MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NGỌC KHÁNH .3
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .3
1.2 Cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .6
1.2.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 6
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý 7
1.3 Cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm .8
1.3.1 Cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh .8
1.3.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty .10
1.3.3 Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH NGỌC KHÁNH TRONG THỜI GIAN QUA .16
2.1 Những mặt hàng kinh doanh của công ty .16
2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .16
2.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm . .16
2.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh . .18
2.2.3 Tình hình lao động .22
2.2.4 Hiệu quả sản xuất kinh doanh . .25
2.2.4.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các chỉ tiêu tổng hợp . 25
2.2.4.2 Hiệu quả sử dụng vốn .29
2.2.4.3 Hiệu quả sử dụng nhân lực .32
2.3 Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty .34
2.3.1 Những kết quả đạt được . .34
2.3.2 Nhũng tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh . 36
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .37
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH NGỌC KHÁNH .40
3.1 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty . .40
3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty đến 2015 .40
3.1.2 Mục tiêu của công ty .41
3.1.3 Nhiệm vụ của công ty .42
3.2 Giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Ngọc Khánh .43
3.2.1 Giải pháp về quản lý và sử dụng nguyên vật liệu . 43
3.2.2 Nâng cao hơn nữa công tác quản trị doanh nghiệp 45
3.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .46
3.2.4 Xây dựng duy trì hệ thông thông tin kịp thời và hiệu quả .47
3.2.5 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường .48
3.2.6 Nâng cao chất lượng sản phẩm .49
3.2.7 Nâng cao chất lượng lao động 50
3.3 Một số kiến nghị 53
3.3.1 Đối với nhà nước 53
3.3.2 Đối với công ty .53
KẾT LUẬN .54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH Ngọc Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
86
21.77
98
24.20
12
13.95
3
Công nhân kỹ thuật bậc 5 trở lên
65
16.46
65
16.05
0
0
4
Khác
204
51.65
197
48.64
-7
-3.34
III
Theo giới tính
1
Nam
297
75.19
309
76.3
12
4.04
2
Nữ
98
24.81
96
23.7
-2
-2.04
Thu nhập bình quân (1000Đ/người/tháng)
3.500
3.700
200
5.71
(Nguồn: Hồ sơ Công ty)
Hình 2.3 Biểu đồ cơ cấu lao động của Công ty theo trình độ năm 2009 và năm 2010
Năm 2009 2010
( Nguồn: Hồ sơ công ty)
Công ty TNHH Ngọc Khánh là công ty có quy mô sản xuất tương đối lớn nên đội ngủ lao đông trực tiếp chiếm đa số. Công ty luôn quan tâm đến đội ngũ lao động trực tiếp và gián tiếp, công ty luôn coi trọng con người là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nên lãnh đạo công ty luôn chú trong đến tổ chức sắp xếp lại sản xuất, đặc biết lựa chọn và đào tạo bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ chủ chốt cho công ty. Qua bàng trên ta thấy cơ cấu lao động của công ty đã biến đổi cả về chất và lượng, lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng cả về tuyệt đối và tương đối.
Phân theo tính chất sử dụng lao động. số lao động gián tiếp là 50 người chiếm 12.66% năm 2009 đến năm 2010 tăng lên 52 người chiếm 12.84%,tốc độ tăng tương đối nhỏ 3 lao động tương đương với 6%. Số lao động trực tiếp năm 2009 là 345 người chiếm 87.34%, năm 2010 số lao động trực tiếp là 353 người tăng 8 người so với năm 2009 nhưng lại chiếm 87.16% tổng số lao động của năm, tỷ lệ tăng sô lao động trực tiếp là 2.32%
Phân theo trình độ lao động, số lao động có trình độ đại học và trên đại học năm 2009 có 40 người chiếm 10.13%, đến năm 2010 có 45 người chiếm 11.11% trong tổng số lao động của năm và tăng 5 người tương ứng với 12.5%. Số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp năm 2009 là 86 người chiếm 21.77% sang năm 2010 con số này tăng lên 98 người chiếm 24.20% hay tăng 13.95%. Công nhân có trình độ bậc 5 trở lên năm 2009 và năm 2010 không biến động đều là 65 người nhưng năm 2009 chiếm 16.46% còn năm 2010 chiếm 16.05%. Ngoài ra số lao động trình độ khác: tốt nghiệp trung học phổ thông. Công nhân trình độ kỹ thuật bậc dưới 5… chiếm số lượng khá lớn là 204 người chiếm 51.65% giảm xuống 7 người còn 197 người vào năm 2010.
