Chuyên đề Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Lê Trọng Tấn

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 4

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM 7

1.1.3.1 Hoạt động tạo lập nguồn vốn 7

1.1.3.2 Hoạt đông sử dụng vốn 8

1.1.3.3 Hoạt động khác 10

1.2 Huy động vốn của NHTM 11

1.2.1 Khái niệm về vốn huy động và vai trò của vốn đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại 11

1.2.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM 14

1.2.2.1 Theo đối tượng huy động 14

1.2.2.2 Theo thời gian huy động 15

1.2.2.3 Theo phương thức huy động 16

1.2.2.4 Theo từng loại tiền 21

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM 22

1.2.3.1 Yếu tố khách quan 22

1.2.3.2 Yếu tố chủ quan 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 28

CHI NHÁNH LÊ TRỌNG TẤN 28

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Lê Trọng Tấn 28

2.1.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Lê Trọng Tấn 30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Lê Trọng Tấn 31

2.2 Tình hình chung về kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Lê Trọng Tấn thời gian qua 32

2.2.1 Hoạt động huy động vốn 32

2.2.2 Hoạt động tín dụng 34

2.2.3 Một số hoạt động khác 35

2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 36

2.3 Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Lê Trọng Tấn 37

2.3.1 Quy mô vốn huy động 37

2.3.2 Cơ cấu vốn huy động 39

2.3.2.1 Cơ cấu vốn huy động theo phương thức huy động 39

2.3.2.2 Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn 42

2.3.2.3 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền 46

2.3.2.4 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng 48

2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn 51

2.3.4 Chi phí huy động vốn 54

2.4 Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Lê Trọng Tấn 55

2.4.1 Những kết quả đạt được 55

2.4.2 Những mặt hạn chế tồn tại và nguyên nhân 58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH LÊ TRỌNG TẤN 63

3.1 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Lê Trọng Tấn 63

3.1.1 Định hướng phát triển của chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Lê Trọng Tấn trong giai đoạn 2008-2015 63

