Chuyên đề Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI)

Trong giai đoạn 2001-2005, hợp đồng nhượng tái bảo hiểm của PTI đem lại lợi nhuận khá lớn cho các nhà nhận tái bảo hiểm. Với đặc thù của rủi ro trong ngành, các đơn bảo hiểm Thiết bị điện tử của PTI có tỷ lệ phí bảo hiểm khá cao và tỷ lệ tổn thất thấp. Thống kê phí bảo hiểm tăng đều qua các năm, trong khi tỷ lệ tổn thất dao động ở mức dưới 10% là nguyên nhân giúp PTI có rất nhiều thuận lợi trong việc đàm phán các hợp đồng nhượng tái bảo hiểm cố định. Từ năm 2001, PTI đã thu xếp hợp đồng tái bảo hiểm cố định trực tiếp với các nhà nhận tái bảo hiểm trong nước và nước ngoài. Việc thu xếp hợp đồng trực tiếp giúp PTI có mối quan hệ mật thiết hơn với các nhà nhận tái bảo hiểm, tận dụng được sự hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ và đào tạo.

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một nửa doanh thu nghiệp vụ đạt được trong năm. Tình hình bồi thường nghiệp vụ Tài sản kỹ thuật của PTI tương đối tốt, tỷ lệ bồi thường trên doanh thu nghiệp vụ bình quân giai đoạn 2001-2008 20%. Do doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong các nghiệp vụ, tỷ lệ bồi thường thấp nên lợi nhuận từ HĐKD bảo hiểm gốc của PTI chủ yếu do nghiệp vụ này đưa lại. Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải Trước năm 2008, nghiệp vụ Hàng hải chủ yếu là bảo hiểm hàng hóa; từ năm 2008 đến nay, PTI có triển khai thêm nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. Trong giai đoạn 2001-2008, nhóm nghiệp vụ Hàng hải đem lại hiệu quả kinh doanh không nhiều, doanh thu nhỏ (tỷ trọng dưới 10% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc), tỷ lệ bồi thường tương đối cao (trung bình chiếm khoảng 35-40% doanh thu nghiệp vụ). Biểu 2.2. Tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải Giai đoạn 2001-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1. Doanh thu nghiệp vụ 6,6 8,3 15,8 22,1 21,5 26,9 25,6 36,0 2. Bồi thường nghiệp vụ 5,8 1,1 4,1 7,4 4,5 6,2 13,6 15,3 3. Tỷ trọng doanh thu nghiệp vụ/doanh thu BH gốc (%) 7.1 7.0 10.1 10.6 8.1 9.6 8.8 8.1 4.Tỷ lệ % BT/DT nghiệp vụ [4=2/1*100] 87,9 13,3 26,0 33,5 20,9 23,1 53,1 42,5 (Nguồn: Phòng BHHH, Phòng KH PTI) Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm Xe cơ giới Từ kế hoạch 2001-2005 Công ty đã định hướng và xác định thị trường bảo hiểm Xe cơ giới là thị trường mục tiêu cần đẩy mạnh và phát triển. Trong 3 năm 2003-2005 tình hình kinh doanh nghiệp vụ Xe cơ giới của PTI phát triển tốt. Doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước (năm 2003 tăng trưởng 52,3%, năm 2004 tăng trưởng 95,7%, năm 2005 tăng trưởng 70,6%). Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, kinh doanh nghiệp vụ Xe cơ giới phát triển theo chiều hướng không tốt, tăng trưởng thấp, tỷ lệ bồi thường cao. Năm 2006 doanh thu tăng trưởng 18%, năm 2007 tăng trưởng 18% và là nghiệp vụ có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất Công ty trong năm này. Đến năm 2008, doanh thu của nghiệp vụ Xe cơ giới đạt 138,47 tỷ đồng, bằng 102,42% kế hoạch Công ty giao, tăng 3,43% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 31,98% doanh thu bảo hiểm gốc. Tỷ lệ bồi thường trên doanh thu nghiệp vụ trong giai đoạn 2003-2005 chiếm 30-33%; năm 2006 tỷ lệ này là 64%; riêng 2 năm gần đây, tỷ lệ bồi thường tăng đột biến chiếm trên 70% doanh thu nghiệp vụ (năm 2007 là 70%, năm 2008 chiếm 73,5%). Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm Con người Đối với thị trường, thị phần bảo hiểm Con người của PTI còn nhỏ (chiếm khoảng 2% doanh thu nghiệp vụ toàn thị trường). Tỷ lệ tăng trưởng về nghiệp vụ Con người trong các năm vừa qua của PTI đạt bình quân 25%/năm. Doanh thu từ nghiệp vụ này chiếm dưới 10% tổng doanh thu bảo hiểm gốc của PTI và chủ yếu phát triển từ các khách hàng trong hệ thống VNPT. Doanh thu hàng năm khoảng từ 18 đến 20 tỷ đồng. Năm 2008, doanh thu của nghiệp vụ Con người thực hiện 23,14 tỷ đồng, đạt 97,36% kế hoạch Công ty giao, tăng 12,49% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 5,35% doanh thu bảo hiểm gốc. Tỷ lệ chi trả bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm Con người trong những năm qua tương đối cao, dao động ở mức từ 45% - 65%, xấp sỉ với tỷ lệ bồi thường chung của thị trường. Đánh giá chung về các nhóm nghiệp vụ đang triển khai tại PTI cho thấy: nhóm nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản kỹ thuật có tỷ trọng doanh thu và đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất các nghiệp vụ bảo hiểm đang triển khai tại PTI, hiện nghiệp vụ này đang bị cạnh tranh rất quyết liệt, nhiều dịch vụ lớn của Công ty đang mất dần, tuy nhiên đến năm 2008 có dấu hiệu phục hồi; nhóm nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hoá và Con người doanh thu còn nhỏ, tỷ lệ bồi thường cao. Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm Xe cơ giới có tỷ trọng doanh thu chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu bảo hiểm gốc nhưng tỷ lệ bồi thường 3 năm gần đây rất cao, bị thua lỗ kỹ thuật nghiệp vụ. Sơ đồ 2.3. Tỷ trọng doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm tại PTI năm 2008 (Nguồn: Phòng TSKT, XCG, HH, CN, KH, THPC PTI ) 2.2.1.2. Hoạt động tái bảo hiểm Hoạt động tái bảo hiểm là một phần cơ bản trong hoạt động trên cơ sở một DNBH nhượng bớt một phần phí bảo hiểm đã nhận cho DNBH khác để chia sẻ ruie ro, đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp. Hoạt động tái bảo hiểm bao gồm hoạt động nhận tái và nhượng tái bảo hiểm. Khi tham gia nhận tái bảo hiểm, PTI thu được phần phí từ DNBH khác chuyển sang. Khi tham gia nhượng tái, PTI chuyển bớt một phần phí từ hợp đồng bảo hiểm gốc của mình sang DNBH khác, thu được hoa hồng do đối tác trả (hoa hồng nhượng tái). Tình hình hoạt động tái bảo hiểm của PTI giai đoạn 2001-2008 thể hiện: Hoạt động nhận tái bảo hiểm Để có thể thực hiện kế hoạch kinh doanh về hoạt động nhận tái bảo hiểm hàng năm, PTI phải tăng cường trao đổi hợp tác với các Công ty bảo hiểm gốc, Công ty tái bảo hiểm trong nước thông qua nhận các hợp đồng tái bảo hiểm cố định và các dịch vụ tái bảo hiểm tạm thời. Đối với PTI, doanh thu nhận tái bảo hiểm tăng đều qua các năm. Trong 5 năm đầu, bình quân mỗi năm tăng gần 100%. Nếu như năm 2001, thu phí nhận tái đạt 4,9 tỷ đồng, năm 2004 tăng gần 4 lần so với 2001, năm 2006 doanh thu nhận tái đạt 24,3 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm trước đó. Phí nhận tái bảo hiểm năm 2008 thực hiện 36,3 tỷ đồng, đạt 113,86% kế hoạch, tăng trưởng 33,4% so năm 2007 và đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu bảo hiểm toàn Công ty. Kết quả kinh doanh nhận tái bảo hiểm của PTI trong 10 năm qua so với mặt bằng của thị trường bảo hiểm Việt Nam đạt ở mức khá tốt; tốc độ tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ bồi thường nhận tái