Chuyên đề Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công Thương Tỉnh Hưng Yên

MỤC LỤC.

 Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương I 3

Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại

I. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương mại 3

1. Khái niệm về Ngân hàng Thương mại 3

2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương Mại 4

2.1. Hoạt động huy động vốn 4

2.2. Hoạt động sử dụng vốn 8

2.3. Các dịch vụ trung gian 9

II. Vai trò của hoạt động cho vay 11

III. Các hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại 14

1. Dựa theo mục đích sử dụng tiền vay có 2 hình thức 14

là cho vay tiêu dùng và cho vay để kinh doanh

2. Dựa theo thời hạn cho vay có 2 hình thức là 15

cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn

3. Dựa theo hình thức đảm bảo của các khoản vay 16

có 2 hình thức là cho vay có đảm bảo và cho vay không có đảm bảo

4. Dựa theo hình thức hình thành khoản vay 18

có 2 hình thức cho vay là cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của 19

Ngân hàng thương mại

1. Các nhân tố thuộc về bản thân Ngân hàng 19

2. Đối thủ cạnh tranh 23

3. Sự phát triển của nền kinh tế 24

4. Hệ thống pháp luật 24

ChươngII 26

Thực trạng hoạt động cho vay tại

Ngân hàng Công thương Tỉnh Hưng Yên

I. Khái quát về Ngân hàng Công thương Tỉnh Hưng Yên 26 1. Sự ra đời và phát triển 26

2. Nhiệm vụ và bộ máy tổ chức 27

3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng 31

trong những năm vừa qua 3.1. Huy động vốn 31

3.2. Hoạt động tín dụng 32

3.3. Dịch vụ thanh toán ngân quỹ 33

3.4. Các hoạt động khác 34

II. Thực trạng trong hoạt động cho vay tại 35

 Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên

1. Doanh số cho vay 35

2. Doanh số thu nợ 37

3. Tổng dư nợ 38

4. Nợ quá hạn 40

5. Hệ số sử dụng vốn 42

6. Đánh giá khái quát 42

6.1. Những thành tựu 42

6.2. Những hạn chế 44

6.3. Những nguyên nhân 44

 

Chương III 47

Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động

cho vay tại Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên.

00000I. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của 47

Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên

II. Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay 49

tại Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên.

1. Tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng 49

2. Lập kế hoạch đưa phương thức cho vay mới vào áp dụng 50

3. Xây dựng, hoàn thiện chiến lược cạnh 51

4. Giải pháp về nguồn vốn 54

5. Đào tạo, nâng cao đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng 55 III. Một số kiến nghị 55

1. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 55

2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 57

3. Kiến nghị với Chính phủ 57

KẾT LUẬN 60

 

