MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 2
LỜI MỞ ĐẦU 4
1. Lí do chọn đề tài. 4
1.1 - Đặt vấn đề (tại sao chọn đề tài). 4
1.2 - Tính cấp thiết cần nghiên cứu đề tài. 5
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6
3. Phương pháp nghiên cứu. 6
4. Tên và kết cấu đề tài. 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 8
1.1 - Cơ sở lý thuyết của hoạt động thương mại quốc tế. 8
1.1.1 - Khái niệm thương mại quốc tế. 8
1.1.2 - Một số học thuyết về thương mại quốc tế. 10
1.1.2.1 - Học thuyết trọng thương ( Thomas Mun) - cơ sở đầu tiên cho hoạt động thương mại quốc tế. 10
1.1.2.2 - Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith. 11
1.1.2.3 - Lợi thế so sánh ( David Ricardo) - quy luật chi phối hoạt động thương mại quốc tế. 12
1.1.2.4 - Học thuyết của E.Hecksher và B.Ohlin - Quy luật tỷ lệ cân đối của các yếu tố sản xuất. 14
1.1.3 - Vai trò của thương mại quốc tế. 16
1.2 - Phát triển thương mại quốc tế trong bối cảnh hội nhập. 17
1.2.1 - Nội dung và hình thức phát triển thương mại quốc tế. 17
1.2.2 - Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến phát triển thương mại quốc tế. 20
1.2.2.1 - Nội dung và biểu hiện của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 20
1.2.2.2 - Tác động của hội nhập đến sự phát triển thương mại quốc tế . 22
1.3 - Kinh nghiệm của một số nước trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại với Trung Quốc. 23
1.3.1 - Kinh nghiệm của Thailand. 23
1.3.2 - Kinh nghiệm của Myanmar. 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2007. 30
2.1 - Đặc điểm kinh tế Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2007. 30
2.1.1 - Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam. 30
2.1.1.1 - Khái quát tình hình phát triển kinh tế chung ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007. 30
2.1.1.2 - Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam. 35
2.1.2 - Khái quát tình hình phát triển thương mại của Trung Quốc và đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc. 37
2.1.2.1 - Thực trạng thương mại Trung Quốc. 37
2.1.2.2 - Đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc. 38
2.1.3 - Cơ sở cho việc phát triển thương mại hai nước Việt Nam - Trung Quốc 39
2.1.3.1 - Những yếu tố điều kiện tự nhiên và xã hội. 39
2.1.3.2 - Quan điểm và chính sách của nhà nước Trung quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. 40
2.1.3.3 - Quan điểm và chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. 43
2.2 - Thực trạng hoạt động thương mại của Việt Nam với Trung Quốc. 45
2.2.1 - Khái quát về tình hình thương mại của Việt Nam. 45
2.2.1.1 - Khái quát hoạt động xuất khẩu. 45
2.2.1.2 - Khái quát hoạt động nhập khẩu. 47
2.2.2 - Thực trạng quan hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2007. 50
2.2.2.1 - Tăng trưởng trong quan hệ thương mại Việt Nam với Trung quốc. 50
2.2.2.2 - Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu. 53
Cơ cấu hàng xuất khẩu: 53
Cơ cấu hàng nhập khẩu. 55
2.2.2.3. Tình hình hoạt động thương mại tại các địa phương trên các tuyến hành lang. 58
Tình hình thương mại của các địa phương của Việt Nam với Trung Quốc. 58
Tình hình thương mại của các địa phương của Trung Quốc với Việt Nam. 60
2.3 - Đánh giá chung về quan hệ thương mại Việt Nam với Trung Quốc. 62
2.2.1 - Các thành tựu đạt được và nguyên nhân của nó. 62
2.2.2 - Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân hạn chế. 67
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 71
3.1 - Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc . 71
3.1.1 - Cơ hội. 71
3.1.2 - Thách thức. 73
3.1.3 - Xây dựng ma trận SWOT cho chiến lược phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc. 75
3.2 - Quan điểm và định hướng phát triển hoạt động thương mại của Việt Nam với Trung Quốc. 77
3.2.1 - Quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam trong việc phát triển thương mại với Trung Quốc. 77
3.2.2 - Định hướng phát triển thương mại Việt Nam với Trung Quốc. 79
3.3 - Giải pháp thúc đẩy hoạt động thương mại của Việt Nam với Trung Quốc. 81
3.3.1 - Giải pháp từ phía nhà nước. 81
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 82
