MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 3
1.1. Bản chất của tăng trưởng 3
1.1.1. Khái niệm, bản chất của tăng trưởng 3
1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế - Liên hệ với kinh tế huyện 6
1.1.2.1. Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross output) 6
1.1.2.2. Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP – Gross domestic product) 7
1.1.2.3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross national income) 8
1.1.2.4. Thu nhập quốc dân (NI- National Income) 9
1.1.2.5. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI – National Disposable Income) 9
1.1.2.6. Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) 9
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế - Liên hệ với kinh tế một huyện 11
1.2.1. Nhân tố kinh tế 11
1.2.1.1. Các nhân tố tác động tới tổng cung 11
1.2.1.2. Các nhân tố tác động tới tổng cầu 19
1.2.2. Nhân tố phi kinh tế 23
1.2.2.1. Đặc điểm văn hóa - xã hội 23
1.2.2.2. Nhân tố thể chế chính trị - kinh tế - xã hội 24
1.2.2.3. Cơ cấu dân tộc 25
1.2.2.4. Sự tham gia của cộng đồng 26
1.2.3. Nhân tố chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 27
1.2.4. Nhân tố chính sách kinh tế 29
Ta sẽ xem xét tác động của nhân tố chính sách tới tăng trưởng kinh tế thông qua tìm hiểu về vai trò của Chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế. 29
1.2.4.1. Các quan điểm về vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế 29
1.2.4.2. Vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: 30
1.3. Kinh nghiệm thành công trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định 32
1.3.1. Thành tựu trong tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện Vụ Bản 32
1.3.2. Những bài học từ mô hình tăng trưởng kinh tế của huyện Nam Trực 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HUYỆN XUÂN TRƯỜNG - TỈNH NAM ĐỊNH THỜI GIAN QUA 36
2.1. Đánh giá tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường giai đoạn 2005 - 2008 36
2.1.1. Đánh giá các yếu tố và nguồn nội lực tác động tới tăng trưởng 36
2.1.1.1. Yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 36
2.1.1.2. Dân số và nguồn lao động 40
2.1.1.3. Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kinh tế - xã hội 45
2.1.1.4. Đặc điểm văn hóa – xã hội 47
2.1.2. Đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường 51
2.1.2.1. Những yếu tố thuận lợi 51
2.1.2.2. Những thách thức đặt ra 52
2.1.3. Đánh giá tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường giai đoạn 2005 - 2008 53
2.1.3.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế huyện 53
2.1.3.2. Thực trạng tăng trưởng các ngành, lĩnh vực 58
2.2. Đánh giá chung về tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường 61
2.2.1. Kết quả đạt được 61
2.2.2. Vấn đề tồn tại 62
2.2.3. Nguyên nhân 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HUYỆN XUÂN TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2015 65
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 65
3.1.1. Quan điểm phát triển: 65
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 67
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của tỉnh Nam Định 67
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Xuân Trường 70
3.2. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường 74
3.2.1. Thúc đẩy thu hút và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả 74
3.2.2. Đào tạo sử dụng nguồn nhân lực hợp lý 78
3.2.3. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên 79
3.2.4. Đẩy mạnh công tác quản lý ở địa phương 79
3.2.5. Hoàn thiện cơ sở và kết cấu hạ tầng tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế 80
3.2.6. Điều chỉnh tỷ lệ tăng dân số hợp lý, phù hợp với nhu cầu tăng trưởng kinh tế. 81
3.2.7. Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương 82
3.3. Một số kiến nghị 85
LỜI KẾT 89
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2673 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn tài nguyên nước như thế này, đem lại cho huyện những thuận lợi trong phát triển kinh tế của địa phương.
* Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản trên địa bàn huyện qua các số liệu báo cáo cho thấy chưa phong phú cả về số lượng và chủng loại. Trên địa bàn huyện chỉ có một số ít loại khoáng sản như:
+ Đất làm gạch ngói: khoáng sản này năm rải rác ở khu vực bãi ven sông Hồng, sông Ninh, với trữ lượng hàng chục triệu tấn. Ngoài ra còn có các mỏ cát tập trung ven sông Hồng và sông Ninh với chiều dài hơn 20km được bồi tụ thường xuyên có thể khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng, hàng năm trữ lượng khai thác khoảng 100 nghìn m3/năm.
+ Khoáng sản cháy: như dầu mỏ và khí đốt ở khu vực hai xã Xuân Hồng và Xuân Thuỷ, tuy nhiên trữ lượng còn ít, hiệu quả thấp khi đầu tư khai thác.
Với trữ lượng ít như trên, huyện Xuân Trường cần có chính sách khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản thích hợp sao cho vừa có thể tận dụng tối đa nguồn tài nguyên vừa có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất mà không ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững là mục tiêu lâu dài cần hướng tới.
* Tài nguyên du lịch
Nếu như nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện khá hạn chế, thì Xuân Trường lại được đánh giá là có tài nguyên du lịch dồi dào và có nhiều tiềm năng khai thác.
Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa được Nhà nước xếp hạng có thể tham quan du lịch và nghiên cứu lịch sử, văn hoá. Trong số đó có thể kể đến: Khu tưởng niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh (Xuân Hồng); 15 di tích lịch sử văn hoá được nhà nước công nhân xếp hạng, nổi bật là khu di tích lịch sử văn hoá chùa Keo (thôn Hành Thiện xã Xuân Hồng), hàng năm mở lễ hội với nhiều hoạt động phong phú và ý nghĩa, đã thu hút lượng khách về dự lễ hội lớn; khu nhà thờ Bùi Chu và đền thánh Phú Nhai (Xuân Phương), là trung tâm đạo thiên chúa của cả nước, với kiến trúc độc đáo, tinh tế, có thể trở thành điểm tham quan du lịch lớn của huyện.
Như vậy đây là huyện có tiềm năng lớn về du lịch, có nhiều điều kiện thuận tiện để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.
2.1.1.2. Dân số và nguồn lao động
* Dân số
Dân số của huyện vào cuối năm 2008 là 186.629 người, mật độ dân số của huyện là khoảng 1.657 người/km2 cao hơn mật độ dân số chung toàn tỉnh (mật độ dân số tỉnh Nam Định vào thời điểm này là khoảng 1.210 người/km2).
Bảng 2.1. Dân số huyện Xuân Trường giai đoạn 2005 – 2008
2005
2006
2007
2008
Dân số (người)
181.100
182.800
185.300
186.629
Tốc độ tăng dân số (%)
0,89
0,94
1,36
0,72
Nguồn: KH phát triển KT – XH huyện Xuân Trường các năm
Qua bảng số liệu ta thấy huyện Xuân Trường là một huyện có dân số đông, tốc độ tăng dân số cao so với yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, đây cũng là đặc điểm thuận lợi cho việc cung cấp lực lượng lao động, là nhân tố đầu vào không thể thiếu đối với quá trình sản xuất kinh tế. Hàng năm lực lượng lao động nơi đây được tăng lên khá nhanh từ các nguồn: bộ đội hết nghĩa vụ trở về, dân số đến tuổi lao động, học sinh, sinh viên tốt nghiệp các cấp PTTH, THCN, cao đẳng, đại học,…
Tuy nhiên việc tăng dân số nhanh này cũng đồng nghĩa với việc tăng nhanh số lượng lực lượng lao động, từ đó tạo áp lực lớn với vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Nếu không có biện pháp kịp thời và hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập có thể ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân và sự phát triển của xã hội nói chung.
Mặt khác dân số đông là một trong số những nguyên nhân làm cho thu nhập bình quân đầu người của huyện chưa cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiêu thụ trong huyện. Thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp thường khó thúc đẩy được sản xuất hàng hoá và kinh doanh phát triển. Vì vậy điều chỉnh tốc độ tăng dân số phù hợp là một biện pháp cấp thiết mà huyện Xuân Trường cần phải thực hiện.