Phân theo giới tính, năm 2009 số lao động nam là 297 người chiếm 75.19% sô lao động nữ là 98 người chiếm 24.81% sang năm 2010 sô lao động nam tăng lên 306 người chiếm 76.3% còn số lao động nữ giảm 2 người xuống còn 96 người chiếm khoảng 23.7%
Song còn ít đào tạo chưa hoàn chỉnh, công nhân lớn tuổi và công nhân trình độ thấp còn khá đông, còn hạn chế về sức khỏe và trình độ chưa theo kịp với yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Hiệu quả của bộ máy quản lý còn chưa cao do thiếu những cán bộ đầu ngành, chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm và chuyên môn giỏi.
Về mặt tiền lương, thu nhập bình quân của một nhân viên trong công ty đã tăng từ 3.500.000đ năm 2009 lên 3.700.000đ vào năm 2010 tăng tương ứng 5.71%.Công ty đã áp dụng nhiều hình thức trả lương hợp lý, phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ bông nhân viên, từ đó tạo được tâm lý và do đó năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Với công nhân sản xuất công y trả lương theo sản phẩm, với cán bộ quản lý trả lương theo thời gian, nhân viên kinh doanh bán hàng, dịch vụ, thủ kho trả lương theo công việc hoàn thành.
2.2.4 Hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.2.4.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các chỉ tiêu tổng hợp
Qua thống kê các chỉ tiêu tài chính, Công ty có thể phân tích quá trình hoạt động của Công ty có hiệu quả không, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty đang đạt đến mức độ nào. Từ đó ban lãnh đạo sẽ đề ra các phương hướng phát triển cho Công ty trong thời gian tới, đưa ra được những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện và sử dụng nguồn tài chính của Công ty hợp lý hơn cũng như những hoạt động mang tính tác nghiệp trong thời gian tới.
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tổng hợp là nhữn chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách tổng quát của toàn bộ quá trính sản xuất kinh doanh của công ty. Các chỉ tiêu phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Ngọc Khánh từ năm 2007 đến 2010 ( Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm
2010
2009
2008
2007
Vốn
39,903
43,390
41,090
79,269
Vốn cố định
16,303
25,000
15,922
50,026
Vốn lưu động
23,600
18,390
25,168
29,243
Lợi nhuận
8,691
9,142
10,442
10,627
Doanh thu
157,767
137,188
201,452
200,314
Chi phí
149,076
128,046
191,010
189,687
( Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 2.4 Biểu đồ tình hình sản xuất của Công ty từ năm 2007 đến 2010
( Nguồn: Phòng kế toán)
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty:
* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đổng chi phí mà công ty đã bỏ ra. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trình độ tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoa và nâng cao trình độ sử dụng vốn và tổ chức kinh doanh của công ty. Mức doanh lợi càng cao, khả năng tích lũy càng lớn, lợi ích dành cho người lao động càng nhiều
Bảng 2.6: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí
( Đon vị tính: triệu đồng)
Năm
2010
2009
2008
2007
Lợi nhuận
8,691
9,142
10,442
10,627
Chi phí
149,076
128,046
191,010
189,687
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí
0.0583
0.0714
0.0547
0.056
( Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí của công ty qua các năm là không đồng đêu, biến động liên tục và không ỏn định, năm 2007 cứ một đồng chi phí bỏ ra thì công ty thu được 0.056 đồng lợi nhuận. Năm 2008 cứ một đồng chi phí bỏ ra thì công ty thu được 0.0547 đồng giảm 0.0013 đồng so với năm 2007. Năm 2009 cứ một đồng chi phí bỏ ra thì công ty thu được 0.0714 đồng lợi nhuận tăng 0.0167đồng so với năm 2008. Năm 2010 cứ một đồng chi phí bỏ ra thì công ty thu được 0.0583 đồng lợi nhuận giảm 0.0131 đồng lợi nhuận. Tóm lại từ năm 2007 đến năm 2010 lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm nên làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí biến động cao đột biến năm 2009 là 0.0714 các năm khác thi tương đối ổn định.
* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu thuần. chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế của công ty càng cao, biểu hiện qua các năm như sau:
Bảng 2.7: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu
( Đon vị tính: triệu đồng)
Năm
2010
2009
2008
2007
Lợi nhuận
8,691
9,142
10,442
10,627
Doanh thu
157,767
137,188
201,452
200,314
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu
0.0551
0.0666
0.0518
0.0531
( Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy sự biến động của tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu qua các năm không đồng đều và không ổn định. Năm 2007 cứ một dồng doanh thu thì công ty thu được 0.0531 đồng lợi nhuận. Năm 2008 cứ một đồng doanh thu thì công ty thu được 0.0518 đông lợi nhuận giảm 0.0013 đồng so với năm 2007. Năm 2009 cứ một động doanh thu thuần thì thu được 0.0666 đồng lợi nhuận tăng 0.0148 đồng so với năm 2008. Năm 2010 cứ một đồng doanh thu thuần thì thu được 0.0551 đồng lợi nhuận giảm 0.0115 đồng so với năm 2009.
* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí
Đây là chỉ tiêu đánh giá đo lường trực tiếp hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phản ánh công ty thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trên một đồng chi phí đầu vào bỏ ra trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn nghĩa là trình độ sử dụng các nguồn lực tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh càng tốt và ngược lại nếu chỉ tiêu này càng nhò thì trình độ sử dụng các yếu tố chi phí càng kém hiệu quả., biểu hiện qua bàng sau:
Bảng 2.8: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí
( Đon vị tính: triệu đồng)
Năm
2010
2009
2008
2007
Doanh thu
157,767
137,188
201,452
200,314
Chi phí
149,076
128,046
191,010
189,687
Doanh thu/ chi phí
1.179
1.071
1.055
1.056
( Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng chi phỉ của công ty có xu hướng tăng từ năm 2008 đến năm 2010. Năm 2007 cứ bỏ ra một đồng chi phí thì thu được về 1.056 đồng doanh thu. Năm 2008 bỏ ra một đồng chi phí thì thu được về 1.055 đồng doanh thu giảm 0.001 đồng so với năm 2007. Năm 2009 bỏ ra một đồng chi phí thu về 1.071 đồng lợi nhuận tăng 0.016 đồng so với năm 2008. Năm 2010 bỏ ra một đồng chi phí thì thu được về 1.179 đồng lợi nhuận tăng 0.108 đồng so với năm 2009.
2.2.4.2 hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn. Đó chính là tối thiểu hóa số vốn sử dụng và tối đa hóa kết quả hay khối lượng sản xuất kinh doanh trong một giới hạn về nguồn nhân tài, vật lực.
*Chỉ tiêu tổng mức doanh thu trên toàn bộ đồng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bỏ ra trong một năm thi công ty đạt được bao nhiêu đồng doanh thu.
Bảng 2.9: Chỉ tiêu doanh thu trên toàn bộ vốn ( Đon vị tính: triệu đồng)
Năm
2010
2009
2008
2007
Doanh thu
157,767
137,188
201,452
200,314
Vốn
39,903
43,390
41,090
79,269
Doanh thu/ Vốn
3.954
3.162
4.903
2.527
( Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy, năm 2007 cứ bỏ ra một đồng vốn thì công ty đạt được 2.572 đồng doanh thu, năm 2008 cứ bỏ ra một đồng vốn thì thu được 4.903 đồng doanh thu tăng 2.331 đồng hay tăng 47.54% so với năm 2007, năm 2009 cú bỏ ra một đồng vốn thi thu về 3.162 đồng doanh thu giảm 1.741 đồng hay giảm 35.51% so với năm 2008, năm 2010 cứ bỏ ra một đồng vốn thì thu về 3.954 đồng doanh thu tăng 0.792 đồng hay tăng 25.05% so với năm 2009. Từ đây ta thấy chỉ tiêu doanh thu trên vốn của công ty biến động không đều trong thời gian qua.
* Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh với một đồng vốn cố định bỏ ra trong một năm thì công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Bảng 2.10: Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn cố định ( Đon vị tính: triệu đồng)
Năm
2010
2009
2008
2007
Lợi nhuận
8,691
9,142
10,442
10,627
Vốn cố định
16,303
25,000
15,922
50,026
Lợi nhuận / Vốn cố định
0.533
0.366
0.656
0.212
( Nguồn: Phòng kế toán)
Năm 2007 cứ bỏ ra một đồng vốn cố định thì sẽ thu được về 0.212 đồng lợi nhuậnn, năm 2008 cứ bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu được về 0.656 đồng lợi nhuận tăng 0.444 hay tăng 209.43% so với năm 2007, năm 2009 bổ ra một đồng vốn cố định sẽ thu được về 0.366 đồng lợi nhuận giảm 0.29 đồng hay giảm 44.21% so với năm 2008, năm 2010 bỏ ra một đồng vốn cố định sẽ thu được 0.533 đồng lợi nhuận tăng 0.167 đồng hay tăng 45.63% so với năm 2009
* Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh với một đồng vốn cố định bỏ ra trong một năm thì công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Bảng 2.11: Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn lưu động ( Đon vị tính: triệu đồng)
Năm
2010
2009
2008
2007
Lợi nhuận
8,691
9,142
10,442
10,627
Vốn lưu động
23,600
18,390
25,168
29,243
Lợi nhuận / Vốn lưu động
0.368
0.497
0.415
0.363
( Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy, năm 2007 cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động thì thu được 0.363 đồng lợi nhuận, năm 2008 cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động thì thu được 0.415 đồng lợi nhuận tăng 0.052 đồng hay tăng 14.33% so với năm 2007, năm 2009 cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động thì thu được về 0.497 đồng lợi nhuận tăng 0.082 đồng hay tăng 19.76% so với năm 2008, năm 2010 cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động thì thu được về 0.368 đồng lợi nhuận giảm 0.129 đồng hay giảm 25.96% so với năm 2009.
* Hiệu quả sứ dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sử dụng vốn cố định của công ty bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho tổng số vốn cố định sử dụng trong năm.
Bảng 2.12: Hiệu quả sứ dụng vốn cố định ( Đon vị tính: triệu đồng)
Năm
2010
2009
2008
2007
Doanh thu
157,767
137,188
201,452
200,314
Vốn cố định
16,303
25,000
15,922
50,026
Doanh thu / Vốn cố định
9.677
5.488
12.652
4.004
( Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy, năm 2007 cứ bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu được về 4.004 đồng doanh thu, năm 2008 cứ bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu được về 12.652 đồng doanh thu tăng 8.648 đồng hay tăng 215.98% so với năm 2007, năm 2009 cứ bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu được về 5.488 đồng doanh thu giảm 7.164 đồng hay giảm 56.62% so với năm 2008, năm 2010 cứ bỏ ra một đồng vốn thì thu được về 9.677 đồng doanh thu tăng 4.189 đồng hay tăng 76.33% so với năm 2009.
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sử dụng vốn cố định của công ty bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho tổng số vốn cố định sử dụng trong năm.
Bảng 2.13: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ( Đon vị tính: triệu đồng)
Năm
2010
2009
2008
2007
Doanh thu
157,767
137,188
201,452
200,314
Vốn lưu động
23,600
18,390
25,168
29,243
Doanh thu / Vốn lưu động
6.685
7.46
8.004
6.85
( Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy, năm 2007 cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động thì thu được về 6.85 đồng doanh thu, năm 2008 cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động thì thu được về 8.004 đồng doanh thu tăng 1.154 đồng hay tăng 16.85% so với năm 2007, năm 2009 cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động thì thu được về 7.46 đồng doanh thu giảm 0.544 đồng hay giảm 6.8% so với năm 2008, năm 2010 cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động thì thu được về 6.685 đồng doanh thu giảm 0.775 đồng hay giảm 10.39% so với năm 2009.
Tóm lại: Qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ta nhận thấy việc sử dụng vốn của công ty còn chưa đạt hiệu quả cao, sử dụng vốn còn chưa hợp lý. Công ty nên có giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong những năm tới.