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Lê Trọng Tấn 64

3.2 Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Lê Trọng Tấn 65

3.2.1 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt 65

3.2.2 Hoàn thiện và phát triển các hình thức huy động vốn 67

3.2.3 Phát triển và đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng 70

3.2.4 Thường xuyên đào tạo, nâng cao nghiệp vụ của cán bộ nhân viên ngân hàng 71

3.2.5 Chính sách Maketting 73

3.2.6 Hiện đại hoá và phát triển công nghệ thông tin 75

3.3 Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên 77

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ 77

3.3.2 Kiến nghị với NHNN 78

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quân đội 79

KẾT LUẬN 80

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Lê Trọng Tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TMCP Quân đội nói chung. Mô hình tổ chức của chi nhánh được sắp xếp theo mô hình quản lý tập trung. Do là chi nhánh cấp 2 nên chi nhánh Lê Trọng Tấn được chia thành 2 phòng ban riêng biệt và chuyên sâu là phòng tín dụng và phòng kế toán, trong mỗi phòng ban lại được tách làm 2 mảng riêng như của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội đang thực hiện là mảng khách hàng cá nhân và mảng khách hàng doanh nghiệp. Cơ cấu này tạo điều kiện cho việc quan hệ với khách hàng ngày càng gắn bó hơn, nâng cao uy tín của chi nhánh trong lòng tin của mỗi khách hàng khi đến làm việc và giao dịch. Giám Đốc Phòng Tín Dụng Phòng Kế toán Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức chi nhánh Lê Trọng Tấn . Kế toán nội bộ Bộ phận TD cá nhân Chăm sóc khách hàng Kế toán giao dịch Bộ phận hỗ trợ TD Bộ phận TD DN Thẻ Tín dụng 2.2 Tình hình chung về kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Lê Trọng Tấn thời gian qua 2.2.1 Hoạt động huy động vốn Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Lê Trọng Tấn luôn tự hào là một trong những chi nhánh huy động vốn giỏi nhất, phát huy tốt thế mạnh nội bộ, gặt hái nhiều thành công. Có được kết quả này là nhờ chi nhánh có một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, kỷ luật, chuyên nghiệp, kiến thức nghiệp vụ giỏi, ham học hỏi, chăm sóc khách hàng tốt và đặc biệt đó là những cán bộ nhân viên có tinh thần đoàn kết cao. Biểu đồ 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỖN CỦA MB LÊ TRỌNG TẤN QUA CÁC NĂM Đơn vị: Tỷ đồng TỔNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA MB LÊ TRỌNG TẤN 312.45 497.63 714.97 1025.98 0 200 400 600 800 1000 1200 2004 2005 2006 2007 Năm Tổng vốn huy động Nguồn: Báo cáo hoạt động của chi nhánh Lê Trọng Tấn Nguồn: Báo cáo hoạt động của MB Lê Trọng Tấn năm 2005-2007 Có thể nhận thấy hoạt động huy động vốn của MB Lê Trọng Tấn phát triển với tốc độ khá cao và ổn định. Tốc độ tăng trung bình các năm là 1,5 lần vào năm 2005; 1,53 lần vào năm 2006 và năm 2007 là 1,42 lần. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào kết quả chung của toàn hệ thống, phù hợp với sự phát triển hoạt động huy động vốn của MB. Tổng vốn huy động của MB trong 4 năm gần đây cũng đạt được những con số khá ấn tượng: 4933 tỷ đồng, 7044.324 tỷ đồng, 11241 tỷ đồng, 23010 tỷ đồng. Kết quả đạt được trên cho thấy uy tín của MB Lê Trọng Tấn ngày càng tăng cao và khách hàng ngày càng tin tưởng. 