MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG. 5
CHƯƠNG I. CƠ SỎ LÍ LUẬN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA. 5
1. Cơ sở lý luận chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 5
1.1 Khái niệm. 5
1.2. Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 6
1.3. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. 8
1.4. Ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 11
2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 14
2.1. Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp. 14
2.2. Cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hoá đáng kể về cả chất lượng, số lượng và chủng loại. 16
2.3. Gieo mầm cho các tài năng quản trị kinh doanh. 16
2.4. Tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho dân địa phương. 17
2.5. Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn. 17
2.6. Cải thiện mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế khác nhau. 17
2.7. Tạo thu nhập. 17
2.8. thúc đẩy chuyển giao công nghệ. 18
2.9. Phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế. 18
2.10. Giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc. 18
3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số tỉnh. 20
3.1. Kinh nghiệm phát triển của tỉnh Điện Biên. 20
3.2. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp của tinh Hoà Bình. 23
3.3. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Sơn La. 26
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở SƠN LA GIAI ĐOẠN 2010-2015. 29
I. Các nhân tố kinh tế- xã hội của Sơn La tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 29
1. Điều kiện tự nhiên. 29
2. Cơ sở hạ tầng. 31
3. Nguồn nhân lực. 36
4. Tình hình phát triển kinh tế. 39
5. Các vấn đề xã hội. 41
II. Đánh giá cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Sơn La. 43
1. Chính sách đăng kí kinh doanh. 43
2. Chính sách đất đai. 45
3. Chính sách lao động. 45
4. Chính sách vốn. 46
5. Chính sách khác. 46
III. Đánh giá chung về phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sơn La. 47
1. Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 48
1.2. Tình hình huy động vốn: 52
1.3. Phân bố các doanh nghiẹp nhỏ và vừa theo vùng. 53
1.4. Tạo công ăn việc làm và thu nhập: 53
1.5. Đóng góp về xuất khẩu 54
1.6. Đóng góp vào thu ngân sách địa phương: 55
2. Tồn tại. 55
3.Nguyên nhân tồn tại. 56
3.1.Vốn. 56
3.2. Tình hình thiết bị công nghệ. 57
3.3. Trình độ nhân lực, lao động và quản lý. 57
4. Tình hình và khả năng cạnh tranh của các DN tỉnh về sản phẩm, thị trường. 57
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH SƠN LA TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 59
I. Cơ hội và thách thức đối với phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 59
1. Cơ hội. 59
2. Thách thức. 61
II. Định hướng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Sơn La. 64
1. Định hướng. 64
2. Mục tiêu. 65
III. Giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Sơn La. 67
1. Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp. 67
2. Xúc tiến, vận động đầu tư và khuyến khích đầu tư. 68
3. Chính sách về thuế. 69
4. Chính sách về tín dụng. 71
5. Thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 72
6. Một số kiến nghị. 72
6.1. Với mục tiêu nền kinh tế phát triển cao, là một nước công nghiệp trung bình vào năm 2020. 72
6.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần: 73
6.3. Các Bộ, ngành cần nhanh chống hoàn thiện các văn bản, quy định về việc thi hành các Luật chuyên ngành nhưng có liên quan đến Luật Doanh nghiệp để có sự thống nhất giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và doanh nhân trong quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh. 74
6.4. Bộ Tài chính cần nghiên cứu chế định để lại 100% lệ phí đăng ký kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh sử dụng phục vụ công tác đăng ký kinh doanh cũng như những chi phí tiến hành khảo sát doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. 74
KẾT LUẬN. 75
DANH MỤC THAM KHẢO. 76
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp lý làm cơ sở cho công tác chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành.
Để tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng, trong những năm qua thực hiện đổi mới theo hướng tăng cường phân cấp cho cấp dưới, quy định rõ trách nhiệm và gắn với việc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 29/2003/CT-TTg ngày 23/12/2003, số 21/2005/CT-TTg ngày 15/6/2005 và Chỉ thị số 28/2006/CT-TTg ngày 7/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 14/11/2003 của Ban thường vụ Tỉnh Uỷ về chấn chỉnh quản lý đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng.
