MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I : Lợi nhuận và các biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay 1
I. Lợi nhuận của doanh nghiệp 1
1. Sự hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp 1
2.Nội dung lợi nhuận 2
3.Vai trò của lợi nhuận 7
3.1Lợi nhuận đối với doanh nghiệp. 8
3.2Lơị nhuận đối với người lao động 10
3.3 Lợi nhuận đối với nhà nước 10
4. Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận 10
4.1 Các chỉ tiêu tuyệt đố 10
4.2 Các chỉ tiêu lợi nhuận tương đối 11
II.Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận 14
1. Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ 14
2. Chất lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ 15
3. Kết cấu mặt hàng tiêu thụ 15
4. Giá bán đơn vị sản phẩm 16
5. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ 16
6. Thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt 16
III. Những giải pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp 17
1. Hạ giá thành sản phẩm 18
2. Tăng số lượng và nâng cao chất lượng tiêu thụ sản phẩm 20
Chương II : Thực trạng về lợi nhuận và các biện pháp phấn đấu tăng lợi nhuận tại Công ty thời gian qua 22
1.Giới thiệu chung về Công ty 22
2. Đặc điểm tổ chức quản lý 25
2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 25
2.2 Quy trình công nghệ 29
3. Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty 30
II. Tình hình thực hiện lợi nhuận và các biện pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí Hà Nội năm 2001-2002 30
1. Căn cứ xây dựng kế hoạch lợi nhuận 30
2. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty 30
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty 35
2.2 Tình hình quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty. 35
3. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 49
3.1Những thuận lợi 49
3.2 Những khó khăn 50
4. Những biện pháp phấn đấu tăng lợi nhuận tại Công ty thời gian qua 51
Chương III : Một số biện pháp tăng lợi nhuận của Công ty cơ khí Hà Nội 54
I. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 54
II. Giải pháp tăng lợi nhuận cho Công ty 56
1.Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm 56
2.Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm 58
3.Nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ 61
III.Một số đề xuất 62
Kết luận 64
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ Khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện các nhiệm vụ sản xuất cho Công ty, phân công và thực hiện kế hoạch sản xuất máy công cụ từng kỳ và cả năm. Phụ trách và chỉ đạo các xưởng sản xuất, các xí nghiệp sản xuất và KDVTCTM, xí nghiệp LĐĐT và bảo dưỡng thiết bị công nghiệp
Phó Giám đốc nội chính: được giám đốc uỷ quyền quản lý điều hành các mặt hoạt động về nội chính xây dựng cơ bản.
Phó Giám đốc sản xuất kiêm trợ lý Giám đốc : Giúp Giám đốc quản lý sản xuất, phụ trách trung tâm điều hành sản xuất. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công tác điều hành quản lý sản xuất trong toàn Công ty, tiến độ giao hàng của từng sản phẩm.
Một số đơn vị chính:
- Văn phòng giám đốc Công ty: Có chức năng làm thư ký các hội nghị do giám đốc triệu tập và tổ chức, điều hành các công việc của văn phòng. Nhiệm vụ chủ yếu là tập hợp thông tin các văn bản pháp lý hành chính trong và ngoài Công ty truyền đạt ý kiến của giám đốc xuống các đơn vị và cá nhân, tổ chức quản lý, lưu trữ, chuyển các loại thông tin và văn bản quản lý.
- Phòng tổ chức nhân sự: giúp giám đốc ra các quyết định nội quy, quy chế về lao động tiền lương, tổ chức nhân sự và giải quyết những vấn đề chính sách xã hội trong và ngoài nước theo qui định của Giám đốc.
- Ban nghiên cứu và phát triển có nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược kinh tế của Đảng và nhà nước, nghiên cứu cơ chế thị trường, cung cầu tiêu dùng sản phẩm trong và ngoài nước, trên cơ sở đó ra chiến lược sản phẩm cho Công ty.
- Trung tâm tự động hoá: Nghiên cứu công nghệ tự động hoá của các nước phát triển, tìm mọi giải pháp ứng dụng vào sản xuất chế tạo tại Công ty nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng các sản phẩm.
- Phòng kế toán thống kê tài chính: theo dõi tình hình hoạt động hàng ngày của Công ty, quản lý vốn bằng tiền, theo dõi tình hình trích nộp, trích khấu hao tài sản cố định, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, tính toán kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanhh của Công ty.
- Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ thiết kế bản vẽ hướng dẫn sử dụng công nghệ định mức và tìm kiếm nguyên vật liệu.
- Văn phòng giao dịch thương mại: thay mặt giám đốc Công ty tiếp khach hàng, dự thảo chi phí các hoạt động trình giám đốc phê duyệt.
- Phòng quản trị đời sống: chịu trách nhiệm về cảnh quan, môi trường của Công ty thực hiện theo khẩu hiệu “xanh, sạch, đẹp”. Bảo đảm các bữa ăn ca an toàn vệ sinh.
- Phòng bảo vệ: có nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh trong toàn Công ty.
- Phòng vật tư: có chức năng tìm kiếm thị trường mua sắm vật tư, kỹ thuật đúng với chỉ tiêu định mức đề ra, đảm bảo số lượng, chất lượng chủng loại, thời gian sao cho quá trình sản xuất được liên tục, đúng với kế hoạch. Lập kế hoạch thu mua, vận chuyển cung cấp cho sản xuất sửa chữa xây dựng theo kế hoạch của Công ty.
- Phòng quản lý chất lượng và môi trường: nắm vững kế hoạch sản xuất kinh doanh, nắm vững yêu cầu chất lượng thị trường, phân công lao động, tổ chức bám sát các đơn vị, chuẩn bị sản xuất và sản xuất. Quản lý môi trường trong sản xuất.
- Phòng cơ điện: Quản lý điều phối cung cấp điện cho toàn Công ty, sửa chữa lớn các thiết bị máy móc cho các phân xưởng theo yêu cầu để duy trì sản xuất.
- Phòng văn hoá xã hội: Có nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền giáo dục cán bộ công nhân viên trong Công ty, lưu trữ tài liệu bản vẽ, phục vụ cho cán bộ công nhân viên.
Qua sơ đồ trên, chúng ta nhận thấy hệ thống tổ chức bộ máy của Công ty được sắp xếp tương đối hoàn chỉnh có quy định chức năng nhiệm vụ rõ ràng. Công ty cũng có nhiều cải tiến và thay đổi một số phòng ban trong Công ty để tạo sự linh động gọn nhẹ hơn trong bộ máy như kết hợp một số xưởng lại, đổi phòng KCS thành phòng quản lý chất lượng và môi trường.
Về lao động của Công ty
Tổng số cán bộ công nhân viên: 453 người
Trong đó: - Trình độ đại học 75 người
Công nhân kỹ thuật 329 người
Trong đó: Công nhân bậc 7: 47 người
Công nhân bậc 6: 86 người
Công nhân bậc 5: 40 người
Công nhân bậc 3: 18 người
Công nhân bậc 2: 2 người
2.2 Qui trình công nghệ.
Quy trình công nghệ của mỗi loại sản phẩm khác nhau đều có sự khác nhau. Do vậy, nếu đi vào từng quy trình công của mỗi loại sản phẩm sẽ rất khó.
Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Hợp đồng sản xuất
Phòng kỹ thuật
Làm mẫu
Đúc
Gia công cơ khí
Tiêu thụ
Nhập kho thành phẩm pm
KCS
Lắp giáp
Hoạt động sản xuất, bố trí máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất.
Máy móc thiết bị của Công ty được bố trí trên mặt bằng có diện tích 12000m2, nhà xưởng tiện cho công việc sản xuất và với các máy móc thiết bị hiện có Công ty đảm bảo hầu hết các công việc gia công cơ khí từ tạo phôi đến chế tạo phụ tùng và chế tạo các thiết bị toàn bộ. Đội ngũ công nhân có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trog công việc. Đó là những thuận lợi trong việc bố trí xắp xếp sản xuất của Công ty.
Máy công cụ là sản phẩm truyền thống của Công ty, để sản xuất sản phẩm phải qua nhiều nguồn và nhiều công đoạn khác nhau. Do đó chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ sản xuất không chỉ phụ thuộc vào các giai đoạn sản xuáat mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật công nghệ, máy móc thiết bị và trình độ tổ chúc quản lý, bố trí lao động.
