Chuyên đề Giải pháp tăng lợi nhuận của nhà máy cơ khí chính xác 29

MỤC LỤC

 

 Trang

Lời nói đầu . 1

Chương 1: Cơ sở lý luận về lợi nhuận của doanh nghiệp . 2

1.1- Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp . 2

1.1.1- Khái niệm và phân loại doanh nghiệp . 2

1.1.2- Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp . 4

1.1.3- Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp 5

1.2- Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp . 8

1.2.1- Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế 8

1.2.2- Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp . 11

1.3- Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp . 13

1.3.1- Nhân tố chủ quan 13

1.3.2- Nhân tố khách quan . 20

Chương 2: Thực trạng lợi nhuận của Nhà máy Cơ khí chính xác 29 21

2.1- Khái quát về Nhà máy Cơ khí Chính xác 29 . 21

2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Cơ khí

 Cơ khí Chính xác 29 . 21

2.1.2- Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Cơ khí chính xác 29 24

2.1.3- Hoạt động chủ yếu của Nhà máy Cơ khí chính xác 29 . 30

2.2- Thực trạng lợi nhuận của Nhà máy Cơ khí chính xác 29 35

2.2.1- Lợi nhuận từ các hoạt động . 35

2.2.2- Tỷ suất lợi nhuận 38

2.3- Đánh giá thực trạng lợi nhuận của Nhà máy Cơ khí chính xác 29. 41

2.3.1- Kết quả đạt được 41

2.3.2- Hạn chế và nguyên nhân . 42

* Nguyên nhân chủ quan . 42

* Nguyên nhân khách quan . 42

 

 

 

Chương 3: Giải pháp nhằm tăng lợi nhuận ở Nhà máy

 Cơ khí chính xác 29 .

44

3.1- Định hướng phát triển của Nhà máy Cơ khí chính xác 29 . 44

3.1.1- Mục tiêu 44

3.1.2- Định hướng phát triển của Nhà máy Cơ khí chính xác 29 . 45

3.2- Giải pháp nâng cao lợi nhuận của Nhà máy Cơ khí chính xác 29 . 47

3.2.1- Tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm . 47

3.2.2.1- Đẩy mạnh công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 47

3.2.1.2- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại

 sản phẩm .

