MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Một số vấn đề lý luận, bộ máy đảm nhận và công tác tuyển dụng xuất khẩu lao động ửo huyện Kinh Môn 3
1.1. Lý luận về xuất khẩu lao động 3
1.1.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động 3
1.1.2. Việc làm và tạo việc làm
1.1.3. Lý thuyết di chuyển lao động quốc tế 10
1.1.4. Những nhận định về xuất khẩu lao động của Huyện Kinh Môn
1.2.Bộ máy đảm nhận xuất khẩu lao động 13
1.3. Công tác tuyển dụng XKLĐ, đối với lao động thông qua tỉnh, huyện hoặc các trung tâm dịch vu việc làm. 16
Chương II. Thực trạng xuất khẩu lao động ở huyện kinh môn 20
2.1. đặc điểm về kinh tế, xã hội của huyện kinh môn ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động.
2.1.1. Văn hoá thể thao
2.1.2. Về văn hoá xã hội
2.2. Các chính sách về xuất khẩu lao động của huyện kinh môn 20
2.2.1. Thời kỳ 1980-1990: 21
2.2.2. Thời kỳ từ 1991 đến nay 23
Trong đó 26
2.3 Cơ cấu xuất khẩu lao động theo thị trường. 26
2.4.Cơ cấu xuất khẩu lao động theo ngành nghề 30
2.5. Hiệu quả của các hoạt động xuất khẩu lao động
Chương III: Các giải pháp tăng cường và 40
nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước Về 40
xuất khẩu lao động. 40
3.1. Giải pháp về chính sách chính sách xuất khẩu lao động của huyện kinh môn
40
3.2. . Giải pháp về quản lý lao đông xuất khẩu của huyện kinh môn.
3.2.1. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động. 42
3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực và hiệu quả của các đơn vị làm xuất khẩu lao động. 43
Tăng cường năng lực của các đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động 43
3.2.3. Giải pháp và nâng cao năng lực quản lý tại huyện Kinh Môn trong công tác xuất khẩu lao động. 44
Kết luận 46
Danh mục tài liệu tham khảo 47
52 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời lãnh đạo phải có kinh nghiệm trong vấn đề quản lý, hay nói cách khác người lãnh đạo phải có trình độ chuyện môn cao mới đáp ứng được yêu cầu đề ra. Với trình độ Đại Học, chuyện ngành Kinh tế và chính trị, cộng với 4 năm kinh nghiệm. Hiện nay, trưởng BCĐ đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụcủa mình là thành lập kế hoạch cũng như việc triển khai kế hoạch trong những năm vừa qua.
Phó Ban: Phụ trách công tác phối hợp với sở công an hướng dẫn thủ tục làm xuất nhập cảnh cho người lao động, chủ trì phối hợp với các ngành, xây dựng biện pháp ngăn chặn, xử lý các hiện tượng lừa đảo gây thiệt hại với người lao động tham gia xuất khẩu.
Với chức vụ đảm nhận hiện nay là trưởng công an huyện, với trình độ Đại Học An ninh, cộng với 3 năm kinh nghiệm làm công tác xuất khẩu lao động.
Cho nên việc hướng dẫn người lao đọng làm thủ tục xuất nhập cảnh cũng là chức năng nhiệm vụ của ngành công an, đông thời ngăn chặn, xử lý các hành vi, hiện tượng lừa đảo gây thiệt hại cho người lao động.
Phó Ban thường trực: Với chức vụ là trưởng phòng tổ chức LĐXH cho nên có nhiệm vụ lập kế hoạch điều phối số lượng, vùng tuyển lao động xuất khẩu , tổng hợp chung tình hình để báo cáo thường vụ Huyện uỷ, UBND huyện và báo cáo Sở LĐTBXH.
Các Uỷ viên: Phụ trách công tác cụ thể của từng mảng nên rất rõ ràng và chính xác.
