MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP 4
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU 4
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu 4
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu 5
1.1.2.1. Xuất khẩu gián tiếp 6
1.1.2.2. Xuất khẩu trực tiếp 7
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 8
1.1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 9
1.1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 13
1.2. KHU CÔNG NGHIỆP 14
1.2.1. Quá trình hình thành và khái niệm về KCN 14
1.2.2. Đặc điểm và phân loại KCN 18
1.2.2.1. Đặc điểm của các KCN 18
1.2.2.2. Phân loại KCN 19
1.2.3. Hoạt động của doanh nghiệp trong KCN 22
1.3. KINH NGHIỆM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA TRUNG QUỐC 23
1.4. SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG 28
2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG 28
2.1.1. Đặc điểm chung về tự nhiên, kinh tế xã hội của Miền Trung 28
2.1.2. Sự hình thành và phát triển các KCN miền Trung 33
2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG 37
2.2.1. Vài nét về tình hình đầu tư vào các KCN miền Trung 37
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung 41
2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KCN MIỀN TRUNG 46
2.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 46
2.3.1.1. Quan hệ chính trị ngoại giao 46
2.3.1.2. Thuế quan và hạn ngạch xuất khẩu 48
2.3.1.3. Hỗ trợ xúc tiến thương mại 49
2.3.1.4. Hỗ trợ tài chính 50
2.3.1.5. Tỷ giá hối đoái 52
2.3.1.6. Cơ sở hạ tầng 53
2.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 55
2.3.2.1. Mục tiêu xuất khẩu của doanh nghiệp 55
2.3.2.2. Khả năng am hiểu về thị trường nước ngoài 56
2.3.2.3. Năng lực sản xuất 56
2.3.2.4. Năng lực tài chính 57
2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG 58
2.4.1. Mặt được của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN 58
2.4.2. Mặt hạn chế của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN 59
2.4.3. Nguyên nhân của mặt hạn chế 59
2.4.3.1. Nguyên nhân từ phía Nhà nước 60
2.4.3.2. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp 61
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG 63
3.1. TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG 63
3.1.1. Định hướng phát triển các KCN miền Trung 63
3.1.1.1. Quan điểm phát triển KCN 63
3.1.1.2. Mục tiêu phát triển các KCN miền Trung đến năm 2015 64
3.1.1.3. Định hướng phát triển các KCN miền Trung 64
3.1.2. Triển vọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung 65
3.2. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG 67
3.2.1. Các giải pháp từ phía nhà nước 67
3.2.1.1. Tăng cường và đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại 67
3.2.1.2. Cải thiện hệ thống pháp lý gắn với thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN 70
3.2.1.3. Quy hoạch lại hệ thống KCN, hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo liên kết giữa các địa phương trong vùng 71
3.2.1.4. Đổi mới chính sách phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong KCN miền Trung 72
3.2.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 73
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp Miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h. Nguồn đá này được khai thác để cung ứng cho thị trường vật liệu trong nước và xuất khẩu.
Ở đây còn có nhiều mỏ cát trắng có thể làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh. Một phần các mỏ cát trắng ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa…đã được khai thác để xuất khẩu hoặc cung cấp cho các xí nghiệp địa phương. Đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác, tuyển rửa cát trắng để xuất khẩu hoặc xây dựng các nhà máy thủy tinh, kính phẳng có công nghệ tiên tiến là hướng đầu tư ưu tiên trong miền.
Về khoáng sản kim loại, dải phía tây của miền Trung là khu vực miền núi, chiếm tới 4/5 diện tích lãnh thổ, đây là khu vực có nhiều tiềm năng khoáng sản. Tuy quy mô khoáng sản không lớn song đa dạng, phong phú. Một số tài nguyên có giá trị kinh tế lớn như: 61,3% trữ lượng quặng sắt, 100% cromit, 40% đá vôi so với toàn quốc, vật liệu xây dựng bentonit, graphit, titan…
Nguồn tài nguyên nước khoáng có ở khắp các tỉnh miền duyên hải. Về qui mô và chất lượng, đáng chú ý nhất có các nguồn khoáng Bang ở Quảng Bình, Thạch Bích ở Quảng Ngãi.