47

3.2.2- Phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm . 48

3.2.3- Nâng cao hiệu quả đầu tư . 49

3.3- Kiến nghị . 50

Kết luận . 52

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng lợi nhuận của nhà máy cơ khí chính xác 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất được thuận lợi, nhịp nhàng và liên tục giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cuối cùng là doanh nghiệp phải có phương án hợp lý điều hành quá trình sản xuất ( tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý). * Nhân tố về trình độ tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm : Tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá và dịch vụ là quá trình thực hiện sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố đầu vào như lao động, vật tư, kỹ thuật Để chế tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Quá trình này tiến hành tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra số lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, chi phí sử dụng các yếu tố để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ đó. Điều đó chứng tỏ rằng muốn tạo ra lợi nhuận cao cần phải có trình độ tổ chức sản xuất sao cho tiết kiệm được chi phí ở mức tối đa mà không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm tiêu thụ. * Nhân tố trình độ tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ : Sau khi doanh nghiệp đã sản xuất đựơc sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo quyết định tối ưu về sản xuất thì khâu tiếp theo sẽ là phải tổ chức bán nhanh, bán hết, bán với giá cao những hàng hoá và dịch vụ đó để thu được tiền về cho quá trình tái sản xuất mở rộng tiếp theo. Lợi nhuận của quá trình sản xuất kinh doanh chỉ có thể thu được sau khi thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Do đó tổ chức tiêu thụ khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ tiết kiệm chi phí tiêu thụ sẽ cho ta khả năng lợi nhuận. Để thực hiện tốt công tác này doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng các mặt hàng hoạt động về tổ chức mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm, công tác quảng cáo marketting, các phương thức bán và dịch vụ sau bán hàng. * Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp : Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn lợi nhuận của doanh nghiệp. Quá trình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp bao gồm các khâu cơ bản như định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh. Các khâu quản lý quá trình hoạt động kinh doanh tốt sẽ tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí quản lý. Đó là điều kiện quan trọng để tăng lợi nhuận. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp qua phân tích ở trên phải chính do doanh nghiệp khắc phục bằng chính ý chí chủ quan muốn đạt được lợi nhuận cao của mình. Ngoài ra, còn có những nhân tố ảnh hưởng khách quan từ phía bên ngoài môi trường kinh doanh, đó là nhân tố chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. 1.3.2 Nhân tố khách quan: * Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước : Doanh nghiệp là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, hoạt động của nó ngoài việc bị chi phối bởi các quy luật của thị trường nó còn bị chi phối bởi những chính sách kinh tế của nhà nước ( chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái) Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước cần nghiên cứu kỹ các nhân tố này. Vì như chính sách tài khoá thay đổi tức là mức thuế thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, hoặc khi chính sách tiền tệ thay đổi có thể là mức lãi giảm đi hay tăng lên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay vốn của doanh nghiệp. Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp. Các nhân tố này được tiếp cận theo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, chúng có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Việc nghiên cứu các nhân tố này cho phép xác định các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó xác định các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chương 2: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ CHÍNH XÁC 29 2.1- Khái quát về Nhà máy Cơ khí chính xác 29 2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Cơ khí chính xác 29 Vào cuối những năm 60, tình hình cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân ta quyết liệt và phức tạp. Trong bối cảnh đó, ngày 13/7/1965 Đảng và Nhà nước ta đã ký kết với Chính phủ Trung Quốc về viện trợ và xây dựng cho Việt Nam 08 nhà máy, và Nhà máy Cơ khí chính xác 29 hiện nay nằm trong số 08 công trình do Trung Quốc viện trợ. Đến đầu năm 1971 Cục Quân giới - Bộ Quốc phòng có quyết định số: 81/QĐ ngày 15/01/1971 về việc thành lập công trường V129 - trực thuộc Ban kiến thiết cơ bản Cục Quân giới. Với biên chế và lực lượng chủ công ban đầu chỉ có 3 trung đội, 44 nữ trung cấp điện mới ra trường và hơn 40 lao động phổ thông chuyển từ Nhà máy Z113 sang. Sau đó từng bước đã tiếp nhận thêm lao động, máy móc thiết bị theo yêu cầu nhiệm vụ của công trường. Ngày 15/01/1971 đã được coi là mốc quan trọng đánh dấu cho lịch sử hình thành Nhà máy Cơ khí chính xác 29, và ngày đó được Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng ký quyết định công nhận là ngày truyền thống của nhà máy theo quyết định số 658/QĐ-CNQP ngày 25/12/2000. Ngay từ ngày mới thành lập, công trường V129 được giao nhiệm vụ hết sức nặng nề là mau chóng xây dựng cơ sở vật chất và đội ngũ để chế tạo ra các sản phẩm phục vụ kịp thời cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Trong giai đoạn đầu, nhiệm vụ đầu tiên của công trường V129 là phải tiến hành phối hợp với chính quyền địa phương và nhân dân địa phương tổ chức di dời người dân đi nơi khác để giải phóng mặt bằng, san ủi địa điểm, mở đường giao thông phục vụ cho xây dựng công trường. Đây là một việc làm gặp rất nhiều khó khăn vì nó liên quan đến quyền lợi của nhiều người dân đang sinh sống ở đó. Song với tinh thần của Hội nghị lần thứ XIX, BCH Trung ương Đảng, các đồng chí trong Ban chỉ huy công trường và cán bộ công nhân viên đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Đảng ủy, chính quyền địa phương và nhân dân địa phương giúp cho việc giải phóng mặt bằng đúng tiến độ và thời gian quy định. Mở đường thông ra quốc lộ 2, san ủi để cắm mốc các khu vực theo thiết kế xây dựng của Trung Quốc chuyển giao cho Việt Nam. Với những dụng cụ hết sức thô sơ như cuốc, xẻng, xà beng nhưng với tinh thần làm việc quên mình của tất cả mọi người trên công trường, trong một thời gian ngắn toàn bộ mặt bằng khu kỹ thuật lúc đó đã được san phẳng. Bên cạnh đó là mặt bằng các khu nhà ở, khu nhà khách, khu cơ quan tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư vào thi công các hạng mục theo thiết kế. Nhiệm vụ của công trường những năm tiếp theo là việc tiếp nhận, lắp đặt và chạy thử hàng ngàn tấn thiết bị lớn nhỏ theo thiết kế của Trung Quốc. Trong điều kiện phương tiện vận tải thiếu thốn, lực lượng lao động còn bỡ ngỡ với công việc và các máy móc thiết bị hiện đại. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết của Lãnh đạo chỉ huy nhà máy và tinh thần thi đua yêu nước của cả công trường mà trong giai đoạn 1971-1977 công trường V129 đã san ủi với hàng vạn mét khối đất đá, xây dựng xong hàng vạn mét vuông nhà xưởng, nhà sinh hoạt, lắp đặt xong hàng trăm thiết bị lớn nhỏ để vận hành an toàn đưa vào sản xuất. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực vào cuối thập kỷ 70 có nhiều diễn biến phức tạp. Tháng 7/1978 toàn bộ chuyên gia Trung Quốc sang giúp nhà máy đã rút về nước, trong khi việc vận hành chạy thử máy móc thiết bị và chế thử dụng cụ còn dang dở. Song với tinh thần trách nhiệm cao và ý thức tự lực tự cường, cán bộ kỹ thuật và công nhân nhà máy đã tự nghiên cứu, tìm hiểu và tự vận hành được thiết bị, sản xuất dụng cụ để đưa các thiết bị đi vào sản xuất hàng loạt. Trong những năm của thập kỷ 80, nhà máy vừa nghiên cứu chế thử sản phẩm, vừa sản xuất trang bị cho Quân đội, đồng thời tham gia sản xuất hàng kinh tế phục vụ dân sinh, trong đó có rất nhiều mặt hàng có uy tín trên thị trường. Ngày 13/7/1993 Nhà máy được Chính phủ ra quyết định thành lập Nhà máy mang tên: Nhà máy Cơ khí chính xác 29 và là nhà máy công ích loại I do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng quản lý. Thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung ương về nhiệm vụ sản xuất quốc phòng kết hợp với kinh tế, nhà máy đã xác định hướng đi đúng đắn, có nhiều phương án và giải pháp khai thác tiềm năng sản xuất, đa dạng hoá các mặt hàng kinh tế, mở rộng thị trường. Ngoài sản xuất hàng quốc phòng, nhà máy đã sản xuất hàng trăm loại sản phẩm kinh tế như hàng dịch vụ cơ điện, hàng dịch vụ y tế, cấu kiện xây dựng, khoá các loại, phụ tùng xe đạp, phụ tùng xe máy có nhiều sản phẩm đạt Huy chương vàng tại Hội trợ triễn lãm hàng kinh tế công nghiệp Trong những năm đổi mới nhà máy đã nâng cấp đầu tư trang thiết bị công nghệ, sử dụng hệ thống công nghệ cao như: Hệ thống máy phay, tiện, cắt dây, xung điện, doa toạ độ hệ CNC và nhiều công nghệ đặc thù, công nghệ gia công cơ khí chính xác, công nghệ gia công dụng cụ điển hìnhđưa năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Qua 37 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà máy Cơ khí chính xác 29 đã luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba. Được Bộ Quốc phòng tặng Cờ thưởng luân lưu vào năm 1991, 1998 và nhiều Cờ cùng Bằng khen của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trao tặng cho nhà máy về những thành quả công tác đã đạt được. Đặc biệt năm 2000 nhà máy được Đảng, nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới. 2.1.2- Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Cơ khí chính xác 29 Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản trị doanh nghiệp. Vì vậy việc tổ chức bộ máy quản lý hợp lý để tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các khâu, các bộ phận của quá trình sản xuất là một việc làm vô cùng quan trọng. Xuất phát từ những yêu cầu và ý nghĩa quan trọng như trên, bộ máy quản lý sản xuất của nhà máy đã được bố trí theo hướng có các phòng ban quản lý, và các phân xưởng sản xuất. Các bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để đảm bảo có hiệu quả quá trình sản xuất - kinh doanh và quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm. Mô hình quản lý của nhà máy theo phương pháp trực tuyến, giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc và các phòng ban chức năng. Mối quan hệ là cấp trên, cấp dưới, mệnh lệnh và phục tùng. Mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau là mối quan hệ phối hợp. Giữa phòng ban với phân xưởng là mối quan hệ truyền đạt những chỉ thị, mệnh lệnh của Giám đốc đến các quản đốc phân xưởng. * Cơ cấu tổ chức của nhà máy gồm: - 1 Giám đốc. - 3 Phó Giám đốc. - 11 Phòng Ban. - 9 Phân xưởng sản xuất. * Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc, các phòng ban, phân xưởng: - Giám đốc nhà máy: Là người chỉ huy cao nhất của doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng. Chịu