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công Thương Tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu và khả năng thanh toán của khách hàng do thông tin về khách hàng này là tốt trong khi thực tế thì không phải như vậy, cho nên khi khách hàng làm ăn thua lỗ sẽ không có khả năng trả hết nợ. Thực tế ở Việt Nam, tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ là khó khăn. Và khả năng cho vay còn nhiều hạn chế. * Năng lực điều hành của ban lãnh đạo Yếu tố này có vai trò khá quan trọng. Thực tế chứng minh, nhiều Ngân hàng thương mại tuy có được những nguồn lực khan hiếm và giá trị mà đối thủ cạnh tranh không có như trụ sở khang trang đặt ở vùng tập trung nhiều khách hàng, vốn tự có lớn, thu nhận được nhiều cán bộ giỏi. Song do cán bộ điều hành lãnh đạo không sắc sảo, nhạy bén, không nắm bắt, điều chỉnh hoạt động Ngân hàng theo kịp các tín hiệu thông tin, không sử dụng nhân viên đúng sở trường,... dẫn đến lãng phí các nguồn lực Ngân hàng mình có, giảm hiệu quả chi phí, tất nhiên hạ thấp đi hoạt động cho vay của Ngân hàng . Năng lực lãnh đạo của những người điều hành ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó thể ở các mặt sau: -Khả năng chuyên môn: có được khả năng này, người lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý và điều hành, vì kiến thức và kinh nghiện của nhà lãnh đạo luôn tạo được uy tín tuyệt đối không chỉ với cấp dưới mà nhiều khi đối với cả đối thủ cạnh tranh. -Khả năng phân tích và phán đoán: dự đoán chính xác những thay đổi trong môi trường kinh doanh tương lai từ đó hoạch định chính xác các chiến lược, xác định các chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp. -Khả năng, nghệ thuật đối nhân xử thế: là khả năng giao tiếp cũng như khả năng tổ chức nhân sự trong mối quan hệ không chỉ đối với nhân viên, đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng. Nó còn gồm những khĩ năng khác về lãnh đạo, tổ chức phỏng đoán, quyết toán công việc. * Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên Ngân hàng chính là hình ảnh của Ngân hàng. Cho nên những kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn của mình, nhân viên Ngân hàng có thể làm tăng thêm giá trị dịch vụ. Đa số các ý tưởng cải tiến hoạt động kinh doanh được đề xuất bởi nhân viên Ngân hàng. Nhân viên Ngân hàng là lực lượng chủ yếu truyển thông tin từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh đến các nhà hoạch định chính sách Ngân hàng . Cơ sở vật chất thiết bị cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nếu cơ sở vật chất thiết bị mà lạc hậu thì các công việc của ngân hàng sẽ được xử lý kém, chậm chạp; các hoạt động của ngân hàng được thực hiện khó khăn. Điều đó làm cho Ngân hàng tụt hậu, kém phát triển, không thu hút được nhiều khách hàng sẽ làm hạn chế hoạt động cho vay. Ngược lại việc trang bị đầy đủ các thiết bị tiến phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng với chi phí cả hai bên đều có thể chấp nhận được sẽ giúp Ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêu tăng cường hoạt động cho vay. * Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Ngân hàng muốn tồn tại, phát triển thì phải có phương hướng, chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh càng phù hợp thì hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng. Trên cơ sở các quyết định, chính sách của cấp trên, thông tin về khách hàng, về đối thủ khách hàng, xác định vị thế của Ngân hàng trên địa bàn hoạt động; Ngân hàng phải xác định nên tăng cường hoạt động cho vay hợp lý, nên chú trọng hơn vào những hướng nào có hiệu quả, tìm hiểu thêm những lĩnh vực mới tiềm năng giúp mở rộng hoạt cho vay của Ngân hàng 2. Đối thủ cạnh tranh Các Ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì để ngày càng phát triển thì Ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động của mình vượt đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khách hàng có sự lựa chọn của mình khi gửi tiền, sử dụng dịch vụ và vay tiền của Ngân hàng nào có lợi cho họ. Nếu như đối thủ cạnh tranh mà chiềm ưu thế hơn so với Ngân hàng thì sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn Ngân hàng thậm chí khách hàng của Ngân