Chuyên đề Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần thiết bị Phú Bình

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp 3

1.1.1.Khái niệm lợi nhuận 3

1.1.2.Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận 4

1.1.3. Kết cấu lợi nhuận của doanh nghiệp 5

1.1.4. Vai trò lợi nhuận của doanh nghiệp 6

1.1.4.1. Đối với doanh nghiệp 6

1.1.4.2. Đối với người lao động 7

1.1.4.3. Đối với nền kinh tế quốc dân 7

1.2.Phương pháp xác định lợi nhuận 7

1.2.1 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 8

1.2.1.1 Xác định doanh thu 8

1.2.1.2 Xác định giá vốn 9

1.2.1.3 Xác định chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 10

1.2.2 Lợi nhuận hoạt động khác 11

1.2.2.1 Nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp 11

1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp 13

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp 15

1.3.1.Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 15

1.3.2.Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và giá thành 17

CHƯƠNG 2 19

THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY 19

CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHÚ BÌNH 19

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần thiết bị Phú Bình 20

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 20

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 20

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 23

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 23

2.1.3.2. Tình hình tổ chức công tác kế toán 24

2.2. Tình hình thưch hiện lợi nhuận của công ty trong những năm gần đây 28

2.2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp 30

2.3. Đánh giá chung tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần thiết bị Phú Bình 39

2.3.1. Những kết quả đạt được : 39

2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân. 41

CHƯƠNG 3 44

GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN 44

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHÚ BÌNH 44

3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 44

3.2 Các giải pháp đề xuất nâng cao lợi nhuận của Công ty cổ phần thiết bị Phú Bình 45

3.2.1 Nhóm các biện pháp nâng cao doanh thu 45

3.2.2 Các biện pháp giảm chi phí 48

3.2.2.1 Thực hiện tiết kiệm chi phí kinh doanh 48

3.2.2.2 Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 49

3.3.3 Huy động vốn và tăng hiệu quả quản lý sử dụng vốn 51

3.3.3.1 Huy động vốn 51

3.3.3.2 Tăng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn 51

3.3 Kiến Nghị 52

KẾT LUẬN 53

 