- Nâng cao vai trò quản lí nhà nước với hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. 83
- Hoàn thiện các chính sách thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại với Trung Quốc. 86
- Các biện pháp hỗ trợ thương mại từ phía nhà nước. 87
3.3.2 - Giải pháp từ phía các doanh nghiệp. 91
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. 92
- Tập trung xuất khẩu một số mặt hàng mà thị trường Trung Quốc đang cần và một số mặt hàng Việt Nam hiện có. 93
- Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường Trung Quốc. 94
- Tham gia hội chợ triển lãm để khuyếch trương thương hiệu, quảng bá hình ảnh đối với người tiêu dùng Trung Quốc. 95
3.3.3 - Một số biện pháp khác. 96
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Xác nhận của đơn vị thực tập: 101
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng cường hoạt động thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iảm sút do khả năng khai thác. Tính đến hết tháng 10, sản lượng dầu mỏ xuất khẩu giảm 10%, kéo theo giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm 7,5%. Cần chú ý sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu dầu thô trong hai năm qua chủ yếu là nhờ giá dầu trên thế giới tăng, chứ không phải về số lượng. Tuy nhiên, năm 2007 là năm có mức tăng cao về xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, may mặc, điện tử và máy tính. Xuất khẩu thủy hải sản tuy là lợi thế của Việt Nam song lại phải đối mặt với mối lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến dư lượng kháng sinh trong sản phẩm và vấn đề về môi trường ở các khu vực nuôi trồng thủy hải sản. Mặc dù vậy thì thương mại Việt Nam năm 2007 vẫn đạt được những thành tựu ấn tượng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006. Trong đó có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD, đó là: Dầu thô 8,5 tỷ USD, dệt may 7,8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thủy sản hơn 3 tỷ USD, sản phẩm gỗ 2,4 tỷ USD, điện tử máy tính 2,2 tỷ USD, cà phê 1,8 tỷ USD, gạo 1,4 tỷ USD, than đá trên 1 tỷ USD.
Bảng 2.3: Cơ cấu và tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa
Giá trị
(triệu USD)
2006
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng (%)
2005
2006
2007
2005
2006
2007
Tổng kim ngạch xuât khẩu
Dầu thô
Ngoài dầu thô
Gạo
Hàng nông sản khác
Thủy sản
Than đá
May mặc
Da dày
Điện tử và máy tính
Thủ công mỹ nghệ
Sản phẩm gỗ
Hàng hóa khác
39,826
8,265
31,562
1,276
3,632
3,358
1012
5,834
3,592
1,708
630
1,933
8,684
100
22.7
77.3
4.3
7.9
8.4
2.1
14.99.4
4.4
1.8
4.8
19.3
100
20.8
79.2
3.2
9.1
8.4
2.3
14.6
9.0
4.3
1.6
4.9
21.8
100
16.8
83.2
3.5
9.6
7.9
1.9
16.4
8.2
4.4
1.5
4.9
24.9
22.4
30.1
20.3
48.2
20.2
14.1
88.4
10.3
13.0
32.7
9.2
37.2
20.5
22.8
12.1
25.9
-9.3
42.0
22.6
36.6
20.6
18.2
19.7
10.9
23.7
38.7
20,3
-7.5
25.8
12.7
32.5
10.8
0.0
31.1
9.9
23.0
18.8
22.4
38.5
Nguồn: Tổng cục hải quan và TCTK.
Trong số các đối tác thương mại của Việt Nam, Mỹ là bạn hàng nhập khẩu lớn nhất, tiêu thụ trên 1/5 tổng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam và gần 1/4 lượng hàng hóa xuất khẩu ngoài dầu thô. Tiếp sau đó là Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á. Các nước phát triển là thị trường của gần 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc cũng là một trong những thị trường tiêu thụ lớn của hàng xuất khẩu Việt Nam ( hình 2.1). Do đó xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ít nhiều ảnh hưởng nếu kinh tế các nước này rơi vào tình trạng suy thoái, đặc biệt là kinh tế Hoa Kỳ. Khủng hoảng tín dụng gần đây liên quan tới cho vay bất động sản và giá dầu thế giới bắt đầu tăng có thể dẫn tới tình trạng suy thoái chu kỳ trên thế giới. Tuy nhiên ảnh hưởng tới Việt Nam được dự báo là không đáng kể. Năm 2007, có 10 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD: Mỹ 11,6 tỷ USD, EU 9,52 tỷ USD, ASEAN 8 tỷ USD, Nhật Bản 5,5 tỷ USD, Trung Quốc 3,2 tỷ USD…
Hình 2.1: Xuất khẩu ngoài dầu thô theo bạn hàng
25
20
15
10
5
Trung Quốc ASEAN Nhật Bản EU Mỹ
2005 2006 2007
Tỷ trọng xuất khẩu phi dầu mỏ (%)
Nguồn: Tổng cục hải quan và TCTK
2.2.1.2 - Khái quát hoạt động nhập khẩu.