* Nguồn lao động
Nguồn lao động của huyện được xem xét cả ở khía cạnh số lượng và chất lượng.
- Về mặt số lượng: Như trên đã phân tích, dân số của huyện Xuân Trường khá dồi dào cùng với tốc độ tăng dân số khá cao, nên hàng năm lực lượng lao động bổ sung tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Đây vừa là yếu tố thuận lợi cho việc được cung cấp một nguồn lực lao động dồi dào nhưng cũng là thách thức lớn đối với chính sách giải quyết việc làm của huyện.
- Về mặt chất lượng: Nhìn chung, chất lượng lao động ở huyện Xuân Trường được đánh giá khá tốt so với mặt bằng của tỉnh Nam Định.
Thứ nhất, trình độ học vấn, trình độ văn hoá của huyện được đánh giá là khá cao.
Bảng 2.2. Số học sinh phổ thông
tại thời điểm 31/12/2007 phân theo huyện, thành phố
Đơn vị: người
Huyện - TP
Số học sinh
TP. Nam Định
37.558
Huyện Mỹ Lộc
11.982
Huyện Vụ Bản
23.472
Huyện Ý Yên
43.349
Huyện Nghĩa Hưng
36.589
Huyện Nam Trực
37.730
Huyện Trực Ninh
34.508
Huyện Xuân Trường
33.528
Huyện Giao Thuỷ
37.818
Huyện Hải Hậu
51.267
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2007
Tỉnh Nam Định vốn được đánh giá là có truyền thống văn hoá, được mệnh danh là “đất học”. Do đó, truyền thống học hành của huyện Xuân Trường cũng khá cao, đem lại cho địa phương này một số lượng lớn lao động có trình độ văn hoá cao, thuận tiện cho việc tiếp xúc với các công nghệ kỹ thuật cũng như học tập các kiến thức hiện đại theo yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Thứ hai, xét về mặt chuyên môn kỹ thuật: đây là huyện có số lượng lao động có tay nghề cao, đã qua đào tạo tương đối lớn. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình lao động đã qua đào tạo ở huyện Xuân Trường từ giai đoạn 2005 – 2008.
Bảng 2.3. Số lao động được đào tạo qua các năm
2005
2006
2007
2008
Số LĐ được đào tạo (người)
3.000
3.000
5.000
6.100
Số LĐ nữ (người)
1.500
1.600
3.000
3.500
Nguồn: Kế hoạch phát triển KT – XH huyện Xuân Trường các năm
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, số lượng lao động được đào tạo ở huyện Xuân Trường tăng đều qua các năm. Điều này thể hiện sự quan tâm trong chính sách của địa phương đối với việc phát triển nguồn lao động, làm gia tăng vốn nhân lực của địa phương. Đây là một hướng đi đúng đắn mà huyện Xuân Trường cần tiếp tục phát huy. Đặc biệt là tỷ lệ lao động nữ trong số đó cũng khá cao. Trong quá trình quản lý phát triển của mình, huyện cũng đã chú trọng tới bình đẳng giới tính, đào tạo nâng cao tay nghề cho chị em phụ nữ cũng là nâng cao cơ hội nghề nghiệp cho họ. Đây là chủ trương thể hiện sự tiến bộ và thật sự hiệu quả đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, tác phong, tinh thần của lao động nơi đây khá tốt, lao động của huyện được đánh giá là có tính cần cù, tinh thần hiếu học, có ý thức kỷ luật tốt. Đây là những đức tính tốt vốn có để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề đem lại tác phong công nghiệp, là yếu tố cạnh tranh lớn cho hàng hoá sức lao động của huyện.
