục tiêu, kế hoạch công tác tháng, quý, năm của phòng và của cán bộ, nhân viên. Quán lý và thực hiện tốt chương trình , kế hoạch công tác đã đề ra. Xây dựng quy trình, quy chế hoạt động cụ thể cho các lĩnh vực công tác. Xây dựng mối quan hệ công tác giữa đơn vị mình với các đơn vị có liên quan và với các đơn vị trực thuộc. Nắm vững năng lực, trình độ của cán bộ, nhân viên trong phòng, bố trí công việc hợp lý, yêu cầu nhân viên tích cực công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và chấp hành nghiêm chỉnh kỉ luật lao động và nội quy, quy định của cơ quan. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy quyền làm chủ tập thể và tính sáng tạo của cán bộ nhân viên trong phòng. Mời các cán bộ của đơn vị trực thuộc về làm việc, cử cán bộ đi công tác tại đơn vị trực thuộc khi cần thiết. Tất cả cán bộ từ trưởng phòng đến các chuyên viên, cán sự trong các phòng công ty cần phải: Biết nhiệm vụ chung của công ty, nhiệm vụ chung của từng phòng và các đơn vị trực thuộc. Nắm chắc công việc của phòng mình và thành thạo công việc ở vị trí công tác của mình. Thông thạo công việc của cấp dưới trong hệ nghiệp vụ của mình để hướng dẫn cấp dưới thực hiện. Chế độ làm việc trong các phòng là trực tiếp với trưởng phòng, phó trưởng phòng. Các cán bộ, chuyên viên chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về kết quả công việc của mình đã được phân công. Khi lãnh đạo công ty yêu cầu (hoặc khi được trưởng phòng ủy nhiệm) chuyên viên được phép trực tiếp làm việc với lãnh đạo công ty, nhưng sau đó phải báo cáo cho trưởng phòng biết. Mọi văn bản, quyết định quản lý do các chuyên viên soạn thảo, chuẩn bị phải thông qua trưởng phòng (hoặc phó phòng khi được ủy quyền) trước khi trình giám đốc, phó giám đốc ký. Chuyên viên được bảo lưu ý kiến của mình khi chưa nhất trí với lãnh đạo phòng và báo cáo giải trình cho giám đốc xét quyết định. Các phòng thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ nào thì chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí giám đốc, phó giám đốc được phân công phụ trách lĩnh vực đó. Mọi vấn đề khi trình giám đốc giải quyết phải có ý kiến của phó giám đốc phụ trách lĩnh vực của mình ( trừ trường hợp khẩn cấp nhưng sau đó phải báo cáo lại để biết). Khi giải quyết các công việc có liên quan đến các phòng khác, phòng có chức năng đầu mối phải chủ động báo cáo với lãnh đạo công ty để bàn bạc trao đổi với các phòng có liên quan, không được tự mình giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực của phòng khác phụ trách. Phòng đầu mối có nhiệm vụ đề xuất mời các phòng liên quan tham gia và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty về giải quyết công việc đó. Các phòng tham gia chịu trách nhiệm tham gia ý kiến và phối hợp cùng giải quyết công việc. Đối với những công việc có tính thường xuyên, hay phức tạp có thể có quy định, hướng dẫn bằng văn bản cụ thể trình giám đốc duyệt. Các phòng không được phép trực tiếp ra chỉ thị, mệnh lệnh hoặc giao nhiệm vụ cho bất cứ đơn vị nào trực thuộc công ty, trừ trường hợp được giám đốc công ty ủy nhiệm để truyền đạt những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo công ty. Các ý kiến của các phòng công ty đối với đơn vị trực thuộc chỉ là những hướng dẫn và những