MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU 3
1.1. Vai trò và nội dung của hoạt động xuất khẩu ở doanh nghiệp. 3
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu: 3
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế 4
1.1.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu: 6
1.2. Các hình thức xuất khẩu và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 8
1.2.1. Các hình thức xuất khẩu: 8
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 10
1.3. Xuất khẩu nông sản và những nhân tố ảnh hưởng. 12
1.3.1. Vị trí vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản 12
1.3.2. Đặc điểm của hàng nông sản xuất khẩu 15
1.3.3. Tình hình xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam 17
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của doanh nghiệp. 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX 23
2.1. Khái quát về công ty xuất nhập khẩu Intimex 23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 23
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty: 25
2.1.3. Cơ cấu nguồn lực của công ty: 27
2.1.4. Mục đích hoạt động và phạm vi kinh doanh của công ty: 29
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua: 30
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex: 33
2.2.1. Danh mục mặt hàng nông sản xuất khẩu. 33
2.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 37
2.2.3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty trong thời gian qua. 38
2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex 40
2.3.1. Ưu điểm và những thành công đạt được của công ty 40
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty 42
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên 43
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX 47
3.1. Phương hướng xuất khẩu nông sản của công ty 47
3.1.1. Đánh giá hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam 47
3.1.2. Phương hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm tới 50
3.1.3. Phương hướng, mục tiêu của công ty 53
3.2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex 57
3.2.1. Giải pháp đối với hàng nông sản xuất khẩu 57
3.2.2. Giải pháp đối với công tác nghiệp vụ 62
3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý 65
3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước 69
3.3.1. Chính sách về thị trường xuất khẩu nông sản 69
3.3.2. Quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu 70
3.3.3. Hình thành và phát triển sàn giao dịch hàng nông sản. 71
3.3.4. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và có chính sách hỗ trợ khuyến khích hoạt động xuất khẩu nông sản. 72
3.3.5. Lập hiệp hội ngành hàng và liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản.
KẾT LUẬN 77
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3953 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông sản đặc biệt là xuất khẩu cà phê và hạt tiêu. Hàng năm công ty đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản không nhỏ vào công cuộc phát triển đất nước.
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex:
Danh mục mặt hàng nông sản xuất khẩu.
Công ty xuất nhập khẩu Intimex được xem là nhà xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, cao su, gạo, lạc nhân…Với một danh mục các mặt hàng nông sản xuất khẩu phong phú, đa dạng và ngày càng được bổ sung thêm một mặt nhằm khai thác tối đa những lợi thế của nước ta mặt khác giúp giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex qua các năm được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex qua các năm
Mặt hàng XK
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
SL (tấn)
TG (nghìn USD)
SL (tấn)
TG (nghìn USD)
SL (tấn)
TG (nghìn USD)
SL (tấn)
TG (nghìn USD)
Cà phê
111.800
72.000
124.155
100.632,7
108.000
135.000
33.700
50.100
Hạt tiêu
12.600
16.900
8.533
11.449
9.858
16.000
2.800
9.000
Lạc nhân
Chè
163
109,4
68
78,2
Cơm dừa
500
900
1.329
1.230
2.700
2.680
Tinh bột sắn
1.050
4.725
1.132
6.900
1.370
(nguồn: báo cáo xuất khẩu của công ty qua các năm)
Mặt hàng cà phê:
Công ty xuất nhập khẩu Intimex là công ty đứng thứ nhất trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Qua các năm kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty đều tăng, năm 2004 đạt 72 triệu USD, năm 2005 tăng thêm gần 29 triệu USD, đạt 100,63 triệu USD. Sản lượng năm 2006 giảm so với năm 2005, chỉ đạt 108.000 tấn (năm 2005 là 124.155 tấn) tuy nhiên do giá cà phê tăng cao nên trị giá xuất khẩu lại cao hơn, đạt 135 triệu USD. Trong năm 2007 sản lượng và trị giá xuất khẩu của công ty đều giảm, công ty chỉ xuất khẩu 33.719 tấn, kim ngạch đạt 51 triệu USD. Nguyên nhân của vấn đề này là do năm 2006 công ty đã cổ phần hóa thành công và chia tách thành 3 công ty con là: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Intimex Hà Nội, Công ty cổ phần Sài Gòn và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex. Trong các năm trước, sản lượng và trị giá xuất khẩu tính chung cho cả tổng công ty, sau khi đã cổ phần hóa thì sản lượng và trị giá xuất khẩu của năm 2007 như số liệu ở trên là chỉ tính riêng cho công ty mẹ.