Kinh tế - xã hội
Thời gian qua, kinh tế miền Trung đã có sự tăng trưởng và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế quốc gia. Mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 đạt 10,1% cao hơn mức bình quân cả nước. Thế nhưng cho đến nay, các tỉnh miền Trung vẫn là các địa phương có mức thu nhập thấp, có nền kinh tế thuần nông với tỷ lệ gần 90% số dân chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Với bản chất cần cù, chịu khó, tích cách mạnh mẽ, sáng tạo những người dân miền Trung đang dần cải thiện dần hình ảnh một miền Trung nghèo khó.
Trong công nghiệp, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ đời sống và sinh hoạt của nhân dân đã có bước tăng khá. Đây là kết quả của quá trình đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ. Một số công trình quan trọng như đường hầm đèo Hải Vân, đầu tư nâng cấp sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay Phú Bài (Thừa Thiên Huế) và sân bay Chu Lai (Quảng Nam) đang được đầu tư xây dựng, đặc biệt là nhà máy lọc dầu Dung Quất đang được tích cực triển khai có tác dụng tạo động lực cho phát triển kinh tế toàn cầu.
Trong nông nghiệp, việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, đã tạo ra vùng nguyên liệu ổn định phục vụ cho công nghiệp chế biến. Nông thôn đang phát triển theo hướng CNH – HĐH cùng với tỷ lệ đô thị hóa của vùng là 20% trong khi của cả nước là 25%. Công tác quản lý và bảo vệ rừng đã được coi trọng, hạn chế được cháy rừng, phá rừng; giao đất và khoán rừng cho dân đang được đẩy mạnh. Ngành thủy sản đã có nhiều đội tàu có công suất lớn đưa vào khai thác đánh bắt hải sản xa bờ, đạt hiều quả kinh tế cao; nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh, góp phần tăng kim ngạch xuát khẩu và cải thiện đời sống nhân dân vùng biển đảo.
Trong thương mại – dịch vụ, vùng đã giữ được nhịp độ phát triển khá, kim ngạch xuất khẩu tăng theo từng năm (tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 1.846 triệu USD, đạt bình quân 95 USD/người). Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và các di sản văn hóa thế giới, các tỉnh trong vùng đã tập trung phát triển du lịch, bước đầu đạt kết quả khả quan, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng.
Bảng 2.1. Các khu kinh tế tại Việt Nam
STT
Khu kinh tế
Địa phương
Diện tích (ha)
1
Chu Lai
Quảng Nam
27.040
2
Dung Quất
Quảng Ngãi
10.300
3
Nhơn Hội
Bình Định
12.000
4
Chân Mây – Lăng Cô
Thừa Thiên Huế
27.108
5
Vũng Áng
Hà Tĩnh
22.781
6
Nghi Sơn
Thanh Hóa
18.611
7
Vân Phong
Khánh Hòa
150.000
8
Đảo Phú Quốc
Kiên Giang
56.100
9
Đông Nam Nghệ An
Nghệ An
18.826
10
Vân Đồn
Quảng Ninh
217.133
11
Đình Vũ – Cát Hải
Hải Phòng
21.600
Tổng Diện Tích
581.499
(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX )
Trong việc xây dựng các KCN, KKT thì hiện nay, trên toàn bộ khu vực miền Trung đã có 22 KCN được xây dựng, và đặc biệt là nơi đây đã hình thành 8 KTT trên tổng số 11 KKT của cả nước. Việc hình thành các KKT, KCN là một biện pháp tích cực và có hiệu quả để tập trung nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phát triển các ngành kinh tế trong vùng, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Việc hình thành và phát triển các KCN, KKT đã và đang là một thuận lợi lớn cho vùng trong việc thu hút đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.
2.1.2. Sự hình thành và phát triển các KCN miền Trung
Là một mô hình quản lý kinh tế hiện đại, mang ý nghĩa chiến lược như một phương kế chủ lực để đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, KCN ở Việt Nam ra đời cùng với việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
KCN hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới được Đảng khởi xướng từ Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986). Có thể nói đại hội VI đã có những đổi mới căn bản về nhận thức và tư duy về kinh tế mà trọng tâm là chủ trương chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Theo đó, việc xây dựng và phát triển các KCN như hiện nay đã thay thế cho mô hình KCN kiểu cũ, từ chỗ KCN chỉ là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh thành nơi thu hút các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ công nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và sự sụp đổ của Liên Xô đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế và đời sống xã hội của nước ta. Do đòi hỏi của thực tiến khách quan, Đại hội VII đã đề ra những đường lối, chủ trương đổi mới mạnh mẽ và toàn diện, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trên cơ sở điều kiện của đất nước và yêu cầu của thời đại, được cụ thể hóa bằng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000. Hàng loạt các chương trình các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã được triển khai để thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, trong đó có chính sách phát triển KCN với sự ra đời của KCN Tân Thuận (năm 1991) tại Thành phố Hồ Chí Minh và việc ban hành quy chế KCX (Nghị định 332/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18/10/1991) và quy chế KCN (Nghị định 192/CP của Chính phủ ngày 28/12/1994).
