MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 3
I. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. 3
1. Khái niệm. 3
2. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển kinh tế. 5
II.Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển ngành
du lịch. 6
1. Tác động tích cực 6
2. Tác động tiêu cực 7
III. Sự cần thiết tăng cường phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình 8
1. Vị trí của du lịch Ninh Bình trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trung tâm – du lịch Hà Nội và vùng phụ cận và vùng du lịch
Bắc Bộ. 8
2. Vai trò của du lịch Ninh Bình đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. 9
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH NINH BÌNH 11
I. Tiềm năng kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình. 11
1. Điều kiện tự nhiên. 11
1.1. Vị trí địa lý. 11
1.2. Địa hình 11
1.3. Khí hậu 11
1.4. Thuỷ văn: 12
1.5. Sinh vật: 12
1.6. Đất đai: 12
1.7. Tài nguyên khoáng sản: 12
2. Điều kiện dân cư, kinh tế – xã hội. 12
2.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc. 12
2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội. 13
3. Tài nguyên du lịch Ninh Bình. 16
3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. 16
3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. 21
3.3. Đánh giá chung về tiềm năng du lịch Ninh Bình. 24
4. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. 25
4.1. Hệ thống giao thông. 25
4.2. Hệ thống cáp điện. 25
4.3. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. 25
4.4. Hệ thống bưu chính viễn thông. 26
4.5. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng. 26
5. Đánh giá chung về tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch. 27
5.1. Những lợi thế. 27
5.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 28
II. Thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình. 28
1. Khách du lịch đến với Ninh Bình 28
2. Doanh thu và giá trị gia tăng (GDP) du lịch 31
2.1. Doanh thu du lịch 31
2.2. Giá trị gia tăng ngành du lịch 32
3. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. 33
3.1. Cơ sở lưu trú du lịch 33
3.2. Hệ thống các cơ sở ăn uống phục vụ du lịch 34
3.3. Khu vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ trợ 34
4. Lao động du lịch 35
5. Về đầu tư phát triển du lịch 36
5.1. Đầu tư trong lịch vực hạ tầng du lịch 36
5.2. Đầu tư của các doanh nghiệp vào du lịch 36
6. Xúc tiến quảng bá du lịch. 37
III. Các thách thức phát triển du lịch của Ninh Bình trong
thời gian tới 39
1. Điểm mạnh. 39
2. Điểm yếu 40
3. Cơ hội 44
4. Thách thức 46
CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH 49
I. Quan điểm phát triển du lịch 49
1. Phát triển du lịch nhanh và bền vững, gúp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 49
2. Phát triển du lịch gắn với an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. 50
3. Phát triển du lịch phải gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan. 50
4. Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực,. 50
5. Phát triển du lịch phải đặt trong mối quan hệ 51
II. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch trong kỳ hội nhập 51
1. Về thực hiện quy hoạch 51
2. Giải pháp về cơ chế đầu tư 52
3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 54
4. Giải pháp về thị trường, xúc tiến phát triển du lịch 54
5. Giải pháp về cơ chế chính sách 57
6. Giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển du lịch bền vững. 58
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4585 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo cung cấp nước sinh hoạt cho vùng đô thị (thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các thị trấn huyện lỵ). Hiện tại, nhà máy nước ở thị xã Ninh Bình đã được đầu tư nâng công suất lên 20.000 m3/ngày đêm, thị xã Tam Điệp có nhà máy nước công suất 12.000 m3/ngày đêm. Các thị trấn như Thiên Tôn, Yên Thịnh, Yên Ninh, Nho Quan, Me, Phát Diệm đều có trạm mước máy công suất 2.000 - 2.200 m3/ngày đêm.
* Hiện trạng hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường.
Mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt tại các đô thị của Tỉnh sử dụng hệ thống thoát chung (cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt). Hệ thống thoát nước mưa bao gồm các loại cống tròn bê tông cốt thép, cống hộp và mương có nắp đan. Các loại nước thải hầu như chưa được xử lý đến giới hạn cho phép và thường được xả trực tiếp ra sông suối.