trách nhiệm cao nhất trước Đảng uỷ và cơ quan chủ quản cấp trên là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc phòng về tất cả các hoạt động của nhà máy. - Phó Giám đốc kinh doanh: Được Giám đốc phân quyền phụ trách mảng cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, tổ chức, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, chỉ đạo công tác xây dựng cơ bản theo kế hoạch của nhà máy. - Phó Giám đốc Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác kỹ thuật, công nghệ, phục vụ cho sản xuất, chăm lo công tác chế thử sản phẩm mới, nghiên cứu ứng dụng các đề tài về khoa học - kỹ thuật có các biện pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chính uỷ, Phó Giám đốc phụ trách Hành chính: Chịu trách nhiệm về công tác Đảng – công tác chính trị và công tác cán bộ, cùng Đảng uỷ chỉ huy nhà máy tổ chức chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân, lãnh đạo các tổ chức quần chúng hoạt động đúng theo chức năng, tổ chức tốt các phong trào thi đua trong lao động sản xuất, xây dựng môi trường văn hoá trong đơn vị. Đối với các Phòng ban gồm có: - Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: Đảm bảo xây dựng kế hoạch, điều độ sản xuất, lo đảm bảo vật tư, nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho nhà máy. - Phòng Tổ chức lao động: Đảm bảo khâu quản lý sử dụng lao động trong toàn nhà máy - Ban đầu tư phát triển sản xuất: Xây dựng các dự án đầu tư phát triển sản xuất. - Phòng Kế toán- Tài chính: Đảm bảo công tác quản lý tài chính, vốn cho sản xuất kinh doanh, trả lương người lao động. - Ban An toàn: Đảm bảo công tác kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Thực hiện công tác bảo hộ lao động trong toàn nhà máy. - Phòng Kỹ thuật - Công nghệ: Đảm bảo công tác quản lý triển khai kỹ thuật, công nghệ cho sản xuất. - Phòng Cơ điện: Đảm bảo công tác quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị điện, nước trong toàn nhà máy. - Phòng Kiểm nghiệm: Đảm bảo công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong nhà máy. - Phòng Chính trị: Giúp Đảng uỷ, Giám đốc nhà máy các mặt về công tác Đảng, công tác chính trị và hoạt động của các tổ chức quần chúng. - Phòng Hành chính - Hậu cần: Đảm bảo công tác hành chính, hậu cần và bảo vệ trong nhà máy, và quản lý công tác đồi rừng theo diện tích đất quản lý của đơn vị. - Trường Mầm non: Chăm sóc, dạy học trẻ mẫu giáo, để cán bộ công nhân tham gia sản xuất. Đối với các phân xưởng sản xuất của nhà máy, được tổ chức theo mô hình sản xuất nhỏ, trong đó bao gồm: - Phân xưởng Cơ điện: Là phân xưởng bổ trợ, có nhiệm vụ phục vụ điện, nước, hơi, lắp đặt, trung, đại tu, bảo dưỡng máy móc thiết bị để phục vụ cho quá trình sản xuất của nhà máy đảm bảo thường xuyên, liên tục. - Phân xưởng Dụng cụ: Nhiệm vụ chủ yếu là chế tạo các loại dụng cụ phục vụ cho gia công cắt gọt, đúc ép nhôm, nhựa, dụng cụ đo kiểm, các loại đồ gá để phục vụ cho quá trình sản xuất của các phân xưởng. Ngoài ra khi có yêu cầu phân xưởng còn tham gia sản xuất các mặt hàng thương phẩm để góp phần cho hoàn thành nhiệm vụ của nhà máy. - Phân xưởng Dập: Là phân xưởng sản xuất chính, được trang bị máy dập là chủ yếu ngoài ra còn có các loại máy như: Tiện, phay, mài, cuốn lò xo và bộ phận lân hoá, có nhiệm vụ chính là sản xuất ra các sản phẩm hoàn chính hoặc bán thành phẩm để giao cho các phân xưởng khác hoàn thiện ở các bước công nghệ tiếp theo. - Phân xưởng Cơ khí chính xác: Được trang bị máy tiện là chủ yếu, trong đó phần nhiều là máy tiện tự động. Ngoài ra còn có các loại như máy phay, máy khoan, máy dập, máy lăn ren, có nhiệm vụ làm ra các sản phẩm hoàn chỉnh hoặc các bán thành phẩm rồi giao cho các phân