Do đó, công tác quản lý đầu tư ở các ngành, các cấp đã dần được chấn chỉnh:
- Hạn chế việc cho lập dự án tràn lan không theo quy hoạch, kế hoạch, thiếu khả năng cân đối vốn; nghiêm cấm việc cho phép nhà thầu ứng vốn trước để lập dự án. Giai đoạn 2001-2003, hàng năm đã cho phép lập và quyết định phê duyệt hàng trăm dự án, đến nay tình trạng này đã cơ bản được khắc phục (năm 2004 cho phép lập và phê duyệt 93 dự án; năm 2005 là 67 dự án và năm 2006 chỉ có 33 dự án). Vì vậy chất lượng công tác quản lý đầu tư nói chung cũng như công tác chuẩn bị đầu tư nói riêng đã được nâng lên.
- Về Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm: thực hiện giảm số lượng công trình qua các năm, tập trung cho các công trình hoàn thành và chuyển tiếp (năm 2003 có 360 công trình, trong đó khởi công mới 73 công trình; năm 2004 có 275 công trình, trong đó khởi công mới 66 công trình; năm 2005 có 272 công trình, trong đó khởi công mới 22 công trình; năm 2006 có 233 công trình, trong đó khởi công mới chỉ có 20 công trình). Vì vậy đã tăng bình quân vốn đầu tư cho 1 công trình từ 700 triệu năm 2003 lên 2,1 tỷ đồng năm 2006; xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều công trình đã dang dở nhiều năm qua; hạn chế dần số lượng công trình chậm tiến độ trong kế hoạch đầu tư (năm 2004 có 144 công trình chậm tiến độ; đến năm 2006 chỉ còn 54 công trình). Mặt khác, hàng năm đã xác định những công trình trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội để tập trung đầu tư; đồng thời thường xuyên tổ chức rà soát, đánh giá điều chỉnh kịp thời, thực hiện dừng đầu tư một số chương trình dự án không hiệu quả.
- Đã xử lý tích cực tình trạng nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản. Tính đến hết năm 2003 số nợ xây dựng cơ bản của tỉnh khoảng 300 tỷ đồng, đây là vấn đề bức xúc trong công tác quản lý đầu tư. UBND tỉnh và các ngành đã tập trung rà soát, xác định chính xác số nợ này và xử lý qua các năm (năm 2004 thanh toán 25,85 tỷ đồng, năm 2005 là 115 tỷ và năm 2006 là 46,3 tỷ đồng). Hiện nay nợ các công trình hoàn thành còn khoảng 70 tỷ đồng sẽ được xử lý dứt điểm trong năm 2007.
- Một số vấn đề khác như: công tác đấu thầu; công tác giám sát, đánh giá đầu tư; quản lý chất lượng công trình; thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường sự chỉ đạo nhằm tổ chức triển khai đúng pháp luật, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Đã hình thành và củng cố các ban quản lý dự án ở một số ngành và ở tất cả các huyện thị.
b. Về công tác quy hoạch
Trong những năm qua, Tỉnh uỷ, HĐND-UBND tỉnh đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo đến công tác quy hoạch. Trên cơ sở thời cơ nhà nước xây dựng Thuỷ điện Sơn La đã tập trung chỉ đạo, rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 2005- 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 9/3/2006. Đây là tiền đề để tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của các huyện, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Hiện nay đề cương, dự toán quy hoạch điều chỉnh, bổ sung của các ngành, các huyện - thị xã đã được duyệt; quy hoạch các ngành Văn hóa, Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các huyện Bắc Yên, Mộc Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Sốp Cộp đã lập xong đang trình thẩm định và phê duyệt.