Miền Trung có những dải đất ven biển, gần đường sắt, đường bộ và đường điện quốc gia; hội tụ nhiều điều kiện tự nhiêu thuận lợi để xây dựng các KCN theo chủ trương đổi mới của Đảng. Năm 1994, KCN Đà Nẵng, KCN đầu tiên của miền Trung được thành lập với tổng diện tích ban đâu là 62,99 ha được đặt tại quận Sơn Trà, nằm cách cảng biển Tiên Sa 6 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 5 km về phía Đông và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng gần 2 km. Việc hình thành KCN Đà Nẵng đã mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển của kinh tế miền Trung theo đường lối chủ trương của Nhà nước. Những năm tiếp theo, hàng loạt các KCN được thành lập ở các tỉnh trong miền như KCN Điện Nam – Điện Ngọc ở Quảng Nam được thành lập sau đó 2 năm (năm 1996).
Hình 2.1: Số các KCN ở miền Trung từ năm 1994 – 2007
(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)
Như vậy cho đến nay, miền Trung có tất cả 22 KCN trong đó có 17 KCN chiếm 77% đã đi vào hoạt động và 5 KCN chiếm 23% đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản. (xem phụ lục 2).
Nhìn trên biểu đồ ta thấy, việc xây dựng các KCN đã được các tỉnh trong miền chú trọng đó từ năm 1994 đến nay, đặc biệt năm 1998 với 8 KCN mới được thành lập đã trở thành một năm có nhiều KCN được thành lập nhất. Các tỉnh miền Trung không chỉ tập trung xây dựng các KCN mới mà còn chú ý đến việc mở rộng các KCN sẵn có như KCN Hòa Khánh ở Đà Nẵng (năm 2004), KCN Phú Tài ở Bình Định (năm 2003), KCN Điện Nam – Điện Ngọc ở Quảng Nam (năm 2005) để đáp ứng nhu cầu thu hút vốn đầu tư của KCN và yêu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp.
Bảng 2.2. Phân bổ các KCN miền Trung theo tỉnh thành
STT
Tỉnh, Thành phố
Số KCN
Tên KCN
Đà Nẵng
4
KCN Đà Nẵng, Hòa Cầm, Liên Chiểu, Khánh Hòa
Bình Định
2
KCN Long Mỹ, Phú Tài
Bình Thuận
3
KCN Phan Thiết, Hàn Kiệm I, Hàn Kiệm II
Khánh Hòa
1
KCN Suối Dầu
Nghệ An
1
KCN Bắc Vinh
Phú yên
1
KCN Hòa Hiệp
Quảng Bình
2
KCN Tây Bắc Đồng Hới, Hòn La
Quảng Nam
1
Điên Nam – Điện Ngọc
Quảng Ngãi
2
KCN Tịnh Phong, Tịnh Phú
Quảng Trị
1
KCN Nam Đông Hà
Thanh Hóa
1
KCN Lễ Môn
Thừa Thiên Huế
2
KCN Phú Bài, Phong Thu
Hà Tĩnh
0
Ninh Thuận
1
KCN Phước Nam
(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX )
Hiện nay, miền Trung có 22 KCN được phân bổ tại 13 tỉnh, thành phố trong miền. Tuy nhiên sự phân bổ này không đồng đều giữa các tỉnh. Các tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung tập trung đến 11 KCN chiếm 50% số KCN trong vùng. Trong khi đó, có rất nhiều tỉnh trong vùng chỉ mới thành lập một KCN như Khánh Hòa, Nghệ An, Ninh Thuận. Với Ninh Thuận thì đến tận năm 2007 tỉnh mới bắt tay vào xây dựng KCN đầu tiên trong tỉnh. Bên cạnh đó Hà Tĩnh là tỉnh duy nhất trong vùng chưa xây dựng KCN nào mà mới chỉ thành lập KKT Vũng Áng vào năm 2002.
