Mục lục
Phần mở đầu 1
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Cấu trúc của chuyên đề 2
Chương I: Một số lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế. 3
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 3
1.1.1. Khái niệm về đầu tư 3
1.1.2. Phân loại đầu tư nước ngoài. 3
1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3
1.1.3.1. Theo mục đích đầu tư 3
1.1.3.2. Theo hình thức sở hữu. 4
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI. 5
1.1.4.1. Các nhân tố vĩ mô. 5
1.1.4.2. Các nhân tố vi mô 6
1.1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng khác 8
1.1. ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN VỐN FDI TỚI CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ 9
1.1.1. Lý luận chung về kế hoạch phát triển kinh tế. 9
1.1.2. Ảnh hưởng của vốn FDI tới các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế. 10
1.1.2.1. Ảnh hưởng tích cực. 10
1.1.2.2. Tác động tiêu cực 15
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VỀ THU HÚT FDI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 16
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 16
1.3.1.1. So sánh tương quan về các điều kiện thu hút FDI. 16
1.3.1.2. Thành tựu của Trung Quốc trong thu hút và sử dụng FDI cho phát triển kinh tế - xã hội và bài học cho Việt Nam. 17
1.3.2. Kinh nghiệm của Singapore. 18
Chương II: Phân tích ảnh hưởng của FDI tới việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế của Hà Nội giai đoạn 21
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HÀ NỘI. 21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất 21
2.1.1.1. Vị trí địa lý 21
2.1.1.2. Địa hình 21
2.1.1.3. Dân cư mật độ dân số 21
2.1.1.4. Khí hậu 22
2.1.1.5. Giao thông 22
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 22
2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2006-2010 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 23
2.3.1. Nội dung kế hoạch phát triển kinh tế của Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010. 23
2.3.1.1. Mục tiêu tổng quát phát triển đến năm 2010 23
2.3.1.2. Các nhiệm vụ trọng tâm 23
2.3.1.3. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu giai đoạn 2006-2010 24
2.3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch. 24
2.3.2.1. Tình hình chung 24
2.3.2.2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu. 24
2.3.2.3. Đánh giá chung 25
2.3. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006-2010. 26
2.3.1. Khái quát chung về những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút vốn FDI. 26
2.3.1.1. Thuận lợi. 27
2.3.1.1. Khó khăn. 28
2.3.2. Thực trạng hoạt động thu hút FDI của Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010. 29
2.3.2.1. Vốn đầu tư đăng kí, số dự án và quy mô dự án. 29
2.3.2.2. Hình thức đầu tư. 31
2.3.2.3. Đối tác đầu tư. 32
2.3.2.4. Cơ cấu ngành. 33
2.3.2.3. Tình hình thực hiện vốn. 34
2.3.3. Đánh giá hoạt động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội. 36
2.3.3.1. Thành tựu 36
2.3.3.2. Những hạn chế. 37
2.4. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN FDI TỚI CÁC MỤC TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006-2010. 38
2.4.1. Ảnh hưởng của FDI tới các chỉ tiêu kinh tế. 38
2.4.1.1. Chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế. 38
2.4.1.2. Chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 42
2.4.1.3. Chỉ tiêu về hội nhập và phát triển kinh tế. 45
2.4.1.4. Chỉ tiêu về huy động vốn đầu tư xã hội. 46
2.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của FDI tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội. 47
2.4.2.1. Tác động tích cực 47
2.4.2.2. Tác động tiêu cực và nguyên nhân 48
2.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của bản kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010 tới việc thu hút vốn FDI của Hà Nội. 53
Chương III: Giải pháp thu hút FDI cho mục tiêu phát triển kinh tế Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015. 54
3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THU HÚT FDI CỦA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015. 54
3.1.1. Quan điểm về phát triển kinh tế xã hội 54
3.1.2. Quan điểm về thu hút FDI 54
3.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015 54
3.2.1. Mục tiêu tổng quát 54
3.2.2. Nhiệm vụ trọng tâm 55
3.2.3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế đến năm 2015 56
3.3. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN FDI TRONG THỜI GIAN TỚI. 56
3.3.1. Sự biến động của nền kinh tế thế giới và dự báo cho một vài năm tiếp theo. 56
3.3.2. Sự biến động của vốn FDI 57
3.3.3. Dự báo nhu cầu vốn FDI của Hà Nội giai đoạn 2011-2015 59
3.4. GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN FDI CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHO GIAI ĐOẠN 2011-2015. 60
3.4.1. Nhóm các giải pháp thu hút đầu tư. 60
3.4.1.1. Quy hoạch thu hút FDI. 60
3.4.1.2. Mở rộng hình thức thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 61
3.4.1.3. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách thu hút FDI. 63
3.4.1.4. Cải cách các thủ tục hành chính, hoàn thiện môi trường đầu tư. 64
3.4.1.5. Đảm bảo kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội 65
3.4.1.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư 66
3.4.1.7. Nhóm giải pháp về lao động, tiền lương. 66
3.4.1.8. Một số giải pháp khác. 67
3.4.2. Nhóm giải pháp tăng cường ảnh hưởng tích cực của FDI tới phát triển kinh tế. 68
Kết luận 71
80 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2881 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cho thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015 của Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗ bắt đầu bằng 4 dự án có tính thăm dò, số dự án đầu tư nước ngoài cấp mới hàng năm tại Hà Nội tăng rất nhanh.