Quy hoạch tổng thể di dân TĐC của tỉnh đã được rà soát, bổ sung hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét phê duyệt. Đã lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết của 26 khu với 115 điểm TĐC, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng và đón nhận nhân dân TĐC.
Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, đô thị: Phấn đấu nâng cấp thị xã Sơn La lên đô thị loại 3 và trở thành thành phố vào năm 2008 đã thực hiện lập và phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng chi tiết các khu chức năng, khu đô thị mới Chiềng Ngần. Quy hoạch nâng cấp thị trấn Mai Sơn, Mộc Châu lên thị xã, quy hoạch khu hành chính mới Phiêng Lanh - Quỳnh Nhai. Ngoài ra còn rà soát, hoàn chỉnh một số quy hoạch như: khu trung tâm du lịch Mộc Châu; khu nông nghiệp công nghệ cao Mộc Châu; quy hoạch khu công nghiệp Tà Sa …
Nhìn chung chất lượng các đồ án quy hoạch đạt yêu cầu đặt ra, đảm bảo đúng quy trình quản lý từ khâu xây dựng đề cương, dự toán và các bước tiến hành triển khai, thực hiện tốt việc thẩm định từ cơ sở; các phương án quy hoạch đều bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI và XII, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến 2020 của tỉnh; gắn với nhiệm vụ chung xây dựng công trình Thuỷ điện Sơn La, công tác tái định cư; phù hợp với tình hình, điều kiện tự nhiên và nguồn lực của từng địa phương, từng ngành để có thể thực hiện được, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển. Đồng thời làm căn cứ cho việc huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh.
c. Công tác đầu tư
Trước hết, nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng nhanh qua các năm, có sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế, tạo khả năng hoàn thành tốt kế hoạch phát triển đã đề ra, góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Trong đó nguồn vốn NSNN trong 3 năm (2004-2006) đã huy động đầu tư XDCB khoảng 1.510 tỷ đồng, bình quân mỗi năm của giai đoạn gấp khoảng 2 lần so với năm 2003. Đã thực hiện đầu tư xây dựng trên 700 công trình, tập trung theo các chương trình dự án trọng điểm.
Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng
Giao thông tập trung nhựa hoá đường giao thông từ tỉnh đến huyện và đến các trung tâm cụm xã; xây dựng đường giao thông nông thôn đến trung tâm các xã chưa có đường và một số tuyến đường ra biên giới, đường vành đai biên giới, đường phục vụ cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm, vùng tái định cư.
Kết cấu hạ tầng đô thị đã từng bước được nâng cấp xây dựng đáp ứng được yêu cầu đô thị hoá, phát triển ổn định dân cư và tái định cư thuỷ điện Sơn La, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, làm cơ sở khai thác nội và ngoại lực để đầu tư phát triển.
Xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu khác: đầu tư lắp đặt hệ thống đường dây tải điện, các trạm biến áp, nâng số xã có điện lưới quốc gia lên 198/201 xã đạt 98,5%; nâng số hộ dùng điện lên 66,89%, trong đó khu vực nông thôn số hộ được dùng điện là 60,19%; tăng tỷ lệ số dân nông thôn dùng nước từ 53,4% năm 2004 lên 60% vào năm 2006; phủ sóng điện thoại di động các huyện; 100% số xã có điện thoại; xây dựng các bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tỉnh, kiên cố trường lớp học, nhà ở giáo viên, nhà bán trú học sinh vùng III, lớp cắm bản, nhà mẫu giáo và nhà văn hoá xã.
- Xây dựng hoàn thành một số nhà máy chế biến nông, lâm sản. Đã hình thành các cơ sở công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, gạch, cát, đá, sỏi…) gắn với việc phục vụ xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sơn La. Hình thành một số khu công nghiệp tập trung vùng kinh tế trọng điểm.
