Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Ngoại thương Hà nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại

1. Thị trường hối đoái

1.1.Khái niệm thị trường hối đoái

1.2.Phân loại thị trường hối đoái

 1.2.1 Phân loại theo tính chất hoạt động

 1.2.2 Phân loại theo nghiệp vụ kinh doanh

 1.2.3 Phân loại theo phạm vi hoạt động

1.3 Đặc điểm của thị trường hối đoái

1.4 Các thành viên tham gia thị trường hối đoái

 - Ngân hàng trung ương

 - Ngân hàng thương mại

 - Các nhà môi giới

 - Các doanh nghiệp

2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại

2.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường

 2.1.1 Định nghĩa ngân hàng thương mại

 2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại

2.2 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại

 2.2.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh ngoại tệ

 2.2.2 Tại sao các ngân hàng thương mại cần tiến hành hoạt động kinh doanh ngoại tệ

 2.2.3 Vai trò hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại

 2.2.4 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại

 2.2.5 Ưu thế của các ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ

 2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ

 - Điều kiện kinh tế xã hội

 - Các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại tệ

 2.2.7 Một số rủi ro mà các ngân hàng gặp phải trong kinh doanh ngoại tệ

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

1. Tình hình chung tác động tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam

1.1 Những tác động tích cực

 1.1.1 Những thành tựu của nền kinh tế sau hơn 15 năm đổi mới

 1.1.2 Cải cách cơ cấu tổ chức, đổi mới quản lý trong hệ thống ngân hàng Việt nam

1.2 Những khó khăn và thách thức

2. Vài nét khái quát về chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hà nội

2.1 Sự ra đời và phát triển của ngân hàng Ngoại thương Hà nội

2.2 Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương Hà nội

 2.2.1 Tình hình nguồn vốn và công tác huy động vốn

 2.2.2 Sử dụng vốn

 2.2.3 Một số hoạt động khác

 2.2.4 Đánh giá kết quả hoạt động

3. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Ngoại thương Hà nội

3.1 Các hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Ngoại thương Hà nội

 3.1.1 Thanh toán quốc tế

 3.1.2 Cho vay ngoại tệ

 3.1.3 Hoạt động mua bán ngoại tệ

 - Giai đoạn chi nhánh tự cân đối

 - Giai đoạn tập trung điều hoà toàn hệ thống ngân hàng ngoại thương

3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ

 3.2.1 Cơ sở pháp lý

 3.2.2 Nguồn mua ngoại tệ

 3.2.3 Nguồn bán ngoại tệ

3.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Ngoại thương Hà nội

 3.3.1 Kết quả

 3.3.2 Những khó khăn tồn tại

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

3.1 Các định hướng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Ngoại thương Hà nội

 3.1.1 Định hướng phát triển và mở rộng hoạt động của ngân hàng Ngoại thương đến năm 2010

 3.1.2 Định hướng về kinh doanh tiền tệ của ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