Có thể thấy rõ sự biến động về số dự án trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2006-2009 qua bảng số liệu 1 (trang 33) và biểu đồ sau (so sánh với các giai đoạn trước):
Biểu đồ 2: số dự án đăng kí trên địa bàn Hà Nội;
Giai đoạn 2006-2009 là giai đoạn mà Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới một cách nhanh chóng và mạnh mẽ cùng với quá trình gia nhập WTO, do đó bắt đầu năm 2006 số dự án ĐTNN bắt đầu tăng nhanh, đặc biệt với tốc độ tăng rất cao vào năm cuối 2007 chủ yếu do thủ tục đầu tư đã trở nên thông thoáng hơn sau khi ban hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp chung cho ĐTNN thống nhất như đầu tư trong nước và cơ hội mở ra từ việc Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, năm 2008 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên mặc dù đây là năm Thủ đô Hà Nội được mở rộng nhưng số dự án tăng mới trong năm chỉ đạt bằng 94,8% so với năm trước. Giai đoạn này Hà Nội cấp mới trên 750 dự án, trung bình 215 dự án/năm, gấp hơn 4 lần so với trung bình giai đoạn trước Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội – báo cáo kết quả hoạt động FDI trên địa bàn Hà Nội các năm.
. Một số các dự án lớn đã đi vào triển khai hoạt động như: Công ty Coralis Việt Nam, tổng số vốn tăng là 186 triệu USD; Công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam vốn đầu tư 54 triệu USD, dự án nhà máy xử lý nước thải của tập đoàn Gamuda Land (Malaysia) vốn đầu tư dự kiến 382 triệu đô la Mỹ.
Hình thức đầu tư.
Thời kỳ 1989 - 1997, có tới 78% trong tổng số các dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư vào Hà Nội là theo hình thức liên doanh. Nhưng sau năm 1998 hình thức đầu tư dần được chuyển sang loại hình 100% vốn nước ngoài là chủ yếu: năm 2006 là 81%, năm 2007 là 76% và năm 2008 là 74,1% so với tổng số dự án FDI tại Hà Nội.
Tính đến tháng 10/2009 trong tổng số các dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn Hà Nội thì hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 67,1%, hình thức liên doanh chiếm 31,3%, hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 1,6%. Tuy nhiên nếu tính theo tổng vốn đầu tư đăng ký thì các dự án liên doanh vẫn chiếm đa số (50,6%) vì các dự án liên doanh đều có tài sản lớn, chủ yếu liên quan đến đất đai và xây dựng; tiếp sau là các dự án 100% vốn nước ngoài (43,2%); các dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 6,2%. Trong tương lai gần, xu hướng này đang thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng các dự án theo hình thức 100% vốn nước ngoài trong tổng vốn đầu tư các dự án FDI.
Bảng số liệu 2: FDI - Phân loại theo hình thức đầu tư
(tính các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2008)
TT
Loại hình
Số
dự án
Tỷ lệ % (So dự án)
Vốn
đầu tư
(triệu USD)
Tỷ lệ %
(so vốn đầu tư)
1
100% vốn nước ngoài (FOC)
864
50,6
6.606
43,2
2
Liên doanh (JVC)
403
43,2
7.736
50,6
3
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
20
6,2
949
6,2
Tổng số
1.287
100
15.291
100
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Biểu đồ 3: phân loại FDI theo hình thức đầu tư
2.3.2.3. Đối tác đầu tư.