Nước thải công nghiệp: hầu hết nước thải từ các nhà máy công nghiệp chưa được xử lý đến độ trước khi xả ra hệ thống thoát chung và sông, suối..., điển hình là nước thải từ các nhà máy xi măng, nhà máy phân lân vì vậy đã làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước.
Nước thải bệnh viện: hiện tại loại nước thải này được xử lý riêng đơn giản và xả vào hệ thống thoát nước chung. Phần lớn các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước thải bệnh viện đều lớn hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
4.4. Hệ thống bưu chính viễn thông.
Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín các vùng trong tỉnh với hệ thống tổng đài điện tử số hiện đại của bưu điện trung tâm tỉnh và bưu điện của 7 huyện thị xã, hệ thống thông tin viễn thông vi ba, cáp quang Bắc - Nam chạy qua đảm bảo cho liên lạc nhanh chóng, thuận tiện giữa Ninh Bình với các địa phương, các vùng trong nước và liên lạc quốc tế.
4.5. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng.
Các cơ sở dịch vụ về tài chính, ngân hàng của Ninh Bình bao gồm hệ thống ngân hàng nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh, hệ thống kho bạc từ tỉnh đến các huyện, thị xã, công ty bảo hiểm, các quỹ tín dụng nhân dân... Hệ thống các cơ sở dịch vụ này hiện tại thường xuyên được cải tiến về nghiệp vụ chuyên môn và phong cách phục vụ, tăng cường trang bị kĩ thuật hiện đại, thực hiện vi tính hoá trong quản lý và thanh toán... đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất-kinh doanh, đáp ứng tốt hơn các công tác thanh toán, trao đổi hàng hoá-dịch vụ; phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo, quản lý của các cấp, các ngành; góp phần tích cực cho phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.
5. Đánh giá chung về tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch.
5.1. Những lợi thế.
Ninh Bình với vị trí địa lý thuận lợi, lại nằm trong vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và vùng núi, lại nằm trong một khu vực trũng tiếp giáp Biển Đông, tạo cho Tỉnh có một dạng địa hình đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - tín ngưỡng tâm linh… Các di tích danh thắng như VQG Cúc Phương, khu hang động Tràng An, khu Tam Cốc-Bích Động, khu suối khoáng Kênh Gà-Vân Trình, khu BTTN đất ngập nước Vân Long, hệ thống các hang động karst như động Tiên, động bà chúa Mát, cảnh quan các vùng hồ thủy lợi… đều có sức hấp dẫn đối với du khách.
Với lịch sử hình thành lâu đời, là nơi sinh sống của một số dân tộc thiểu số như Mường, Tày, Nùng, Thái, Dao…, lại có truyền thống đấu tranh anh dũng, cần cù lao động, chất phác, thật thà đã tạo nên một sắc thái văn hóa đặc trưng riêng có của Ninh Bình. Các lễ hội như lễ hội Trường Yên, lễ hội đền Thái Vi, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ…, các làng nghề truyền thống như làng thêu ren Ninh Hải, làng nghề chiếu cói Kim Sơn, làng chạm khắc đá Ninh Vân… góp phần tạo nên một hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn, có giá trị để phát triển du lịch.
Với vị trí thuận lợi trong giao thông, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có cả đường sắt và đường bộ chạy qua thuộc hệ thống đường giao thông huyết mạch xuyên suốt Bắc-Nam, có đường Hồ Chí Minh chạy qua…, nếu biết liên kết với các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây) và các tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc và Trung Bộ thì sẽ tạo được những tuyến du lịch hết sức hấp dẫn, có khả năng đón tiếp cả khách du lịch nội địa lẫn quốc tế.
5.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
Các tài nguyên du lịch của Ninh Bình phần lớn vẫn ở dạng tiềm năng, một số đã được quan tâm nhưng vẫn ở dưới dạng quy hoạch mà chưa triển khai thành các dự án đầu tư cụ thể, hoặc đã lập dự án đầu tư nhưng công tác triển khai còn chậm… nên chưa thể biến tiềm năng thành những sản phẩm du lịch.
