MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM 3
1.1. Sự cần thiết của BH xây dựng lắp đặt 3
1.1.1. Khát quát lịch sử hình thành và phát triển của BH xây dựng lắp đặt 3
1.1.2.Sự cần thiết của BH xây dựng lắp đặt 4
1.1.2.1.Đối với xã hội 4
1.1.2.2.Đối với người được BH 5
1.2.Nội dung BH xây dựng 6
1.2.1.Đối tượng BH 6
1.2.2. Phạm vi BH 8
1.2.2.1. Các rủi ro BH 8
1.2.2.2. Các rủi ro loại trừ 8
1.2.3. Giá trị BH và số tiền BH 9
1.2.3.1. Giá trị BH 9
1.2.3.2. Số tiền BH 9
1.2.4. Phí BH 10
1.2.4.1. Phí BH tiêu chuẩn 10
1.2.4.2. Phụ phí mở rộng 11
1.3.Nội dung BH lắp đặt 11
1.3.1.Đối tượng BH 11
1.3.2. Phạm vi BH 11
1.3.2.1. Rủi ro được BH 11
1.3.2.2. Các rủi ro loại trừ 12
1.3.3. Giá trị BH và số tiền BH 13
1.3.3.1. Giá trị BH 13
1.3.3.2. Số tiền BH 13
1.3.4.Phí BH 13
1.4.HĐBH trong BH xây dựng – lắp đặt 14
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY DỰNG – LẮP ĐẶT TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVI) 15
2.1.Tổng quan về Tổng công ty BH Dầu khí Việt Nam (PVI) 15
2.1.1. Giới thiệu chung 15
2.1.1.1. Các hoạt động kinh doanh 15
2.1.1.2. Quan hệ quốc tế 16
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 17
2.1.3. Kết quả kinh doanh của PVI trong một số năm gần đây 19
2.1.3.1.Kinh doanh BH gốc 21
2.1.3.2.Kinh doanh tái BH 22
2.1.3.3.Hoạt động đầu tư 23
2.1.3.4.Các dịch vụ khác 23
2.2.Một số thuận lợi và khó khăn của PVI 24
2.2.1. Thuận lợi 24
2.2.2. Khó khăn 25
2.3.Phân tích tình hình khai thác nghiệp vụ BH xây dựng – lắp đặt tại PVI trong thời gian vừa qua 26
2.3.1. Quy trình khai thác BH xây dựng – lắp đặt tại PVI 26
2.3.1.1.Tiếp thị, nhận thông tin ,yêu cầu BH từ khách hàng 27
2.3.1.2.Phân tích, đánh giá rủi ro 29
2.3.1.3.Tính toán hiệu quả, xác định phí, điều kiện, chào phí 30
2.3.1.4.Chuẩn bị HĐ/đơn BH/GCNBH 30
2.3.1.5.Ký HĐ/đơn BH/GCNBH 31
2.3.1.6.Quản lý HĐ/đơn BH 31
2.3.2. Những kết quả đạt được 31
2.3.3. Những vấn đề còn tồn tại 38
2.3.4. Nguyên nhân tồn tại 42
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY DỰNG – LẮP ĐẶT TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVI) 44
3.1.Phương hướng và nhiệm vụ của PVI trong thời gian tới 44
3.2.Một số ý kiến đề xuất nhằm tăng cường hoạt động khai thác nghiệp vụ BH xây dựng lắp đặt tại PVI 47
3.2.1.Đối với Tổng công ty 47
3.2.1.1.Trong khâu tiếp thị, tiếp nhận thông tin về khách hàng 47
3.2.1.2.Trong khâu đánh giá rủi ro 49
3.2.1.3.Vấn đề chào phí/đàm phán 50
3.2.1.4.Làm tốt công tác chuẩn bị, ký, và quản lý đơn/HĐ/GCNBH 50
3.2.2.Đối với Tập đoàn dầu khí Việt Nam 50
3.2.3.Đối với nhà nước 51
KẾT LUẬN 52
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng cường hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Kinh doanh BH gốc
Hoạt động kinh doanh BH tiếp tục phát triển, PVI tiếp tục duy trì vị thế trên thị trường BH Việt Nam và quốc tế. Sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của PVI thể hiện ở hai biểu đồ tăng trưởng sau:
Biểu đồ 3: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của PVI
(2003 - 2007)
(Nguồn:
Nếu như trong 3 năm 2003, 2004 và 2005, doanh thu phí BH của PVI ổn định trong khoảng 500 đến 700 tỷ đồng thì trong hai năm 2006,2007 PVI đã có sự tăng trưởng vượt bậc : tăng 85,71% năm 2006 và tăng 50% trong năm 2007.