Tính đến hết tháng 10/2009, đã có trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Hà Nội; trong đó quốc gia có nhiều dự án đầu tư nhất là Hàn Quốc (388 dự án, chiếm tỷ trọng 26,7%), Nhật Bản (202 dự án, chiếm 13,9%), Trung Quốc (115 dự án, chiếm 7,9%), Singapore (108 dự án, chiếm 7,4%).
Nếu xét trong tổng vốn đầu tư đăng ký lũy kế đến hết 10/2009 (15,6 tỷ USD) thì Hàn Quốc vẫn đứng vị trí đầu tiên, chiếm 26,4%; Singapore đứng thứ hai - 21,8%; Nhật Bản đứng thứ ba - 5,8%; Malaysia đứng thứ tư - 7,1%; Luxembourg đứng thứ năm - 5,1%.
Như vậy, Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu cả về số dự án và số vốn đăng ký, đối tác đầu tư chủ yếu vẫn là các quốc gia thuộc khu vực Châu Á. Nhiều quốc gia lớn, nắm giữ công nghệ tiên tiến như Mỹ, các quốc gia EU chiếm tỷ trọng về số dự án và vốn đầu tư vào Hà Nội còn thấp, đây là một trong những yếu điểm và cũng là thiệt thòi lớn cho kinh tế Hà Nội.
2.3.2.4. Cơ cấu ngành.
Xét theo cơ cấu ngành thì trong tổng số 1.687 dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn Hà Nội tính đến tháng 10/2009, có 1,4% tổng số dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản với vốn đầu tư đăng ký chiếm 0,4%. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,51% tổng số dự án, vốn đầu tư đăng ký chiếm 12,67%. Lĩnh vực dịch vụ chiếm 61,09% tổng số dự án và 86,93% tổng vốn đầu tư đăng ký; được thể hiện thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4: Vốn FDI phân theo ngành
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Trong tổng số vốn đầu tư đăng ký lũy kế tính đến hết tháng 10/2009 thì các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản (chiếm 55,5% tổng vốn đầu tư đăng ký lũy kế); tiếp theo là các dự án thông tin truyền thông (17,2%); đứng thứ ba là các dự án công nghiệp, chế biến, chế tạo (11%); lĩnh vực vui chơi, giải trí (5,9%).
Như vậy, có thể thấy hầu hết các dự án FDI trên địa bàn Hà Nội là hướng vào lĩnh vực dịch vụ với tổng vốn đầu tư đăng ký khá lớn. Trong khi đó lĩnh vực nông - lâm - thủy sản thì thu hút được rất ít các nhà ĐTNN (0,4%), đây là một trong những bất cập của hoạt động FDI tại Hà Nội.
Tình hình thực hiện vốn.
Vốn đầu tư thực hiện là số vốn đã được nhà đầu tư thực hiện để xây dựng cơ sở vật chất và lắp đặt máy móc thiết bị cho dự án. Lũy kế vốn đầu tư thực hiện FDI tại Hà Nội tính đến hết tháng 10/2009 đạt gần 4.340 triệu USD, bằng 28,13% lũy kế vốn đăng ký. Trong tổng vốn đầu tư thực hiện nêu trên thì tổng vốn đầu tư thực hiện bằng nguồn vốn nước ngoài đạt 2.936,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 66,74% tổng vốn đầu tư thực hiện
Giai đoạn 2006-2009 đánh dấu vốn đầu tư thực hiện tiếp tục chiều hướng tăng dần trở lại với tốc độ nhanh hơn. Vốn đầu tư thực hiện năm 2006 đạt 350 triệu USD và năm 2007 đạt 550 triệu USD. Năm 2008 do có sự thay đổi về địa giới hành chính của Thủ đô nên vốn đầu tư thực hiện cũng đạt mức kỷ lục là 1.749 triệu USD. Ước tính cả giai đoạn này vốn đầu tư thực hiện ước đạt trên 2.949 triệu USD, bằng 25% vốn đầu tư đăng ký cùng kỳ.
Xu hướng biến động của vốn thực hiện được thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ dưới.