Một số tai biến tự nhiên bất lợi như lũ quét, bão lụt, úng ngập… cùng những tác động tiêu cực của con người như phá rừng, khai thác vật liệu xây dựng bừa bãi… cũng gây ra những cản trở không nhỏ đối với công tác gìn giữ và khai thác tài nguyên du lịch, một số vùng cảnh quan đã bị ô nhiễm và xuống cấp.
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (cấp thoát nước, cấp điện, bưu chính viễn thông…) tuy thời gian gần đây đã được chú trọng đầu tư nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; một số khu vực vẫn chưa được cấp nước sạch sinh hoạt, một số khu vực chưa có sóng di động… Hệ thống dịch vụ y tế, bảo hiểm, ngân hàng… chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
Trình độ dân trí còn thấp, nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh còn thiếu, lao động nhàn rỗi thiếu việc làm còn nhiều.
II. Thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình.
1. Khách du lịch đến với Ninh Bình
Trong những năm gần đây được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với việc ngành du lịch Ninh Bình chú trọng nhiều hơn cho công tác tuyên truyền quảng bá, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư các dự án phát triển du lịch quy mô lớn... nên lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày một tăng cả về khách du lịch quốc tế lẫn du lịch nội địa.
Tăng trưởng du lịch của tỉnh tăng trên 12% trong giai đoạn 2001-2007, tạo ra cơ hội mới để phát triển kinh tế - xã hội. So với nhiều ngành, năng suất lao động du lịch tương đối cao (thu nhập người lao động tăng từ 400 ngàn đồng năm 2000 lên gần 1 triệu đồng/người/tháng vào năm 2007) nhưng vẫn thấp so mặt bằng chung. 7 năm qua lượng khách du lịch tăng lên liên tục (khoảng 18,9%/năm). Khách quốc tế chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 38,4% so với tổng lượng khách, tốc độ tăng trung bình hàng năm giai đoạn 2001-2007 đạt 26,77%/năm. Khách nội địa chiếm khoảng 61,6% với tốc độ tăng trung bình hàng năm giai đoạn 2001-2007 là 15,55%/năm.
Bảng 3.2: Lượng khách du lịch đến thời kỳ 2000 - 2007
Năm
Tổng số khách DL
Khách quốc tế
Khách nội địa
Số lượt khách
Tăng so năm trước %
Số lượt khách
Tăng so năm trước %
Số lượt khách
Tăng so năm trước %
2000
451.000
11,2
111.000
15,1
340.000
9,9
2001
510.700
13,2
159.850
44,0
350.850
3,2
2002
647.072
26,7
254.375
59,1
392.697
11,9
2003
739.671
14,3
218.805
-14,0
520.866
32,6
2004
877.343
18,6
287.900
31,6
589.443
13,2
2005
1.021.236
16,4
329.847
14,5
691.389
17,3
2006
1.263.356
23,7
485.600
47,2
777.756
12,5
2007
1.519.180
20,2
583.930
20,2
935.250
20,2
Tăng bình quân 2001-2007(%)
18,9
26,77
15,55
Nguồn: Sở Du lịch, văn hoá và thể thao Ninh Bình.
Khách du lịch nội địa đến đây nhiều một phần do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người lao động trong cả nước, đặc biệt là từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, từ Huế - Đà Nẵng tới. Lượng khách này chủ yếu là học sinh, sinh viên đi tham quan, dự trại hè tại VQG Cúc Phương, và một lượng lớn khách du lịch tham gia vào các chương trình lễ hội tại chùa Bích Động, điện Thái Vi, đền Dâu...
Khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình chủ yếu là đi theo đường bộ (chủ yếu là theo tuyến quốc lộ 1A) từ Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng đến, và từ các thành phố lớn ở phía Nam như các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Đà Nẵng… ra.