hàng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Do đó để mở rộng hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thế hơn là vô cùng quan trọng. Quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh gồm có: xác định các nguồn thông tin về đối thủ cạnh tranh, phân tích các thông tin đó, dự đoán chiến lược của các đối thủ cạnh tranh và đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động cho vay. 3.Sự phát triển của nền kinh tế Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nó tạo môi trường rất thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay. Bất cứ một Ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kì kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăn tốt thì xã thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng. Mặt khác nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và tạo khả năng tiết kiệm do đó tạo triển vọng cho vay tiêu dùng. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nền kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế giảm do đó dư thừa ứ đọng vốn, không những hoạt động cho vay không được mở rộng mà còn bị thu hẹp. 4. Hệ thống pháp luật Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật. Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong các hoạt động nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay. Đây là cơ sở pháp lý để Ngân hàng khiếu lại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra. Điều đó giúp Ngân hàng tăng cường hoạt động cho vay . Sự thay đổi những chủ chương chính sách về Ngân hàng cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu một cách đột ngột gây sáo chộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không tiêu thụ hết được sản phẩm hay chưa có phương án kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi. Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp còn nhiếu sơ hở. Nhà nước cho phép nhiều doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh với nhiều chức năng, nhiệm vụ vượt quá trình độ, năng lực quản lý dẫn đến rủi ro, thua lỗ, làm giảm chất lượng tín dụng. Do đó hệ thống pháp luật cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại. Chương II thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên I. Khái quát về Ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Hưng Yên. 1. Sự ra đời và phát triển. Ngân hàng Công thương Việt Nam là Ngân hàng thương mại nhà nước lớn tại Việt Nam với tổng tài sản chiếm trên 20 % thị phần trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng công thương Việt Nam có hệ thống mạng lưới kinh doanh rộng khắp, có nhiều chi nhánh, điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Ngân hàng Công Thương tỉnh Hưng yên là một trong những chi nhánh tại Hưng Yên của Ngân hàng công thương Việt Nam. Cùng với sự phát triển của Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng công thương tỉnh Hưng Yên có quá trình phát triển của mình như sau: Trước năm 1988: Ngân hàng Nhà nước Thị xã Hưng Yên Từ năm 1988 đến cuối năm1996: Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thị xã Hưng yên. Từ ngày 1/1/1997 đến nay: Chi nhánh Ngân hàng công Thương Tỉnh Hưng Yên. Đến nay Ngân hàng Công Thương Tỉnh Hưng Yên có tổng số cán bộ là 71 cán bộ. * Các dịch vụ của Ngân hàng Công Thương tỉnh Hưng Yên: -Nhận tiền gửi có kì hạn và không có kì hạn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ , kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các dịch vụ mua bán chuyển đổi ngoại tệ -Dịch vụ chi trả kiều hối cho mọi đối tượng nước ngoài gửi về cho thân nhân. -Dịch vụ thanh toán chuyển tiền , mở L/C cho khách hàng với tất cả các nước trên thế giới. -Đầu tư, cho vay mọi thành phần kinh tế. -Các dịch vụ khác. Các công việc trên được thực hiện trên máy vi tính an toàn bí mật, nhanh chóng, chính xác. *Địa chỉ: Số 1 Điện Biên I- Phường Lê Lợi- Thị xã Hưng Yên- Tỉnh Hưng Yên. 2. Nhiệm vụ và bộ máy tổ chức Ban lãnh đạo gồm có một giám đốc và một phó giám đốc. Ngân hàng Công Thương chinhánh tỉnh Hưng Yên gồm có 8 phòng ban -Phòng kinh doanh -Phòng kế toán -Phòng nguồn vốn - kinh doanh ngoại tệ -Phòng Ngân quỹ -Phòng tổ chức hành chính -Phòng kiểm soát -Phòng giao dịch số 03 -Ngày 