2.2.2 Hoạt động tín dụng Đối với hoạt động tín dụng, chi nhánh tập trung đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tính đến ngày 31/12/2007 tổng dư nợ đạt 381.6 tỷ đồng tăng 53 % so với năm đầu năm. Trong đó dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp là 266.92 tỷ đồng tăng 1,22 lần so với năm 2006; với khách hàng là cá nhân là 113.28 tỷ đồng và tăng 3,65 lần. Như vậy, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng bên cạnh đó dư nợ tín dụng đối với khách hàng là cá nhân cũng ngày càng được mở rộng. Biểu đồ 2.2: CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA MB LÊ TRỌNG TẤN Đơn vị: Tỷ đồng 307.3 217.8 266.9 26.1 31.37 114.7 0 100 200 300 400 2005 2006 2007 Năm DN Cá nhân Nguồn: Báo cáo hoạt động của MB Lê Trọng Tấn năm 2005-2007 Chất lượng tín dụng luôn được chi nhánh Lê Trọng Tấn xác định là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt động tín dụng của mình. Theo chủ trương tập trung nâng cao chất lượng tín dụng của toàn MB, chi nhánh đã cơ cấu lai nợ vay, từng bước xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động của quản lý tín dụng, thực hiện nghiêm túc Quyết định 493 trích lập và phân loại nợ của NHNN. Vì vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2006 con số này là 15% thì đến 31/12/2007 nợ quá hạn nhóm 2, 3, 4, 5 của chi nhánh là 18.85 tỷ đồng chiếm 4.96% tổng dư nợ của chi nhánh. Để có được kết quả này chi nhánh đã tăng cường một cách có hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát, khách hàng vay tiền của ngân hàng được giám sát, theo dõi rủi ro có thể xảy ra bằng các hình thức khác nhau như kiểm tra định kỳ dựa trên cơ sở báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thường xuyên kiểm tra và đánh giá tài sản thế chấp.. Năm 2008 là năm chi nhánh sẽ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng, dư nợ thời điểm tăng 45% so với năm 2007 và cũng là năm chi nhánh tiếp tục ráo riết thu hồi các khoản nợ quá hạn, dự kiến thu được 7 tỷ đồng ( thu nhập bất thường – thu hoàn nhập dự phòng ), đồng thời khống chế nợ quá hạn mới phát sinh, giảm tỷ lệ nợ quá hạn. 2.2.3 Một số hoạt động khác * Hoạt động khách hàng Trong năm 2007, chi nhánh đã chuyển một số khách hàng cho các phòng giao dịch mới như: phòng giao dịch Định Công…đồng thời mời được thêm gần 30 doanh nghiệp đến mở tài khoản và giao dịch tại chi nhánh, trong đó có một số khách hàng lớn như Viện kỹ thuật phòng không không quân, Tổng Công ty Điện lực dầu khí, Quân Chủng phòng không không quân… Trong năm 2008, dự kiến Chi nhánh sẽ mời được thêm nhiều khách hàng lớn thuộc các ngành nghề Năng lượng, Than, Khoáng sản, Viễn thông, Công nghệ thông tin, Dược phẩm, Y tế, Kinh doanh Ôtô…Đặc biệt, Chi nhánh sẽ đẩy mạnh dịch vụ trả lương qua tài khoản, đồng thời tiếp tục tăng cường chế độ chăm sóc đặc biệt với các khách hàng truyền thống, khách hàng VIP. * Hoạt động mở rộng mạng lưới Cùng với sự mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội, căn cứ vào đề án tái cơ cấu Điện Biên Phủ, chi nhánh Lê Trọng Tấn sẽ trở thành chi nhánh online trực thuộc Hội Sở, chi nhánh sẽ mở thêm 2 điểm giao dịch và tiếp nhận 01 phòng giao dịch đã có sẵn theo sự phân công của lãnh đạo vào năm 2008. 2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Biểu đồ 2.3: LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ CỦA MB LÊ TRỌNG TẤN Đơn vị: Tỷ đồng 9.6 11.3 12.2 19 0 4 8 12 16 20 2004 2005 2006 2007 LNTT Nguồn : Báo cáo hoạt động của MB Lê Trọng Tấn năm 2006, 2007 Như vậy, so với con số 610 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế của toàn Ngân hàng trong năm 2007, lợi nhuận của MB chiếm 2.3% . Đây là một con số đáng kể với một chi nhánh cấp 2 có tuổi đời còn non trẻ như MB Lê Trọng Tấn. Điều này được thể hiện rõ trong bảng sau: Biểu đồ 2.4: LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ CỦA CHI NHÁNH LÊ TRỌNG TẤN SO VỚI TOÀN MB Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn:Báo cáo thường niên của MB và báo cáo hoạt động của Lê Trọng Tấn năm 2004-2007 2.3 Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Lê Trọng Tấn 2.3.1 Quy mô vốn huy động Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Lê Trọng Tấn tuy mới chỉ đi vào hoạt động gần 4 năm nhưng luôn được đánh giá là một trong những chi nhánh có hoạt động huy động vốn mạnh nhất. Tổng vốn huy động qua các năm liên tục tăng và tăng mạnh. BẢNG 2.1: QUY MÔ VỐN HUY ĐỘNG QUA CÁC NĂM Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2004 2005 2006 2007 Tổng vốn huy động 312.45 497.63 714.97 1025.98 Nguồn:Báo cáo thường niên của MB và báo cáo hoạt động của Lê Trọng Tấn năm 2004-2007 Có thể nhận thấy hoạt động huy động vốn của MB Lê Trọng Tấn phát triển với tốc độ khá cao và ổn định. Tốc độ tăng trung bình các năm là 1,5 lần vào năm 2005; 1,53 lần vào năm 2006 và năm 2007 là 1,42 lần. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào kết quả chung của toàn hệ thống, phù hợp với sự phát triển hoạt động huy động vốn của MB. Biểu đồ 2.5: TỔNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA LÊ TRỌNGTẤN SO VỚI TOÀN MB Đơn vị: Tỷ đồng 312.45 497.63 714.97 1025.98 4933 7046.6 11511 23010 0 5000 10000 15000 20000 25000 2004 2005 2006 2007 Chi nhánh Lê Trọng Tấn NH TMCP Quân Đội Nguồn:Báo cáo thường niên của MB và báo cáo hoạt động của Lê Trọng Tấn năm 2004-2007 Qua biểu đồ trên ta có thể thấy sự đóng góp của MB Lê Trọng Tấn về vốn huy động là khá cao, chiếm trung bình 5% trong tổng nguồn huy động của toàn Ngân hàng TMCP Quân đội. Để có được kết quả này là do Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp phù hợp và đồng bộ và không thể không kể đến sự đóng góp hết mình của đội ngũ cán bộ nhân viên Chi nhánh. 2.3.2 Cơ cấu vốn huy động 2.3.2.1 Cơ cấu vốn huy động theo phương thức huy động Cơ cấu vốn huy động của ngân hàng theo phương thức hoạt động được tổng hợp theo bảng sau: BẢNG 2.2 : CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG Đơn vị: Tỷ đồng S T T Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Mức tăng 06/05 Mức tăng 07/06 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối %(+/-) Tuyệt đối %(+/-) 1 TGTT 149.39 30.02 75.13 10.51 192.77 18.79 -74.26 -49.71 117.64 156.58 2 TG có kỳ hạn 25.38 5.10 74.47 10.42 96.89 9.44 49.09 193.42 22.42 30.11 3 TGTK 322.86 64.88 565.37 79.07 736.32 71.77 242.51 75.11 170.95 30.24 Tổng vốn huy động 497.63 100 714.97 100 1025.98 100 217.34 43.68 311.01 43.50 Nguồn: Báo cáo hoạt động của MB Lê Trọng Tấn năm 2005- 2007 Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy: Thứ nhất, lượng tiền gửi thanh toán năm 2006 giảm đi đáng kể so với năm 2005, giảm tới 50% so với năm 2005. Nhưng đến năm 2007 thì lượng tiền gửi thanh toán lại tăng tới 156.58% so với năm 2006. Mặc dù vậy, tỷ trọng của lượng tiền gửi thanh toán vẫn chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng nguồn vốn huy động được. Tiền gửi thanh toán bao gồm tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân, trong đó, chủ yếu là của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế gửi vào để chi trả cho việc mua bán hàng hóa dịch vụ. Còn khách hàng cá nhân ít có nhu cầu chi trả hơn, họ gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu để hưởng lãi suất. Tuy nhiên, lượng tiền này biến động theo từng thời điểm, các doanh nghiệp, cá nhân gửi vào có thể rút ra hoặc chuyển khoản bất cứ lúc nào tùy thuộc vào nhu cầu cần vốn kinh doanh, nên nguồn tiền này ngân hàng thường sử dụng để cho vay ngắn hạn. Đây là mảng thị trường tiềm năng đi kèm với ưu điểm chi phí vốn thấp, là nguồn ngắn hạn nhưng không quá nhạy cảm với lãi suất mà chỉ phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Do tiền gửi thanh toán vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh, vì vậy, Chi nhánh nên tập trung khai thác mảng thị trường đầy tiềm năng này, đặc biệt là mảng thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển nhanh trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Thứ hai, đối với tiền gửi có kỳ hạn, trong khoảng thời gian 2005-2007 lượng tiền gửi này có xu hướng tăng dần theo các năm. Năm 2006 lượng tiền gửi này tăng tới 193,42 % so với năm 2005, và năm 2007 tốc độ tăng là 30,31% so với năm 2006. Nhưng tỷ trọng của lượng tiền gửi không kỳ hạn này lại giảm trên tổng nguồn vốn trong năm 2007 và cũng chỉ chiếm một tỷ trọng