Chuyên đề Giải pháp thu hút FDI vào các khu du lịch ở Việt Nam

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI TRONG VIỆC 2

PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH Ở VIỆT NAM 2

I. Khái quát chung về FDI vào lĩnh vực dịch vụ và vào khu du lịch ở Việt Nam 2

1. Khái niệm, đặc điểm đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ nói chung và khu du lịch nói riêng 2

1.1 Khái niệm 2

2. Đặc điểm đầu tư vào khu du lịch 6

3. Vai trò của FDI đối với ngành du lịch nói chung và khu du lịch nói riêng 9

4. Tính tất yếu phải thu hút FDI vào phát triển khu du lịch 11

5. Nội dung đầu tư phát triển khu du lịch. 12

5.1 Đầu tư vào du lịch 12

5.2 Nội dung đầu tư vào khu du lịch 15

II. Tình hình thu hút và sử dụng FDI trong việc phát triển khu 18

du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001-2006 18

1. Tình hình thu hút FDI của Việt Nam vào khu du lịch 18

1.2. Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch. 19

1.3. Tình hình triển khai thực hiện của các dự án FDI trong ngành du lịch. 21

1.4 Tỉ trọng của Khu du lịch trong cơ cấu FDI của cả nước. 22

2. Thực trạng thu hút FDI cho phát triển khu du lịch 25

2.1 FDI vào khu du lịch theo đối tác 25

2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 27

2.3 Đầu tư nước ngoài vào khu du lịch theo hình thức đầu tư 29

3. Đánh giá tác động của việc thu hút FDI vào việc phát triển khu du 31

lịch ở Việt Nam từ 2001-2006 31

3.1 Đánh giá những tác động thuận lợi tới nền kinh tế 31

3.1.1 Vào xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế 31

3.1.2 Đóng góp vào thu chi ngân sách của nền kinh tế quốc dân 34

3.1.3 Đầu tư vào khu du lịch đối với công ăn việc làm 38

3.1.4 Tác động tới những vấn đề xã hội khác 39

3.2 Những mặt tồn tại trong đầu tư nước ngoài vào khu du lịch 41

3.2.1 Tồn tại trong cơ chế chính sách 41

3.2.2 Thực trạng công tác quy hoạch phát triển và quản lí đầu tư xây dựng kinh doanh khai thác khu du lịch 43

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU DU LỊCH Ở VIỆT NAM 45

I. Xu hướng dòng FDI toàn cầu vào lĩnh vực dịch vụ du lịch 45

1. Xu hướng vận động của dòng FDI 45

2. Định hướng thu hút FDI vào ngành du lịch cũng như vào phát triển khu du lịch ở Việt Nam (2006-210) 46

II. Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu du lịch ở Việt Nam 49

1. Những giải pháp chung 49

2. Hoàn Thiện các quy hoạch về khu du lịch 50

3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 52

4. Cải tiến và năng cao chất lượng quản lí đầu tư xây dựng,khai thác,kinh doanh tại các khu du lịch 54

5. Xúc tiến đầu tư,quảng bá,giới thiệu các khu du lịch Việt Nam 56

6. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khu du lịch 57

6. Tiếp tục công tác bảo vệ môi trường cảnh quan các khu du lịch. 60

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thu hút FDI vào các khu du lịch ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ ,trong khi đó ngành tài chính ngân hàng chiếm 10,4%,xây dựng căn hộ văn phòng chiếm 26,6%,.Qua những con số trên có thấy rằng đầu tư vào khu du lịch đang được quan tâm trong chiến lược của các nhà đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ taịo Việt Nam. Đó là cơ hội cho chúng ta có thể có những kế hoạch cho tương lai để phát triển ngành du lịch tiềm năng này. Thực trạng thu hút FDI cho phát triển khu du lịch 2.1 FDI vào khu du lịch theo đối tác Theo số liệu thống kê ở trên cho thấy các nhà đầu tư đánh giá tiềm năng du lịch Việt Nam là rất lớn, cũng vì thế mà cho đến nay trong lĩnh vực du lịch nói chung và khu du lịch nói riêng rất nhiều dự án được đầu tư cũng như tiến độ triển khai vốn rất nhanh chóng. Cho đến tháng 3 năm 2007 có 295 dự án được đầu tư tại Viêt Nam trong việc phát triển các khu du lịch (kể các dự án đã giải thể) với tổng vốn đầu tư là 6,92 tỷ USD,vốn pháp định là 3,007 tỷ USD và vốn đầu tư ban đầu là 5,726 tỷ USD chiếm 3,5 % số dự án đầu tư nước ngoài và đến 8 % số vốn đầu tư. Trong các dự án đã có 75% dự án đi vào hoạt động và chiếm khoảng 60% về vốn ,điều đó thể hiện số vốn cho các dự án khu du lịch được giải ngân rất nhanh hơn các ngành nghề khác.Điều này cũng dễ hiểu bởi hoạt động du lịch mang tính thời vụ cao,các nhà đầu tư muốn thu được hiệu quả cao đòi hỏi phải đầu tư đúng lúc và tranh thủ thời gian.Còn nếu tính loại trừ các dự án đã giải thể thì chúng ta có 148 dự án đang hoạt động với Tổng vốn đầu tư là 2,98 tỷ USD và vốn pháp định là 1,22 tỷ USD vốn thực hiện là 2,096 tỷ USD.(số liệu Cục Đầu tư nước ngoài) Cho đến nay có 32 đất nước,vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực khu du lịch(đến tháng 3-2007) ,ta có bảng tổng kết những nước có nhiều dự án cũng như số vốn đầu tư lớn như sau( Tính cả những dự án đã giải thể và hết hạn) Bảng 4: 15 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất trong ĐTNN khu du lịch ( Tính đến ngày 30/3/2007) STT Quốc gia Số DA Vốn đầu tư Vốn pháp định Vốn thực hiện 1 Singapore 30 1888135429 424942576 818443713 2 Hồng Kông 70 1088802518 428416196 732070567 3 Đài Loan 18 394351495 244061000 196549897 4 Hoa Kỳ 12 628900000 445220000 14539000 5 Pháp 18 247287726 81840831 151891699 6 Hàn Quốc 21 144710000 52825415 130394425 7 Nhật Bản 17 546211001 232489267 140988121 8 British Vinginlands 22 598602403 260991710 88623020 9 Malaysia 11 254933047 92782975 140988121 10 Trung Quốc 11 79182449 25063049 8860324 11 Australia 10 135347617 120599500 61972624 12 Nga 8 51678400 22262000 7170134 13 Thái Lan 9 114761164 48989164 40081111 14 Anh 4 134100000 43428571 14126200 15 Philippine 2 83935713 40727093 13357318 Nguồn :Cục ĐTNN – Bộ Kế hoạch đầu tư. Như vậy chúng ta có thể thấy cũng giống như số liệu trong tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì các quốc gia như Singapore,Hồng Kông,Đài Loan... vẫn là những quốc gia có vốn đầu tư cũng như số lượng các dự án đầu tư vàoKhu du lịch ở Việt Nam lớn nhất,khoảng cách giữa họ với các nước khác là khá rõ ràng.Qua đó chúng