Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.1. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU 6

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu 6

1.1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu 6

1.1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu 6

1.1.2. Vai trò của xuất khẩu 7

1.1.3. Các hình thức của xuất khẩu 10

1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp 10

1.1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp 11

1.1.4. Quy trình xuất khẩu 12

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu 17

1.2. Thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp 20

1.2.1. Khái niệm 20

1.2.2. Nội dung của thúc đẩy xuất khẩu 21

1.3. Sự cần thiết của việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt nam. 22

1.3.1. Tận dụng lợi thế của quốc gia 22

1.3.2. Thúc đẩy xuất khẩu là điều kiện mở rộng quy mô xuất khẩu, tạo điều kiện cho tăng trưởng và phát triển ổn định. 23

1.3.3. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM 25

2.1. Giới thiệu về công ty Vilexim 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 26

2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý 27

2.1.4. Kết quả kinh doanh của công ty 33

2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty 34

2.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty 34

2.2.2. Cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty 36

2.2.2.1. Gạo 39

2.2.2.2. Cà phê 39

2.2.2.3. Hạt tiêu 41

2.2.2.4. Lạc 41

2.2.3. Các thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty Vilexim 42

2.2.3.1. Thị trường ASEAN 44

2.2.3.2. Thị trường EU 45

2.2.3.3. Thị trường Nhật Bản 46

2.2.3.4 Thị trường Mỹ 47

2.2.4. Các biện pháp mà công ty áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu nông sản. 47

2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty 49

2.3.1. Ưu điểm trong hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty 49

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY VILEXIM TRONG THỜI GIAN TỚI 53

3.1. Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty 53

3.1.1. Triển vọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam 53

3.1.2. Định hướng xuất khẩu nông sản của công ty trong thời gian tới 53

3.2. Các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty VILEXIM. 54

3.2.1. Giải pháp đối với Công ty. 54

3.2.1.1. Giải pháp tạo nguồn hàng ổn định. 54

3.2.1.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nông sản 55

3.2.1.3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại 57

3.2.1.4. Những giải pháp khác 58

3.2.2. Kiến nghị đối với nhà nước 59

3.2.2.1. Tăng cường hỗ trợ các hoạt động sản xuất và chế biến nông sản 59

3.2.2.2. Trợ giúp cho các công ty xuất khẩu hàng nông sản 59

3.2.2.3. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng đơn giản, thông thoáng và phù hợp với cơ chế thị trường: 61