Năm 2007 cũng là năm PVI có sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu so với các năm trước: đạt 230 tỷ đồng lợi nhuận (tăng 380% so với năm 2006).Điều này thể hiện chiến lược đúng đắn và sự nỗ lực không ngừng của cán bộ nhân viên của PVI.
Biểu đồ 4: Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận của PVI
(2003 - 2007)
(Nguồn:Hồ sơ năng lực PVI)
2.1.3.2.Kinh doanh tái BH
Trong những năm vừa qua, PVI đã không ngừng mở rộng mối quan hệ với các nhà tái BH hàng đầu thế giới để nâng cao hiệu quả kinh doanh tái BH của mình.
Trong năm 2007, hoạt động kinh doanh tái BH của PVI đã thu được những thành quả đáng kể đó là:
+Phân tán kịp thời rủi ro cho toàn Công ty với các tài sản được BH có giá trị lớn hàng trăm triệu USD
+Nâng tầm quan hệ hợp tác chiến lược với các đối tác hàng đầu thế giới như Munich Re, Swiss Re, AIG, AON, Willis,…Kết quả là các nhà nhận tái BH đã chấp thuận nâng giới hạn trách nhiệm của các HĐ tái BH cố định từ 150% tới 750% so với HĐ hiện tại. Đây là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của PVI trên thị trường BH.
+Thu từ hoạt động nhượng và nhận tái BH, đòi bồi thường tái BH đạt 10 triệu USD ( trong đó lần đầu tiên thu nhận tái BH từ thị trường quốc tế đạt 1,3 triệu USD)
+PVI là công ty duy nhất có HĐBH năng lượng cố định đảm bảo việc chủ động quản lý và phân tán các rủi ro của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
2.1.3.3.Hoạt động đầu tư
Hiện nay, công ty đã thực hiện được kế hoạch dòng tiền một cách bài bản khoa học theo đúng quy trình ISO về quản lý đẩu tư tài chính, sử dụng có hiệu quả đồng tiền nhàn rỗi, huy động tối đa tiền vào đầu tư đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của các đơn vị trong Công ty, nhờ vậy tiền lãi thu được từ các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của Công ty (ngoài các khoản cố định như quỹ dự phòng nghiệp vụ, vốn kinh doanh…) đạt được rất đáng kể. Không kể các giá trị gia tăng do góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có giá trị cổ phiếu cao và các nguồn đầu tư dài hạn sinh lợi. Doanh thu hoạt động đầu tư năm 2006 đạt 57,8 tỷ đồng và đến năm 2007 đạt 87,3 tỷ đồng.
2.1.3.4.Các dịch vụ khác
Với năng lực tài chính vững mạnh, đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm làm BH, trong những năm vừa qua PVI không những giải quyết nhanh chóng những vụ tổn thất thuộc trách nhiệm của mình mà còn thực hiện rất tốt các dịch vụ khác như: Tư vấn BH và quản lý rủi ro; giám định, tính toán và phân bổ tổn thất; giải quyết bồi thường và đòi bên thứ 3 góp phần tăng thêm nguồn lợi nhuận.
2.2.Một số thuận lợi và khó khăn của PVI
2.2.1. Thuận lợi
Trong toàn bộ hoạt động kinh doanh
Trong những năm gần đây, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước cũng như của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã tạo cho PVI một số điều kiện rất thuận lợi.Đó là:
Nền kinh tế đất nước có nhiều tiến triển, đặc biệt nước ta mới gia nhập WTO, có nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam, có nhiều công trình xây dựng và dự án đầu tư mới, tình hình thiên tai và thảm họa trong nước không lớn.
Hoạt động dầu khí diễn ra sôi động hơn, từ khâu tìm kiếm thăm dò khai thác đến chế biến và dịch vụ đều phát triển mạnh, hứa hẹn một thị trường khai thác BH tiềm năng.
Xu thế hội nhâp, toàn cầu hóa cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp BH trong nước xích lại gần nhau cùng đạt mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
- Tổng công ty đã tạo được nhiều mối quan hệ quốc tế quan trọng trên khắp thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Công ty.
Môi trường pháp lý đã được hoàn thiện hơn theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp BH, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh BH và tái BH, đầu tư vốn nhàn rỗi.
Trong triển khai BH xây dựng lắp đặt
PVI được xem là doanh nghiệp BH hàng đầu thị trường BH phi nhân thọ Việt Nam trong lĩnh vực BH công nghiệp nói chung và BH xây dựng – lắp đặt nói riêng.Điều đó đã tạo cho PVI nhiều thuận lợi trong triển khai BH xây dựng – lắp đặt:
PVI đã tạo dựng được thương hiệu vững chắc trong lòng khách hàng về BH xây dựng lắp đặt, đã tạo dựng được mối quan hệ lâu dài với nhiều đối tượng khách hàng lớn khiến PVI dễ dàng hơn trong khâu tiếp cận khách hàng đồng thời dành ưu thế trong các gói thầu BH có hình thức chỉ định thầu.