3.Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty
Công ty cơ khí Hà Nội có địa bàn hoạt động tập trung tại một điểm. Thêm vào đó, với đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh như trên nên Công ty tổ chức công tác kế toán tập trung. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh tại phòng kế toán của Công ty, tại các phân xưởng không tổ chức bộ phận kế toán riêng chỉ bố trí các nhân viên hạch toán báo sổ, làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra và lập các chứng từ nộp phòng kế toán của Công ty.
Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ và hạch toán hành tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Công ty sử dụng chứng từ, tài khoản và lập BCTC theo chế độ kế toán doanh nghiệp QĐ 1141?CĐKT ngày 1/11/1996-BTC.
Phòng tài chính kế toán của Công ty gồm 16 người, bao gồm kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán tiền lương, kế toán công cụ dụng cụ, kế toán chi phí giá thành, kế toán TSCĐ, kế toán tiêu thụ, thủ quỹ và kế toán tổng hợp. Phòng có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý. Qua đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản, vật tư vốn nhằm đảm bảo trong chủ động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, tiền vốn, vật tư… của Công ty.
II. Tình hình thực hiện lợi nhuận và các biện pháp tăng lợi nhuận tại Công ty năm 2001 - 2002
1. Căn cứ xây dựng kế hoạch xây dựng kế hoạch lợi nhuận
Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không phải là tối đa hoá lợi nhuận mà là tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu nhưng không phải vì thế mà có thể phủ nhận vai trò quan trọng của lợi nhuận. Nhà kinh tế học hiện đại David Begg cũng đã cho rằng ít nhất thì trong điều kiện nhất định, giả thiết tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp cũng không phải là không thể chấp nhận.
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, khi các Công ty cổ phần hoá vẫn còn quá ít ỏi thì có lẽ cũng không sai khi nói rằng mục tiêu của các doanh nghiệp chính là lợi nhuân. Lợi nhuận vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa chính là thức đo đánh giá hiệu quả của những nỗ lực đó. Lợi nhuận có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vì vậy mà nâng cao lợi nhuận luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp.
Mọi hoạt động kinh doanh đều phải được lập kế hoạch. Kế hoạch là điểm xuất phát, chỉ đạo mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trong những năm trước đây, do cơ chế quản lý quan liêu bao cấp nên các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch một cách hình thức, không gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp không định hướng được sản xuất, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Ngày nay, trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch hợp lý, sát với thực tế thì mới có thể có phương hướng và biện pháp chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc xây dựng kế hoạch lợi nhuận cho mỗi năm là hết sức cần thiết để doanh nghiệp xác định mục tiêu cần phải đạt được trong năm tới; từ đó đề ra những chiến lược sản xuất kinh doanh cụ thể với những biện pháp xác định nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Vấn đề quan trọng khi xây dựng kế hoạch lợi nhuận, đó là phải nghiên cứu, xem xét tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận- trực tiếp và gián tiếp, bên trong và bên ngoài- và dự kiến sự biến động của các yếu tố này sao cho kế hoạch thật sự sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp, tránh tình trạng xây dựng kế hoạch lợi nhuận qua thấp so với tiềm năng của doanh nghiệp, hoặc quá cao ngoài tầm với.
Trên cơ sở nhận thức như vậy, kế hoạch lợi nhuận của Công ty cơ khí Hà Nội được tiến hành xây dựng như sau:
Vào đầu quí IV năm N, căn cứ vào tình hình năm N và dự kiến sự biến động của các yếu tố ảnh hưởng, bộ phận kế hoạch của Công ty lập kế hoạch sẵn sàng tiêu thụ năm N+1 cho từng loại sản phẩm. Xác định giá bán kế hoạch, giá thành tiêu thụ kế hoạch, từ đó xác định được doanh thu bán hàng kế hoạch, lợi nhuận kế hoạch từ hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó cùng với việc dj kiến lợi nhuận từ hoạt động tài chính và bất thường, bộ phận kế hoạch xác định lợi nhuận trước thuế kế hoạch.
2.Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty năm 2002.
Trong một năm hoạt động sản xuất kinh doanh với không ít khó khăn nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Để thấy rõ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2002 có thu được lợi nhuận hay không ta đi xem xét một số chỉ tiêu sau:
Qua bảng số liệu ta thấy:
+ Giá trị sản xuất năm 2002 đạt 17.097.845.246 đồng, tăng 35,36% so với năm 2001, với số tuyệt đối 4.485.479.401 đồng.