Như vậy, nguồn lao động của huyện Xuân Trường là nhân tố có tác dụng tốt trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, bước đầu đã đem lại nhiều kết quả khả quan trong tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên nếu xét trên nhu cầu tăng trưởng và hội nhập kinh tế hiện nay thì chất lượng lao động của huyện nói chung chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động chất lượng cao của thị trường: sức khoẻ hạn chế, trình độ chuyên môn đặc biệt là với các ngành công nghiệp hiện đại chưa cao, tác phong chuyên nghiệp chưa được gièn dũa. Điều này gây khó khăn rất lớn cho vấn đề giải quyết việc làm, do đó tỉ lệ thất nghiệp ở huyện cũng là một con số không nhỏ, ảnh hưởng làm giảm năng suất lao động, tử đó tác động làm thu nhập của người dân trong huyện còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của tỉnh cũng như của cả nước. Thu nhập thấp ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiêu thụ trong huyện, làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân, cũng đồng nghĩa với việc làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra cơ cấu lao động nông nghiệp trong lực lượng lao động còn chiếm tỉ lệ lớn, số lao động trên 1ha đất canh tác còn cao.
Bảng 2.4. Tỷ lệ nhu cầu lao động ở các ngành kinh tế trong huyện
2005
2008
CN – XD (%)
12,36
12,73
Nông, lâm nghiệp (%)
79,29
78,25
Khu vực dịch vụ (%)
8,35
9,03
Nguồn: Quy hoạch phát triển KT – XT huyện Xuân Trường đến 2010
Như vậy, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp ở huyện Xuân Trường còn khá cao. Tốc độ giảm tỷ trọng của lao động trong nông nghiệp cũng khá chậm. Đây là vần đề cần giải quyết kịp thời, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề khác để giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện và làm giảm tình trạng thuần nông ở địa phương.
2.1.1.3. Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kinh tế - xã hội
* Giao thông vận tải
Hiện tại huyện Xuân Trường có hệ thống đường tỉnh lộ và huyện lộ khá đầy đủ, tất cả các tuyến đường này đều đã được trải nhựa:
- Tỉnh lộ: Đường 489: dài 9,5km, với nền đường 7m vả mặt đường rộng 5m.
Đường 51A: dài 12,5 km, nền đường 6m và mặt đường 3,5m.
- Huyện lộ: Đường 50: dài 16km, nền đường 5,5m và mặt đường rộng 3,5m.
Đường Xuân Thuỷ - Nam Điền: dài 8,4km, nền đường 5,5m và mặt đường 3,5m.
Đường Trà Thượng – Nam Điền: dài 6,75km, nền đường 6m và mặt đường 3,5-4m.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hệ thống đường liên xã, trục xã, hệ thống đường thôn xóm,… những năm qua đã được đầu tư nâng cấp như rải nhựa, đổ bê tông, lát gạch, đổ xỉ, gia cố bằng vật liệu xây dựng. Huyện cũng coó cảng sông và nhiều bến đò (10 bến đò) thuận tiện cho hoạt động trao đổi thương mại.
Hệ thống giao thông với mật độ dày, cùng kết cấu khá kiên cố như trên phần nào đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và sự thuận tiện trong giao lưu văn hoá, kinh tế của người dân.
Tuy nhiên hiện trạng phần mặt đường của huyện đã và đang xuống cấp cần phải được duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa. Đây là công việc trước mắt cần thực hiện để phù hợp với việc phát triển giao thông vận tải, phục vụ cho mục đích phát triển lâu dài.
* Hệ thống thủy lợi
Hệ thống đê kè của huyện nằm trên ba tuyến sông, tổng chiều dài đê là 39km với 25 cống dưới đê. Các tuyến đê này hàng năm được duy tu bảo dưỡng, đáp ứng được nhu cầu phòng chống lũ lụt, đảm bảo cho đời sống và hoạt động kinh tế của bà con. Tuy nhiên do hình thành từ lâu đời, lại chịu ảnh hưởng của thiên nhiên và con người nên nhiều đoạn đê đã xuống cấp, không phù hợp với yêu cầu tưới tiêu chủ động của nhân dân và vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ.
Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương của huyện đang được từng bước hoàn thiện để đảm bảo chống lũ bão, tưới tiêu hợp lý và hiệu quả.