doc55 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần thiết bị Phú Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty nhanh chóng thu hồi vốn. Ngược lại những sản phẩm có chất lượng kém không đạt yêu cầu thì bên mua hàng sẽ từ chối thanh toán và dẫn đến giá bán thấp doanh thu giảm theo Giá bán đơn vị sản phẩm Giá bán đơn vị sản phẩm và khối lượng tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu vì: Doanh thu = Giá bán đơn vị x Khối lượng sản phẩm tiêu thụ Trong điều kiện khối lượng sản phẩm không đổi, giá bán đơn vị sản phẩm tăng lên sẽ làm cho doanh thu tăng và ngược lại. Tuy nhiên trên thực tế, khi giá bán thay đổi sẽ làm cho khối lượng thay đổi. Mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, việc định giá sản phẩm phải dựa trên nhiều căn cứ những sản phẩm có vai trò quan trọng, có tính chiến lược đối với nền kinh tế thì Nhà nước sẽ định giá, còn lại căn cứ vào chủ trương có tính chất hướng dẫn của Nhà nước thì doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình cung cầu trên thị trường để xây dựng giá bán hợp lý. Giá bán sẽ tăng làm khối lượng tiêu thụ giảm xuống nếu các nhân tố khác không đổi, hơn nữa việc tăng giá bán là rất khó vì được hình thành bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Nếu doanh nghiệp tăng được giá bán thì điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm để sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Giá bán tăng sẽ tạo tiền đề tăng doanh thu và lợi nhuận Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và giá thành Trong hoạt động kinh doanh, một yếu tố khách quan đặt ra cho các doanh nghiệp là phải quan tâm tìm biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành. Để thực hiện được điều đó, các nhà quản trị phải thấy được nhân tố tác động tới chi phí và giá thành Hạ thấp chi phí bao giờ cũng được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất để tăng lợi nhuận. Để quản lý tốt chi phí doanh nghiệp cần lập kế hoạch chi phí theo quý hay năm, cuối kỳ tiến hành quyết toán chi phí nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực Để tiết kiệm chi phí cần tổ chức tốt khâu mua hàng hoá. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khối lượng hàng trao đổi là rất lớn nên đặc biệt cần có sự chuẩn bị chu đáo. Muốn mua hàng được tốt cần có được những nhà cung cấp tốt, đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng. Doanh nghiệp cần có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng, có thái độ hợp tác “hai bên cùng có lợi”. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần tổ chức công tác dự trữ hợp lý đảm bảo cho quá trình bán hàng an toàn và đầy đủ Trình độ quản lý của người lao động Đây là nhân tố quan trọng tác động đến chi phí và giá thành. Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào thì việc tổ chức lao động một cách khoa học sẽ làm tăng năng suất lao động, loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, giúp lực lượng lao động phát huy hiệu quả, từ đó tiết kiệm được các khoản chi phí và nhân công, hạ gía thành sản phẩm, dịch vụ Tiết kiệm chi phí cũng cần một sự tổ chức và quản lý tốt. Chi phí bao gồm cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Cho nên doanh nghiệp cần tổ chức bộ máy hoạt động một cách hợp lý, tránh cồng kềnh kém hiệu quả sẽ bớt được nhân lực thừa, tăng năng xuất lao động là yếu tố giảm chi phí rất có hiệu quả. Bên cạnh đó cũng có thể tổ chức đào tạo và nâng cao trình độc của cán bộ quản lý. Trên thực tế, những doanh nghiệp thành công và có uy tín trên thương trường đều có một đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, có đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm, năng động, sáng tạo có trình độ quản lý. Những người này sẽ thực hiện các công việc kinh doanh mà ban lãnh đạo doanh nghiệp đã đề ra. Thực hiện được tiết kiệm chi phí hay không cũng là nhờ họ. Cho nên doanh nghiệp cần quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao họ Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về lợi nhuận, sự cần thiết phải phấn đấu tăng lợi nhuận, những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận chúng ta có thể rút ra một số phương hướng, biện pháp để tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay Chương 2 Thực trạng lợi nhuận tại công ty cổ phần thiết bị phú bình 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần thiết bị Phú Bình 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần thiết bị Phú Bình là một doanh nghiệp là doanh nghiệp phát triển từ Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị Phú Bình. Công ty được hoạt động theo giấy phép kinh doanh số:0103004770 ngày 04/7/2004 do sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà nội cấp. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng. Tên công ty: Công ty cổ phần thiết bị Phú Bình Địa chỉ: 42A Tô Vĩnh Diện - Thanh Xuân - Hà nội Số điện thoại: 04. 5680558 - Fax: 04.5680559 Email: Oversca@fpt.vn/thangfubi@fpt.vn Mã số thuế: 0101512043 Tên tiếng Anh: Phu Binh Equipment Joinstock Company Tên viết tắt: FUBI JSC., 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Thông qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và thương mại Công ty thực hiện kinh doanh các ngành nghề: Ngành nghề kinh doanh chính mua bán, nhập khẩu máy móc cơ khí có tính công nghệ cao đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nhằm phục vụ cho ngành sản xuất cơ khí công nghiệp, ngành cơ khí xây dựng: ví dụ như máy tiện, máy phay, máy cắt, máy đột dập, máy khoan, máy bàn, máy hàn cắt kim loại v.v. Bên cạnh đó công ty còn kinh doanh một số sản phẩm như: Mũi khoan, dao tiện các loại, dao phay và các công cụ đánh bang, nháp xếp, nhắp chuôi v.v, phục vụ cho ngành sản xuất ôtô, xe gắn máy góp phần đẩy mạnh tiến trình sản xuất của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt chức năng của mình Công ty đề ra những nhiệm vụ cơ bản sau: Tuân thủ chế độ chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước. Khai thác sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, cung cấp hàng hoá cho khách hàng đúng chủng loại và đúng tiến độ Đối với thị trường nước ngoài: Công ty tổ chức tìm kiếm bạn hàng là đối tác nước ngoài sau đó mới ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá Đối với thị trường trong nước: Công ty chủ yếu tập chung vào các khu công nghiệp lớn ngành cơ khí công nghiệp, ngành chế tạo máy Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp đoàn kết - gắn bó, năng động - sáng tạo, văn minh công nghiệp Chức năng, nhiệm vụ Công ty cổ phần thiết bị Phú Bình là một doanh nghiệp chuyên nhập, mua bán máy móc thiết bị cơ khí. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và tận tình với khách hàng. Vì vậy công ty đã có rất nhiều khách hàng là đối tác thường xuyên mang lại doanh thu khá. Với quy mô vừa và nhỏ công ty đã trọng tâm vào các mặt hàng máy móc công nghiệp phục vụ cho nhà máy đóng tàu Hải Phòng, nhà máy thép Hoà Phát, nhà máy Xuân Hoà, Z179 quân đội, ngoài ra các nhà máy liên doanh như Công ty sản xuất phụ tùng ôtô xe máy SUNFAT, công ty Colis, công ty NISSIN, công ty VPICI chuyên sản xuất phụ tựng v.v Trong quá trình hoạt động sản xuất công ty luôn tìm các sản phẩm thích hợp và không ngừng sáng tạo tìm hiểu công nghệ hiện