- Trong giai đoạn đã đầu tư kiên cố hoá hàng chục công trình thuỷ lợi nâng cao năng lực tưới các hệ thống thuỷ lợi, xây dựng hàng trăm ha nương bậc thang; đồng thời đầu tư các cơ sở bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch tại các trung tâm cụm xã, đầu tư chiều sâu các nhà máy chế biến đường, sữa, chè, cà phê…
- Tiếp tục xây dựng mới các trung tâm thương mại, dịch vụ tại thị xã, thị trấn và các trung tâm cụm xã trọng điểm; phát triển hệ thống chợ gắn với việc hình thành các đô thị mới. Đã đầu tư hình thành rõ các điểm, tua, tuyến du lịch về sinh thái, văn hoá, lịch sử tại thị xã, Mộc Châu, Mai Sơn, Mường La.
Đối với chương trình di dân tái định cư: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết, tiến hành đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu tại 26 khu với 115 điểm TĐC để đón nhận nhân dân tái định cư, cơ bản hoàn thành kế hoạch di dân đề ra.
Thực hiện thu hút đầu tư: Quan tâm hỗ trợ các dự án đầu tư đã được UBND tỉnh chấp thuận; Thực hiện rà soát hủy bỏ các cơ chế chính sách thu hút đầu tư không phù hợp, thống nhất tổ chức theo quy định chung của Chính phủ. Từ năm 2003 đến nay UBND tỉnh đã chấp thuận, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 137 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 11.400 tỷ VND và 6 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký trên 26 triệu USD, trong đó có 92 dự án đã triển khai thực hiện với tổng khối lượng thực hiện ước đạt 147 tỷ VND (đầu tư trong nước) và 17,6 triệu U SD (đầu tư nước ngoài).
Nhìn chung, cơ cấu đầu tư đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung hơn cho những mục tiêu quan trọng và các chương trình dự án về phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời quan tâm đầu tư nhiều hơn cho các xã vùng III, vùng đặc biệt khó khăn.
3. Nguồn nhân lực.
Năm 2009, dân số trung bình toàn tỉnh Sơn La là 1.080.641người, trong đó nam là 546.800 người (chiếm 50,19%) và nữ là 532.841 người (chiếm 49,81%). Từ năm 2002 đến nay, tỷ lệ tăng dân số của tỉnh có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ tăng dân số năm 2002 là 18,76%, năm 2003 là 17,60 %, năm 2004 là 17%, năm 2005 là 15,9%, năm 2009 là 15,9%. Dân số phân bổ không đều, mật độ dân số bình quân toàn tỉnh năm 2009 là 77 người/ km2. Riêng ở Thành phố Sơn La mật độ dân số lên 238 người/ km2 trong khi đó ở một số huyện con số này rất thấp (mật độ dân số của huyện Sốp Cộp là 25 người / km2).
Toàn tỉnh có 12 Dân tộc anh em (là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số), trong đó dân tộc Thái chiếm có dân số lớn nhất, chiếm gần 55% dân số toàn tỉnh. Các dân tộc có dân số đông tiếp theo là dân tộc Kinh 18%, dân tộc Mông 12%, dân tộc Mường 8,4%, dân tộc Dao 1,82%, dân tộc Khơ Mú 1,89%... Nhìn chung đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện đáng kể. Phong tục tập quán của các dân tộc được bảo tồn và phát huy cùng với việc du nhập các giá trị văn hoá mới, hiện đại. Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan… đang dần được xoá bỏ.
Lao động trong độ tuổi khoảng 524.950 người, chiếm 52,8% dân số toàn tỉnh, trong đó nam là 293.447 người, nữ là 231.503 người. Bình quân hàng năm, lực lượng lao động của Tỉnh tăng thêm khoảng 2 vạn người. Lao động thành thị 88.769 người chiếm tỷ lệ 16,91%, lao động nông thôn 436.181 người chiếm tỷ lệ 83,09% tổng số lao động toàn tỉnh. Theo ngành kinh tế, lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm trên 85% tổng số lao động trong các ngành kinh tế; lao động trong ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Chất lượng nguồn lao động đã được nâng cao đáng kể, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2009 đạt khoảng 18%. Trong số lao động được đào năm 2009 có bằng cấp trên 14.000 người trong đó: trình độ trên đại học 70 người, đại học cao đẳng 6.521 người, trung học và đào tạo nghề 7.427 người; ngoài ra lao động có trình độ lao động phổ thông 250.000 người.