Tuy nhiên số lượng KCN được thành lập ở miền Trung còn khá khiêm tốn. Miền Trung được phân thành hai vùng là Bắc Trung Bộ (từ Thừa Thiên Huế trở ra) và vùng duyên hải Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng trở vào). Số lượng KCN được thành lập ở miền Trung hiện nay mới chỉ chiếm 12,3% của cả nước. Miền Nam là nơi tập trung nhiều KCN nhất cả nước với 56,9%, tiếp theo là miền Bắc với 29,6% số KCN cả nước.
Bảng 2.3. Phân bố KCN theo vùng đến tháng 12 năm 2007
STT
Vùng
Số lượng KCN
Diện tích KCN (ha)
1
Đồng bằng Sông Hồng
39
9.201
2
Trung du miền núi Bắc Bộ
14
2.801
3
Bắc Trung Bộ
7
779
4
Duyên hải Nam Trung Bộ
15
3.583
5
Tây Nguyên
4
463
6
Đông Nam Bộ
74
21.396
7
Đồng bằng Sông Cửu Long
26
4.763
Cả nước
179
42.986
(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX )
Hình 2.2. Tỷ trọng các KCN được phân bổ ở các vùng trên cả nước
(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)
Mặc dầu vậy, trong hơn 10 năm qua các KCN miền Trung đã phát huy tác dụng rất tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng. Làm tốt vai trò thu hút vốn đầu tư, các KCN đã trở thành địa điểm đầu tư lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, qua đó tăng nhanh tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa.
2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG
2.2.1. Vài nét về tình hình đầu tư vào các KCN miền Trung
Với nhiều lợi thế về tự nhiên như nằm trên trục giao thông Bắc – Nam; có các tuyến quốc lộ nối các cảng biển của vùng đến Tây Nguyên và Lào, Đông bắc Campuchia, Đông bắc Thái Lan, Myanmar theo tuyến hành lang đông – tây; đồng thời có nhiều cửa ngõ ra biển đến các quốc gia vùng phía Bắc, miền Trung Việt Nam đang nổi lên là một điểm sáng về đầu tư.
Với sự nỗ lực trong công tác xúc tiến đầu tư của ban quản lý các KCN trong vùng cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các KCN miền Trung đã thu hút được một nguồn vốn đầu tư lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hình 2.3. Thu hút đầu tư trong nước vào các KCN miền Trung
Hình 2.4. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN miền Trung
(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)
Năm 2007 các KCN miền Trung đã thu hút được 25.504 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước tăng gần 2,5 lần so với năm 2003 và tăng đều theo các năm. Hoạt động xúc tiến đầu tư cũng rất chú trọng vào thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2007 vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN miền Trung tăng 104%. Đây là tín hiệu khả quan cho miền Trung phát triển kinh tế theo hướng CNH – HĐH.
Tuy nhiên, tỷ trọng vốn đầu tư vào các KCN miền Trung vẫn còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư của cả nước.
Hình 2.5. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN trên cả nước đến hết năm 2007
Hình 2.6. Cơ cấu đầu tư trong nước vào các KCN trên cả nước đến hết năm 2007
(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)
Miền Nam là khu vực hấp dẫn đầu tư nhất cả nước, tiếp theo đó là miền Bắc. Hai miền này đã chiếm tỷ lệ trên dưới 90% về vốn đầu tư. Bởi lẽ có điều này, là do môi trường đầu tư ở hai miền đầu tổ quốc hấp dẫn hơn, thu hút các nhà đầu tư bằng các chính sách thông thoáng, bằng cơ sở hạ tầng KCN, bằng nguồn tài nguyên phong phú, bằng nguồn lao động đông đảo lành nghề, bằng sự phát triển của các ngành phụ trợ….
Vốn đầu tư vào các KCN được sử dụng dưới các mục đích khác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia thành hai mục đích chính là sử dụng cho việc xây dựng CSHT KCN và sử dụng để SXKD. Khi CSHT của KCN đã cơ bản hình thành thì cần phải có biện pháp thu hút vốn đầu tư vào việc sản xuất kinh doanh, gia tăng sản xuất và thúc đẩy xuất.
