Chuyên đề Giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương đến năm 2015

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

I. Cơ sở lý luận 4

1. Khái niệm và đặc điểm của FDI 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Đặc điểm của FDI 5

2. Các hình thức của FDI 7

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút nguồn vốn FDI 8

3.1 Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên của nước tiếp nhận đầu tư. 8

3.2 Môi trường kinh tế vĩ mô 9

3.3 Nguồn lực phục vụ cho các dự án dược đầu tư 9

3.4 Các điều kiện về chính trị - xã hội khác 10

II. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế-xã hội 11

1. Với phát triển kinh tế 12

2. Với phát triển xã hội 15

3. Tác động tiêu cực của FDI 17

III. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương 19

1. Thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh 19

2. Thu hút FDI tại tỉnh Hưng Yên 21

3. Thu hút FDI tại Vĩnh Phúc 22

4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hải Dương để thu hút nguồn vốn FDI 23

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2001-2009 25

I. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút nguồn vốn FDI 25

1. Môi trường tự nhiên, văn hóa- xã hội 25

1.1 Điều kiện tự nhiên 25

1.2 Yếu tố văn hóa- xã hội 25

2. Môi trường kinh tế 26

2.1 Cơ sở hạ tầng 26

2.2 Tình hình phát triển kinh tế trong tỉnh 28

II. Thực trạng về thu hút FDI trong giai đoạn 2001-2009 tại Hải Dương 30

2. Về quy mô vốn đầu tư 30

2. Cơ cấu đầu tư của FDI 33

2.1 Cơ cấu đầu tư theo đối tác 33

2.2 Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư 34

2.3 Cơ cấu FDI theo ngành 35

III. Đánh giá về cơ chế chính sách của tỉnh Hải Dương về thu hút nguồn vốn FDI 37

3. Chính sách xúc tiến đầu tư và công tác quản lý đầu tư 37

4. Chính sách phát triển khu công nghiệp 39

5. Chính sách hành chính 40

6. Chính sách đất đai 41

7. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực 42

IV. Đánh giá về vai trò của nguồn vốn FDI đối với phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương 43

1. Nguồn vốn FDI tác động tới việc huy động vốn và đóng góp vào tăng 44

trưởng kinh tế Hải Dương 44

2. Nguồn vốn FDI tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế 44

Hình 2.2 Cơ cấu kinh tế Hải Dương năm 2000 45

3. Nguồn vốn FDI tác động tới xuất khẩu 47

4. Nguồn vốn FDI tác động tới các vấn đề xã hội 48

V. Đánh giá chung về thu hút FDI tại Hải Dương giai đoạn 2001-2009 50

1. Thành tựu 50

2. Những hạn chế, tồn tại 54

3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 57

CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI TẠI HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2015 60

