MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 3
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 3
I.SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 3
1.Tổng quan về khu vực miền núi phía Bắc 3
1.1. Về vị trí địa lý 3
1.2.Về Kinh tế - Xã hội 3
1.3.Về cơ sở hạ tầng 5
1.4.Về văn hóa và con người 6
2.Sự cần thiết của việc nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục đối với trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc 6
2.1.Cơ sở lý luận về giáo dục cho người nghèo 6
2.2.Vai trò quan trọng của giáo dục đối với trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc 7
2.3.Triển vọng của việc nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục 8
3.Cơ sở pháp lý của việc phát triển giáo dục cho trẻ em 11
3.1. Cơ sở về mặt hiến pháp 11
3.2. Cơ sở về mặt pháp luật 12
II.CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC 13
1.Các chỉ tiêu đo lường việc tiếp cận giáo dục 13
1.1. Tỷ lệ đi học đúng tuổi 13
1.2.Tỷ lệ đi học 13
1.3.Tỷ lệ đi học đặc trưng theo tuổi (cấp X) 14
1.4.Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở 14
2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và chất lượng của giáo dục 15
2.1.Chỉ tiêu hiệu quả trong giáo dục 15
2.2.Chỉ tiêu tỷ lệ biết chữ 15
2.3.Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học hàng năm 15
2.4.Tỷ lệ lưu ban 16
2.5.Xếp hạng học lực của học sinh 16
2.6.Các chỉ tiêu đánh giá về quy mô giáo dục 16
2.7.Nhóm chỉ tiêu đánh giá nguồn lực và cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục 17
3. Chỉ số mức chênh lệch PAR 17
4. Công bằng xã hội trong giáo dục 18
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 19
1.Các nhân tố về giáo dục 19
1.1. Tỷ lệ nhập học 19
1.2 . Chất lượng dạy học 19
1.3 Các vấn đề về ngân sách 21
2. Các nhân tố phi giáo dục 21
2.1. Các nhân tố về kinh tế 21
2.2. Các nhân tố về tự nhiên và xã hội 22
PHẦN II: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 24
I.TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC CÁC CẤP CHO TRẺ EM NGHÈO KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 24
1.Giáo dục mầm non 24
1.1 Khái niệm về giáo dục mầm non 24
1.2 Thực trạng giáo dục mầm non tại khu vực miền núi phía Bắc 24
2.Giáo dục tiểu học 28
2.1. Thực trạng giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc 28
2.2 Các chỉ số đánh giá thực trạng giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc 29
3. Giáo dục trung học cơ sở 34
3.1 Tổng quan về cấp giáo dục trung học cơ sở tại miền núi phía Bắc những năm qua 34
3.2 Các chỉ số đánh giá thực trạng giáo dục trung học cơ sở tại khu vực miền núi phía Bắc 36
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 39
1.Khả năng tiếp cận giáo dục 39
1.1.Khả năng tiếp cận giáo dục mầm non 39
1.2.Khả năng tiếp cận giáo dục tiểu học 40
1.3.Khả năng tiếp cận giáo dục trung học cơ sở 41
2.Những khó khăn còn tồn tại 44
3. Nguyên nhân của những tồn tại 46
PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO KHU VỰC 49
MIỀN NÚI PHÍA BẮC 49
I.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 49
1.Định hướng phát triển giáo dục Việt Nam 49
1.1. Xu thế phát triển giáo dục 49
1.2.Mục tiêu và định hướng trong kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003-2015 49
2.Định hướng phát triển giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc 53
2.1 Định hướng về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục tại vùng 53
2.2 Định hướng về công tác phổ cập giáo dục 53
2.3 Định hướng về phát triển đội ngũ giáo viên 54
II. PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 55
1.Một số phương hướng chủ yếu 55
1.1 Thực hiện tốt công tác tiếp cận và phổ cập giáo dục cho trẻ em nghèo 55
1.2 Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo 55
1.3 Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành kế hoạch kiên cố hóa trường lớp 55
1.4 Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ 56
1.5 Chấn chỉnh tăng cường nền nếp, kỷ cương bổ sung cán bộ quản lý 56