3.2 Các kiến nghị

 3.2.1 Kiến nghị với nhà nước

 3.2.2 Kiến nghị với ngân hàng Ngoại thương Việt nam

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Ngoại thương Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa tránh được trạng thái ngoại tệ mở đầy rủi ro đối với ngân hàng khi tình trạng số dư tài khoản kinh doanh ngoại hối của một ngân hàng ở mức không cân bằng Thị trường hối đoái giao ngay và thị trường hối đoái kỳ hạn có những đặc điểm chung về phạm vi nhân sự tham gia và tổ chức thị trường, kỹ thuật ký kết các hợp đồng, ưu thế giao dịch của đồng USD, điểm khác biệt lớn nhất giữa chúng thể hiện ở chỗ ; trên thị trường kỳ hạn, tỷ giá giao dịch ít phụ thuộc vào mức độ cung cấp thời hạn mà phụ thuộc lớn và mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền giao dịch Các thuật ngữ chuyên môn đối với 3 loại tỷ giá có kỳ hạn có thể phát sinh về mặt lý thuyết so với tỷ giá giao ngay bao gổm : - Pari ( bằng nhau ) : Không có chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và giao ngay - Deport ( giảm ) : Phẩn chênh lệch thấp hơn của tỷ giá kỳ hạn so với tỷ giá giao ngay Ví dụ : Tỷ giá giao ngay USD/DEM 20500-20510 Điểm kỳ hạn 1 tháng được công bố : USD/DEM 00145-0135 Tức là giá kỳ hạn 1 tháng là : 20355-20375 ( 20500-00145 và 20510-00135 ) - Report ( tăng ) : Phần chênh lệch cao hơn của tỷ giá kỳ hạn so với tỷ giá giao ngay Ví dụ : Tỷ giá giao ngay : USD/DEM 20500-20510 Điểm kỳ hạn 1tháng được công bố : USD/DEM : 0013-0014 Tức là kỳ hạn 1 tháng là : 2063-2065 ( 20500+0013 và 20510+0014 ) Công thức tính tỷ giá kỳ hạn như sau : Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá cao ngay + Report ( - Deport ) Trong đó Report ( Deport ) = Tỷ giá giao ngay * số ngày * chênh lệch lãi suất : 360*100 Mức tăng hay mức giảm của tỷ giá kỳ hạn so với tỷ giá giao ngay được tính trên cơ sở chênh lệch lãi suất bởi vì để tránh phải chịu rủi ro thay cho khách hàng khi ngân hàng ký các hợp đồng kỳ hạn mua ( bán ) ngoại tệ, ngân hàng sẽ thực hiện các giao dịch dựa trên lãi suất các đồng tiền đó. Giả sử ngân hàng ký một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng với nhà xuất khẩu. Như vậy, tại thời điểm ký kết hợp đồng ngân hàng sẽ thực hiện 3 công việc sau: - Vay ngoại tệ trên thị trường với kỳ hạn 3 tháng số tiền vay được xác định sao cho lãi vay cộng với gốc vay bằng số ngoại tệ mua kỳ hạn - Dùng ngoại tệ vay được mua nội tệ theo tỷ giá giao ngay - Cho vay số nội tệ thu được vào một tổ chức tín dụng với kỳ hạn 3 tháng để thu lời Đến thời điểm thanh toán ngân hàng sẽ thực hiện các giao dịch sau: - Thu nợ số nội tệ gửi trên thị trường - Trao nội tệ cho nhà xuất khẩu và nhận ngoại tệ - Dùng ngoại tệ trả nợ đã vay trên thị trường Như vậy những giao dịch cần thiết trên tạo thành vòng tròn khép kín giúp cho ngân hàng có thể loaị trừ rủi ro hối đoái mà ngân hàng phải chịu thay cho khách hàng. Tuy nhiên, do đặc điểm từng ngân hàng khác nhau nên tỷ giá kỳ hạn công bố giữa các ngân hàng có thể rất chênh lệch Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ kỳ hạn là: - Trước hết các quy định của pháp luật phải cho phép và tạo điều kiện cho các ngân hàng qua các quy định về cách xác định tỷ giá kỳ hạn phí hợp đồng... để thực hiện được nghiệp vụ này. - Khách hàng biết đến nghiệp vụ này của ngân hàng và có yêu cầu thực hiện nó nhằm tránh những biến động tỷ giá ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động kinh doanh của anh ta - Khả năng của ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, nếu ngân hàng chỉ thực hiện một nghiệp vụ kỳ hạn đơn lẻ, ngân hàng có thể gánh chịu một số rủi ro hối đoái thay cho khách hàng của mình.Vậy khả năng, mối quan hệ của ngân hàng với các khách hàng khác, với các ngân hàng bạn