+ Tổng doanh thu thực hiện năm 2002 là 16. 497.812.465 đồng, tăng 31,67% so với năm 2001, tương ứng với số tuyệt đối là 3.968.531.695 đồng. Trong đó:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2002 là 15.687.145.935 đồng, tăng 36,06% tương ứng với số tuyệt đối là 4.157.865.165 đồng. Nguyên nhân là do sản phẩm đầu ra chủ yếu của Công ty phải chịu mức thuế suất thuế GTGT đầu ra là 10% đến hết tháng 8/2001, từ tháng 9/2001 mới được điều chỉnh là 5%. Chính vì vậy doanh thu của Công ty năm 2001 thấp hơn nhiều so với năm 2002.
- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2002 là 200.123.478 đồng, tăng 55% so với năm 2001.
- Doanh thu hoạt động bất thường năm 2002 là 610.543.052 đồng, trong đó năm 2001 là 549.801.190 đồng trong tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2001 chiếm tỷ trọng 92,01%, sang năm 2002 tăng lên 95,09% ( tăng 3,35%).
Tổng lợi nhuận năm 2001 là 100.789.654 đồng thì năm 2002 đạt 165.200.435 đồng tăng 69,3%, tương ứng với số tuyệt đối là 64.410.781 đồng. Do trong năm 2002, Công ty đã cố gắng cải thiện cơ chế quản lý, công tác quản lý trong doanh nghiệp nên đã giảm bớt được chi phí quản lý doanh nghiệp, mức tăng của doanh thu tăng cao hơn mức tăng của các chi phí gián tiếp khác.
Trong đó: Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm năm 2001 là 80.647.809 đồng chiếm tỷ trọng 80,01% thì đến năm 2002 đạt 136.020.437 đồng chiếm tỷ trọng là 82,34%. Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm năm 2002 tăng 68,66% so với năm 2001, tương ứng với số tuyệt đối là 35.372.628 đồng.
Lợi nhuận tài chính trong năm 2002 là 28.845.238 đồng chiếm tỷ trọng là 17,46%, trong khi đó năm 2001 là 17.007.002 đồng, và chiếm tỷ trọng 16,87%. Lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2002 tăng 69,6% so với năm 2001, tương ứng với số tuyệt đối là 11.838.236 đồng.
Lợi nhuận hoạt động bất thường năm 2001 là 3.134.843 đồng chiếm tỷ trọng 3,12% thì năm 2002 là 3.346.90 đồng chiếm tỷ trọng 0,2%.
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2002 được chính xác, ta nghiên cứu một số chỉ tiêu doanh lợi qua 2 năm 2001-2002 (bảng 2).
Ta thấy:
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu năm 2001 là 1,17% thì đến năm 2002 tỷ suất này là 1,92%. Như vậy, trong năm 2001 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu Công ty bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 1,17 đồng lợi nhuận thì đến năm 2002 tạo ra được 1,92 đồng. Điều này cho thấy rằng vốn chủ sở hữu năm 2002 sử dụng hiệu quả hơn năm 2001.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh năm 2001 là 0,63% thì sang năm 2002 là 0,99%. Điều này chứng tỏ rằng nếu trong năm 2001 cứ trong 100 đồng vốn Công ty bỏ vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,63 đồng lợi nhuận thì đến năm 2002 tạo ra 0,99 đồng lợi nhuận. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty năm 2002 cao hơn năm 2001. Trong năm 2002, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cao hơn so với năm 2002 chủ yếu là do doanh thu tiêu thụ năm 2002 tăng nhanh. Mức tỷ suất lợi nhuận vốn so với năm 2001 chỉ tăng 57,14, thấp hơn so với mức tăng của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữ ( 64,1%) chủ yếu là do giá trị lãi phải trả năm 2001 ở mức cao khiến tỷ suất lợi nhuận vốn không giảm qua nhiều. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn của Công ty cao hơn hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, hay nói khác đi Công ty đã có một cơ cấu vốn tương đối hợp lý, phát huy thế mạnh và kết hợp sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài trợ vốn khác nhau.
