Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU GIẦY -DÉP CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu giầy đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng 3

1.1.1 Xuất khẩu giầy thúc đẩy ngành công nghiệp nhẹ phát triển 4

1.1.2 Xuất khẩu giầy nâng cao khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giầy của Việt Nam 5

1.1.3. Xuất khẩu giầy tạo khả năng mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các doanh nghiệp nước ta. 7

1.1.4 Xuất khẩu giầy tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu thô sang xuất khẩu tinh 7

1.1.5 Xuất khẩu giầy giúp Việt Nam tận dụng được những lợi thế vốn có 8

1.1.6 Xuất khẩu giầy tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao độngViệt Nam 9

1.2 Nội dung và hình thức của hoạt động xuất khẩu giầy dép 10

1.2.1 Nghiên cứu thị trường 10

1.2.2 Lựa chọn thị trường và đối tác kinh doanh 13

1.2.3 Lập phương án kinh doanh xuất khẩu 14

1.2.4 Đàm phán và kí kết hợp đồng xuất khẩu 16

1.2.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 19

1.3 Các chỉ tiêu và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu giầy dép 26

1.3.1 Các chỉ tiêu 26

1.3.2 Các nhân tố vĩ mô 29

1.3.2.1 Nhân tố thuế quan 29

1.3.2.2 Nhân tố hạn ngạch 30

1.3.2.3 Tỷ giá và chính sách đòn bẩy 31

1.3.3 Các nhân tố vi mô 31

1.3.3.1: Mặt hàng xuất khẩu 31

1.3.3.2 Các yếu tố về tài chính 32

1.3.3.3: Nguồn nhân lực 32

1.3.3.4: Hệ thống thông tin 33

1.3.3.5 Hoạt động Marketing 33

1.3.3.6 Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp và hệ thống phân phối 33

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIẦY - DÉP CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 36

2.1 Tổng quan về công ty giầy Thượng Đình 36

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của giầy thượng đình 36

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty giầy Thượng Đình. 39

2.1.2.1Chức năng của công ty. 39

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty. 39

2.1.2.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của công ty 40

2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty giầy Thượng Đình. 45

2.1.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 45

2.1.3.2 Đặc điểm về trang thiết bị và quy trình công nghệ: 47

2.1.3.3 Đặc điểm về nguyên vật liệu 50

2.1.3.4 Đặc điểm về lao động. 51

2.1.3.5 Đặc điểm về sản phẩm: 52

2.1.3.6 Đặc điểm về thị trường của công ty 53

2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu giầy-dép của công ty giầy Thượng Đình trong những năm gần đây 54

2.2.1 Mặt hàng xuất khẩu và cơ cấu xuất khẩu 54

2.2.1.1 Giầy thể thao 54

2.2.1.2 Giầy vải 56

2.2.2 Thị trường xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình 58

2.2.2.1 Thị trường Châu Âu 59

2.2.2.2 Thị trường Châu Mỹ 61

 2.2.2.3 Thị trường còn lại 61

2.3 Đánh giá mặt mạnh và mặt yếu của hoạt động xuất khẩu của công ty 64

2.3.1 Những mặt đạt được 64

2.3.2 Những mặt hạn chế 65

2.2.3 Nguyên nhân của sự tồn tại 66

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIẦY CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 68

3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển xuất khẩu giầy của các doanh nghiệp Việt Nam 68

3.1.1 Mục tiêu 68

3.1.2 Mục tiêu xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình 71

3.1.2 Phương hướng phát triển xuất khẩu Giầy 73

3.1.2.1 Phương hướng xuất khẩu giầy của các doanh nghiệp Việt Nam tới năm 2010 73

3.1.2.2 Phương hướng phát triển xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình 74

3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giầy của công ty 75

3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm xuất khẩu giầy của công ty 75

3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động Marketingvà xây dựng chiến lược Maketing thích hợp để phát triển thị trưòng 76

3.2.3 Nâng cao uy tín và thương hiệu doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu 77

3.2.4 Nâng cao năng lực thiết kế và cải tiến mẫu mã sản phẩm giầy của công ty 79

3.3 Kiến nghị với nhà nước

3.3.1 Củng cố và xây dựng môi trường kinh doanh ổn định tạo điều kiện cho ngành da giầy nói chung và công ty giầy Thượng Đình 80