trên doanh thu nhận tái bình quân mỗi năm đạt ở mức trên dưới 30%. Riêng năm 2008 tỷ lệ bồi thường trên doanh thu nhận tái tăng đột biến lên đến 50,1%. Sở dĩ như vậy là do cuối năm 2007 và 2008 đã xảy ra một số vụ tổn thất lớn và PTI có tham gia nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng tái bảo hiểm cố định như: vụ tổn thất Hoàn Long - Hoàng Vũ từ Vinare với số tiền bồi thường gốc là 27 triệu đôla Mỹ (trách nhiệm PTI là 250.000 USD), vụ tổn thất tàu Viễn Đông 2, tàu Đức Trí, tổn thất toàn bộ hàng và tàu Việt Trung đều từ PVI với số tiền bồi thường gốc lên trên hàng triệu đô la Mỹ. Đồ thị 2.1. Tình hình doanh thu, bồi thường hoạt động nhận tái bảo hiểm Giai đoạn 2001-2008 (Nguồn: Phòng TBH, KH, THPC PTI ) b) Hoạt động nhượng tái bảo hiểm Trong giai đoạn 2001-2005, hợp đồng nhượng tái bảo hiểm của PTI đem lại lợi nhuận khá lớn cho các nhà nhận tái bảo hiểm. Với đặc thù của rủi ro trong ngành, các đơn bảo hiểm Thiết bị điện tử của PTI có tỷ lệ phí bảo hiểm khá cao và tỷ lệ tổn thất thấp. Thống kê phí bảo hiểm tăng đều qua các năm, trong khi tỷ lệ tổn thất dao động ở mức dưới 10% là nguyên nhân giúp PTI có rất nhiều thuận lợi trong việc đàm phán các hợp đồng nhượng tái bảo hiểm cố định. Từ năm 2001, PTI đã thu xếp hợp đồng tái bảo hiểm cố định trực tiếp với các nhà nhận tái bảo hiểm trong nước và nước ngoài. Việc thu xếp hợp đồng trực tiếp giúp PTI có mối quan hệ mật thiết hơn với các nhà nhận tái bảo hiểm, tận dụng được sự hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ và đào tạo. Từ năm 2003, PTI đã tiến hành chào hợp đồng tái bảo hiểm cố định cho các DNBH trong nước. Việc này tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thông tin giữa các công ty, tăng khả năng đàm phán các điều kiện điều khoản với các công ty nước ngoài. Việc nhượng tái bảo hiểm không chỉ đơn thuần góp phần đảm bảo an toàn tài chính cho Công ty mà còn giúp Công ty tăng khả năng cạnh tranh khi tham gia bảo hiểm các dịch vụ lớn. Nhượng tái bảo hiểm tạm thời các dịch vụ có điều kiện điều khoản nằm ngoài phạm vi các hợp đồng tái bảo hiểm cố định cũng như hỏi phí đối với các dịch vụ có số tiền bảo hiểm lớn góp phần hỗ trợ khai thác gốc và tăng năng lực bảo hiểm. Với đặc thù các rủi ro trong ngành mang tính an toàn cao, rủi ro nằm rải rác nên sau khi tái bảo hiểm, lượng phí giữ lại cũng tương đối lớn. Theo số liệu thống kê từ năm 2001-2005, số lượng các rủi ro thuộc mức giữ lại của Công ty là khoảng 70%, chiếm khoảng 60% tổng phí bảo hiểm gốc. Việc này đóng góp không nhỏ vào các quỹ dự phòng nghiệp vụ chung của toàn Công ty. Nghiệp vụ Tài sản và Hàng hóa đa phần khai thác cho các khách hàng ngoài ngành, tỷ lệ tổn thất nhìn chung ở mức chấp nhận được. Nhìn tổng thể, tổng phí bảo hiểm gốc đạt mức trung bình trên thị trường, tỷ lệ tổn thất tương đối thấp, Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm vì vậy có tổng mức giới hạn đủ áp ứng yêu cầu khai thác gốc, các điều kiện điều khoản hợp lý, rất ít các hợp đồng gốc phải tiến hành thu xếp tái bảo hiểm tạm thời do có điều kiện điều khoản nằm ngoài hợp đồng tái bảo hiểm cố định. Biểu 2.3. Tình hình doanh thu nhượng tái bảo hiểm Giai đoạn 2001-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1. Doanh thu nhượng tái BH 6,7 9,8 13,8 22,9 28,3 23,3 23,7 34,8 2. Chuyển phí nhượng tái BH 21,9 30,9 45,3 58,4 69,5 74,6 76,7 196,9 3. Tăng trưởng thu nhượng tái BH (%) [3= Thu nhượng năm