đại để đảm bảo cung cấp những sản phẩm được tốt nhất Để đảm bảo uy tín khách hàng Công ty luôn chú trọng từ việc quản lý, chú trọng từ nhập khẩu hàng phù hợp với yêu cầu sản xuất nhằm tiết kiệm tối đa lao động với năng xuất lao động cao làm hài lòng quý khách hàng. Tuy nhiên công ty cũng luôn lắng nghe ý kiến đống góp của khách hàng để công ty được phục vụ tốt hơn Công ty được thành lập với chức năng chính là mua bán, nhập khẩu máy móc cơ khí có tính công nghệ cao đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nhằm phục vụ cho ngành sản xuất cơ khí công nghiệp, ngành cơ khí xây dựng. Công ty bước đầu đi vào hoạt động còn gặp nhiều khó khăn phải tìm kiếm thị trường đầu ra, đầu vào và phải giữ uy tín với khách hàng. Hiện công ty đang cung cấp các loại máy như: máy tiện, máy cắt, máy đột dập, máy khoan, máy bàn, máy hàn cắt kim loại Trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện ngày càng gay gắt, các sản phẩm của công ty không chỉ đơn thuần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả mà còn tạo cho mình một thế đứng vững chắc trên thị trường mà nhiều nhà đầu tư biết đến 2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng Biểu 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty cổ phần thiết bị Phú Bình Giám đốc xuất nhập khẩu Giám đốc kinh doanh Hội đồng tư vấn khách hàng Giám đốc Hội đồng tư vấn dự án Hội đồng quản trị Giám đốc kỹ thuật Phòng kế toán Phòng kinh doanh Ban giPhòng hành chính ám đốcPhòng kỹ thuật Phòng xuất khẩu Phòng bảo dưỡng Phòng công nghệ Giám đốc là người đứng đầu điều hành các hoạt động của công ty. Giúp cho giám đốc là Phó giám đốc, bên dưới là các phòng ban chuyên môn. Tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính đều phải thông qua phòng kế toán, các phòng ban khác đều có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng Phòng tổ chức hành chính Có nhiệm vụ sắp xếp tổ chức và quản lý lao động, tuyển dụng nguồn nhân lực theo yêu cầu và đề nghị của các phòng ban, thực hiện các thủ tục hành chính của công ty Phòng tài chính kế toán Có nhiệm vụ quản lý tài chính của công ty, theo dõi các khoản thu, chi, công nợ khách hàng, hạch toán kế toán, định kỳ báo cáo về tình hình tài chính gửi Ban giám đốc và các cơ quan chức năng Phòng kinh doanh Có nhiệm cụ tìm kiếm, phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài. Lập các kế hoạch và dự án để mở rộng thị trường, tìm kiếm thị trường mang lại lợi nhuận cho công ty Phòng kỹ thuật Chịu trách nhiệm kiểm tra chính xác về thông số kỹ thuật mà khách hàng có nhu cầu đặt hàng, phối hợp cùng phòng kinh doanh để tìm kiếm nguồn hàng được chính xác và đúng theo tiến độ. Đồng thời phải có trách nhiệm chạy thử, hướng dẫn sử dụng hàng hoá khi đến nơi người tiêu dùng Phòng vật tư Có nhiệm vụ quản lý kho hàng của công ty, khi nhập kho, xuất kho phải chính xác đúng chủng loại. Định kỳ báo cáo với Ban giám đốc về Xuất -Nhập - Tồn để triển khai nhập hàng, bán hàng có hiệu quả Các phòng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau, trao đổi thông tin cho nhau qua mạng máy tính, máy chủ, máy chủ được đặt ở phòng Kế toán tài chính 2.1.3.2. Tình hình tổ chức công tác kế toán Công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán do Nhà nước quy định hạch toán theo hình thức nhật ký chung, thực hiện kế toán trên máy vi tính. Công ty tính thuế GTGT do phương pháp khấu trừ. Do Công ty kinh doanh cả hàng nhập khẩu nên toàn bộ thuế GTGT đầu ra trong kỳ được khấu trừ với thuế GTGT đầu vào (Bao gồm cả thuế GTGT khi nhập khẩu) Biểu 2: Sơ đồ ghi sổ kế toán của công ty Cổ phần thiết bị Phú Bình Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Biểu 