3.3.2 Tập trung sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giầy dép 81

3.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam 81

3.4 Những điều kiện để thực hiện các giải pháp trên 82

3.4.1 Điều kiện về con người 82

3.4.2 Điều kiện về tài chính 83

3.4.3 Điều kiện về khoa học công nghệ - thông tin 83

3.4.4 Điều kiện về việc nghiên cứu thị trường 84

3.4.5 Điều kiện về việc xúc tiến xuất khẩu 85

KẾT LUẬN 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

 

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h các chiến lược kinh doanh. Nguồn thông tin của doanh nghiệp tham gia tích cực vào việc tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường 1.3.3.5 Hoạt động Marketing Hoạt động Marketing của doanh nghiệp đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo của doanh nghiệp. Những thông tin thường xuyên là lãnh đạo cấp doanh nghiệp yêu cầu là các số liệu về hàng hoá bán ra, cho phí cho quảng cáo, thị phần của doanh nghiệp. Các thông tin có tính chất thường xuyên đột xuất là các số liệu phân tích tình hình về độ hấp dẫn của ngành hàng, mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh, quy mô thị trường, mức độ tăng trưởng thị trường, thị phần tương đối…Khi phân tích hoạt động Marketing của doanh nghiệp bao gồm bốn yếu tố sau: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến. 1.3.3.6 Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp và hệ thống phân phối Về hệ thống phân phối, có đến hơn 60% các sản phẩm giầy dép Việt Nam là gia công cho phía đối tác nước ngoài dưới hình thức làm theo đơn đặt hàng, với giá nhân công rẻ nên các doanh nghiệp Việt Nam chỉ giao hàng đến các nhà buôn mà không xuất khẩu trực tiếp đến các nhà phân phối chính. Đây là điểm rất yếu của ngành Giầy dép Việt Nam vì đa phần phụ thuộc vào hệ thống phân phối kinh doanh nước ngoài, điều đó đồng nghĩa với việc bị chi phối về sản xuất. Bên cạnh đó việc tập trung quá lớn vào thị trường EU cũng làm cho ngành Giầy dép gặp nhiều khó khăn lúng túng khi thị trường này có biến động bất thường do tranh chấp thương mại. Đó là hậu quả của việc không xây dựng được hệ thống phân phối chiến lược. Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đang tìm hướng chuyển đổi thị trường xuất khẩu để tránh phụ thuộc quá nhiều vào EU. Tuy nhiên, trong 2 năm tới, ngành Giầy dép Việt Nam sẽ vẫn còn nhiều khó khăn, bởi không thể chuyển đổi thị trường nhanh chóng được. Thương hiệu và uy tín doanh nghiệp là nguồn lực vô hình, đòi hỏi quá trính tích luỹ lâu dài và phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác trong nội bộ doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp thương mại đều kỳ vọng đạt được mục tiêu gây dựng thương hiệu hàng hoá nổi tiếng trên thị trường. Thương hiệu hàng hoá và uy tín doanh nghiệp không thể tách rời nhau, chúng có quan hệ rất mật thiết và biện chứng với nhau tạo nên lợi thế của doanh nghiệp. Khi phân tích yếu tố nội lực này chúng ta đi sâu vào phân tích khả năng chấp nhận của thị trường về nhãn hiệu hàng hoá. Nhãn hiệu hàng hoá được chấp nhận được ưa thích và có uy tín chiếm thị phần lớn trên thị trường mới có khả năng trở thành thương hiệu được. Theo thống kê của Eurocham, 95% giầy nhập khẩu vào Đức được sản xuất theo đơn đặt hàng, Việt Nam chỉ đóng vai trò gia công. Ông Nguyễn Duy Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Biti's cho biết các sản phẩm giầy dép của Việt Nam xuất đi các nước đều có ghi "made in Vietnam" nhưng dòng chữ đó không tạo được ấn tượng với người tiêu dùng, bởi người tiêu dùng chỉ quan tâm đến tính cách nhãn hiệu mà họ yêu thích. Ông Thanh cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng EU không biết đến thương hiệu giầy dép Việt