Một uỷ viên thuộc phòng Kế hoạch - Tài chính – Thương mại và khoa học phụ trách công tác cân đối ngân sách, kinh phí cho hoạt động BCĐ và hoạt động triển khai công tác XKLĐ
Một uỷ viên thuộc trung tâm ytế chủ trì việc phối hợp với sở ytế hướng dẫn khám sức khoẻ cho người lao động
Một uỷ viên thuộc phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – phụ trách công tác triển khai đề án trong các HTX dịch vụ nông nghiệp và các vùng nông thôn
Một uỷ viên là Bí thư Đoàn TNCSHCM phụ trách công tác triển khai đề án tổ chức Đoàn thanh niên từ huyện đến cơ sở
Một uỷ viên là chủ tịch Hội cựu chiến binh huyện phụ trách công tác triển khai đề án đến các hội viên cựu chiến binh từ huyện đến cơ sở
Có thể nói, với một mô hình quản lý chặt chẽ trừu trên xuống dưới và đặc biệt với sự phân công hợp lý từng công việc cho từng thành viên trong BCĐ, cộng với trình độ chuyên môn đảm bảo cho công tác xuất khẩu lao động đã tạo nên một khối vững chắc trong vấn đề về xuất khẩu lao động.
1.3. CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG XKLĐ, ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG THÔNG QUA TỈNH, HUYỆN HOẶC CÁC TRUNG TÂM DỊCH VU VIỆC LÀM.
Đăng ký danh sách dự tuyển tại các trung tâm
1
Các trung tâm gửi danh sách dự tuyển cho công ty
2
Công ty tổ chức tuyển chọn và phổ biến các chế độ, thủ tục, nghĩa vụ quyền lợi cho người lao động
3
Các trung tâm tổ chức phát hồ sơ, kiển tra sức khỏe, làm hộ chiếu cho người lao động
4
Trước đây lao động đi xuất khẩu ở huyện đi theo con đường tự do, nghĩa là người lao động tự tìm hiểu hoặc qua báo chí, bạn bè người thận giới thiệu cho mình công ty xuất khẩu lao động. người lao động tự đến công ty rồi tham gia khoá học đào tạo nghề, giáo dục định hướng, song sau đó hoàn tất các thủ tục cần thiết để bay. Điều đó không tránh khỏi người lao động bị lừa rồi bị trả về nước. Với những thực trạng trên Đảng và Nhà nước ta đã ra quyết định cho các tỉnh thành phố thành lập BCĐ về xuất khẩu lao động, từ đó tạo cho người lao động một tâm lý ổn định khi tham gia xuất khẩu lao động.
Thực hiện chỉ thị số 41/CT – TW ngày 22/9/1998 của Bộ chính trị về xuất khẩu lao động và chuyện gia, nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20/9/1999 của chính phủ quy định người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Thực hiện nghị quyết số 20/NQ – TU ngày 11/6/2002 của Ban thường vụ Tỉnh Uỷ Hải Dương, chỉ thị số 14/2002/CP – UB ngày 24/6/2002 của UBND tỉnh Hải Dương.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của thường trực Huyện Uỷ Kinh Môn về công tác xuất khẩu lao động và quyết định số 326 ngày 1/7/2002 của UBND huyện Kinh Môn về việc thành lập BCĐ xuất khẩu lao động. BCĐ huyện Kinh Môn đã xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch xuất khẩu lao động giai đoạn 2002 – 2005.
* Trước tiên BCĐ đề ra mục tiêu xuất khẩu lao động từ năm 2002 – 2005 là xuất khẩu được từ 800 – 1000 lao động, trong đó chủ yếu là lao động khu vực nông thôn và những người có khó khăn về kinh tế. Mục tiêu năm 2002 xuất khẩu được 200 lao động, các năm tiếp theo mỗi năm 250 – 300 lao động.
* Sau đó BCĐ xác định nội dung, giải pháp xuất khẩu lao động:
Tuyên truyền sâu rộng, chỉ thị số 41/CT – TW ngày 22/9/1998 của Bộ chính trị về xuất khẩu lao động và chuyện gia, nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20/9/1999 của chính phủ quy định người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tuyên truyền, nghị quyết số 20/NQ – TU ngày 11/6/2002 của Ban thường vụ Tỉnh Uỷ Hải Dương, chỉ thị số 14/2002/CP – UB ngày 24/6/2002 của UBND tỉnh Hải Dương.