3: Sơ đồ phòng Kế toán tài chính công ty cổ phần thiết bị Phú Bình Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp trưởng phòng tài chính kế toán Kế toán thanh toán tín dụng Kế toán mua hàng Kế toán bán hàng Kế toán kho hàng Kế toán tscđ, ccdc Kế toán thuế và chi phí Kế toán vốn bằng tiền Thủ quỹ - Trưởng phòng: Phụ trách chung, trực tiếp đảm nhận công tác tài chính bao gồm: lập kế hoạch tài chính và tín dụng. Giải quyết các vấn đề tài chính tín dụng với các cơ quan tài chính ngân hàng. Theo dõi các hoạt động liên doanh cho thuê nhà - Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo tháng, quí, năm. Kế toán công nợ nội bộ và các khoản công nợ khác, tổng kiểm kê tài sản, theo dõi các quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu của công ty - Kế toán vốn bằng tiền: Thực hiện kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng. Thực hiện thanh toán tạm ứng, lương, BHXH, tiền hàng và các thanh toán khác, lưu trữ chứng từ thu chi và sổ phụ ngân hàng - Kế toán thanh toán - tín dụng: Kiểm tra theo dõi, làm thủ tục thanh toán với ngân hàng toàn bộ chứng từ XNK, giải quyết điều chỉnh khiếu nại, bồi thường. Làm thủ tục vay, hoàn vốn kinh doanh. - Kế toán chi phí: Tổng hợp chi phí, phân loại hạch toán và phân bổ chi phí theo khoản mục đặt hàng, trích lập tiền lương và các khoản theo lương, hạch toán chia tách phí theo dõi từng phòng. Lên báo cáo chi tiết tháng, quý, năm - Kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ: Hạch toán tăng, giảm tài sản cố định, công cụ lao động, hạch toán khấu hao hàng tháng, phân bổ công cụ lao động theo tính chất hàng hoá, kiểm kê tài sản và công cụ lao động định kỳ theo quy định của Nhà nước - Thủ quỹ: Quản lý và thu chi quỹ tiền mặt hàng ngày, hàng tháng lập báo cáo kiểm kê quỹ, theo dõi kho mẫu, kho hành chính - Kế toán mua hàng: Theo dõi kế toán và công nợ phải trả người bán trong và ngoài nước. Lưu hợp đồng, bộ chứng từ, hoá đơn mua hàng và phiếu nhập kho, báo cáo công nợ phải trả theo định kỳ hàng tháng, quý, năm - Kế toán bán hàng: Theo dõi kế toán bán hàng và các khoản phải thu người mua trong và ngoài nước, lưu phương án kinh doanh, hợp đồng, hoá đơn bán hàng, báo cáo công nợ phải thu theo định kỳ - Kế toán kho hàng: Theo dõi toàn bộ hàng nhập, xuất , tồn, lưu phiếu nhập kho, xuất kho. Hàng tháng lên báo cáo tồn kho, phân loại hàng ứ đọng, chậm luân chuyển, cung cấp giá vốn hàng đã tiêu thụ cho bộ phận bán hàng, thực hiện kiểm kê và lập báo cáo kiểm kê theo qui định của Nhà nước - Kế toán thuế: Theo dõi hạch toán các khoản thuế và làm thủ tục nộp thuế hàng nhập khẩu, lập báo cáo thuế hàng tháng, báo cáo quyết toán thuế năm. 2.2 Tình hình thưch hiện lợi nhuận của công ty trong những năm gần đây Kết quả hoạt động kinh doanh là chi tiêu cơ bản phản ánh hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh có thể do ta thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay không tốt. Từ đó, doanh nghiệp có thể rút kinh nghiệm đồng thời đưa ra được những đối sách cần thiết, kịp thời cho chu kỳ kinh doanh Bảng 01: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong hai năm 2006 và 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Tuyệt đối Tương đối 1. Tổng doanh thu 151.235 168.814 17.579 1,13 2. Các khoản giảm trừ 7.952 7.548 -404 0,95 3. Doanh thu thuần 142.283 159.266 16.983 1,13 4. Giá vốn hàng bán 100.187 112.776 12.589 1,14 5. Lợi nhuận gộp 42.096 46.490 4.394 1,11 6. Chi phí bán hàng 19.589 21.609 2.020 1,11 7. Chi phí quản lý DN 15.587 14.636 -951 0,94 8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.920 10.245 3.325 1,36 9.Tổng