2. Phương hướng tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo 56
2.1 Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo tại khu vực miền núi phía Bắc 56
2.2 Xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng 57
2.3 Phát triển hệ thống trường lớp, hoàn thiện công tác tiếp cận giáo dục 57
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 58
1.Giải pháp tiếp cận giáo dục mầm non 58
1.1. Mở rộng mục tiêu tiếp cận 58
1.2 Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non 59
1.3. Đào tạo cán bộ quản lý có năng lực 60
1.4 Cải thiện và nâng cao điều kiện học tập của học sinh mầm non 60
2. Giải pháp tiếp cận giáo dục cơ bản (tiểu học và trung học cơ sở ) cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc. 61
2.1 Tăng cường cơ sở vật chất 61
2.2 Tăng cường đầu tư cho giáo dục 61
2.3 Phát triển đội ngũ quản lý giáo dục 62
2.4 Giải pháp thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở 63
2.5 Đáp ứng nhu cầu học tập cho trẻ em khu vực miền núi phía Bắc 64
2.6 Nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục 64
2.7 Giải pháp đối với giáo viên 65
2.8 Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục 66
C. KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2745 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hập học phân theo vùng địa lý
Các vùng địa lý – kinh tế ở Việt Nam có những khác biệt đáng kể về nhiều mặt, như điều kiện địa lý tự nhiên; mật độ dân số, dân tộc, thu nhập. Vì vậy tỷ lệ trẻ nhập học ở các vùng cũng chênh lệch nhau đáng kể. Các dữ liệu mô tả trẻ nhập học giáo dục mầm non giữa các vùng năm 2000 và 2005 dưới đây cũng phản ánh rõ thực trạng đó.
Bảng 4: Tỷ lệ nhập học giáo dục mầm non 2000 chia theo vùng
Tỷ lệ nhập học của giáo dục mầm non (%)
Nam
Nữ
Tổng số
Cả nước
30,73
32,47
31,58
Đồng bằng sông Hồng
47,90
50,04
48,96
Đông Bắc
27,95
33,37
30,58
Tây Bắc
27,10
28,22
27,66
Bắc Trung Bộ
42,05
44,46
43,23
Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo
Bảng 4 cho thấy sự chênh lệch khá rõ nét trong tỷ lệ nhập học mầm non giữa các vùng miền mà đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc so với các vùng miền khác.
Bảng 5: Tỷ lệ nhập học giáo dục mầm non năm 2005 chia theo vùng
Tỷ lệ nhập học của giáo dục mầm non (%)
Nam
Nữ
Tổng số
Cả nước
36,83
35,59
36,23
Đồng bằng sông Hồng
54,73
51,80
53,31
Đông Bắc
41,33
40,94
41,14
Tây Bắc
38,13
36,10
37,13
Bắc Trung Bộ
45,87
48,14
46,99
Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo
Đến năm 2005, tỷ lệ trẻ em được đi học mầm non tại các vùng miền nhìn chung là có sự tăng lên rất đáng ghi nhận, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc bao gồm Đông Bắc và Tây Bắc. Đây là kết quả của sự nỗ lực và cố gắng của Đảng và Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng trong công cuộc đẩy mạnh công tác tiếp cận giáo dục mầm non cho khu vực miền núi phía Bắc. Tuy nhiên vẫn còn sự khác biệt tương đối đáng kể so với các vùng miền khác, điều này đặt ra một vấn đề là cần sự cố gắng hơn nữa trong việc đẩy mạnh tiếp cận giáo dục mầm non tại nơi này
Tỷ lệ giáo viên được huấn luyện theo chương trình giáo dục mầm non
Năm học 2000-2001 mới chỉ có 2.15% giáo viên đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên, tới năm học 2005-2006 đã có 10%. Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn Trung cấp sư phạm mầm non năm học 2005-2006 tăng lên gần 2 lần so với năm 2000-2001. Cùng với sự vươn lên để đạt chuẩn là sự giảm đi hơn 3 lần của tỷ lệ giáo viên có trình độ sơ cấp trở xuống (17,1/59,23)
Đánh giá về chất lượng của giáo dục mầm non tại khu vực miền núi phía Bắc
Những chính sách đối với giáo dục mầm non đã thực sự phát huy tác dụng trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển bình đẳng cho trẻ em giữa các vùng địa lý – kinh tế khác nhau; đồng thời đảm bảo sự công bằng giới đáng khích lệ. Nhóm trẻ em nghèo tại các dân tộc thiểu số đã nhận được sự quan tâm đặc biệt.