Nhập khẩu tăng 30,5% tính theo năm, và tính đến tháng 10 năm 2007 so với 15,7% năm 2005 và 21,4% năm 2006 (bảng 2.4). Sở dĩ có sự gia tăng này là do nhu cầu đầu tư lớn và nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào đi kèm với mở rộng sản xuất công nghiệp. Nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng đã tăng 55,5% do nhu cầu mua sắm trang thiết bị có giá trị cao cho các nhà máy điện và nhà máy lọc dầu, cũng như mua sắm phương tiện giao thông như đầu máy xe lửa và máy bay. Mức tăng nhập khẩu là 58% đối với sắt thép và 42% đối với máy tính và điện tử. Nhập khẩu vải sợi cũng tăng 35%, cho thấy nhu cầu đầu vào cao cho xuất khẩu hàng may mặc. Nhập khẩu ôtô cũng tăng mạnh, và có lẽ đây là dấu hiệu cho thấy sự nổi lên của một nhóm người tiêu dùng cao cấp ở Việt Nam.
Bảng 2.4: Cơ cấu và tăng trưởng nhập khẩu
Giá trị
(triệu USD)
2006
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng (%)
2005
2006
2007
2005
2006
2007
Tổng kim ngạch nhập khẩu
Sản phẩm xăng dầu
Hàng hóa thành phẩm
Máy móc, thiết bị
Máy tính và hàng điện tử
Dược phẩm
Sản phẩm trung gian và nguyên liệu thô
Nguyên liệu dệt may và da
Sắt thép
Nhựa
Vải
Hóa chất
Sản phẩm hóa chất
Khác
Hàng hóa khác
44.891
5.970
6.628
2.048
548
1.951
2.936
1.866
2.985
1.042
1.007
2.436
15.475
100
13,6
14,3
4,6
1,4
6,2
7,9
3,9
6,5
2,3
2,3
7,3
29,8
100
13,3
14,8
4,6
1,2
4,3
6,5
4,2
6,6
2,3
2,2
5,5
34,5
100
12,2
17,3
4,9
1,2
3,7
7,8
4,1
6,8
2,4
2,1
8,1
30,7
15,7
40,6
0,6
27,1
22,5
1,3
13,9
22,2
24,5
26,7
19,2
-
14,9
21,4
18,8
25,5
20,0
9,2
-14,5
0,2
28,2
24,4
20,4
19,7
-
40,4
35,5
16
57,8
41,7
27,5
9,6
56,2
29,3
34,6
33,7
24,0
-
19
Nguồn: Tổng cục hải quan và TCTK
Trong năm 2007, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006, trong đó khu vực kinh tếnhà nước đạt 39,2 tỷ USD, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD. Như vậy năm 2007, nước ta đã nhập siêu 12,4 tỷ USD bằng 25,4% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Nhịp độ nhập khẩu lại có xu hướng tăng dần trong những tháng cuối năm, các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng mạnh đều là nguyên liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất và đầu tư trong nước như đã nói ở trên. Ngoài ra, một số mặt hàng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, tuy trong nước đã sản xuất được nhưng vẫn có nhịp độ tăng nhập khẩu lớn như linh kiện và phụ tùng xe gắn máy, thép thành phẩm, thức ăn cho gia súc và nguyên liệu, lúa mì. Đa số các mặt hàng tiêu dùng phổ thông đã được sản xuất trong nước, đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nước ta và có dư thừa xuất khẩu, nên các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu tuy tăng nhiều về giá trị tương đối nhưng về giá trị tuyệt đối thì lại tăng ít, chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Giá trị nhập khẩu tăng cao về con số tương đối trong thời gian qua là do biến động giá cả trên thị trường thế giới. Giá các mặt hàng sắt thép, chất dẻo, xăng dầu, phân bón và sợi dệt trên thị trường thế giới khiến cho kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này của ta tăng lên gần 1 tỷ USD (hình 2.2). Tuy nhiên sản phẩm xăng dầu chịu ảnh hưởng không lớn như năm 2006, hiện chỉ chiếm 16% tổng giá trị nhập khẩu.