trong nước và quốc tế là yếu tố quan trọng để ngân hàng thực hiện được các nghiệp vụ đối ứng loại trừ rủi ro trên. Hơn nữa, ngân hàng còn có khả năng đưa ra mức tỷ giá kỳ hạn hấp dẫn với khách hàng hơn các ngân hàng khác. - Nghiệp vụ hối đoái tương lai Đây là nghiệp vụ mới đưa vào các dao dịch ngoại tệ từ đầu những năm 80. Nghiệp vụ này cũng được thực hiện theo hợp đồng kỳ hạn trong đó quy định trách nhiệm mua hoặc bán một khối lượng ngoại tệ nhất định vào thời điểm ấn định và theo tỷ giá thoả thuận từ trước. Điểm khác biệt giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hoá cao thể hiện ở những điểm sau : - Số đồng tiền giao dịch chỉ giới hạn ở một số ít đồng tiền có lưu lượng giao dịch lớn - Quy mô của từng giao dịch : Được quy định là một bội số chuẩn theo từng loại đồng tiền giao dịch - Thời điểm tất toán : Được quy định là một số thời điểm nhất định trong năm bất kể hợp đồng được ký kết vào các thời gian khác nhau - Phương thức đánh dấu thị trường : Các hoạt động trên thị trường hối đoái tương lai không tất toán trực tiếp giữa người bán và người mua. Việc ký kết mỗi một hoạt động là việc ký kết với quỹ cân đối. Các hợp đồng được đảm bảo thực hiện bằng giá trị nguồn đảm bảo bằng quỹ cân đối. Quỹ này sau mỗi ngày làm việc có trách nhiệm đánh giá lại các hợp đồng giao dịch trên cơ sở coi tỷ giá tất toán là giá bình quân cuối ngày giao dịch. Nếu có sự thay đổi về giá so với hợp đồng đã ký kết quỹ cân đối sẽ thực hiện 3 nhiệm vụ sau : Chuyển tiền ( số chênh lệch từ việc thay đổi giá từ nguồn đảm bảo của bên bị thiệt hại sang bên được lợi, huỷ bỏ hợp đồng cũ và ký kết hợp đồng mới. - Khác với giao dịch hối đoái kỳ hạn, các dao dịch hối đoái tương lai rất ít được duy trì cho tới thời điểm tất toán. Trong khi tỷ lệ hợp đồng kỳ hạn được thực hiện là 2% ở ngày đến hạn thì hợp đồng tất toán trước hạn là 98% - Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ ( Swap ) Trong nghiệp vụ kinh doanh kỳ hạn, một ngân hàng chỉ hợp đồng một phía để phục vụ khách hàng của mình nghĩa là ngân hàng mua hoặc bán ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn mà không đồng thời thoả thuận với khách hàng một nghiệp vụ đối ứng bán hoặc mua lại. Còn giữa các ngân hàng người ta phổ biến sử dụng nghiệp vụ Swap có nghĩa là hoán đổi. Đó là một nghiệp vụ mà cùng với một bạn hàng, ngân hàng đồng thời mua và bán hai loại ngoại tệ khác nhau theo tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn Ví dụ : Một ngân hàng dùng FRF mua USD của một ngân hàng khác theo tỷ giá giao ngay, đồng thời bán luôn cho ngân hàng đó số USD nói trên theo tỷ giá kỳ hạn để thu về FRF. Chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn thực hiện trong hợp đồng Swap được gọi là mức SWAP. Cách tính mức Swap : Mức Swap = Tỷ giá giao ngay * chênh lệch lãi suất * thời hạn /360*100 1 + lãi suất nội tệ * thời hạn /360*100 Ngoài ra, hợp đồng Swap ngoại tệ còn có thể biểu hiện dưới hình thức khác. Theo hợp đồng một khoản cho vay và một khoản cho nợ bằng hai đồng tiền khác nhau có cùng danh nghiã với một thời hạn nhất định. Như vậy, hợp đồng Swap ngoại tệ sẽ bao gồm 3 phần : - Thời điểm ký kết hợp đồng : hai bên trao đổi ban đầu về vốn - Trong thời hạn hợp đồng : hai bên trao đổi những khoản tiền lãi phải trả và lãi nhận được từ khoản vay và cho vay của mình. - Thời điểm kết thúc hợp đồng : hai bên trao đổi vốn gốc Thồng thường, tỷ giá xác định trong hợp đồng Swap để xác định giá trị danh nghĩa tương đương của hai đồng tiền là tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ Swap cũng tương tự như với nghiệp vụ kỳ hạn với đối với một số đối tượng sau : - Một doanh nghiệp lớn vừa có hoạt động xuất và nhập khẩu. Doanh nghiệp vừa nhận được khoản thu ngoại tệ về xuất