I. Cơ hội và thách thức của Hải Dương đối với việc thu hút nguồn vốn FDI 60

1. Cơ hội 60

2. Thách thức 62

II. Mục tiêu và định hướng thu hút FDI trong giai đoạn 2010-2015 của tỉnh Hải Dương 63

1. Mục tiêu thu hút FDI đến năm 2015 của tỉnh Hải Dương 63

1.1. Mục tiêu chung 63

1.2. Mục tiêu cụ thể 64

2. Định hướng thu hút FDI tại Hải Dương 64

III. Một số giải pháp để tăng cường thu hút nguồn vốn FDI ở Hải Dương đến năm 2015 65

1. Hoàn thiện môi trường luật pháp và các chính sách 65

2. Tiếp tục công cuộc cải cách bộ máy hành chính 68

3. Đẩy mạnh công tác về quy hoạch, xúc tiến đầu tư 68

4. Cải thiện, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng 70

5. Nhóm giải pháp về lao động, đào tạo nguồn nhân lực 71

6. Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng 72

7. Đẩy mạnh liên kết kinh tế Hải Dương với các tỉnh trong vùng đồng bằng 72

sông Hồng 72

8. Một số giải pháp khác 74

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2279 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế bền vững. Tạo được tâm lý an tâm hơn khi các nhà đầu tư đến với Hải Dương. Gắn liền với tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục có bước chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; tăng tỷ trọng dịch vụ, phù hợp với xu thế chung của cả nước và của quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Như vậy, những đặc điểm về: điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực và tình hình phát triển kinh tế nêu trên đã tạo cho Hải Dương một số ưu thế trong quan hệ hợp tác và đầu tư phát triển, cùng với những thành tựu đã đạt được trên các lĩnh vực trong giai đoạn 2001- 2009 là tiền đề quan trọng để tiếp tục kế thừa, phát huy trong giai đoạn phát triển mới. Thực trạng về thu hút FDI trong giai đoạn 2001-2009 tại Hải Dương 2. Về quy mô vốn đầu tư Từ sau cuộc khủng hoàng tài chính tiền tệ Châu Á, hoạt động ĐTNN trong cả nước và tại Hải Dương có xu hướng phục hồi chậm và bắt đầu từ năm 2004 đến nay dòng FDI lại bắt đầu tăng trở lại. Theo bảng số liệu 2.1 trong 3 năm 2001-2003 đã có 39 dự án ĐTNN được cấp phép tại địa bàn, với tổng số vốn đăng ký là 459,2 triệu USD. Vốn đăng ký năm 2005 là 112 triệu USD, bằng 139,5% năm 2004. Đến năm 2006, vốn FDI đã tăng ngoạn mục và đạt 663.6 triệu USD, tức tăng gần 6 lần so với năm 2005, bằng 144,5 % cả giai đoạn 2001-2003. Nguyên nhân của dòng vốn FDI tăng mạnh tại Hải Dương là do Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO với những điều kiện thuận lợi cho thu hút FDI như: cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, giảm thuế suất thuế nhập khẩu, giảm bảo hộ và xoá bỏ phân biệt đối xử quốc gia. Năm 2008 mặc dù nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức vì chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Mỹ nhưng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương vẫn có bước tăng trưởng rất khả quan. Hết năm 2008 ghi nhận mức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng kỉ lục với hơn 480 triệu USD vốn đăng kí và hơn 330 triệu USD vốn đã thực hiện (bảng 2.2). Đây là thành tích ấn tượng của Hải Dương trong năm 2008, tuy nhiên thực trạng và triển vọng của nguồn vốn FDI vẫn là một vấn đề đáng bàn. Năm Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) Tổng số vốn thực hiện (Triệu đô la Mỹ) Tổng số 203 2.490 1.240,4 2001-2003 39 459,2 200,5 2004 11 80,3 40,3 2005 14 112 97,5 2006 51 663,6 143,4 2007 32 480,5 259,9 2008 47 481,6 330,3 2009 9 181 265 Nguồn: Sở Kế hoạch-đầu tư Hải Dương Bảng 2.2: Vốn FDI tại tỉnh Hải Dương được cấp giấy phép từ 2001 đến 2009. (chỉ tính các dự án có hiệu lực) Tuy lượng vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh trong thời gian qua là tương đối lớn nhưng một thực trạng không phải với riêng Hải Dương mà tất cả địa phương khác trên cả nước đó là tình trạng