Qua nhiều năm triển khai BH xây dựng – lắp đặt, PVI có được đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và rất vững chắc về chuyên môn khiến dịch vụ của PVI ngày càng hoàn thiện hơn.
PVI chiếm ưu thế tuyệt đối trong các công trình xây dựng – lắp đặt liên quan đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các Công ty thành viên của tập đoàn….
2.2.2. Khó khăn
Trong toàn bộ hoạt động kinh doanh
Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội song cũng không ít khó khăn thách thức đối với các Công ty BH trong nước. Cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, nếu các Công ty BH trong nước không tìm cho mình một hướng đi thích hợp rất dễ bị đào thải.
Thị trường tái BH quốc tế đang ở giai đoạn khó khăn dẫn đến năng lực của thị trường tái BH quốc tế bị thu hẹp phạm vi hoạt động.
- Thị trường Việt Nam trước sự cạnh tranh giữa các Công ty BH, phí BH giảm với các điều kiện BH mở rộng đi ngược với trào lưu chung của quốc tế, ảnh hưởng tới việc tái tục các HĐ tái BH và làm mất ổn định hoạt động kinh doanh.
Trong triển khai BH xây dựng – lắp đặt
Bên cạnh rất nhiều thuận lợi trong triển khai BH xây dựng – lắp đặt, PVI cũng có một số khó khăn sau:
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, nền kinh tế - xã hội cũng có nhiều biến đổi to lớn đòi hỏi các doanh nghiệp BH đều phải kịp thời cập nhật được công nghệ mới, cải tiến phương pháp làm việc cho phù hợp như: sử dụng các phương pháp quản trị rủi ro mới, dụng cụ kỹ thuật sử dụng trong đánh giá rủi ro và tổn thất cũng phải thay đổi để theo kịp công nghệ mới sử dụng trong các công trình,…Trong khi đó, PVI có một mạng lưới hoạt động rộng lớn, làm việc theo kinh nghiệm nhiều năm nên việc thay đổi khó khăn hơn so với các doanh nghiệp nhỏ.
PVI đang đứng đầu về thị phần trong khai thác BH xây dựng – lắp đặt nhưng theo sau đó là rất nhiều doanh nghiệp có tiềm lực và thị phần khai thác cũng rất lớn như Bảo Việt, Pjico,…đang chạy đua cho vị trí đứng đầu thị trường.Đó sẽ là thách thức lớn cho PVI trong việc giữ vững vị thế của mình.
Với cơ chế thị trường hiện nay, ưu thế của người đi trước cũng như ưu thế đối với các công trình liên quan đến hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các công ty thành viên sẽ giảm dần đòi hỏi PVI phải chủ động hơn mới giữ vững được vị thế của mình trên thị trường.
2.3.Phân tích tình hình khai thác nghiệp vụ BH xây dựng – lắp đặt tại PVI trong thời gian vừa qua
2.3.1. Quy trình khai thác BH xây dựng – lắp đặt tại PVI
Dịch vụ BH xây dựng – lắp đặt được chia thành 2 loại là:
- Dịch vụ trong phân cấp: Những HĐBH có số tiền BH nhỏ, chỉ cần phòng kinh doanh xem xét và ký.
- Dịch vụ trên phân cấp: Những HĐBH có số tiền BH lớn, phải được lãnh đạo công ty hoặc tổng công ty xem xét và ký.
Quy trình khai thác BH xây dựng – lắp đặt tại PVI được tiến hành theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Quy trình khai thác BH xây dựng – lắp đặt tại PVI
Dịch vụ trong phân cấp
Dịch vụ trên phân cấp
Người thực hiện
Sơ đồ quá trình
Sơ đồ quá trình
Người thực hiện
CBKT,ĐL,
MG
CBKT
LĐ phòng
CBKT,LĐ phòng
CBKT
LĐ phòng
CBKT,CB
thống kê
Tiếp nhận thông tin KH
Phân tích,đánh giá RR
Từ chối
Chấp nhận
chào phí
Chào phí,đàm phán
Chuẩn bị
đơn/HĐ/GCNBH
Ký đơn/HĐ/GCNBH
Quản lý
Đơn/HĐ/GCNBH
Tiếp nhận thông tin KH
Phân tích,đánh giá RR
Từ chối
Chấp nhận
chào phí
Xem xét
Xác định phí
Chào phí,đàm phán
Chuẩn bị
đơn/HĐ/GCNBH
Ký đơn/HĐ/GCNBH
Quản lý
Đơn/HĐ/GCNBH
CBKT,ĐL,
MG
CBKT
LĐ phòng
LĐ phòng
CBKT,LĐ phòng
LĐ phòng
Công ty
CBKT
LĐ phòng
Công ty
CBKT,CB
Thống kê
Như vậy, theo sơ đồ trên thì nội dung các bước khai thác cụ thể như sau:
2.3.1.1. Tiếp thị, nhận thông tin ,yêu cầu BH từ khách hàng
Các gói thầu BH mà công ty nhận được có thể từ các nguồn sau:
- Sự chỉ định thầu của các ban quản lý dự án do đã có những sự hợp tác từ các công trình trước đó hoặc do biết đến uy tín của PVI.