ta cần tiếp tục quảng bá cũng như xúc tiến đầu tư từ các quốc gia này,mặt khác cũng cần đẩy mạnh hơn nữa ở các quốc gia còn lại- các dự án của họ còn rất khiêm tốn so với tiềm năng sẵn có. Chúng ta cũng có thể thấy được Hoa Kỳ đang dần vươn lên trong bảng xếp hạng nhất là từ sau khi chúng ta kí kết hiệp định thương mại Việt –Mỹ(2001),trong tương lai có thể coi đây là một trong những quốc gia sẽ có sự tăng lên mạnh mẽ về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào lĩnh vực khu du lịch.Có thể nhận thấy rằng bảng thống kê cho thấy các nước Châu Á đạng tìm kiếm những cơ hội vào các khu du lịch ở Việt Nam. Đó cũng là điều dễ hiểu vì chúng ta cùng có những mặt địa lí giống nhau,dễ khai thác và đặc biệt đây cũng là nước nổi tiếng với du lịch.Khu du lịch Việt Nam đang có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư. 2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương Cho đến nay (tháng 3 năm 2007) có khoảng 34 tỉnh thành phố thu hút được đầu tư nước ngoài vào Khu Du lịch.Trong đó Thành Phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với 59 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.39 tỉ USD,vốn đầu tư thực hiện là hơn 900 triệu USD. Hà Nội tuy chỉ thu hút có 50 dự án ít hơn Hồ Chí Minh nhưng tổng vốn đầu tư là 1,5 tỉ USD,vốn đầu tư thực hiện là hơn 1,2 tỷ đứng đầu cả nước.Theo sau là các địa phương như Quảng Ninh,Đà Nẵng... những tỉnh thành phố có tiềm năng phát triển khu du lịch. Hầu hết các địa phương thu hút đựơc vốn đầu tư nước ngoài là những địa phương có địa lí kinh tế tốt,tiềm năng về du lịch rất khả quan cũng như chính sách rất hợp lí và thỏa đáng với các nhà đầu tư.Trên địa bàn các tỉnh,các khu vực biển đảo miền núi từ Quảng Ninh,HảiPhòng,Quảng Bình đến Bà Rịa Vũng Tàu,Kiên Giang,Phú Quốc nhiều khu du lịch đã được đầu tư xây dựng. Có thể nói rằng việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu du lịch là một công việc được lợi từ rất nhiều khía cạnh,nó không những cải thiện tình hình phát triển kinh tế của các địa phương khó khăn dựa vào tiềm năng của tỉnh mà còn có một sự tác động mang tính liên ngành rất lớn cũng như văn hóa xã hội.Vì vậy gần đây hầu như các địa phương đều chọn ra một năm làm “ Năm du lịch” của mình nhằm quảng bá hình ảnh của địa phương cũng như tạo đà cho phát triển kinh tế. Bảng thống kê tình hình đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khu du lịch theo địa phương như sau: Bảng 5:FDI theo địa phương trong lĩnh vực khu du lịch STT Tỉnh TP Số DA Vốn ĐT Vốn Pháp Định Vốn Thực hiện 1 Hà Nội 50 1501364540 566401061 1100982350 2 TP Hồ Chí Minh 59 1390540278 620208360 900906466 3 Quảng Ninh 32 442518196 174143402 136355019 4 Đà Nẵng 15 682142252 241584085 87436397 5 Bà Rịa Vũng Tàu 28 821630285 741387340 75935965 6 Hải Phòng 10 178088743 114046658 73474592 7 Lâm Đồng 4 115600000 29100000 51645284 8 Bình Dương 2 33231000 11469000 47786624 9 Khánh Hoà 16 99079142 58384098 30563638 10 Đồng Nai 2 51629000 29136000 30506970 11 Bình Thuận 18 124717700 39261700 20928085 12 Huế 10 305266605 116928000 14156314 13 Lào Cai 4 14534000 4465306 13455306 14 Quảng Nam 5 43960000 13519800 9393154 15 Hà Tây 5 77562500 28662750 8955200 Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng có sự không đồng đều giữa tỉ lệ vốn đầu tư và vốn thực hiện điều đó chứng tỏ rằng các dự án được đầu tư mà có vốn lớn là những dự án mới,chưa hoạt động. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương trong khâu giải ngân vốn, để làm sao các khu du lịch đi vào hoạt động có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch,kịp thời với tiến độ phát triển của khu du lịch. Ngoài ra nó còn chứng tỏ càng ngày các nhà đầu tư càng mạnh dạn khi đầu tư vào Việt Nam,họ sẵn sang bỏ một số vốn vào các khu du lịch. Cho đến nay dự án có số vốn đầu tư lớn nhất vào Khu du lịch là Dự án xây dựng khu nghỉ mát tại Lâm Đòng có tổng vốn đầu tư là 706000000 USD của một công ty Singapore liên doanh với một công ty Việt Nam.Dự án có vốn thực hiện lớn nhất là 156608461 USD được đầu tư từ Singapore với mục đích xây dựng khách sạn 5 sao và khu vui chơi giải trí . Cho đến nay vẫn còn rất nhiều dự án đang còn chưa được thực hiện với số vốn lên đến 1,08 tỷ USD còn đang nằm trên giấy tờ đặc biệt là những dự án đã từ rất lâu (cuối năm 2005) đến nay, đây là vấn đề bất cập sẽ gây tồn đọng và khó khăn trong việc quy hoạch các khu du lịch chung đòi hỏi cần có sự can thiệp của nhà nuớc. 2.3 Đầu tư nước ngoài vào khu du lịch theo hình thức đầu tư Cũng giống như các lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài khác,các nhà đầu tư vẫn chủ yếu đầu tư vào 2 hình thức cơ bản là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nuớc ngoài. Các nhà đầu tư vào Việt Nam thường là tìm đến các công ty của Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực họ tìm hiểu,có thể họ chỉ cần một pháp nhân đảm bảo cho các hoạt động pháp lý dễ dàng hơn,cũng có thể họ muốn tận dụng các kiến thức về môi trường bản địa của các công ty…Nói chung theo các nhà đầu tư nước ngoài đây vẫn là hình thức có tính an toàn cao,mặt khác có những lĩnh vực mà nhà nước chỉ cho phép liên doanh chứ không được thành lập doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài. Hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO các trở ngại dành cho các nhà đầu tư đã giảm đi ít nhiều,chúng ta cũng đã mở cửa cho các lĩnh vực như lâu nay chúng ta độc quyền vì thế theo số liệu thống kê ban đầu thì các dự án đã tăng rất nhanh theo hình thức 100% vốn nước ngoài.Ta có thể so sánh các hình thức theo bảng sau: Bảng 6: FDI trong khu du lịch theo hình thức STT Hình thức Số DA Tổng VĐT Vốn PĐ Vốn ĐTTH 1 Liên doanh 200(67,74%) 5130734317 (74,11%) 2085459228 (69,34%) 2313773953 (87,6%) 2 100% vốn 80(27,11%) 1554500908 (22,45%) 776849653 (25,8%) 208720814 (7,35%) 3 HĐHTkinh doanh 13(4,4%) 191837900 (2,7%) 123758040 (4,11%) 85491198 (3,24%) 4 Công ty CP 2(0,75%) 46100000 (0.74%) 21100000 (0,75%) 31900398 (1,21%) Nguồn:Cục Đầu tư nước ngoài Nhìn vào bảng so sánh có thể thấy rằng hình thức liên doanh chiếm một sự tuyệt đối về vốn đầu tư thực hiện,điều này cũng dễ hiểu vì các nhà nhà đầu tư dễ hoạt động hơn nếu như họ có các công ty Việt Nam làm nền tảng và bôi trơn các vấn đề về đất đai,lao động… Còn đối với các nhà đầu tư đầu tư theo hình thức 100% vốn thì họ phải gặp những vấn đề trong hành chính cũng như các vấn đề lien quan đến nước sở tại,vì thế chúng ta phải làm sao tinh giảm các khoản nhằm tạo một cách thuận lợi nhất. Đây cũng là một phương pháp cải thiện môi trường kinh doanh cũng như môi trường đầu tư. Ngoài ra để tạo ra sự đa dạng trong hình thức đầu tư ta cũng nên chú trọng khuyến khích các hình thức khác vì chúng có những ưu điểm như hình thức công ty cổ phần,hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Vì hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể giúp chúng ta tận dụng được vốn đầu tư trong các lĩnh vực mà nhà nước chỉ cho phép đầu tư theo hình thức này. Tóm lại trong đầu tư nước ngoài phát triển khu du lịch hình thức đầu tư còn chủ yếu xoay quanh hai hình thức là liên doanh và 100% vốn nước ngoài, có thể nói đây là 2 hình thức phù hợp với đặc điểm kinh doanh cũng như đầu tư trong du lịch,rất nhiều dự án không thể một mình nhà đầu tư có thể làm được vì hiệu quả sẽ rất thấp,và cũng có những dự án mà nên có một đối tác tham gia mà thôi. Lựa chọn hình thức đầu tư là vấn đề mà chúng