giải ngân chậm nguồn vốn FDI. Điều này dẫn tới tình trạng số lượng vốn thực hiện so với số lượng vốn đăng ký là chưa cao và tỷ lệ này thường dưới 50%. Đây là một trở ngại mà các địa phương cần phải nhanh chóng giải quyết để nâng cao hiệu quả của hoạt động của nguồn vốn này. Trong giai đoạn 2001-2003 tổng số dự án ĐTNN vào Hải Dương 39 dự án với tổng số vốn đăng ký là 459,2 triệu USD, lượng vốn thực hiện là 200,5 triệu USD chiếm 43,6 % lượng vốn đăng ký. Từ năm 2007 trở lại đây, tỷ lệ này đã tăng lên do Hải Dương đang chú trọng công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững kinh tế- xã hội. Năm 2007, tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký là 54 %, năm 2008 là 68,58%. Năm 2009 là năm chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới do đó số lượng các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh giảm mạnh. Tình hình thu hút vốn và cấp giấy chứng nhận đầu tư mới năm 2009 giảm rõ rệt so với năm 2008: số dự án cấp mới bằng 19%, vốn thu hút bằng 44,2%. Các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư quy mô khá nhỏ, nhưng tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký đạt rất cao 79,18%. Tuy nhiên phần lớn các dự án được thực hiện là các dự án đăng ký trước đó và thời gian triển khai để thực hiện dự án còn kéo dài. Đây là một trở ngại mà địa phương cần lưu ý trong việc kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Nó là một rào cản lớn để nhà đầu tư quyết định có nên đầu tư vào địa phương ta hay khong . 2. Cơ cấu đầu tư của FDI 2.1 Cơ cấu đầu tư theo đối tác Hình 2.1 Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài điển hình vào Hải Dương (tính đến hết 12/2009) Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác.. Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực và thế giới...” được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật ĐTNN, đến nay 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Hải Dương với tổng vốn đăng ký gần 2,5 tỷ đô la Mỹ. Đứng đầu là Nhật Bản có lượng vốn FDI cao nhất chiếm 31.7% tổng số vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo là đến Đài Loan với 27.2% số vốn, Samoa với 13.3%...(hình 2.1) Các đối tác đầu tư vào Hải Dương chủ yếu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, như Đài Loan, Trung Quốc , Hồng Kông.. với các dự án quy mô nhỏ và vừa. Điều này thực sự cần thiết vì các doanh nghiệp này thường năng động, thích ứng nhanh với những biến động của thị trường, hoạt động có hiệu quả, từ đó sẽ là cơ sở cho các tập đoàn, các Công ty lớn nhìn nhận đúng môi trường đầu tư, kích thích họ an tâm đầu tư nhiều hơn nữa vào Hải Dương. Tuy nhiên các nước châu Âu, châu Mỹ cũng đã tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương, nhưng chính thức đầu tư không đáng kể. Hiện tại tỉnh đã và đang thực hiện các chính sách kêu gọi đầu tư, định hướng đầu tư vào các ngành có công nghệ cao, đòi hỏi vốn lớn, quy mô rộng; có những chính sách ưu đãi đầu tư cho các đối tác nước ngoài, để ngày càng có nhiều nhà đầu tư biết đến Hải Dương hơn nữa, đặc biệt là các nước Châu Âu và Châu Mỹ. 2.2 Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư Tại Hải Dương từ khi tiếp nhận đầu tư nước ngoài cho đến nay thì cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư có nhiều biến động. Theo đánh giá ĐTNN trong 20 năm của Sở kế hoạch và đầu tư , trong những năm đầu hợp tác đầu tư với nước ngoài (1988-1992) thì hình thức liên doanh luôn đóng vai trò chủ đạo chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài ( chiếm trên 80% tổng số dự án ĐTNN, hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 7% ). Hình thức đầu tư này có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với các hình thức khác nên đã trở thành hình thức thu hút chủ yếu của Hải Dương trong giai đoạn đầu. Với ưu điểm vừa khai thác được