- Do được sự giới thiệu tới những công trình sắp xây dựng có nhu cầu BH.Nguồn này nhờ vào các mối quan hệ của CBKT.
- CBKT chủ động tìm và cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, internet,….Thông tin về nhu cầu BH công trình thường có trên 1 số tạp chí và website như: báo Đấu thầu ra các ngày thứ 2,3,4,5,6 hàng tuần, báo Đầu tư hay website: ,…CBKT sẽ tìm thông tin hàng ngày và liệt kê các gói thầu BH phù hợp với các thông tin liên quan như: tên gói thầu, giá trị gói thầu, tên ban quản lý dự án, địa chỉ, điện thoại liên hệ, hạn và nơi bán hồ sơ dự thầu,…Trên cơ sở đó các CBKT trong phòng, công ty sẽ liên hệ với các chủ đầu tư để chào bán BH.
- Công ty thành viên có thể được chỉ định thực hiện một gói thầu BH do Tổng công ty đưa xuống,…
Khi tiếp nhận thông tin từ công trình, CBKT cần yêu cầu khách hàng nêu rõ các thông tin sau:
+ Tên công trình và các hạng mục công trình (nếu có)
+ Địa điểm công trình
+ Tên và địa chỉ của chủ đầu tư, (các) chủ thầu chính, (các) chủ thầu phụ, các kỹ sư thiết kế,…
+ Loại hình BH cần mua
+ Giá trị/trách nhiệm yêu cầu BH (giá trị công trình, các công trình tạm thời, chi phí dọn dẹp hiện trường, trách nhiệm đối với người thứ ba,…)
+ Thời hạn yêu cầu BH (thường phải phù hợp với thời hạn trong HĐ xây dựng, lắp đặt)
+ Các yêu cầu quy định về điều khoản BH trong HĐ xây dựng, lắp đặt (nếu có quy định chi tiết)
Ngoài ra, CBKT cần cung cấp đầy đủ Giấy yêu cầu BH/bản câu hỏi và các tài liệu khách hàng yêu cầu và hỗ trợ, tư vấn khách hàng trong việc kê khai giấy yêu cầu BH, bản câu hỏi đánh giá rủi ro.Đồng thời, CBKT cũng cần khuyến cáo khách hàng về việc đơn/ HĐ/GCNBH sẽ không có hiệu lực nếu khách hàng kê khai sai thông tin hay thiếu các thông tin quan trọng liên quan đến rủi ro được BH.
2.3.1.2.Phân tích, đánh giá rủi ro
CBKT sẽ trực tiếp kiểm tra các thông tin, số liệu liên quan đến rủi ro yêu cầu BH, người được BH.Cụ thể là:
+ Kinh nghiệm của chủ thầu trong việc xây dựng – lắp đặt các công trình khác nhau và các công trình tương tự, chất lượng công trình đó ra sao (kiểm tra nếu có thể)
+ Tiến độ của công trình so với tiến độ tiêu chuẩn (tham khảo tiêu chuẩn về thời gian thi công trong quyết định 33-2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, thời gian xây dựng: mùa khô, mùa mưa,…)
+ Địa điểm xây dựng (khu vực động đất, lũ lụt, các hiểm họa thiên nhiên nào đã xảy ra và sẽ có thể xảy ra,…)
+ Thiết kế công trình: kết cấu xây dựng, phương pháp xây dựng, kinh nghiệm nhà thiết kế,…
CBKT sau khi phân tích đánh giá rủi ro sẽ điền rõ kết luận vào bản câu hỏi đánh giá rủi ro.Các cán bộ chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro sẽ từ chối chào phí đối với các khách hàng:
+ Không có quyền lợi có thể được BH
+ Kê khai không trung thực các thông tin về rủi ro yêu cầu BH và người được BH sau khi đối chiếu với kết quả giám định trực tiếp.