Mặt hàng hạt tiêu:
Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu trên thế giới. Hàng năm, Việt Nam sản xuất 44.200 tấn hạt tiêu và phần lớn số lượng hạt tiêu được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Công ty Xuất nhập khẩu Intimex là công ty đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hạt tiêu đen của Việt nam. Năm 2004, công ty xuất khẩu được 12.600 tấn, đạt 16,9 triệu USD. Năm 2006, sản lượng xuất khẩu giảm xuống còn 8.533 tấn, đạt 11,5 triệu USD. Trong năm 2007, công ty mẹ Intimex đã xuất khẩu được 2809 tấn, kim ngạch đạt 9 triệu USD.
Mặt hàng hạt điều:
Đây là mặt hàng mới và công ty đang tìm bạn hàng để xuất khẩu, với mặt hàng này công ty chỉ mới xuất khẩu được số lượng rất ít. Từ năm 2001 đến nay công ty mới chỉ xuất khẩu được khoảng 29 tấn điều trị giá 131.484 USD/năm sang một số nước và khu vực trên thế giới trong đó chủ yếu là Singapore.
Mặt hàng lạc nhân:
Mặt hàng lạc nhân cũng chưa phải là mặt hàng thế mạnh của công ty, hoạt động xuất khẩu mặt hàng này vẫn chưa đạt được nhiều thành tích, công ty mới chỉ có một số hợp đồng xuất khẩu thường xuyên sang một số nước trên thế giới như: Malaysia, Philippine, Indonesia và Srilanca nhưng đây là những hợp đồng không lớn. Hàng năm công ty chỉ xuất khẩu khoảng 1365,12 tấn lạc nhân trị giá hơn 822.773 USD/năm.
Tinh bột sắn:
Hoạt động xuất khẩu tinh bột sắn của công ty cũng tương đối phát triển. Công ty đã đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến tinh bột sắn để nâng cao chất lượng tinh bột sắn xuất khẩu đồng thời để tồn trữ sản phẩm đã qua chế biến phục vụ xuất khẩu trong thời gian trái vụ. Sản lượng và trị giá xuất khẩu qua các năm liên tục tăng, năm 2005 thu về cho công ty khoảng 1,05 triệu USD, năm 2006 công ty xuất khẩu được 4725 tấn đạt 1,132 triệu USD, đến năm 2007 sản lượng xuất khẩu vẫn tăng cao, đạt 6940 tấn với trị giá 1,37 triệu USD. Mặc dù công ty đã chia tách và để cho các công ty con độc lập hoạt động, tuy nhiên các công ty con chỉ kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng chính như cà phê, hạt tiêu..., chưa mở rộng kinh doanh các mặt hàng như tinh bột sắn, cơm dừa…
Mặt hàng chè:
Mặt hàng này công ty chưa chú trọng phát triển, sản lượng xuất khẩu giảm dần qua các năm và từ năm 2006 đến nay thì công ty không xuất khẩu nữa. Năm 2004 công ty xuất khẩu được 163 tấn, đạt 109,4 nghìn USD. Năm 2005 sản lượng xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 68 tấn, đạt 78,2 nghìn USD.