* Hệ thống cung cấp điện – bưu chính viễn thông
Hệ thống cung cấp điện của huyện bước đầu đã đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho điện sản xuất và sinh hoạt tại địa phương. Tuy nhiên do nhu cầu về điện ngày một tăng, tốc độ tăng tiêu thụ điện hàng năm là 9%, nên huyện cần hoàn chỉnh và nâng cấp mạng lưới điện để đảm bảo cung cấp đủ lượng điện sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Hệ thống bưu chính viễn thông: đến năm 2004, toàn huyện hiện có 3 tổng đài và 5 bưu cục, 1300 máy điện thoại, 18/20 xã có nhà bưu điện văn hoá xã. Bình quân là 135 người dân/1 máy điện thoại, tuy nhiên liệu con số này vẫn thấp hơn mức chung của toàn tỉnh (100 dân/1,7 máy). Như vậy huyện cần có các biện pháp nâng cấp hệ thống bưu chính viễn thông của mình, để đảm bảo tốt công tác liên lạc, nhiệm vụ cung cấp thông tin, là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế.
2.1.1.4. Đặc điểm văn hóa – xã hội
Đặc trưng của huyện Xuân Trường là một huyện có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, đây chính là tiềm năng lớn để huyện phát triển ngành du lịch, dịch vụ. Bên cạnh đó huyện còn có nhiều làng nghề truyền thống, rất thích hợp phát triển các ngành nghề ở nông thôn.Việc bảo tồn và phát triển làng nghề không những góp phần tích cực trong vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn mà còn duy trì và phát huy được những giá trị truyền thống của dân tộc nói chung và địa phương huyện Xuân Trường nói riêng, tạo nên nét đẹp văn hóa riêng của vùng. Làng nghề giúp người dân có thể “li nông chứ không li hương”, làm giàu ngay trên chính quê hương mình.
Huyện Xuân Trường cũng là huyện có đời sống văn hóa cao, trong huyện có nhiều đơn vị được công nhận tiêu chuẩn văn hóa cấp tỉnh: hiện nay đã có 10 đơn vị thôn xóm và trường học đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hoá cấp tỉnh. Hơn nữa việc thực hiện các phong tục tập quán cũng như tổ chức lễ hội, đám cưới, đám tang đã có có rất nhiều tiến bộ theo nếp sống văn hoá tiết kiệm, lành mạnh. Đời sống văn hoá cao và quy củ này đã góp phần tạo thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện các phong trào thi đua lao động, từ đó tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Về các hoạt động y tế:
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu về y tế trong năm 2007 và 2008
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2007
2008
1
Số giường bệnh/vạn dân
Giường
140
150
2
Số bác sỹ/vạn dân
Bác sỹ
0,03
0,03
3
Số trạm y tế có bác sỹ
Trạm
15
15
4
Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ
%
75
15
5
Số trạm y tế xã có nữ hộ sinh
Trạm
20
20
6
Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi
%
0,04
0,04
7
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
%
0,12
0,10
8
Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
%
19,5
19
9
Tỷ lệ mắc bệnh sốt rét/10.000 dân
%
0,018
0,01
10
Giảm tỷ lệ sinh hàng năm
%
0,35
0,35
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2007
Dựa vào bảng số liệu ta thấy việc phòng chống và khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ban đầu đã đạt kết quả khá tốt, kết quả này có tác dụng trực tiếp tới chất lượng nguồn lao động của địa phương.
Đối với công tác kế hoạch hóa gia đình, các số liệu về tỷ lệ sinh liên tục giảm qua các năm cho thấy công tác kế hoạch hóa gia đình đã đi đúng hướng, bước đầu có được kết quả khả quan, là tiền đề để đảm bảo mật độ dân số không quá đông - vốn là một nguyên nhân làm suy giảm thu nhập bình quân/người. Tuy nhiên trong ngành y tế của huyện vẫn chưa thật sự ổn định, tập trung, mạng lưới y tế còn cồng kềnh, chất lượng khám chữa bệnh còn hạn chế so với nhu cầu của nhân dân.