Hình 2.2: Giá nhập khẩu trung bình một số mặt hàng
2006 2007
50
40
30
20
10
0
-10
Xăng dầu Phân bón Sợi dệt Sắt thép Bột mì
%
Nguồn: Tổng cục hải quan và TCTK.
Trung Quốc chính là nước xuất khẩu nhiều nhất sang Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỉ trọng 20% và từ ASEAN chiểm 23%, làm cho Trung Quốc và ASEAN vẫn là thị trường nhập siêu lớn của nước ta. Tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu đã tăng từ 13% năm 2004 lên gần 19% năm 2007. Tỷ trọng khá cao của các nước ASEAN một phần do Việt Nam nhập khẩu phần lớn xăng dầu từ các nước này (hình 2.3)
Hình 2.3: Các nguồn nhập khẩu
2005 2006 2007
30
25
20
15
10
5
0
ASEAN Trung Quốc Nhật Bản Châu Âu Mỹ
Nguồn: Tổng cục hải quan và TCTK
2.2.2 - Thực trạng quan hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2007.
2.2.2.1 - Tăng trưởng trong quan hệ thương mại Việt Nam với Trung quốc.
Trung Quốc và Việt Nam vốn là hai nước láng giềng có mối quan hệ truyền thống lâu đời. Kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, giá trị thương mại giữa hai nước không ngừng tăng lên, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của mỗi nước.
Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong giai đoạn 2000 - 2007, kim ngạch thương mại song phương có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22%, thấp hơn so với tốc độ bình quân của giai đoạn 1995 - 2000 là 26%, nhưng lại tăng mạnh về giá trị tuyệt đối. Nhiều dự báo của các chuyên gia kinh tế đều thống nhất rằng đến năm 2010, với tốc độ tăng trưởng đều đặn như vậy thì kim ngạch thương mại hai nước sẽ đạt 15 tỷ USD. Chỉ tiêu này đã sớm đạt được vào năm 2007 (bảng 2.5) với kim ngạch thương mại hai chiều của 2 quốc gia là 15,42 tỷ USD.
Bảng 2.5a: Kim ngạch thương mại Việt Nam với Trung Quốc
trong giai đoạn 1995 - 2007
Năm
Xuất khẩu
(triệu USD)
Nhập khẩu (triệu USD)
Cán cân
thương mại
(triệu USD)
Kim ngạch
thương mại
(triệu USD)
Tốc độ tăng
kim ngạch
thương mại (%)
1995
361,9
329,7
32,2
691,6
-
1996
340,2
329
11,2
669,2
-3,24
1997
474,1
404,4
69,7
878,5
31,28
1998
440,1
515
-74,9
955,1
8,72
1999
746,4
673,1
73,3
1419,5
48,62
2000
1536,4
1401,1
135,3
2937,5
106,94
2001
1417,4
1606,2
-188,8
3023,6
2,93
2002
1518,3
2158,8
-640,5
3677,1
21,61
2003
1883,1
3138,6
-1255,5
5021,7
36,57
2004
2899,1
4594,1
-1695
7493,2
49,22
2005
2961
5778,9
-2817,9
8738,9
16,62
2006
3030
7390,9
-4360,9
10420,9
19,25
2007
3260
12160
-8900
15420
47,97
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam
Bảng 2.5b : Tốc độ tăng trưởng XK và NK của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2007
Năm
Xuất khẩu
(triệu USD)
Tốc độ tăng xuất khẩu (%)
Nhập khẩu (triệu USD)
Tốc độ tăng nhập khẩu (%)
1995 - 2000
3899,1
-
3652,3
-
2001
1417,4
-
1606,2
-
2002
1518,3
7,1
2158,8
34,4
2003
1883,1
24
3138,6
45,3
2004
2899,1
53,9
4594,1
46,4
2005
2961
2,1
5778,9
25,7
2006
3030
2,3
7390,9
27,9
2007
3260
7,5
12160
64,5
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của TCTK
Cũng trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng tăng. Nếu năm 1995, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 361,9 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 329,7 triệu USD thì đến năm 2001 con số này đã tăng tương ứng là 1417,4 triệu USD và 1606,2 triệu USD, tăng bình quân là 41%/năm và 55%/năm. Trong 6 năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng hơn gấp hai lần với tốc độ trung bình 5%/năm, đạt 3260 triệu USD, còn kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh hơn 7,57 lần với tốc độ bình quân 30%/năm tương ứng là 12160 triệu USD. Với kết quả của hoạt động thương mại song phương đạt được trong năm 2007, Trung Quốc đã chính thức trở thành đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Singapo và Nhật Bản) và là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kết quả này có được một phần là do những tác động tích cực của việc Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, các rào cản thương mại giữa hai nước đã được dỡ bỏ, tạo môi trường kinh doanh tự do thông thoáng cho các doanh nghiệp của cả hai nước.