xưởng khác. - Phân xưởng Đúc áp lực: Chủ yếu gia công các loại sản phẩm trên máy thuỷ lực như: Đúc đồng, nhôm, kẽm để làm ra các loại sản phẩm theo yêu cầu sản xuất. - Phân xưởng Mạ: Là Phân xưởng xử lý bề mặt của sản phẩm, đảm nhận từ khâu đánh bóng đến khâu mạ sản phẩm. Trong đó có cả thành phẩm và bán thành phẩm được mạ kẽm, cờ rôm, ni ken, thiếc, hun đen. - Phân xưởng ép thuốc, tổng lắp: Có nhiệm vụ chuyên ép thuốc cho các sản phẩm quốc phòng và tổng lắp bao gói toàn bộ các mặt hàng quốc phòng do nhà máy làm ra. - Phân xưởng Gia công ép nhựa: Chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa theo yêu cầu của sản xuất quốc phòng và hàng kinh tế. - Phân xưởng Mộc - Xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ sản xuất các loại hòm hộp phục vụ cho bao gói các loại sản phẩm của nhà máy. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm trong công tác xây dựng cơ bản, duy tu sửa chữa nhà xưởng, hệ thống đường giao thông nội bộ của nhà máy. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy là tổng thể các bộ phận lao động quản lý khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá có trách nhiệm và quyền hạn nhất định. Việc lựa chọn mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là điểm đầu tiên của một tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, trong 37 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà máy Cơ khí chính xác 29 đã không ngừng tìm tòi lựa chọn mô hình cơ cấu tổ chức thích hợp với đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của nhà máy. 2.1.3- Hoạt động chủ yếu của Nhà máy Cơ khí chính xác 29 Nhà máy Cơ khí chính xác 29. Với chức năng nhiệm vụ được giao là sản xuất các mặt hàng quốc phòng đặc chủng phục vụ quân đội huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, nhà máy còn thực hiện phương châm đa dạng hoá các mặt hàng kinh tế, để sản xuất ra nhiều các sản phẩm nhằm đáp ứng theo yêu cầu của cơ chế thị thường và phát huy được năng lực của nhà máy. Kết cấu hàng hoá của nhà máy gồm 2 phần lớn: Hàng quốc phòng và hàng kinh tế. * Thị trường hàng quốc phòng Là thị trường tiêu thụ đặc biệt làm theo kế hoạch trên giao, hàng hoá làm ra phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn sản xuất hàng quân sự, số lượng thời gian giao hàng có địa chỉ cụ thể, chịu sự kiểm tra chặt chẽ qua 2 cấp. Hàng quốc phòng không phải cạnh tranh nhưng phải chấp hành nghiêm ngặt chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, giá cả do trên giao. Xong doanh nghiệp phải tự hạch toán nội bộ để đảm bảo thực hiện kế hoạch, tiến độ và hiệu quả trong sản xuất của doanh nghiệp. Hàng quốc phòng chia làm 2 nhóm hàng: Nhóm 1: Gồm các mặt hàng thuộc chỉ tiêu pháp lệnh do Bộ Quốc phòng hoặc Tổng cục giao thuộc lĩnh vực chế tạo sản xuất mới và nghiên cứu chế thử sản phẩm quốc phòng mới. Nhóm 2: Gồm các mặt hàng do binh chủng đặt sửa chữa, cải tiến. Do nhiều lý do không được phép trình bày kỹ về mặt hàng này. * Thị trường hàng kinh tế Hàng kinh tế của nhà máy những năm gần đây rất phong phú, đa dạng bao gồm nhiều mặt hàng thuộc nhiều ngành hàng khác nhau: - Ngành phụ tùng xe đạp, xe máy: + Bàn đạp xe đạp gồm 5 loại: Bàn đạp sắt, bàn đạp xương nhôm, bàn đạp nhựa, bàn đạp kiểu mi li, kiểu mi pha, kiểu Liên Xô. + Moay ơ xe đạp : Gồm 9 loại + Pô tăng xe đạp : Gồm 4 loại + Xương nhôm phanh xe máy - Ngành điện: + Khung công tơ điện + Đế công tơ điện + Ổ cắm hẹn giờ + Ổ cắm 3 chạc, 2 chạc + Đèn cao áp + Đèn nón, đèn trang trí + Ghíp kẹp cáp + Ty sứ - Ngành xây dựng: + Ke cửa các loại + Khoá hộp kiểu Italia, Tiệp + Khoá tủ + Vít nở: 5 loại + Bạc nối: 8 loại - Ngành hàng sản xuất bằng thép: + Các loại bánh xe đẩy bệnh viện: 4 loại + Giường bệnh