Tỷ lệ lao động chưa giải quyết được việc làm đến năm 2009 chỉ còn 4,29%, là mức khá thấp so với bình quân cả nước. Như vậy, số người cần việc làm trong thời gian tới của Tỉnh không phải là sức ép lớn, vấn đề quan trọng là đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tuyển dụng nhân công.
Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế( Tính đến thời điểm 1/7/2006) là 541.451người. Nhìn chung, trình độ dân trí của các dân tộc còn thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đây là những trở ngại cho việc phát triển sản xuất, nâng cao sức mua của dân cư, ảnh hưởng lớn đến phát triển thị trường và thương mại của tỉnh.
Khi công trình xây dựng thủy điện Sơn La khởi công, sự gia tăng dân số lao động sẽ tạo nguồn nhân lực mới cho Sơn La với quy mô trên 1 triệu dân và hơn 50 vạn lao động. Đây sẽ là nguồn nhân lực lớn, quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trước mắt và lâu dài.
Tuy nhiên, tinh Sơn La đang thiếu nhiều lao động qua đào tạo. Tỉnh Sơn La hiện có 23.516 cán bộ, công chức, trong đó chỉ có 28,22% có trình độ đại học, cao đẳng còn lại 62,9% cán bộ công chức có trình độ trung học, sơ học và chưa qua đào tạo. Mặc dù tỉnh đã có nhiều hình thức đào tạo chính quy và không chính quy nhưng số cán bộ là dân tộc thiểu số có trình độ Đại học vẫn tăng chậm. Hiện nay Sơn La đang thiếu cả thầy cả thợ đặc biệt là thiếu trầm trọng những thợ đã qua đào tạo. Từ nay đến năm 2020, Sơn La tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao (Đại học và trên Đại học) tập trung vào các ngành nông nghiệp, y tế, quản lý kinh tế, giao thông, xây dựng, công nghệ thông tin, giáo dục. Tỉnh cũng chú trọng đào tạo lượng lớn công nhân kỹ thuật phục vụ cho công trình thuỷ điện Sơn La, phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp trên địa bàn.
Bảng 4: Đơn vị hành chính, diện tích, dân số & mật độ dân số tỉnh Sơn La.
Thị trấn
Số xã
Số phường
Diện tích(km2)
Dân số trung bình năm 2006 (người)
Mật độdân số(người/km2)