Qua bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ giải ngân vốn FDI (vốn thực hiện/vốn đăng ký) trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua đạt tỷ lệ chưa cao. Chẳng hạn, năm 2006 đạt 18,41%, năm 2007 đạt 16,32% và năm 2008 đạt 34,92% Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội - Báo cáo tình hình thu hút FDI qua các năm từ 1989 - 2008
. Nếu so sánh với các tỉnh, thành trong cả nước thì tính đến hết năm 2007, mặc dù Hà Nội đứng thứ 2 về vốn đầu tư đăng ký (chiếm 14,89%) nhưng tỷ lệ giải ngân chỉ đứng thứ 4 (chiếm 12,28% tỷ lệ giải ngân của cả nước) Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Đầu tư nước ngoài theo địa phương giai đoạn 1988 - 2007
. Thực tế này còn được thể hiện qua tỷ trọng vốn thực hiện FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội, ( chi tiết xem phụ lục 4).
Bảng số liệu 3: tổng vốn đăng ký và vốn thực hiện qua các năm trên địa bàn Hà Nội
Năm
Vốn đăng ký (triệu USD)
Vốn thực hiện (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
Năm
Vốn đăng ký (triệu USD)
Vốn thực hiện (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
1989
48
-
0
1999
345
182
52,75
1990
295
12
4,07
2000
100
80
80
1991
126
28
22,22
2001
211
85
40,28
1992
301
55
18,27
2002
379
175
46,17
1993
857
109
12,72
2003
172
195
113,37
1994
989
386
39,03
2004
297
270
90,91
1995
1.058
519
49,05
2005
1.592
300
18,84
1996
2.641
605
22,91
2006
1.901
350
18,41
1997
913
712
77,98
2007
3.371
550
16,32
1998
673
525
78,01
2008
5.009
1.749
34,92
SB 2009
521,7
650
124
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Biểu đồ 5: tổng vốn đăng ký và vốn thực hiện qua các năm trên địa bàn Hà Nội
Nguồn vốn FDI trong những năm qua đã tạo động lực cho khai thác hiệu quả các nguồn lực của thành phố. Tuy nhiên, so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, nguồn vốn đầu tư FDI vào Hà Nội còn chưa tương xứng với tiềm năng; tỷ trọng trong tổng đầu tư xã hội còn chưa cao; nguyên nhân chủ yếu do sự giảm sút vốn ĐTNN đồng thời do sự gia tăng mạnh mẽ vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước sau khi Luật Doanh nghiệp đi vào cuộc sống.
Đánh giá hoạt động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội.
2.3.3.1. Thành tựu
Kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực về vốn, công nghệ đã góp phần đặc biệt quan trọng đối với việc tăng tổng đầu tư xã hội góp phần tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghệ theo hướng đồng bộ, hiện đại, tăng nhanh giá trị xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách Thành phố đồng thời góp phần nâng cao trình độ quản lý, tay nghề cho người lao động.
Hà Nội được xếp vào một trong những thành phố có mức vốn đăng kí FDI cao nhất trong cả nước Thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh
theo đánh giá của các nhà đầu tư gần đây Hà Nội đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp nhờ sự cải tiến mạnh mẽ về thủ tục đầu tư, nhất là về đất đai, kết nối hạ tầng với các tỉnh phía Bắc được hoàn thành và có sự cải thiện đáng kể về các ngành công nghiệp và dịch vụ bổ trợ. Các chính sách về đầu tư cũng được quan tâm góp phần quan trọng vào việc nâng cao sức hút của Hà Nội đối với các nhà đầu tư quốc tê, luật đầu tư trực tiếp nước ngoài mới cũng quy định cụ thể về các mặt hàng được phép xuất khẩu, có phạm vi mở rộng hơn, thông thoáng hơn.
Trong năm 2007, Hà Nội đã thu hút khoảng 290 dự án với vốn đầu tư đăng ký từ 1.5 tỷ USD trở lên, vượt kế hoạch định hướng KH định hướng là 1.3 tỷ USD
; trong đó cấp mới 255 dựa án với vốn đâu tư ước tính 1.050 triệu USD bổ sung vốn tăng 35 dự án với khoảng 450 triệuUSD; qua những thành tựu đạt được năm 2007 Hà Nội đã trở thành điểm đến đầy hứa hẹn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2008, tuy chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án ĐTNN trên địa bàn Hà Nội ngoài các khu, cụm công nghiệp ước tính không đầy đủ đạt khoảng trên 650 triệu USD Không so sánh được với năm 2007 do không có số liệu các địa bàn hợp nhất
. Các dự án này đã sử dụng trên 54 nghìn lao động Việt nam và gần 1500 lao động nước ngoài và đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua các loại thuế tổng cộng khoảng trên 310 triệu USD. Các dự án Hàn quốc đứng đầu về tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư và tổng nộp ngân sách thực hiện năm 2008- chiếm cùng tỷ lệ là 29,4% . Một điều đáng chú ý là các dự án của Nhật Bản tuy chỉ đứng thứ tư về tổng vốn đầu tư còn hiệu lực (7%) nhưng lại đứng đầu về tỷ lệ sử dụng lao động Việt nam (chiếm 24% tổng số lao động Việt nam) và đứng thứ hai về đóng thuế cho ngân sách Nhà nước (chiếm 22,3% tổng nộp ngân sách nhà nước năm 2008) (Các dự án Singapore đứng thứ ba về tỷ lệ nộp ngân sách (15,5%)).