Mặt hàng cơm dừa:
Đây là mặt hàng công ty mới mạnh dạn đầu tư phát triển. Năm 2004 công ty mới bắt đầu tìm kiếm thị trường và khách hàng để xuất khẩu mặt hàng này. Vì vậy kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 500 nghìn USD, tuy nhiên sang năm 2005 đã tăng lên 900 nghìn USD. Đây là một hướng đi đúng đắn của công ty, mặt hàng này đã và đang bộc lộ được thế mạnh của nó, thị trường các nước rất ưu chuộng, sản lượng và trị giá xuất khẩu liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2006 công ty xuất khẩu được 1329 tấn đạt 1230 nghìn USD, năm 2007 sản lượng xuất khẩu tăng gấp đôi đạt 2700 tấn với trị giá 2680 nghìn USD.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex sang một số thị trường qua các năm
Thị trường
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
SL (tấn)
TG (USD)
SL (tấn)
TG (USD)
SL (tấn)
TG (USD)
SL (tấn)
TG (USD)
Singapore
1.671
1.603.831
443
396.264
1.032
897.256
2.095
3.164.521
Đức
15.261
11.107.348
9521
8445742
8620
7571064
1396
2254987
Anh
30795
19795076
28860
22518167
5629
8425173
4953
6932223
Thụy sỹ
20804
9429971
27688
22710431
20519
19062118
12300
18520681
Syria
0
0
193
211911
100
133621
81
118538
Mỹ
74672
9680626
25824
20165651
4806
6971280
4050
5814024
Hà lan
4161
3575079
5398
5229311
4054
7051334
4539
8250611
Nga
1398
1443161
383
270640
3960
5210374
4223
5200206
Thụy điển
289
190105
111
150004
968
123564
4177
6081612
Ai cập
297
390487
0
0
100
154167
227
623156
Estonia
0
0
50
21250
80
12478
184
386741
jordane
698
480966
57
38452
4023
589624
103
210487
Giocgia
351
226682
3513
2679620
190
283612
4053
579426
Bỉ
3233
2200454
3046
2751765
601
891536
229
344845
Tây ban nha
2281
1550112
193
237108
157
72194
451
687552
Malaysia
1229
946203
62
52867
4720
687200
144
62993
Ba lan
1776
1626698
1471
1563811
106
297268
154
377972
Hàn quốc
3720
2576660
1284
1173810
62
186029
43
135620
Philippine
437
308794
400
331416
32
103425
27
91825
Trung quốc
1462
922996
5109
1426768
8602
2159620
5200
932000
yemen
0
0
0
0
0
0
36
33540
(nguồn: tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu của công ty XNK Intimex qua các năm)
Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty trong thời gian qua.
Nhìn vào bảng số liệu số 3 ở trên, ta thấy được tình hình biến động của sản lượng và trị giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chính của công ty qua các năm.
Đối với mặt hàng cà phê:
Sản lượng xuất khẩu năm 2004 đạt 111.800 tấn, đạt 72 triệu USD. Sang năm 2005 cả sản lượng và trị giá xuất khẩu đều tăng, sản lượng năm 2005 là 124.155 tấn, tăng hơn 11%, trị giá xuất khẩu đạt 100,6 triệu USD, tăng hơn 39,7% so với năm 2004. Tuy sản lượng xuất khẩu tăng không nhiều nhưng trị giá xuất khẩu tăng mạnh là do trong năm 2005 giá mặt hàng cà phê trên thị trường thế giới đã có xu hướng tăng cao. Năm 2006, công ty xuất khẩu được 108.000 tấn, giảm 12,9%, tuy nhiên do giá cà phê tăng mạnh nên mặc dù sản lượng xuất khẩu giảm nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng hơn 34% so với năm 2005, đạt 135 triệu USD. Năm 2007 chỉ tính riêng công ty mẹ xuất khẩu được khoảng 33.700 tấn, đạt 50,1 triệu USD.
Mặt hàng hạt tiêu
Hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty qua các năm có tăng trưởng nhưng không ổn định. Năm 2004 công ty xuất khẩu được 12.600 tấn đạt 16,9 triệu USD. Năm 2005 công ty chỉ xuất khẩu được 8.533 tấn, giảm 32,37% so với năm 2004, trị giá xuất khẩu cũng giảm 32,25% chỉ còn 11,45 triệu USD. Sang năm 2006 hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty lại tăng hơn năm 2005, với sản lượng 9.858 tấn (tăng 15,53% so với năm 2005), trị giá đạt 16 triệu USD (tăng 39,75% so với 2005). Do giá hạt tiêu trên thị trường thế giới đang ngày càng tăng cao nên chỉ với sự tăng nhỏ của sản lượng đã khiến thu về cho công ty một lượng tiền lớn. Việt Nam là một nước cung cấp khoảng hơn 60% sản lượng tiêu cho toàn thế giới vì vậy chúng ta có quyền quyết định giá, thị trường xuất khẩu. Vì vậy đây là mặt hàng công ty nên đầu tư phát triển mạnh hơn nữa. Năm 2007 công ty mẹ xuất khẩu được 2800 tấn, thu về 9 triệu USD.