Trẻ được phát huy tính tích cực, phát triển tư duy, ngôn ngữ trong các hoạt động học tập, vui chơi. Giáo viên được nâng cao về kỹ năng và phương pháp dạy học mới, mang lại kết quả tốt
Trẻ học mầm non tại khu vực miền núi phía Bắc được làm quen với chữ cái, lễ giáo, âm nhạc, được phòng chống suy dinh dưỡng, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Những nội dung an toàn cho trẻ, giáo dục vệ sinh, xây dựng môi trường luôn được đặt lên hàng đầu trong thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
Giáo dục tiểu học
2.1. Thực trạng giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc
Trong những năm qua, mặc dù công tác giáo dục tiểu học cho trẻ em nghèo dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi phía Bắc đã được quan tâm và đẩy mạnh, giáo dục tiểu học đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập do nhiều lý do khác nhau khiến cho công tác tiếp cận giáo dục tiểu học ở nơi đây nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn và vẫn tồn tại sự chênh lệch khá rõ nét so với các vùng miền khác.
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO), 90% số trẻ em hoàn thành bậc giáo dục tiểu học trên toàn quốc. Tuy nhiên, con số này ở các vùng Tây Nguyên là 43%, ở các vùng núi phía Bắc là 48%. Như vậy, ở miền núi có tới 1/3 trẻ em không học hết lớp 5 và 70% số học sinh bỏ học là trẻ em gái.
Nghiên cứu còn cho thấy, nghèo đói vẫn là rào cản chính để trẻ em gái dân tộc thiểu số chưa được hưởng một nền giáo dục có chất lượng. Các em có thể bị đói ăn, suy dinh dưỡng trước và ngay cả trong khi đi học, không đủ tiền để mua đồ dùng học tập, áo quần và thức ăn, và thường bị áp lực phải bỏ học để chăm sóc cho người thân, hay giúp đỡ cha mẹ về kinh tế.
Bên cạnh rào cản nghèo đói, chất lượng dạy và học chưa đạt yêu cầu tại các địa phương cũng là rào cản đáng kể. Giáo viên thường chỉ dạy bằng tiếng Việt và chỉ dành một số ít thời gian dạy bằng tiếng mẹ đẻ, phương pháp giảng dạy nặng về thuyết trình. Các em gái do ít tiếp xúc xã hội nên việc tiếp thu bài bằng tiếng Việt không tốt, dẫn tới không hiểu bài rồi chán và bỏ học. Trường học xa nhà, đi học quá vất vả, các gia đình cũng chưa có nhận thức đầy đủ lợi ích của giáo dục.
2.2 Các chỉ số đánh giá thực trạng giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc
2.2.1. Tỷ lệ tuyển mới và nhập học vào cấp tiểu học phân theo vùng
a. Tỷ lệ tuyển mới thô
Tỷ lệ tuyển mới thô vào cấp tiểu học (lớp 1) cho biết kết quả sự huy động trẻ em trong độ tuổi tiểu học vào lớp 1 và khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục tiểu học trước nhu cầu học tập của trẻ em. Việc huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường được quan tâm đúng mức để mọi trẻ em trong độ tuổi đều được tạo cơ hội đến trường.
Mấy năm qua tỉ lệ tuyển mới thô vào tiểu học (lớp 1) trong cả nước nhìn chung lớn hơn 100%, đặc biệt là tại khu vực miền núi phía Bắc, tỉ lệ này vượt xa hơn nhiều so với tỉ lệ chung của cả nước, điều đó cho thấy còn nhiều trẻ em 7 tuổi, 8 tuổi, thậm chí là 9 tuổi, 10 tuổi mới được học lớp 1.
Nguyên nhân của tình trạng này là do các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến việc cho con em đi học đúng độ tuổi, nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục của người dân tại khu vực miền núi phía Bắc chưa cao, do đó dẫn đến tình trạng trẻ em không được đi học đúng độ tuổi, nhất là trẻ em nghèo, việc học đối với các em chỉ là phụ, do nhà nghèo, kinh tế gia đình khó khăn nên các em phải ở nhà làm việc để phụ giúp kinh tế cho gia đình.
