MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Phần I: Cơ sở lý luận về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 3
I. Cơ sở lý luận về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 3
1. Cổ phần hóa 3
2. Nội dung của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 4
2.1. Đối tượng cổ phần hóa 4
2.2. Về lựa chọn hình thức tiến hành Cổ phần hóa 4
2.3. Xác định giá trị doanh nghiệp 5
2.4. Về việc xác định đối tượng mua cổ phần và cơ cấu phân chia cổ phần 5
3. Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 6
3.1. Khái niệm về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 6
3.2. Các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 7
3.2.1. Chuyển đổi DNNN sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con 7
3.2.2. Chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH 1 thành viên 8
3.2.3. Chuyển đổi cơ chế quản lý đối với DNNN 9
3.2.4. Chuyển đổi quyền chủ sở hữu 10
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 10
1. Các nhân tố chủ quan 10
1.1. Xây dựng và phê duyệt phương án chuyển đổi 10
1.2. Hoạt động đăng ký kinh doanh 11
1.3.Về mặt tài chính và tư tưởng 12
2. Các nhân tố khách quan 12
2.1. Pháp luật và cơ chế chính sách 12
2.2. Chính quyền TW và chính quyền các cấp 13
2.3. Xác định tiêu chí, đối tượng chuyển đổi 13
III. Sự cần thiết trong việc thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 16
1. Sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước khi chưa cải cách chuyển đổi 16
1.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp, tốc độ phát triển chưa cao 16
1.2. Doanh nghiệp nhà nước qui mô vẫn còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, dàn trải, chồng chéo về ngành nghề và tổ chức quản lý 17
1.3. Công nợ của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng tăng ; lao động thiếu việc làm và dôi dư còn lớn ; trình độ quản lý phần lớn còn yếu kém 17
1.4. Trình độ kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp nhà nước còn hết sức lạc hậu 18
2. Theo yêu cầu của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2005 19
IV. Kinh nghiệm về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước trong khu vực 21
1. Trung Quốc 21
2. Nga và các nước Đông Âu 25
3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 28
Phần II: Thực trạng cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 30
I. Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. 30
1. Số lượng doanh nghiệp nhà nước 30
2. Cơ cấu ngành 32
3. Loại hình doanh nghiệp nhà nước 34
4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước 36
II. Thực trạng quá trình cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 38
1. Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 38
2. Cổ phần hóa 41
III. Các chính sách của nhà nước về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 45
IV. Đánh giá chung về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp 47
1. Kết quả đạt được 47
2. Những tồn tại 49
3. Nguyên nhân của tồn tại 54
Phần III: Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 57
I. Định hướng và mục tiêu về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 57
1. Định hướng 57
2. Mục tiêu 58
II. Các giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 60
1. Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa 60
1.1. Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp và giải quyết những tồn đọng về mặt tài chính 60
1.2. Hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá 61
1.3. Đổi mới tổ chức chỉ đạo thực hiện quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 63
1.4. Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ngày càng đồng bộ hơn cho tổ chức và hoạt động của công ty Cổ phần 64
2. Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 65
2.1. Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 65
2.2. Về điều kiện chuyển đổi 65
2.3. Về trình tự chuyển đổi và nguyên tắc xử lý tài chính, tài sản và lao động khi chuyển đổi và việc xác định vốn điều lệ 66
2.4. Về vấn đề chủ sở hữu 66
2.5. Về tổ chức quản lý 68
2.6. Về quản trị doanh nghiệp 68
2.7. Giải pháp về tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương 69
Kết luận 71
Danh mục tài liệu tham khảo 72
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều quyền lợi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì nó càng có thẩm quyền và động cơ trong việc chi phối các quyết định quản lý chủ yếu, như cơ cấu lại, bán tài sản, đóng cửa có lựa chọn một số hoạt động, sáp nhập với các doanh nghiệp khác… Do vậy, nếu một doanh nghiệp nhà nước có ý định giữ một vai trò chi phối và gánh trách nhiệm tổ chức lại các doanh nghiệp thành viên, hay nâng cao kết quả hoạt động của chúng thì cần phải nắm giữ một cổ phần khá lớn trong các doanh nghiệp này. Mặt khác, với doanh nghiệp nhà nước kiểu quản lý tài sản hay đầu tư đa mục tiêu người ta không thể trông đợi tiếng nói của doanh nghiệp nhà nước này có trọng lượng trong việc cơ cấu lại các doanh nghiệp, kh mà cổ phần của nó trong doanh nghiệp không nhiều. Thay vào đó, lợi nhuận tài chính trước mắt mới là mục tiêu.