2.2.4.3 Hiệu quả sử dụng nhân lực
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả có ích của lao động trong quá trính hoạt động kinh doanh, nó được biểu hiện bằng doanh thu bình quân của một lao động hay lượng hao phí đặc điểm cho một đơn vị doanh thu. Năng suất lao động là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả lao động. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty TNHH Ngọc Khánh được biều hiện qua hai chỉ tiêu sau:
* Năng suất lao động bình quân
Được xác định bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho tổng số lượng lao động bình quân trong kỳ.
Bảng 2.14: Năng suất lao động bình quân trong năm
Năm
2010
2009
Doanh thu
157,767
137,188
Tổng số lao động
405
395
Doanh thu/ Tổng số lao động
389.55
347.31
( Nguồn: Hồ sơ công ty)
Qua bảng trên ta thấy năng suất lao động của một công nhân viên trong công ty tương đối cao trong 2 năm 2009 và 2010. Năm 2009 là 347.31 triệu đồng/người đến năm 2010 là 389.55 triệu đồng/người tăng 42.24 triệu đồng hay tăng 12.16% so với năm 2009
* Khả năng sinh lời của lao động
Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định đơn vị bỏ ra một đồng chi phí tiền lương thi thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì lao động càng được sử dụng hiệu quả.
Bảng 2.15: Khả năng sinh lời của lao động
Năm
2010
2009
Lợi nhuận
8,691
9,142
Tổng số lao động
405
395
Lợi nhuận/ Tổng số lao động
21.46
23.14
Tiền lương/năm
44.4
42
Khả năng sinh lời của một lao động
0.483
0.551
( Nguồn: Hồ sơ công ty)
Qua bảng trên ta thấy, khả năng sinh lời của một lao động trong công ty tương đối cao, năm 2009 bỏ ra một đồng lương cho một lao động thì công ty sẽ thu được về 0.551 đồng lợi nhuận sang năm 2010 giảm xuống còn 0.483 đồng lợi nhuận giảm 0.068 đồng hay giảm 12.34% so với năm 2009.
Có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực không nhỏ của công nhân viên trong công ty đã làm việc hết mình, hoàn thành tốt chỉ tiêu nhiệm vụ do ban giám đốc đặt ra. Đồng thời cũng nhờ có sự cải tiến ký thuật máy móc, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của công nhân viên trong nhà máy.
2.3 Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty
2.3.1 Những kết quả đạt được
Trong vài năm trở lại đây, với chiến lược phát triển doanh nghiệp đứng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, kết hợp với việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị như sự nhạy bén, năng động trong quản lý của lãnh đạo, sự đầu tư phát triển hợp lý và nỗ lực làm việc có hiệu quả của toàn Công ty, đã đem đến những kết quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh. Từ năm 2001 đến này, sản phẩm dây và cáp điện lực hạ thế các loại mang nhãn hiệu GOLDCUP do công ty TNHH Ngọc Khánh sản xuất bắt đầu có uy tín và đáp ứng được một phần thị trường, chủ yếu là Hà Nội, các tỉnh phia Bắc và một số tình miền Trung từ Đà Nẵng trờ ra, cung cấp cho các công trình phục vụ sự phát triển cơ sở hạ tầng như các ngành công nghiệp xây dựng dân dụng hay phục vụ xây dựng, cải tạo mạng lưới điện sinh hoạt… Tốc độ tăng trưởng doạnh thu hàng năm trung bình từ 15% đến 20%.
Dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ sản xuất mới, khả năng quản lý sản xuất và trình độ tay nghề công nhân, công ty luôn sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, thỏa mãn yêu cầu của mọi khách hàng, đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn về kỹ thuật điện. Sản phẩm và Hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được cấp chứng chỉ Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (cho sản phẩm) và Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (cho hệ thống) trong năm 2001, do trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn - QUACERT cấp.
Công ty cũng duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đã được trung tâm chứng nhận chất lượng (QUACERT) – Tổng cục tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng cấp chứng chỉ duy trì Chứng nhận trong năm 2009.