lợi thế của Hải Dương như: vị trí địa lý thuận lợi, môi trường chính trị ổn định, nguồn lao động rẻ, nguồn nguyên liệu phong phú… vừa tranh thủ tận dụng và phát huy sức mạnh của các nhà đầu tư (vốn, công nghệ, trình độ quản lý..). Do đó, trong 10 năm đầu hình thức liên doanh đã chiếm tới 60% số dự án, 70% tổng số vốn cam kết. Trong các liên doanh này, tỷ lệ vốn pháp định do phía Việt Nam đóng góp thường không quá 30%, chủ yếu là dưới dạng giá trị sử dụng đất và nhà xưởng sẵn có. Phía nước ngoài đóng góp bằng tiền mặt và trang thiết bị nhập khẩu. Do vậy, trong thời kỳ xây dựng cơ bản các liên doanh đã phụ thuộc toàn bộ vào tiến độ góp vốn của đối tác đầu tư nước ngoài . Trên thực tế cũng vậy, hầu như toàn bộ quá trình điều hành dự án và thực hiện dự án đều do phía nước ngoài thực hiện và quyết định. Các doanh nghiệp tham gia vào liên doanh tại Hải Dương chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước nên sự bất cập về quan điểm, phương thức và mục tiêu kinh doanh đã dẫn đến những xung đột trong cách tổ chức và điều hành kinh doanh. Do vậy, vai trò của các liên doanh đã nhỏ lại càng có xu hướng giảm dần. Cũng chính với những bất cập như vậy mà trong giai đoạn tiếp nhận đầu tư sau này các xí nghiệp liên doanh hiện có và các dự án đầu tư mới có xu hướng chuyển sang hình thức 100% có vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động chuyển đổi này ngày càng trở lên sôi động hơn trong những năm gần đây. Theo bảng số liệu 2.2, tính đến nay hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm 160 dự án và 1912,4 triệu USD chiếm 76,8% tổng số vốn đăng ký và đã thể hiện ưu thế hơn so với hình thức doanh nghiệp liên doanh với 40 dự án và 550,6 triệu USD chiếm 22,11%, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có 3 dự án với số vốn đăng ký không đáng kể.(bảng 2.3) Bảng 2.3 Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư tại Hải Dương tính đến 31/12/2009 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) DN 100% vốn nước ngoài 160 1912,4 DN liên doanh 40 550,6 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 27 Tổng 203 2490 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương 2.3 Cơ cấu FDI theo ngành Các dự án và qui mô vốn FDI đầu tư theo khu vực ngành được phản ánh qua bảng 2.4. Bảng 2.4 Tình hình thực hiện vốn FDI của Hải Dương giai đoạn 2001-2009 Đơn vị: triệu USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 3,7 24,8 56,3 40,4 79,5 143,4 259,9 330,3 268,5 Nông-lâm-thủy sản 0 0 0 0 0 0,1 0,7 15 15 CN-XD 3,7 24,8 56,3 38,3 77,6 139,7 247,7 264,6 206,5 Dịch vụ 0 0 0 2,1 1,9 3,6 11,5 50,7 47 Nguồn: Sở kế hoạch-đầu tư Hải Dương. Theo số liệu thống kê bảng, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương chủ yếu được đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp- xây dựng. Đây là ngành thu hút nguồn vốn FDI đầu tiên đến với tỉnh vì đây là ngành dễ thu được lợi nhuận cao. Ngành dịch vụ đến năm 2004, mới bắt đầu được đầu tư với số vốn ban đầu 2,1 triệu USD. Kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1988, nhưng đến năm 2006 khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), thì ngành nông-lâm-thủy sản của Hải Dương mới thực sự được chú ý, với số vốn đầu tư ban đầu rất khiêm tốn 0,1 triệu USD. Mặc dù, Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp chiếm 84,5% , đất nông nghiệp màu mỡ, ngoài ra còn có nhiều nông sản được trong và ngoài nước biết đến như: vải thiều Thanh Hà, bánh gai…tạo nên thế mạnh của Hải Dương trong phát triển nông nghiệp. Điều này chứng tỏ chính sách thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của Hải Dương chưa thực hấp dẫn thu hút được các nhà đầu tư. Trong những năm gần đây, tỉnh đã thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư, đặc biệt là ngành nông nghiệp, dịch vụ trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Tính