So sánh giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu có thể thấy, trong giai đoạn 1995 - 2000, Việt Nam là nước xuất siêu sang Trung Quốc, ngoại trừ năm 1998 ( bởi trong năm này, hoạt động thương mại đã ít nhiều chịu tác động của cuộc khủng hoảng Châu Á). Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc đã có sự thay đổi lớn, Việt Nam hiện luôn phải nhập siêu từ Trung Quốc, sự mất cân bằng trong quan hệ thương mại tăng mạnh từ 188,8 triệu USD (năm 2001) lên đến 8900 triệu USD (năm 2007). Điều này có thể được giải thích bởi Trung Quốc là quốc gia phát triển hơn Việt Nam và có nhiều kinh nghiệm trong trao đổi thương mại từ sau khi nước này gia nhập WTO.
Qua bảng số liệu 2.5a cũng có thể thấy rõ ràng cán cân thương mại của nước ta trong quan hệ với Trung Quốc chủ yếu là nhập siêu, tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng quan hệ thương mại thì rất khả quan. Các nhà hoạch định cần có những biện pháp cụ thể hơn để có thúc đẩy quan hệ hai nước đồng thời cân bằng lại cơ cấu hàng hóa trao đổi thương mại hai nước để chung ta không bị phụ thuộc vào người bạn láng giềng này. Nhưng nếu nhìn vào bảng số liệu 2.5b thì chúng ta cũng dễ nhận thấy rằng xuất khẩu của chúng ta sang Trung Quốc còn rất hạn chế cả về quy mô lẫn tốc độ. Bên cạnh đó thị xuất khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam lại đạt được quy mô lớn và tốc độ cao. Vậy đây là nguyên nhân cho tình trạnh này. Đó chính là do chung ta chưa có được hiệp định về kiểm định động thực vật cũng như hiệp định về an toàn vệ sinh thực phẩm với nước bạn. Chúng ta cũng cần phải có biện pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại với nước bạn sao cho đạt hiệu quả hơn.
2.2.2.2 - Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu.
Cơ cấu hàng xuất khẩu:
Trung Quốc hiện được coi là “công xưởng sản xuất lớn của thế giới” và có nhu cầu nhập khẩu các loại nguyên, nhiên vật liệu thô rất lớn. Việc nhập khẩu các loại hàng hóa này một mặt sẽ giúp Trung Quốc giải quyết được khâu nguyên liệu đầu vào cho các nghành sản xuất, chế biến trong nước, mặt khác sẽ giúp Trung Quốc tiết kiệm được nguồn tài nguyên để sử dụng trong tương lai. Chính vì vậy, Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh việc thực hiện các hoạt động thương mại với Việt Nam để tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào có chi phí thấp cho nền kinh tế. Điều này đã được chứng minh rõ trên thực tế thông qua tình hình xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có thể được chia thành 4 nhóm như sau :
- Nhóm nhiên liệu gồm than đá , dầu thô , quặng sắt, cromit, dược liệu các loại tinh dầu, cao su thiên nhiên.
- Thuỷ hải sản: Thuỷ hải sản tơi sống và đông lạnh, động vật nuôi như rắn ba ba, rùa ...
- Lương thực, gạo, nông sản, các loại gỗ, hoa quả.
- Hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, giày dép, xà phòng
Tỷ trọng xuất khẩu của các mặt hàng này khá phân tán, chỉ có một số mặt hàng như cao su thiên nhiên, dầu thô là có mức xuất khẩu lớn và khá ổn định. Năm 2007, tỷ lệ xuất khẩu cao su trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt cao nhất là 25%, tiếp theo là than đá 19,96% và dầu thô 8,63%. Tỷ lệ hàng công nghiệp tiêu dùng (như bột giặt, đồ nhựa, giày dép, bánh kẹo, chè, càphê, hạt điều…) xuất sang Trung Quốc là khá nhỏ ( bảng 2.6).