Nam là do các doanh nghiệp không chú trọng đến công tác xây dựng thương hiệu và chưa có chiến lược quảng bá mang tính quốc gia tại các thị trường nước ngoài. Thời gian qua, một vài doanh nghiệp giầy dép lớn ở Việt Nam đã bắt đầu dành kinh phí để phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, những thương hiệu đó mới chỉ dừng lại ở thị trường trong nước.Trong những năm tới, cạnh tranh trên thị trường giầy dép quốc tế sẽ rất khốc liệt, doanh nghiệp Việt Nam muốn gia nhập sân chơi thương mại lớn phải xây dựng được thương hiệu cho mình. Mặt khác, phải xác định rằng, xây dựng thương hiệu không chỉ ngày một ngày hai, mà đó là một quá trình bài bản, lâu dài, tốn nhiều công sức và chi phí. Thậm chí, các doanh nghiệp có thể thuê tư vấn nước ngoài để cùng chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm của họ... Ngoài ra, với những doanh nghiệp đã bước đầu tạo dựng được thương hiệu tại thị trường nội địa như Biti’s, Bita’s, Thượng Đình, An Lạc... và đã có được những danh tiếng từ thương hiệu của mình, cũng nên tiếp tục có kế hoạch mở rộng uy tín thương hiệu tại thị trường nước ngoài, bởi trong những năm tới, các quốc gia thuộc khu vực châu Á sẽ là điểm ngắm của các nhà nhập khẩu thế giới. Nếu các doanh nghiệp không nắm được thông tin và tận dụng mọi cơ hội để phát triển về mọi mặt, thì một ngày nào đó, nhắc đến các nhà xuất khẩu giầy dép với thương hiệu uy tín sẽ không thể thiếu vắng Việt Nam. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIẦY - DÉP CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 2.1 Tổng quan về công ty giầy Thượng Đình Tên công ty: Công ty Giầy Thượng Đình Tên tiếng Anh: Thượng Đình Footwear company Địa chỉ: 277 Km8-Nguyễn Trãi-Thanh Xuân-Hà nội Điện thoại: (84-4)8544312- 8541346 Fax: (84-4)8582063 Website: htpp:// w. w. w thuongdinhfootwear.com E-mail: tdfootwear@fpt.vn Tổng số diện tích sử dụng: 35000 m2 Giám đốc công ty: Ông Phạm Văn Hưng Loại hình doanh nghiệp: TNHH nhà nước một thành viên Ngành nghề: Giầy Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh XNK các mặt hàng giầy dép Thị trường xuất khẩu: EU(85%-90%), Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc Tài khoản: VND: 002-100-000-1796 USD: 002-137-002-0791 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của giầy thượng đình Trong nền công nghiệp da giầy Việt Nam thì công ty giầy Thượng Đình là một trong số doanh nghiệp ra đời sớm so với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Từ khi hình thành cho đến nay công ty đã đựơc 51 năm (1957-2008) và đã trải qua 4 giai đoạn phát triển: * Giai đoạn: 1957-1960. Công ty đã được thành lập vào tháng 1 năm 1957 với tên gọi là Xí nghiệp 30, thời kì đó công ty chịu sự quản lý của cục quân nhu Tổng cục hậu cần-Quân đội Nhân Dân Việt Nam. Nhiệm vụ chính của xí nghiệp là sản xuất giầy và mũ cung cấp cho quân đội. Ngày 19-5 -1959 cục trưởng cục quân nhu Việt Nam đã cắt băng khánh thành phân xưởng sản xuất giầy vải mở đầu cho lịch sử sản xuất giầy vải nước ta. 1957-1958, với số lượng mũ mà xí nghiệp đã sản xuất đạt gần 5000 chiếc/năm và hơn 6000 chiếc vào năm 1960 và sản lượng giầy vải đạt trên 20000 đôi (1960). Mũ và giầy vải của xí nghiệp đã được giao thẳng cho Cục quân nhu,Tổng cục hậu cần để trang bị cho các đơn vị quân đội. Như vậy xí nghiệp đã góp phần vào mục tiêu xây dựng quân đội. Năm 1960, xí nghiệp được chính phủ trao tặng Huân chương chiến công hạng ba * Giai đoạn: 1961-1972. Tháng 6-1961 xí nghiệp 30 đã tiếp nhận một đơn vị công ty hợp danh sản xuất giầy dép là Liên xưởng thiết kế giầy vải ở Trần Phú và phố Kỳ Đồng (phố Tống Duy ngày nay) và đổi tên thành nhà máy cao su Thuỵ Khê Vào cuối năm 1970, nhà máy cao su đã sát nhập thêm công ty