không quá 10% trên tổng nguồn vốn. Đây là điểm mà Chi nhánh cần chú ý trong chiến lược huy động vốn của mình nhằm chuyển đổi cơ cấu huy động vốn phù hợp là tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi thanh toán, và tiền gửi không kỳ hạn lên nhằm tạo một cơ cấu huy động vốn hợp lý. Thứ ba, lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng đáng kể cả về số tuyệt đối và tương đối. Nếu như số vốn huy động tiết kiệm năm 2005 là 322.86 tỷ đồng thì trong năm 2006 đạt được 565,37 tỷ đồng, tăng 242,51 tỷ đồng, vượt 75.11% so với năm 2005. Năm 2007, số vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm là 736.32 tỷ đồng. Tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh bình quân trong 3 năm gần đây luôn chiếm tới 72% trong tổng nguồn vốn huy động. Qua đó, ta có thể thấy rằng nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh chủ yếu là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm. Lượng tiền gửi tiết kiệm tăng, ổn định giữ tuy trọng cao trong tổng nguồn là do có sự đa dạng hóa hình thức huy động. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, ngân hàng còn áp dụng các hình thức mới như tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trả lãi hàng tháng, tiết kiệm tích lũy nhằm đảm bảo quyền lợi và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Lượng tiền gửi tiết kiệm tăng, điều này chứng tỏ uy tín của chi nhánh Lê Trọng Tấn ngày càng cao đối với khách hàng không chỉ bởi phong phú về loại hình sản phẩm dịch vụ mà còn cả ở chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên ngân hàng. Tỷ trọng các nguồn này được biểu hiện cụ thể hơn qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.6: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG Đơn vị: Tỷ đồng 149.39 25.38 322.86 75.13 74.47 565.37 192.77 96.89 736.32 0 100 200 300 400 500 600 700 800 TGTT TG có kỳ hạn TGTK Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nguồn: Báo cáo hoạt động của MB Lê Trọng Tấn năm 2005-2007 2.3.2.2 Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn Chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội đã khẳng định tiếp tục huy động vốn theo hướng thu hút các khoản vốn trung và dài hạn. Trên cơ sở đó, chi nhánh Lê Trọng Tấn xác định phương hướng cho hoạt động huy động vốn là tập trung cơ cấu lại vốn huy động, huy động vốn không kỳ hạn chiếm 25%, huy động vốn có kỳ hạn chiếm 75% để giảm được chi phí huy động vốn. Vì vậy, đến 31/12/2007, tổng vốn huy động có kỳ hạn đạt 833.21 tỷ đồng, tăng 30.22% so với năm 2006. BẢNG 2.3 : CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO KỲ HẠN Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Vốn không kỳ hạn 149.42 30.03 75.13 10.51 192.77 18.79 2 Vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng 11.01 2.21 47.39 6.63 65.12 6.35 3 Vốn có kỳ hạn trên 12 tháng 337.2 67.76 592.45 82.86 768.09 74.86 4 Tổng nguồn vốn huy động 497.63 100 714.97 100 1025.98 100 Nguồn: Báo cáo hoạt động của MB Lê Trọng Tấn năm 2005-2007 Theo bảng số liệu trên cho thấy: Thứ nhất, nguồn vốn không kỳ hạn chiếm 30.03% năm 2005, nhưng đến năm 2006 nguồn vốn này giảm xuống chỉ chiếm 10.51%, và trong năm 2007 chiếm 18.79% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do quy mô của nguồn vốn ngắn hạn phụ thuộc vào tâm lý khách hàng cũng như chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên thường xuyên có sự biến động tùy thuộc vào từng thời kỳ. Đây là nguồn không ổn định, nếu khách hàng rút một khoản lớn thì dễ gây ra rủi ro thanh toán cho ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần chủ động trong việc tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nguồn này, để đảm bảo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng xét về mặt giá trị thì nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng tăng từ 75.13 tỷ đồng trong năm 2006 lên 192.77 tỷ đồng trong năm 2007. Trong khi đó, tại chi nhánh, thì tỷ lệ nguồn vốn không kỳ hạn huy đông từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ lớn. Điều này chứng tỏ lượng khách hàng là doanh nghiệp mở tài khoản và tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích thanh toán tăng lên làm cho vốn huy động của ngân hàng tăng lên. Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ nên ngân hàng cần phải có nhiều biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân mở tài khoản doanh nghiệp, tài khoản cá nhân tại ngân hàng, khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, trả lương qua tài khoản. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển của Chi nhánh là tăng tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn trong tổng nguồn. Trong năm 2007 chi nhánh đã mời được thêm gần 30 doanh nghiệp đến mở tài khoản và giao dịch tại Chi nhánh, trong đó có một số khách hàng lớn như Tổng công ty Điện lực Dầu khí, Công ty An Đô… Thứ hai, lượng vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng về số lượng từ năm 2005 đến 2007 lần lượt là 11.01 tỷ đồng, 47,39 tỷ đồng, 65.12 tỷ đồng. Nhưng nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, chưa đến 10% của tổng nguồn. Nguồn vốn này chủ yếu là huy động từ tiền gửi tiết kiệm trong dân cư. Đặc điểm của vốn ngắn hạn là chi phí thấp đưa lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng lại là nguồn có tỷ lệ dự trữ bắt buộc khá cao, và nó khá nhạy cảm với lãi suất. Vì thế, ngân hàng nên quản lý chặt chẽ và duy trì tỷ lệ hợp lý đối với nguồn này. Thứ ba, nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 60% tổng nguồn, đây là nguồn vốn cơ bản để ngân hàng tiến hành kinh doanh và sử dụng cho hoạt động tín dụng. Lượng vốn có kỳ hạn trên 12 tháng cũng có xu hướng tăng đáng kể, năm 2005 là 337.2 tỷ đồng đến năm 2006 là tăng lên 592.45 tỷ và năm 2007 là 768.09 tỷ đồng. Như vậy, lượng vốn trung và dài hạn tăng đều qua các năm. Điều này rất thuận lợi vì nó giúp ngân hàng chủ động hơn trong tín dụng trung và dài hạn, giảm thiểu rủi ro trong thanh khoản, đặc biệt là tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nguồn vốn này thấp hơn rất nhiều so với nguồn vốn ngắn hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Biểu đồ 2.7: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO KỲ HẠN Đơn vị: Tỷ đồng 149.42 11.01 337.2 75.13 47.39 592.45 192.77 65.12 768.09 0 200 400 600 800 1000 Vốn không kỳ hạn Vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng Vốn có kỳ hạn trên 12 tháng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nguồn: Báo cáo hoạt động của MB Lê Trọng Tấn năm 2005-2007 Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động của chi nhánh. Điều này nói lên rằng Chi nhánh đã duy trì được cơ cấu huy động vốn một cách hợp lý, tăng tính tính chủ động trong hoạt động tín dụng, đảm bảo khả năng thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh tăng lợi nhuận cho Chi nhánh. Bên cạnh đó, qua biểu đồ ta cũng có thể thấy được nguồn vốn huy động dưới 12 tháng cũng có xu hướng tăng đáng kể, điều này là phù hợp với kế hoạch phát triển hoạt động huy động vốn của chi nhánh là tăng nguồn vốn huy động không kỳ hạn lên bằng nhiều biện pháp như mời các doanh nghiệp mở tài khoản, tăng cường chế độ chăm sóc đặc biệt với khách hàng truyền thống, khách hàng VIP. 2.3.2.3 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền BẢNG 2.4: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO LOẠI TIỀN Đơn vị: Tỷ đồng STT Loại tiền Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 VNĐ 427.98 86.08 589.69 82.48 832.26 81.11 2 USD 69.25 13.92 125.68 17.52 193.72 18.89 Tổng 497.63 100 714.97 100 1025.98 100 Nguồn: Báo cáo hoạt động của MB Lê Trọng Tấn năm 2005-2007 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Trong tổng nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được thì đồng nội tệ vẫn chiếm ưu thế hơn cả, quy mô vốn huy động bằng nội tệ không ngừng tăng qua các năm từ 427.98 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 832.26 tỷ đồng vào năm 2007. Tỷ trọng của đồng VNĐ so với tổng nguồn bình quân trên 80%. Cụ thể là năm 2005 chiếm 86.08% và đến năm 2006 là 82.48% và năm 2007 có giảm xuống một ít chiếm 81.11%. 