đến năm 2009, các dự án trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất 76,9% tổng số vốn đầu tư, dịch vụ chiếm 17,5% , cuối cùng là ngành nông nghiệp chiếm 5,6% tổng số vốn đầu tư và đang có sự dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đánh giá về cơ chế chính sách của tỉnh Hải Dương về thu hút nguồn vốn FDI Để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cơ chế chính sách thông thoáng đóng vai trò rất quan trọng. Các nhà đầu tư luôn chọn những vùng mà họ có thể tận dụng được lợi thế của vùng đó cũng như có nhiều chính sách ưu đãi nhất. Có thể nói cơ chế chính sách là điều mà nhà đầu tư quan tâm thứ hai để có thể ra quyết định đầu tư đối với vùng đó. Nhận thức được vai trò quan trọng của các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, những năm vừa qua tỉnh Hải Dương đã ban hành và nỗ lực cải tiến các cơ chế chính sách về thu hút đầu tư nói chung và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Điển hình có một số chính sách sau: 3. Chính sách xúc tiến đầu tư và công tác quản lý đầu tư Trước hết phải kể đến hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh. Hoạt động vận động xúc tiến đầu tư trong toàn tỉnh được tăng cường, có bước đổi mới về nội dung và hình thức. Thực hiện quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư vào địa bàn tỉnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và TW như: các tập san, chuyên đề, Website thông tin điện tử; thành lập và đưa Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và tư vấn, xúc tiến đầu tư vào hoạt động.…Mở rộng hoạt động xúc tiến đầu tư tại các nước phát triển tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Châu Úc và các diễn đàn kinh tế quốc tế và khu vực do Chính phủ và các tổ chức quốc tế như: ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), quỹ tiền tệ thế giới (IMF),…. Xây dựng và ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008 - 2015, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tìm hiểu đầu tư vào Hải Dương. Duy trì và nâng cao chất lượng diễn đàn đối thoại hàng năm với các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó công tác quản lý nhà nước về đầu tư có bước chuyển biến tích cực, từ việc xác định chủ trương đầu tư đến việc giám sát tổ chức thực hiện. Tình trạng đầu tư tràn lan, không theo quy hoạch được khắc phục khá rõ. Ngay đầu nhiệm kỳ, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của các huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu đến năm 2020 và quy hoạch chi tiết xây dựng khu, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ, điểm dân cư nông thôn,…làm căn cứ để thu hút và bố trí các dự án đầu tư. Ban hành các quy định trong quản lý đầu tư như: quy định phân cấp quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng,… Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư được chú trọng tăng cường; xử lý nhiều dự án vi phạm các quy định của nhà nước về trình tự, thủ tục trong cấp phép đầu tư, giao đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng…Ban hành và thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh, trong quản lý các khu, cụm công nghiệp. 4. Chính sách phát triển khu công nghiệp Bảng 2.5 Các khu công nghiệp được quy hoạch tại Hải Dương ệ ậ ệ ệửụ 1 Nam Sách 2003 63,00 63,00 2 Đại An 2003 604,00 340,00 3 Phúc Điền 2003 86,00 86,00 4 Tân Trường 2005 311,00 198,00 5 Tàu Thủy Lai Vu 2006 212,00 212,00 6 Việt Hòa (Kenmark) 2006 46,00 46,00 7 Phú Thái 2006 70,00 70,00 8 Cộng Hòa 2007 357,00 - 9 Cẩm Điền-Lương Điền 2008 205,00 - 10 Lai Cách 2008 132,00 - Tổng 2.860,00 1.015,00 Nguồn: Sở Kế hoạch –Đầu tư Hải Dương Thực hiện chủ trương thu hút đầu tư vào các KCN đã quy hoạch, (theo bảng 2.5 ) và quy hoạch chi tiết xây dựng cụm CN Cao Thắng, Ngũ Hùng (Thanh Miện); Văn Tố, Ngọc Sơn (Tứ Kỳ); An Phụ, Hiệp