giầy vải Hà Nội cũ và đã được đổi tên là công ty giầy vải Hà Nội * Giai đoạn:1973-1989. Ngày 1-4-1973, phân xưởng mũ cứng của công ty tách thành công ty mũ Hà Nội ở phố Đội Cấn. Năm 1976, công ty đã giao phân xưởng may ở Khâm Thiên và giao 2 cơ sở sản xuất ở Văn Hương và Cát linh về xí nghiệp cao su Hà Nội Tháng 6-1978, công ty giầy vải Hà Nội hợp nhất với công ty vải Thượng Đình cũ thành công ty giầy vải Thượng Đình Tháng 4-1989, công ty đã tách cơ sở 152 Thuỵ Khê để thành lập công ty giầy Thuỵ Khê, sau khi tách ra công ty giày vải Thượng Đình chỉ còn 1700 CBCNV. Bộ phận mẫu và chế thử ngày đêm mài thiết kế những mẫu giầy mới và tiếp tục hoàn thành sự nghiệp của mình. * Giai đoạn: 1991 đến nay. Cuối năm 1991 đàu năm 1992, công ty đã vay ngân hàng Ngoại Thương để dầu tư sản xuất giầy cao cấp của Đài Loan và một số cán bộ của công ty đã đến đài Loan để tìm đối tác. Như vậy đây là cơ hội giúp công ty nhanh tiếp cận với môi trường kinh doanh không chỉ trong nước mà cùng với sự hiểu biết về thị trường quốc tế để nâng cao sức mạnh, vị trí của mình trên trường quốc tế. Tháng 9-1992, lần đầu tiên công ty đã đạt tiêu chuẩn quốc tế và được xuất khẩu sang thị trường Pháp, Đức. Ngày 8-7-1993, UBND Thành phố Hà Nội đã đồng ý cho công ty được phép mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh hoạt động chính là xuất khẩu và kinh doanh giầy mà công ty còn kinh doanh cả dịch vụ và du lịch. Với tất cả hoạt động của mình nên công ty đã lấy tên là công giầy Thượng Đình. Năm 2005, công ty giầy Thượng Đình đã lấy tên đầy đủ là: Công ty TNHH Nhà nứơc một thành viên Giầy Thượng Đình. Sản phẩm của công ty liên tục được chứng nhận là hàng đầu Việt Nam chất lượng cao từ năm 1991- 2003 (do người tiêu dùng bình chọn, báo cáo Sài Gòn tiếp thị tổ chức Năm 2000, sản phẩm giầy thể thao, giầy bảo hộ lao động là sản phẩm tiêu biểu của Hà Nội Năm 2000, công ty đã đạt giải vàng chất lượng quốc gia Việt Nam. Năm 2003, công ty được trao cúp vàng cho thương hiệu giầy Thượng Đình. Huân chương độc lập hạng III (2004) và huân chương chiến công hạng III. Được các tổ chức quản lý chất lượng chứng nhận như: IQNEF, PSB.. 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty giầy Thượng Đình. 2.1.2.1Chức năng của công ty. Sản xuất sản phẩm giầy dép tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (xuất khâủ sang các khu vực và thị trường chủ yếu là EU ngoài ra còn Châu Á, Châu Mỹ, Nam Phi. Nhập khẩu một số nguyên vật liệu và máy móc cùng với trang thiết bị cho quá trình sản xuất giầy ( giầy vải, giầy thể thao) và dép saldan các loại. Kinh doanh các ngành nghiề khác nhau phù hợp với quy định của pháp luật 2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty. Đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện hiện có của công ty, điều kiện thị trường quốc tế. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất khẩu trực tiếp và các kế hoạch có liên quan đến sự phát triển của công ty. Áp dụng trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất kinh doanh Thực hiên đầy đủ, nghiêm túc các cam kết trong hợp đồng ngoại thương, các hợp đồng sản xuất kinh doanh nội địa và các dịch vụ khác. Tiến hành sản xuất các hoạt động kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao với lợi nhuận cao đồng thời tạo công ăn việc làm cho công nhân viên chức nói riêng và người lao động nói chung. Thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với công nhân viên và người lao động về cả vật chất lẫn tinh thần đảm bảo công bằng. Sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu, tiết kiệm chi phí để giảm giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước. Thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là đóng góp đầy đủ các khoản về thuế và các nghiệp vụ tài chính khác theo quy định nhà nước. Thực hiện tốt công tác quản lý ISO 9001-2000 và SA 14000. Thực hiện tốt các quy định về quốc phòng, an ninh. Thực hiện tốt các chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của nhà nước, tuân thủ các quy định về kiểm tra, thanh tram kiểm tra các cơ quan có thẩm quyền. 