sau/ năm trước *100-100] (6,9) 46,3 40,8 65,9 23,6 (17,7) 1,7 46,8 4. Tỷ lệ hoa hồng / Phí nhượng tái bảo hiểm (%) 30,6 31,7 30,5 39,2 40,7 31,2 30,9 17,7 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của PTI từ năm 2001 - 2008) Trong biểu trên, phí chuyển nhượng TBH năm 2008 của PTI rất cao, tăng trưởng gần gấp rưỡi năm trước là do trong năm 2008 PTI có bảo hiểm Dự án phóng vệ tinh VINASAT-1 của VNPT với phí bảo hiểm PTI thu được là 110,499 tỷ đồng, phí giữ lại khoảng 20 tỷ đồng, còn lại PTI phải nhượng tái trên 90 tỷ đồng. Trong Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của PTI, doanh thu nhượng tái bảo hiểm được thể hiện trong mục “Thu khác hoạt động KDBH“, chuyển phí nhượng tái bảo hiểm được thể hiện trong mục “Các khoản giảm trừ“ doanh thu tại Biểu “Báo cáo kết quả HĐKD tổng hợp“. Tóm lại, hoạt động tái bảo hiểm của PTI (cả nhận tái và nhượng tái) giai đoạn 2001-2008 phát triển rất tốt, doanh thu tăng trưởng cao, tỷ lệ bồi thường thấp, hiệu quả kinh doanh tốt. 2.2.1.3. Hoạt động đầu tư tài chính Xét về doanh số, hoạt động đầu tư tài chính trong các năm qua luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tổng doanh thu từ hoạt động đầu tư của PTI năm 2001 đạt 7,2 tỷ đồng; năm 2005 đạt 20,23 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2004; năm 2006 đạt 23,6 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2005, bằng 223% so với năm 2001; năm 2007 doanh thu đầu tư đạt 25,9 tỷ đồng, tăng 10% so với 2006. Năm 2008, PTI đã phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ thành công với thặng dư vốn trên 100 tỷ đồng, lãi suất ngân hàng tăng gấp đôi năm trước nên hoạt động đầu tư của PTI có bước tăng nhảy vọt, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2007, đạt mức kỷ lục về doanh thu từ hoạt động đầu tư giai đoạn 2001-2008 (đạt 69,1 tỷ đồng). Dù đã có nhiều hình thức đầu tư hơn so với giai đoạn đầu mới thành lập, song trong cơ cấu đầu tư của PTI năm 2008, tiền gửi ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ trọng yếu (61,3%), tiếp đó là hoạt động uỷ thác đầu tư (15,8%), góp vốn vào các doanh nghiệp khác (11,4%), kinh doanh bất động sản (7,5%)… Tính đến nay, PTI góp vốn vào 5 đơn vị: Công ty cổ phần du lịch Bưu điện (PTT), Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bưu chính Viễn thông (Saicom), Công ty cổ phần Viễn thông Tin học Điện tử (KASATI), Công ty cổ phần đầu tư phát triển Công nghệ thông tin (NEO), Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE). Tổng số vốn góp của PTI tại các Công ty cổ phần đến hết năm 2008 là 77,617 tỷ đồng, đầu tư vào trái phiếu chính phủ là 1 tỷ đồng. Tóm lại, giai đoạn 2001-2008 hình thức đầu tư chủ yếu của PTI vẫn là gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, góp vốn vào các doanh nghiệp, mua đất, mua trái phiếu chính phủ. Tính đến 31/12/2008, số dư tiền gửi tại ngân hàng là 417,7 tỷ đồng. Nhìn chung, hình thức đầu tư của PTI còn chưa đa dạng, hiệu quả đầu tư chưa cao. Riêng năm 2008, doanh thu đầu tư của PTI tăng đột biến là do trong năm Công ty đã gặp một số yếu tố thuận lợi như tăng vốn điều lệ thành công với tổng vốn tăng thêm là 195 tỷ đồng, thặng dư vốn làm tăng thêm 114,375 tỷ đồng, lãi suất tiết kiệm tăng cao gấp đôi năm 2007. Với số tiền lãi đầu tư đó đảm bảo cho PTI chi trả cổ tức cho cổ đông là 15%/năm. Sơ đồ 2.4. Cơ cấu vốn đầu tư của PTI năm 2008 (Nguồn: Phòng ĐT, THPC PTI ) Tình hình lợi nhuận