Trong những năm qua, Công ty rất vinh dự được nhận các danh hiệu thi đua khên thưởng sau:
Giải thưởng 1000 doanh nghiệp tiêu biếu – trí tuệ Thăng Long 2010
Bằng khen của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và xây dựng phát triển Doanh nghiệp năm 2005.
Bằng khen của Thủ tướng chính phủ về thành tích kinh doanh năm 2004.
Hai năm liền ( năm 2001 và 2002) được nhận bẳng khen của Chủ tịch thành phố Hà Nội về thành tích xuất sắc toàn diện.
Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Luật Doanh Nghiệp năm 2003.
Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Luật Doanh Nghiệp cho các nhân Giám đốc năm 2004.
Bốn năm liền ( 2000, 2001, 2002 và 2003) được nhận giấy khen của Giám đốc Sở Công nghiệp Hà Nội về thành tích xuất sắc trong đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh.
Hai giấy khen của chủ tịch Ủy ban nhân danh huyện Gia Lâm năm 2001 về các thành tích trong phát triển kinh tế địa phương.
Các sản phẩm của công ty cũng đoạt được 4 giải thưởng Huy chương vàng khi tham dự Triển lãm Hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn các năm 2002 và 2003.
Giấy khen cho Công đoàn cơ sở xuất sắc các năm 2001, 2002 của Liên đoàn lao động huyện Gia Lâm.
Trong năm 2006, Công ty đã xây dựng mới Nhà máy sản xuất số 2 trên tổng diện tích 30.000m2 và đầu tư mua sắm, lắp đặt 1 dây chuyền công nghệ để sản xuất dòng sản phẩm mới là cáp hạ thế vỏ bọc cách điện bằng cao su. Toàn bộ dây chuyền hiện đại, mới 100% được nhập khẩu từ nước ngoài. Trừ các phụ liệu quan trọng quyết định đến chất lượng của sản phẩm được nhập khẩu, các nguyên liệu chính như dây đồng và cao su thiên nhiên đểu được sử dụng của các nhà cung cấp sản xuất trong nước. Với việc đưa vào vận hành dây chuyền nhà máy cáp sô 2, Công ty đã trờ thành nhà sản xuất đầu tiên taiaj Việt Nam về các dòng sản phẩm cáp điện hạ thế có vỏ bảo vệ và cách điện bằng cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Đây là sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khai khoáng, hầm mỏ, đóng tàu.. hiện đang có nhu cầu phát triển rất mạnh ở Việt Nam. Việc sản xuất thành công các dòng sản phẩm này sẽ giúp công ty mở rộng thị trường, có khả năng thay thế 1 mảng sản phẩm từ trước đến nay phải nhập khẩu từ các nước trong khu vực, góp phần thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển, cạnh tranh tốt hơn.
2.3.2 Nhũng tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Bên cạnh những thành công nổi bật đã đạt được trong nhưng năm vừa qua thì công ty vẫn còn nhưng tồn tại cần phải khắc phục ngày:
Công tác giáo dục tư tưởng chinh trị, phổ biến chỉ thị nghị quyết của cấp trên đôi khi còn mang tính phổ biến, thiếu đi chiều sâu nên việc nhận thức ở một vài cán bộ công nhân còn rất hạn chế. Các tổ chức đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ,… tuy có đổi mới nhưng rất cần phát huy hơn nữa vai trò của mình để đáp ứng nhiệm vụ của thời kỳ CNH – HĐH của đất nuwocs. Cần tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi trong hoạt động sản xuất của công ty, để hoành thành rứt điểm kế hoạch từng thời kỳ. Góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch của ban lãnh đạo công ty đã đề ra.
Trình độ tay nghề của một số công nhân còn hạn chế; cần dưỡng rèn luyện, để sẵn sàng tiếp thi khai thác hiệu quả năng lực công nghệ, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng tem, nhãn, bao bì.đặc biệt la chất lượng sản phẩm
Tổ chức phân công công việc trong sản xuất, kinh doanh vẫn còn những hạn chế. Đôi khi còn không có sự thống nhất giữa các bộ phận quản lý, sự điều tiết công việc ít nhạy bén.