2.1.2.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của công ty Vì bản thân công ty thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nứơc nên mô hình tổ chức của công ty được lập theo mô hình tập trung thống nhất. Do chức năng và nhiệm vụ của mình vì vậy cơ cấu hoạt động của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến- chức năng là phù hợp (Xem sơ đồ bên) Mô hình tổ chức của công ty giầy Thượng Đình Tổng Giám Đốc Đại diện của lãnh đạo về chất lượng QMRR Phó giám đốc xuất nhập khẩu Phó giám đốc Sản xuất Phó giám đốc Kỹ thuật-công nghệ Chất lượng Phó giám đốc thiết bị vệ sinh môi trường và an toàn LD Phòng Kề toán- TC Phòng HC_TC,BP-ISO Phòng tiêu thụ Phòng XNK T.Phòng chế thử mẫu T.Phòng KH-vật tư T.Phòng SX-GC T.Phòng KT-CN T.phòng QLCL Phòng bảo vệ Ban vệ sinh lao động Trạm y tế XT Xưởng sản xuấtgiầy vải XT Xưởng sản xuấtgiầy thể thao Xưởng cơ năng QDPX cán QDPX cắt 1 QĐPX may giầy vải QĐPX gò giày vải QDPX cắt 2 QĐPXmay giày TT QĐPX gò giày TT Tổ trưởng TSX 1 Tổ trưởng TSX 2 Tổ trưởng TSX 3 CT1 CT2 CT3 CT2 CT1 CT1 CT2 CT1 CT2 CT1 CT2 CT3 CT1 CT2 CT1 CT2 Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Tổng giám đốc Tống giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản trị của công ty, là người phụ trách chung điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Là người trực tiếp thiết kế bộ máy quản trị, chỉ đạo công tác tuyển dụng nhân sự, bố trí nhân lực và thiết lập mối quan hệ làm việc trong bộ máy và bảo vệ chính trị nội bộ. Là người đại diện tư cách pháp nhân của công ty. Là người chỉ huy điều hành toàn bộ công tác tổ chức quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc là người trực tiếp phụ trách các phòng tài chính, phòng tổ chức, bộ phân vật tư phòng kế hoạch - vật tư, phòng tiêu thụ. Các phó giám đốc. Phó giám đốc xuất khẩu: Là người phụ trách công tác xuất khẩu, công tác đối ngoại, giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến khách hàng nhằm đáp ứng và bảo đảm quyền lợi cho khách hàng. Phó giám đốc sản xuất Phụ trách công tác sản xuất thử và sản xuất mẫu, công tác quản lý định mức cấp phát vật tư và toàn bộ hệ thống kho của công ty. Chịu trách nhiệm về quản lý kế hoạch sản xuất ngắn hạn, tổ chức sản xuất, tổ chức gia công bán thành phẩm và thành phẩm, chất lượng giao hàng. Phó giám đốc kỹ thuật công nghệ và chất lượng: Phụ trách quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và công tác định mức vật tư, công tác kỹ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm. Phó giám đốc thiết bị, vệ sinh môi trường và an toàn lao động: Chịu trách nhiệm về quản lý, kiểm soát toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị của công ty, phụ trách công tác lắp đặt, sửa chữa, bảo dưõng, kiểm tra, kiểm định hệ thống máy móc; xem xét kế hoạch bổ sung thiết bị và phụ tùng thay thế, xây dựng sửa chữa nhà xưởng và quản lý việc sử dụng điện nước trong toàn công ty, phụ trách đào tạo công nhân vận hành máy móc thết bị. Chịu trách nhiệm về an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường công ty, công tác bảo vệ đội tự vệ, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động và kế hoạch kế hoạch hoá gia đình, phụ trách quỹ hỗ trợ công nhân viên, công tác hành chính quản trị và đời sống. Thay mặt giám đốc giả quyết những mối quan hệ với các đoàn thể khi được uỷ quyền. Các trưởng