Thông báo công khai về thị trường lao động, số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc và mức lương được hưởng, các khoản người lao động phải đóng góp, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thủ tục hồ sơ... để ngăn chặn kịp thời các thông tin thất thiệt, các hành vi lừa đảo người lao động.
Về thị trường xuất khẩu lao động : Thị trường xuất khẩu lao động ở nhiều nước, nhưng giai đoạn đầu tập chung cho thị trường ở Malaysia là nơi có nhu cầu lao động lớn, các chi phí cho trình độ tay nghề, chuyên môn phù hợp với người lao động Việt Nam, nhất là lao động nghèo ở nông thôn thuộc huyện.
Về giải pháp hỗ trợ vốn cho người đi xuất khẩu lao động:
Căn cứ đề án xuất khẩu lao động giai đoạn 2002 – 2005 của UBND Tỉnh Hải Dương thì giải pháp hỗ trợ vốn cho người lao động xuất khẩu là :
Bản thân người lao động tự tìm nguồn vốn.
Các ngân hàng chuyên doanh cho vay vốn xuất khẩu lao động theo quy định số 440/2001 ngày 17/4/2001 của ngân hàng nhà nước.
UBND tỉnh dùng quỹ giải quyết ciệc làm của tỉnh để hỗ trợ những người thộc diện chính sách với mức vay vốn không quá 50% số tiền phải nộp.
Các thủ tục cho người lao động xuất khẩu vay theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước. UBND xã đứng ra tín chấp cho người lao động có nhu cầu vay vốn
Về khoản kinh phí khi đào tạo giáo dục định hướng ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% người đi xuất khẩu phải nộp 50% kinh phí còn lại.
* Ban chỉ đạo các xã triển khai trong các ban ngành, tuyên truyền các văn bản của nhà nước, của các cấp các ngành về xuất khẩu lao động. Tuyên truyền về điều kiện, tiêu chuẩn về người đi xuất khẩu lao động và chế độ quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động đi xuất khẩu để nhân dân và người lao động hiểu rõ.
* Lập danh sách người lao động đăng ký đi xuất khẩu.
* Báo cáo danh sách người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu về BCĐ huyện
* BCĐ huyện tổng hợp danh sách các xã, báo cáo danh sách đăng ký người lao động đi xuất khẩu của huyện về BCĐ tỉnh
* BCĐ tỉnh thông báo cho công ty xuất khẩu lao động và thống nhất với công ty về thời gian sơ tuyển lao động đồng thời thông báo cho BCĐ huyện để BCĐ huyện thông báo cho các xã, các xã thông báo cho người lao động về thời gian sơ tuyển.
* Tổ chức khám sức khoẻ, tổ chức đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động.
* Người lao động làm các thủ tục xin cấp hộ chiếu, thủ tục vay vốn ( nếu có) và hoàn tất các giấy tờ ở xã, phường
* BCĐ các xã, thị trấn, BCĐ huyện gửi danh sách xin cấp hộ chiếu về công an tỉnh và công an tỉnh làm hộ chiếu.
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở HUYỆN KINH MÔN
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN KINH MÔN ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
2.1.1. Văn hoá thể thao
Công tác văn hoá tập trung vào công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện theo luật pháp Nhà nước, thực hiện nếp sống văn hoá, xây dựng gia đình văn hoá. đặc biệt trong công tác tuyên truyền vận động, việc vận động người lao động tham gia tích cực vào quá trình xuất khẩu lao động.
Chính vì vậy công tác tuyên truyền ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xuất khẩu lao động, nó thể hiện như là một yếu tố rất cần thiết không thể thiếu được trong bất kỳ mọi công tác nói chung và trong công tác xuất khẩu lao động nói riêng.