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2240 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở rộng sản xuất, mở rộng qui mô, từng bước tăng trưởng và phát triển, các sản phẩm xuất khẩu có thể đáp ứng được những thị trường lớn có những đỏi hỏi khắt khe về sản phẩm hơn. Việt nam mặc dù có những lợi thế rất lớn về xuất khẩu nông sản. Nhưng ngành nông nghiệp của Việt nam vẫn còn khá nhỏ lẻ, sản xuất vẫn còn manh mún, không thuận lợi cho việc phát triển tập trung. Thúc đẩy xuất khẩu với các biện pháp vĩ mô và vi mô sẽ giúp cho ngành nông nghiệp có thể sản xuất tập trung, từ đó tăng cả khối lượng xuất khẩu và chất lượng xuất khẩu, tạo điều kiện tốt để các sản phẩm nông sản của Việt nam có thể chiếm kĩnh thị trường nông sản quốc tế. 1.3.3. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế Hiện nay xu huớng khu vực hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, việc hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang trở thành trào lưu lôi cuốn tất cả các nước trên thế giới. Thương mại toàn cầu góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động quốc tế. Các quốc gia có xu hướng xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế và nhập những sản phẩm mình sản xuất kém hoặc sản xuất không hiệu quả. Ngoài ra, việc tham gia thương mại toàn cầu cũng giúp mỗi quốc gia thu được những lợi ích không nhỏ ngay cả khi quốc gia đó không có lợi thế về sản xuất một mặt hàng nào đó. Trong những năm qua với những chính sách thúc đẩy các ngành hướng về xuất khẩu. Cùng với việc hôị nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới là việc hàng hóa của Việt nam có mặt tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp của Việt nam ngày càng đứng vững và phát triển trên thị trường quốc tế. Toàn cầu hóa và hội nhập doanh nghiệp các nước có thể tiếp cận nhiều cơ hội kinh doanh, mở rộng quan hệ với đối tác, học hỏi kinh nghiệm, phong cách quản lý giúp cho doanh nghiệp có thể đương đầu với những rủi ro, cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Việt nam được thế giới biết đến là một cường quốc xuất khẩu gạo, cà phê, hạt tiêu. Việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ra thị trường quốc tế cũng góp phần làm thay đổi cơ câu kinh tế, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM 2.1. Giới thiệu về công ty Vilexim 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đa ngành, đa chức năng, đa lĩnh vực của Bộ Thương Mại, được hình thành từ năm 1986. Tiền thân của nó là công ty xuất nhập khẩu với nước bạn Lào, với chức năng thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Năm 1993, Bộ Thương Mại đã ra quyết định số 332 TM/TCCB ngày 31/3/1993 thành lập doanh nghiệp nhà nước công ty xuất nhập khẩu với Lào. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách sâu rộng, công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với một số nước: Singapore, Indonesia, Phillipine, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong, Nga, EU, và một số nước Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh... Kể từ khi được thành lập, trong quá trình phát triển 20 năm của mình, một bước tiến quan trọng đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc là công ty đã chính thức chuyển sang hình thức công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2005. Việc cổ phần hóa đã tạo bước đệm quan trọng, tạo điều kiện cho công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách mạnh mẽ và sâu rộng. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn a, Chức năng của công ty Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim là một đơn vị kinh doanh lớn của Bộ Thương Mại; công ty có quan hệ với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước. Ngoài ngành nghề kinh doanh chính là xuất nhập nhập khẩu, công ty còn nhiều hoạt động kinh doanh khác. Cụ thể chức năng của công ty như sau: - Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu uỷ thỏc cỏc mặt hang nông lâm sản, hoá chất dược liệu, bông vải sợi, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ… - Xuất khẩu lao động, đào tạo lao động đi làm việc tại nước ngoài. - Kinh doanh một số mặt hàng: vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm. b, Nhiệm vụ - Tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, phát triển quan hệ thương mại hợp tác đầu tư và các hoạt động khác có liên quan đến kinh tế đối ngoại. - Quản lý có hiệu quả các nguồn vốn nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh của mình. - Phát huy vai trò làm chủ của người lao động, của các cổ đông, tăng cường giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động, có như vậy công ty mới ngày càng phát triển và vững mạnh. - Góp phần tăng thu ngoại tệ và đẩy mạnh xuất khẩu cho đất nước. - Tuân thủ các quy định của nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu và các vấn đề liên quan. - Nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường. c, Quyền hạn của công ty - Công ty được quyền chủ động giao dịch, đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản hợp tác, liên doanh với khách hàng trong và ngoài nước. - Công ty vay vốn ( kể cả ngoại tệ ) ở trong và ngoài nước, được liên doanh liên kết và hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế phù hợp với quy chế và luật pháp hiện hành của nhà nước. - Được hưởng các ưu đãi của nhà nước khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu, như các ưu đãi về thủ tục xuất nhập khẩu, kiểm tra hải quan, thuế… - Được hỗ trợ về tài chính từ phía nhà nước để đầu tư vào hoạt đụngj quảng bá sản phẩm. - Được tham gia tổ chức hội chợ triển lãm, tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề liên quan đến hoạt động của công ty. - Được cử cán bộ đi công tác ở nước ngoài hoặc mời bên nước ngoài vào Việt Nam để giao dịch, đàm phán ký hợp đồng và các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh doanh của công ty. 2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý Cùng với quá trình hình thành và phát triển trong từng giai đoạn khác nhau thì cơ cấu bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ quyền hạn cũng có những khác biệt nhất định. Sau đây là phần khái quát cơ cấu bộ máy quản lý chức năng nhiệm vụ quyền hạn của công ty Vilexim kể từ khi cổ phần hóa năm 2005 cho đến nay. Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị: Chủ tịch hội đồng quản trị và 4 thành viên Ban giám đốc: Giám đốc điều hành và các Phó giám đốc Các đơn vị trực thuộc: Cỏc phũng, ban, chi nhánh và đại diện + Phòng tổng hợp Marketing + Phòng tổ chức hành chính + Phòng tài chính - kế toán + Phòng xuất nhập khẩu và dịch vụ: 1, 2, 3 + Phòng xuất nhập khẩu và dịch vụ: 1, 2, 3 + Trung tâm xuất khẩu lao động 139 Lò Đúc + Chi nhánh công ty Xuất nhập khẩu (XNK) và Hợp tác đầu tư Vilexim tại Hải Phòng. + Chi nhánh công ty XNK và Hợp tác đầu tư Vilexim tại Hà Tây. + Chi nhánh công ty XNK và Hợp tác đầu tư Vilexim tại Thành Phố Hồ Chí Minh. + Chi nhánh công ty XNK và Hợp tác đầu tư Vilexim tại Thành Phố Hồ Chí Minh. + Các kho hàng hoá thuộc phòng tổ chức hành chính. + Phòng kiến thiết đề án phát triển doanh nghiệp. + Đại diện công ty tại Viên Chăn – Lào. Lãnh đạo các đơn vị phũng cú: 01 trưởng phòng, 01 phó phòng. Chi nhánh có: 01 giám đốc, 01 phó giám đốc Văn phòng đại diện có: Trưởng đại diện Các đơn vị thuộc phòng như: Ban, Đội , Kho hàng có: Trưởng, Phó Công nhân viên chức trong mỗi đơn vị được biên chế từ 05 – 20 người. Đại hội đồng cổ đông: có nhiệm vụ chủ yếu sau - Quyết định giải thể hay tổ chức lại công ty, các chi nhánh, văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc. - Thông qua, phê chuẩn các báo cáo của Hộ đồng quản trị (HĐQT), báo cáo quyết toán năm tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, sử dụng lợi nhuận. - Quyết định việc tăng giảm vốn điều lệ, tài sản, mức cổ tức, thù lao cho HĐQT, ban kiểm soát. Hội đồng quản trị: có chức năng và nhiệm vụ sau - Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành chiến lược phát triển của công ty. - Quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, xử lý sai phạm... cả cán bộ quản lý trong công ty. Ban kiểm soát: có nhiệm vụ và quyền hạn sau - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính của công ty. - Thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động, báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính và các báo cáo khác. - Không được tiết lộ bí mật của công ty, không gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc: - Có trách nhiệm tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty, đại diện cho toàn bộ công nhân viên chức của công ty, thay mặt công ty trong các mối quan hệ bạn hàng. Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc điều hành và các phó giám đốc. Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ chủ yếu sau - Xây dựng mô hình tổ chức, xác định chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty. Xây dựng nội quy, quy chế của công ty. - Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, các chính sách lao động tiền lương, tiền lương và tính lương hàng thàng cho cán bộ, công nhân viên cũng như các khoản tiền thưởng, bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế. - Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu, tiếp khách đến giao dịch. Phòng tổng hợp và Maketing: có nhiệm vụ sau - Lập kế hoạch cho toàn công ty và phân bổ kế hoach đó cho từng phòng kinh doanh cụ thể. - Theo dõi thực hiện kế hoạch, giao dich đối ngoại và phụ trách các thiết bị công nghệ như Fax, Telex... - Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch ở tất cả các phòng nghiệp vụ để lập báo cáo trình lên giám đốc. Phòng tài chính kế toán: có các nhiệm vụ sau - Ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty. - Kiểm tra, giám sát và chấp hành các chính sách chế độ về quản lý tài chính. - Lập hệ thống báo cáo tài chính và cung cấp những thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng có liên quan. Phòng kiến thiết xây dựng: có các chức năng sau - Lập dự án, phương án khả thi về nhu cầu đất đai cần cho sự mở rộng và phát triển của công ty. - Khảo sát, tìm kiếm, nhận và quản lý đất đai được giao. Khối nghiệp vụ: ( các phòng xuất nhập khẩu) có nhiệm vụ sau - Tích cực tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trong và ngoài nước. - Xây dựng phương án kinh doanh, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ ngoại thương. Các đơn vị khác: có nhiệm vụ sau - Tìm kiếm bạn hàng, thu gom hàng hóa thực hiện các thương vụ xuất nhập khẩu do công ty giao. - Đại diện cho công ty giải quyết các vấn đề như thanh toán nợ và nghiên cứu thị trường. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện ở hình 2.1. Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Vilexim BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC Phòng XNK Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tổng hợp & Marketing Phòng Kiến thiết & Xây dựng Phòng Tổ chức Hành chính Chi nhánh tại TP.HCM Chi nhánh tại Hải Phòng Chi nhánh tại Hà Tây Đại diện tại Lào Trung tâm XKLĐ Đội xe Kho Tứ Kỳ Kho Cổ Loa 2.1.4. Kết quả kinh doanh của công ty Trong nhiều năm qua, với sự nỗ lực và cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng như những quyết sách đúng đắn, kịp thời của bộ máy lãnh đạo nên công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình, đem lại doanh thu lớn cho công ty đồng thời đóng góp một khoản không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Số liệu của bảng 2.1 cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2001 – 2006. Bảng 2.1 – Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2001- 2006 Đơn vị