phòng. Trưởng phòng hành chính và bộ phận ISO Quản lý nguồn lực Hệ thống quản lý chất lượng Kiểm soát tài liệu và dữ liệu và hồ sơ. Trường phòng xuất nhập khẩu: Thực hiện và chịu trách nhiệm các hợp đồng liên quan tới xuất nhập khẩu và khách hàng. Trưởng phóng kế hoạch vật tư: Phụ trách kiểm soát tài sản của khách hàng và hệ thống thống kê toàn công ty, bảo toàn sản phẩm, kho nguyên vật liệu và bàn thành phẩm. Chịu trách nhiệm mua hàng, kiểm soát và kiểm tra sản xuất, nguyên vật liệu, bao gói. Phải xác nhận mẫu đối bao gói, nhận biết và xác nhận nguồn gốc sản phẩm. Trưởng phòng gia công: Lập ra các kế hoạch sản xuất ngắn hạn Tổ chức và quản lý việc sản xuất và gia công, bán thành phẩm tại đơn vị. Trưởng phòng quản lý chất lượng; Phân tích và tổng hợp tình hình chất lượng toàn công ty. Tham mưu cho giám đốc về công tác chất lượng Kiểm tra việc thực hiện quản lý chất lượng. Trưởng phòng tiêu thụ: Tổ chức quản lý các đại lý tiêu thụ Phụ trách tiêu thụ nội địa, kho thành phẩm, xếp dỡ, lưu kho, bảo quản và giao hàng. Trưởng phòng kỹ thuật công nghệ: Kiểm soát các sản phẩm không phù hợp và hành động phòng ngừa, khắc phục các sản phẩm cao su, hoá chất và keo. Luôn luôn theo dõi và đo lường, kiểm tra nguyên vật liệu cao su, hoá chất, xăng và keo. Trưởng phóng chế thử mẫu: Chế thử và làm mẫu chào hàng. Nghiên cứu chế thử các mẫu, đế, bảo duỡng phục vụ chế thử sản phẩm và sản xuất. Các trưởng xưởng. Xưởng cơ năng: Kiểm soát các phương tiện, theo dõi và đo lường, bảo dưỡng, sửa chữa Kiểm tra và duy trì hệ thống máy móc thiết bị, phụ tùng máy móc. Phụ trách an toàn lao động và an toàn sử dụng máy móc thiết bị. Xưởng sản xuất giầy vải: Tổ chức quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm giầy. Phân tích dữ liệu đề xuất cải tiến. Xưởng giầy thể thao. Tổ chức quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm giầy thế thao. Xác nhận mẫu chốt cắt, may, gò giầy thể thao. Phân tích dữ liệu đề xuất cải tiến. Các quản đốc phân xưởng. Quản đốc phân xưởng. Hoạch định và kiểm soát các quá trình sản xuất Theo dõi đo lường các quy trình và các thông số cần thiết, sản phẩm theo quy trình và sản phẩm cuối cùng Đưa ra các hành động khắc phục và phòng ngừa kịp thời. Các chuyền trưởng( tổ trưởng). Lên kế hoạch sản xuất Kiểm soát các quá trình sản xuất, theo dõi đo lường quy trình và các thông số Quản lý đời sống công nhân trong nhóm mà mình quản lý. 2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty giầy Thượng Đình. 2.1.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Bảng 2.1: Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty giầy Thượng Đình 4 năm (2004-2007) (Đơn vị tính: Triệu đồng). Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị TT (%) Giá trị Giá trị Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) 1. Tài sản 69680 100 75373 100 86166 100 94564 100 124845 100 Trong đó Tài sản cố định 22298 32 21487 28 20065 23 20315 21 27465 22 Tài sản lưu động 47382 68 53986 72 66101 77 74249 79 97380 78 2. Nguồn vốn 69680 100 75373 100 86166 100 94564 100 124845 100 Trong đó Vồn chủ sở hữu 38324 55 40373 53 48536 56 50564 53 67416 54 Vốn ngân sách 11129 16 10248 14 13187 15 13208 14 17478 14 Vốn tự bổ sung 10195 15 12025 16 13479 16 12972 13 13834 11 Vốn vay 10032 14 9144 12 10964 13 17820 20 26117 21 ( Nguồn: Phòng kế toán ) Do quy mô sản xuất ngày càng mở rộng việc đầu tư và sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty có sự thay đổi như 2006 tăng gấp trên 1,36 lần so với năm 2003. Xét về cơ cấu các tài sản này thì từ 2003-2006 số TSCĐ của công ty có xu hướng giảm từ 32% (2003) xuống còn dưới 21% (2006), TSLĐ lại có của hướng tăng lên từ 68% (2003) lên 79% (2006) Về nguồn vốn vay của công