+ Các công trình có mức độ rủi ro cao nhưng không có các biện pháp an toàn cần thiết, thiếu ý thức đề phòng hạn chế rủi ro tổn thất hoặc không được tập huấn, học tập về đề phòng, hạn chế rủi ro tổn thất.
+ Các công trình có đại điểm ngoài lãnh thổ Việt Nam (trừ khi được lãnh đạo công ty đồng ý).
2.3.1.3.Tính toán hiệu quả, xác định phí, điều kiện, chào phí
Căn cứ vào các thông tin được cung cấp và kết quả đánh giá rủi ro, CBKT định phí BH, điều kiện, điều khoản BH dựa vào biểu phí, hướng dẫn nghiệp vụ và tình hình thị trường…. để đưa ra mức chào phí thích hợp cho đối tượng được BH.Bản chào phí thường gồm các nội dung cơ bản sau:
Tên, địa chỉ người được BH
Đối tượng được BH (tên công trình, tên dự án, trách nhiệm đối với bên thứ 3(nếu có), địa điểm được BH)
Thời hạn BH
Tỷ lệ phí (Phí BH)
Các khoản giảm trừ (nếu có)
Mức miễn thường áp dụng
Các điều kiện, điều khoản bổ sung (nếu có)
Đơn BH/Quy tắc BH áp dụng
2.3.1.4.Chuẩn bị HĐ/đơn BH/GCNBH
CBKT sẽ soạn thảo:
HĐBH (nếu có)
Mẫu đơn/Quy tắc BH
Danh sách các hạng mục được BH
Thông báo thu phí (Debite note)
Phụ lục đơn BH.Phụ lục đơn BH được ghi theo mẫu thường gồm các nội dung cơ bản sau:
Ghi chính xác giá trị BH theo từng mục cụ thể, mục nào không có hoặc không được BH thì ghi Không (0)
Ghi rõ mức miễn thường đối với rủi ro thiên tai và các rủi ro khác;mức miễn thường áp dụng cho thiệt hại của bên thứ 3 (nếu có BH trách nhiệm đối với bên thứ ba)
Ghi rõ các điều khoản bổ sung (nếu có)
Ghi rõ thời hạn BH theo HĐ và ghi chính xác thời điểm cấp đơn.
2.3.1.5.Ký HĐ/đơn BH/GCNBH
- Đối với dịch vụ BH trong phân cấp: Lãnh đạo phòng/Chi nhánh ký HĐ/đơn/sửa đổi bổ sung (phát sinh nếu có)
- Đối với dịch vụ BH trên phân cấp: Phòng kinh doanh làm đầu mới cùng các phòng chức băng liên quan lập tờ trình báo cáo dịch vụ lên lãnh đạo công ty.Lãnh đạo công ty sẽ ký đơn/HĐ hoặc Giám đốc chi nhánh ký theo ủy quyền.
2.3.1.6.Quản lý HĐ/đơn BH
- Chuyển cho khách hàng một bản gốc bao gồm: HĐ/Đơn BH/GCNBH, Sửa đổi bổ sung (nếu có), Thông báo thu phí.
- Chuyển một bản sao gồm HĐ/Phụ lục đơn BH/GCNBH/SĐBS (nếu có) và thông báo thu phí (bản gốc) cho phòng Kế toán để theo dõi việc thu phí, thanh toán hoa hồng, là cơ sở xét giải quyết bồi thường nếu phát sinh.
- Chuyển một bản sao cho phòng tái BH để thu xếp tái BH (nếu có)
- Lưu phòng kinh doanh một bản gốc: Đơn BH/HĐ/GCNBH và các tài liệu khác liên quan phải được đính kèm nhau lưu trong cặp tài liệu theo từng năm, từng nghiệp vụ.
2.3.2. Những kết quả đạt được
PVI có thể coi là doanh nghiệp đứng trong lĩnh vực BH công nghiệp trên thị trường BH phi nhân thọ Việt Nam với rất nhiều nghiệp vụ BH có thị phần đứng đầu thị trường như: BH năng lượng, BH vật chất thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu và BH xây dựng – lắp đặt.
Trong những năm gần đây, cùng sự gia tăng về nhu cầu BH xây dựng – lắp đặt và chính sách mở cửa thị trường tài chính của nhà nước, PVI đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong khai thác BH xây dựng – lắp đặt như sau:
Doanh thu phí BH gốc không ngừng tăng qua các năm và đưa PVI lên vị trí đứng đầu thị trường BH xây dựng – lắp đặt năm 2006 và 2007.
Sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu phí BH xây dựng – lắp đặt của PVI được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Doanh thu phí BH xây dựng – lắp đặt của PVI
(2003 – 2007)
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Doanh thu phí (triệu đồng)
39720
43814
149700
314973
327103
Tốc độ tăng (%)
-
10,3
241,72
110,34
3,84
Thị phần (%)
Vị trí
14,07
3
16,12
3
39,81
2
46,99
1
43,00
1
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh PVI 2003 - 2007)
Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ qua 5 năm từ năm 2003 đến năm 2007, doanh thu phí BH xây dựng – lắp đặt đã tăng hơn 8 lần (từ 39720 triệu đồng năm 2003 đến 327103 triệu đồng năm 2007).Đặc biệt trong năm 2005 và 2006 tốc độ tăng của doanh thu phí đã lên tới 241,72% năm 2005 và 110,34% năm 2006.Sự tăng trưởng nhanh chóng này có thể được giải thích bởi một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất là, do chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước của Đảng được đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần 6.Đảng ta xác định phấn đấu đến năm 2010 đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.Để thực hiện mục tiêu này, trong một số năm gần đây, Đảng chủ trương tập trung xây dựng cở sở hạ tầng như xây dựng mới, nâng cấp mạng lưới giao thông, xây dựng các khu chung cư, nhà ở mới, các khu chế xuất, bệnh viện, trường học,…Nhu cầu xây dựng – lắp đặt tăng lên cũng làm nhu cầu BH xây dựng – lắp đặt cũng tăng lên là nguyên nhân khiến doanh thu phí BH xây dựng – lắp đặt toàn thị trường nói chung và cảu PVI nói riêng tăng đáng kể.
Thứ hai là, từ khi luật đầu nước ngoài ra đời (năm 1996) và sửa đổi (năm 2000) và việc Việt Nam ra nhập WTO đã tạo điều kiện thu hút một lượng vốn đầu tư rất lớn vào Việt Nam khiến con số FDI và ODA vào Việt Nam liên tục đạt những kỷ lục mới. Sau hàng loạt những thành công trong hoạt động đối ngoại mang lại vị thế lớn cho Việt Nam: Hội nghị APEC, các chuyến thăm nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ, các diễn đàn hợp tác đầu tư, đặc biệt là việc kết thúc quá trình đàm phán, đưa Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO, Mỹ thông qua PNTR đối với Việt Nam, năm 2006 FDI đầu tư vào Việt nam đạt con số 10,2 tỷ USD (trong khi dự đoán của các nhà phân tích con số này tối đa chỉ là 8 đến 9 tỷ USD).Trong năm 2007, đã có 20,3 tỷ FDI đăng ký vào Việt Nam, tăng xấp xỉ 70% so với năm 2006, cao nhất từ trước đến nay. Vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam cũng đã lên trên 5,4 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2006. Năm 2007 cũng là năm đầu tiên việc giải ngân ODA vượt kế hoạch với gần 2 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước khiến nhu cầu xây dựng – lắp đặt và BH xây dựng – lắp đặt tăng nhanh.Mặt khác, cơ cấu đầu tư đã có sự thay đổi rõ nét. Trước đây nhà đầu tư thường chú ý lĩnh vực dịch vụ, bất động sản, còn nay, dòng vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (chiếm 67%). Trong công nghiệp, nhà đầu tư đi vào những công trình chiến lược lớn, sản xuất các sản phẩm thiết yếu, công nghệ cao như Nhà máy thép POSCO trị giá 1 tỷ USD, Intel, Canon,...Đây là một điều kiện thuận lợi khiến PVI phát huy được khả năng của mình.
Thứ ba là, tuy điều kiện khách quan đã nêu trên là điều kiện tiền đề cho sự tăng trưởng mạnh về doanh thu phí BH xây dựng – lắp đặt nhưng để đạt sự tăng trưởng như vậy còn do PVI đã tạo dựng được thương hiệu tốt trên thị trường về BH công nghiệp trong một thời gian dài và có một đội ngũ các chuyên viên BH giàu kinh nghiệm, có các mối quan hệ rộng rãi.Điều đó thể hiện qua trí đứng đầu thị trường BH xây dựng – lắp đặt trong năm 2006 và 2007.