An, Long Xuyên (Kinh Môn); Hoàng Tân (Chí Linh),...các dự án FDI đã được bố trí vào những địa điểm quy hoạch đó nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và quy hoach được 10 khu công nghiệp, với tổng số diện tích đất quy hoạch là 2086 ha, trong đó diện tích đất đã được sử dụng là 1015 ha, đạt gần 50% diện tích đất được quy hoạch. Tuy nhiên mới có 7 khu công nghiệp chính thức đi vào hoạt động như: khu CN Nam Sách, Đại An, Phúc Điền..Việc một số nhà đầu tư lớn thuộc lĩnh vực điện tử, sản phẩm có công nghệ cao từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc như: Brother, Qualcomm, Kenmark, Sumidenso…đã vào Hải Dương đầu tư là một nét mới trong thu hút các dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương, trong đó xuất hiện khuynh hướng những nhà đầu tư có khả năng cao hơn về vốn, công nghệ, đã quan tâm và lựa chọn KCN của tỉnh làm địa điểm đầu tư. Điều đó chứng tỏ chiến lược phát triển KCN, CCN của tỉnh là đúng đắn, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Nhưng trong quá trình xây dựng và quy hoạch các KCN, CCN còn có nhiểu bất cập. Tiến độ thực hiện phủ kín quy hoạch chưa đảm bảo, một số dự án quy hoạch triển khai còn chậm. Điển hình là 3 khu công nghiệp đó là khu CN Cộng Hòa, Cẩm Điền-Lương Điền, Lai Cách (theo bảng 2.5) vẫn đang trong quá trình quy hoạch; hạ tầng các KCN: Tân Trường, Việt Hoà, Tàu thuỷ chưa hoàn thành. Một số nội dung trong các đồ án quy hoạch chất lượng chưa cao; còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa quy hoạch xây dựng đô thị, cụm, khu công nghiệp... với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH và các quy hoạch ngành như: quy hoạch sử dụng đất, thuỷ lợi, giao thông, điện lực, bưu chính viễn thông… Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch ở một số lĩnh vực chưa tốt, hầu hết các xã không tổ chức công bố quy hoạch. Quản lý theo quy hoạch còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc phân cấp quản lý quy hoạch cho cấp huyện, TP chưa gắn liền với số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở nên chất lượng, hiệu quả chưa cao. 5. Chính sách hành chính Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư đạt kết quả nhất định, góp phần giảm chi phí ra nhập thị trường của các doanh nghiệp. Bước đầu triển khai thực hiện mô hình một cửa liên thông trong cấp phép đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp. Thực hiện tốt Đề án giải quyết tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông trong cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, con dấu và mã số thuế (thực hiện từ tháng 3 năm 2007). Việc triển khai mô hình “một cửa liên thông” đã giảm phiền hà, rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho DN và công dân, 100% hồ sơ được trả kết quả đúng thời gian quy định là 5 ngày, trong đó gần 30% hồ sơ trả sớm một, hai ngày, giảm số lần người dân và DN đến cơ quan. Sau gần 2 năm thực hiện đề án “một cửa liên thông”, Hải Dương đã có hơn 1.300 DN được thành lập, bằng 40% tổng số DN được thành lập từ trước tới nay; với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 11.700 tỉ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 3.079 DN, với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 20 nghìn tỉ đồng, tạo việc làm cho hơn 150 nghìn lao động… Năm 2008, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng tốc độ phát triển DN vẫn đạt hơn 20%. Đây là bước tiến mới nhằm giảm phiền hà đối với DN, cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên, việc thực hiện đề án này cũng còn gặp nhiều khó khăn, vì đụng chạm đến quyền lợi của một số ngành, cá nhân liên quan. Bước đầu thực hiện tốt phân cấp trong quản lý đầu tư xây dựng theo hướng giảm bớt thủ tục trung gian, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư được thường xuyên quan tâm. 6. Chính sách đất