Năm 2009 thành phố Hà Nội thu hút được 311 dự án đầu tư nước ngoài (FDI), (bao gồm cả cấp mới và tăng vốn) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 521,7 triệu USD, tương đương với 10,42% của năm 2008. Trong khi đó, vốn thực hiện năm 2009 ước đạt 650 triệu USD, bằng 44% của năm 2008. Tuy con số về lượng vốn FDI là khá khiêm tốn song nó đã là một yếu tố góp phần giúp nền kinh tế thủ đô khắc phục khó khăn và bước đầu cung cấp một nguồn lực cho phục hồi và từng bước phát triển kinh tế Thủ đô. Như vậy, có thể đánh giá rằng hoạt động của FDI trên địa bàn Hà Nội góp một phần hết sức quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thủ đô, để nguồn vốn này ngày càng phát huy những tác động tích cực của mình Thủ Đô cần phải chú trọng đến việc thu hút và sử dụng một cách có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn này.
2.3.3.2. Những hạn chế.
Điểm đầu tiên cần nhắc đến trong số những hạn chế của nguồn vốn FDI là tình trạng vốn đầu tư đăng ký của các dự án FDI tăng nhanh đặc biệt là trong các năm 2006 - 2008 tuy nhiên vốn thực hiện tăng qua các năm lại rất chậm nên khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện ngày càng giãn ra. Tỷ trọng vốn ĐTNN thực hiện so với tổng vốn ĐTNN đăng ký đạt thấp, không phù hợp với tiềm năng và đáp ứng được yêu cầu đề ra, nhất là trong giai đoạn hiện nay cần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế mang tính đột phá. Nguyên nhân một phần cũng là do sau hợp nhất, Thành phố chậm xây dựng các quy hoạch của Hà Nội mới khiến các nhà đầu tư còn nặng tâm lý chờ đợi, chưa dám giải ngân đầu tư.
Thứ hai, cơ cấu của khu vực kinh tế có vốn FDI chưa hợp lý: ĐTNN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn thấp. Các dự án FDI tập trung quá nhiều vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, lĩnh vực thông tin truyền thông…, tình trạng có quá nhiều dự án sân golf, sắt thép, ximăng, KCN trên địa bàn Thành phố đang trở thành vấn đề đáng báo động. Đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tuy đã tăng nhưng tốc độ tăng vẫn còn chậm. Với vị trí là trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hà Nội chưa thu hút được những dự án lớn như: về công nghệ nguồn mang tính đột phá; về dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế; về giáo dục đào tạo phù hợp với tiềm năng nhân lực và định hướng tới một nền kinh tế tri thức. FDI từ các nước phát triển có thế mạnh về công nghệ như Hoa Kỳ và một số quốc gia thuộc khu vực EU trên địa bàn Hà Nội tăng chậm, chủ yếu vẫn là các đối tác truyền thống như: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản và các quốc gia trong khu vực.
Thứ ba, các doanh nghiệp Hà Nội nhìn chung có quy mô, nguồn vốn kinh doanh bé, năng lực công nghệ và sản xuất sản phẩm chuyên sâu rất thấp (thí dụ như trong các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm...) so với doanh nghiệp nước ngoài, nên không có nhiều khả năng hợp tác, phân công, liên kết, liên doanh sản xuất với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều đó làm cho các doanh nghiệp nước ngoài gặp nhiều khó khăn khi triển khai dự án đầu tư sản xuất tại Việt Nam, bắt buộc phải nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện, bán thành phẩm hoặc đưa thêm các doanh nghiệp phụ trợ vào, chậm đạt được mục tiêu tối ưu hóa chi phí sản xuất. Có thể nói đa phần các nguyên liệu để sản xuất những sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô đều phải nhập từ các tỉnh xa hoặc từ nước ngoài (theo ước tính của Hiệp hội công thương Thành phố Hà Nội thì khoảng 70-80% nguyên vật liệu làm hàng xuất khẩu của Hà Nội là phải nhập từ nước ngoài hoặc địa phương khác) như vậy nó là một bất lợi lớn cho việc khai thác nguồn vốn này của Thủ đô.