ta không thể chọn cho các nhà đầu tư nhưng nhà nước có thể thông qua các định chế tài chính cũng như các công cụ khác mà hướng dẫn các hình thức đầu tư trong phát triển các khu du lịch ở Việt Nam. 3. Đánh giá tác động của việc thu hút FDI vào việc phát triển khu du lịch ở Việt Nam từ 2001-2006 3.1 Đánh giá những tác động thuận lợi tới nền kinh tế 3.1.1 Vào xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế Nhìn chung đầu tư nước ngoài đã tạo một bộ mặt mới cho ngành kinh tế Việt Nam nói chung và cơ hạ tầng kĩ thuật nói riêng.Sự tác động đó không chỉ là một phía có nghĩa là các dự án nước ngoài đi vào hoạt động đã xây dựng cho các địa phương những công trình giao thông,hệ thống thông tin liên lạc hiên đại mà bên cạnh đó muốn thu hút được FDI chúng ta phải cải thiện nền tảng hạ tầng yếu kém này…như thế đã vô tình tạo cho nền kinh tế một cơ sở hạ tầng tốt để có điều kiên phát triển. Một yếu tố của hạ tầng cơ sở là các hạ tầng mềm, có thể gọi chúng như vậy vì chúng chính là các định chế tài chính dành cho đầu tư nước ngoài,các văn bản pháp quy co liên quan,chúng liên tục được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tư ,phù hợp với tiến trình hội nhập của đất nước. Trong đánh giá tác động của việc đầu tư nước ngoài vào khu du lịch với vấn đề cải thiện cơ sở vật chất cho nền kinh tế chúng ta chỉ xoay quanh vấn đề là nó đã tạo ra được một cơ sở cho việc phát triển ngành kinh tế đứng trên giác độ tạo ra các khách sạn-nhà hang,khu nghỉ dưỡng,khu sinh thái… tạo ra một hệ thống các công trình đồ sộ ,trang bị đầy đủ,không những tạo ra sự phát triển mà còn nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong bạn bè quốc tế . Chúng ta sẽ làm cho du khách ngạc nhiên với sự lớn mạnh nơi các khách sạn hiện đại,khu nghỉ dưỡng cao câp …những nơi mà nhiều người nghĩ rằng Việt Nam chưa có. Mét sè dù ¸n ®Çu t­ n­íc ngoµi cã quy m« lín vµo lÜnh khu du lÞch míi ®­îc cÊp giÊy phÐp ®Çu t­ nh­: Dù ¸n c«ng ty liªn doanh du lÞch vµ gi¶i trÝ quèc tÕ Silver Shores Hoµng §¹t (vèn ®Çu t­ 86 triÖu USD) x©y dùng khu tæ hîp gåm kh¸ch s¹n, biÖt thù, s©n goft, trung t©m th­¬ng m¹i t¹i §µ N½ng; dù ¸n c«ng ty TNHH Winvest Investment ViÖt Nam vèn ®Çu t­ 300 triÖu USD x©y dùng vµ kinh doanh mét khu du lÞch nghØ m¸t, gi¶i trÝ ®a n¨ng t¹i tØnh Bµ RÞa - Vòng Tµu gåm c¸c h¹ng môc kh¸ch s¹n, biÖt thù, khu vui ch¬i thÓ thao, gi¶i trÝ, s©n golf; dù ¸n C«ng ty TNHH DK ENC ViÖt Nam cã tæng vèn ®Çu t­ 22 triÖu USD… C¸c dù ¸n nµy ®ang ®­îc triÓn khai tÝch cùc, khi ®i vµo ho¹t ®éng sÏ t¹o thªm diÖn m¹o míi cho ngµnh du lÞch cña ViÖt Nam vµ n©ng cao søc c¹nh tranh cña ngµnh du lÞch ViÖt Nam víi c¸c n­íc trong khu vùc. HiÖn t¹i, c¸c ho¹t ®éng ®Çu t­ vµo lÜnh vùc du lÞch nh­ xây dựng khách sạn, văn phòng để bán, cho thuê, khu vui ch¬i gi¶i trÝ…đang thu hút sù quan t©m cña c¸c nhµ đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Dẫn đầu về qui mô đầu tư vào khu du lịch Việt Nam là dự án khu nghỉ mát đa năng Đan Kia-Suối Vàng thuộc thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng do bốn tập đoàn đầu tư lớn của Nhật Bản là Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo và Limtec liên doanh đầu tư, với tæng vèn ®Çu t­ lªn ®Õn 1,2 tỷ USD. Một tổ hợp khách sạn-căn hộ-trung tâm thương mại 5 sao có số vốn đầu tư 200 triệu USD tại TP. Hồ Chí Minh do Tập đoàn Kumho Asiana của Hàn Quốc làm chủ đầu tư míi được khởi động trở lại sau một thời gian dài tạm ngừng do khủng hoảng tài chính năm 1997. Tập đoàn Winvest LLC (Mỹ) cũng đã nhận giấy phép đầu tư khu du lịch 5 sao Saigon Atlantic tại Vũng Tàu với số vốn đầu tư 300 triệu USD. Cũng tại Vũng Tàu, tập đoàn Plantium Dragon Empire đang khảo sát để đầu tư dự án khu du lịch vui chơi giải