lợi nhuận trước thuế 3.962 4.760 806 1,25 10. Lợi nhuận sau thuế 2.812 3.352 540 1,23 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị Phú Bình Qua bảng số liệu trên ta theo tình hình kinh doanh năm sau so với năm trước đã có bước phát triển, tổng doanh thu tăng 17.579 triệu đồng tương đương với 0.13%. Doanh thu thuần cũng tăng lên 16.983 triệu đồng tương đương 0.12%, song chi phí bán hàng của doanh nghiệp năm 2007 so với năm 2006 cũng tăng lên 2.020 triệu đồng tương đương 0.11%. Các khoản giảm trừ lại giảm đi 404 triệu đồng tương ứng với 0.05%, chi phí quản lý cũng giảm đi 951 triệu đồng tương ứng với 0.06%. Điều này chứng tỏ cho ta thấy khi doanh thu tăng lên thì chi phí và giá vốn cũng tăng lên. Như vậy để doanh thu và năm 2007 có lãi hơn năm 2006 là do công ty tiết kiệm được tối đa chi phí quản lý doanh nghiệp và hạn chế các khoản giảm trừ, đồng thời phải đẩy mạnh mức bán ra, chú trọng tới giá vốn hàng bán nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm để doanh thu không bị giảm và tăng thêm uy tín của công ty dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 450 triệu đồng tương ứng với 0.23%, tất cả những yếu tố trên có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty 2.2.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng Bảng 02: Tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 Chênh lệch (2006-2007) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) I. Tài sản 187.856 100 198.567 100 10.711 0.057 1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 116.812 62.18 130.736 65.83 13.924 0.119 2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 71.004 37.82 67.831 34.17 -3.213 -0.045 II. Nguồn vốn 187.856 100 198.567 100 10.711 0.057 1. Nợ phải trả 176.584 94 190.627 96 14.043 0.079 - Nợ ngắn hạn 145.770 82.55 162.948 85.48 17.178 0.117 - Nợ dài hạn 23.079 13.07 22.036 11.56 -1.043 0-045 - Nợ khác 7.735 4.38 5.643 2.96 -2.092 -0270 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 11.272 6 7.940 4 -3.332 -0.295 Nguồn: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty Qua bảng số liệu đã tính toán ở trên ta they quy mô biến động vốn của năm 2006 so với 2007 là không lớn. Nguồn tài sản năm 2007 so với 2006 tăng lên 10.711 triệu đồng tương ứng với 0.057% là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên đáng kể là 13.924 triệu đồng tương ứng với 0.119%, TSCĐ và đầu tư dài hạn giảm 3.213 triệu đồng tương ứng với 0.045%. Như vậy để nguồn tài sản tăng thì cần phải đẩy mạnh tăng tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Nguồn tài sản tuy có tăng nhưng không cao đó là do nợ dài hạn năm 2007 đã giảm đi 1.043 triệu đồng tương ứng với 0.045%, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng giảm đáng kể là 3.332 triệu đồng tương ứng với 0.295%. Như vậy tình hình sử dụng vốn của công ty năm 2007 so với năm 2006 là chưa được tốt. Vì vậy công ty phải có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để đạt được lợi nhuận kinh doanh có hiệu quả cao hơn nữa Bảng 03: Các chỉ tiêu về hiệu quả vốn kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Tuyệt đốí Tương đối 1.Tổng doanh thu thực hiện trong năm (theo giá vốn) 123.515 138.897 15.385 0.124 2.Vốn kinh doanh bình quân trong năm 92.755 102.838 10.083 0.108 3.Tổng doanh thu thuần thực hiện trong năm 125.300 142.283 16.983 0.135 4.Tổng mức lợi nhuận thực hiện trong năm 3.156 3.962 806 0.255 5.Vòng quay vốn kinh doanh 1.33 1.35 0.02 0.015 6.Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh 1.35 1.38 0.03 0.022 7. Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh 0.034 0.038 0.004 0.117 Từ bảng trên ta theo mức sinh lời năm 2007 so với năm 2006 cứ một đồng vốn bỏ ra đầu tư thì thu về 0.034 đồng lợi nhuận, năm 2007 thì tăng hơn 0.004 đồng lợi nhuận tương ứng với 0.117%. Vòng quay vốn kinh doanh năm 2007 so với năm 2006 tăng 0.02 vòng tương ứng với 0.015%. Điều này cho they việc thu hồi vốn lưu động tăng, nguyên nhân của việc tăng trên là do doanh thu bán hàng tăng lên, giảm thiểu được các khoản chi phí cần thiết chính vì thế mà tổng lợi nhuận của năm 2007 tăng hơn là 806 triệu đồng tương ứng với 0.255% dẫn đến mức sinh lời của vốn tăng là điều tất yếu, đồng thời nó làm tăng hiệu suất kinh doanh. Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của năm 2007 so với năm 2006 tăng chưa được cao, mới ở mức độ trung bình. Do đó công ty cố gắng cần có biện pháp quản lý và sử dụng vốn đảm bảo chặt chẽ và tiết kiệm để nguồn vốn có hiệu quả cao hơn nữa. Bảng 04: Các chỉ tiêu về hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Tuyệt đối Tương đối 1. Tổng mức chi phí, giá thành thực hiện trong năm 121.705 135.363 13.658 0.112 2. Tổng mức doanh thu thực hiện trong năm 133.656 151.235 17.579 0.131 3. Tổng mức lợi nhuận thực hiện trong năm 3.156 3.962 806 0.255 4. Tỷ suất chi phí giá thành 0.911 0.895 -0.016 -0.018 5. Hệ số phục vụ và chi phí giá thành 1.098 1.117 0.019 0.017 6. Hệ số lợi nhuận của chi phí, gía thành 0.026 0.029 0.003 0.115 Nguồn: Chỉ tiêu về hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng mức chi phí, giá thành thực hiện trong năm 2007 so với năm 2006 tăn lên 13.658 triệu đồng tương ứng với 0.112% dẫn đến tổng mức thu thực hiện trong năm 2007 so với 2006 tăng 17.579 triệu đồng tương ứng 0.131%. Điều này cho ta thấy kinh doanh tăng lên thì chi phí cũng tăng lên dẫn đến hệ số phục vụ và chi phí giá thành tăng 0.019 tương ứng 0.017%, hệ số lợi nhuận của chi phí, giá thành cũng tăng 0.003 tương ứng 0.115%. Để có được lợi nhuận trong năm 2007 tăng 806 triệu đồng tương ứng 0.255% là do tỷ suất chi phí giá thành giảm 0.016 triệu đồng tương ứng với 0.018%. Nhìn chung hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh năm 2007 so với năm 2006 có tăng nhưng tăng không đáng kể, như vậy tình hình hoạt động sử dụng vốn của công ty có tiến triển nhưng chưa đạt được khả quan. Bảng 05: Tình hình thanh toán với Ngân sách Nhà nước Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tăng/giảm 2007/2006 Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL% TT% 1.Thuế GTGT hàng NK 5.255,73 51,46 6.886,87 59,58 1.631,14 31,04 8,12 2.Thuế GTGT hàng nội địa 4.957,37 48,54 4.672,55 40,42 -284,82 -5,75 -8,12 3.Thuế thu nhập DN 883,68 1.109,36 255,68 4.Thuế môn bài 1,5 0.00 1,5 0.00 0 0.00 0.00 Tổng số 11.098,28 100.0 12.670,28 100.0 1.572 25,29 0.00 Nguồn: Thanh toán với Ngân sách Nhà nước của công ty Công ty cổ phần thiết bị Phú Bình phải nộp 04 loại phí trên và nộp cho cơ quan Nhà nước khi kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật. Công ty kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và luôn nộp đầy đủ, đúng hạn theo quy định Nhìn vào bảng nộp thuế trên ta thấy tình hình nhập khẩu của công ty năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là1.631,14 triệu đồng chiếm 31,04% số GTGT phải nộp, nhưng hàng nội địa số thuế GTGT lại giảm đi là 248,82 triệu đồng tương ứng với 5,75%. Như vậy có thể nói việc kinh doanh hàng nhập khẩu lớn hơn việc kinh doanh hàng nội địa Bảng 06; Các chỉ tiêu về công tác bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh của DN Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Số tiền TT% 1.Mức bảo toàn tăng trưởng trong năm 11.568,25 17.859,89 6.291,64 54,39 2.Tốc