2.1.2. Về văn hoá xã hội
Giáo dục :
Quy mô giáo dục phát triển toàn diện. Hàng năm thu hút được 99.6% số trể đủ 6 tuổi vào lớp 1; 99,6% số học sinh tốt nghiệp vào lớp 6 và 63% số học sinh tốt nghiệp vào trung học phổ thông. Bên cạnh việc mở rộng quy mô, chất lượng giáo dục cũng được tăng lên. Hằng năm tỷ lệ học sinh học lực khá, giỏi toàn huyện là 62%, tăng bình quân 4,1% năm. đội ngũ giáo viên đạt trình độ tiêu chuẩn đạt tỷ lệ cao.
Tuy vậy, cơ sở vật chất của ngành giáo dục vẫn chưa được đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, một số phòng học vẫn chưa được xây dựng kiên cố, nhất là hệ mầm non, trang thiết bị dạy và học còn thiếu, số trương chuẩn hoá còn ít, đội ngũ giáo viên có trình độ không đồng đều.
Đây là một yếu tố phản ánh đến nhận thức của nhân dân lao động, đặc biệt nó ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của người lao động tham gia đi xuất khẩu.
2.2. PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA HUYỆN KINH MÔN
2.2.1. Thời kỳ 1980-1990:
Thời kỳ này, các cơ chế, chính sách thực hiện theo quyết định số 46/CP ngày 11 tháng 2 năm 1980 của Hội đồng chính phủ về việc đưa công nhân và cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao trình độ và làm việc có thời hạn tại các nước xã hội chủ nghĩa.
Đây là chính sách và cũng là văn bản pháp lý đầu tiên về xuất khẩu lao động ở nước ta. Quyết định ra đời trong bối cảnh chúng ta chưa có nhận thức và kinh nghiệm nào về vấn đề xuất khẩu lao động nhưng đã đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống. Quyết định cũng giao cho Bộ lao động thống nhất quản lý Nhà nước về việc hợp tác lao đọng với nước ngoài.
Tiếp đó, ngày 29 tháng 11 năm 1980 của Hội đồng chính phủ ban hành Nghị quyết số 362/CP về hợp tác sử dụng lao động với các nước xã hội chủ nghĩa.
Đây là văn bản bổ sung những thiếu sót của quyết định 46/CP như quy định nguyên tắc hợp tác với nước ngoài trên cơ sở các bên cùng có lợi; quy định đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn người đi lao động; quy định một số chính sách , chế độ đối với lao động như quy định về lương, phụ cấp, quy định về trách nhiệm trích nộp, quy định về thời gian công tác, lao động, học tập để tính chế độ bảo hiểm xã hội; quy định về việc gửi tiền, hàng hoá về nước.
Nghị quyết 362 cũng quy định việc tổ chức thực hiện của các Bộ, Ngành có liên quan trong nước, trong đó: Bộ Lao động có trách nhiệm trong việc đàm phán, ký kết thoả thuận với phía nước ngoài; tổ chức thực hiện việc tuyển chọn, kiểm tra, quản lý người lao động ở nước ngoài và tiếp nhận người lao động về nước; uỷ ban kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và đầu tư) phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xây dựng kế hoạch đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, phân bổ chỉ tiêu lao động cho các Bộ, ngành, địa phương; quy định việc tham gia của một số đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác hợp tác lao động.
Ngoài ra, chính sách đối với lao động đi học tập, lao động ở nước ngoài thời kỳ này mang nặng tính bao cấp ; người lao động chỉ được hưởng một phần lương thực tế hoặc phụ cấp học tập còn một phần Nhà nước thu để trả nợ nước ngoài hoặc thu về ngân sách Nhà nước. Người lao động trước khi đi không phải đóng góp các khoản về phí thủ tục đi làm việc ở nước ngoài, chi phí khám y tế, chi phí đi đến nước làm việc,…Tất cả các loại phí này do Nhà nước đài thọ (kể cả trang phục trước khi đi lao động).