kiến nghị thuộc lĩnh vực nghiệp vụ, chuyên môn theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Đối với hệ nghiệp vụ ở các đơn vị trực thuộc thì các phòng công ty là cơ quan nghiệp vụ cấp trên tương ứng. Theo lĩnh vực phụ trách, các phòng phải chủ động tổ chức thu thập và nắm vững các chủ trương chính sách pháp luật và các chế độ, qui định của Đảng, Nhà nước liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức thu thập các thông tin, dữ kiện, dự báo phục vụ cho nghiệp vụ. Tổ chức lưu trữ các hồ sơ, tài liệu, số liệu, bản vẽ... thuộc nghiệp vụ. Đảm bảo cho việc khai thác các thông tin của phòng và các phòng khác (khi yêu cầu) được thuận tiện, nhanh chóng và chính xác. Cơ quan tư vấn của công ty bao gồm các Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể để xem xét, tham mưu và tư vấn cho giám đốc công ty quyết định các vấn đề được dân chủ, khách quan và chính xác, giám đốc công ty là người quyết định cuỗi cùng.... Tùy thời gian, do yêu cầu đặc biệt về quản lý hoặc phục vụ chương trình mục tiêu, giám đốc công ty có thể chỉ định một số chuyên viên của các phòng (hoặc mời cố vấn bên ngoài) tham mưu trực tiếp, các chuyên viên và cố vấn được mời không phải là bộ phận cấu thành bộ máy quản lý của công ty. Các chuyên viên được chỉ định, được làm việc trực tiếp với giám đốc về nghiệp vụ chuyên môn được giao. Về việc quản lý hành chính và sinh hoạt các chuyên viên phải trực thuộc sự quản lý theo dõi của các phòng và phải đăng kí kế hoạch công tác với phòng chức năng tương ứng để biết và theo dõi giúp đỡ. Các cố vấn bên ngoài được mời sẽ do giám đốc quy định riêng. II.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại PC1 II.2.1. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại PC1: Thẩm định tài chính dự án được thực hiện dựa trên căn cứ " Quy định tạm thời nội dung phân tích kinh tế - tài chính trong đề án lưới điện ở giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi" của Bộ năng lượng số 445NL - XDCB ngày 29-7-1994. Thẩm định tài chính dự án được xem xét trên quan điểm tổng mức đầu tư của dự án. Từ đó phân tích và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá: -FIRR : Hệ số hoàn vốn tài chính nội tại lớn hơn hệ số chiết khấu; -NPV : Hiện giá thuần của dự án > 0; -B/C : Tỷ số giữa lợi nhuận trên chi phí > 1; - Thời gian hoàn vốn (năm). Để làm rõ hơn thực trạng thẩm định tài chính dự án tại PC1, em xin phép đưa ra ví dụ minh họa về thẩm định tài chính dự án của một dự án. II.2.2. Thẩm định tài chính dự án "Trạm biến áp 110/35/22kV Đại An và đường dây 110kV đấu nối vào trạm" của PC1 II.2.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư công trình Hiện nay, toàn bộ thành phố Hải Dương và các khu vực như phía Tây, phía Đông, phía Nam của tỉnh được cấp chủ yếu bằng một nguồn điện từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại với 1 đường dây 2 mạch 110kV có tiết diện dây AC - 150 về trạm 110kV Hải Dương (Đồng Niên), đường dây này thường xuyên quá tải, nhất là khi một mạch của đường dây bị ngừng cung cấp thì mạch của đường dây còn lại sẽ bị quá tải trầm trọng. Lưới điện chủ yếu cho khu vực là lưới điện 110, 35,10, 6 kV. Đầu năm 2004 mới đưa vào vận hành đường dây 110kV nối trạm 110kV Phố Cao với trạm 110kV Kim