427.98 69.25 589.69 125.68 832.26 193.72 0 200 400 600 800 1000 VND USD Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 427.98 69.25 589.69 125.68 832.26 193.72 0 200 400 600 800 1000 VND USD Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Biểu đồ 2.8 : CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO TỪNG LOẠI TIỀN Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: Báo cáo hoạt động của MB Lê Trọng Tấn năm 2005-2007 Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Lê Trọng Tấn đã thu hút được lượng nội tệ khá lớn chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quân đội như Viện kỹ thuật phòng không không quân, Quân chủng phòng không không quân. Bên cạnh huy động bằng đồng nội tệ Chi nhánh cũng rất quan tâm tới việc huy động bằng đồng ngoại tệ. Hiện nay, ở chi nhánh mới chỉ dừng lại huy động đối với đồng USD và giá trị của đồng ngoại tệ tăng lên theo các năm. Mặc dù, trong thời gian qua tình hình lãi suất trên thị trường luôn biến động đặc biệt là lãi suất đồng USD giảm mạnh trong một số tháng cuối năm 2007 khi cục dự trữ liên bang Mỹ FED liên tục cắt giảm lãi suất, nhưng ngân hàng vẫn thu hút được lượng ngoại tệ khá lớn. Trong năm 2007 đã thu hút được 193.72 tỷ đồng tăng 54% so với lượng vốn huy động bằng USD so với năm 2006. Điều này chứng tỏ Ngân hàng TMCP Quân đội nói chung và chi nhánh Lê Trọng Tấn nói riêng, đã chủ động thực hiện các biện pháp chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp và cạnh tranh giúp cho lượng ngoại tệ huy động được ngày càng tăng lên phục vụ cho nhu cầu kinh doanh cũng như đáp ứng Ngân hàng thương mại cầu vay ngoại tệ của khách hàng. Tuy nhiên tỷ trọng của đồng ngoại tệ so với tổng nguồn vốn còn rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đến 20% so với tổng nguồn. Như thế lượng ngoại tệ huy động có thể sẽ không đáp ứng được nhu cầu đầu tư, thanh toán quốc tế…và đồng ngoại tệ chỉ mới dừng lại huy động ở đồng USD, chưa mở rộng huy động đối với các đồng tiền ngoại tệ mạnh khác như EURO... Điều này là một hạn chế cần khắc phục, tạo sự đa dạng trong huy động vốn về loại tiền của chi nhánh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh nên tích cực tăng cường huy động vốn ngoại tệ đồng thời đa dạng danh mục các đồng ngoại tệ mạnh trên thị trường, không nên chỉ huy động đồng ngoại tệ là USD nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái cho ngân hàng trong trường hợp có sự biến động mạnh về đồng USD có thể dẫn tới tổn thất cho ngân hàng. 2.3.2.4 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng Ngân hàng TMCP Quân đội chia lĩnh vực hoạt động của mình theo 2 mảng khách hàng chính là khách hàng là cá nhân và khách hàng là doanh nghiệp. Trong hoạt động huy động vốn cũng vậy, đối tượng khách hàng được chia thành 2 đối tượng là dân cư ( khách hàng là cá nhân), và tổ chức kinh tế (khách hàng là doanh nghiệp). BẢNG 2.5: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG Đơn vị: Tỷ đồng S T T Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Dân cư 149.13 29.97 140.33 19.63 284.15 27.69 2 TCKT 348.5 70.03 574.64 80.37 741.83 72.31 Tổng vốn huy động 497.63 100 714.97 100 1025.98 100 Nguồn: Báo cáo hoạt động của MB Lê Trọng Tấn năm 2005-2007 Qua bảng số liệu cho thấy số lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng lên một cách nhanh chóng từ 348.5 tỷ đồng năm 2005 đến năm 2007 đã tăng lên 741.83 tỷ đồng. Đồng thời lượng tiền này cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động của chi nhánh, chiếm hơn 70% trong mấy năm gần đây. Đặc điểm của nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế là chủ yếu gửi vào ngân hàng để thanh toán thuận lợi, và tiền gửi của các tổ chức này nằm dưới dạng tiền gửi thanh toán. Mặt khác nguồn này có tính biến động cao tùy thuộc vào nhu cầu và chu kỳ sản xuất kinh doanh trong năm của các đơn vị. Chi phí của khoản tiền huy động này thấp nhưng đòi hỏi chất lượng phục vụ ngày càng cao. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế của chi nhánh chủ yếu là từ các khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài với khách hàng. Trong thời gian sắp tới, chi nhánh có kế hoạch mở rộng quan hệ với đối tượng khách hàng này, đồng thời có chính sách chăm sóc khách hàng chiến lược để duy trì mối quan hệ lâu dài của ngân hàng với khách hàng. Bên cạnh đó, số lượng tiền gửi của dân cư cũng tăng lên trong năm 2006 là 140.33 tỷ đồng và tăng lên 284.15 tỷ đồng năm 2007. Điều này cho thấy các chính sách huy động tiết kiệm kèm theo việc điều chỉnh lãi suất kịp thời, mang tính cạnh tranh trong ngành đã tạo niềm tin cho người dân gửi tiền. Tuy nhiên nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng nguồn. Ngân hàng cần thực hiện nhiều biện pháp để nâng tỷ trọng của nguồn này lên, nâng cao uy tín của ngân hàng trong tầng lớp dân cư, tạo niềm tin cho người dân. Có thể thấy rõ hơn tỷ trọng huy động vốn theo đối tượng khách hàng qua biểu đồ sau Biểu đồ 2.9 : CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG Đơn vị: Tỷ đồng 348.5 140.33 70.03 284.15 80.37 149.13 0 100 200 300 400 Dân cư TCKT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nguồn: Báo cáo hoạt động của MB Lê Trọng Tấn năm 2005-2007 2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn Huy động vốn chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi lượng vốn đó được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở cân đối nguồn theo kỳ hạn. Để phân tích sâu hơn về tình hình huy động vốn, sử dụng vốn ngắn, trung và dài hạn, ta sẽ xem xét biểu số liệu sau: BẢNG 2.6 : HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGẮN HẠN Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1 Huy động vốn ngắn hạn 122.52 257.89 2 Dư nợ ngắn hạn 177.39 229.62 3 Hiệu quả sử dụng vốn =(1)/(2) 0.69 1.12 4 Chênh lệch (1)-(2) -54.87 28.27 Nguồn: Báo cáo hoạt động của MB Lê Trọng Tấn năm 2006-2007 Lượng vốn sau khi huy động được trên thị trường, ngân hàng sẽ sử dụng để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình như: cho vay, đầu tư chứng khoán. Hiện nay ở chi nhánh lượng vốn huy động được sử dụng cho hoạt động tín dụng là chủ yếu. Năm 2006, lượng vốn huy động ngắn hạn của chi nhánh đã không những được sử dụng hết cho tín dụng ngắn hạn mà tín dụng ngắn hạn còn được phát triển rộng hơn nữa chi nhánh đã phải sử dụng lượng vốn trung và dài hạn để phục vụ cho tín dụng ngắn hạn. Năm 2007, lượng vốn huy động ngắn hạn chiếm 30.24% tổng vốn huy động của chi nhánh, và lượng vốn này được sử dụng có hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng ngắn hạn, được sử dụng hầu hết cho tín dụng ngắn hạn. Kết quả này cho thấy, Chi nhánh đã đạt được hiệu quả cao trong họat động sử dụng vốn của mình cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn trên cơ sở đưa ra các sản phẩm tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng với những mức lãi suất hấp dẫn thu hút khách hàng. Biểu đồ 2.10: LƯỢNG VỐN HUY ĐỘNG NGẮN HẠN SỬ DỤNG Đơn vị: Tỷ đồng 122.52 257.89 177.39 229.62 0 100 200 300 Năm 2006 Năm 2007 Huy động vốn ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn Nguồn: Báo cáo hoạt động của MB Lê Trọng Tấn năm 2005-2007 Qua biểu đồ ta thấy dư nợ ngắn hạn của chi nhánh năm 2007 tăng 29% so với năm 2006, chứng tỏ chi nhánh rất quan tâm cho việc sử dụng vốn tập trung vào các s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2641.doc
Tài liệu liên quan