Chính vì vậy ở thời kỳ này huyện Kinh Môn tập trung cho lao động đi xuất khẩu ở các nước CHXHCN như Liên xô, Cộng hoà liên bang Đức, Tiệp. Thực hiện được chủ trương trên của Đảng và Nhà nước, huyện Kinh Môn đã cho lao động đi xuất khẩu được 786 người, trong đó có 353 lao động nữ chiếm tỷ lệ 44%. Trung Bình mỗi năm huyện cho lao động đi xuất khẩu được 78,6 người.
Như vậy, cơ chế chính sách thời kỳ 1980 đến 1990 trong xuất khẩu lao động nằm trong cơ chế chính sách chung của nước ta về quản lý Nhà nước cũng như quản lý sản xuất kinh doanh, thể hiện một hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý mang nặng tính bao cấp. Đánh giá cơ chế quản lý thời kỳ này đối với xuất khẩu lao động ta thấy có những điểm nổi bật sau đây: Thứ nhất, trong thời kỳ này, mục tiêu giải quyết việc làm tuy có đặt ra nhưng việc xuất khẩu lao động nhằm mục đích thu ngoại tệ cho đất nước nhằm trang trải nợ và nhập các loại hàng hoá thiết yếu. Chỉ có thực hiện quản lý tập trung (cả về lực lượng lao động và thu nhập của người lao động ) thì mới có thể giải quyết được mục tiêu trên. Thứ hai, đây là thời kỳ hợp tác, phân công trong các nước thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế. Hơn nữa, cơ chế quản lý của các nước bạn đều là cơ chế quản lý tập trung nên lao động ta cũng phải thực hiện cơ chế này. Việc áp dụng quản lý tập trung nhằm giải quyết một phần những khó khăn về thiéu hụt lao động của nước nhận lao động. Vì vậy, áp dụng cơ chế này là phù hợp với tình hình chung lúc đó. Thứ ba, về tồn tại, hình thức quản lý tập trung nặng về chính trị nên không tính đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động. Hơn nữa, chúng ta đã duy trì cơ chế tập trung trong xuất khẩu lao động quá lâu, không kịp thời nghiên cứu để đổi mới cơ chế xuất khẩu lao động.
2.2.2. Thời kỳ từ 1991 đến nay
Trước tình hình thị trường các nước Đông âu, Liên xô và Trung Đông bị thu hẹp, lao động phải trở về nước nhiều; trước tình hình chuyển đổi của cơ chế quản lý mới trong nước và cơ chế mới trong quan hệ kinh tế đối ngoại, ngày 9 tháng 11 năm 1991 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 370/HĐBT quy định quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Đây là văn bản có tính chất "đột phá" về cơ chế trong việc xuất khẩu lao động ở nước ta, chuyển đổi một cách căn bản cơ chế từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang thực hiện hạch toán kinh doanh trong xuất khẩu lao động. Theo cơ chế này, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bộ Lao động có trách nhiệm trong 6 nội dung sau:
* Ký kết các Hiệp định chính phủ về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
* Trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chủ trương, chính sách có liên quan đến việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện.
* Tìm hiểu thị trường lao động, hướng dẫn các bộ, ngành, các địa phương tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc; tổ chức việc hợp tác giữa các bộ, ngành, các địa phương thực hiện nếu nhu cầu thuê lao động của nước ngoài có quy mô lớn hoặc do yêu cầu kỹ thuật cần thiết.
* Xét và cấp giấy phép cho các tổ chức kinh tế thuộc các bộ, ngành và địa phương có đủ điều kiện.
* Thống nhất với Bộ tư pháp để hướng dẫn mẫu và các nguyên tắc về hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
* Theo dõi tình hình người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, định kỳ báo cáo với chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và cùng Bộ ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh.
Nghị định cũng quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc tìm hiểu thị trường, định hướng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; ký kết các thoả thuận về nguyên tắc giữa các bộ, ngành, địa phương; quyết định thành lập các tổ chức kinh tế làm nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, việc cấp giấy phép cho các tổ chức đó.
Hướng dẫn nghị định 370/HĐBT có các văn bản đáng chú ý của các bộ, ngành sau:
+ Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11 tháng 7 năm 1992 của Bộ Lao động - thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành quy chế về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, phạm vi, thủ tục cấp phép; việc tuyển chọn lao động; việc quản lý lao động.