Biểu đồ 5: Thị phần BH xây dựng – lắp đặt trên thị trường
BH phi nhân thọ Việt Nam năm 2006
(Nguồn:
Biểu đồ 6: Thị phần BH xây dựng – lắp đặt trên thị trường
BH phi nhân thọ Việt Nam năm 2007
(Nguồn:
Nếu như trong năm 2003 và 2004 thị phần của PVI trên thị trường BH xây dựng – lắp đặt chỉ là đứng thứ 3 với hơn 10% (14,7% năm 2003 và 16,12% năm 2004) – chỉ bằng 1/3 thị phần của Bảo Việt – đứng đầu thị trường năm 2004, thì đến năm 2005 thị phần của PVI đã là 39,81% và vươn lên vị trí thứ 2.Đến năm 2006 thì PVI đã vượt qua Bảo Việt lên vị trí đứng đầu thị trường BH xây dựng – lắp đặt với gần 50% thị phần (47%) và duy trì được vị trí này cả trong năm 2007 (43%).Những con số trên đã cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của PVI trong lĩnh vực BH xây dựng - lắp đặt trên thị trường.
Tỷ lệ bồi thường toàn nghiệp vụ của PVI thấp hơn mức trung bình của toàn thị trường.
Trong giai đoạn 2003 – 2007 doanh thu phí BH xây dựng - lắp đặt trên thị trường Việt Nam nói chung và PVI nói riêng tăng đáng kể nhờ những điều kiện khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.Tuy nhiên tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ này của toàn thị trường vẫn ở mức khá cao và không ồn định.PVI cũng không nằm ngoài xu hướng chung này nhưng nhìn vào tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ BH xây dựng – lắp đặt của PVI có thể thấy PVI vẫn có tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ thấp hơn mức trung bình của thị trường.
Bảng 3: Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ xây dựng lắp đặt của PVI
và toàn thị trường (2003 – 2007)
Đơn vị: %
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
PVI
6,8
8,4
6,59
0,1
14,73
Toàn thị trường
20,81
9,28
12,28
9,28
23,87
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh PVI 2003 - 2007)
Đây là tỷ lệ bồi thường tính theo phí thực thu và bồi thường thực chi (sau khi đã tính đến nhận, nhượng tái BH, giảm/hoàn phí).Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ của PVI từ năm 2003 đến năm 2007đều thấp hơn mức trung bình của thị trường rất nhiều.Đặc biệt năm 2006, tỷ lệ này của PVI chỉ ở mức 0,1% , trong khi tỷ lệ này của toàn thì trường là 9,28%.
Chỉ có năm 2007, tỷ lệ bồi thường xây dựng – lắp đặt của PVI lên đến mức 14,73% do năm 2007 xảy ra nhiều vụ rủi ro tổn thất lớn thuộc trách nhiệm BH của PVI như:vụ sập cầu Cần Thơ vào 26/9/2007, vụ chìm tàu Hoàng Đạt ngày 15/5/2007 tại cầu cảng Lotus, TP.Hồ Chí Minh,….Trong vụ sập cầu Cần Thơ, PVI tham ra đồng BH với Pjico với tỷ lệ tương ứng là 60% và 40%, tổng số tiền BH lên tới 3200 tỷ đồng.Hay trong vụ chìm tàu Hoàng Đạt, Tàu Hoàng Đạt đã tham gia BH thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu (P&I) tại PVI. Tổng trị giá thân tàu là 1,2 triệu USD, giá trị hàng hóa trên tàu là 1,5 triệu USD, các chi phí khắc phục tràn dầu, chi phí trục vớt... ước tính cũng vài triệu USD. Như vậy, tổng thiệt hại sẽ lên đến trên 5 triệu USD.Những rủi ro trên có thể coi là một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ BH xây dựng – lắp đặt của PVI lớn.