Bảng 2.4. Thu hút đầu tư tính lũy kế theo các năm vào phát triển CSHT và SXKD trong các KCN miền Trung
Năm
Vốn đầu tư vào phát triển CSHT
Vốn đầu tư vào SXKD
Vốn đầu tư nước ngoài
(Tr USD)
Vốn đầu tư trong nước
(Tỷ đồng)
Vốn đầu tư nước ngoài
(Tr USD)
Vốn đầu tư trong nước
(Tỷ đồng)
2003
13
1.456
332
8.937
2004
13
2.423
433
11.508
2005
13
3.222
587
13.503
2006
13
3.795
830
17.705
2007
25
4.553
1700
20.951
(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)
Trong những năm qua, vốn đầu tư dành cho việc SXKD trong các KCN miền Trung luôn tăng đều. Tính đến năm 2007, số vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào SXKD đạt 1.700 triệu USD chiếm tới 98,5% tổng vốn, số vốn đầu tư trong nước vào SXKD đạt 20.951 tỷ đồng chiếm 82% tổng vốn. Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy từ sau năm 2003, hầu hết các KCN ở miền Trung đã xây dựng xong và đi vào hoạt động. Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc thu hút đầu tư để sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của miền Trung trong thời gian tới.
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung
Với ưu thế của thiên nhiên, miền Trung trở thành một vùng đặc biệt, tất cả các tỉnh trong vùng đều tiếp giáp biển tạo cho miền Trung có một bờ biển dài. Với ưu thế của vị trí, miền Trung trở thành cầu nối quan trọng của các vùng trong nước, của các nước Đông Nam Á với thế giới. Với ưu thế của hệ thống sân bay rộng khắp ở các tỉnh, hệ thống giao thông đường bộ…. Tất cả các ưu thế này tạo thành một thuận lợi lớn cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp miền Trung nói chung, doanh nghiệp trong các KCN miền Trung nói riêng.
Tận dụng các ưu thế của riêng mình, miền Trung đã và đang nâng cao kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ nhằm phát triển kinh tế xã hội.
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của các KCN miền Trung
( 2003 – 2007)
Đơn vị: Triệu USD
Năm
GTSXCN
Xuất khẩu
Nhập Khẩu
Nộp NSNN
2003
440,3
175,5
53,6
21,9
2004
572
276
113
31
2005
652
366,6
198,4
37,1
2006
703
446,6
267,9
40,2
2007
746,3
517,8
288,1
42,1
(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)
Từ năm 2003 – 2007, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung liên tục tăng với tốc độ tăng trung bình 32% một năm cao hơn mức tăng trung bình của giá trị sản xuất công nghiệp (tăng trung bình 14,5%/năm). Năm 2007 tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung đạt 517.8 triệu USD gấp gần 3 lần so với năm 2003. Trong đó các KCN tại tỉnh Khánh Hòa luôn đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong vùng, tỷ trọng xuất khẩu trên giá trị sản xuất xông nghiệp của tỉnh đạt 84,5 % vào năm 2007. Còn Đà Nẵng, trung tâm của miền Trung, kim ngạch xuất khẩu còn chưa cao, bên cạnh đó tỷ trọng xuất khẩu trên giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh mới chỉ đạt 34,7% tại năm 2007. Nhìn chung, xuất khẩu trong các KCN tập trung phần lớn tại các tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung và tỉnh Khánh Hòa, năm 2003 khu vực này đã chiếm đến 72% kim ngạch xuất khẩu của các KCN trong vùng. Tuy nhiên cho đến nay, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của khu vực này vẫn tăng liên tục nhưng tỷ lệ nắm giữ đã giảm xuống một chút còn 70% do sự gia tăng xuất khẩu của các tỉnh khác trong miền chẳng hạn như tỉnh Phú Yên, Bình Thuận, Thanh Hóa.