Mặt hàng hạt điều
Đây là mặt hàng chưa được đầu tư phát triển nhiều, sản lượng và trị giá không có nhiều biến động qua các năm. Thị trường xuất khẩu cũng gần như không thay đổi, công ty chưa tìm ra được nhiều thị trường và khách hàng mới. Mỗi năm công ty xuất khẩu được khoảng 29 tấn hạt điều, với trị giá khoảng 131.484 USD/năm.
Mặt hàng lạc nhân
Cũng giống như mặt hàng hạt điều, đây chưa phải là mặt hàng thế mạnh của công ty. Hàng năm công ty chỉ xuất khẩu khoảng 1365,12 tấn lạc nhân trị giá hơn 822.773 USD/năm sang một số thị trường Asean quen thuộc như Malaysia, Philippine, Indonesia và Srilanca.
Mặt hàng chè
Năm 2004, công ty xuất khẩu được 163 tấn chè, đạt 109,4 nghìn USD. Năm 2005, sản lượng xuất khẩu giảm hơn 58%, trị giá giảm 28,5% so với năm 2004. Sang năm 2006 và 2007 công ty không tiếp tục xuất khẩu mặt hàng này.
Mặt hàng cơm dừa
Đây là mặt hàng mới được công ty khai thác tuy nhiên nó đã đem lại những hiệu quả không nhỏ. Năm 2004 trị giá xuất khẩu của công ty đạt 500 nghìn USD, năm 2005 tăng lên thành 900 nghìn USD (tăng 80% so với năm 2004). Năm 2006 công ty xuất khẩu được 1329 tấn, trị giá 1,23 triệu USD. Sang năm 2007 thì hoạt động xuất khẩu mặt hàng này tăng mạnh, công ty xuất khẩu được 2700 tấn, tăng hơn 100% so với năm 2006, và đạt 2,68 triệu USD, tăng 117,9% về trị giá so với năm 2006. Đây là một mặt hàng hứa hẹn sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn nữa, vì vậy công ty cần có chiến lược khai thác và phát triển.
Mặt hàng tinh bột sắn
Năm 2005 công ty mới bắt đầu xuất khẩu mặt hàng này và đạt được kim ngạch hơn 1 triệu USD, năm 2006 công ty xuất khẩu được 4725 tấn, thu về 1,132 triệu USD cho công ty, tăng khoảng 12% so với năm 2005. Năm 2007 sản lượng xuất khẩu của công ty đạt 6900 tấn với kim ngạch 1,37 triệu USD, tăng 46% về sản lượng và 21% về giá trị so với năm 2006.
Ngoài ra công ty còn tham gia xuất khẩu một số mặt hàng nông sản khác như hoa hồi, quế, bột dừa…tuy nhiên sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chưa cao.
Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex
Ưu điểm và những thành công đạt được của công ty
- Trong định hướng phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đã có chủ trương xây dựng một số công ty, tổng công ty chủ lực làm nòng cốt định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Công ty Intimex là một công ty chủ chốt được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, được sự quan tâm của nhà nước với các chính sách ưu đãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những điều kiện đó đã tạo thuận lợi cho công ty ngày càng phát triển.
- Công ty xuất nhập khẩu Intimex được thành lập từ năm 1979 do đó với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp cho công ty hoạt động kinh doanh tốt trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế, cùng với đó công ty đã xây dựng hệ thống các chiến lược phát triển kinh doanh các mặt hàng hợp lý mang lại hiệu quả cao. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, công ty đã thiết lập được và duy trì các mối quan hệ thương mại với nhiều đối tác và bạn hàng trên thế giới. Trên thị trường Việt Nam và thị trường thế giới công ty đã xây dựng được một thương hiệu mạnh đủ điều kiện cạnh tranh với các công ty lớn trên thế giới. Hiện nay hoạt động xuất khẩu của công ty đã vươn tới các thị trường như: các nước Asean, một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước châu Âu như Pháp, Đức, Anh, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Italia, Rumani…, một số nước thuộc châu Mỹ, châu Úc, châu Phi và Trung Đông trong đó một số thị trường như: Trung Quốc, các nước EU, Mỹ, Nhật,Trung Đông là một số thị trường lớn của nông sản xuất khẩu Việt nam.