Phần II: Thực trạng cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
I. Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước Việt Nam.
1. Số lượng doanh nghiệp nhà nước
Theo cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ kế hoạch và đầu tư, số doanh nghiệp đăng kí mới vẫn tiếp tục tăng cao. Trong năm 2008, toàn quốc có 69636 doanh nghiệp được thành lập và vốn đăng kí đạt 569,533 tỷ đồng, tăng 12,24% về số lượng và 20,77% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2007. Tuy nhiên từ tháng 6 năm 2008, số doanh nghiệp đăng kí được kinh doanh có chiều hướng giảm sút so với các tháng đầu năm. Tổng số doanh nghiệp đã thành lập và đăng kí kinh doanh đến hết tháng 12-2008 là khoảng 376644 doanh nghiệp. Số vốn đăng kí bình quân là 8,7 tỷ đồng/ doanh nghiệp( năm 2007 số vốn đăng kí kinh doanh bình quân là 8,1 tỷ đồng). Tính trung bình mỗi tháng có khoảng 5443 doanh nghiệp, mỗi ngày có trên 180 doanh nghiệp mới ra đời( năm 2007 con số này lần lượt là 4850 doanh nghiệp và 161 doanh nghiệp). Các doanh nghiệp đã đăng kí và đang hoạt động còn huy động thêm 209,6 tỷ đồng vốn kinh doanh.
Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp tăng thêm trong các năm từ 2000 đến 2008
Năm
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty TNHH
Công ty TNHH 1thành viên
Công ty cổ phần
Công ty hợp danh
Tổng số (hàng năm)
2000
6928
33003
19082
1156
3
60172
2001
27
7100
11121
0
1550
2
19800
2002
12
6532
12627
59
2305
0
21535
2003
20
7813
15781
98
4058
1
27771
2004
6
10405
20190
125
6497
7
37230
2005
8
9295
22341
292
8010
13
39959
2006
7
10320
25762
902
9669
3
46663
2007
0
10013
25756
8404
14733
1
53878
2008
4
8895
25449
14299
16670
1
69636
Nguồn: Trung tâm thông tin, Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ kế hoạch và đầu tư
Sắp xếp và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước được xem là khâu đột phá trong chủ trương đột phá trong chủ trương đổi mới nền kinh tế ở nước ta từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Trong suốt 20 năm qua, việc thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã diễn ra liên tục thông qua hàng loạt các quyết định, nghị định của chính phủ. Đến nay hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp và củng cố một bước rất cơ bản và đóng một vị trí quan trọng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh đã chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, cơ cấu và qui mô bước đầu đuợc điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn; nhiều doanh nghiệp nhà nước thích ứng được và hoạt động có hiệu quả trong cơ chế mới; trình độ quản lý và công nghệ có nhiều tiến bộ; vốn được bảo toàn và tăng thêm, bước đầu đa dạng các nguồn vốn để phát triển; vốn tự tích lũy, tự bổ sung, từ chỗ không đáng kể lên 27,8% tổng vốn sản xuất, kinh doanh; sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước được tăng lên.
Cùng với quá trình nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, Đảng và Nhà nước đã chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Do đó, số doanh nghiệp nhà nước đã giảm tới 68%, từ 12080 doanh nghiệp còn 5789 năm 1998 và đến năm 2002 còn 5280 doanh nghiệp. Trong đó, khoảng 3300 doanh nghiệp được sát nhập và khoảng 3500 doanh nghiệp bị giải thể. Số doanh nghiệp nhà nước giải thể hầu hết là các doanh nghiệp do địa phương trực tiếp quản lý và phần lớn là các doanh nghiệp cấp huyện, qui mô quá bé, không có khả năng tồn tại trong cơ chế thị trường. Về cơ bản hiện nay khôgn còn doanh nghiệp nhà nước cấp huyện mà chỉ còn doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và do cán bộ, ngành ở trung ương trực tiếp quản lý. Trong tổng số doanh nghiệp nhà nước hiện nay có 51,4% số doanh nghiệp nhà nước do các địa phương trực tiếp quản lý và 48,6% số doanh nghiệp nhà nước do các bộ, ngành trung ương quản lý. Đồng thời theo báo cáo của ban đổi mới doanh nghiệp nhà nước Trung ương, tính đến 1-7-2007 đã có 902 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.