Động. Như vậy nguồn cung cấp cho các phụ tải khu vực có vẻ khả dĩ hơn nhưng khi 1 đầu dây 110kV nào đó ngừng cung cấp thì đầu còn lại không thể đảm nhận được luồng công suất của toàn khu vực vì đường dây quá nhỏ. Phụ tải dùng điện của tỉnh ngày càng tăng trưởng đột biến, phát triển mạnh nhất là các khu công nghiệp dọc quốc lộ 5. Thành phố Hải Dương hiện nay đang mở rộng rất nhanh, hình thành nhiều khu dân cư lớn, mức sử dụng điện nhiều. Trên cơ sở hiện trạng nguồn điện, lưới điện hiện tại cũng như sự phát triển phụ tải điện của khu vực rất nhanh chóng trong các năm tới của tỉnh Hải Dương và các khu công nghiệp tập trung. Đòi hỏi sự cần thiết phải đầu tư xây dựng mới TBA - 110kV tại TP. Hải Dương để nhận nguồn điện Quốc gia từ đường dây 110kV 2 mạch xây dựng mới (năm 2005). Từ trạm 110kV Đồng Niên (Hải Dương) - Phố Cao AC - 240 dài 31 km. Sự xuất hiện ĐDK -110kV Đại An -Hải Dương và Đại An - Phố Cao và TBA 110kV Đại An vào cuối năm 2005 sẽ giảm được tổn thất công suất và điện năng trong toàn hệ thống nhờ ưu thế sử dụng linh hoạt và có dự phòng các nguồn điện, nâng cao được độ tin cậy và an toàn cung cấp điện, cải thiện chất lượng điện năng, tạo điều kiện phát triển Kinh tế- Xã hội - Văn hóa - Quốc phòng, nâng cao đời sống cho nhân dân tỉnh Hải Dương. Có như vậy sự cung cấp điện mới thỏa mãn được nhu cầu phát triển kinh tế công - nông nghiệp - TTCN, thương mại, dịch vụ, du lịch, giao thông vận tải, y tế giáo dục v.v... của tỉnh Hải Dương từ 2005- 2010. II.2.2.2. Giới thiệu chung về dự án Tên dự án "TBA 110/35/22kV Đại An và ĐD.110kV đấu nối vào trạm" Phạm vi công trình: BCNCKT dư án TBA 110/35/22kV Đại An và các ĐD 110kV, 35kV, 22kV đấu nối vào trạm được đề cập đến các vấn đề về phần điện, phần xây dựng, phần thông tin liên lạc, phần phòng cháy chữa cháy và tổng mức đầu tư các hạng mục công trình liên quan đến việc xây dựng và lắp đặt TBA và đường vận chuyển từ QL5 vào trạm biến áp và các đường dây đấu nối. Tiến độ thực hiện: Dự kiến TBA 110kV Đại An xây dựng khoảng 15 tháng (dự kiến năm 2006 đưa trạm vào vận hành). Do đó, tiến độ thi công TBA 110kV Đại An và đường dây đấu nối vào trạm được dự kiến cụ thể như sau: - Hoàn thành khảo sát : 30 ngày sau khi đề cương dự toán được duyệt - Hoàn thành BCNCKT : Ngày 1/2/2005 - Hoàn thành TKKT : Sau 50 ngày khi BCNCKT được duyệt - Hoàn thành HSMT - TB : 50 ngày sau khi BCNCKT được duyệt - Hoàn thành HSMT - XL : 60 ngày sau khi bên B nhận được tài liệu kĩ thuật thiết bị ( bản final) của Nhà cung cấp thiết bị do Bên A chuyển giao. Tổng mức đầu tư cho công trình: theo phương án 4 mạch là 61.639.557.040 ĐVN. II.2.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án "TBA 110/35/22kV Đại An và ĐD.110kV đấu nối vào trạm" Tổng hợp mức đầu tư: STT Khoản mục chi phí Giá trị sau thuế 1 Vốn thiết bị 30.568.665.818 2 Vốn xây lắp 21.972.729.316 3 Chi phí khác 9.602.206.545 4 Vốn dự phòng 6.214.360.168 Tổng cộng 68.357.961.847 Các điều kiện tính toán: STT Điều kiện 2004 2005 2006 2007 1 Nguồn vốn đầu tư Đầu tư phát triển 2 Vốn đầu tư, triệu VNĐ 9602,21 58.755,76 3 Lãi suất vay nội tệ 9,6% 4 Thời hạn vay, năm (hoàn trả đủ vốn và lãi) 12 5 Sản lượng điện, GWh - 86,94 94,76 103,29 6 Tốc độ tăng trưởng phụ tải 9% 7 Khả năng cung cấp tối đa của