trí với số vốn lên đến 550 triệu USD. Công ty Rockingham (Anh) cũng đã trình cơ quan chức năng của Việt Nam dự án xây dựng khu du lịch biển có qui mô lên đến 1 tỷ USD tại Phú Quốc. Ngoài các tập đoàn nước ngoài đầu tư trực tiếp, làn sóng đầu tư gián tiếp vào lĩnh vực này cũng sôi động không kém. Quỹ VinaCapital đã mua 52,5% cổ phần của khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội, nâng tổng số cổ phần của Quỹ tại khách sạn này lên tới 70%. Quỹ VinaLand cũng đã mua lại 70% cổ phần của Sofitel Metropole Hà Nội. Những ví dụ nêu trên cho thấy khu du lịch tại Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm vì các nhà đầu tư nước ngoài không muốn chậm chân trước những cơ hội kinh doanh lớn trong lĩnh vực này khi mà Việt Nam vừa trở thành thành viên chính thức của WTO Bên cạnh việc thu hút đuợc một số lượng vốn đầu tư từ nước ngoài ,đầu tư trong lĩnh vực này đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết căng thẳng về việc thiếu phòng của những khách sạn cao cấp trong một số thời điểm nhất định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và thương mại.Sự tham gia của các nhà đầu tư vòa các dự án có quy mô lớn với việc xây dựng tổ hợp gồm nhiều khách sạn ,văn phòng ,căn hộ ,trung tâm thương mại đã góp phần tạo dựng nên diện mạo mới cho các thành phố lớn và khu du lịch tạo ra một số khu vui chơi thể thao giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước đang làm việc tại Việt Nam, khách du lịch,đặc biệt là các hoạt động lớn của Nhà nước. Cụ thể cở sở vật chất khu du lịch đã được quan tâm và xây dựng,tính đến nay chúng ta có 4.810 cơ sở lưu trú,với tổng số 85.381 phòng ,trong đó có2.9451 khách sạn 890 nhà nghỉ 469 căn hộ còn lại là các cơ sở lưu trú khác. Trong số các khách sạn trên có hơn 1000 khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao và chiếm hơn 1/3 tổng số phòng khách sạn 3-5 sao chiếm 50% tổng số phòng. Trong đầu tư nước ngoài vào khu du lịch có một hình thức mà được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đó là các khách sạn(khu )nghỉ dưỡng-resort theo thống kê đến nay chúng ta có 48 khu nghỉ dưỡng với tổng số buồng là 3953 hầu hết các khu này đều nằm ở ven bỉển các tỉnh miền Trung, miền Nam đặc biệt thường nằm gần bãi biển vì lí do khí hậu tốt và ở những nơi có thể kinh doanh quanh năm. Bảng 7: Khu du lịch-KS nghỉ dưỡng Hạng Sao Số lượng Số buồng 5 sao 4 972 4 sao 20 1.734 3 sao 17 1.002 2 sao 3 82 1 sao 4 163 Tổng 48 3.953 Nguồn :Tổng Cục Du lịch Ngoài tác động trên của các khu du lịch chúng ta có thể nhận thấy rằng các dự án khu du lịch đi vào hoạt động đã xây dựng cho địa phương đó một hệ thống giao thông thuận lợi và mang tính đồng bộ,có thể nói đây là hiệu quả mang tính lan tỏa của các khu du lịch. Vì các khu du lịch thường nằm ở các vùng có khí hậu trong lành xa các khu trung tâm ồn ào náo nhiệt hay nói cách khác là vùng đi lại khó khăn Như thế vô tình các khu du lịch đã giúp nhà nước một công việc mà lâu nay khó triển khai vì không có kinh phí 3.1.2 Đóng góp vào thu chi ngân sách của nền kinh tế quốc dân Là ngành công nghiệp không khói bỏ ít vốn mà quay vòng lại nhanh, Hội đồng Lữ hành và du lịch quốc tế (WTTC) đã công bố du lịch là công nghệ lớn nhất thế giới vượt lên cả công nghệ sản xuất ô tô,thép, điện tử…Theo thống kê hiện nay một số quốc gia trên thế giới có thu nhập từ du lịch và các dịch vụ có liên quan đến du lịch chiếm từ 60-70% tổng sản phẩm quốc nội.