viện bằng thép I nox + Các loại khay giá I nox + Bàn mổ xe đẩy bằng Inox + Tủ bệnh viện bằng I nox + Ghế quay Đó là một số mặt hàng chủ yếu đã sản xuất nhiều năm, có số lượng nhiều, giá trị lớn. Ngoài ra còn những mặt hàng khác sản xuất theo các đơn hàng của khách hàng. Các mặt hàng trên do sự năng động của nhà máy nên hầu hết có địa chỉ tiêu thụ thông qua liên doanh, liên kết và các hợp đồng kinh tế. Riêng phụ tùng xe đạp và một số mặt hàng thuộc ngành xây dựng là tiêu thụ trên thị trường theo hình thức đại lý. Những kết quả đạt được nêu trên, chính là do doanh nghiệp đã sớm làm quen và chuyển đổi kịp thời toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sang cơ chế thị trường, tổ chức hạch toán nội bộ doanh nghiệp đảm bảo đoàn kết thống nhất, coi trọng mở rộng sản xuất đầu tư chiều sâu, mở rộng liên doanh liên kết để sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp ngày càng đa dạng, có chất lượng, năng suất cao, giá thành hạ, đáp ứng kịp thời người tiêu dùng để không ngừng phấn đấu vươn lên, tự khẳng định mình trong cơ chế mới. Bảng2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy CKCX 29 ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch (2005/2006) Chênh lệch (2006/2007) 1- Doanh thu bán hàng và CCDV 103.305.000 105.811.000 122.942.000 2.506.000 2,42 % 17.131.000 16,19% 2-Doanh thu thuần bán hàng và CCDV 103.305.000 105.811.000 122.942.00 0 2.506.000 2,42 % 17.131.000 16,19% 3- Giá vốn hàng bán 85.450.600 86.450.498 99.397.000 .999.898 1,17% 12.946.502 14,98% 4- Doanh thu hoạt động tài chính 9.000 8.000 6.000 (1000) -11,11% (2000) -25,00% 5- Chi phí tài chính 6.438.405 6.954.502 7.648.145 516.097 8,02% 693.643 9,97% 6- Thu nhập khác 12.500 12.587 15.269 87 0,70% 2.682 21,31% 7- Chi phí quản lý + Chi phí bán hàng 8.756.160 10.786.000 12.511.000 2.029.840 23,18% 1.725000 15,99% 8- Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 2.681.335 1.640.587 3.3407.124 (1.040.835) -38,81% 1.766.537 107,68% 9- Vốn kinh doanh 72.085.000 76.061.000 82.576.000 3.976000 1,055% 6.515000 1,086 10- Tỷ suất Doanh thu/Vốn kinh doanh 1,433 1,3911 1,4888 (0) -0,03% 0 7,02% 11- Tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu 2,60% 1,55% 2,77% (0) -42,00% 0 78,74% 12- Tổng số công nhân 530 569 612 39 7,36% 437,36% 7,56% 13- Thu nhập bình quân 1.755 1.782 1.998 27 1,54% 216 12,12% ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Nhà máy Cơ khí chính xác 29 ) Nhận xét: - Doanh thu thuần tăng 2.506.000 nghìn đồng ở năm 2006 và tăng 17.131.000 nghìn đồng ở năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng 2,42% và 16,19%, trong đó đáng chú ý là tốc độ tăng doanh thu ở năm 2007 lớn, đây là sự cố gắng vượt bậc của nhà máy trong thời gian gần đây, khẳng định sự lớn mạnh và trưởng thành về quy mô, nhà máy có chiến lược kinh doanh mới, mở mang được nhiều thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong cơ cấu mặt hàng tạo nên doanh thu của nhà máy, phải kể đến mặt hàng ngành điện như: Đèn cao áp, chiếu sáng, đèn trang trí, thiết bị điện năm 2007, doanh thu của nhóm mặt hàng này tăng đột biến do tính năng và chất lượng, mẫu mã liên tục đổi mới cũng như tính năng sử dụng được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận. - Cùng với việc tăng doanh thu thuần, các khoản chi phí tạo ra doanh thu cũng tăng lên tương ứng. + Giá vốn hàng bán tăng 999.898 nghìn đồng ở năm 2006 và 12.946.502 nghìn đồng ở năm 2007, tỷ lệ tăng là 1,17% ở năm 2006 và 14,98% ở năm 2007. Tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán nhỏ hơn tỷ lệ tăng doanh thu, cho ta thấy việc sử dụng các yếu tố đầu vào và các chi phí sản xuất là hợp lý và có hiệu quả. Nhà máy luôn quan tâm