Bên cạnh đó, việc phát triển các khu, cụm công nghiệp triển khai còn chậm và bất cập, chưa bảo đảm hạ tầng kỹ thuật dịch vụ liên quan trực tiếp phục vụ doanh nghiệp cũng như các dịch vụ xã hội thiết yếu cho người lao động. Kinh nghiệm quản lý và công nghệ tuy đã tiến bộ song việc chuyển giao công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều trường hợp nhập phải thiết bị thiếu đồng bộ, giá lại bị đẩy lên cao và có thể còn gây hại đến môi trường.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô thông qua chi tiêu ngân sách và doanh thu, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn FDI còn ở mức thấp nhất là về mặt xã hội và quan hệ sản xuất. Nhiều doanh nghiệp liên doanh hoạt động bị thua lỗ dẫn đến quyền lợi của Việt Nam bị ảnh hưởng. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là chi phí sản xuất và khấu hao tài sản cố định quá lớn vì giá máy móc bên ngoài đưa vào quá cao so với thực tế. Ngoài ra, còn có thể chính các đối tác nước ngoài thực hiện “chiến lược lỗ giả” để thúc đẩy quá trình chuyển hóa thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Ngoài ra, còn tồn tại một hiện tượng là một số dự án sau khi cấp phép không triển khai hoặc triển khai quá chậm gây lãng phí quỹ đất và ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư Thủ đô.
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN FDI TỚI CÁC MỤC TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006-2010.
2.4.1. Ảnh hưởng của FDI tới các chỉ tiêu kinh tế.
Chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế.
Khu vực kinh tế nước ngoài có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế, bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt trong nền kinh tế chuyển đổi. Khu vực có vốn FDI không chỉ đóng góp trực tiếp vào GDP mà còn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của các khu vực kinh tế khác thông qua các hoạt động trao đổi sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Doanh nghiệp FDI của Hà Nội tập trung khá lớn trong lĩnh vực công nghiệp, nhờ đó ngành công nghiệp của Thủ đô đã có được những chuyển biến tích cực. Một số sản phẩm của khu vực FDI đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Nhiều sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao đã được đầu tư, sản xuất. Giá trị sản xuất của các sản phẩm này không ngừng tăng, tạo điều kiện cho cơ cấu sản phẩm công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Nguồn vốn FDI đã có ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng GDP ở tất cà các giai đoạn của quá trình phát triển nền kinh tế thủ đô. Năm 2006, 2007 tỷ trọng vốn ĐTNN trong tổng đầu tư xã hội Hà Nội tiếp tục tăng theo đà thuận lợi tư giai đoạn 2001-2005 (lần lượt là 14,3% và 15,4%) và góp phần quan trọng giúp cho GDP Hà Nội tăng trưởng lần lượt là 12,7% và 10,4%. Tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội năm 2009 đạt khoảng 7,4%, giảm so với giai đoạn trước do tình hình thực hiện vốn gặp nhiều khó khăn sau thời điểm khủng hoảng kinh tế thế giới song vẫn là một tỉ lệ khá cao, góp phần nâng cao năng lực đầu tư của nền kinh tế Thủ đô.
Bảng 4: Tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2006
2007
2008
Sơ bộ 2009
1
Tổng vốn đầu tư xã hội
Tỷ đồng
67180
86153
99013
128.400
2
Vốn FDI
Tỷ đồng
8881
9400
9839
9520
3
Tỷ trọng vốn FDI trong tổng ĐTXH
%
12,7
10,4
9,3
7,4
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội-2008
Khu vực FDI luôn tăng trưởng với mức cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh, tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong tăng trưởng GDP hàng năm trong giai đoạn 2006-2009 luôn chiếm trên 16% Khu vực còn lại là KT trong nước, KT nhà nước TƯ, KT nhà nước địa phương, kinh tế ngoài nhà nước, KT nước ngoài, Thuế nhập khẩu.
là một tỷ lệ khá lớn, nó thể hiện vai trò rất lớn của vốn FDI với tăng trưởng kinh tế Hà Nội.