Tổng số
8
187
6
14125
1.007.511
71
Thành phố Sơn La
-
6
6
323,82
77.080
238
Huyện Quỳnh Nhai
-
13
-
1056,67
67.239
64
Huyện Mường La
-
16
-
1422,04
83.809
59
Huyện Thuận Châu
1
28
-
1535,9
138.360
90
Huyện Bắc Yên
1
13
-
1099,36
51.908
47
Huyện Phù Yên
1
26
-
1232,68
103.295
84
Huyện Mai Sơn
1
20
-
1428,21
127.273
89
Huyện Sông Mã
1
18
-
1639,72
112.645
69
Huyện Yên Châu
1
14
-
857,75
64.483
75
Huyện Mộc Châu
2
25
-
2055,3
144.945
71
Huyện Sốp Cộp
8
1473,5
36.474
25
Nguồn: Cục thống kê Sơn La
4. Tình hình phát triển kinh tế.
Sơn La là 1 tỉnh nghèo, điều kiện phát triển kinh tế không thuận lợi. Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp nhưng trong những năm vừa qua, nền kinh tế của tỉnh đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Tổng GDP của tỉnh mỗi tăng đều tăng khoảng 17 %. Nền kinh tế dần thoát khỏi tình trạng thuần nông của những năm đầu sau đổi mới. Các ngành nông - lâm - ngư nghiệp dần giảm tỉ trọng. Trong khi đó, tỉ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có chiều hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản xét về mặt GDP thì Sơn La vẫn còn là một tỉnh nghèo. Tổng sản phẩm trong Tỉnh (GDP) tính bình quân giai đoạn 2005- 2010 là 11,6%, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2009 ước đạt 5 triệu đồng/người (khoảng 260 USD)
Nằm ở vị trí đầu nguồn của hai con sông lớn là sông Đà và sông Mã, Sơn La không chỉ là địa bàn phòng hộ xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và công trình thuỷ điện lớn nhất nước, mà còn là địa bàn có tiềm năng, lợi thế để phát triển rừng nguyên liệu với quy mô trên 20 vạn ha, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và sản xuất giấy, bột giấy.
Ngoài tiềm năng để phát triển một số cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc ăn cỏ, phát triển rừng nguyên liệu, Sơn La còn có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại cây, con khác có giá trị kinh tế cao như dâu, tằm, cà phê, chè, rau sạch, hoa, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thú quý hiếm với quy mô công nghiệp. Mỗi năm, Sơn La thu hoạch 18 – 20 vạn tấn ngô, đậu tương - nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.
Tiềm năng phát triển của sản phẩm nông – lâm nghiệp, hàng hoá như trên là tiền đề để Sơn La có thể phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông – lâm sản như chế biến chè, sữa, cà phê, tơ tằm, thịt, giấy, thức ăn gia súc…tham gia vào thị trường trong nước và xuất khẩu.
Về ngành dịch vụ, Sơn La cũng ngày càng chú trọng phát triển ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. Trước đây, mạng lưới giao thông của tỉnh còn nhiều yếu kém nhưng đến nay, các đường giao thông đã được mở rộng và phát triển, nâng cấp nhằm phục vụ mạng lưới giao thông của tỉnh được xuyên suốt, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hoá đến các tỉnh lân cận. Về mạng lưới bưu chính viễn thông thì tỉnh đã phủ kín diện tích lãnh thổ và kĩ thuật ngày càng được nâng cấp. Số máy điện thoại tăng khá nhanh.
Về thương mại, du lịch cũng ngày càng phát triển. Sơn La là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái và văn hoá - dân tộc - lịch sử. Đây là một ngành có nhiều triển vọng của kinh tế Sơn La. Tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm từ 60,96% năm 2000 xuống 43,4% năm 2009, tỉ tringj công nghiệp – xây dựng tăng từ 9,49% lên 21,58%; tỉ trọng GDP dịch vụ tăng từ 29,55% lên 35,02%.
Nhìn chung, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp, đa dạng hoá nông nghiệp, phát triển ngành nghề ở cả nông thôn và đô thị đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay của tỉnh là cần quan tâm ưu tiên phát triển hạ tầng cơ sở trong đó quan trọng nhất là giao thông vận tải.
5. Các vấn đề xã hội.
Văn hoá
Sơn La là một vùng văn hóa đa dạng, phong phú, giàu hương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc. Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng cư trú. Mỗi dân tộc đều có những di sản văn hóa truyền thống độc đáo của riêng mình và giữa các dân tộc có những nét chung bởi sự giao hòa của 12 nền văn hóa.
Dân tộc Thái có tiếng nói, chữ viết riêng với hơn 500 bản sách chữ Thái cổ, có những bản trường ca nổi tiếng như Xống chụ xôn xao (Tiễn dặn người yêu), có nghề dệt thổ cẩm truyền thống với trên 30 loại hoa văn độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.
Dân tộc H'Mông có tiếng hát làm đầu và nghề rèn đúc khoan nòng súng kóp.
Dân tộc Khmú có điệu múa tăng bu, hun mạng và tài đan mây tre.