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu năm 2001 là 0,8% thì đến năm 2002 tăng lên 1,001%, tăng 23,13%. (Bảng 2)
Điều này có nghĩa là nếu trong năm 2001 cứ 100 đồng doanh thu sẽ đem lại cho Công ty 0,8 đồng lợi nhuận thì sang năm 2002 mang lại 1,001 đồng lợi nhuận. Xét ở góc độ lý thuyết thì có thể khẳng định việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2002 là tốt, làm lợi nhuận tăng mà biểu hiện là lợi nhuận cao hơn năm 2001.
- Tỷ suất lợi nhuận gía thành năm 2001 đạt 0,7% thì đến năm 2002 là 0,87% tăng 24,29% so với năm 2001 cho ta thấy rằng việc quản lý chi phí và giá thành hiệu quả hơn năm 2001, Cụ thể ta thấy tốc độ tăng của chi phí ( 31,35) thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu (31,67%), làm cho tỷ suất lợi nhuận giá thành tăng so với năm 2001. Nếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm chặt chẽ hơn thì sẽ góp phần tăng lợi nhuận hơn nữa.
Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận năm 2002 để tăng so với năm 2001, bên cạnh những nguyên nhân khách quan tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh thì còn có nhiêù nguyên nhân chủ quan thuộc về lĩnh vực quản lý, về phương thức kinh doanh, về ý thức của người lao động thực sự được chấn chỉnh một cách nghiêm túc đã làm cho chỉ tiêu lợi nhuận tăng đáng kể so với năm 2001. Đây là sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty và đặc biệt là sự lãnh đạo năng động, sáng tạo của ban giám đốc. Tuy nhiên, những kết quả đó mới chỉ phản ánh khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, có chưa cho ta thấy một cách chi tiết kết quả thực hiện của từng khâu, từng công việc như quản lý giá thành, quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây chúng ta xem xét tại sao lợi nhuận của Công ty mà trong đó chủ yếu là hai nhóm nhân tố doanh thu tiêu thụ và giá thành toàn bộ của giá thành sản phẩm hàng hoá, từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận tăng.
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp khi bước vào thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đều đặt vấn đề tiêu thụ lên hàng đầu. Bởi vì khâu tiêu thụ là khâu quyết định trực tiếp đến quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp có thực hiện được hay không. Đẩy mạnh khâu sản xuất và tiêu thụ là mong muốn của tất cả các doanh nghiệp nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được. Tăng sản phẩm tiêu thụ cũng có nghĩa là tăng doanh thu và có thể tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Qua bảng 3 ta nhận thấy rõ tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2002, với các mặt hàng là dụng cụ cắt, thiết bị chế biến phụ tùng, thiết bị phụ tùng cho ngành công nghiệp chế biến đồ hộp…đặc thù sản xuất của Công ty là sản xuất và tiêu thụ theo đơn đặt hàng. Quá trình sản xuất chỉ được thực hiện trên cơ sở kích thước, số lượng của khách hàng và có sự thoả thuận giá cả giữa hai bên, tuy nhiên đối với một số loại dụng cụ cắt nhỏ, thông dụng Công ty có sản xuất trước nhằm phục vụ cho việc bán lẻ khi khách hàng có nhu cầu.
Khối lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng rõ rết so với năm 2001. Sản lượng dụng cụ cắt tiêu thụ năm 2002 là 11.400 cai, tăng 1950 cái so với năm 2001 là 9500, tỷ lệ tăng tương ứng là 20%. Sản phẩm thiết bị chế biến và phụ tùng có khối lượng tiêu thu năm 2002 là 1523 cái, so với năm 2001 là 1347 cái thì đã tăng 176 cái với tốc độ tăng 13,07%.
Như vậy, khối lượng sản phẩm sản xuất ra và khối lượng tiêu thụ của Công ty trong năm đạt 15%-25% so với năm 2001. Nguyên nhân trước tiên làm cho lượng khách đến Công ty tăng trong năm 2002 là do sản phảm của Công ty phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Ngoài các sản phẩm truyền thống như neo cầu dùng cho thép cường độ cao phi 5 và neo cáp bê tông dự ứng lực, Công ty đã đầu tư nhiều cả về kỹ thuật, vật tư và chế thử khảo nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn mới cho những sản phẩm mới. Mặt khác, Công ty có bước chuyển mạnh mẽ về giá trị tổng sản lượng cũng như doanh số đối với các sản phẩm này vì nhu cầu đang lớn (bảng 3)và cho đến nay Công ty là đơn vị duy nhất trong nước sản xuất neo dự ứng lực.