Bảng 6: Tỷ lệ tuyển mới thô ở cấp tiểu học năm 2005, phân theo vùng
Tỷ lệ tuyển mới thô ở cấp tiểu học, %
Nam
Nữ
Tổng số
Cả nước
101
104
102
Đồng bằng sông Hồng
95
97
96
Đông Bắc
97
93
95
Tây Bắc
112
111
112
Bắc Trung Bộ
91
94
93
Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục Thống kê
Qua số liệu trong bảng 6 ta có thể thấy sự không đồng đều về tỉ lệ tuyển mới thô vào lớp 1 giữa vùng miền núi phía Bắc so với các vùng miền lân cận trong cả nước, rõ ràng vẫn còn một sự chênh lệch rất lớn, điều này phản ánh một thực trạng rằng công tác tiếp cận giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc vẫn còn nhiều khó khăn cần phải giải quyết, nhất là đối với các trẻ em nghèo dân tộc thiểu số.
b. Tỷ lệ nhập học thô
Nhìn chung tỷ lệ nhập học thô trên quy mô Quốc gia giữ ở mức khá ổn định. Tỷ lệ nhập học thô cho thấy sự phát triển bền vững của giáo dục tiểu học, thực sự đã đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân, mặc dù ở một số vùng khó khăn vẫn còn một số những bất cập nhất định, nhất là tại khu vực miền núi phía Bắc- nơi có nhiều trẻ em nghèo dân tộc sinh sống đang trong độ tuổi đến trường.
Bảng 7: Tỷ lệ nhập học thô cấp tiểu học phân theo vùng năm 2005
Nam
Nữ
Tổng số
Cả nước
99
98
99
Đồng bằng sông Hồng
94
95
94
Đông Bắc
100
94
97
Tây Bắc
115
99
107
Bắc Trung Bộ
89
92
91
Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục thống kê
Qua dữ liệu của bảng 7 cho thấy có sự không đồng đều giữa các vùng, khu vực miền núi phía Bắc vẫn là khu vực có tỷ lệ nhập học thô cao đáng lưu tâm, điều này cho thấy sự phát triển của giáo dục tiểu học tại nơi đây chưa vững chắc, vẫn còn rất nhiều việc cần phải giải quyết sao cho hoàn thiện và củng cố được công tác tiếp cận giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc, mà đối tượng cần chú ý đầu tiên chính là các trẻ em nghèo tại nơi này.
2.2.2. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học
Do có những khó khăn về địa lý, về ngôn ngữ, về chậm phát triển kinh tế xã hội nên việc học tập của trẻ em các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc thường gặp nhiều khó khăn.
Những năm vừa qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo cơ hội cho các em học sinh dân tộc thiểu số đến trường. Do sự quan tâm của Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của các địa phương, nên đã mang lại những kết quả bước đầu. Tỉ lệ số học sinh dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc nhập học tăng dần hàng năm so với tổng số học sinh cấp tiểu học. Tỉ lệ này được ổn định và duy trì từ 17,5% đến 18,4%. (bảng 8)
Kết quả này chứng tỏ các chế độ chính sách ưu đãi đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy tác dụng. Nhà nước đã có những chương trình phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là cơ hội để từng bước thu hẹp khoảng cách giữa vùng dân tộc thiểu số với vùng phát triển thuận lợi. Ở vùng miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn có đông đồng bào dân tộc thiểu số, việc huy động học sinh dân tộc thiểu số đến trường vẫn đạt tỷ lệ cao.
2.2.3. Tỷ lệ lưu ban theo lớp ở cấp tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc
Tỷ lệ lưu ban theo lớp cho biết khả năng thực hiện thành công chính sách phổ cập giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc, đồng thời phản ánh có tính biểu kiến chất lượng dạy- học tại nơi này.
Bảng 8: Tỷ lệ lưu ban theo lớp cấp tiểu học ở các vùng (%)
ĐBSH
Đông Bắc
Tây Bắc
BTB
2003-2004
Lớp 1
0,57
2,63
3,24
1,04
Lớp 2
0,13
1,03
1,53
0,38
Lớp 3
0,08
0,59
1,08
0,23
Lớp 4
0,04
0,34
0,68
0,17
Lớp 5
0,02
0,06
0,08
0,11
Toàn cấp
0,15
0,87
1,32
0,35
Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục thống kê
Tỷ lệ lưu ban theo lớp ở các vùng có sự khác nhau rõ rệt, phản anh trình độ phát triển giáo dục của mỗi vùng
Bảng 8 cho thấy sự khác biệt giữa các vùng trong tỷ lệ lưu ban theo lớp, theo đó, vùng miền núi phía Bắc vẫn là vùng có tỷ lệ lưu ban theo lớp cao nhất, điều này cũng phản ánh đúng trình độ phát triển giáo dục tại nơi đây. Một lần nữa bài toán giáo dục tiểu học lại được đặt ra, làm thế nào để có thể tiếp cận được giáo dục tiểu học cho trẻ em dân tộc thiểu số và làm thế nào để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học nơi đây.