Bảng 2.6: Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc năm 2007
Mặt hàng
Giá trị (Nghìn USD)
Cơ cấu (%)
Hải sản
67.742
2,08
Hàng rau quả
27.230
0,84
Hạt điều
103.907
3,19
Cà phê
25.219
0,77
Chè
17.303
0,53
Hạt tiêu
2.859
0,09
Gạo
15.937
0,49
Lạc nhân
3.138
0,10
Dầu mỡ động thực vật
18.422
0,57
Đường
643
0,02
Than đá
650.599
19,96
Dầu thô
281.386
8,63
Sản phẩm nhựa
8.673
0,27
Cao su
838.845
25,73
Túi xách, ví, vaili, mũ & ô dù
4.551
0,14
Sản phẩm mây, tre, cói & thảm
1.138
0,03
Gỗ và sản phẩm gỗ
167.703
5,14
Sản phẩm gốm sứ
2.068
0,06
Sản phẩm đá quý & kim loại quý
252
0,01
Hàng dệt may
43.606
1,34
Giầy dép các loại
66.022
2,03
Máy vi tính và linh kiện
119.574
3,67
Dây điện và dây cáp điện
9.981
0,31
Xe đạp và phụ tùng xe đạp
608
0,02
Đồ chơi trẻ em
732
0,02
Mặt hàng khác
781.862
23,98
Tổng cộng
3.260.000
100,00
Nguồn: Tác giả xử lí từ số liệu của Tổng cục thống kê.
Nhìn chung, các mặt hàng này đều được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc thường ở dưới dạng nguyên liệu nên trị giá xuất khẩu chưa cao và các doanh nghiệp thường nâng cao kim ngạch xuất khẩu bằng cách tăng khối lượng. Vì vậy, chính phủ và doanh nghiệp cần phối hợp để sớm tìm ra giải pháp tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu đã qua chế biến nhằm hạn chế việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, tận dụng sức lao động sáng tạo trong nước và khai thác những lợi thế khác của Việt Nam. Có như vậy mới bảo đảm cho sự phát triển bền vững của hoạt động thương mại nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Cơ cấu hàng nhập khẩu:
Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhìn chung khá phong phú về chủng loại, phần lớn đều là hàng đã qua chế biến và các sản phẩm công nghiệp. Hàng hóa nhập khẩu có thể được chia thành các nhóm sau đây:
- Máy móc, linh kiện và phương tiện vận tải: thiết bị toàn bộ, máy vi tính, ô tô…
- Hàng tiêu dùng thông thường: sản phẩm bơ, sữa, bột mỳ…
- Nguyên, nhiêu liệu đã qua chế biến: sắt thép, hóa chất, kim loại thường, vải, chất dẻo, thuốc trừ sâu…
Theo đánh giá chung, các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc là máy móc thiết bị phụ tùng, sắt thép, vải các loại...Theo số liệu thống kê của TCTK năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của máy móc thiết bị phụ tùng đã chiếm hơn 19% tổng giá trị nhập khẩu, sắt thép khoảng 18%, vải các loại chiếm hơn 10%. Ngoài ra một số sản phẩm khác cũng có tỉ trọng tương đối là những sản phẩm từ xăng dầu (3.7%), hóa chất và các sản phẩm hóa chất (xấp xỉ 4%), phân bón các loại và thuốc trừ sâu xấp xỉ 5%, máy vi tính và linh kiện hơn 4% ... (bảng 2.7)
Bảng 2.7: Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2007.
Mặt hàng
Giá trị (nghìn USD)
Cơ cấu (%)
Sữa và sản phẩm sữa
3.805
0,0304
Lúa mỳ
61.657
0,4932
Bột mỳ
15.422
0,1234
Dầu mỡ động thực vật
4.255
0,0304
Thức ăn gia súc và NPL chế biến
69.246
0,5539
Nguyên phụ liệu thuốc lá
20.396
0,1631
Clinker
1.743
0,0139
Xăng dầu các loại
464.620
3,7164
Hóa chất
303.468
2,4274
Các sản phẩm hoá chất
219.759
1,7578
Bột ngọt
294
0,0024
Nguyên phụ liệu dược phẩm
48.290
0,3863
Tân dược
14.587
0,1167
Phân bón các loại
588.440
4,7068
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
169.492
1,3557
Chất dẻo nguyên liệu
97.178
0.7773
Cao su tổng hợp
29.314
0,2345
Gỗ và nguyên phụ liệu gỗ
124.863
0,9987
Bột giấy
204
0,0016
Giấy các loại
49.596
0,3967
Bông các loại
3.635
0,0291
Sợi các loại
94.641
0,7570
Vải các loại
1.346.794
10,7726
NPL dệt may da giày
339.321
2,7141
Kính xây dựng
7.731
0,0618
Sắt thép các loại
2.335.260
18,6791
Kim loại thường khác
160.433
1,2833
Máy vi tính và linh kiện
517.729
4,1412
Máy móc thiết bị phụ tùng
2.394.098
19,1497
Ô tô nguyên chiếc các loại
164.517
1,3159
Linh kiện ô tô
187.941
1,5033
Xe máy nguyên chiếc
53.913
0,4312
Linh kiện và phụ tùng xe máy
103.686
0,8294
Tổng cộng
12.502.004
100
Nguồn: Tác giả xử lí từ số liệu của Tổng cục thống kê.