khẩu. Anh ta muốn đổi ra nội tệ để sử dụng chi trả trong nước. Tuy nhiên, anh ta lại có nhu cầu trong tháng tới để trả tiền hàng nhập khẩu. Thay vì ký kết hợp đồng bán ngoại tệ giao ngay và hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn, doanh nghiệp này sẽ sử dụng Swap. Như vậy, doanh nghiệp vừa đảm bảo tránh được rủi ro hối đoái vừa giảm được chi phí giao dịch phải trả cho ngân hàng khi chỉ ký kết Swap, chứ không phải hai hợp đồng riêng biệt. - Một doanh nghiệp lớn có các công ty con ở nước ngoài. Doanh nghiệp này có thể tận dụng những điều kiện vay ưu đãi trong nước, sau đó thực hiện Swap với một ngân hàng nước ngoài để dùng đồng tiền nước đó đầu tư vào công ty con của nó. - Đối với ngân hàng thương mại, Swap là công cụ hữu hiệu tạo ra trạng thái vốn của hai đồng tiền mà không làm ảnh hưởng tới trạng thái ngoại hối. Vì vậy, giao dịch này trong thực tế thường được các ngân hàng thực hiện với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng một đồng tiền nhất định mà không phải đi vay trên thị trường. Nghiệp vụ Swap còn giúp các ngân hàng cân bằng được sự mất cân đối về hối đoái trong các nghiệp vụ tiền gửi và tiền vay. - Nghiệp vụ hối đoái theo quyền chọn Nghiệp vụ hối đoái theo quyền chọn là một sự thoả thuận bằng hợp đồng giữa người mua và người bán về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán một loại ngoại tệ nhất định với số lượng cụ thể theo một tỷ giá cố định vào một thời điểm cụ thể Trong hợp đồng này, người mua quyền lựa chọn phải trả cho người bán một khoản tiền đảm bảo. Thông qua đó người mua dành được quyền lựa chọn mua hoặc bán một loại ngoại tệ nào đó. Mặt khác, anh ta có từ bỏ quyền lựa chọn của mình khi thấy bất lợi. Rủi ro của người mua quyền chọn chỉ giới hạn ở số tiền cho quyền đó. Ngược lại, người bán quyền chọn thu được một khoản tiền từ việc bán quyền nhưng thành đối tác thụ động, chịu rủi ro không hạn mức khi tỷ giá biến động không thuận lợi cho anh ta.Như vậy nghiệp vụ theo quyền chọn có một số đặc điểm sau : Vào ngày đến hạn người mua quyền chọn có thể thực hiện hợp đồng đã ký hoặc huỷ bỏ hợp đồng để tận dụng tỷ giá ngoại hối có lợi tại thời điểm đó Tỷ giá trong trao đổi là tỷ giá cơ sở. Nó là tỷ giá cố định được lập ra do thoả mãn giữa khách hàng và ngân hàng Khoản phí hợp đồng do người mua quyền trả cho người bán hợp đồng quyền chọn. Như vậy, hợp đồng quyền chọn là một công cụ bảo đảm tỷ giá thực sự cho các nhà kinh doanh xuất - nhập khẩu, các nhà đầu tư. Tham gia vào thị trường quyền chọn, ngoài các ngân hàng, các nhà xuất - nhập khẩu còn có cả tổ chức kinh tế có ngoại tệ trên tài khoản, muốn tăng thu nhập bằng việc thu thêm các lệ phí quyền và chấp nhận làm đối tác thụ động hay các nhà đầu cơ tham dự với mục đích thu lợi nhuận chênh lệch 2.2.5 Ưu thế của các ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ - Với tư cách là một tổ chức trung gian tài chính cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, NHTM thường có một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại luôn thích ứng với nhu cầu đổi mới công nghệ như hệ thống thông tin liên lạc, các phòng... thêm vào đó là một đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu. - NHTM giữ vị trí trung tâm trong các hoạt động thanh toán quốc tế mà hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn có mối quan hệ gắn bó với các nghiệp vụ này bởi cùng xuất phát từ sự ra đời và phát triển của thương mại quốc tế. Bởi vậy việc tiến hành kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM một mặt hỗ trợ cho các hoạt động thanh toán quốc tế, mặt khác nhờ đó mà phát triển - Hệ thống NHTM được hoạt động trên phạm vi quốc tế và mối quan hệ này càng được mở rộng cũng như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn được tiến hành trên thị trường có quy mô quốc tế Những lợi thế này giúp ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh ngoại tệ thường xuyên, liên tục và chính xác như đòi hỏi đặt ra của thị trường hối đoái mà không một tổ chức nào có thể so sánh được. 2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại a. Điều kiện kinh tế xã hội - Sự quản lý vĩ mô của nhà nước Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế cũng chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sự quản lý vĩ mô này được thông qua hai chính sách sau: + Chính sách tỷ giá hối đoái + Chính sách tỷ giá ngoại hối Chính sách tỷ giá : Chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách tiền tệ có nhiệm vụ đảm bảo và ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao bền vững. Một chính sách có hiệu quả phải đảm bảo ổn định tỷ giá trên mối tương quan cung cầu trên thị trường khuyến khích được xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ quốc gia về ngoại tệ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ gắn liền với sự biến động tỷ giá trên thị trường vì vậy chịu ảnh hưởng gián tiếp từ chính sách tỷ giá của nhà nước. Đối với một quốc gia có hai chính sách quản lý tỷ giá như sau + Chính sách tỷ giá thả nổi : Đặc điểm cơ bản của chính sách này là việc xác định tỷ giá giữa các đồng tiền hoàn toàn do quan hệ cung cầu về các đồng tiền trên thị trường quyết định + Chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý : Với chính sách này tỷ giá giữa các đồng tiền chủ yếu do quan hệ cung cầu quyết định. Trong một số trường hợp nhất định, Nhà nước có thể can thiệp để đảm bảo mức tỷ giá không biến động lớn đột ngột ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế. Do ý nghĩa quan trọng của tỷ giá đối với nền kinh tế nên hầu hết các quốc gia hiện nay đều áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý. Vì vậy, trong điều hành hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình các ngân hàng cần luôn quan tâm và tuân thủ theo các văn bản hướng dẫn của nhà nước về điều hành tỷ giá Chính sách quản lý ngoại hối quốc gia: Chính sách quản lý ngoại hối quốc gia là những quy định pháp lý những thể lệ cụ thể của nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, vàng, bạc đá quý cũng như các chứng từ có giá trị ngoại tệ cũng như việc trao đổi sử dụng mua bán ngoại tệ trên thị trường nội địa và thanh toán quốc tế Nội dung của chính sách quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát các luồng vận động của ngoại hôí từ nước ngoài vào và từ trong nước ra có liên quan đến quan hệ ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác bằng ngoại tệ. Đồng thời chính sách quản lý ngoại hối cũng quản lý và kiểm soát sự lưu thông của ngoại hối ( đặc biệt là ngoại tệ ) trong phạm vi quốc gia Như vậy, một chính sách quản lý ngoại hối đúng đắn sẽ góp phần khuyến khích ngoại thương, hợp tác quốc tế thu hút đầu tư nước ngoài... từ đó sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng phát triển. Trên thế giới hiện nay tồn tại song song hai chế độ quản lý ngoại hối: + Chế độ quản lý tự do : Chế độ này được áp dụng ở các nước tư bản phát triển. Nó cho phép đồng tiền quốc gia được tham gia vào thị trường quốc tế, tự do chuyển đổi ra tiền tệ nước ngoài. Việc xuất nhập khẩu tư bản, việc lưu thông ngoại tệ trên thị trường nội địa là hoàn toàn tự do. Sự vận hành và phát triển của thị trường hối đoái hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Nhà nước chỉ tác động một cách gián tiếp thông qua các công cụ quản lý vĩ mô. Chế độ quản lý này phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế trên thế giới hiện nay, nhưng nó chỉ áp dụng ở các nền kinh tế thị trường hoàn hảo có thị trường hối