Về hoạt động giáo dục của huyện: hoạt động giáo dục của Xuân Trường khá phát triển, là địa phương có sự đầu tư lớn cho ngành giáo dục. Sự phát triển của ngành giáo dục được xem là điều kiện cơ bản để tạo nên nguồn lao động chất lượng cao, phục vụ tốt cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
à Từ đó ta thấy huyện Xuân Trường có những lợi thế và hạn chế sau trong quá trình tăng trưởng kinh tế:
* Lợi thế:
- Vị trí địa lý kinh tế - xã hội của huyện là nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Bắc bộ, có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thuận lợi cho nhu cầu đi lại và nhu cầu giao lưu, phát triển kinh tế.
- Huyện Xuân Trường cũng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên đất phong phú rất thích hợp để phát triển nền nông nghiệp với các loại cây trồng vật nuôi phong phú và đa dạng.
- Hơn nũa, đây còn là một huyện có truyền thống giáo dục, văn hóa, có nguồn lao động dồi dào, trong đó một bộ phận của lực lượng lao động với chất lượng khá tốt đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường lao động hiện nay.
- Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của Xuân Trường được đánh giá ở mức khá so với các huyện khác trong tỉnh, bước đầu cơ sở vật chất đã đảm bảo nhu cầu của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
* Hạn chế:
- Tuy vậy, như trên đã phân tích, ngành nông nghiệp của huyện vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.
- Bên cạnh đó, xuất phát điểm của huyện lại thấp, huyện xuất phát từ một nên kinh tế nghèo, lạc hậu, cơ sở hạ tầng thiếu sự đồng bộ.
- Mật độ dân số cao cũng là một nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến năng suất lao động và thu nhập của người dân. Đời sống của một bộ phận dân cư còn thấp tạo ra sức mua yếu, khó thúc đẩy thị trường tiêu thụ, làm suy giảm tổng cầu cũng như tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.
- Về vấn đề lao động và việc làm ở huyện: tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo lớn, tạo áp lực với công tác giải quyết việc làm ở huyện. Có một thực tế không thể phủ nhận là tình trạng thiếu việc làm ở địa phương này vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. Từ đó ảnh hưởng đến tất cả các mặt của đời sống xã hội. Thật vậy, thiếu việc làm, thu nhập thấp khiến cho người dân không có điều kiện nâng cao tri thức, hạn chế về đời sống tinh thần. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu việc làm cũng khiến cho tình hình trật tự an ninh ở huyện nói riêng và nông thôn nước ta nói chung không được đảm bảo và ảnh hưởng đến cả nước. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân làm tăng khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cần phải được quan tâm kịp thời. Điều đó đòi hỏi những nhận thức đúng đắn về thực trạng, xu hướng phát triển và thách thức đối với vấn đề giải quyết việc làm ở huyện.
- Hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ trong huyện chưa phát triển mạnh, chưa tạo ra động lực đủ mạnh để tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì thế cần có cơ chế chính sách thích hợp để đem lại sự thuận lợi cho môi trường kinh doanh, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.1.2. Đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường
2.1.2.1. Những yếu tố thuận lợi
Tình hình kinh tế chính trị thế giới và khu vục được giới chuyên gia đánh giá là diễn biến ngày càng phức tạp, nhưng nhìn chung, đang tạo ra nhiều thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và huyện Xuân Trường nói riêng.
Trước hết là tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, cùng với chiều hướng phát triển theo chiều sâu của mình, đang dần dần khẳng định vị thế là lực lượng sản xuất quan trọng, có tác động sâu rộng đến nến kinh tế, cơ cấu các ngành kinh tế cũng như cơ cấu và sự phân công lao động xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Nền kinh tế tri thức đã, đang và sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế huyện Xuân Trường nói riêng tận dụng quá trình chuyển giao công nghệ, tranh thủ tác động mạnh mẽ của công nghệ để nâng cao năng suất, sản lượng của nền kinh tế.