Bên cạnh đó, Công ty đã quan tâm đúng mức tới công tác marketing. Hiện nay ngoài khách hàng truyền thống là các Công ty lớn, Công ty còn quan hệ với các Công ty nhỏ, đặc biệt là Công ty tư nhân. Hàng năm Công ty đã chi một lượng tiền cho quảng cáo và tiếp thị nhằm mục đích mở rộng thị trường. Công ty đã đặt chân được vào thị trường cơ khí phía nam. Trong tháng 3/2002 khai trương chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, đến tháng 9 thì được 7 tháng nhưng đã có doanh số 136,7 triệu đồng, 3 tháng cuối năm doanh số là 236,7 triệu đồng, trong đó riêng tháng 12 là 97 triệu. Nếu Công ty có chủ trương tốt hơn về thực hiện khâu bán hàng, làm tốt công tác marketing, đặc biệt là công tác quảng cáo giới thiệu về Công ty thì sẽ có tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bởi lẽ hiện nay trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, các doanh gnhiệp phải luôn tìm cách làm cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Một lý do nữa khiến cho Công ty đạt được khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thu cao hơn năm 2001 là do Công ty đã đầu tư mua sắm phương tiện vận chuyển phục vụ bán hàng. Trước đây trong điều kiện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí còn chưa nhiều, cạnh tranh còn chưa mạnh mẽ thì sản phẩm của Công ty vẫn bán được do nhu cầu thị trường lớn. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm cơ khí trên thị trường rất phátt riển với giá thành giảm buộc các Công ty phải tìm cách thích ứng. Giá bán của Công ty hiện nay không gồm chi phí vận chuyên. Đây là một cố gắng rất lớn trong khâu tiêu thụ của công yt. Trong điều kiện cạnh tranh diễn ra gay gắt, các doanh nghiệp luôn phải tìm ra những biện pháp, những chính sách để thu hút khách hàng. Đôi với Công ty cơ khí Hà Nội, muôn tạo ra được sự cạnh tranh thì nhất thiết Công ty phải mua sắm đầu tư phương tiên vận chuyển trước hết là để giảm giá thành sản phẩm đồng thời có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. (bảng 4)
Sự tăng mạnh trong khối lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2002 ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu sản phẩm của Công ty. Năm 2002, doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty là 15.687.145.935 đồng, so với năm 2001 là 11.529.280.770 đồng với tốc độ tăng 53,07%, doanh thu tiêu thụ thiết bị chế biến và phụ tùng tăng 230.585.615 đồng tương ứng tăng 20%, doanh thu tiêu thụ sản phẩm thiết bị phụ tùng cho ngành công nghiệp chế biến đồ hộp tăng 611.367.326 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 30%. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho ngành dầu khí tăng 614.227.661 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 25%, doanh thu tiêu thụ sản phẩm khác tăng 254.181.201 đồng. Như vậy, trong năm 2002 Công ty đã hoàn thành kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tình hình được thực hiện tốt hơn năm 2001. Công ty cần phát huy và tìm những biện pháp nhằm tăng doanh thu tiêu thụ năm 2002 cũng như các năm sau.
Một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, doanh thu năm 2002 của Công ty do trong năm 2002 nhu cầu về các sản phẩm cơ khí lớn. Sau đay là bảng giá bán bình quân một số sản phẩm có sản lượng sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất cuả Công ty năm 2002. (Bảng 5).
Bảng 5: Giá trị bình quân của một số sản phẩm
STT
Tên sản phẩm
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
Chênh lệch giá
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
5
Bàn ren M9*1
Bàn ren M24*2,0
Ta rô tay ren hệ mét ( bộ 20 cái)
3*0,6
5*0,8
Tay rô máy ( bộ 20 cái)
M5*0,5
M6*0,5
Mũi khoan đuôi côn
11,5
13,5
- 31,5
11.600
32.000
42.000
8.000
33.600
33.600
26.400
34.000
114.400
13.400
35.500
48.800
9.000
38.700
38.700
27.000
35.000
125.000
1.800
3.500
6.800
1.000
5.100
5.100
600
1.000
10.600
13,43
10,94
16,19
12,5
15,18
15,18
2,27
2,94
9,27
Qua số liệu bảng trên ta thấy, cả 5 loại sản phẩm tiêu biểu của Công ty có giá bán tăng so với năm 2001, mứ hạ bình quân của các sản phẩtm là 2000 đồng trên một sản phẩm. Với chi phí sản xuất kinh doanh không đổi, giá bán sản phẩm tăng lên ảnh hưởng tích cực đến doanh thu tiêu thụ, làm tăng lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm từ đó làm tổng lợi nhuận thu được cũng tăng.