ty có tỷ trọng giảm đi từ 45% (2003) xuống chỉ còn 34% (2004), 31% (2005) và 38% (2006) Vốn tự bổ sung, vốn ngân sách không có sự biến động nhiều 2.1.3.2 Đặc điểm về trang thiết bị và quy trình công nghệ: Về trang thiết bị Trình độ công nghệ mà công ty sử dụng nhìn chung vẫn chưa hiện đại, phần lớn các trang thiết bị được nhập ở các nước Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á.Theo thống kê cho thấy, tính đến cuối năm 2001, công ty đã trang bị 4 dây chuyền công nghệ sản xuất giầy hoàn chỉnh. Gần đây nhất, năm 2000 công ty đã đầu tư mua mới 2100 máy may, 12 máy cắt dập và 2 dây chuyền sản xuất giầy thể thao. Mặc dù công ty cũng đầu tư tuy nhiên việc đầu tư vẫn chưa nhiều còn mang tính rái rác nhỏ lẻ và chưa đồng bộ hầu hết là các trang thiết bị đã lạc hậu, chất lượng kém, sử dụng gần hết khấu hao trong khi yêu cầu của sản xuất ngày càng phức tạp hơn so với trước. Bảng 2.2: Danh mục một số trang thiết bị sản xuất chính của công ty STT Tên thiết bị Số lượng (chiếc) Nguồn sản xuất Năm SX Năm trang bị 1 Dây chuyền SX lưỡng tính 1 Đài Loan 1991 1992 2 Dây chuyền SX GTT 2 Hàn Quốc 1996 2000 3 Dây chuyền SX giầy vải 3 Đài Loan 1991 1992 4 Dàn máy vi tính 2 Nhật 1995 1997 5 Dàn máy để thuỷ lực 3 Hàn Quốc 1999 2000 6 Hệ thống máy vi tính 35 Đông Nam Á 1997 1998 "Nguồn: Phòng kỹ thuật công nghệ" Quy trính công nghệ sản xuầt giầy giầy của công ty Hình 2.1: Quy trình sản xuất giầy QT bao gói sản phẩm Sản phẩm hoàn chỉnh QT cán các chi tiết cao su (2): - Đế - Viền - Pho hậu - Xốp gan gà - Xốp lót giầy - Keo QT gò giầy và lưu hoá giầy thể thao (6) QC QC QC Nguyên vật liệu (1) Vải, xốp, PE, Pu (2) QT bồi, tráng NVL (3) QT cắt các chi tiết mũ(4) QT may mũ giầy (5) QC Cao su, hoá chất, keo Chỉ, Ôze QC QC QC Hình 2.2: Quy trình sản xuất giầy vải Quá trình cán Quá trình cắt Quá trình bồi Quá trình may Yêu cầu của sản phẩm Quá trình gò lưu hoá Quá trình bao gói Sản phẩm thoả mãn khách hàng Hình 2.3: Quy trình sản xuất giầy thể thao Quá trình bồi Quá trình cắt Yêu cầu của sản phẩm Quá trình may Quá trình gò sản xuất Quá trình bao gói Sản phẩm thoả mãn "Nguồn: Phòng sản xuất- gia công" Đặc điểm về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm được nhập theo từng mặt hàng cụ thể, từng đơn hàng Bảng 2.3: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu chung của công ty 3 năm gần đây(2005-2007) STT Tên nguyên vật liệu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Cao su Tấn 715.200 722.000 727.500 2 Vải Mét 3.016.000 3.108.000 320.500 3 Chỉ Mét 1.547.000 1.562.000 157.500 4 Oxit kẽm Tấn 51 52 53 5 Bột nhẹ Tấn 1.366 1.378 138.900 6 Keo Tấn 82 82 82 7 Xăng công nghiệp Lít 455.000 450.600 453.200 8 Dầu hoá chất Lít 51.3 00 51.4 00 518.000 "(Nguồn: Phòng kế hoạch- vật tư" Qua bảng trên cho thấy nguồn nguyên vật liệu của công ty được sản xuất trong nước (khoảng trên 80%). Như vậy, có thể nói nguồn cung ứng của công ty khá là ổn định, điều này đồng nghĩa với việc tạo thế chủ động cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục thay vì phải lệ thuộc vào nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty huy động hết công suất máy móc thiết bị, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm đồng thời đáp ứng được đầy đủ, kịp thời, đồng bộ đem lại hiệu quả và uy tín cho công ty với bạn hàng trong nước và quốc tế. Điều quan trọng giúp công ty có thể đánh giá một cách chính xác năng lực hiện có của mình từ đó thiết lập được mục tiêu cho hoạt động sản xuất của mình. 2.1.3.4 Đặc điểm về lao động. Công ty giầy Thượng Đình là một trong những công ty có số lượng và cơ cấu lao động tương đối lớn khá ổn định. Tính đến ngaỳ 31/12/2007, công ty có tất cả là 1748 lao động, theo bảng sau Bảng 2.4: Bảng tổng