đai Thực hiện một số chính sách ưu đãi đầu tư: đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, nhà đầu tư ứng trước để trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, sau đó được tỉnh hỗ trợ lại bằng cách trừ vào tiền thuê đất hàng năm; Giá thuê đất của các dự án nằm ven Tỉnh lộ khoảng 0,4 USD/m2/năm; Giá thuê đất của các dự án nằm ven Quốc lộ khoảng 0,45 USD/m2/năm; Tiền bồi thường hỗ trợ đất khoảng 04 USD/m2; miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định đối với các dự án khuyến khích đầu tư; miễn thuế, giảm thuế thu nhập DN theo các nghị định của Chính phủ về ưu đãi đầu tư. Đối với các dự án trong KCN: Giá thuê đất có cơ sở hạ tầng khoảng 45 - 55 USD/m2 tùy từng vị trí cho 47-49 năm, điều kiện và phương thức thanh toán theo thoả thuận giữa nhà đầu tư với công ty phát triển hạ tầng KCN; Phí bảo dưỡng kết cấu hạ tầng 0,3 USD/m2/năm. Đối với ưu đãi về giá thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất: Điều 3 Quyết định số 3149/2002/QĐ-UB ngày 17/7/2002 quy định “Được miễn tiền thuê đất trong 10 năm và giảm 50% số tiền thuê đất cho 10 năm tiếp theo. Không thu tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở tập thể cho công nghân, đất trồng cây xanh và đất phục vụ phúc lợi công cộng”; Điều 4 Quyết định số 920/2003/QĐ-UB ngày 03/4/2003 quy định “Miễn tiền thuê đất trong 10 năm và giảm 50% số tiền thuê đất cho 10 năm tiếp theo trên diện tích phải nộp tiền thuê đất”. Tuy nhiên : Ngày 13/9/2006, Uỷ ban nhân dân tỉnhban hànhQuyết định số 3150/2006/QĐ-UBND về việc Tạm thời đình chỉ thực hiện Điều 3, Điều 4 Quyết định số 3149/2002/QĐ-UB ngày 17/7/2002 của UBND tỉnh Hải Dương và Điều 4, Điều 5 Quyết định số 920/2003/QĐ-UB ngày 03/4/2003 của UBND tỉnh Hải Dương về ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân là do miễn giảm tiền thuê đất và Thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn so với quy định chung và không còn phù hợp với chỉ đạo hiện nay của Chính phủ. Điều này đã gây ra bất bình của từ phía các nhà đầu tư, tạo tâm lý e ngại vào chính sách khuyến khích đầu tư vào tỉnh. Nó cũng chứng tỏ sự yếu kém, không tính toán chi tiết, cẩn thận của các nhà hoạch định chính sách ưu đãi đầu tư vào tỉnh. 7. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực Công tác đào tạo nguồn nhân lực có nhiều tiến bộ, quy mô và chất lượng đào tạo được nâng lên một bước. Mạng lưới giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề được mở rộng. Số cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh tăng từ 31 cơ sở (năm 2006) lên 60 cơ sở (năm 2010), có 11 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp (trong đó 5 cơ sở trực thuộc TW). Đến năm 2010 quy mô đào tạo nghề đạt 37.340 học viên, tăng 6.414 học viên; quy mô đào tạo chuyên nghiệp đạt 47.302 học viên, tăng 26.450 học viên so với năm 2005. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo thường xuyên được đổi mới theo nhu cầu của xã hội, phục vụ tích cực vào nhiệm vụ phát triển KTXH của tỉnh. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng lao động ở khu vực có khả năng tạo ra giá trị tăng thêm lớn như: công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu lao động làm việc trong các khu vực Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 70,5% - 15,8% - 13,7% (năm 2005) sang 53% - 27% - 20% (năm 2010). Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 26,6% năm 2005 lên 40% năm 2010, đạt mục tiêu đề ra (MT : 40%). Năng suất lao động xã hội được nâng lên, tăng từ 13,94 triệu đồng (năm 2005) lên 29,68 triệu đồng (năm 2010), tăng 16,3%/năm. Có rất nhiều trung tâm việc làm trên địa bàn tỉnh: trung tâm dịch vụ việc làm 8/3- Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh ; trung tâm giới thiệu việc làm-Thanh niên đoàn TNCSHCM tỉnh ; trung tâm giới thiệu việc làm-Sở lao động và thương binh xã hội ; trung tâm giới thiệu việc làm-Ban quản lý các khu công nghiệp ; nhằm đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động cũng như cung cấp đầy đủ được các thông tin cần thiết về nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp ĐTNN. Đánh giá về vai trò của nguồn vốn FDI đối với phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương Thu hút ĐTNN đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, hình thành các ngành nghề mới và các sản phẩm mới có hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời tạo điều kiện khai thác các nguồn lực địa phương mà trước đây còn ở dạng tiềm năng như đất đai, nhà xưởng, nguồn nhân lựctính cạnh tranh cao trên thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ...; hiệu quả đem lại là giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; tăng nguồn thu cho ngân sách, công tác quản lý nhà nước cũng được quan tâm toàn diện hơn đối với tất cả các thành phần kinh tế trên đại bàn. Nguồn vốn FDI tác động tới việc huy động vốn và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Hải Dương Thành phần kinh tế có vốn ĐTNN trung bình mỗi năm có trên 200 tỷ đồng ( thời kỳ 1991-2000); 890 tỷ đồng (thời kỳ 2001-2005), chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư xã hội; riêng năm 2007 trên 3050 tỷ đồng được đưa vào đầu tư, chiếm 30,2 % tổng vốn đầu tư xã hội tại địa bàn, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương. Lỹ kế vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đến tháng 01 năm 2008 đạt 840 triệu USD, bằng 41,8 % tổng lượng vốn đầu tư đăng ký. Thu hút đầu tư nước ngoài cùng với việc hình thành các doanh nghiệp mới, sản phẩm mới, công nghệ sản xuất, quản lý mới đã sự phát triển lan tỏa tại địa bàn cùng thế và lực mới cho nền kinh tế. Một số doanh nghiệp tiêu biểu có quy vốn đầu tư và vốn thực hiện lớn như: Công ty xi măng Phúc Sơn, Công ty TNHH Ford Việt Nam, Công ty TNHH Điện tử UCM Việt Nam.. ĐTNN đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh, bình quân giai đoạn 2001-2005 là 10,8%/ năm, vượt mục tiêu đề ra (9-10 %). Tỷ lệ đóng góp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP của tỉnh tăng dần qua các năm: năm 1999: 2,8%; năm 2002: 10% ; năm 2006: 14,1%; năm 2007 là 15,5% và năm 2009 tỷ lệ này là 18 %. Qua số liệu thống kê trên, chứng tỏ rằng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực sự đã trở thành một thành phần kinh tế cơ bản của tỉnh. Nó cùng với thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân đang dần đưa kinh tế Hải Dương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng với các tỉnh có nền kinh tế phát triển trên cả nước. Nguồn vốn FDI tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vì hoạt động ĐTNN là một hình thức chuyển giao công nghệ có hiệu quả từ các nước đầu tư sang nước nhận đầu tư. Thông qua hoạt động đầu tư này, Hải Dương đã tiếp nhận những dự án sử dụng công nghệ, kỹ thuật cao, tiên tiến ứng dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật như các dự án về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử… Điển hình như nhà máy sản xuất, chế tạo và lắp ráp các thiết bị , bộ phận và linh kiện điện tử công nghệ cao với số vốn điều chỉnh lên tới 100 triệu USD; nhà máy chế tạo sản phẩm, các bộ phận chi tiết, linh kiện điện tử , màn hình tinh thể lỏng với lượng vốn điều chỉnh lên tới 120 triệu USD. Với việc sử dụng các dây chuyền công nghệ hiện đại, tạo điều kiện cho Hải Dương học hỏi công nghệ tiên tiến, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa cùng cả nước. Thông qua đó đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp. Hình 2.2 Cơ cấu kinh tế Hải Dương năm 2000 Hình 2.3 Cơ cấu kinh tế Hải Dương năm 2005 Hình 2.4 Cơ cấu kinh tế Hải Dương năm 2009 Tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25668.doc
Tài liệu liên quan