Tính đến tháng 12-2008, bộ kế hoạch đầu tư ra quyết định rà soát doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo của các Cục thống kê, sở Kế hoạch và đầu tư, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả sơ bộ cho thấy, tổng số doanh nghiệp đang tồn tại tại thời điểm 31-12-2008 là 328278 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động chiếm khoảng 71,2%; số doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa hoạt động chiếm 6,4% và số doanh nghiệp thuộc đối tượng khác là 12,6% (chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài nhà nước như chi nhánh, hành chính sự nghiệp có thu; chuyển xuống hộ kinh doanh cá thể - không thuộc đối tượng hạch toán độc lập). Như vậy, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31-12- 2008 là 236843 doanh nghiệp trong đó có 3952 doanh nghiệp nhà nước. Trong năm 2009 do đẩy mạnh cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, cùng với áp lực về mặt thời gian khi hiệu lực của luật doanh nghiệp nhà nước 2005 sắp hết hạn vào 1-7-2010, các doanh nghiệp nhà nước đã gấp rút tiến hành chuyển đổi. Hiện nay số lượng doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại còn khoảng 1507 doanh nghiệp.
2. Cơ cấu ngành
Khu vực doanh nghiệp nhà nước đã có những chuyển biến tích cực, tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong các ngành công nghiệp , xây dựng, thương mại và sửa chữa. Điều này thể thượng đúng xu hướng phát triển của doanh nghiệp nhà nước cần tập trung vào các lĩnh vực, các ngành trọng điểm của nền kinh tế và các lĩnh vực mà các doanh nghiệp của khu vực ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không muốn đầu tư vào do hiệu quả không cao.
Bảng 2.2 Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo lĩnh vực hoạt động ( tháng 7-2008)
Lĩnh vực hoạt động
Tổng số
Tỷ lệ (%)
Trung ương
Địa phương
Nông nghiệp-lâm nghiệp
801
14,5
141
660
Thủy sản
48
0,9
2
46
Khai thác
135
2,4
63
72
Công nghiệp khai thác mỏ
1515
27,3
599
916
Sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt
73
1,3
1
72
Xây dựng
946
17,1
405
541
Thương mại và sửa chữa
1133
20,5
421
712
Khách sạn và nhà hàng
182
3,3
30
152
Vận tải và thông tin liên lạc
246
4,4
95
151
Tài chính và tín dụng
75
1,4
21
54
Khác
377
6,9
99
278
Tổng
5531
100
1877
3654
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2008
Nhìn chung, các doanh nghiệp nhà nước chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sản xuất, dịch vụ quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phần lớn các sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế quốc dân là do doanh nghiệp nhà nước sản xuất, tron đó có những sản phẩm quan trọng như: điện chiếm 99,9% thuốc trừ sâu 89,6%; xi măng 71,2%; đường kính và đường luyện 75%; bia 70,6%; thuốc lá 99,2%; sản xuất sợi 91,8%; dệt vải 47%; sản xuất giấy 64,7%; sản xuất thép 42,8%...
Về cơ cấu tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp nhà nước theo nghành nghề: ngành công nghệ chiếm tỷ trọng lớn nhất 31,9%; tiếp đến là tài chính- tín dụng 26%; xây dựng 7,2%; thương mại- dịch vụ 6,7%; nông nghiệp 5,6%...
Trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước, phải kể đến vai trò tích cực của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp. Điều này thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp và công nghiệp quốc doanh trong giai đoạn 1996- 2000 và từ 2000 đến nay. Thời kỳ này giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp có tốc độ tăng bình quân 9,5%. Tỷ trọng công nghiệp quốc doanh trong giá trị sản xuất công nghiệp tương đối cao và cao hơn so với tỉ trọng của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế. Năm 2005 trong khu vực công nghiệp, doanh nghiệp nhà nước chiếm tỉ trọng 40% và tăng 11,7%. Các doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 12,2%, chủ yếu là nhờ 13 đơn vị Tổng công ty đạt cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành.