Nhưng nếu tính chung kim ngạch nhập khẩu của tất cả các loại máy móc và phương tiện vận tải thì tỉ trọng của nhóm mặt hàng này chiếm khoảng 28,6%. Đây là một con số khá cao và cần được các nhà hoạch định chính sách quan tâm thích đáng bởi các mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu của Trung Quốc thường chỉ ở trình độ kỹ thuật thấp hoặc trung bình. Vì vậy chúng không phù hợp với chính sách nhập khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam là nhập những thiết bị, máy móc có kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Ðối với nhóm hàng tiêu dùng nhập khẩu, các sản phẩm của Trung Quốc đang cạnh tranh rất mạnh mẽ với hàng sản xuất trong nước, nhiều mặt hàng thuộc nhóm này có xu hướng" lấn áp" so với hàng trong nước sản xuất do giá cả rất rẻ. Các mặt hàng này nhìn cung có chất lượng không cao và chủ yếu là sản phẩm của các địa phương.
Tình hình thực tế trên buộc các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp trong nước trước vấn đề làm thế nào để hạn chế lượng hàng nhập khẩu sản phẩm có trình độ kỹ thuật trung bình thấp từ Trung Quốc, đồng thời nâng cao chất lượng sản phảm trong nước, hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên chính thị trường nội địa và khẳng định năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường khu vực cũng như quốc tế.
2.2.2.3. Tình hình hoạt động thương mại tại các địa phương trên các tuyến hành lang.
Hoạt động thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã diễn ra khá sôi động. Những hoạt động này diễn ra mạnh mẽ nhất tại các địa phương ở vùng biên giới thuộc hai tuyến hành lang của hai nước Hai hành lang kinh tế là: Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
. Việc đánh giá cụ thể hơn thực trạng thương mại của các địa phương ở hai bên có thể giúp chúng ta nhìn nhận rõ nét hơn về định hướng phát triển thị trường, khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả của hàng hóa cũng như đánh giá khả năng hợp tác đầu tư phát triển thương mại trong một số lĩnh vực cụ thể của hai nước. Tình hình này cụ thể như sau:
Tình hình thương mại của các địa phương của Việt Nam với Trung Quốc.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tận dụng rất tốt các lợi thế từ các chính sách thương mại của Trung Quốc dành cho Việt Nam để thúc đẩy giao lưu thương mại với Quảng Tây nói riêng và TQ nói chung. Tính đến cuối năm 2005, các hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Quảng Ninh đã tăng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu theo đường chính ngạch đạt 552, triệu USD, tăng 43,7%; xuất khẩu theo đường tiều ngạch đạt trên 38 triệu USD, tăng 65,2 triêu USD so với cùng kỳ năm trước. Trong số các cửa khẩu của tỉnh Quảng Ninh thì hoạt động ở cửa khẩu Móng Cái diễn ra sội nổi nhất. Trong giai đoạn 2001 - 2005, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này đạt 3,698 tỷ USD, riêng giá trị xuất nhập khẩu năm 2005 tăng 274% so với năm 2004. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đến Quảng Ninh đầu tư xây dựng hệ thống kho quan ngoại, kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trong giai đoạn này, hoạt động thương mại giữa VN với TQ qua cửa khẩu Lào Cai cũng diễn ra theo chiều hướng tích cực. Tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu đạt 35,61%; nhập khẩu đạt 39,91% và mức tăng chung của xuất nhập khẩu đạt 36,2%. Tỷ trọng đóng góp thương mại VN với Vân Nam (TQ) qua cửa khẩu Lào Cai trong tổng giá trị thương mại giữa hai quốc gia cũng cho thấy chiều hướng tích cực khi liên tục gia tăng từ 4,35% năm 1999 lên 9,04% năm 2004, trong đó xuất khẩu chiếm 12,81% và nhập khẩu chiếm 3,43% (năm 2004). Theo thông báo mới đây của tỉnh Lào Cai cho biết, năm 2001 kim ngạch xuất nhập khẩu VN - TQ qua cửa khẩu Lào Cai mới chỉ đạt 210 triệu USD, nhưng đến năm 2006 đã tăng lên 447 triệu USD. Và dự kiến năm 2007 sẽ có sự gia tăng đột biến lên 700 triệu USD. Trên thực tế trong phạm vị tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng, tỉnh Vân Nam tiếp giáp với VN tại 4 tỉnh là Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu và Hà Giang, nhưng hoạt động thương mại giữa VN - Vân Nam chủ yếu diễn ra qua cửa khẩu Lào Cai. Do giao thông ở đây thuận tiện hơn so với các tỉnh còn lại. Hiện nay Lào Cai đang được quy hoạch phát triển thành khu kinh tế cửa khẩu quan trọng để làm cầu nối giữa VN với thị trường Tây Nam TQ.