Bảng 4.2: Cơ cấu khách quốc tế đến Ninh Bình, giai đoạn 2000 - 2005
Đơn vị: Lượt khách
Hạng mục
2000
2002
2004
2005
2006
2007
Tổng số
111.000
254.375
287.900
329.847
485.600
583.930
Chia theo thị trường:
- Tây Âu
31,0%
29,0%
28,0%
25,0%
25,0%
24,0%
- Châu úc
28,0%
25,0%
22,0%
20,0%
20,0%
19,0%
- Đông Bắc á
13,0%
11,0%
14,0%
15,0%
14,0%
13,0%
- Đông Âu
9,0%
11,0%
10,0%
10,0%
10,0%
9,0%
- Đông Nam á
7,0%
10,0%
9,0%
8,0%
10,0%
11,0%
- Bắc Mỹ
5,0%
4,0%
6,0%
7,0%
6,0%
7,0%
- Trung Đông
2,0%
6,0%
4,0%
5,0%
4,0%
6,0%
- Quốc tịch khác
5,0%
4,0%
7,0%
10,0%
11,0%
11,0%
Ngày lưu trú TB (ngày)
2,00
1,20
1,10
1,20
1,20
1,30
Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình
Khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình phần lớn là khách từ các thị trường Tây Âu (Pháp, Anh, Đức), Châu Úc (chủ yếu là khách Úc và Niu Di lân), Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), khách thuộc khu vực ASEAN… Tuy nhiên, thị trường khách Tây Âu và Châu Úc đang có xu hướng giảm dần trong cơ cấu khách quốc tế đến Ninh Bình. Thay vào đó, khách từ các thị trường Trung Đông và Bắc Mỹ đang có xu hướng tăng dần
2. Doanh thu và giá trị gia tăng (GDP) du lịch
2.1. Doanh thu du lịch
Bảng 5.2: Doanh thu ngành du lịch của Ninh Bình thời kỳ 2000 - 2007
(Không kể doanh thu ngoài xã hội)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2000
2002
2004
2005
2006
2007
Doanh thu DL (tỷ.đ)
28,0
40,4
51,0
63,2
87,99
109.01
Tăng/giảm so năm trước (%)
2,6
32,2
22,5
23,9
27,93
25,18
-DT từ khách QT
8,12
15,76
12,48
29,06
32,12
47,56
-DT từ khách NĐ
19,88
24,65
29,13
34,12
55,87
61,45
Nộp NSNN (tỷ.đ)
2,75
4,63
6,06
7,46
8,63
16,15
Nguồn: Sở Du lịch, văn hoá và thể thao Ninh Bình.
Các khoản ngành du lịch đã nộp cho ngân sách nhà nước từ năm 2000 đến 2007 là 54 tỷ đồng. Chi tiêu của khách du lịch trung bình một khách quốc tế chi tiêu 95.154 VND/ngày; khách du lịch nội địa chi 52.000 VND/ngày.
Trong cơ cấu doanh thu du lịch, doanh thu từ dịch vụ ăn uống, lưu trú (chiếm 57%) và còn lại từ bán hàng lưu niệm, vận chuyển, đổi tiền, bưu chính, vui chơi giải trí v.v.