tới các định mức kinh tế kỹ thuật phấn đấu giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm cũng như kiểm soát được giá cả các vật tư đưa vào sản xuất, cắt giảm các khoản chi phí trung gian tiến tới mục tiêu hạ giá thành sản phẩm. Kết quả này đánh giá việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính của nhà máy chặt chẽ và có hiệu quả. + Chi phí quản lý kinh doanh tăng 2.029.840 nghìn đồng ở năm 2006 và tăng 1.725.000nghìn đồng ở năm 2007, tỷ lệ tăng là 23,18% ở năm 2006 và 15,99% ở năm 2007. Những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí quản lý kinh doanh năm 2006 là do nhà máy còn duy trì tỷ lệ lao động quản lý ở mức độ cao gây tăng chi phí tiền lương cho bộ phận quản lý gián tiếp, đến năm 2007 tỷ lệ chi phí này giảm xuống do nhà máy đã bố trí sắp xếp lại số lao động dôi dư chuyển sang các bộ phận khác. Do vậy mà áp lực về quỹ tiền lương trong chi phí này được giảm đáng kể. Đây là một bước đột phá trong lĩnh vực quản lý nguồn lực lao động vì mục tiêu thu nhập và lợi nhuận của nhà máy. + Chi phí tài chính tăng 516.097 nghìn đồng năm 2006 và 693.643 nghìn đồng ở năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng 8% năm 2006 và 9,9% ở năm 2007, điều này cũng giải thích rằng khi quy mô sản xuất được mở rộng, nhu cầu vốn kinh doanh cũng tăng lên. Để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nhà máy cần sử dụng vốn đi vay có hiệu quả, huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi, đẩy mạnh công tác thu hồi vốn bị chiếm dụng, giảm tối đa số dư nợ các khoản vay từ các tổ chức tín dụng. Kết quả của việc sử dụng các nguồn lực được phản ánh tổng quát ở chỉ tiêu lợi nhuận đạt được. Qua 3 năm cho thấy năm 2006 lợi nhuận giảm 1.030.747 nghìn đồng, năm 2007 tăng lên 1.766.537 nghìn đồng, với tỷ lệ giảm là 38,6% và tăng 207,6%. Năm 2006 có sự giảm về lợi nhuận là do cơ cấu doanh thu mặt hàng có tỷ lệ lợi nhuận cao giảm ( nhóm mặt hàng có tỷ lệ lợi nhuận cao chủ yếu là sản phẩm quốc phòng, mà doanh thu của mặt hàng này tuỳ theo mức chi tiêu phân bổ của ngân sách Nhà nước ) làm cho lợi nhuận bình quân nhà máy giảm tương ứng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2006 là 1,55%, sang năm 2007 lợi nhuận tăng gấp 2 lần, một phần do doanh thu hàng quốc phòng tăng làm tăng lợi nhuận, một phần do sản lượng hàng kinh tế tiêu thụ mạnh, các chi phí trung gian giảm, do vậy mà tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tăng lên 2,7%. Nhìn vào nguồn vốn kinh doanh của nhà máy cho thấy nếu năm 2005, 2006: 1 đồng nguồn vốn kinh doanh tạo ra 1,39 đồng doanh thu thì năm 2007: 1 đồng nguồn vốn kinh doanh tạo ra 1,48 đồng doanh thu. Như vậy chứng tỏ nhà máy đã có nhiều biện pháp quản lý tài chính tốt, sử dụng tối đa các nguồn vốn để tạo ra doanh thu rút ngắn vòng quay của đồng vốn. Từ những cố gắng đó, đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân liên tục được tăng lên các năm 2006, 2007; tạo ra không khí làm việc hăng say trong toàn thể cán bộ công nhân viên, không ngừng có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại lợi ích cho nhà máy. Tóm lại: Trong 3 năm gần đây nhà máy không ngừng tăng trưởng về quy mô sản xuất và đạt được những thành tựu đáng kể về chỉ tiêu lợi nhuận, trong thời gian tới nhà máy cần phát huy hơn nữa những gì đã đạt được, phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, không ngừng mở rộng kênh phân phối sản phẩm vì mục tiêu phát triển lâu dài của nhà máy. 2.2-Thực trạng nhuận của Nhà máy Cơ khí chính xác 29 2.2.1- Lợi nhuận từ các hoạt động Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động bất thường khác. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7875.doc
Tài liệu liên quan