Mặt khác, xu hướng hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá, đem đến sự tự do thương mại, tạo thuận lợi cho quá trình đầu tư, lưu chuyển hàng hoá, giao lưu kinh tế, chuyển giao công nghệ, lao động, vốn,… Nếu huyện biết tận dụng cơ hội này bằng chính sách quản lý kinh tế linh hoạt, sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế to lớn, mở rộng khả năng hợp tác kinh tế, khai thác lợi thế so sánh, tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài. Từ đó, kết hợp với nguồn nội lực bên trong tạo nên sức mạnh tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài như ODA, FDI được dự báo là vẫn tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam. Trong giai đoạn tới, Việt Nam vẫn nằm trong diện ưu tiên của các nhà tài trợ ODA. Đặc biệt là đối với tỉnh Nam Định, nguồn vốn ODA giai đoạn tới sẽ tiếp tục được đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, cấp thoát nước, xử lý chất thải, y tế, giao thông, thuỷ lợi và nâng cấp hệ thống đê điều,… Còn nguồn vốn FDI thì xu hướng ngày càng gia tăng vào Việt Nam là một tín hiệu khá tốt cho nền kinh tế huyện Xuân Trường. Ngoài thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, thì các nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm đến những vùng xa hơn. Với vị trí khá thuận lợi, cơ sở hạ tầng đang dần từng bước hoàn thiện, lại có lợi thế và tiềm năng về công nghiệp và du lịch, huyện Xuân Trường có nhiều cơ hội để thu hút nguồn vốn này, gia tăng nguồn lực cho kinh tế huyện.
Kinh tế tỉnh Nam Định giai đoạn vừa qua có bước tăng trưởng khá, đang dần từng bước nâng cao vị thế và thương hiệu của tỉnh trong tổng thể kinh tế cả nước, điều này cũng tạo thuận lợi cho kinh tế huyện Xuân Trường. Hơn nữa, xu hướng hợp tác của tỉnh với các địa phương, đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, mở rộng thị trường tiêu thụ của cả tỉnh, nâng cao chất lượng về công nghệ, kỹ thuật cũng như năng lực khai thác lợi thế so sánh của tỉnh và cũng là của huyện Xuân Trường.
2.1.2.2. Những thách thức đặt ra
Bên cạnh những cơ hội đem lại từ tác động bên ngoài, huyện Xuân Trường cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Tình hình kinh tế chính trị thế giới diễn biến phức tạp cũng đem đến nhiều biến động cho kinh tế Việt Nam. Những xung đột tôn giáo, sắc tộc, nạn khủng bố trên thế giới đang ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh và sự ổn định toàn cầu, vốn được coi là nền tảng quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Xu hướng tự do hoá thương mại, toàn cầu hoá cũng là một thách thức lớn đối với hàng hoá của Việt Nam. Do sức cạnh tranh của nền kinh tế và các sản phẩm còn yếu nên yêu cầu huyện phải có đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm đứng vững được trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Mặt khác, xu hướng toàn cầu hoá cũng đem đến những rủi ro khi ký kết các hợp đồng hợp tác đầu tư, đòi hỏi các nhà quản lý kinh tế của huyện phải sáng suốt lựa chọn, tránh những thất bại gây tổn thất lớn cho nền kinh tế.
Ngoài ra, những vấn đề mang tính toàn cầu đang có xu hướng lan rộng cũng cản trở quá trình phát triển kinh tế của huyện như: khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn nguyên vật liệu, sự bất bình đẳng gia tăng,… đặt ra yêu cầu cấp bách cần có biện pháp kịp thời để hạn chế tác động tiêu cực của những vấn đề này.
Như vậy, với những cơ hội và thách thức, khó khăn như trên, huyện Xuân Trường cần phải có các giải pháp để tận dụng cơ hội, hạn chế khó khăn từ bên ngoài, kết hợp với sức mạnh kinh tế của vùng để đưa nền kinh tế của huyện tăng trưởng và phát triển.