+ Thông tư số 11/LĐTBXH -TT ngày 3 tháng 8 năm 1992 hướng dẫn việc cấp giấy phép cho các tổ chức kinh tế đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngaòi, trong đó quy định về các đối tượng được cấp giấy phép; các loại giấy phép,thủ tục xin giấy phép và việc tổ chức thực hiện.
+ Thông tư số 05/LB- TC- LĐTBXH ngày 7 tháng 3 năm 1992 của liên bộ; tài chính, Lao động - thương binh và xã hội quy định về tỉ lệ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo mức lương của người lao động tuỳ theo từng thị trường; tỉ lệ nộp phí cho các tổ chức kinh tế; quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong việc hu nộp các khoản phải thu cho nhà nước.
Nghị định 370/HĐBT và các văn bản hướng dẫn bước đầu đã hình thành cơ chế mới trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Trong đó, đã cơ bản tách chức năng quản lý Nhà nước với chức năng kinh doanh dịch vụ trong hoạt động xuất khẩu lao động. Các cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng như: định hướng thị trường, xây dựng,ban hành chính sách, hướng dẫn thực hiện và kiêmtra; các tổ chức kinh tế chịu trách nhiệm thực hiện việc xuất khẩu lao động khi được Nhà nước cho phép, dựa trên các quy định của Nhà nước và phải tự chịu trách nhiệm về tài chính trong hoạt động kinh doanh- dịch vụ của mình. Nghị định 370 quy định được nghĩa vụ, quyền và lợi ích của Nhà nước , các tổ chức kinh tế thực hiện xuất khẩu lao động và người lao động ở nước ngoài được phân chia đảm bảo lợi ích các bên. Tuy nhiên, do trong quá trình chuyển đổi cơ chế của nền kinh tế, tư duy làm ăn mới và kinh nghiệm trong việc tiếp cận thị trường, cơ chế mới còn hạn chế nên nghị định 370 và các văn bản hướng dẫn còn có nhiều tồn tại như: chưa nêu rõ trách nhiệm cụ thể của các Bộ, ngành liên quan;còn có những quy định mang dấu ấn của cơ chế cũ, ví dụ quy định về trích nộp, làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước của người lao động ; ngoài giấy phép hoạt động, tổ chức kinh tế còn phải xin giấy phép thực hiện hợp đồng (giấy phép con) gây những phiền hà không đáng có cho việc thực hiện của doanh nghiệp.
Qua quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, và nắm bắt chủ trương của Đảng và Nhà nước cho nên thời kỳ này huyện Kinh Môn đã cho lao động đi xuất khẩu được 1330 người. Trong đó nữ có 595 người, chiếm tỷ lệ 44,74%.
Bảng 1: Số lao động xuất khẩu qua các giai đoạn
Đơn vị : Người
Tổng số
Trong đó
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ (%)
Nam
Nữ
Nam
Nữ
1980- 1990
786
433
353
100
55,10
44,9
1991- 2003
1330
735
595
100
55,26
44.74
Phòng TCLĐXH huyện Kinh Môn
2.3. PHÂN TÍCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG.
Hiện nay, xuất khẩu lao động của huyện Kinh Môn có 2 thị trường chủ yếu sau đây:
Bảng 2: Số lượng lao động xuất khẩu tại các nước
Đơn vị : Người
Số TT
Chỉ tiêu
2002
2003
Tổng số
Trong đó
Tổng số
Trong đó
Nam
Nữ
Nam
Nữ
1
Lao động tại MALAYSIA
181
173
8
219
207
12
2
Lao động tại ĐàI LOAN
103
16
87
241
14
227
3
Lao động Các nước khác
75
39
36
48
29
19
Phòng TCLĐXH huyện Kinh Môn
a. Đài Loan
Từ đầu những năm 1990, Đài Loan đã nhận lao động từ 4 nước là Thái Lan, Philippin, Malaysia và Indonesia. Đến cuối năm 1999 nhận thêm lao động Việt Nam. Nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của Đài Loan rất cao nhưng chính quyền giới hạn cho nhập khoảng 300.000 lao động nước ngoài. Đài Loan có chính sách nhận lao động nước ngoài chính thức, có hệ thống luật lệ, quy chế tương đối rõ ràng và chặt chẽ đối với lao động nước ngoài và việc sử dụng lao động nước ngoài. Trong những năm vừa qua, huỵện Kinh Môn đã xuất khẩu lao động sang Đài Loan được 103 người năm 2002, trong đó có 87 nữ, chiếm tỷ lệ 77%. Năm 2003 xuất khẩu lao động được 241 người, trong đó có 227 nữ chiếm tỷ lệ 90,4%.