2.2.4. Tỷ lệ học sinh học đến lớp cuối cấp của tiểu học phân theo vùng
Tỷ lệ duy trì học sinh học đến lớp 5 cho biết kết quả thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc thông qua việc lưu giữ trẻ em trong độ tuổi đi học ở nhà trường, và cũng có thể so sánh và đối chiếu được với các vùng miền khác để qua đó nhận thấy được sự khác biệt và chất lượng của công tác tiếp cận và phổ cập giáo dục nơi đây
Bảng 9: Tỷ lệ học sinh học đến lớp cuối cấp của tiểu học phân theo vùng
Năm
2002
2003
2004
2005
Cả nước
82,01
84,13
86,11
88,25
Đồng bằng sông Hồng
97,35
97,74
98,29
98,74
Đông Bắc
75,93
79,71
80,61
83,52
Tây Bắc
62,96
66,35
75,04
79,31
Bắc Trung Bộ
91,68
92,51
94,81
96,77
Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy rõ thực trạng của công tác giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc là rất đáng lo ngại, tỷ lệ học đến lớp 5 thấp hơn hẳn các vùng miền khác, điều này phản ánh một thực trạng là học sinh bỏ học giữa chừng, không theo đến lớp cuối cấp, mà nguyên nhân chính là phải ở nhà phụ giúp cho kinh tế gia đình. Rõ ràng công tác tuyên truyền giáo dục tại nơi đây còn nhiều hạn chế cần giải quyết.
2.2.5. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn cấp tiểu học
Trong những năm vừa qua có thể khẳng định sự nỗ lực của các địa phương về thực hiện chủ trương “Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tiểu học”, coi đây là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học
Bảng 10: Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tiểu học
2002
2003
2004
2005
Cả nước
88%
92%
94%
95%
Đồng bằng sông Hồng
97%
99%
98%
96%
Đông Bắc
92%
91%
96%
96%
Tây Bắc
89%
99%
93%
100%
Bắc Trung Bộ
88%
96%
98%
98%
Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo
Bảng 10 có thể cho chúng ta thấy rõ tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc đang ngày càng tăng lên, và có những tiến bộ rất lớn, từ 89% năm 2002, đến năm 2005 đã tăng lên xấp xỉ gần 100%. Điều này chứng tỏ sự quan tâm thích đáng của ngành trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở khu vực miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng khác có điều kiện thuận lợi hơn.
3. Giáo dục trung học cơ sở
3.1 Tổng quan về cấp giáo dục trung học cơ sở tại miền núi phía Bắc những năm qua
Như chúng ta đã biết, những năm qua, tình hình phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho các tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và đã thu được những kết quả đáng ghi nhận.
Mạng lưới trường lớp được mở rộng, cơ sở vật chất trường học được tăng cường, thu hút đại bộ phận trẻ em có nhu cầu đi học được đến trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó thì vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại trong công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại vùng núi phía Bắc. Điển hình trong đó là tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học giữa chừng.
- Tình trạng lưu ban, bỏ học ở các vùng núi phía bắc vẫn là hiện tượng phổ biến. Tỷ lệ học sinh bỏ học, theo nguồn của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2005-2006: Đông Bắc (5,1%), Tây Bắc (7,1%), do vậy hiệu quả giáo dục ở những vùng này cũng thấp nhất cả nước. Việc bỏ học nhiều dẫn tới tình trạng không học hết cấp học, huy động đi học lại khó khăn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc huy động trẻ em nghèo ra lớp. Nguyên nhân lưu ban bỏ học cao thường rất đa dạng, nhưng chủ yếu do học sinh học yếu, kém, không theo được chương trình; do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, các em phải nghỉ học giúp gia đình lao động sản xuất; do đường tới trường xa.