Trong năm 2002, doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng mạnh là nguyên nhân cơ bản nhất tác động trực tiếp làm cho lợi nhuận của Công ty tăng. Tuy nhiên, lợi nhuân của Công ty còn chịu ảnh hưởng nhân tố chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. Để thấy rõ được ảnh hưởng của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tới lợi nhuận của Công ty năm 2002, ta cần xem xét kỹ hơn về tình hình tại Công ty.
2.2 Tình hình quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải quan tâm, tổ chức và quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất kinh doanh, bởi lẽ mỗi đồng chi phí không được quản lý chặt chẽ để tạo ra hiệu quả thì đều có thể làm cho chi phí bất hợp lý phát sinh, từ đó làm tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm, trực tiếp làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Năm 2002, nhìn chung công tác quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty được thực hiện khá tốt mặc dù công tác quản lý cho phí ở một số khâu còn lỏng lẻo và hiệu quả sử dụng chi phí còn chưa cao. Để thấy được khái quát công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty, ta xem xét đánh giá giá thành sản xuất theo khoản mụ trong 2 năm 2001-2002. (Bảng 6).
Ta nhận thấy, tổng giá thành sản xuất năm 2002 là 11.507.832.868 đồng, tăng 2.921.358.148 đồng so với năm 2001, tương ứng với tỷ lệ tăng 34,02%. Ta đi phân tích vào từng khoản mục cụ thể:
- Đối với nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2001 là 5.581.208.568 đồng thì năm 2002 tăng lên là 7.307.473.871 đồng, với tỷ lệ tăng 30,93%, tương ứng với số tuyệt đối 1.726.266.303 đồng. Trong tổng chi phí tăng lên thì chủ yếu là tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (59,09%), nếu như trong năm 2001 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng là 65% thì đến năm 2002 chiếm tỷ trọng 63,5% giảm 1,5%. Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm trong tổng giá thành sản xuất chứng tỏ rằng việc quản lý chi phí nguyên vật liệu từ khâu thu mua, bảo quản đến sản xuất là tốt.
- Đối với khoả mục chi phí nhân công trực tiếp năm 2001 là 2.318.348.174 đồng thì năm 2002 tăng lên 2.969.020.879 đồng với tỷ lệ tăng 28,07%, tương ứng với số tuyệt đối là 650.672.705 đồng. Mặc dù chi phí nhân công trực tiếp năm 2002 xét về giá trị là tăng lên so với năm 2002 nhưng xét về tỷ trọng thì lại giảm xuống. Nếu như năm 2001 tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp trong tổng giá thành sản phẩm là 27% thì đéen năm 2002 chỉ chiếm tỷ trọng 25,8%, giảm 1,2%. Điều này chíng tỏ rằng chi phí nhân công trực tiếp tăng là do khối lượng sản phẩm tăng chứ không phải là do Công ty sử dụng lãng phí nguồn nhân công. Hơn nữa nhân công của Công ty năm 2002 còn được khai thác tốt hơn năm 2001 biểu hiện cụ thể là tăng năng suất lao động bình quân giờ/1công nhân tăng 11.275 so với năm 2001.
- Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung năm 2001 là 686.917.978 đồng thì năm 2002 tăng lên là 1.231.338.118 với tỷ lệ tăng là 79,26% tương ứng với số tuyệt đối là 544.420.140 đồng. Nếu năm 2001 chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng 8% thì sang năm 2002 chiếm tỷ trọng 10,7% trong tổng giá thành sản xuất, tăng 79,26%. Điều này chứng tỏ hiệu quả quản lý công tác quản lý chi phí sản xuất chung cảu Công ty năm 2002 là chưa tốt.
Tuy nhiên để đưa ra được kế luận chính xác về tình hình thực hiện giá thành tại Công ty, ta tiến hành xem xét giá thành và phân tích cả tổng giá thành toàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100759.doc