Thuận lợi :
100% lao động đi xuất khẩu đều xuất phát từ nông thôn, cho nên họ có phẩm chất đạo đức tốt, thật thà thêm vào đó với công việc hàng ngày của người lao động chủ yếu là làm ruộng cho nên họ đã có một sức khẻo tốt.
Chiếm phần lớn lao động đi xuất khẩu sang Đài Loan chủ yếu là giúp việc gia đình, mà những công việc này phù hợp với công việc hàng ngày mà họ phải làm.
Khó khăn:
Xuất phát điểm của người lao động là rất khó khăn : Khó khăn về kinh tế là khó khăn đầu tiên cũng là khó khăn trăn trở nhất của người lao động. Quanh năm ngày tháng với ruộng đồng, nên họ rất thạn trọng với đồng tiền mà mình bỏ ra. Chính vì vậy mà không ít người lao động đã không muốn tham gia đi xuất khẩu lao động.
Nguồn kinh phí đi chủ yếu của người lao động họ phải đi vay vốn ngân hàng cho nên phải thế chấp nhà, ruộng, vườn.
Một trong những khó khăn chủ yếu nữa của người lao động là khó khăn về học ngoại ngữ. Phần lớn người lao động xuất phát từ nông dân cho nên việc tiếp xúc với ngoại ngữ là điều quá mới mẻ đối họ. Bởi vậy xảy ra trường hợp bất đồng ngôn ngữ, nên việc giao tiếp hàng ngày rất khó khăn.
b. Malaysia
Tại Malaysia, kể từ đầu những năm 1970, Malaysia đã phải sử dụng rất nhiều lao động nước ngoài bất kể đó là lao động hợp pháp hay không. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Malaysia, vào cuối năm 1999, tại Malaysia có khoảng 1,6 triệu kiều dân nước ngoài, chiếm 7,6% số dân và 11,4% lực lượng lao động và 11,6% số người có việc làm.
Trước đây, Malaysia có quy định (trong Luật) không nhập lao động từ các nước được gọi là "Cộng sản" . Tuy nhiên do chính sách mở cửa và đổi mới của Việt Nam , Malaysia đã mở cửa đối với lao động Việt Nam. Trong thời gian qua huyện Kinh Môn đã xuất khẩu sang Malaysia được 181 người năm 2002, trong đó có 8 lao động nữ, chiếm tỷ lệ 5%. Năm 2003 có 219 người, trong đó có 12 lao động nữ, chiếm tỷ lệ 6%.
Thuận lợi :
Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của Malaysia hiện tại và trong nhiều năm tới còn rất lớn:
Như ta đã biết, từ 10 năm đến 20 năm tới, Malaysia vẫn là một thi trường có nhu cầu rất lớn về sử dụng lao động nước ngoài trong nhiều lĩnh vực tại khu vực Đông Nam á. Nhu cầu này với số lượng không dưới một triệu lao động nước ngoài làm việc trong năm. Trước mắt, với một số điều chỉnh về chính sách tiếp nhận lao động ở nước ngoài nhằm hạn chế số lượng sử dụng lao động của một số nước vốn đã co quy mô lớn là một thuận lợi với Việt Nam.
Khoảng cách gần, môi trường, khí hậu có sựu khác biệt với ta.