Bảng 6.2. Cơ cấu doanh thu du lịch Ninh Bình, giai đoạn 2000 - 2007
Đơn vị : Tỷ đồng
Hạng mục
2000
2002
2004
2005
2006
2007
Tổng doanh thu (tỷ.đ)
28,00
40,41
51,00
63,18
87,99
109,01
1. Doanh thu quốc tế
8,12
15,76
16,33
29,06
32,12
47,56
- Ăn uống
2,27
4,89
5,39
10,29
11,37
17,25
- Lưu trú
1,87
3,94
3,92
7,78
8,56
10,06
- Vận chuyển
1,54
1,58
1,47
2,93
3,25
5,12
- Mua sắm
1,54
3,31
3,27
3,89
4,02
7,89
-D/thu khác
0,89
2,05
2,29
4,17
4,92
6,24
Tỷ lệ/tổng doanh thu (%)
29,0
39,0
32,2
46,0
35,37
43,63
2. Doanh thu nội địa
19,88
24,65
34,67
34,12
55,87
61,45
- Ăn uống
4,37
6,41
7,97
9,55
21,57
26,42
- Lưu trú
4,57
5,18
8,32
8,87
11,85
12,68
- Vận chuyển
3,98
2,71
4,51
4,44
6,92
7,21
- Mua sắm
1,99
2,71
3,47
2,73
4,78
5,12
- D/thu khác
4,97
7,64
10,40
8,53
10,75
10,02
Tỷ lệ/tổng doanh thu (%)
71,0
61,0
67,8
54,0
64,63
56,37
Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình
2.2. Giá trị gia tăng ngành du lịch
Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2000-2007 tăng bình quân hàng năm là 13%. Mức tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua của Ninh Bình là khá cao và đã tạo cho tỉnh điểm xuất phát thuận lợi hơn các địa phương khác trong vùng và trên cả nước.
Bảng 7.2: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Ninh Bình thời kỳ 2000 - 2007
Đơn vị: Tỷ đồng (Tính theo giá so sánh 1994)
Ngành kinh tế
2000
2003
2005
2007
GDP
Tỉ lệ %
GDP
Tỉ lệ %
GDP
Tỉ lệ %
GDP
Tỉ lệ %
Nông, lâm nghiệp
847,95
46,13
903,06
37,83
875,85
27,20
956,25
17,51
Thủy sản
35,99
1,96
90,62
3,80
110,13
3,42
196,25
3,59
Khai khoáng
34,36
1,87
44,58
1,87
79,16
2,46
92,37
1,69
Công nghiệp
225,80
12,28
442,50
18,54
896,98
27,86
1871,23
34,26
Xây dựng
82,21
4,47
137,45
5,76
226,00
7,02
361,42
6,62
Thương mại dịch vụ
611,76
33,28
768,77
32,21
1.031,58
32,04
1.946,38
35,63
Trong đó Du lịch
5,68
0,31
8,74
0,37
20,34
0,63
38,5
0,70
Tổng
1.838.07
100,0
2.386,98
100,0
3.219,70
100,0
5.462,40
Nguồn: - Niên giám Thống kê Ninh Bình năm 2005, Nhà xuất bản Thống kê.
Một số ngành mũi nhọn của Ninh Bình như công nghiệp chế biến, thủy sản, khai thác vật liệu xây dựng… vẫn duy trì được mức tăng cao, qua đó đã nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng hơn.
3. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch.
3.1. Cơ sở lưu trú du lịch
Thời gian qua, với vị thế đã có và khai thác có hiệu quả tiềm năng phong phú về tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, Ninh Bình đã dần khẳng định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, nhiều công trình cơ sở hạ tầng đựợc xây dựng, tu bổ, tôn tạo phục vụ phát triển du lịch và quốc kế dân sinh. Hạ tầng đô thị NInh Bình thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là hoạt động du lịch.
Bảng 8.2: Hiện trạng cơ sở lưu trú của Ninh Bình, giai đoạn 2000 - 2007
Hạng mục
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số CSLT
23
26
40
45
60
75
222
224
Tổng số phòng
280
312
561
626
815
883
1277
1407
Tổng số giường
490
530
837
964
1.468
1600
3280
3620
Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình
Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách quốc tế ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà trọ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Ninh Bình cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động.
3.2. Hệ thống các cơ sở ăn uống phục vụ du lịch
Hệ thống các cơ sở ăn uống đa dạng và phong phú. Hầu hết các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ đều có cơ sở ăn uống. Theo thống kê của Sở Du lịch Ninh Bình, năm 2000 toàn tỉnh có 13 cơ sở phục vụ ăn uống với 2.134 ghế, thì đến năm 2007 đã có 47 cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống cho khách du lịch với sức chứa 8.126 ghế. Các sơ sở này đều phục vụ đa dạng các món ăn từ cao cấp đến bình dân.