- Số năm trung bình hoàn thành cấp học cho thấy số năm trung bình hoàn thành cấp học của học sinh cả nước là 4,92 năm với trung học cơ sở. Con số tương ứng của Tây Bắc là 6,55. Về mặt kinh tế giáo dục, đây là sự lãng phí lớn khi về mặt phát triển thì đây là khu vực nghèo và gây cản trở cho việc nhập học của học sinh nghèo vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc khi cơ sở vật chất vẫn còn nghèo nàn và chỗ học còn thiếu.
- Về cơ bản, số lượng giáo viên trung học cơ sở đã đủ theo nhu cầu giảng dạy. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên thường xuyên thay đổi, thiếu các điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học. Mặt khác, nếu xem xét số liệu theo từng vùng thì những vùng khó khăn nhất vẫn là những nơi có tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn thấp nhất (năm học 2006-2007 Tây Bắc đạt 93,5%; Đông Bắc đạt 94,3%). Một số giáo viên người Kinh được cử lên công tác chưa yên tâm với công việc, nhất là số giáo viên công tác ở vùng cao, vùng khó khăn.
3.2 Các chỉ số đánh giá thực trạng giáo dục trung học cơ sở tại khu vực miền núi phía Bắc
3.2.1. Tỷ lệ tuyển mới và nhập học vào cấp trung học cơ sở
a. Tỷ lệ tuyển mới thô
Tỷ lệ tuyển mới thô vào trung học cơ sở phản ánh khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục trung học cơ sở trước nhu cầu học trung học cơ sở của trẻ em vùng miền núi phía Bắc. Tại khu vực miền núi phía Bắc, năm học 2005-2006 tỷ lệ này đã được tăng lên đáng kể và xấp xỉ so với các vùng miền xung quanh có điều kiện thuận lợi hơn, thâm chí ở vùng Đông Bắc, tỷ lệ này còn cao hơn so với các tỉnh khác là Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Bảng 11: Tỷ lệ tuyển mới thô vào lớp 6 ở các vùng ( năm học 2005-2006)
ĐB sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Tổng số học sinh lớp 6
307.477
197.602
55.477
249.988
Tổng số trẻ 11 tuổi
344.469
209.505
62.253
273.956
Tỉ lệ (%)
89,26
94,31
89,11
91,25
Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục thống kê
Tuy nhiên bên cạnh tỷ lệ đạt được rất đáng khích lệ thì bên cạnh đó là vẫn còn nhiều trẻ em tại khu vực miền núi phía Bắc trong độ tuổi học lớp 6, thậm chí trong các độ tuổi 12,13 còn chưa đến trường trung học cơ sở, mặc dù đã hoàn thành cấp tiểu học.
b. Tỷ lệ nhập học thô
Tỷ lệ nhập học thô cấp trung học cơ sở là một thước đo quan trọng trong việc xác định năng lực phục vụ của hệ thống các trường trung học cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu học trung học cơ sở của trẻ em vùng núi phía Bắc và đánh giá sơ bộ khả năng đạt mục tiêu phổ cập trung học cơ sở tại nơi đây.
Bảng 12: Tỷ lệ nhập học thô cấp trung học cơ sở ở các vùng năm 2005 (%)
Nam
Nữ
Tổng số
Cả nước
89,53
85,42
87,51
Đồng bằng sông Hồng
87,41
88,03
87,71
Đông Bắc
97,27
86,87
92,02
Tây Bắc
81,66
66,95
74,51
Bắc trung bộ
92,21
91,61
91,91
Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục thống kê
Nhìn chung thì tỷ lệ nhập học thô cấp trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc có một khoảng cách rất lớn so với mặt bằng chung của cả nước. Điều này phản ánh một thực trạng rất đáng lo ngại trong công tác tiếp cận và phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại khu vực này. Thêm vào đó là vấn đề bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục tại khu vực miền núi phía Bắc còn nhiều nan giải cần được giải quyết.
3.2.2. Tỷ lệ trẻ em nghèo dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở
Tỷ lệ số học sinh nghèo vùng dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi phía Bắc nhập học tăng dần hàng năm so với tổng số học sinh cấp trung học cơ sở. Tỷ lệ này được ổn định và duy trì từ 12,2% đến 14,2%, cao hơn so với tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số trong tổng dân số của Việt Nam. Nhưng nếu so sánh với tỷ lệ nhập học ở cấp tiểu học thì tỷ lệ này thấp hơn trung bình 4%. Điều này phản ánh sự hạn chế về khả năng kinh tế, về việc các em học sinh trung học cơ sở đã lớn, sớm phải giúp đỡ kinh tế cho gia đình.