Tương tự như Đài Loan với 3 giờ bay từ Việt Nam sang Malaysia là yếu tố thậu lợi trong tổ chức đưa lao động và chỉ đạo trong công tác quản lý lao động, nhanh chóng xử lý các phát sinh có liên quan tới lao động của ta làm việc tại Malaysia. Mặt khác, Malaysia với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam á có khí hậu, môi trường sống và làm việc gần như ta là điều kiện cơ bản để lao động Việt Nam nhanh chóng thích ứng, hoà nhập với công việc và sinh hoạt.
Yêu cầu trình độ tay nghề, chuyên môn phù hợp với một bộ phận lớn lao động:
Thị trường lao động Malaysia có nhiều lĩnh vực có nhu cầu trình độ tay nghề phù hợp và các chi phí thấp là cơ hôi tốt cho một bộ phận lao động nghèo tại địa bàn nông thôn của ta còn thiếu việc làm được làm việc tại Malaysia, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động, nhất là lao động khu vực nông thôn. Trong những năm đầu tiên triển khai với Malaysia, ta có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, nông lâm là một số ngành nghề trong du lịch, thương mại.
Khó khăn:
Malaysia là một quốc gia đa sắc tộc, đạo hồi là Quốc đạo và ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác tuân thủ pháp luật là tiêu chuẩn được xếp ưu tiên trong tổ chức, quản lý lao động tại Malaysia sẽ là thách thức không nhỏ đối với bộ phận lao động Việt Nam vốn sống trong môi trường làm việc thủ công, nhỏ lẻ,tự do...
Tiền lương thấp từ 2 –4 triệu đồng/1 tháng, làm giảm động lực của người lao động và doanh nghiệp.
Thị trường còn mới ta chưa có kinh nghiệm.
Số lượng lao động nước ngoài làm việc tại Malaysia chiếm ty trọng lớn hơn là lao động các nước trong khối ASEAN. việc gia tăng thị phần cũng là sự gia tăng yếu tố cạnh tranh và nhân tố phải tính tới trong quá trình tổ chức chỉ đạo đưa lao động dang làm việc tại Malaysia. Bảo đảm quan hệ hợp tác giữa các nước trong khối ASEAN.
Tóm lại, Malaysia là một thị trường tiếp nhận lao động tiềm năng và đầy hứa hẹn đối với lao động Việt Nam. Những thuận lợi trên là rất cơ bản để khẳng định ta có đầy đủ khả năng về nguồn nhân lực không chỉ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường, những kinh nghiệm về tổ chức và quản lý trong những năm vừa qua để ta nhanh chóng đưa một số lượng lớn lao động vào thị trường Malaysia góp phần giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo cho bộ phận lớn lao động, đặc biệt là bộ phận lao động ở nông thôn.
2.4. PHÂN TÍCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU THEO NGÀNH NGHỀ
Trong những năm vừa qua huyện Kinh Môn có đội ngũ lao động, với trình độ chuyên môn cao. Trong đó lao động công nghiệp chiếm tỷ lệ 50,42%, lao động giúp việc gia đình chiếm tỷ lệ 20.05%, khán hộ công chiếm 8.64%, lao động phổ thông chiếm 14,48%, ngoài ra lao động khác chiếm 1,78% trong tổng số lao động năm 2002. Có thể nói rằng lao động ở huyện Kinh Môn trong những năm vừa qua đã có bước phát triển vượt bậc. Thông qua bảng số liệu sau
Bảng 3: Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề ở các nước
Đơn vị : Người
Số
TT
Chỉ tiêu
2002
2003
Tổng số
%
Trong đó
Tổng số
%
Trong đó
Nam
Nữ
Nam
Nữ
A
Lao động Malaysia
181
100
173
8
219
100
207
12
1
Xây dựng(nề)
29
16,02
29
0
40
18,26
40
0
2
Mộc
15
8,33
15
0
16
7,31
16
0
3
Cơ khí
18
9,94
18
0
21
9,6
21
0
4
May công nghiệp
7
3,87
2
5
15
6,85
5
10
5
Lao động phổ t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp tăng cường & nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động ở huyện Kinh Môn.doc