Ở nhiều nước du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mạnh,một ngành kinh tế mũi nhọn.Doanh thu từ du lịch năm 2001 ở 10 nước có doanh thu cao nhất do WTO công bố cho thấy nguồn thu từ du lịch là lớn nhất. Ở Việt Nam từ năm 1990 trở lại đây du lịch đã có bước phát triển khá mạnh,đem lại nhiều lợi ích kinh tế ,nếu doanh thu của du lịch năm 1990 là 650 tỷ đồng thì năm 2002 là 23500 tỷ đồng. Trong 6 năm qua,Nhà nước đã đầu tư trên 2.700 tỷ đồng vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch ở 62 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã được sử dụng đúng mục đích va hiệu quả ,khuyến khích các địa phương thu hút hang nghìn tỷ đồng cho đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.Vốn đầu tư phát triển dịch vụ khách sạn nhà hang bình quân giai đoạn 1996-2001 theo giá thực tế là 5097 tỷ đồng,giai đoạn 2001-2005 là 4319 tỷ đồng thúc đẩy lợi thế về hạ tầng và điều kiện kinh tế xã hội của các khu kinh tế mở vùng kinh tế trọng điểm được đưa vào khai thác để phát triển du lịch.Cụ thể về một số chỉ tiêu cơ bản của khu du lịch đang hoạt động tại Việt Nam các năm như sau: Bảng 8 : Đóng góp thuế của các khu du lịch Nhà hang và KS qua các năm Số DN Số LĐ Nguồn vốn TSCĐ và ĐTDH D.thu thuần Lợi nhuận trước thuế Thuế và các khoản nộp NS Tổng số DT thuần SXKD 2000 1919 61086 23145 19819 6713 6713 -786 646 2001 2405 67395 26505 23518 7516 7299 -547 696 2002 2843 80198 27952 23731 9775 9357 100 795 2003 3287 87123 29955 24138 10654 10328 -103 882 2004 3957 97441 36132 28132 13418 13224 395 1194 Nguồn TCTK Với chủ trương,cơ chế,chính sách tài chính thu hút đầu tư phát triển du lịch của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi các khu du lịch phát triển các cơ sở lưu trú,phát triển nhanh (6.720 cơ sở lưu trú với 136.243 phòng; trong đó 22 khách sạn 5 sao,57 khách sạn 4 sao và 127 khách sạn 3 sao) có khả năng đón được hàng triệu khách quốc tế và nội địa,thu nhập du lịch hang năm tăng trưởng giữ mức 2 con số,cụ thể là: Khách sạn quốc tế năm 2001 đạt 2.33 tr lượt ,năm 2005 đạt 3.43 tr. Khách nội địa năm 2001 đạt 11.7 tr lượt ;năm 2005 đạt 16,1 tr lượt . Du lịch phát triển đã đóng góp phần tăng tỉ trọng GDP của ngành du lịch (riêng du lịch hiện chiếm khoảng 4% GDP của cả nước,theo cách tính của UNWTO thì con số này là 9%) .Du lịch Việt Nam được Hội đồng du lịch lữ hành thế giới xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng trong 174 nước. Trong lĩnh vực khu du lịch nói riêng thì đóng góp vào doanh thu nền kinh tế có thể được đánh giá qua tình hình xuất khẩu tại chỗ,bởi vì khách du lịch quốc tế đến các khu du lịch và tiêu dùng các sản phẩm của khu du lịch tại chỗ. Trong hoạt động du lịch hoạt động sau được coi là xuất khẩu tại chỗ: Khách quốc tế đến Việt Nam,chi tiêu của khách du lịch quốc tế,kim ngạch xuất khẩu của tại chỗ qua du lịch..Theo điều tra của Tổng cục du lịch daonh thu từ khách quốc tế giai đoạn 2001-2006 được tính như sau: số ngày lưu trú bình quân 1lượt khách là 9,5 ngày;cho tiêu bình quân của 1 khách/1 ngày là 72,5 USD;doanh thu = số khách x số ngày lưu trú bình quân nhân với chi tiêu bình quân. Ta có bảng số liệu sau: Bảng 9: Doanh thu từ khách du lịch STT ĐV tính 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Khách quốc tế Triệu lượt 2,330 2,628 2,429 2,928 3,477 3,583 2 Ngày khách Triệu ngày khách 22,135 24,966 23,075 27,816 33,031 34,038 3 DT từ khách dl Tỷ USD 1,605 1,810 1,673 2,017 2,300 2,850 Để đánh giá vai trò của xuất khẩu tại chỗ của ngành du lịch nói chung và của các khu du lịch nói riêng chúng ta có thể theo dõi bảng so sánh giữa xuất khẩu du lịch với các ngành khác trong lĩnh vực dịch của Việt Nam trong năm 2005-2006 . Bên cạnh đó chúng ta có thể tham khảo tỉ trọng xuất khẩu của hàng hóa và dịch vụ để đánh giá tỉ trọng của du lịch trong việc đóng góp vào xuất khẩu nói riêng cũng như đóng góp vàp tổng doanh thu cho nền kinh tế nói chung.Trong đánh giá tác động của du lịch và khu khu du lịch vào