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung phân theo tỉnh
Đơn vị: Triệu USD
STT
Năm
Tỉnh
2003
2004
2005
2006
2007
1
Đà Nẵng
24,7
47,0
54,6
57,5
59,2
2
Bình Định
34,5
79,0
95,5
110.1
124,0
3
Quảng Ngãi
8,0
14,5
15,8
18,0
20,9
4
Quảng Nam
17,9
22,0
19,3
35,0
35,0
5
Thừa Thiên Huế
-
3,0
15,0
22,0
23,0
6
Khánh Hòa
58,0
91,0
120,8
138,1
150,9
7
Các tỉnh khác
32,4
19,5
45,6
85,9
104,8
Tổng
175,5
276
366,6
466,6
517,8
(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)
Hoạt động xuất khẩu ngày càng giữ một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong các KCN. Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài là hướng đi được nhiều doanh nghiệp trong KCN quan tâm. Thể hiện rất rõ ở tỷ trọng giá trị xuất khẩu trên tổng GTSXCN của các doanh nghiệp. (Xem hình 2.7)
Nhìn trên hình ta thấy, tốc độ gia tăng của kim ngạch xuất khẩu mạnh hơn của GTSXCN, và ngày càng chiểm một tỷ trọng lớn hơn trong GTSXCN của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung. Nếu như năm 2003, giá trị xuất khẩu chỉ chiếm có 40% giá trị của doanh thu thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên đến 70%. Đây là tín hiệu cho thấy, cơ cấu thị trường của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung đang thay đổi theo chiều hướng chung của đất nước, đó là tăng thị phần xuất khẩu ở các khu vực được khuyến khích.
Hình 2.7. Kim ngạch xuất khẩu so với GTSXCN của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung
(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)
Việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong KCN miền Trung không chỉ giúp các doanh nghiệp thu ngoại tệ, mở rộng sản xuất mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.
Xuất khẩu đã tạo tiền đề cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất; bên cạnh đó xuất khẩu còn hướng các doanh nghiệp vào sản xuất các mặt hàng có giá trị cao, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng thô sơ, chưa qua chế biến. Nhờ vậy mà xuất khẩu đã giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Vốn là vùng đất nghèo nàn, người dân sống hoàn toàn bằng nghề nông thì đến nay miền Trung đã có khả năng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, gia tăng xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến, giảm xuất khẩu sản phẩm thô sơ.
Bảng 2.7. Cơ cấu xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung phân theo mặt hàng
Đơn vị: Triệu USD
STT
Năm
Mặt hàng
2004
2005
2006
2007
1
TCMN
5,3
6,4
7,1
8,9
2
Thủy sản
37,4
46,4
59,0
64,8
3
Dệt may
91,1
109,4
136,1
145,1
4
Giày dép
55,9
68,7
92,6
95,9
5
Linh kiện điện tử
67,1
96,8
125,1
155,2
6
Mặt hàng khác
19,2
38,9
46,7
47,9
Tổng
276
366,6
466,6
517,8
(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)
Hình 2.8. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung năm 2007
(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)
Hiện nay, hàng thủy sản, dệt may, giày dép, linh kiện điện tử đang là những hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của miền, và đây cũng là các mặt hàng nằm trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Linh kiện điển tử đang là hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất và cũng là mặt hàng có tốc độ gia tăng cao, tiếp theo đó là hàng dệt may và giày dép . Năm 2007, tỷ trọng của hàng linh kiện điện tử so với kim ngạch xuất khẩu doanh nghiệp trong các KCN miền Trung là 29,97%, theo ngay sau là hàng dệt may với tỷ trọng là 28,03%; thấp nhất là hàng TCMN với tỷ trọng 1,72%.
Hình 2.9. Tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung so với toàn vùng năm 2007
(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)
Xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung năm 2007 đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của miền Trung 517,8 triệu USD tương ứng với 29%, tương ứng với năm 2003 là 256 triệu USD và 25,1%. Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế miền Trung.
Việc thu hút đầu tư vào các KCN qua đó sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, gia tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm đã tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Hoạt động của doanh nghiệp trong các KCN càng ổn định thì nguồn thu ngân sách nhà nước càng tăng. Đến năm 2007 các KCN miền Trung đã nộp 42,1 triệu USD vào nguồn ngân sách này. Không chỉ có vậy, nhờ ổn định được đầu ra, đã góp một phần vào giải quyết vấn nạn của xã hội - nạn thất nghiệp. Những năm gần đây các KCN miền Trung tạo ra hơn 100.000 việc làm trực tiếp cho người lao động, năm 2007 số lao động trong các KCN miền Trung là 113.016 lao động.