Về nguyên vật liệu đầu vào: Tỷ lệ lỗi vật tư đầu vào vẫn còn cao, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ cung cấp vật tư cho quá trình sản xuất sản phẩm, đồng thời cũng làm tăng chi phí cho Công ty. Chất lượng sản phẩm của Công ty chủ yêu phụ thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu đầu vào nên những hạn chế này sẽ lam ảnh hưởng ít nhiều đến năng suất lao động,sản lượng và chất lượng sản phẩm của công ty.
Về quá trình sản xuất: Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng từ quá trình sản xuất, tỷ lệ lỗi ở các tổ sản xuất vẫn còn ở mức cao ( Tỷ lệ phế phẩm năm 2010 là 4%, tổng kết lỗi trung bình của mỗi tổ sản xuất là 3.6 %). Với mỗi lô sản phẩm khi bị phát hiện lỗi sẽ làm chậm tiến trình nhập kho hay xuất xưởng, đồng nghĩa với việc bộ phận sản xuất sẽ mất thêm thời gian để sửa chữa và sẽ mất chi phí nhân công và chi phí thiệt hại xảy ra cho công ty.
Việc thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng về sản phẩm tuy đã có nhiều nỗ lực nhưng kết quả đạt được vẫn chưa cao. Chất lượng các tiêu chí thực hiện chưa được đồng đều.
Cơ sở hạ tầng như kho hàng, bến bãi, vận chuyển, bốc xếp dỡ, bảo quản hàng hoá ở Công ty nhìn chung còn nhiều yếu kém. Các hoạt động trong công tác bao gói, bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ, giao nhận hàng hoá còn rất hạn chế.
Máy móc thiết bị vẫn còn hạn chế, tuy hiện đã có sự đầu tư cho máy móc thiết bị trong những năm gần đây nhưng vẫn là chưa đủ bởi công nghệ sản xuất hiện này phát triển rát nhanh nhất là trong công nghệ tự động hóa dây truyền sản xuất. bên cạnh đó một số máy móc thiết bị do sử dụng lâu năm nên đã hao mòn, đôi khi hỏng hóc chưa được sửa chữa cần thận và kịp thời nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của công ty.
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do đâu mà có, đó là một câu hỏi lớn bởi nếu xác định rõ được thì sẽ có những biện pháp thích hợp để khắc phục những tồn tại đó. Những tồn tại đó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan mang đên
Nguyên nhân chủ quan:
Đó chính là những nguyên nhân phát sinh ngay tư trong nội bộ của công ty. Những nguyên nhân này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty:
* Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản trị: Tuy trong những năm gần đây công ty đã có những thay đổi cơ bản bộ máy quản lý cho gọn nhẹ, nhưng hoạt động phải hiệu quả nhất. Nhưng thế vẫn là chưa đủ bởi thực tế khi tiến hành đã gặp không ít những khó khăn cũng như là các vướng mắc dặt ra. Sự đồng bộ của các phòng ban vẫn còn có nhưng hạn chế, việc thực hiện nhiệm vụ cấp trên đưa xuống còn chậm. Một số bộ phận trong công ty vẫn chưa được tinh giảm tối đa so với thực tế sản xuất yêu câu
* Trình độ tay nghề của một số công nhân trong công ty con non yếu, việc đào tạo thi tay nghề còn hạn chế, đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do vậy cần phải hết sức trú trọng đến trình độ tay nghề của công nhân để công nhân nắm bắt được công nghệ máy móc ngày càng hiện đại trong thời đại mới.
* Công nghệ máy móc của công ty: Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì công nghệ máy móc hiện đại, đây là xu thế tất yêu. Tuy trong những năm gần đây công ty đã có những đổi mới, mua sắm máy móc khá hiện đại đặc biệt là máy kéo sợi của Trung Quốc nhưng thế vẫn là chưa đủ. Bởi vậy công suất sản xuất vẫn chưa được cao. Nhiều mặt hàng muốn có chất lượng cao đòi hỏi phải có những máy móc hiện đại. Đây có lẽ là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Đê nghị ban lãnh đạo công ty cân sớm có biện pháp tháo gỡ.
Nguyên nhân khách quan:
Là những nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty:
* Môi trường kinh doanh:
Những cơ hội và những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty. Môi trường ngà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112581.doc