Dân tộc Xinh Mun có tết Hoa Ban…
Tất cả dệt nên một bức tranh văn hoá đậm đà tính dân tộc.
Giáo dục – đào tạo:
Giáo dục:
Công tác giáo dục - đào tạo ngày càng được củng cố và phát triển toàn diện ở các cấp học, ngành học với nhiều loại hình theo hướng xã hội hoá, phát triển mạnh về quy mô, chất lượng giáo dục từng bước được tăng nhanh số lượng học sinh ở các cấp học ngành học từ mầm non đến đại học, mạng lưới trường lớp ngày càng được phát triển, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường ngày càng cao, đặc biệt là đồng bào con em dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học, nhất là chương trình kiên cố hoá trường lớp học. Năm 2009 đã có 98 xã đạt chuẩn phổ cập THCS, 72 xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và 201 xã phường (đạt 100 số xã phường) duy trì phổ cập tiểu học.
Xoá mù chữ, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở cho 98 xã đạt 48,8% toàn tỉnh. Đã thực hiện xoá mù cho 47.000 người trong đó chủ yếu là người trong độ tuổi lao động thuộc các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa
Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp và đang từng bước được nâng lên, trên 80% trẻ em trong độ tuổi 6 -14 được phổ cập giáo dục tiểu học, trên 90% người lao động ở độ tuổi từ 15 - 35 tuổi được công nhận xoá mù chữ. Kết quả tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật trong 10 năm qua được hơn 2 vạn người, hàng vạn lao động được chuyển giao kỹ thuật sản xuất dạy nghề, hàng nghìn cán bộ được đào tạo lại về lý luận quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, đặc biệt tập trung mạnh cho đào tạo cán bộ xã, phường. Số lao động có tri thức ngày càng được phát triển đã và đang tiếp cận với điều kiện mới của nền kinh tế thị trường, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Đào tạo :
Các trường, lớp chuyên nghiệp dạy nghề từng bước được mở rộng cả về quy mô và loại hình nhằm đào tạo nhân lực phục vụ cho phát triển KT-XH của tỉnh. Giai đoạn 2002 – 2008, số lao động được đào tạo tại các cơ sở đào tạo của tỉnh là 14.658 người, trong đó khối sư phạm có 4.036 người (chiếm 27,5%), văn hoá nghệ thuật 986 người, nông lâm nghiệp 3.576 người… Bên cạnh đó, toàn tỉnh còn bồi dưỡng, đào tạo lại, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho gần 40 nghìn cán bộ, đảng viên cấp huyện, xã và già làng, trưởng bản… dưới nhiều hình thức (về nâng cao nhận thức chính trị, trình độ quản lý nhà nước, khoa học, khuyến nông, khuyến lâm). Trong 4 năm qua Nhà nước đã đầu tư nâng cấp trường văn hoá nghệ thuật lên trường trung cấp, trường trung cấp sư phạm ở Hát Lót lên trường cao đẳng, trường cao đẳng sư phạm ở Thuận Châu lên Đại học Tây Bắc, nâng cấp trường đào tạo nghề.
Y tế:
Có 13 đơn vị trực thuộc tuyến tỉnh: Bệnh viện đa khoa tỉnh; Trường Đào tạo cán bộ y tế; Trung tâm phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội; Trung tâm y tế dự phòng tỉnh; Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm Nội tiết; Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm;Trung tâm Giám định; Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
II. Đánh giá cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Sơn La.
1. Chính sách đăng kí kinh doanh.
Thực hiện nghiêm túc việc bãi bỏ 175 loại giấy phép khác nhau của Chính phủ, Thủ Tướng chính phủ, các Bộ ngành liên quan, đây là khâu đột phá về cải cách hành chính, thể hiện sự thay đổi căn bản về tư duy và phương thức quản lý Nhà nước theo hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Các doanh nghiệp được tự do lựa chọn, bổ sung ngành nghề, địa bàn kinh doanh, thủ tục đăng ký đơn giản, ít tốn kém.
UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo triển khai Luật Doanh Nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do đó việc triển khai thực hiện Luật được thực hiện thông suốt, hiệu lực của Luật được nhanh chóng phát huy tác dụng trên địa bàn Tỉnh.
Phương thức hướng dẫn, hỗ trợ, thông tin cho người đăng ký kinh doanh về Luật Doanh nghiệp, về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: hướng dẫn làm hồ sơ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và mẫu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hướng dẫn về lựa chọn tên doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề kinh doanh và hướng dẫn việc xin giấy phép kinh doanh, giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề kinh doanh cần giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
Các văn bản, công văn do HĐND, UBND cấp tỉnh, các Sở, UBND cấp huyện ban hành liên quan đến thi hành Luật Doanh nghiệp:
* Văn bản của UBND tỉnh:
- Văn bản số: 1343/UB ngày 12/9/2000 của UBND tỉnh v/v cấp và đổi giấy CN-ĐKKD cho các DN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
- Quyết định v/v giao nhiệm vụ kiêm trưởng phòng Đăng ký kinh doanh;
- Quyết định v/v chuyển nhiệm vụ ĐKKD từ Phòng tài chính về phòng Kế hoạch và Đầu tư thuộc UBND huyện;
* Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Công văn số: 72/KHĐT V/v gửi các tài liệu liên quan đến việc triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp cho các huyện, thị.
2. Chính sách đất đai.
Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng: mở rộng xây dựng các cụm công nghiệp vùa và nhỏ, các cụm tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê mặt bằng sản xuất với thời gian dài. Đẩy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giảm mức thu lệ phí và thuế chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất, tạo điều kiện khai thông các giao dịch chính thức trên thị trường bất động sản.
Nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng kinh doanh: cho các doanh nghiệp thuê đất, đổi đất lấy công trình nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp có khả năng phát triển doanh nghiệp ... kết quả đạt được rất tốt, tạo điều kiện cho nhà nước tăng tiềm lực kinh tế, giúp các doanh nghiệp có thêm cơ hội để sản xuất kinh doanh .
3. Chính sách lao động.
Chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực: hỗ trợ một phần kinh phí cho các học viên từ doanh nghiệp tham gia các lớp học do tỉnh tổ chức để nâng cao nghiệp vụ quản lý, thống kê, kế toán, các chương trình tư vấn về sản xuất kinh doanh… Thực hiện chính sách đào tạo giám đốc doanh nghiệp về quản lý hành chính, quản lý sản xuất kinh doanh… tạo điều kiện cho các nhà quản lý doanh nghiệp được tham quan, học hỏi ở các cơ sở trong và ngoài nước…
- Năm 2006 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã mở 10 lớp tập huấn đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với 310 học viên theo học. Tổng kinh phí 195 triệu đồng.
- Năm 2007 đã mở 10 lớp tập huấn đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với 546 học viên. Tổng kinh phí 350 triệu đồng.
- Năm 2008 dự kiến mở 6 lớp đào tạo với 300 học viên, trong đó có 4 lớp đào tạo nâng cao cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong chương trình đào tạo có nội dung đi thăm quan học hỏi thực tế tại một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tổng kinh phí 390 triệu đồng.
Đối tượng của các đợt đào tạo gồm: Các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, giám đốc, phó giám đốc, kế toán, cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân trong toàn tỉnh
4. Chính sách vốn.
a. Hỗ trợ về tài chính: tạo điều kiện và khuyến khích cá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư cho sản xuất kinh doanh từ ác quỹ, ngân hàng thương mại với mức lãi suất ưu đãi. Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như giảm bớt các thủ tục về thế chấp tài sản, nâng tỷ lệ cho vay vốn sát với định giá tài sản của doanh nghiệp.
b. Những hỗ trợ về vốn: các doanh nghiệp đầu tư sản xuất ki
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25670.doc