PVI đã tham gia BH cho rất nhiều công trình có giá trị BH lớn
Với tiềm lực tài chính lớn mạnh và kinh nghiệm làm BH của mình, PVI đã tham gia BH cho rất nhiều công trình xây dựng – lắp đặt lớn ở cả trong và ngoài ngành dầu khí.Sau đây là một số công trình lớn mà PVI đã tham gia BH trong thời gian vừa qua:
Bảng 4: Các công trình trong ngành dầu khí tham gia
BH xây dựng – lắp đặt tại PVI
Ngày cấp đơn/tái tục
Tên dịch vụ
Tên khách hàng
Loại tiền
Mức trách nhiệm
10/02/06
Nhà máy điện Cà Mau 1
BQL DA KĐĐ Cà Mau
USD
314,021,505
01/07/06
Nhà máy điện Cà Mau 2
BQL DA KĐĐ Cà Mau
USD
292,909,597
30/11/06
Nhà máy điện Nhơn Trạch 1
BQL DA Điện Nhơn Trạch
USD
305,440,623
17/01/05
Đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau
BQL DA Cụm KĐĐ Cà Mau
USD
214,344,386
10/11/06
Đường ống dẫn khí Phú Mỹ-TpHCM
PV Gas
USD
63,533,307
09/05/06
Trung tâm thương mại Dầu khí HN
BQL trung tâm TM Dầu khí HN
VNĐ
365,599,999,000
(Nguồn: Hồ sơ năng lực PVI)
Bảng 5: Các HĐBH xây dựng – lắp đặt cho ngành điện
TÊN CÔNG TRÌNH/
HỢP ĐỒNG BH
TỔNG GIÁ TRỊ
HỢP ĐỒNG
GIÁ TRỊ CÔNG TRÌNH
THỜI HẠN HĐ
Bắt đầu
Kết thúc
Dự án xây dựng thuỷ điện Buôn Kuốp
280,892,761,455 VND
280,892,761,455 VND
12/2003
12/2008
DA xây dựng nhiệt điện Hải Phòng
475,000,000 USD
71,250,000 USD
34 tháng kể từ ngày khởi công và 24 tháng bảo hành
DA thuỷ điện SeSan 3
2,183,389,209,000 VND
32,750,838,135 VND
15/11/2003
15/11/2006
DA Thuỷ điện Buôn Tua Srah
1,353,161,221,000 VND
74,423,867,155 VND
25/11/2004
30/04/2009
Nhiệt điện Cà Mau
314,021,505 USD
314,021,505 USD
26 tháng kể từ ngày khởi công và 24 tháng bảo hành
(Nguồn: Hồ sơ năng lực PVI)
2.3.3. Những vấn đề còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu rất lớn như đã nêu ở trên, công tác khai tahcs BH xây dựng – lắp đặt của PVI còn một số tồn tại sau:
Tỷ lệ phí thực thu trên phí BH gốc còn chưa cao và đang có xu hướng giảm dần
Trong những năm vừa qua doanh thu phí BH gốc BH xây dựng – lắp đặt của PVI có tăng cao nhưng tốc độ tăng phí thực thu tăng chậm hơn thậm chí phí thực thu trong năm 2006 còn giảm 13,95% so với năm 2005 khiến tỷ lệ phí BH thực thu trên phí gốc BH xây dựng – lắp đặt của PVI giảm dần và thấp hơn tỷ lệ này của toàn thị trường.
Bảng 6: Phí BH giữ lại trong nghiệp vụ BH xây dựng – lắp đặt của PVI
(2003 – 2007)
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Phí thực thu
(triệu đồng)
22341
29690
45535
39181
54072
Tốc độ tăng phí thực thu (%)
-
32,48
53,37
-13,95
38,01
Phí BH gốc
(triệu đồng)
39721
43814
149722
314931
327013
Tỷ lệ giữ lại của PVI(%)
56,24
67,76
30,41
12,44
16,54
Tỷ lệ giữ lại của thị trường(%)
24
53,99
28,49
44,27
55,28
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh PVI 2003 - 2007)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tốc độ tăng phí thực thu BH xây dựng – lắp đặt của PVI còn chưa tương xứng với tốc độ tăng doanh thu phí BH gốc.Trong khi tốc độ tăng doanh thu phí BH gốc BH xây dựng – lắp đặt của PVI tăng cao nhất là 241,72% năm 2005 và 110,34% năm 2005 và 2006 thì tốc độ tăng phí thực thu phí BH xây dựng – lắp đặt của PVI giai đoạn 2003 – 2007 cao nhất mới là 53,37% thậm chí còn âm (-13,95% năm 2006).Điều này do tiềm lực tài chính của PVI tăng không kịp tốc độ tăng của doanh thu phí BH gốc, đây cũng là điều dễ hiểu nhưng trong khi tỷ lệ giữ lại của toàn thị trường ngày càng tăng (từ 24% năm 2003 đến 55,28% năm 2007) mà tỷ lệ này của PVI thì càng giảm dần (từ 56,24% năm 2003 xuống 16,54% năm 2007) thể hiện sự tăng trưởng doanh thu phí BH gốc của PVI chưa hẳn đã phản ánh chính xác được hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ này mang lại.
Tỷ lệ hoàn phí, giảm phí không ổn định
Bảng 7: Tỷ lệ hoàn phí, giảm phí BH xây dựng – lắp đặt tại PVI
( 2003 – 2007)
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Giảm, hoàn phí
(triệu đồng)
25
143
124
50
782
Tỷ lệ giảm, hoàn Phí (%)
0,0629
0,3264
0,0334
0,0394
0,2391
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh PVI 2003 - 2007)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong 5 năm từ 2003 đến 2007, tỷ lệ hoàn, giảm phí BH xây dựng – lắp đặt của PVI không ổn định.Năm 2003 tỷ lệ này chỉ có 0,0629% thì đến năm 2004 lại tăng lên 0,3264%.Sang năm 2005 và 2006 tỷ lệ này lại giảm xuống dư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28515.doc