2.1.3. Đánh giá tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường giai đoạn 2005 - 2008
2.1.3.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế huyện
* Tăng trưởng kinh tế của huyện
Các số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế huyện năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ở vào mức khá cao (tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam giai đoạn này là khoảng trên 7.5%/năm và của tỉnh Nam Định là hơn 10%/năm chứng tỏ kinh tế của huyện có sự tăng trưởng khá.
B ảng 2.6. Giá trị gia tăng và giá trị sản xuất
của huyện Xuân Trường qua các năm
Đơn vị tính
2005
2006
2007
2008
Tổng GTGT
Tỷ đồng
497
574
694
734
Giá trị sản xuất
Triệu đồng
1.022
1.245,2
1.450
1.707
Tốc độ tăng trưởng
%
9,6
12,97
13,7
13,22
Nguồn: Kế hoạch phát triển KT – XH huyện Xuân Trường các năm
Mặt khác, kinh tế huyện Xuân Trường cũng có vai trò quan trọng trong tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định, điều này thể hiện ở tỷ lệ đóng góp trong GDP của toàn tỉnh. Tuy huyện chỉ chiếm 6,8% diện tích tự nhiên và khoảng 9,2% về dân số so với toàn tỉnh Nam Định, song vị trí kinh tế của huyện đã chiếm khoảng 8% về tổng sản phẩm trong nước GDP, trong đó: tỷ trọng trong GDP ngành công nghiệp: 9,17%, GDP ngành nông lâm nghiệp là 9,21% và GDP ngành dịch vụ là 4,5%. Hơn nữa, huyện còn đóng góp vào thu ngân sách của tỉnh là 4,7%, chiếm khoảng 8,45% sản lượng quy ra thóc của tỉnh.
Tuy nhiên có một thực thế không thể phủ định được là do nền kinh tế của huyện ở mức xuất phát thấp nên sự tăng trưởng như trên chưa làm thay đổi lớn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, vì vậy GDP bình quân đầu người năm 2008 mới ở mức gần 4 triệu đồng/người/năm, bằng khoảng 80% mức trung bình của tỉnh (GDP bình quân/ người năm 2008 của tỉnh Nam Định là gần 5 triệu đồng/người/năm).
* Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo chiều hướng tiến bộ nghĩa là tăng trỷ trọng của các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại đã tạo hiệu quả hơn trước, đem lại những tiền đề quant rọng cho kinh tế của huyện ở vào giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm. Nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế.
Bảng 2.7. Cơ cấu các ngành kinh tế của
huyện Xuân Trường qua các năm
Đơn vị tính: %
2005
2006
2007
2008
Nông nghiệp
24,46
22,86
26
30
CN - XD
46,54
51,14
43
43
Dịch vụ
29
26
31
27
Nguồn: Kế hoạch phát triển KT – XH huyện Xuân Trường các năm
* Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản
Công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở huyện Xuân Trường được xem là đã có sự chú trọng đúng mức. Tình hình huy động vốn đầu tư khá khả quan, huyện đã tranh thủ được các nguồn lực, sự giúp đỡ của UBND tỉnh, các ban ngành cấp trên, huy động mọi năng lực tại chỗ và tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn. Cơ cấu đầu tư cũng có sự chuyển biến tích cực, đúng hướng.: tập trung đầu tư cho mục tiêu phát triển sản xuất nông, ngư nghiệp, xâydựng các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu và hệ thống phòng chống bão lụt. Những năm qua, được sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, huyện đã triển khai, thi cồng và hoàn thành nhiều dự án quan trong như: nâng cấp hệ thống tiêu Nam Điều; hệ thống cống tưới đầu mối chợ đê; giải quyết căn bản được vấn đề thuỷ lợi, tươi tiêu của người dân, là nguồn đảm bảo quan trọng cho quá trình thâm cành, chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp.
Như vậy, mặc dù còn nhiều khó khăn về vốn đầu tư, nhưng những năm qua huyện đã tập trung cho các dự án mục tiêu ưu tiên, bước đầu hoàn thiện các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22191.doc