Đó cũng là lý do của việc bỏ học giữa chừng của trẻ em nơi đây khi bước vào cấp học trung học cơ sở. Rõ ràng công tác tiếp cận và phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại khu vực miền núi phía Bắc gặp phải không ít khó khăn.
3.2.3. Tỷ lệ duy trì đến lớp 9 cấp trung học cơ sở
Tỷ lệ suy trì học sinh đến lớp 9 cho biết khả năng phổ cập giáo dục trung học cơ sở thông qua việc lưu giữ trẻ em trong độ tuổi tiếp tục học tập trong nhà trường.
Bảng 13: Tỷ lệ suy trì đến lớp 9 tại các vùng
Năm
ĐB sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc
Trung Bộ
2002-2003 (lớp 6)
378.592
228.784
54.007
289.529
2005-2006 (lớp 9)
352.051
196.434
44.280
260.911
Tỉ lệ %
92,98
85,86
81,98
90,11
Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo
Tỷ lệ duy trì đến lớp 9 các vùng tuy khá cao nhưng còn nhiều chênh lệch, nhất là khu vực miền núi phía Bắc so với các vùng khác. So với bình quân chung của cả nước là 83,29% thì khu vực Tây Bắc-nơi tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc và là nơi tập trung nhiều trẻ em nghèo còn thấp hơn 1,38%, trong khi đó các vùng khác nhìn chung đều cao hơn so với mức bình quân chung. Thực tế cho thấy tỷ lệ lưu ban, tỷ lệ bỏ học của vùng này cao hơn hẳn so với các vùng khác. Bởi vậy, tỷ lệ suy trì đến lớp 9 thấp là một điều tất yếu. Và trong những năm sắp tới, việc chống lưu ban, bỏ học, huy động học sinh bỏ học tái hòa nhập để duy trì học sinh học hết 4 lớp trung học cơ sở của khu vực miền núi phía Bắc là vấn đề ưu tiên giải quyết hàng đầu trong công tác tiếp cận và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
3.2.4. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn cấp trung học cơ sở
Trong những năm vừa qua, có thể khẳng định sự nỗ lực của các địa phương tại khu vực miền núi phía Bắc trong việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên trung học cơ sở.
Bảng 14: Phần trăm giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn đào tạo
2002
2003
2004
2005
Cả nước
94,0%
95.0%
97,0%
97,6%
Đồng bằng sông Hồng
97,1%
98,0%
97,5%
95,4%
Đông Bắc
91,0%
87,9%
95,6%
97,8%
Tây Bắc
99,2%
95,6%
96,4%
95,9%
Bắc trung bộ
93,0%
97,4%
98,3%
98,4%
Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo
Tại đây, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đã có sự tăng lên đáng kể. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm thích đáng của ngành trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở tại vùng khó khăn như miền núi phía Bắc, từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng thuận lợi.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Khả năng tiếp cận giáo dục
Khả năng tiếp cận giáo dục mầm non
Thực hiện kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người, khu vực miền núi phía Bắc đã xác định được mục tiêu của giáo dục mầm non tại nơi này đó là:
Cung cấp cơ hội tiếp cận với giáo dục mầm non cho trẻ em 0-5 tuổi, ưu tiên trẻ em nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đảm bảo cho tất cả trẻ em đều hoàn thành một năm giáo dục tiền học đường có chất lượng để chuẩn bị cho bậc tiểu học
Cải tiến liên tục các hoạt động và dịch vụ nhằm thúc đẩy sự phát triển về trí tuệ, tình cảm, thể chất và xã hội của trẻ em 0-5 tuổi
Tăng cường năng lực quản lý tại cấp địa phương
- Tại khu vực miền núi phía Bắc trong những năm qua, những chính sách đối với giáo dục mầm non đã thực sự phát huy tác dụng trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển bình đẳng cho trẻ em giữa các vùng địa lý – kinh tế khác nhau; đồng thời đảm bảo sự công bằng giới đáng khích lệ. Nhóm trẻ dân tộc thiểu số đã nhận được sự quan tâm đặc biệt .