đoái và các thị trường khác phát triển ở trình độ cao, đồng tiền bản tệ là đồng tiền chuyển đổi. Khi đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại có cơ hội phát triển, mở rộng cả quy mô và loại hình. + Chế độ quản lý chặt chẽ. Chế độ này áp dụng ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Trong chế độ này Nhà nước quản lý chặt chẽ các luồng vận động của ngoại hối ra vào quốc gia. Trong phạm vi quốc gia việc lưu hành ngoại tệ bị giới hạn ở mức tối thiểu. Các nguồn ngoại tệ thu được của tổ chức cá nhân phải bán lại cho nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng. Mọi nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu phải được phép của cơ quan chính phủ có thẩm quyền. Ngoại tệ không được mua bán tự do, không được mở tài khoản tại nước ngoài nếu chưa có giấy phép của thống đốc ngân hàng nhà nước. Các hoạt động kinh tế quốc gia đều phải sử dụng nội tệ. Đồng nội tệ chưa được tự do tham gia vào thị trường quốc tế Khi nền kinh tế trong giai đoạn đầu phát triển thì rất cần chính sách quản lý chặt chẽ như vậy. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM vẫn có điều kiện phát triển song bị hạn chế về quy mô loại hình do sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. - Sự phát triển kinh tế chung của đất nước Thực tế cho thấy ở những nước có nền kinh tế phát triển, hoạt động kinh doanh ngoại tệ rất phát triển. Bởi vì hoạt động này gắn liền với những hoạt động ngoại thương, dịch vụ quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ kỹ thuật quốc tế và nhiều hoạt động kinh tế khác. Mỗi hoạt động là một bộ phận của nền kinh tế chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chẳng hạn như kinh nghạch xuất nhập khẩu tăng trưởng, đầu tư ra nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào trong nước gia tăng thì nhu cẩu về mua bán ngoại tệ, nhu cầu về tài trợ ngoại thương, nhu cầu tự bảo vệ trước rủi ro ngoại hối sẽ càng lớn nó đòi hỏi hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển để đáp ứng. Ngược lại, khi kinh doanh ngoại tệ phát triển càng tạo ra điểu kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước Ngoài ra giá trị đồng bản tệ được hậu thuẫn bằng sự phát triển kinh tế của chính quốc gia đó. Một đất nước có nền kinh tế phát triển và ổn định đồng tiền nước đó sẽ có uy tín trên thị trường tài chính thế giới, là đồng tiền có khả năng chuyển đổi. Với đồng bản tệ mạnh, thị trường hối đoái ở nước đó sẽ phát triển hoàn thiện và là cơ sở điều kiện để hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển. - Các yếu tố khác : Hoạt động kinh doanh ngoại tệ có tính quốc tế. Vì thế, một nhân tố nào đó tác động đến thị trường tài chính thế giới sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới kinh doanh ngoại tệ của NHTM. Cụ thể như : sự ra đời của các liên minh tiền tệ khu vực hay sự xuất hiện của các đồng tiền chuẩn quốc tế khác bên cạnh đồng USD. Một ví dụ rõ ràng gần đây nhất là sự ra đời của đồng EURO - đồng tiền chung của 11 nước trong liên minh châu Âu từ ngày 1/1/99. Kim nghạch thương mại của 15 nước trong châu Âu chiếm tới 21% tổng kim nghạch thương mại thế giới, so với Mỹ là 19,6%. Như vậy vai trò độc tôn của USD trong thương mại quốc tế chắc chắn bị ảnh hưởng. Với tiềm lực kinh tế mạnh và ổn định của châu Âu, đồng EURO sẽ trở thành một đồng tiền dự trữ của thế giới và là một trong những đồng tiền chủ yếu trong thanh toán, có vị trí " ngang ngửa " với đồng USD của Mỹ và đồng JPY của Nhật. Các ngân hàng trên toàn cầu đều bị ảnh hưởng trực tiếp của sự kiện này. Các nhà kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng cần phải tính toán lại cơ cấu dự trữ ngoại tệ, cải tiến thiết bị, đào tạo nhân viên thích ứng với điều kiện mới này. Trên đây là