dự án (1x63MVA),GWh 260,82 8 Tổn thất kĩ thuật 2.50% 9 Đời sống công trình, năm 25 10 Hệ số chiết khấu chuẩn 10% 11 Giá mua điện, đ/kWh 550 12 Giá bán điện, đ/kWh 660 13 Chi phí QLVH 2,00% 14 Thuế TNDN 25% 15 VAT 10% 16 Thời gian khấu hao năm 12 17 Suất sự cố 0,100% Bảng tính ở phần phụ lục * Thẩm định NPV - Doanh thu được xác định bằng tích số giữa dòng điện năng bán ra và giá bán ra 660 đ. Kết quả cho ở cột (5) của bảng tính - Chi phí bao gồm: Vốn đầu tư Chi phí O&M( chi phí quản lý và vận hành) Chi phí trả lãi vay Tiền mua điện Đền bù sự cố VAT Thuế thu nhập doanh nghiệp - Dòng tiền ròng CF CF = Doanh thu - Chi phí + Khấu hao - Khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong 12 năm. Kết quả như cột (14) - Hệ số chiết khấu 10% ta có kết quả (n chạy từ 0 đến 25) ở cột (16). - Theo công thức sau: NPV= Giá trị của NPV tính được ở dòng cuối cùng của cột (18) NPV = 46017,83 >0 lựa chọn dự án * Thẩm định B/C: Tử số là con số cuối cùng của cột (19) Mẫu số là con số cuối cùng của cột (20) B/C = 1.011 > 1, lựa chọn dự án *Thẩm định PP PP = n + Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn n=10 Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi 5253,76 -1089,78 =4163,98 Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn =5253.76 Do đó PP =11,79 năm * Thẩm định IRR Khi k=0% thì NPV = 303685,95 ở dòng cuối cùng cột (15) Khi k = 20% thì NPV =-11022,6 ở dòng cuối cùng cột (22) Như hình vẽ, ta dựa vào 2 tam giác đồng dạng COA và BDA có 303695.95 = IRR 11022.6 20% - IRR Suy ra IRR = 19,3% > 10%, lựa chọn dự án C 303695,95 0 A D 20% IRR -11022,6 B Thông qua các chỉ tiêu tài chính đã tính toán trên, cùng những đánh giá, so sánh với tiêu chuẩn đề ra thì dự án được chấp nhận. II.3. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án tại Công ty điện lực I. II.3.1.Kết quả đạt được Công tác thẩm định tài chính dự án là rất cần thiết đối với hoạt động thẩm định của công ty, giúp công ty sớm đưa dự án vào hoạt động. Hiện nay, cán bộ của công ty nắm bắt được sự cần thiết và phương pháp thẩm định tài chính nên họ đã không ngừng tăng cường công tác thẩm định tài chính dự án. Đa số các dự án đi vào hoạt động đúng tiến độ, đúng thời gian quy định để đáp ứng trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của cả miền Bắc. Các năm vừa qua, kinh tế của miền Bắc có sự phát triển mạnh. Đạt được kết quả như vậy, là nhờ một phần vào sự hoàn thành nhiệm vụ của Công ty điện lực I, trong đó có công tác thẩm định tài chính dự án. Đồng thời, các cán bộ thẩm định tài chính dự án không ngừng nâng cao sự hiểu biết của mình về kiến thức tài chính, văn bản pháp qui của Chính phủ, của bộ Kế hoạch và Đầu tư và kiến thức về kinh tế tài chính. Nhờ đó, họ đáp ứng được yêu cầu công tác thẩm định dự án nói chung và công tác thẩm định tài chính nói riêng, góp phần giúp cho lãnh đạo công ty kết luận là dự án có khả thi hay không, góp phần hoàn thành nhiệm vụ công ty đề ra. Nếu đối với những dự án không đáp ứng các chỉ tiêu tài chính nhưng nó rất cần cho xã hội thì chủ đầu tư vẫn tiến hành dự án, kết hợp với kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ giúp cho chủ đầu tư phát hiện ra những yếu kém của dự án để kịp thời sửa đổi bổ sung và đưa ra các quyết định phù hợp với thực trạng dự án. II.