Nhiều ngành sản xuất công nghiệp quốc doanh đã tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, mà điểm sáng là ngành than đã hoàn thành kế hoạch 2005 trước 2 năm. Các sản phẩm công nghiệp nhà nước tăng khá nhanh như: sản phẩm ô tô lắp ráp tăng 80%, quạt điện và dân dụng tăng 37,6%; quần áo dệt kim tăng 51%; động cơ Diezen tăng 31,5%; quần áo may sẵn tăng 25%; đường mật tăng 37,6%... Hiệu quả hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp đã tăng lên so với nhiều năm trước do đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa qui luật sản xuất, giảm chi phí trung gian.
Trong ngành giao thông vận tải, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nhà nước vẫn được duy trì. Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước trong ngành tiếp tục được nâng cao, thể hiện ở một số chỉ tiêu về doanh thu, nộp ngân sách, số lượng lao động và giá trị tài sản cố định.
- Về doanh thu: năm 2008 tổng số doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ Giao thông vận tải đạt 27125 tỷ đồng, tăng 14,7% so với mức 23641 tỷ đồng năm 2007.
- Về chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước: năm 2008 số nộp ngân sách của doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành giao thông vận tải đạt 1635 tỷ đồng, tăng 6% với số phải nộp.
Trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ tiêu dùng, các doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng góp một khối lượng đáng kể trong thu nhập của toàn ngành. Đóng góp của khu vực nhà nước trong lĩnh vực thương mại dịch vụ tiêu dùng chiếm khoảng 16-18% chủ yếu trong các lĩnh vực: thương nghiệp, du lịch, khách sạn… Tuy vậy, xu thế đóng góp trong thu nhập của khu vực nhà nước trong lĩnh vực này có xu hướng giảm cùng với sự gia tăng của khu vực tư nhân. Điều này phản ánh một xu thế hợp quy luật của kinh tế thị trường với sự “nhường sân” của khu vực nhà nước cho khu vực tư nhân trong một số lĩnh vực
Bảng 2.3 Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo ngành kinh tế tính đến ngày 1-7-2008
Tổng số
Nông lâm nghiệp
Công nghiệp
Xây dựng, vận tải,bưu điện
Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng,du lịch
Ngân hàng
Tổng số
Trung ương
Địa phương
100
100
100
15,2
6,7
20
29,9
34,8
27,1
23,5
27,4
21,2
23,4
21,8
24,3
8
9,3
7,4
Nguồn: Báo cáo của ban chỉ đạo Đổi mới doanh nghiệp nhà nước
3. Loại hình doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước đã tồn tại phổ biến từ lâu trong nền kinh tế ở nước ta. Tuy vậy mãi đến năm 1995, mới có những nỗ lực đầu tiên đầu tiên để “công ty hóa” về mặt ý niệm đối với doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể là theo luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. Cũng theo luật này, doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới các hình thức: doanh nghiệp độc lập, tổng công ty, doanh nghiệp thành viên của tổng công ty. Và theo luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 thì doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, phần góp vốn chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
So sánh khái niệm doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp 1995 với khái niệm luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 thì có một số thay đổi: có nội dung rộng hơn, bao gồm không chỉ doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước, mà cả doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần hay có phần góp vốn chi phối; loại hình doanh nghiệp cũng đa dạng hơn, bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; không xác định mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp nhà nước là thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao; và cuối cùng là không còn khái niệm doanh nghiệp công ích. Tuy vậy, có thể nói, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước cho đến nay vẫn chưa thực sự là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần với đầy đủ những thuộc tính của chúng.