Bên cạnh hệ thống các cơ sở dịch vụ ăn uống trong khách sạn, phải kể đến các quán đặc sản của tư nhân. Các cơ sở này chủ yếu phân bố tại các khu du lịch lớn của Tỉnh như Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư, Cúc Phương, Vân Long… Tuy nhiên, một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu đó là vệ sinh thực phẩm, đồ uống, chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên và vấn đề giá cả.
3.3. Khu vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ trợ
Trong phạm vi cả nước nói chung và ở Ninh Bình nói riêng, các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao còn rất nghèo nàn. Đó là một nguyên nhân chính không giữ được khách lưu lại dài ngày. Khách du lịch đến Ninh Bình, ngoài việc đi thăm quan các điểm du lịch kể trên, khách du lịch hầu như không có chỗ để vui chơi. Hiện tại, trên địa ban tỉnh mới chỉ có 3 bể bơi, 2 sân tennis, 65 phòng xông hơi - massage…, tất cả các cơ sở này bước đầu đã đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Các vũ trường - sàn nhảy đến nay chưa có, các cơ sở vui chơi giải trí tổng hợp khác mang tính chất quần chúng hầu như không có. Để tạo điều kiện tăng doanh thu của ngành du lịch thì một trong những định hướng quan trọng là phải đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp, công viên v.v... Bổ sung và hoàn thiện các cơ sở dịch vụ du lịch khác như xông hơi - xoa bóp v.v... gần đây tuy có phát triển ở một số nơi, nhưng chất lượng còn kém chưa đáp ứng được yêu cầu.
4. Lao động du lịch
Bảng 9.2. Thực trạng lao động du lịch Ninh Bình giai đoạn 2002-2007
ChØ tiªu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Lao động trực tiếp làm du lịch
338
353
409
470
621
650
916
960
Trình độ đại học, cao đẳng
23
30
45
50
70
85
183
196
Trình độ trung cấp và sơ cấp nghề
121
135
165
195
158
190
322
410
Trình độ đào tạo khác
116
120
160
195
215
255
220
219
Có khả năng giao tiếp 1 trong 3 ngoại ngữ Anh, Pháp, Trung.
79
90
135
147
180
286
290
315
Số lao động gián tiếp làm du lịch
5500
5510
5500
5620
5700
5750
5900
6150
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Theo thống kê của ngành, tính đến năm 2007, số lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 960 người tăng 2,3 lần so với năm 2002. Số lượng lao động trong ngành có trình độ chuyên môn về du lịch: đại học, cao đẳng 196 người chiếm 20,4%, trung cấp và nghề 410 người chiếm 42,7%. Đào tạo trong các lĩnh vực khác (chưa qua đào tạo về du lịch) là 219 người chiếm 22,8%. Số lao động có khả năng sử dụng một trong 3 ngoại ngữ phổ biến (Anh – Pháp – Trung) là 315 người chiếm 33%. Riêng đối với lao động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, ngành đã thực hiện tốt chủ trương thu hút nhân tài về làm việc: Tuyển thẳng 01 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành du lịch, tiếp nhận hơn 10 lao động có trình độ cử nhân về du lịch về công tác tại các phòng ban, đơn vị thuộc Sở. Đưa đội ngũ nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch (biên chế của Sở Du lịch trước khi sát nhập thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có trình độ đại học và trên đại học chiếm 39%, trình độ cao đẳng trung cấp 29%.