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân: Hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác thẩm định tài chính dự án của Công ty vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều dự án được thẩm định và tính toán một cách sơ sài. Các kết luận và đánh giá tính hiệu quả của dự án chưa thực sự rõ ràng cho lãnh đạo công ty ra quyết định đầu tư và chưa nêu được các rủi ro có khả năng xảy ra, các giải pháp cho dự án. Những hạn chế bộc lộ ở các khía cạnh sau: - Thẩm định tài chính dự án chưa thực sự hỗ trợ cho việc xác định vốn đầu tư một cách chính xác. Trong số các dự án được thẩm định, việc xác định tổng mức vốn đầu tư một cách chính xác để tránh gây ra thất thoát vốn ngân sách. Tuy vậy, việc thẩm định tổng mức vốn đầu tư vẫn chưa được kiểm tra một cách chặt chẽ và tỉ mỉ. Một số dự án khi trình công ty thẩm định có vốn đầu tư lớn nhưng thực tế dự án chỉ cần một mức vốn vừa phải, như thế sẽ làm thất thoát vốn của nhà nước, gây lãng phí vốn của nhà nước. Ngược lại, có những dự án bị xác định vốn đầu tư thiếu thường do giá nguyên vật liệu tăng làm phát sinh chi phí cho dự án. Như vậy, dự án sẽ phải điều chỉnh lại , thậm chí nếu dự án đã phê duyệt thì quy trình thẩm định như dự án mới, điều này gây khó khăn trong việc kiểm soát vốn và làm chậm tiến độ thực hiện dự án do thiếu vốn. - Bên cạnh đó, doanh thu của dự án chưa tính đến doanh thu từ việc bán các nguyên vật liệu thừa, hay giá trị thanh lý tài sản cố định khi dự án kết thúc và tài sản cố định được khấu hao hết. Thông thường khi khấu hao hết, tài sản cố định vẫn còn giá trị. Như vậy, việc không tính phần doanh thu này sẽ làm giảm doanh thu của dự án và làm giảm tính hiệu quả của dự án. -Về các khoản mục chi phí cho dự án, các bảng dự trù chi phí được lập lên khá đầy đủ nhưng việc cán bộ thẩm định dễ dàng chấp nhận các khoản mục chi phí là không ổn mà cần phải xem xét, kiểm tra một cách chính xác các chi phí đó có hợp lý không cho dù đa số các dự án đầu phân loại các khoản mục chi phí mang tính trọng yếu, nhưng những chi phí nhỏ mà tính sai thì cũng ảnh không ít tới công tác thẩm định tài chính dự án. Còn nhiều khoản mục chưa đưa vào dòng tiền của dự án nên khi phân tích dự án sẽ kém chính xác và độ tin cậy không cao. - Thẩm định tài chính dự án của các cán bộ thẩm định chỉ đơn thuần là kiểm tra các số liệu trong báo cáo nghiên cứu khả thi chứ không kiểm tra xem số liệu đó có phù hợp với thực tế thị trường hay không? Thiếu thông tin cho các dự án nhất là các thông tin tài chính. Do đó, kết luận từ kết quả thẩm định tài chính dự án thường mang tính chất chung chung, không cụ thể và không tập trung vào những vấn đề còn tồn tại. Nguyên nhân: Cùng với những kết quả đạt được trong công tác thẩm định tài chính dự án còn tồn tại những hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân: chủ quan và khách quan. *Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân xuất phát từ nội tại Công ty điện lực I gây ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án của công ty. Nhân tố thứ nhất là con người Số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định tài chính dự á

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc40787.DOC
Tài liệu liên quan