của PTI giai đoạn 2001-2008 Trên cơ sở công thức xác định lợi nhuận của DNBH đã được trình bày tại mục 1.2.2.1, Quy định tài chính của PTI hiện hành ban hành tại Quyết định số 03/2008/QĐ-PTI ngày 07/01/2008 của Tổng giám đốc PTI, kết quả HĐKD giai đoạn 2001-2008 tại các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty, ta có thể tính được lợi nhuận từ các HĐKD của PTI như sau: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm (gốc + tái) Hoạt động KDBH bao gồm KDBH gốc và kinh doanh tái bảo hiểm. Lợi nhuận hoạt động KDBH tại PTI được xác định theo công thức: Lợi nhuận hoạt động KDBH = Doanh thu thuần về bán hàng _ Chi phí trực tiếp hoạt động KDBH _ Chi phí bán hàng _ Chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó: (1) Doanh thu thuần về bán hàng = [Thu phí bảo hiểm gốc + Thu phí nhận tái bảo hiểm - Các khoản giảm trừ (gồm chuyển phí nhượng tái, giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm, các khoản giảm trừ khác) +/- Tăng (giảm) dự phòng phí + Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm + Thu khác hoạt động KDBH (gồm thu nhận tái bảo hiểm, thu nhượng tái bảo hiểm, thu giám định, đại lý…)]. (2) Chi phí trực tiếp hoạt động KDBH = [Chi bồi thường bảo hiểm gốc + Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm - Các khoản giảm trừ (gồm thu bồi thường nhận TBH, thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý bồi thường 100%) - Chi bồi thường từ dự phòng dao động lớn +/- Tăng (giảm) dự phòng bồi thường + Số trích dự phòng dao động lớn năm + Chi khác hoạt động KDBH (gồm chi hoa hồng bảo hiểm gốc, chi giám định tổn thất, chi đòi người thứ ba, chi xử lý hàng bồi thường 100%, chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm, chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi trực tiếp KDBH khác)]. (3) Chi phí bán hàng = [Chi đào tạo đại lý + Chi hỗ trợ ban đầu cho đại lý + Chi quản lý đại lý + Chi khác liên quan đến đại lý, tổng đại lý]. (4) Chi phí quản lý doanh nghiệp = [Chi phí nhân viên quản lý + Chi vật liệu quản lý + Chi đồ dùng văn phòng + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí thuế, phí và lệ phí + Trích dự phòng (công nợ khó đòi, trợ cấp mất việc làm) + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác (nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, triển khai sản phẩm mới, đào tạo, tiếp khách, hội nghị, công tác phí...)]. Lợi nhuận từ hoạt động KDBH được xác định tại Biểu 2.4 dưới đây: Biểu 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI Giai đoạn 2001-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1. Doanh thu thuần KDBH 73,1 97,7 124,6 172,9 202,8 243,4 255,2 303,6 2. Chi trực tiếp hoạt động KDBH 45,4 58,1 74,0 108,9 114,2 144,8 145,6 186,3 3. Chi phí bán hàng 0,3 0,1 0,2 0,1 3,1 7,0 8,0 6,4 4. Chi phí quản lý DN 18,4 21,4 34,3 51,4 73,6 90,6 98,8 117,3 5. Lợi nhuận thuần HĐKDBH [5 = 1-2-3-4] 9,0 18,1 16,1 12,5 12,0 1,0 2,8 (6,4) 6. Mức tăng lợi nhuận HĐKDBH [6 = LN năm sau - LN năm trước] -0,4 9,1 -2,0 - 3,6 - 0,5 - 11,0 1,8 - 9,2 7. Tăng trưởng lợi nhuận HĐKDBH (%) [7 = LN năm sau / LN năm trước*100-100] -5,3 101,1 -11,0 -22,4 -4,0 -91,7 180,0 -328,6 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của PTI từ năm 2001 - 2008) Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2001-2008, hoạt động KDBH của PTI có thu được lợi nhuận (bình quân mỗi năm 8,1 tỷ đồng), song mức lợi nhuận này liên tục giảm sút năm sau so với năm trước. Đỉnh cao lợi nhuận từ hoạt động KDBH của Công ty đạt được vào năm 2002 với mức 18,1 tỷ đồng và thấp nhất là năm 2008 PTI bị lỗ 6,4 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên KDBH của PTI bị lỗ. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính Cách xác định lợi nhuận hoạt động tài chính tại PTI : Lợi nhuận hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính _ Chi phí hoạt động tài chính Trong đó: (1) Doanh thu hoạt động tài chính = [Lãi tiền gửi có kỳ hạn + Lãi tiền gửi không kỳ hạn + Lãi tiền cho vay + Lãi mua bán chứng khoán + Cổ tức, lợi nhuận được chia + Lãi do chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện + Lãi do chênh lệch tỷ giá đã thực hiện]. (2) Chi phí hoạt động tài chính = [Chi phí đầu tư tài chính + Lỗ do chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện + Lỗ do chênh lệch tỷ giá đã thực hiện + Lỗ kinh doanh chứng khoán + Trích dự phòng giảm các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn]. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định tại Biểu 2.5 dưới đây: Biểu 2.5. Kết quả hoạt động tài chính của PTI giai đoạn 2001-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1. Doanh thu HĐTC 7,3 10,2 16,8 16,8 20,7 23,6 25,9 69,1 2. Chi hoạt động TC - 0,1 0,1 0,1 0,2 0,1 0,1 6,1 3. Lợi nhuận hoạt động tài chính [3 = 1-2] 7,3 10,1 16,7 16,7 20,5 23,5 25,8 63,0 4. Mức tăng lợi nhuận HĐTC [4 = LN năm sau - LN năm trước] 1,9 2,8 6,6 0 3,8 3,0 2,0 37,2 5. Mức tăng lợi nhuận HĐTC tương đối (%) [5 = LN năm sau/ LN năm trước*100-100] 35,2 40,3 65,3 0 22,8 14,6 9,8 144,2 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của PTI từ năm 2001 - 2008) Căn cứ số liệu trên cho thấy hoạt động đầu tư tài chính của PTI giai đoạn 2001-2008 đã đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, bình quân đạt 23 tỷ đồng/năm. Nửa giai đoạn đầu (2001-2004), lợi nhuận hoạt động tài chính còn ở mức khiêm tốn (gần 13 tỷ đồng/năm). Nửa giai đoạn sau (2005-2008), lợi nhuận hoạt động này có sự tăng trưởng mạnh mẽ và đột phá ở năm 2008 (gấp 2,44 lần so với năm 2007, gấp 2,6 lần so với năm 2006, gấp 3 lần so với năm 2005, so với năm 2001 tăng gấp gần 9 lần). Lợi nhuận từ hoạt động khác Cách xác định lợi nhuận hoạt động khác tại PTI : Lợi nhuận hoạt động khác = Doanh thu hoạt động khác _ Chi phí hoạt động khác Trong đó: (1) Doanh thu hoạt động khác = [Thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ + Các khoản nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được + Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng + Thu khác theo quy định của pháp luật]. (2) Chi phí hoạt động khác = [Chi nhượng bán, thanh lý TSCĐ + Chi thu hồi khoản nợ khó đòi + Chi phạt do vi phạm hợp đồng + Chi khác theo quy định của pháp luật]. Lợi nhuận từ hoạt động khác được xác định tại Biểu 2.6 dưới đây: Biểu 2.6. Kết quả hoạt động khác của PTI giai đoạn 2001-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1. Doanh thu hoạt động khác - 0,006 0,73 0,008 0,015 0,048 0,138 0,6 2. Chi phí HĐ khác - 0,074 0,04 0,002 0,001 0,015 - 0,1 3. Lợi nhuận hoạt động khác (3 = 1-2) - (0,068) 0,69 0,006 0,014 0,033 0,138 0,5 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của PTI từ năm 2001 - 2008) Số liệu tính toán trên cho thấy lợi nhuận từ hoạt động bất thường của Công ty giai đoạn 2001-2008 không cao; lợi nhuận bình quân từ hoạt động này đưa lại chưa tới 200 triệu đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lợi nhuận doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận của PTI giai đoạn 2001-2008 Trên cơ sở lợi nhuận hoạt động KDBH (gốc + tái), hoạt đồng đầu tư tài chính và hoạt động khác ta có thể tính được kết quả tổng lợi nhuận trước thuế và tổng lợi nhuận sau thuế của PTI giai đoạn 2001-2008 được thể hiện ở Biểu 2.7 và đồ thị 2.2. dưới đây. Biểu 2.7. Tình hình lợi nhuận giai đoạn 2001-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1. Tổng lợi nhuận kế toán (1 = a+b+c) 16,2 28,0 33,5 29,2 32,5 24,5 28,7 57,1 a. Lợi nhuận thuần hoạt động KDBH 9,0 18,1 16,1 12,5 12,0 1,0 2,8 (6,4) b. Lợi nhuận hoạt động tài chính 7,2 10,1 16,7 16,7 20,5 23,5 25,8 63,0 c. Lợi nhuận hoạt động khác - (0,068) 0,7 0,006 0,014 0,033 0,138 0,5 2. Lợi nhuận chịu thuế thu nhập DN 16,2 28,1 33,3 28,9 31,6 23,3 28,6 54,3 3. Thuế thu nhập DN 5,2 9,6 11,6 8,1 8,9 6,5 7,6 15,2 4. Lợi nhuận sau thuế [4 = 1-3] 11,0 18,6 21,9 21,1 23,6 18,0 21,0 41,9 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của PTI từ năm 2001 - 2008) Đồ thị 2.2. Tăng trưởng tổng lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2001-2008 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của PTI từ năm 2001 - 2008) Căn cứ đồ thị 2.4 cho thấy: Đường biểu diễn tổng lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2001-2008 có xu hướng đi lên bên cạnh bước giảm tạm thời (năm 2004, 2006 tốc độ giảm hơn so với những năm trước đó); đặc biệt năm 2008, tốc độ tăng trưởng tổng lợi nhuận trước thuế rất cao so với năm 2007. Đường biểu diễn lợi nhuận hoạt động KDBH của PTI giai đoạn 2001-2008 luôn luôn có xu hướng đi xuống; năm 2006 tốc độ giảm nhanh hơn các năm trước; năm 2008 đường đồ thị đã vượt qua điểm hòa vốn và PTI đã bị lỗ hoạt động này. Đường biểu diễn lợi nhuận hoạt động tài chính của PTI giai đoạn 2001-2008 luôn luôn có xu hướng đi lên dần đều; đặc biệt năm 2008, tốc độ tăng trưởng rất cao so với năm 2007. Nhìn một cách tổng thể: xu hướng tăng lợi nhuận của hoạt động tài chính cao hơn xu hướng tăng tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Sự chênh lệch này là do giảm sút lợi nhuận của hoạt động KDBH đưa lại. 2.2.2.4. Tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2001-2008 Theo Báo cáo tài chính tổng hợp của PTI đã được kiểm toán, một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận (còn gọi là tỷ suất sinh lời) tại PTI giai đoạn 2001-2008 như sau: Biểu 2.8. Tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2001-2008 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - Lợi nhuận trước thuế / doanh thu thuần 22,22 28,84 23,61 14,00 14,55 9,18 10,19 14,48 - Lợi nhuận sau thuế / doanh thu thuần 15,11 19,07 15,44 10,12 10,59 6,73 7,48 11,24 2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) - Lợi nhuận trước thuế / tổng tài sản 10,7 10,07 11,97 8,09 7,43 5,12 5,67 6,18 - Lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản 4,81 4,81 7,83 5,85 5,41 3,76 4,17 4,79 3. Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu (ROE) - Lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu 14,79 14,79 20,46 17,92 21,34 14,28 14,39 14,71 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của PTI từ năm 2001 - 2008) Căn cứ số liệu trên ta có nhận xét chung như sau: Tỷ suất lợi nhuận của PTI giai đoạn 2001-2008 (xét chung cả 3 nhóm chỉ tiêu) có xu hướng giảm dần. Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận của PTI thấp nhất giai đoạn; trong năm này, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được gần 7 đồng tiền lãi sau thuế, cứ 100 đồng tài sản tạo ra được gần 4 đồng tiền lãi sau thuế, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được trên 14 đồng tiền lãi sau thuế (lãi gấp đôi lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng). Tuy nhiên, bước sang năm 2007, tỷ suất lợi nhuận đã có sự phục hồi và đến năm 2008 thực sự lấy lại đà tăng trưởng đi lên. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy PTI đã tìm ra được hướng đi đúng trong HĐKD của mình. 2.3. Đánh giá thực trạng lợi nhuận của PTI giai đoạn 2001-2008 2.3.1. Những kết quả đạt được Căn cứ mức tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của PTI giai đoạn 2001-2008 cho thấy PTI đã đạt được một số kết quả sau đây: Tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế của PTI có xu hướng tăng Tổng mức lợi nhuận trước thuế cả giai đoạn đạt 249,8 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tạo ra 31 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm dao động từ 20-25% (cả lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế). Đây là một tỷ lệ tăng lợi nhuận khá cao trên thị trường bảo hiểm và tương đối bền vững trong cả một giai đoạn dài. Với mức lợi nhuận được tạo ra hàng năm, PTI đã đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà nước từ khoản thuế thu nhập doanh nghiệp mỗi năm bình quân gần 9 tỷ đồng; tỷ lệ lợi tức trả cổ đông trong giai đoạn đầu là 12%/năm, từ năm 2004 trở lại đây tỷ lệ cổ tức là 15%/năm. Đây là một tỷ lệ chưa hẳn là cao, song có thể thấy rằng tỷ lệ này tương đối ổn định, cao gấp đôi lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân hàng năm tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam; điều này đã tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư đang có cổ phần tại PTI. Đây cũng chính là một lý do giúp cho Phương án tăng vốn điều lệ của PTI từ 105 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng thực hiện tháng 4/2008 thành công tốt đẹp với giá bán cho cổ đông hiện hữu tăng 1,5 lần mệnh giá, giá bán cho cổ đông mới gấp 3 lần mệnh giá nhưng PTI vẫn bán hết cổ phần (khi đó thị trường OTC giá giao dịch cổ phiếu của PTI là từ 20.000 đ-25.000 đ/cổ phiếu). Sau đợt tăng vốn, thặng dư vốn cổ phần của PTI là 114,4 tỷ đồng. Lợi nhuận hoạt động tài chính có tốc độ tăng trưởng khá cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu tổng lợi nhuận của PTI Điều này chứng tỏ hoạt động đầu tư của PTI đã có sự phát triển và hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, năm 2008 là bước phát triển quan trọng của hoạt động tài chính của PTI; trong điều kiện khủng hoảng tài chính quốc tế, tình hình thị trường rất khó khăn, KDBH của PTI bị thua lỗ 6,4 tỷ đồng song nhờ lợi nhuận từ hoạt động tài chính đưa lại, PTI vẫn có một kết quả kinh doanh tốt, đảm bảo chi trả cổ tức cho cổ đông 15% và trích lập đủ các quỹ từ lợi nhuận sau thuế theo quy định. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, năm 2008, PTI là doanh nghiệp có lợi nhuận hoạt động tài chính cao nhất thị trường, đạt 63 tỷ đồng, tăng 147% so với năm 2007. Sở dĩ như vậy là do năm 2008 vốn điều lệ của PTI tăng từ 105 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, từ đó PTI có thêm nguồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3304.doc.doc
Tài liệu liên quan