- Mặt hàng nông sản xuất khẩu đa dạng, bao gồm: cà phê, cao su, hạt điều,lạc nhân, tinh bột sắn, hạt tiêu, hoa hồi, quế…trong đó mặt hàng hạt tiêu và cà phê là hai mặt hàng mà công ty có vị trí đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu. Ngoài ra công ty luôn tìm tòi thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu mới như cơm dừa, dưa chuột bao tử…Năm 2007, công ty đã xuất khẩu được 800 tấn dưa chuột bao tử, trị giá 10560 USD, 1.854 tấn cơm dừa, đạt 1.782.512 USD…
- Giá trị xuất khẩu lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm, trị giá nông sản xuất khẩu chiếm đến 90% tổng trị giá xuất khẩu của công ty.
- Từ bảng báo cáo nguồn nhân lực của công ty, nhìn chung đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là rất lớn, những cán bộ này có trình độ và kinh nghiệm lâu năm trong nghề sẽ là lực lượng giúp công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ, công ty còn có một lực lượng lao động có tay nghề cao.
Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty
- Công ty chuyên xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong đó xuất khẩu cà phê và hạt điều là chủ yếu, chiếm hơn 70%, những mặt hàng nông sản này luôn tiềm ẩn rủi ro vì giá cả thị trường thường xuyên biến động, giá cả của hàng nông sản phụ thuộc vào thời tiết, những năm điều kiện thuận lợi thì giá rẻ. Cùng với nó là điều kiện bảo quản hàng nông sản rất khó khăn, vì vậy các mặt hàng xuất khẩu của công ty là rất mạo hiểm.
- Nguồn vốn kinh doanh của công ty đa số là vốn vay, nên việc chủ động trong kinh doanh của công ty là rất hạn chế. Lợi nhuận của công ty phần lớn phải trích ra trả lãi suất nên lợi nhuận sau kinh doanh còn rất thấp không đủ điều kiện tái sản xuất mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. Vì thiếu vốn công ty đã để lỡ mất nhiều cơ hội trong kinh doanh. Vốn là vấn đề nan giải hiện nay của công ty.
- Được sự giúp đỡ của Bộ thương mại, trong những năm qua công ty đã đầu tư vào xây dựng và đưa vào hoạt động các dự án, nhưng do trình độ còn thấp nên việc đánh giá các dự án ban đầu là chưa chính xác. Khi đưa các dự án vào hoạt động hiệu quả kinh doanh không cao dẫn đến những năm gần đây công ty kinh doanh kém hiệu quả ảnh hưởng rất lớn đến nội bộ hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Dự án xây dựng nhà máy: nhà máy tinh bột sắn tại Nghệ An, xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Đồng Nai, xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu Hưng Đông (Nghệ An), xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Quang Minh (Vĩnh Phúc). Hiện nay các xí nghiệp này đã đưa vào khai thác và sử dụng nhưng hiệu quả không cao, hàng năm công ty phải trả nợ cả gốc lẫn lãi cho các dự án này là 33,7 tỷ đồng.
+ Ngoài ra công ty còn đầu tư hệ thống siêu thị với nguồn vốn đi vay là 57,58 tỷ đồng và đầu tư các dự án nuôi tôm với nguồn vốn là 13,8 tỷ đồng vì vậy hàng năm công ty phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn để trả vốn gốc và lãi vay cho ngân hàng trong khi đó nguồn thu từ các dự án trên không đáng kể.
Do công ty được thành lập từ những năm 1979 và công ty đang chịu sự quản lý của Bộ thương mại nên cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty còn rất cồng kềnh và hạn chế, không còn phù hợp với môi trường kinh doanh hiện nay. Chính mô hình tổ chức này gây nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Các chính sách về lương, thưởng còn nhiều bất cập, các chế độ khác chưa khuyến khích thúc đẩy tinh thần lao động của công nhân.
Nguyên nhân của những hạn chế trên
Nguyên nhân khách quan
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu nông sản. Công ty phải cạnh tranh gay gắt với một số quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới như: Thái Lan, Inđônêsia, Ấn Độ, Brazin… với các mặt hàng có chất lượng và sản lượng cao. Ngành công nghiệp chế biến của các nước này cũng phát triển nên tỷ trọng hàng nông sản đã chế biến của họ cao hơn nhiều so với nước ta. Tuy nhiên hiện nay tình hình xuất khẩu nông sản của nước ta đang có những diễn biến thuận lợi, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục gặp nhiều thuận lợi cả về thị trường, lượng và giá xuất khẩu.