kinh tế chúng ta thường xét đến sự đóng góp trong tạo lập doanh thu nhà nước.Bảng sau là sự so sánh và đối chiếu giữa xuất khẩu của du lịch với các ngành khác cũng như với ngay cả toàn lĩnh vực dịch dụ,xem xét sự gia tăng giữa các năm và tỉ trọng(cơ cấu) của từng ngành cụ thể. Bảng 10: Xuất khẩu dịch vụ 2005,2006 Triệu USD 2006 tăng,giảm so với 2005(%) Cơ cấu(%) 2005 2006 2005 2006 Xuất Khẩu 4265 5100 19.6 100 100 1 Du lịch 2300 2850 23.9 53.9 55.9 2 Vân tải hàng không 657 890 35.5 15.4 17.5 3 Vận tải hàng hóa 510 650 27.5 12.0 12.7 4 Bưu chính VT 100 120 20.0 2.3 2.4 5 Tài Chính 220 270 22.7 5.2 5.3 6 Bảo Hiểm 45 50 11.1 1.1 1.0 7 DV Chính phủ 33 40 21.2 0.8 0.8 8 DV khác 400 230 -42.5 9.4 4.5 Nguồn: Tổng cục Du lịch Qua bảng số liệu ta thấy xuất khẩu của ngành du lịch luôn chiếm tỉ trọng hơn 50 % trong xuất khẩu của cả lĩnh vực dịch vụ trong 2 năm 2005,2006.Như năm 2006 là 55,5%.Đặc biệt giá trị xuất khẩu của ngành du lịch gia tăng nhiều hơn so với các ngành khác cũng như với toàn cả lĩnh vực dịch vụ: 23,9% so với 19,6% Bảng11: Tỷ trọng xuất khẩu của hàng hóa và dịch vụ ĐV tính:% Nguồn Xuất khẩu Tỷ trọng xuất khẩu Tăng trưởng TB 1997 2000 2003 1997-2003 2200-2003 1 Hàng hóa 78 84.2 86.6 17.3 11.8 2 Dịch vụ 22 15.8 13.4 2.2 5.0 2.1 Các DV khác 18.5 13.4 10.5 2.5 2.2 2.2 Du lịch 0.3 0.3 0.6 26.0 32.6 2.3 Giao thông 3.0 1.9 2.2 -1.9 16.6 2.4 DV Chính phủ 0.2 0.1 0.1 -1.5 5.7 (Nguồn :Tổng cục Thống Kê) 3.1.3 Đầu tư vào khu du lịch đối với công ăn việc làm Lâu nay du lịch được coi như sử dụng chiều sâu nhân tố lao động .Nó là nguồn quan trọng tạo tanhiều việc làm mới do chỗ có phần dịch vụ riêng cho con người trong hầu hết các đóng góp của du lịch. Vấn đề là khả năng tạo ra việc làm có cao hơn các lĩnh vực sản xuất khác của nền kinh tế. Công ăn việc làm của lĩnh vực du lịch là kết quả của một tổng thể các nhân tố ,từ bản thân chính sách du lịch của một nước (nó có thể hướng các trang bị tiếp nhận đến một loại hình sử dụng nhiều ít nhân công) cho đến trình độ phát triển của một đất nước,và cuối cùng là trình độ sử dụng người phụ thuộc vào việc tăng năng suất của nhân công đã được sử dụng trong lĩnh vực du lịch. Tại Việt Nam , du lịch là một ngành thu hút rất nhiều lao động trực tiếp cũng như gián tiếp,theo thống kê đến năm 2004 chúng ta có 97441 lao động đang hoạt động trong lĩnh vực khu du lịch, tăng rất đáng kể so với các năm trước. Các con số cụ thể: Bảng 12: Số lao động hoạt động trong khu du lịch STT Năm Số LĐ Tăng giảm so với năm trước(%) 1 2000 61086 2 2001 67395 9.36% 3 2002 80198 15.96% 4 2003 87123 7.95% 5 2004 97441 10.59% Nguồn: Tổng Cục Du lịch Còn về số lượng lao động hoạt động trong khu du lịch tăng nhanh liên tục cả về chất lượng và số lượng,nếu như năm 1995 mới có khoảng 105 nghìn lao động thì đến cuối năm 2004 có đến 730 nghìn lao động ,trong đó có 230 nghìn lao động trực tiếp còn lại là gián tiếp. Nhìn chung sự phát triển của cac khu du lịch với sự gia tăng về số vốn đầu tư cũng như gia tăng các dự án mới và nâng cấp cải tạo đã tạo cho lao động phổ thông ở địa phương cũng như lao động được đào tạo bài bản đã tìm được công việc cho mình với mức thu nhập ổn định. Hầu hết sinh viên các trường đại học tốt nghiệp trong lĩnh vực du lịch đã tìm được việc làm, các khách sạn và khu du lịch là nơi thu hút đựoc nhiều nhất bởi công việc ổn định,không du\i chuyển nhiều mà thu nhập lại cao.Bên cạnh đó lao động theo mùa vụ cũng đã giải quyết vấn đề thu nhập cũng như nâng cao đời sống của nhiều bộ phận dân cư.Là một ngành có mối quan hệ với các ngành khảc rất chặt chẽ và đồng bộ Du lịch nói chung và các khu du lịch nói riêng cầm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31835.doc
Tài liệu liên quan