Trong giai đoạn trước tháng 7-2006, khái niệm “doanh nghiệp” được định nghĩa khác nhau trong các văn bản pháp luật khác nhau, và được áp dụng phân biệt theo thành phần kinh tế. Trong khi doanh nghiệp do tư nhân trong nước sở hữu lấy mục tiêu sinh lợi làm tiêu chí đặc trưng hàng đầu, doanh nghiệp trong khu vực kinh tế nước ngoài và khu vực kinh tế nhà nước chủ yếu dựa vào tiêu chí sở hữu. Thậm chí lợi nhuận không được coi là mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp nhà nước.
Về loại hình doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân trong nước được lựa chọn cả bốn loại là đặc trưng phổ biến trong kinh tế thị trường; còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có duy nhất công ty trách nhiệm hữu hạn. Loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế nhà nước nhìn chung không tương thích với các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường. Sau năm 2003, doanh nghiệp nhà nước mới bắt đầu sử dụng loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Bản chất và nội dung của cùng một loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau là không giống nhau. Ví dụ, việc các bên hay các thành viên phải chịu rủi ro tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là khá xa lạ với đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn nói chung và công ty trách nhiệm hữu hạn của khu vực kinh tế tư nhân trong nước nói riêng. Các loại hình khác của doanh nghiệp nhà nước như tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập…không được định nghĩa rõ về bản chất và các dấu hiệu pháp lý đặc trưng.
Nói tóm lại trước tháng 7-2006, khái niệm “doanh nghiệp” được phân biệt theo thành phần kinh tế; và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thì không giống nhau về bản chất, về loại hình doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân trong nước về cơ bản là có bước phát triển vượt trội so với các thành phần kinh tế khác.
Vào những năm 2005-2006, áp lực và yêu cầu gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO ngày càng gia tăng; và việc gia nhập WTO cũng đã ngày càng trở nên bức thiết. Một khuôn khổ pháp lý thống nhất về đầu tư và thương mại, bình đẳng, không phân biệt đối xử và phù hợp với các nguyên tắc thương mại quốc tế là một trong những điều kiện không thể thiếu để nước ta có thể gia nhập WTO. Vì vậy, hàng loạt luật có liên quan đã phải được ban hành mới hoặc bổ sung, sửa đổi, trong số đó có các luật về đầu tư và doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp 2005 ra đời và có hiệu lực từ ngày 1-7-2006; thay thế luật doanh nghiệp 2000, cùng với luật năm 2003 và các qui định về doanh nghiệp của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy tháng 7-2006 lần đầu tiên chúng ta có một luật doanh nghiệp duy nhất, áp dụng thống nhất và không phân biệt đối xử đối với tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt tính chất sở hữu; người trong nước và người nước ngoài có quyền tự lựa chọn bất kỳ loại hình nào trong 4 loại hình doanh nghiệp do luật qui định: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Cũng từ thời điểm đó không có hiện tượng “đồng sang, dị mộng” khi nói và viết về doanh nghiệp. Khái niệm doanh nghiệp, bản chất và thuộc tính của các loại hình doanh nghiệp đã được qui định, được hiểu và áp dụng một cách thống nhất.
4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
Qui mô của doanh nghiệp nhà nước đã được nâng lên khi thực hiện các chính sách đổi mới của Chính phủ trong khu vực này. Số doanh nghiệp nhà nước có vốn dưới 5 tỷ đồng đã giảm gần 50% trong khi số doanh nghiệp nhà nước có vốn trên 10 tỷ đồng đã tăng tương ứng theo thời gian từ 10% lên gần 20%. Vốn bình quân một doanh nghiệp nhà nước đã tăng từ 3,3 tỷ đồng lên 18 tỷ đồng và tính tổng giá trị tài sản của khối doanh nghiệp nhà nước đã trên 572000 tỷ đồng. Tuy nhiên các doanh nghiệp nhà nước có số vốn dưới 5 tỷ đồng vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong số các doanh nghiệp nhà nước(75,72%), các doanh nghiệp có vốn trên 5 tỷ đồng vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ. Mặc dù qua một thời gian đổi mới, qui mô của các doanh nghiệp nhà nước đã tăng lên rõ rệt tuy nhiên số lượng doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn vẫn chiếm một tỉ trọng rất thấp. Điều này chứng tỏ rằng chính phủ cần phải nỗ lực hơn tro ng việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
Cùng với việc nâng cao qui mô chung của doanh nghiệp nhà nước, qua sắp xếp và củng cố đã có một số doanh nghiệp nhà nước qui mô lớn theo mô hình tổng công ty nhằm tạo khả năng hội nhập với môi trường thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Các tổng công ty là lực lượng nòng cốt, chủ lực thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo cân đối lớn, cung cấp các sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân như điện, than, xi măng, phân bón, xăng dầu, giấy viết, thép…Các tổng công ty đã cung cấp cho nền kinh tế quốc dân 98% sản lượng điện, 97% sản lượng than, 54% sản lượng xi măng, 52% sản lượng thép, 48% sản lượng giấy, 67% sản lượng thuốc lá điếu, các ngân hàng thương mại nắm giữ 70% thị phần vốn vay… Các tổng công ty nhà nước là đầu mối xuất khẩu trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao như dầu khí, dệt may, lương thực, cao su, cà phê, than. Tổng kim ngạch xuất khẩu là 4,7 tỷ đô la Mỹ , bằng 31,9% tổng giá trị xuất khẩu cả nước.