tổng hợp các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM. Các yếu tố đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau, chúng tác động đồng thời với những ảnh hưởng khác nhau lên hoạt động này. Các nhà ngân hàng cần nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng trên để có thể điều hành hoạt động kinh doanh ngoại tệ đúng luật và có hiệu quả nhất. - Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh ngoại tệ a. Ngân hàng Khả năng của ngân hàng Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trước hết đòi hỏi chi phí cho thiết bị văn phòng rất lớn : trang bị máy tính, nối mạng thông tin, chi phí cho tất toán nghiệp vụ và giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh này. Vì vậy, nếu ngân hàng không có nhiều khách hàng giao dịch và kinh doanh nghiệp vụ liên ngân hàng không suôn sẻ thì các chi phí hoạt động này của ngân hàng sẽ ảnh hưởng đáng kể tới lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng sẽ không thể phát triển hoạt động kinh doanh này. Mặt khác, trong kinh doanh ngoại tệ, ngoài trình độ nghiệp vụ cao các nhân viên ngân hàng càng phải luôn linh hoạt và nhạy bén, tính toán chính xác và thận trọng. Họ cũng phải biết kiến thức ngoại ngữ tốt đặc biệt là tiến Anh, vì công việc này đòi hỏi phải có quan hệ thường xuyên với nước ngoài. Như vậy, trình độ của cán bộ kinh doanh ngoại tệ cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động của ngân hàng Chính sách của ngân hàng Bất kỳ hoạt động nào của ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng lớn của những đường lối chiến thuật và mục tiêu đề ra của bản thân ngân hàng. Nếu một ngân hàng có chính sách mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ như áp dụng các điểu kiện ưu đãi về tỷ giá, về chi phí giao dịch... đầu tư vào trang thiết bị máy móc hiện đại, đầu tư nâng cao trình độ nhân viên kinh doanh ngoại tệ... chắc chắn ngân hàng sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng và hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng sẽ phát triển. Sự phát triển của các hoạt động có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Mọi hoạt động của ngân hàng đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chúng được coi như từng bộ phận của một cỗ máy hoàn chỉnh mà nó chỉ hoạt động tốt khi tất cả các bộ phận đều hoạt động tốt. Từng bộ phận sẽ tạo điều kiện cho nhau hoàn thành công việc của mình và thúc đẩy nhau cùng phát triển Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, có hai lĩnh vực hoạt động hoạt động có liên quan mật thiết với nhau là cho vay ngoại tệ và thanh toán quốc tế. + Cho vay ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá hay để sản xuất thu gom hàng xuất khẩu thì cuối cùng đều phát sinh nghiệp vụ mua bán ngoại tệ. Ngân hàng cần mua ngoại tệ để thanh toán L/C đến hạn, khách hàng khi đến hạn phải mua ngoại tệ để trả nợ tiền vay ; doanh nghiệp xuất khẩu cần bán ngoại tệ để lấy nội tệ tiêu dùng trong nước. + Thanh toán quốc tế thực hiện thanh toán tiền hàng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu phải mua ngoại tệ để trả tiền hàng nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu cẩn bán ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu như vậy đều phát sinh nghiệp vụ mua bán ngoại tệ. + Như vậy có thể nói tại một ngân hàng có các hoạt động như : Cho vay ngoại tệ, thanh toán quốc tế... phát triển mạnh thì tất yếu dẫn đên sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng như : mức độ thâm niên của ngân hàng, địa thế của ngân hàng,...Một ngân hàng có mức độ thâm niên cao có uy tín tổng hợp các dịch vụ cung ứng tốt và đa dạng lại có trụ sở thuận tiện thì chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. b. Khách hàng Cũng như trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng thương mại khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Ví dụ trong việc tạo nguồn, nếu ngân hàng có nhiều khách hàng xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ lớn và ổn định thì đây là điều kiện rất thuận lợi cho ngân hàng để có nguồn vốn ngoại tệ trực tiếp. Nguồn này rõ ràng có chi phí thấp hơn so với việc huy động từ các NHTM khác hoặc mua trên thị trường. Hoặc, để hoạt động tín dụng ngoại tệ của ngân hàng có hiệu quả, trước hết khách hàng - doanh nghiệp phải có được những dự án sinh lời. Sau đó chữ tín của doanh nghiệp trong vay trả nợ ngân hàng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngoại tệ. Còn hoạt động mua bán ngoại tệ theo nghiệp vụ khách hàng cũng xuất phát từ nhu cầu khách hàng. Số lượng khách hàng, quy mô của khách hàng tham gia vào thương mại quốc tế có lớn hay không để tạo nên sự sôi động của hoạt động này trong ngân hàng. Như vậy, khách hàng của ngân hàng có một ý nghĩa quan trọng với việc mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong ngân hàng. 2.2.7 Một số rủi ro mà ngân hàng thương mại thường gặp phải trong kinh doanh ngoại tệ. Sự khác biệt giữa các ngoại tệ khác nhau dẫn đến sự chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn của ngân hàng bằng ngoại tệ, các khoản cho vay, các khoản nợ bằng ngoại tệ cũng như các đồng ngoại tệ vào. Sự giao động của tỷ giá bắt nguồn từ sự phát triển củâ hoạt động đầu cơ, nhu cầu phòng tránh rủi ro tài chính. Quản lý rủi ro hối đoái của ngân hàng liên quan tới hoạt động của các nhân viên hối đoái, hoạt động quản lý của khách hàng cũng như quản lý rủi ro của bản thân ngân hàng từ các giao dịch thương mại và tài chính, từ tài sản và nguồn vốn a) rủi ro về tỷ giá: Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền các nước luôn biến động trên thị trường do nhiều nguyên nhân như cán cân thanh toán, chính sách thuế quan, năng suất lao động, tình hình kinh tế, chính sách xã hội của mỗi nước. Do việc các biến cố thay đổi là khó lường trước được chính xác nên dẫn đến việc mua bán ngoại tệ của các ngân hàng gặp rủi ro, thậm chí là rủi ro rất lớn. Rủi ro tỷ giá xảy ra khi một " vị thế " được tạo ra, ví dụ một ngân hàng mua của một khách hàng hay của một ngân hàng nào đó một lượng USD với tỷ giá nhất định thì cho đến lúc bán lại khối lượng này thì ngân hàng mới hết lo lắng về tỷ giá. Rủi ro chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian cho đến khi " vị thế " được san bằng. Rủi ro sẽ tăng lên theo thời gian mà " vị thế " này tồn tại, nhưng nó quan trọng ngay cả khi khoảng thời gian giữa lúc hình thành và khoá sổ " vị thế " này, thậm chí trong vòng 1 phút. " Vị thế " đề cập ở trên chính là trạng thái ngoại hối, cho dù trạng thái trường ( long possition ) hay trạng thái đoản ( short possition ) thì ngân hàng cũng bị rủi ro về tỷ giá. b. Rủi ro tín dụng Rủi ro đầu tiên là rủi ro phát sinh khi các bên tham gia gặp khó khăn về tài chính, sự thua lỗ của các bên đối tác có thể xảy ra trong thời hạn hợp đồng, ít nguy hiểm hơn là rủi ro phát sinh vào ngày tới hạn. Trong trường hợp này, người quản lý ngân quỹ hy vọng có một nguồn tiền vào để thay thế vào ngày hết hạn hợp đồng. Rủi ro tín dụng nghiêm trọng hơn là trong trường hợp bên tham gia hợp đồng cũng là ngân hàng phá sản vào ngày đến hạn thanh toán và sau khi các bước đầu tiên của giao dịch đã hoàn tất. Do sự khác nhau về múi giờ giữa các trung tâm tài chính, bên tham gia sẽ chuyển tiền tương đương cho bạn hàng vào giờ làm việc quy định trong khi bạn hàng đó tuyên bố phá sản trước khi mở phiên giao dịch để thay thế giao dịch đó. Điều này dẫn tới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28243.doc
Tài liệu liên quan