- Trong những năm qua, giáo dục mầm non đã thực hiện tốt hơn công bằng trong giáo dục. Cụ thể là đặc điểm vùng, miền được chú ý hơn trong giáo dục, càng ngày, khu vực miền núi phía Bắc càng được chú ý hơn trong việc phát triển giáo dục mầm non. Chính phủ đã thành lập các Ban chỉ đạo phát triển vùng Tây Bắc, tạo cơ chế mới để phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục ở các khu vực khó khăn.
- Các đối tượng thiệt thòi khác đang được quan tâm trong công tác tiếp cận giáo dục mầm non, đặc biệt là nhóm trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật vùng dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc.
- Giáo dục mầm non đã thực hiện nhiều chuyên đề như làm quen với chữ cái, giáo dục lễ giáo, âm nhạc, phòng chống suy dinh dưỡng... góp phần quan trọng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Những nội dung an toàn cho trẻ, giáo dục vệ sinh, xây dựng môi trường, luôn được đặt lên hàng đầu trong thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Từ những thành tựu đáng kể đã được được ở trên, chúng ta có thể hình dung được một bức tranh giáo dục mầm non tươi sáng đang ở phía trước, bức tranh mà bây giờ chúng ta đang cố thực hiện nó thông qua công tác tiếp cận giáo dục mầm non cho mảnh đất vùng cao này.
Khả năng tiếp cận giáo dục tiểu học
Trong những năm vừa qua, giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc đã đạt được những thành tựu không nhỏ. Giáo dục tiểu học đã đạt được nhiều chỉ tiêu quan trọng.
1.2.1. Về mục tiêu tiếp cận
- Về cơ bản, khu vực miền núi phía Bắc đã huy động được học sinh trong độ tuổi đến trường với tỷ lệ nhập học khá cao
- Tỷ lệ trẻ em nam và trẻ em nữ nhập học là xấp xỉ bằng nhau. Bình đẳng giới trong giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc tuy còn nhiều vấn đề nhưng về cơ bản đã đạt được.
- Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số nhập học tăng dần hàng năm
1.2.2. Mục tiêu về chất lượng và sự phù hợp
- Tỷ lệ học sinh, giáo viên, trường lớp đều đạt và tăng vượt chỉ tiêu
- Nội dung chương trình và sách giáo khoa đã được đổi mới, phù hợp với khả năng tiếp cận và thích nghi của học sinh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên cũng được nâng lên một bước. Phương pháp dạy học cũng được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
- Giáo viên tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc cũng đã được bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học nhằm chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tại nơi đây.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học cũng từng bước được nâng cao
- Các cơ quan chức năng và quản lý của các địa phương cũng nâng cao hơn nhận thức về tầm quan trọng của công tác tiếp cận giáo dục cho trẻ em khu vực miền núi phía Bắc, nhất là nhóm trẻ em nghèo dân tộc thiểu số.
- Năng lực quản lý, điều hành của cấp cơ sở cũng từng bước được nâng cao, công tác chỉ đạo, quản lý đã đạt được hiệu quả và đi vào nề nếp
- Do đó, có thể khẳng định rằng công tác tiếp cận giáo dục tiểu học cho trẻ em nghèo nơi đây sẽ sớm được hoàn thành và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc. Việc cần làm hiện nay là cần phải nhanh chóng tiến hành và thực hiện các mục tiêu mà công tác tiếp cận giáo dục tiểu học đã đề ra sao cho phù hợp với những đặc điểm của khu vực miền núi phía Bắc, cả mặt thuận lợi lẫn mặt khó khăn.
Khả năng tiếp cận giáo dục trung học cơ sở
Khái quát tình hình thực hiện các mục tiêu về giáo dục trung học cơ sở tại khu vực miền núi phía Bắc, chúng ta có thể rút ra một số những thành tựu sau đây
1.3.1. Về mục tiêu tiếp cận
- Tỷ lệ nhập học cấp trung học cơ sở của học sinh vùng miền núi phía Bắc đã tăng cao trong những năm vừa qua. Điều này chứng tỏ việc đi học đúng độ tuổi ở trung học cơ sở đã được thừa hưởng kết quả của việc phổ cập tiểu học đúng độ tuổi những năm vừa qua. Tuy nhiên vẫn còn một số trẻ em chưa được đến trường trung học cơ sở sau khi bỏ dở tiểu học, hoặc học hết tiểu học tại khu vực này vẫn còn cao hơn các vùng khác.
- Các vùng sâu, vùng xa khả năng nhập học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28552.doc