Sự biến động thất thường của giá cả trên thị trường. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty nếu công ty không dự báo chính xác những diễn biến giá cả trên thị trường.
Chính sách bảo hộ phi thuế của các nước phát triển. Hiện nay các nước phát triển đang có những biện pháp tinh vi hơn để bảo hộ nền nông nghiệp của họ, các nước này dựng ra rất nhiều các hàng rào về kỹ thuật như an toàn thực phẩm và chất lượng rất cao. Ngoài ra các công ty xuất nhập khẩu của nước ta không chỉ phải đối mặt với những tiêu chuẩn chung mà còn phải thỏa mãn những quy định riêng của từng nhà nhập khẩu hàng hóa.
Mức giá cả tăng cao đặc biệt là sự tăng lên đột biến của giá dầu làm cho chi phí xuất khẩu tăng mạnh, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty.
Tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam và đôla Mỹ đang có những diễn biến bất lợi cho các công ty xuất khẩu của Việt Nam. Sự sụt giá của đồng đôla Mỹ và sự gia tăng mạnh mẽ của chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam đang tạo ra những bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của các công ty.
Quỹ tín dụng hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta còn nhỏ bé nên chỉ hỗ trợ được cho một số mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, chè, hạt tiêu…còn một số mặt hàng khác như lạc nhân, bột sắn, hồi, quế…chưa được sự quan tâm hỗ trợ.
Các thủ tục hành chính ở Việt Nam quá rườm rà và chưa hoàn thiện gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục xuất khẩu.
Hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì các ưu đãi về thuế hay trợ cấp xuất khẩu không còn nữa cũng gây ra khó khăn tương đối lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực bằng chính sức mình để tồn tại, phát triển và cạnh tranh được với các công ty ở các quốc gia khác trên thế giới.
Nhà nước chưa có quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu một cách hợp lý làm cho các công ty xuất khẩu phải thu mua hàng ở rất nhiều vùng nguyên liệu khác nhau, điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty vì chi phí thu mua cao và chất lượng hàng không đồng đều.
Nguyên nhân chủ quan
Bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo, chưa phân công công việc hợp lý cho cán bộ nhân viên. Quyền hạn và trách nhiệm của các cán bộ quản lý không tương xứng gây khó khăn trong việc đưa ra các quyết định một cách kịp thời nhanh chóng. Chính sách khuyến khích, kỹ luật của công ty chưa thực sự phát huy tác dụng và không đảm bảo công bằng cho tất cả các cán bộ nhân viên trong công ty khiến cho họ chưa phát huy hết năng lực của họ và không tạo ra động lực để thúc đẩy họ làm việc hiệu quả.
Chất lượng hàng nông sản còn chưa cao. Chính điều này đã làm cho giá xuất khẩu một số mặt hàng này còn thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của một số thị trường và khách hàng khó tính. Chất lượng hàng nông sản lại phụ thuộc rất nhiều vào khâu bảo quản. Thời gian qua công ty chưa có những kế hoạch bảo quản hàng nông sản một cách hợp lý. Công ty xuất nhập khẩu Intimex là công ty dẫn đầu trong hoạt động xuất khẩu nông sản, đóng góp một tỷ lệ rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta. Hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty diễn ra liên tục với các hợp đồng có giá trị tương đối lớn. Tuy nhiên hàng nông sản lại mang tính chất mùa vụ vì vậy công ty phải có kế hoạch dự trữ bảo quản hàng nông sản để xuất khẩu một cách hợp lý và đạt hiệu quả. Công ty cần tính toán cụ thể phải dự trữ những mặt hàng gì, khối lượng bao nhiêu và trong thời gian bao lâu thì đạt hiệu quả.
Công ty chưa quan tâm và đầu tư thích đáng đến hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thị trường. Điều này đã làm cho hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty chưa được phát triển đúng với tiềm năng của nó. Hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản gần 30 năm vậy mà đến nay công ty vẫn chưa có một phòng marketing riêng biệt để tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích, dự báo cung cầu hàng nông sản xuất khẩu và hoạt động xúc tiến thương mại. Công ty chỉ dựa trên những thị trường xuất khẩu truyền thống và các thông tin nghiên cứu của Bộ thương mại để hoạt động kinh doanh. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và việc mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty.