Lạng Sơn cũng là một tỉnh có vai trò quan trọng đặc biệt trong phát triển thương mại với Trung Quốc. Tỉnh Lạng Sơn có các tuyến giao thông quan trọng như 1A, 1B, 4A, 4B, 31, 279 và đường sắt liên vận quốc tế VN - TQ. Tỉnh có đường biên giới tiếp giáp TQ dài 253 km, gồm 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ đường biên, rất thuận tiện cho giao lưu kinh tế với TQ. Trong 5 năm 1996 - 2000, kim ngạch qua địa bàn này đạt 1959 triệu USD, năm 2001 đạt 650 triệu USD, chiếm 65% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đường bộ qua các tỉnh biên giới phía Bắc. Trong 2 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn đã đạt 260 triệu USD. tăng 102% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu 45 triệu USD tăng 29%; kim ngạch nhập khẩu tới 215 triệu USD tăng 130,2%. Đây là kết quả hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh, nhưng chênh lệch giữa kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu là khá cao. Cùng với xuất khẩu, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bản lẻ của tỉnh đạt 988,6 tỷ đồng, tăng 64,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình hình thương mại của các địa phương của Trung Quốc với Việt Nam.
Trong quan hệ xuất khẩu với TQ, VN chủ yếu xuất khẩu vào thị trường 4 tỉnh: Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam. Nguồn tin từ Hải quan TQ cho biết vào năm 2004 kim ngạch thương mại của 4 tỉnh này với VN đạt khoảng 2,1 tỷ USD, đóng góp 30,7% vào thương mại hai nước. Cụ thể là, thương mại của VN với Vân Nam đạt 337 triệu USD; với Quảng Tây đạt 752 triệu USD; với Quảng Đông đạt 902 triệu USD và với Hải Nam là 63,9 triệu USD. ( xem hình 2.4 và 2.5)
Quảng Đông
66%
Quảng Tây
12%
Vân Nam
12%
Các tỉnh khác
8%
Hải Nam
2%
Hình 2.4 - Cơ cấu xuất khẩu sang Việt Nam theo địa phương năm 2006
Nguồn: Tổng cục hải quan Trung Quốc
Quảng Đông
39%
Quảng Tây
43%
Hải Nam
7%
Vân Nam
8%
Các tỉnh khác
3%
Hình 2.5 - Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam theo địa phương năm 2006
Nguồn: Tổng cục hải quan Trung Quốc
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Vân Nam chủ yếu là khoáng sản và hàng nông, thủy sản ( chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu vào tỉnh này). Trong khi đó hàng hóa nhập khẩu từ Vân Nam qua cửa khẩu Lào Cai tập trung chủ yếu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, kim khí, hóa chất, than cốc cho sản xuất thép, thạch cao cho sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, giống tốt ( chiếm khoảng 70% giá trị nhập khẩu quả cửa khẩu này), hàng nông sản như hoa, quả, rau, củ, quả tươi chiếm khoảng 20% và hàng tiêu dùng 10%.
Sự phát triển mạnh mẽ trong hợp tác thương mại biên giới đã kéo theo sự phát triển của các ngành trồng trọt, gia công chế biến, vận tải, du lịch và dịch vụ tại vùng biên giới. Theo thông kế của Hải quan TQ, kim ngạch mậu dịch biên giới giữa VN - TQ năm 2004 đạt 703 triệu, chiếm khoảng 10% giá trị thương mại hai quốc gia, tăng 35,5% so với trước. Trong đó kim ngạch mậu dịch biên giới giữa VN với Quảng Tây đạt 554 triệu USD; với Vân Nam đạt 107 triệu USD và Hải Nam đạt 41,84 triệu USD.
2.3 - Đánh giá chung về quan hệ thương mại Việt Nam với Trung Quốc.
2.3.1 - Các thành tựu đạt được và nguyên nhân của nó.
Trong những năm gần đây, thươn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28553.doc