Trong lĩnh vực công nghiệp, doanh thu nhà nước chiếm tỷ trọng 40%. Nhiều ngành sản xuất công nghiệp quốc doanh đã tăng sức cạnh tranh trên thị trường với năng suất tăng cao. Các sản phẩm công nghiệp nhà nước tăng khá nhanh. Sản phẩm ô tô lắp ráp tăng 80%, quạt điện và dân dụng tăng 37,6%; quần áo dệt kim tăng 51%; động cơ Diezen tăng 31,5%; quần áo may sẵn tăng 25%; đường mật tăng 37,6%... Hiệu quả hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp đã tăng lên so với nhiều năm trước do đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa qui luật sản xuất, giảm chi phí trung gian.
Trong lĩnh vực thuơng mại- dịch vụ- tiêu dùng, các doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng góp một khối lượng đáng kể trong thu nhập của toàn ngành. Điều đó thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.4 Tỷ trọng thành phần kinh tế trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Năm
Tổng số
Nhà nước
Tập thể
Tư nhân
2004
100
18,6
0,7
80,7
2005
100
17,8
0,8
81,4
2006
100
16,7
1
82,3
2007
100
16,4
1,3
82,3
2008
100
16,2
1,3
82,5
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế Việt Nam và thế giới 2007-2008.
II. Thực trạng quá trình cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
1. Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
Trước kia ở Việt Nam tồn tại các liên hiệp xí nghiệp, các xí nghiệp liên hợp, tổng công ty kiểu cũ. Cùng với quá trình chuyển đổi, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì các liên xí nghiệp, xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp được sắp xếp lại thành các tổng công ty hiện nay.
Về vấn đề tiếp tục quá trình đổi mới tổng công ty nhà nước, Đại hội IX của Đảng nêu rõ: “Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả các tổng công ty theo mô hình công ty mẹ- con, kinh doanh đa ngành tổng hợp trên cơ sở ngành chuyên môn hóa, góp vốn thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh ở một số ngành và lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như viễn thông, hàng không, dầu khí…”
Theo quyết định 58/2002/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép 33 đơn vị xây dựng đề án thí điểm chuyển công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con và 11 đơn vị được quyết định cho phép chuyển đổi chính thức. Tiếp tục tiến thêm một bước nữa trong việc áp dụng các mô hình sản xuất hiện đại theo Chỉ thị số 01/2003/CT-TTg, các tổng công ty như Bưu chính viễn thông, Điện lực, Dầu khí, Xây dựng đang chỉnh đề án thành lập tập đoàn kinh tế.
Để thể chế hóa chủ trương “Chuyển các doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu là Nhà nước...” của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 Khóa IX và chủ trương “Khẩn trương chuyển các doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn sang hoạt động theo chế độ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên” của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 Khóa IX và hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật Doanh nghiệp, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Để triển khai thực hiện chuyển đổi, phần lớn các bộ ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổng công ty nhà nước đã tổ chức quán triệt, tập huấn về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu cho các cơ quan và doanh nghiệp có liên quan để nghiên cứu tổ chức thực hiện.