1/1/03 Phòng giao dịch số 07 chuyển thành chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vưc mỹ Hào Sơ đồ cơ cấu tổ chức: giám đốc phó giám đốc phòng kinh doanh phòng tổ chức hành chính phòng kiểm soát phòng kế toán phòng giao dịch số 03 phòng nguồn vốn,kinh doanh ngoại tệ phòng Ngân quỹ phòng giao dịch số 07 Nhiệm vụ: * Phòng kinh doanh: Phòng gồm có một trưởng phòng và hai phó phòng và có tất cả là 13 người -Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là cho vay vốn (quốc doanh và ngoài quốc doanh). Khi khách hàng đến vay vốn có đủ điều kiện được vay thì cán bộ Ngân hành tại phòng làm thủ tục cho vay và ngoài ra trong quá trình đó có thể giúp đỡ, hướng dẫn khách hàng tư vấn thêm về cách vay nào sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Phòng kinh doanh ngày càng phải cải tiến quy trình nghiệp vụ đảm bảo tính chặt chẽ , giảm bớt các thủ tục giấy tờ không cần thiết , giảm thời gian và chi phí cho khách hàng trong việc làm thủ tục cho vay luôn được quan tâm . giảm thời gian giao dịch cho khác hàng.Ngân hàng ngày càng chủ động tìm kiếm khách hàng, những thông tin về khách hàng. *Phòng kế toán: -Tính toán ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian, tại địa điểm nhất định bằng thước đo tiền tệ một cách đầy đủ chính xác, khách quan kịp thời và dễ hiểu. -Xử lí nghiệp vụ phù hợp với công nghệ nhân hàng đảm bảo chất lượng các hoạt động kinh doanh-dịch vụ Ngân hàng liên quan. -Qua tính toán, ghi chép và xử lí nghiệp vụ theo một trình tự nhất định để kế toán thực giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn, hình thành nguồn vốn và đảm bảo tính hiệu quả đồng vốn đầu tư góp phần thực hiện tốt chế độ, chính sách trong hoạt động của Ngân hàng *Phòng nguồn vốn -kinh doanh ngoại tệ Thanh toán nghiệp vụ đối ngoại được thực hiện bằng ngoại tệ và tiền nội địa, thường xuyên phải tính toán chuyển đổi từ ngoại tệ này sang ngoại tệ khác, từ ngoại tệ thành tiền nội địa vàngược lại; Nhiệm vụ của phòng kinh doanh đối ngoại là mở L/C cho khách hàng,thanh toán L/C xuất, thu đổi và mua bán ngoại tệ, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Kinh doanh ngoại tệ trong nước thường gồm 3 nghiệp vụ phổ biến: mua ngoại tệ, bán ngoại tệ và chuyển đổi ngoại tệ trong nước. -Phòng nguồn vốn: Nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn từ tiền gửi của dân cư và các doanh nghiệp. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng, trong hoạt động Ngân hàng đã xác định đi vay để cho vay và đầu tư vốn phải đảm bảo có hiệu quả kinh tế cho cả Ngân hàng và khách hàng Ngân hàng có các quỹ tiết kiệm, các quỹ tiết kiệm được thực hiện đúng quy trình, tạo sự yên tâm cho người gửi tiền, đưa ra các thông báo đầy đủ về lãi suất, những thông tin khác về tiền gửi. với mức lãi suất tiền gửi khác nhau có các mức lãi suất khác nhau để khuyến khích gửi tiền . *Phòng Ngân quỹ: Thực hiện các hoạt động dự trữ tiền mặt, thu chi tiền mặt, chuyển tiền, thu chi trong nội bộ Ngân hàng Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ- xuất quỹ, thực hiện các phân tích giúp cho Ngân hàng đảm bảo được các mục tiêu, đảm bảo chi trả. Xác định mức dự trữ, mức thu chi dể báo cáo lên cấp trên và nhận mức kinh phí do được điều động *Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các nhiệm vụ về mặt tổ chức như giải thể, sát nhập, nhân sự, thi đua… và về mặt hành chính như mua sắm , sửa chữa. -Nhiệm vụ của phòng là ngày càng nâng cao chất lượng cán bộ, vật chất,công nghệ thông tin để phòng ngày càng hiện đại về cách thức tổ chức hành chính giúp cho Ngân hàng có bộ máy, cách thức hoạt động phù hợp, ninh động và ngày càng hoàn thiện và hiện đại. *Phòng kiểm soát: Phòng kiểm soát thực hiện kiểm tra trực tiếp các hoạt động, nhiệm vụ trên các lĩnh vực, kiểm toán các hoạt động nhiệm vụ từng thời kì, từng lĩnh vực. Báo cáo kịp thời với ban lãnh đạo và đưa ra những kiến, khắc phục những khuyết diểm, tồn tại. *Phòng giao dịch: Có nhiệm vụ huy động vốn và đầu tư cho vay mọi thành phần kinh tế, thanh toán, chuyển tiền, mở L/C cho khách hàng. Nhân viên giao dịch phải có phong cách làm việc minh bạch, trung thực, kĩ năng làm việc nhanh gọn, thái độ với khách hàng đúng đắn, nhẹ nhàng. 