5. Về đầu tư phát triển du lịch
5.1. Đầu tư trong lịch vực hạ tầng du lịch
Bảng 10.2: Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ 2001 - 2007
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Dự toán
được duyệt
Vốn đã giải ngân đến 2007
Thời gian
thực hiện
I. Nguồn ngân sách địa phương
4.477.338
2.150.000
1. Xây dựng trụ sở làm việc Sở Du lịch
4.375.000
2.000.000
2004-2005
2. QH khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình
102.388
50.000
2004
3. Bổ sung QH KDL Tam Cốc - Bích Động
100.000
2005-2006
II. Nguồn ngân sách trung ương
844.105.000
311.500.000
1. Xây dựng CSHT KDL Vân Long
37.520.000
18.500.000
2002-2007
2. Xây dựng CSHT KDL Tràng An
579.457.000
183.000.000
2003-2008
3. Xây dựng CSHT KDL Tam Cốc - Bích Động
199.850.000
130.500.000
2001-2006
4. Xây dựng CSHT các làng nghề truyền thống
18.965.000
3.500.000
2002-2006
5. Nạo vét tuyến giao thông thủy Bích Động-Hang Bụt
8.313.000
3.000.000
2005-2006
Tổng số
848.582.338
313.650.000
Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình
5.2. Đầu tư của các doanh nghiệp vào du lịch
UBND tỉnh đã ban hành và áp dụng các Quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, năm 2007 đã có 36 doanh nghiệp lập dự án đầu tư phát triển các khu du lịch với tổng số vốn đầu tư được duyệt là 6.576 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú, khách sạn du lịch cao cấp, đầu tư phát triển các khu du lịch và khu vui chơi giải trí hiện đại nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cho tỉnh, đầu tư phát triển các trung tâm dịch vụ du lịch. Hiện tại đã có một số dự án đã đưa vào hoạt động, khai thác từng phần như khu nghỉ dưỡng Vân Long, khu dịch vụ du lịch sinh thái Vân Long; một số dự án đang được tích cực triển khai đầu tư xây dựng như khu du lịch nước nóng Kênh Gà, khu dịch vụ trung tâm thuộc khu du lịch Tràng An, khu du lịch tắm ngâm nước khoáng Cúc Phương, khu du lịch sinh thái giải trí Thanh Xuân... Đến nay, việc đầu tư phát triển giai đoạn I của các dự án trên đã hoàn thiện, và đưa vào khai thác đã phần nào đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch và nhân dân địa phương.
6. Xúc tiến quảng bá du lịch.
Từ năm 2000, Sở Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch và xây dựng quy chế, chương trình hành động về du lịch giai đoạn 2001 - 2007 làm cơ sở cho việc đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Cũng trong năm 2000, Sở đã tổ chức các lớp học tập, nghiên cứu về du lịch, tổ chức đi khảo sát và học tập kinh nghiệm thực tế tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, tham gia triển lãm gian hàng hội xuân Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Vân Hồ - Hà Nội và đã đạt được giải 3 toàn quốc; phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin các các ban ngành trong Tỉnh tổ chức thành công Lễ hội Trường Yên 2000.
Trong khuôn khổ chương trình hành động về du lịch của Tỉnh, năm 2002 Sở Du lịch Ninh Bình đã chính thức đưa Trung tâm xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch đi vào hoạt động và bước đầu đạt kết quả tốt. Đơn vị này đã phối hợp tích cực với các Doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tích cực triển khai thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Ninh Bình. Tổ chức thành công hội thi “Nấu các món ăn dân tộc Việt Nam ngành du lịch Ninh Bình - 2002”, phát động chương trình Báo chí viết về du lịch Ninh Bình và đã thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia.
Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mang đặc trưng Ninh Bình, Sở Du lịch đã tiến hành nghiên cứu, tổ chức thực hiện và đưa vào thử nghiệm đề tài NCKH “Nghiên cứu tổ chức đóng thử tàu chở khách du lịch trên sông”. Cũng trong khuôn khổ đề tài này, lần đầu tiên du lịch Ninh Bình đã tiến hành khảo sát chuyên sâu và công bố kết quả về tuyến du lịch sinh thái chùa Bái Đính - động Sinh Dược, công bố động Sinh Dược dài 1.360m - một tài nguyên du lịch hết sức quý giá. Hiện đang triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp khai thác tiềm năng hang động Karst phục vụ phát triển du lịch Ninh Bình” làm cơ sở để xây dựng và đưa vào khai thác các tuyến tham quan du lịch mới nhằm từng bước đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch và nâng cao sức hấp dẫn cho du lịch Ninh Bình.