Đến tháng 10/2009, cả nước có 321 công ty nhà nước độc lập và đơn vị thành viên của tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước (bao gồm công ty thành viên hạch toán độc lập và doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước) chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trong đó, những bộ, ngành, địa phương, tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước có số lượng doanh nghiệp tương đối lớn chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (20 doanh nghiệp), Bộ Công thương (29 doanh nghiệp), Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (15 doanh nghiệp), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (9 doanh nghiệp), thành phố Hồ Chí Minh (25 doanh nghiệp), tỉnh Điện Biên (19 doanh nghiệp), Quảng Ninh (13 doanh nghiệp), Nam Định (11 doanh nghiệp). Phần lớn doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi là doanh nghiệp hạch toán độc lập (202/ 321 doanh nghiệp, chiếm gần 63%). Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp được thực hiện chuyển đổi trong giai đoạn 2001-2005 theo Nghị định 63/2001/NĐ-CP. Đồng thời với quá trình chuyển đổi, một số bộ, ngành, địa phương, tổng công ty, tập đoàn kinh tế đã tiến hành thành lập mới một số công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Bảng 2.5 Số lượng công ty TNHH một thành viên được chuyển đổi
STT
Đơn vị
Chuyển đổi
Trong đó, đơn vị hạch toán độc lập
1
Trung ương
Trong đó:
111
57
- Bộ, ngành
60
23
- Tổng công ty, tập đoàn kinh tế
51
34
2
Địa phương
210
145
Tổng
321
202
Nguồn: Báo cáo sơ kết chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH- Bộ kế hoạch và đầu tư.
Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp chuyển đổi như sau:
- Công ty nhà nước độc lập thuộc bộ, ngành, địa phương: chiếm 77,78%.
- Công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty: chiếm 15,74%.
- Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc: chiếm 6,48%.
- Tổng công ty, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ-công ty con hoặc tập đoàn kinh tế: chiếm 0%.
Tuy nhiên, do có sự thay đổi về tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nên đến hết tháng 10 năm 2009, đã có trên 13% số doanh nghiệp đã chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lại được chuyển thành công ty cổ phần. Đồng thời, trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhưng không thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn sẽ tiếp tục chuyển thành công ty cổ phần.
Về mô hình tổ chức quản lý, phần lớn công ty được báo cáo áp dụng mô hình Chủ tịch công ty (chiếm 68,84%); trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng mô hình Chủ tịch công ty kiêm Tổng giám đốc (Giám đốc) chiếm tới 54,29%. Tỷ trọng của doanh nghiệp địa phương áp dụng mô hình Chủ tịch công ty kiêm Tổng giám đốc (Giám đốc) cao hơn rất nhiều (72,5%) so với doanh nghiệp thuộc các bộ, ngành (10%) và doanh nghiệp thuộc tổng công ty, tập đoàn kinh tế (17,5%). Đồng thời có một điểm đáng lưu ý là, có tỷ lệ khá cao (tới gần 45,5%) số doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của Nghị định 63/ 2001/NĐ-CP và Luật Doanh nghiệp 1999 chưa điều chỉnh cơ cấu tổ chức và sửa đổi điều lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005.
Nhìn chung những kết quả chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước cũng đã bước đầu được khẳng định. Điều đó góp phần tạo nên những khởi sắc đáng chú ý trong hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước, điều mong mỏi đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Tuy đã có những kết quả bước đầu nhưng nhìn chung vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp còn chậm và chưa thực sự trở thành mối quan tâm của các doanh nghiệp nhà nước. Điều này đặt ra một vấn đề cho công tác này là: Phải xác định lộ trình sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và có các giải pháp thiết thực cho việc thực hiện lộ trình này.
2. Cổ phần hóa
Giai đoạn thí điểm (1992 - 1995)
Chủ trương Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã được chính phủ nêu ra trong quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 ở điều 22: Bộ tài chính nghiên cứu và cho tổ chức làm thử việc mua bán Cổ phần ở một số xí nghiệp và báo cáo kết quả lên Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) vào cuối năm 1988. Tuy nhiên điều kiện cụ thể lúc bấy giờ vẫn còn là chế độ bao cấp đối với các doanh nghiệp Nhà nước nên việc thực hiện quyết đị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25694.doc