3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng công thương tỉnh Hưng Yên trong những năm vừa qua. 3.1. Huy động vốn: Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng trong công tác huy động vốn như sau: Bảng 1: Tình hình huy động vốn (Đơn vị tỷ đồng) Chỉ tiêu Huy động vốn (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tốc độ tăng (%) Năm 00 01 02 00 01 02 01 so 00 02 so 01 Vốn huy động 134 204 289,8 0,52 0,42 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 15 27 49,9 11,19 13,24 17,24 0,8 0,85 Tiền gửi dân cư 119 177 239,9 88,81 86,76 82,76 0,49 0,36 ( 2000:00 ; 2001: 01 ; 2002: 02; so: so sánh ) (Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên) Qua đó ta nhận xét: -Ngân hàng có số huy động vốn ngày càng tăng theo các năm trong tổng nguồn vốn huy động và trong tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cư. -Ta nhân thấy,tiền gửi dân cư chiếm tỷ lệ rất lớn so với tổng -Tuy nhiên Tỷ lệ này có giảm đi chút ít theo các năm, điều đó có nghĩa là các lượng tiền của các tổ chức kinh tế gửi vào tăng nhanh. -Tốc độ huy động vốn tăng năm trước so với năm sau. Tuy nhiên tốc độ tăng năm 2002 so với năm 2001 giảm so với tốc độ tăng năm 2001 so với năm 2000, do sự giảm về tốc độ trong tiền gửi dân cư. -Nhìn chung do phương thức huy động phong phú hơn về kì hạn, lãi suất nên nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng khá cao, nguồn vốn huy động được từ dân cư vẫn là rất lớn. Đây là một trong những ngiệp vụ quan trọng. Trong những năm qua huy động vốn đều tăng trưởng Với công tác huy động vốn của mình, Ngân hàng không những huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, hãng kinh doanh phục vụ mục đích kinh doanh của mình, mà còn giúp được khách hàng kiếm , tìm lợi nhuận(số lãi) từ chính tài sản của mình vừa tìm được nơi cất trữ an toàn, hệu quả nhất. 3.2. Hoạt động tín dụng: Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng trong công tác cho vay vốn. Bảng 2: Doanh số cho vay, doanh số dư nợ, và thu nợ (Đơn vị tỷ đồng) Chỉ tiêu Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Năm 00 01 02 00 01 02 00 01 02 Quốc doanh Ngoài quốc doanh 107 55 121 73 241 92 87 37 86 59 153 67 49 38 84 52 172 77 Ngắn hạn Trung và dài hạn 146 16 153 41 218 115 120 4 136 9 197 23 62 25 79 57 100 149 Tổng 162 194 333 124 145 220 87 136 249 ( 2000:00; 2001: 01; 2002: 02 ) (Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên) Qua bảng trên ta có nhận xét: -Doanh số cho vay quốc doanh chiếm tỉ lệ là: Năm 2000: 66,049%; Năm 2001 : 62,37 %; Năm 2002: 72,372 % Ngân hàng cho vay quốc doanh chiếm tỷ lệ cao hơn so với cho vay ngoài quốc doanh -Và mức độ cho vay ngày càng tăng lên theo từng năm đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2002 thì doanh số cho vay tăng gần gấp đôi, dư nợ cho vay kinh tế quốc doanh gấp hơn 2 lần. -Cho vay ngoài quốc doanh cũng tăng lên theo các năm - Doanh số thu nợ hầu hết tăng theo năm, theo từng khu vực thu nợ Cơ cấu cho vay vốn có những thay đổi, tăng cường hơn vào cho vay trung và dài hạn dể cải tiến kỹ thuật, xây dựng kết cấu hạ tầng. Cho vay cá nhân, dân cư cũng tăng lên. Có thể nói hầu hết đồng vốn của Ngân hàng đã đi đến các thành phần của kinh tế có hiệu quả, cho vay và thu nợ ngày càng tăng. Từ nguồn vốn cho vay , Ngân hàng đã góp phần cho các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình, cá nhân không những trả nợ hết cho Ngân hàng mà còn đem một phần lợi nhuận của mình trở thành tiền gửi trong Ngân hàng 3.3. Dịch vụ thanh toán Ngân quỹ Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng trong công tác Ngân quỹ: Bảng 3: Tổng thu, tổng chi, bội thu (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng thu 484,5 318,6 178,1 Tổng chi 343 232,5 127,3 Bội thu 141,5 76,1 50,8 (Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên) Qua số liệu trên cho thấy, các năm qua tổng thu luôn lớn hơn tổng chi qua các năm (luôn bội thu). Công tác Ngân quỹ từng bước được phát triển. Trong những năm qua Ngân hàng luôn cung cấp đủ tiền mặt trên địa bàn kể cả trong những dịp tết và những kỳ phải chi trả tiền mặt lớn. Ngân hàng không những đủ tiền mặt cung cấp cho nền