Ngành du lịch Ninh Bình cũng đã tổ chức thành công các cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn ngành”. Thông qua cuộc thi này, ngành đã xây dựng và hoàn thiện được 10 bài thuyết minh tại các điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình và đã được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Hoa làm tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá và cho hướng dẫn viên làm tài liệu cơ sở để hướng dẫn du khách.
Công tác xúc tiến quảng bá của du lịch Ninh Bình thời gian qua đã có nhiều cố gắng, hoạt động xúc tiến đã được triển khai toàn diện hơn, đã giúp cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư phát triển du lịch tại Ninh Bình. Tuy nhiên vẫn ở trong phạm vi hẹp, công nghệ chưa cao, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được lợi ích của công tác xúc tiến quảng bá du lịch đối với sự nghiệp phát triển du lịch. Kinh phí dành cho hoạt động này chủ yếu từ nguồn Ngân sách nhà nước nên hoạt động này chưa đáp ứng được so với nhu cầu đặt ra, hiệu quả kinh tế đem lại còn thấp. Vì thế chưa tạo được những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có chất lượng để thu hút khách du lịch.
III. Các thách thức phát triển du lịch của Ninh Bình trong thời gian tới
1. Điểm mạnh.
Điểm mạnh của du lịch Ninh Bình được xác định trên cơ sở phân tích những đặc điểm lợi thế so sánh về các yếu tố chủ yếu có tác động đến hoạt động phát triển du lịch.
Thứ nhất: tính đa dạng về tài nguyên du lịch. Ninh Bình có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú (các di tích lịch sử văn hóa; các danh lam thắng cảnh; làng quê với những sinh hoạt đậm nét văn hoá tiêu biểu cho làng quê vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng, cho làng quê Việt Nam nói chung; nghề truyền thống, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên với hệ sinh thái đất ngập nước lục địa; nguồn nước khoáng nóng, v.v.), trong đó có nhiều tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt mà tiêu biểu là thắng cảnh Tam Cốc-Bích Động, khu hang động Tràng An; quần thể di tích lịch sử văn hóa Hoa Lư, vườn quốc gia Cúc Phương; khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long; và làng quê, làng nghề (trạm khắc đá, thêu ren) với những sinh hoạt truyền thống đậm bản sắc văn hoá Việt Nam. Tiềm năng du lịch đa dạng này là một trong những điểm mạnh quan trọng của du lịch Ninh Bình không chỉ so với nhiều địa phương thuộc trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận - một trong 7 trọng điểm du lịch của cả nước, mà so ngay với Hà Nội, trung tâm du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ.
Thứ hai: hạ tầng du lịch phát triển. Hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, là yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch. Ninh Bình là một địa phương nằm trên trục giao thông Bắc Nam được Chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp trong thời gian qua cùng với sự phát triển nhanh chóng về mặt đô thị của thị xã Ninh Bình, hạ tầng xã hội nói chung, hạ tầng du lịch nói riêng của Ninh Bình đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây.
Là một địa phương có hệ thống sông ngòi tương đối phát triển, giao thông đường thuỷ cũng là thế mạnh của Ninh Bình. Nhiều điểm du lịch ở Ninh Bình có thể tiếp cận bằng đường thuỷ và đây là thế mạnh cần phát huy nhằm tạo ra các tour du lịch hấp dẫn với việc xây dựng các bến thuyền du lịch ở những địa điểm thích hợp.
Thứ ba: hình ảnh về du lịch Ninh Bình. Ninh Bình từ lâu đã được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến với những địa danh nổi tiếng như thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động; quần thể di tích cố đô Hoa Lư; Cúc Phương - vườn quốc gia đầu tiên ở Việt Nam với hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới điển hình còn được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Thứ tư: có vị trí địa lý gần với Thủ đô Hà Nội - Trung tâm phân phối khách chính ở vùng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21477.doc