Bảng 2.8. Kim ngạch xuất khẩu của KCN cả nước phân theo vùng
Đơn vị: Triệu USD
STT
Năm
Mặt hàng
2003
2004
2005
2006
2007
1
Miền Bắc
708,5
972,0
1723,1
2576,1
2675,1
2
Miền Trung
175,5
276,0
366,6
446,6
517,8
3
Tây Nguyên
-
-
0,3
0,6
1,5
4
Miền Nam
3054,5
3698,0
4535,4
5213,6
7604,3
Cả nước
3938,5
4946,0
6625,4
8236,9
10798,7
(Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX)
Các lý thuyết thương mại quốc tế, đều khẳng định rằng thương mại quốc tế đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia tham gia. Nhận thức được điều này, ngay sau khi đổi mới, Việt Nam đã coi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới là một hướng đi quan trọng. Trong các năm qua, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam luôn tăng với tốc độ cao. Thúc đẩy xuất khẩu trong các KCN đã góp phần tạo nên thành quả đó. Các KCN miền Nam luôn đạt kim ngạch cao nhất, theo sau là vai trò của các KCN miền Bắc. Các KCN miền Trung mới chỉ chiếm gần 5% kim ngạch xuất khẩu của các KCN cả nước. Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng các KCN miền Trung vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng của mình. Miền Trung cần phải có chính sách thúc đẩy xuất khẩu hợp lý để nâng cao kim ngạch xuất khẩu tương xứng với tiềm năng sẵn có.
2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KCN MIỀN TRUNG
2.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
2.3.1.1. Quan hệ chính trị ngoại giao
Ngay sau khi thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã xác định phải mở rộng quan hệ đối ngoại trên cơ sở chủ động và tích cực hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Phải thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu vào các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra thị trường thế giới, tạo một vị thế nhất định cho nền kinh tế Việt Nam.
Trước khi đổi mới, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là các nước XHCN như Liên Xô cũ, Đông Âu. Với đường lối đối ngoại hạn chế, nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nhận thức được xu thế tất yếu của hội nhập, Đảng và Nhà nước đã nhanh chóng đổi mới chính sách đôi ngoại theo hướng mở rộng quan hệ đối ngoại với thái độ chủ động và tích cực. Ngày nay, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng sang rất nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Lào, Campuchia…Việt Nam đã ký kết được nhiều hiệp định thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa vào thị trường của các quốc gia này chẳng hạn như hiệp định chống đánh thuế 2 lần; biên bản ghi nhớ giữa Cộng đồng Châu Âu và chính phủ Việt Nam về việc chống gian lận trong buôn bán các sản phẩm giầy dép; hiệp định giữa chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Đại dân Hàn Quốc về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan….
Nhờ nâng cao hoạt động đối ngoại mà xuất khẩu của Việt Nan nói chung và của miền Trung nói riêng, trong thời gian qua liên tục tăng với tốc độ cao, cao hơn tốc độ tăng trưởng của GDP. Nhìn vào hình vẽ, ta thấy càng về sau hình vẽ càng dốc lên, nhất là 2 năm 2006 – 2007. Điều này thể hiện rất rõ vai trò của việc Việc Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. Một trong những cơ hội lớn nhất khi gia nhập WTO là thị trường quốc tế rộng mở, tạo khả năng cho xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Năm đầu tiên trở thành thành viên WTO, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã tận dụng được cơ hội, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 21,5%. Đến năm 2007, nhóm các mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD đã có 10 thành viên. Trong đó có 3 nhóm hàng trên 3 tỷ USD và 2 nhóm hàng trên 2 tỷ USD. Thủy sản, dệt may, giày dép, linh kiện điện tử - những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung – có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3 tỷ đồng trừ linh kiện điện tử với 2,2 tỷ USD.
Hình 2.10. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 2003 – 2007
(Nguồn: Vụ thương mại và dịch vụ - Bộ Kế hoạch – Đầu tư)
Ngoài ra, việc ký kết các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Indonexia, Thụy Sĩ, Phần Lan… cũng đã thúc đẩy đầu tư vào các KCN miền Trung nói riêng và cả nước nói chung, gia tăng sản xuất các sản xuất tạo tiền đề cho xuất khẩu.
2.3.1.2. Thuế quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26367.doc