kinh tế , mà còn hạch toán thu chi cho nội bộ Ngân hàng. Cán bộ làm công tác Ngân quỹ luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm coi sự an toàn là nhiệm vụ cơ bản của cán bộ Ngân quỹ Phòng Ngân quỹ cung cấp các số liệu và tài liệu về thu ,chi giúp cho Ngân hàng có có thể căn cứ một phần vào đó để hoạch định chính sách thu chi cho hợp lí. *Về kết quả và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng trong hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại tệ: Ngân hàng phục vụ cho công tác thanh toán trong và ngoài tỉnh, thanh toán với nước ngoài. Trong thanh toán đã thực hiện thanh toán chuyển tiền điện tử,... , dã đem lại hiệu quả lớn không những cho bản thân Ngân hàng mà còn có tác dụng to lớn với nền kinh tế. *Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế: Năm 2002: Mở 38 bộ L/C với số tiền 2343000 $ Thực hiện thanh toán : 4494000 $ Dư nợ ngoại tệ: 20,3 tỷ Tất cả các hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế đều tăng lên có lợi cho Ngân hàng và khách hàng. 3.4. Các hoạt động khác và các công tác khác của Ngân hàng *Các hoạt động khác: Như góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật. * Một số công tác khác của Ngân hàng: Công tác tổ chức cán bộ; công tác kiểm tra, kiểm soát trong Ngân hàng cũng được coi trọng; trang thiết bị vật chất,tin hoc. ...;công tác công đoàn cũng được triển khai thực hiện ngày càng tốt. II. Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công thương chi nhánh tỉnh Hưng Yên Cùng với sự phát triển của tỉnh, Ngân hàng Công thương Tỉnh Hưng Yên cũng góp phần của mình vào sự phát triển đó. Công tác cho vay là công tác rất quan trọng, đưa lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng lại là công tác dế phát sinh rủi ro nhất. Để công tác cho vay đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng, giúp cho Ngân hàng phát triển bền vững và an toàn, từ đó mà hoạt động cho vay ngày càng được tăng cường, phát huy ngày càng hiệu quả vai trò của mình. Thì chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp cụ thể : như sàng lọc khách hàng, thực hiện đúng và linh hoạt quy trình cho vay... Sau đây là những phân tích về thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công thương chi nhánh tỉnh Hưng Yên trong những năm gần đây. Doanh số cho vay Để có một cái nhìn cụ thể về hoạt động cho vay của Ngân hàng, ta xem xét tình hình cho vay của Ngân hàng thông qua doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm về đối tượng và thời hạn được vay. Bảng 4.1: Tình hình cho vay Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Tỷ lệ (%) Năm 2001 Tỷ lệ (%) Năm 2002 Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay 162 194 333 Kinh tế quốc doanh Kinh tế ngoài quốc doanh 107 55 66,05 33,95 121 73 62,37 37,63 241 92 72,37 27,63 Cho vay ngắn hạn Cho vay trung và dài hạn 146 16 90,1 9,9 153 41 78,9 21,2 218 115 65,5 34,5 (Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên) Qua các số liệu trên, ta có nhận xét: Doanh số cho vay tăng lên theo tất cả các năm cả về đối tượng cho vay và thời hạn cho vay Cho vay kinh tế quốc doanh chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với kinh tế ngoài quốc doanh. Tỷ lệ này giảm đi ở năm 2001, nhưng lại tăng lên ở năm 2002 Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất cao so với cho vay dài hạn qua tất cả các năm, tuy nhiên tỷ lệ cho vay dài hạn chiếm tỷ lệ ngày càng tăng: năm 2000 là 9,9%; năm 2001 là 21,2%; năm 2002 đã tăng tới 35,4%. Bảng 4.1: Tốc độ tăng của doanh số cho vay Chỉ tiêu Tốc độ tăng năm 2001 so với năm 2000 (%) Tốc độ tăng năm 2002 so với năm 2001(%) Doanh số cho vay 19,8 71,7 Kinh tế quốc doanh Kinh tế ngoài quốc doanh 13,1 32,7 99,2 26,03 Cho vay ngắn hạn Cho vay trung và dài hạn 4,8 156,3 42,5 180,5 (Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên) Các số liệu trên cho thấy: Doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên ngày càng lớn hơn qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có giảm. Năm 2001, doanh số cho vay tăng 32 tỷ, tức là tăng19,8% so với năm 2000. Năm 2002, doanh số cho vay tăng 139 tỷ, tức là tăng 71,7 tỷ so với năm 2001. Tuy nhiên nếu xét theo đối tượng vay và thời gian vay thì doanh số cho vay khu vực kinh tế quốc doanh năm 2001 tăng so với năm 2000 là 14 tỷ, tức là tăng 13,1%. Đến năm 2002 lại tăng 120 tỷ, tức là tăng 92,2% so với năm 2001. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2001 tăng 18 tỷ, tức là tăng 32,7% so với năm 2000; đến năm 2002 tăng 19 tỷ tức là tăng 26,03% so với 2001. Tốc độ tăng cho vay dài hạn là lớn nhất, con số cho vay dài hạn năm 2000 là 16 tỷ, đến năm 2002 là 115 tỷ. Trong đó, cho vay dài hạn năm 2001 tăng 25 tỷ, tức là tăng156,3% so với năm 2000; năm 2002 tăng 74 tỷ, tức là tăng 180,5% so với năm 2001. Cho vay ngắn hạn: năm 2001 tăng 7 tỷ, tức là tăng 4,8% so với năm 2000; năm 2002 tăng 65 tỷ, tức là tăng 42,5% so với năm 2001. Tốc độ tăng của doanh số cho vay khu vực kinh tế quốc doanh và cho vay ngắn hạn rất có thay đổi rất lớn : từ 13,1 đến 99,2, từ 4,8 đến 42,5. 2.Doanh số thu nợ Quá trình cho vay và thu nợ của Ngân hàng phải được thực hiện kết hợp chặt chẽ với nhau. Nếu chỉ chú trọng đến việc cho vay mà không quan tâm đến việc thu hồi nợ thì sẽ sinh ra nợ quá hạn đối với Ngân hàng. Tình hình thu nợ của Ngân hàng công thương tỉnh Hưng Yên như sau: Bảng 5.1: Tình hình thu nợ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Tỷ lệ (%) Năm 2001 Tỷ lệ (%) Năm 2002 Tỷ lệ (%) Doanh số thu nợ 124 145 220 Kinh tế quốc doanh Kinh tế ngoài quốc doanh 87 37 70,2 29,8 86 59 59,3 40,7 153 67 69,5 30,5 Cho vay ngắn hạn Cho vay trung và dài hạn 120 4 96,8 3,2 136 9 93,8 6,2 197 23 89,5 10,5 (Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên) Ta có nhận xét: Trừ doanh số thu nợ khu vực kinh tế quốc doanh năm 2001 lại giảm so với năm 2001. Doanh số thu nợ tăng lên theo lên theo các năm với tất cả các đối tượng và các thời hạn. Doanh số thu nợ khu vực kinh tế quốc doanh và cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn. Cho vay dài hạn chiếm tỷ lệ ngày càng tăng lên theo các năm. Bảng 5.2: Tốc độ tăng của doanh số thu nợ Chỉ tiêu Tốc độ tăng năm 2001 so với năm 2000 (%) Tốc độ tăng năm 2002 so với năm 2001 (%) Doanh số thu nợ 16,9 51,7 Kinh tế quốc doanh Kinh tế ngoài quốc doanh -1,15 59,5 77,2 13,56 Cho vay ngắn hạn Cho vay trung và dài hạn 13,3 125 44,9 155.56 (Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên) Qua bảng trên ta có nhận xét: Doanh số thu nợ của Ngân hàng nhìn trung có sự tăng trưởng đều đặn. Năm 2001, doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng lên 21 tỷ, tức là tăng 16,9% so với năm 2000. Năm 2002 doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng 75 tỷ, tức là tăng 51,7% so với năm 2001. Tuy nhiên nếu xét theo đối tượng vay và thời gian vay thì doanh số thu nợ khu vực kinh tế quốc doanh năm 2001 giảm so với năm 2000 là một tỷ, tức là giảm 1,15%. Nhưng đến năm 2002 lại tăng 67 tỷ, tức là tăng 77,2% so với năm 2001. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2001 tăng 22 tỷ, tức là tăng 59,5% so với năm 2000; đến năm 2002 tăng 8 tỷ tức là tăng 13,56% so với 2001, tốc độ tăng năm giảm đi. Còn cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn thì doanh số thu nợ có tốc độ tăng năm trước so với năm sau. Cho vay dài hạn tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có tốc độ tăng khá cao (Năm 2001 là 125%, năm 2002 là 115,56%) 3.Tổng dư nợ Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, chỉ tiêu dư nợ là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá về hoạt động cho vay mà bất kì Ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển cần phải quan tâm. Bảng 6.1: Tình hình dư nợ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Tỷ lệ (%) Năm 2001 Tỷ lệ (%) Năm 2002 Tỷ lệ (%) Dư nợ 87 136 249 Kinh tế quốc doanh Kinh tế ngoài quốc doanh 49 38 56,3 43,7 84 52 61,8 38,2 172 77 69,1 30,9 Cho vay ngắn hạn Cho vay trung dài hạn 62 25 71,3 28,7 79 57 58,1 41,9 100 149 40,2 59,8 (Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh-NHCT Tỉnh Hưng Yên) Ta có nhận xét: Tổng dư nợ của Ngân hàng tăng theo tất cả các năm cả về đối tượng cho vay và thời hạn cho vay. Dư nợ khu vực kinh tế quốc doanh luôn chiếm tỷ lệ cao hơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24188.doc
Tài liệu liên quan