hợp về lao động của công ty 4 năm(2004-2007) Năm Tổng số Giới tính CBCNV gián tiếp Công nhân TTSX Học sinh Nam Nữ Tổng số Cán bộ Nhân viên Phục vụ 2004 1785 660 1125 320 90 168 62 1255 210 2005 1773 683 1090 300 98 155 50 1202 271 2006 1760 679 1081 286 88 149 49 1250 224 2007 1748 603 1145 295 84 158 53 1260 192 "Nguồn: Báo cáo tổng hợp sử dụng lao động của công ty" Qua bảng số liệu cho thấy lao động của công ty chủ yếu là lao động phổ thông. Lao động nữ chiếm 70% tổng số lao động của toàn công ty, số lượng lao động trực tiếp cũng chiếm tới 80% tổng số lao động của công ty cũng tương tự như công ty giầy khác. Trình độ lao động còn chưa cao, số lao động bậc 1 chiếm tỷ trọng cao nhất (28%) trong khi đó số lao động bậc cao đặc biệt bậc 7 chiếm tỷ trọng rất thấp do chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp mặc dù hàng năm công ty cũng tổ chức cho các lớp huấn luyện đào tạo nhưng cũng có thể chất lượng đào tạo còn hạn chế vì vậy dẫn đến năng suất lao động chưa cao và làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, công nhân đựợc làm việc theo ca, được trang bị cần thiết khi làm việc. Họ được công ty thực hiện các chính sách quan tâm đãi ngộ đúng mức và hợp lý phần nào giúp họ cải thiện đời sống để họ lao động năng suất cao hơn, nâng cao chất lượng trong từng sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty. 2.1.3.5 Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm giầy Thượng Đình có tính đa dạng hoá bao gồm các loại sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến, sản phẩm truyền thống, gia công...Tuy nhiên giầy vải vẫn là sản phẩm giầy truyền thống của công ty. Loại giầy này bao gồm như: giầy cao cổ bộ đội, giầy basket phục vụ thể thao, giầy bata, giầy nam, nữ và giầy thể thao với các size khác nhau phù hợp với từng độ tuổi. Ngoài ra trên thị trường hiện nay, đã có mặt các sản phẩm giầy vải thể thao thời trang của công ty giầy Thượng Đình với mẫu sắc đa dạng, kiểu dáng phong phú như TD-07, FE-35, ATG-01...Từ những năm 1999 trở về đây dường như sản phẩm giầy đóng vai trò quan trọng nữa là giầy thể thao như: GTS, BLACK, FEIT, MIT,SUPERGA. Công ty đã đưa vào công nghệ sản xuất của mình các loại giầy da và một số sản phẩm dép đi trong nhà. Số lượng: Việc sản xuất tạo ra các sản phẩm lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào số lượng đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế. Phần lớn công ty thực hiện gia công phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài. Chất lượng: vì hoạt động sản xuất của công ty chính là hoạt động xuất khẩu cho nên yêu cầu về chất lượng luôn là vấn đề mà công ty đặt lên hàng đầu, để làm sao có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trưòng trong nước nói chung dặc biệt là thị trường nước ngoài khó tính như Mỹ, EU.....nói riêng. Chất lượng sản phẩm giầy của công ty đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000, được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm đạt chất lượng cao 1991-2003 2.1.3.6 Đặc điểm về thị trường của công ty * Thị trường trong nước Công ty luôn chú trọng vào thị trường trong nước nhằm cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trong những năm gần đây, sản phẩm của công ty giầy Thượng Đình được người tiêu dùng bình chọn là" Hàng Việt Nam chất lượng cao". Thương hiệu Thượng Đình đã được biết đến và là địa chỉ tin cậy của khách hàng. Hiện nay công ty đã thiết lập được hệ thống tiêu thụ lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, 35 đại lý bán lẻ, hàng trăm các cửa hàng trên cả nước. * Thị trường quốc tế Sản phẩm giầy của công ty được xuất khẩu sang EU, châu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20452.doc
Tài liệu liên quan