độ tăng trưởng vốn trong năm 64,79 87,58 22,79 35,18 Qua bảng trên ta thấy mức bảo toàn vốn năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 6.291,64 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng vốn năm 2007 tăng 22,79. Điều này cho ta thấy vốn lưu động không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh. Nó thay đổi hình thái từ tiền tệ sang hàng hoá rồi quay lại hình thái tiền tệ ban đầu chỉ khác là số lượng có thay đổi nhiều hơn hay ít đi, nếu vốn lưu động dôi ra một khoản sau một chu kỳ kinh doanh thì doanh nghiệp đã có lãi, ngược lại doanh nghiệp đã bị lỗ. Như vậy, nó đã hoàn thành một vòng chu chuyển Nhận thấy rõ tầm quan trọng của tiết kiệm vốn, công ty Cổ phần thiết bị Phú Bình luôn chủ động, tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bằng cách đẩy nhanh vòng quay của vốn, rút ngắn thời gian một vòng chu chuyển vốn. Tiết kiệm vốn kinh doanh bằng đầu tư hợp lý, chắc chắn cho những mặt hàng chủ lực, đầu tư kinh doanh là chủ yếu cho phù hợp với đặc điểm của một doanh nghiệp thương mại; mua hàng hoá với giá FOB, thực hiện vận chuyển đảm bảo hàng hóa bằng cách ký hợp đồng vận chuyển với những công ty vận chuyển có uy tín lâu năm trong nghề, kiểm tra, giám sát thực hiện chất lượng sản phẩm để đảm bảo rằng hàng hoá của công ty luôn đạt uy tín với các bạn hàng trong và ngoài nước từ đó thuận lợi trong việc đẩy nhanh tốc độ bán hàng của mình * Tình hình lợi nhuận của công ty Công ty Cổ phần thiết bị Phú Bình là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực thương mại, nhập khẩu máy móc cơ khí có tính công nghệ cao, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tính từ việc mua và bán hàng hoá Bảng 07: Tình hình lợi nhuận kinh doanh của công ty Cổ phần thiết bị Phú Bình Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tăng/giảm 2007/2005 Số tiền Số tiền Số tiền TLệ% 1.Doanh thu thuần (DTT) 125.300 142.283 16.983 13,55 2.Giá vốn bán hàng (GV) 87.598 100.187 12.589 14,37 3.Lợi nhuận gộp (LNG) 37.702 42.096 4.394 11,65 4.Tỷ lệ lợi nhuận gộp/DTT 30,08 29,59 - -0,49 5.Chi phí bán hàng (CPBH) 17.569 19.589 2.020 11,50 6.Tỷ lệ CPBH/DTT 14,02 13,77 - 0,25 7.Chi phí quản lý DN (CPQLDN) 16.538 15.587 -951 -5,75 8.Tỷ lệ CPQLDN/DTT 13,20 10,95 - -2,25 9.Lợi nhuận thuần (LNT) 3.595 6.920 3.325 92,49 10.Tỷ lệ LNT/DTT 2,87 4,86 - 1,99 11.Tỷ lệ LNT/GV 4,10 6,90 - 2,80 Từ bảng trên ta thấy doanh thu thuần năm 2007 so với năm 2006 tăng 16.983 triệu đồng tương ứng với 13.55%, giá vốn hàng bán tăng 12.589 triệu đồng tương ứng với 14,37%, lợi nhuận gộp tăng 4.394 triệu đồng tương ứng với11,65%, lợi nhuận thuần tăng 3.325 triệu đồng tương ứng 92,49% điều này chứng tỏ cho ta thấy sang năm 2006 công ty đã tiết kiệm tối đa được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng có tăng nhưng tỷ lệ tăng chậm hơn doanh thu, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 951 triệu đồng tương ứng với 5,75%. Nhìn một cách tổng quát, tình hình lợi nhuận đạt được là tốt, như vậy có thể nói năm 2007 các tỷ lệ tăng của lợi nhuận đều nhanh hơn tỷ lệ tăng của doanh thu đây là điều đáng mừng cho thấy công ty đi đúng hướng và làm ăn có hiệu quả Bảng 08: Doanh thu 10 mặt hàng chính Công ty đang kinh doanh Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Doanh thu 2007 Chiếm tỷ lệ % Dthu Máy cắt, tiện đa năng hoạt động bằng điện các loại 35.258 23,31 Máy đột dập, hàn các loại 21.569 14,26 Máy khoan bàn các loại 28.812 19,05 Bánh mài công nghiệp các loại 18.578 12,29 Súng phun sơn các loại 12.756 8,44 Đá cắt, đá mài các loại 17.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7848.doc
Tài liệu liên quan