Công ty chưa chủ động trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu. Do khâu bảo quản hàng nông sản của công ty còn chưa đạt tiêu chuẩn cộng với tính chất mùa vụ và năng suất sản lượng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu của hàng nông sản đã làm cho hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty đôi lúc không đạt hiệu quả như mong muốn. Một số trường hợp công ty không đủ nguồn hàng xuất khẩu nên phải xuất khẩu ủy thác hoặc phải thu mua hàng với giá cao.
Công ty chủ yếu xuất khẩu nông sản ở dạng thô vì vậy giá nông sản xuất khẩu không cao và không có được thương hiệu. Khắc phục điều này công ty xuất nhập khẩu Intimex đã đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến nông sản để phục vụ cho nhu cầu chế biến hàng nông sản xuất khẩu như nhà máy sản xuất tinh bột sắn xuất khẩu tại Thanh Chương- Nghệ An, xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu tại Hưng Đông- Nghệ An, xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu tại Bình Dương…tuy nhiên một số xí nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả cao nhất do việc đầu tư đổi mới công nghệ chưa đồng bộ.
Công ty chưa tạo ra sự chuyên môn hóa trong hoạt động của các phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
3.1. Phương hướng xuất khẩu nông sản của công ty
3.1.1. Đánh giá hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam
3.1.1.1. Cơ hội
- Toàn cầu hóa kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ mở ra cơ hội cho tất cả các quốc gia. Một số nước nhỏ bé và đang phát triển như Việt Nam có cơ hội để thâm nhập vào các thị trường lớn trên thế giới. Tuy nhiên đây cũng là vấn đề có tính hai mặt. Nếu quốc gia nào biết cách vươn lên để phát triển, tận dụng mọi cơ hội và phát huy sức mạnh của mình sẽ ngày càng phát triển, ngược lại sẽ bị thải loại khỏi cuộc chơi chung.
- Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO điều này có nghĩa là hàng hóa của Việt Nam sẽ được đối xử công bằng như tất cả hàng hóa của các quốc gia khác, vì thế nên hàng hóa của Việt Nam sẽ được tự do cạnh tranh với các hàng hóa khác trên thị trường.
- Cùng với sự tăng nhanh của dân số thế giới và thời tiết thất thường của một số quốc gia xuất khẩu nông sản, nhu cầu về hàng nông sản đang tăng mạnh. Đây là loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tồn tại của con người nên trong tương lai như cầu về hàng nông sản vẫn sẽ tiếp tục tăng. Ngày nay do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện vì vậy nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng để nâng cao chất lượng cuộc sống như cà phê, cao su…cũng tăng lên.
- Theo dự báo các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ gặp thuận lợi cả về thị trường, lượng và giá xuất khẩu. Nguyên nhân của vấn đề này là cung hàng nông sản của các quốc gia trên thế giới đang giảm đi trong khi cầu về mặt hàng này vẫn không ngừng tăng cao. Nhu cầu gạo trên thế giới ở mức cao trong khi nguồn cung eo hẹp chính là nguyên nhân dẫn đến việc cả giá và lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam có nhiều lợi thế trong thời gian tới. Nhu cầu gạo trên thế giới tăng đột biến lên 30 triệu tấn trong năm nay, tăng gần 3 triệu so với dự báo. Nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ lại thiếu hụt về lương thực và phải nhập khẩu, trong khi Thái Lan- nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới- cũng giảm lượng gạo bán ra. Ngoài ra Inđônêsia vốn không phải nhập khẩu gạo năm nay cũng nhập khoảng hơn 1,3 triệu tấn gạo. Tương tự như gạo, giá cà phê của Việt Nam cũng liên tục tăng do cung cầu trên thế giới chênh lệch lớn. Nguồn cung cà phê của Việt Nam trong năm nay cũng giảm 10-15%, Brazin- nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới- cũng giảm sản lượng. Giá mặt hàng cao su cũng có thể tăng thêm do nhu cầu nhập khẩu lớn.
3.1.1.2. Thách thức
Khi Việt Nam hòa nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì việc xuất khẩu hàng nông sản sẽ không đơn giản như lâu nay chúng ta vẫn làm. Việc Việt Nam phải cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp của các nước thành viên của WTO cả ở thị trường trong và ngoài nước là điều hiển nhiên. Sản xuất nông nghiệp vẫn lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí cao và nhất là sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến sẽ là những thách thức lớn của nông sản Việt Nam.
The
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 219.DOC