Bảng 5: Đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài với tăng trưởng kinh tế
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2006
2007
2008
SB2009
1
Tốc độ TT GDP
%
11,5
12,07
10,6
6,7
2
Tốc độ TT KVĐTNN
%
21,9
23,53
11,74
4,1
3
Đóng góp KVĐTNN trong TTGDP
% (tổng 100)
17,3
16,8
16,6
16,5
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội
Nếu xem xét cụ thể tác động của vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ta có thể thấy tác động của nguồn vốn này qua các khía cạnh:
Thứ nhất, khu vực FDI góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Thành phố thông qua các loại thuế. Trong 20 năm từ 1989 đến 2009, các dự án ĐTNN đã đóng góp cho ngân sách Thành phố hơn 1.839 triệu USD, năm 2006 là 230 triệu USD năm 2007 là 237 triệu USD.
Về tỷ trọng phần trăm, nếu so năm 2005 với năm 2000 thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng trong tổng thu ngân sách tăng từ 5,8% lên 10%. Năm 2006 chỉ số này giảm còn là 9,6%, và năm 2007 ước bằng 8,3% do các khoản thu khác (như thuế công thương nghiệp, lệ phí trước bạ, thu từ xí nghiệp quốc doanh trung ương, địa phương…) đều tăng với tốc độ cao hơn khu vực ĐTNN.
Nếu nhìn vào tổng doanh thu của khu vực có vốn FDI chúng ta sẽ thấy rõ hơn đóng góp của nguồn vốn này vào GDP của thành phố. Trong giai đoạn 1989 - 2007 doanh thu của các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Hà Nội sau khi vận hành sản xuất kinh doanh đạt khoảng 16.277 triệu USD. Trong đó: Lĩnh vực công nghiệp chiếm 58%; Lĩnh vực kinh doanh bất động sản chiếm 22%; Lĩnh vực khác chiếm 20%. (Cụ thể xem bảng số liệu và biểu đồ dưới).
Bảng 6: Doanh thu của khu vực FDI.
Năm
Doanh thu
Năm
Doanh thu
Năm
Doanh thu
1989
2
1996
500
2003
862
1990
11
1997
622
2004
1.800
1991
23
1998
634
2005
2.200
1992
75
1999
750
2006
2.700
1993
130
2000
680
2007
3.105
1994
254
2001
740
2008
3.379,8
1995
405
2002
784
2009
3.100
Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Biểu đồ 6: Doanh thu khu vực FDI qua các năm.
Thứ hai, tạo công ăn việc làm cho đội ngũ lao động, nâng cao năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật, tay nghề.
Các doanh nghiệp FDI thường tập trung trong các ngành nghề sử dụng nhiều vốn và công nghệ hiện đại. Lao động làm việc đòi hỏi có tay nghề và trình độ chuyên môn cao. Mức đầu tư trên một lao động ở các doanh nghiệp có vốn FDI thường lớn hơn so với các khu vực kinh tế khác. Lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI được làm quen với thiết bị công nghệ hiện đại, học hỏi được các kỹ năng quản lý doanh nghiệp tiên tiến, có mức thu nhập cao hơn mức trung bình. Tuy không giải quyết việc làm trên qui mô lớn, nhưng các doanh nghiệp FDI là một trong những giải pháp quan trọng trong nâng cao năng lực lao động của địa phương. Hơn nữa, với tỷ lệ nội địa hóa các nguyên liệu đầu vào tăng dần, các doanh nghiệp địa phương sẽ mở rộng được sản xuất, kéo theo tạo được nhiều việc làm mới cho lao động. Kinh nghiệm của các nước cho thấy mức độ giải quyết việc làm gián tiếp của các doanh nghiệp FDI cao hơn rất nhiều so với giải quyết việc làm trực tiếp. ( Xem chi tiết phụ lục 5 và biểu đồ dưới).
Biểu đồ 7.
Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Tính đến cuối năm 2006 các dự án ĐTNN ở Hà Nội đã thu hút được khoảng 78.000 lao động. Còn đến cuối năm 2007 khoảng 90.000 lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI. So sánh sau 5 năm cho thấy số chỗ làm việc tạo mới một năm trong các doanh nghiệp ĐTNN đã tăng gần 7 lần Từ 2300 năm 2001 lên 16.000 năm 2006
. Đa số trong số đó được đào tạo và tiếp cận với trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến. Do vậy, khu vực này không chỉ giải quyết được việc làm đối với một phần đáng kể lực lượng lao động có kỹ thuật mà còn từng bước hình thành nên một đội ngũ lao động quản lý, kỹ thuật có đủ năng lực, trình độ, kỷ luật công nghiệp để điều hành, quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường và đáp ứng được những yêu cầu mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với một đội ngũ nhân lực ngày càng được nâng cao về trình độ sản xuất cũng như tinh thần và ý thức lao động sẽ đảm bảo cho một sự phát triển kinh tế một cách toàn diện trong tương lai, đội ngũ lao động này sẽ đảm bảo nâng cao cả lượng và chất của nền kinh tế.
Thứ ba, vốn FDI góp phần làm tăng nhanh kim ngạch và sản phẩm xuất khẩu của Thành phố. Trong thời gian đầu chuyển đổi kinh tế, doanh nghiệp nhà nước và FDI có ưu thế trong hoạt động ngoại thương. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là những cầu nối quan trọng ra thị trường thế giới, đặc biệt trong nền kinh tế chưa phát triển, khi các công ty trong nước còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường. Sử dụng các kênh tiêu thụ sẵn có trên thị trường, các doanh nghiệp FDI đó hạn chế được rủi ro và giảm chi phí trung gian. Ngoài ra, nó giúp tránh các hàng rào bảo hộ mà nhiều nước phát triển đang sử dụng để hạn chế sản phẩm từ các nước đang phát triển. Ví dụ: Tập đoàn Metro đã xuất khẩu cá Basa của Việt Nam vào Hoa Kỳ theo kênh phân phối riêng mà không phải chịu mức thuế nhập cao.
Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và tỷ trọng giá trị gia tăng trong sản phẩm cao, khu vực có vốn FDI đang là động lực đẩy nhanh xuất khẩu của thành phố. Ví dụ: trong cơ cấu sản phẩm công nghệ cao xuất khẩu ở Trung Quốc, doanh nghiệp có vốn FDI chiếm 57,5% máy móc, thiết bị, 91% máy tính, 96% điện thoại di động. Ở Hà Nội doanh nghiệp có vốn FDI chiếm tỷ trọng cao trong sản xuẩt và xuất khẩu các sản phẩm điện - điện tử, xe máy và đang tiến dần sang những ngành có hàm lượng công nghệ cao như ngành truyền thông, số vệ tinh.
Vai trò của các doanh nghiệp FDI trong xuất khẩu đang được khẳng định ở Hà Nội. Tỷ trọng đóng góp trong xuất khẩu của cả Thành phố là 37,9% năm 2006 và 39,3% năm 2007. Năm 2009 do ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố giảm mạnh (tới 8% so với năm 2008) và riêng khu vực FDI giảm mạnh nhất tới 9,6% làm ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế thủ đô. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI khá cao: giai đoạn 2001-2003 tăng trung bình 28,6%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng xuất khẩu của cả Thành phố. Giai đoạn 2006-2009 đánh dấu quá trình tăng trưởng không ổn định do đặc thù của khu vực này là phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế thế giới. Nếu như năm 2006-2007 tốc độ tăng trưởng ở mức cao là 47% (2006) và 33%( 2007) thì thì sang năm 2009 giảm mạnh với tốc độ tăng trưởng là -9,6%. Song xét một cách toàn diện thì nguồn vốn FDI đã tạo nên một bộ mặt mới cho hoạt động xuất khẩu, tạo đà cho sự phát triển không chỉ nền kinh tế của Hà Nội mà còn cho cả nền kinh tế Việt Nam.
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu Hà Nội qua các năm.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
1
Kim ngạch XKHN
Tỷ đồng
3947
5072
6936
6381
2
Kim ngạch XKKVFDI
Tỷ đồng
1498
1992
2394
2164
3
Tốc độ tăng trưởng KNXKHN
%
25
28,5
36,75
-8
4
Tốc độ tăng trưởng KNXKKVFDI
%
47
33
20,1
-9,6
5
Đóng góp KVFDI
%
37,9
39,3
34,5
33,9
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội
Các sản phẩm của doanh nghiệp FDI chủ yếu là hàng điện tử, sản phẩm hiện có chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu của Hà Nội (12%). Kinh nghiệm thế giới cho thấy, việc thu hút doanh nghiệp có vốn FDI sẽ tạo bước đột phá cho phát triển các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao và dễ dàng thâm nhập vào thị trư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cho thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 của thành phố Hà Nội.doc