tinh: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng DT 274315 353584 579000 500000 650000 720000 LN trước thuế 178,7 678,6 856 750 1250 1450 Thuế TNDN 44,625 169,65 214 187,5 312,5 362,5 LN sau thuế 133,87 508,95 642 562,5 937,5 1087,5 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001 – 2006 của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu và Hợp tác Đầu tư Vilexim do phòng tài chính – kế toán cung cấp) Số liệu trong bảng 2.1 cho thấy lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2001 – 2003 tăng liên tục qua các năm và năm sau cao hơn năm trước. Chứng tỏ kết quả kinh doanh công ty đạt được là rất khả quan. Tuy nhiên trong năm 2004 lợi nhuận sau thuế giảm 79,5 triệu đồng so với năm 2003 điều này do kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2004 giảm 14,7% so với năm 2003. Giai đoạn 2004 – 2006 thì lợi nhuận sau thuế của công ty tăng liên tục và năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ kết quả kinh doanh của công ty đạt được là rất ấn tượng. Công ty cần cố gắng phát huy trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động kinh doanh của mình. 2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty 2.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty Mặc dù thị trường nông sản thể giới luôn luôn biến động và cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn. Nhưng với cố gắng và nỗ lực của mình, trong những năm qua Công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh rất đáng khích lệ. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty không ngừng tăng với tốc độ ngày càng cao. Nông sản đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Số liệu về kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty giai đoạn 2001 – 2006 được thể hiện qua bảng 2.2 . Bảng 2.2 – Kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty Vilexim giai đoạn 2001 – 2006 Đơn vị: 1000 USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 KNXK 7125 7378 9785 10100 10374 14250 Tốc độ tăng trưởng (%) 100 103,5 132.6 103.2 102.7 137.4 Tổng KNXK 11819 10360 15003 12800 14000 17156 Tỷ trọng (%) 60,28 71,19 65,22 78,9 74,1 83,06 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001 – 2006 của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu và Hợp tác Đầu tư Vilexim do phòng tài chính – kế toán cung cấp) Số liệu trong bảng 2.2 cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty giai đoạn 2001 – 2006 tăng liên tục qua các năm và năm sau cao hơn năm trước. Điều này cho thấy những năm qua mảng xuất khẩu nông sản luôn được công ty quan tâm, và nằm trong kế hoặch đẩy mạnh xuất khẩu của công ty. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu không đồng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu nông sản vẫn tăng liên tục. Đặc biệt kim ngạch xuất khâu nông sản của công ty năm 2006 đạt kim ngạch 14250 nghìn USD tăng 37,4% so với năm 2005 và tăng gấp đôi so với kim ngạch năm 2001 là 7125 nghìn USD. Tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản thường đạt mức cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, do đây là mặt hàng chủ lực trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty Vilexim. Qua bảng số liệu 2.2 có thể thấy tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng giảm không đồng đều qua các năm. Điều này có thể được lý giải như sau, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2001 – 2006 nhưng bên cạnh đó kim ngạch xuất khẩu chung lại tăng giảm không đồng đều trong giai đoạn này dẫn đến tỷ trọng xuất khẩu nông sản của công ty cũng diễn biến theo chiều hướng đó. Giai đoạn 2004 – 2006 tỷ trọng xuất khẩu nông sản trong trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty ngày càng lớn. Điều đó càng khẳng định mặt hàng nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty. Trong thời gian tới ngoài việc duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được trong xuất khẩu nông sản, công ty cũng cần mỏ rộng hơn nữa các mặt hàng xuất khẩu khác trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình để đa dạng hóa rủi ro, đặc biệt trong điều kiện thị trường thế giới ngày càng cạnh tranh khốc liệt và chứa đựng nhiều rủi ro. 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, việc kinh doanh mặt hàng gì không còn là quyết định chủ quan từ phía doanh nghiệp mà phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, mọi động thái trong kinh doanh bị chi phối bởi quy luật cung cầu. Trong những năm qua, xuất phát từ nhu cầu thị trường, khả năng của doanh nghiệp và lợi thế của quốc gia về các mặt hàng nông sản xuất khẩu, Công ty Vilexim đã xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu là gạo, cà phê, hạt tiêu, lạc. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nông sản của Công ty giai đoạn 2001 – 2006 được thể hiện qua hình 2.1 Hình 2.1 cho thấy trong giai đoạn 2001 – 2006, trong cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu thì gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu còn lại cũng chiếm một tỷ lệ nhất định trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nông sản. Về tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Công ty giai đoạn 2001 – 2006 được thể hiện qua Bảng 2.3 Bảng 2.3 Tình hình xuất khẩu nông sản của công ty giai đoạn 2001 – 2006 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Gạo Giá trị (USD) 5230 5500 6375 6585 6596 10250 Tăng trưởng (%) 5,1 15,9 3,29 0,17 55,4 Tỷ trọng (%) 73,40 74,56 65,15 65,20 63,58 71,93 Cà phê Giá trị (USD) 560 695 850 780 1560 2025 Tăng trưởng (%) 24,1 22,3 -8,2 100 29,8 Tỷ trọng (%) 7,86 9,4 8,67 7,72 15,04 14,21 Hạt tiêu Giá trị (USD) 785 825 915 1124 1215 1524 Tăng trưởng (%) 5,09 10,91 22,84 8,09 25,43 Tỷ trọng (%) 11,02 11,18 9,35 11,13 11,71 10,69 Lạc Giá trị (USD) 500 358 1645 1611 1003 451 Tăng trưởng (%) -28,4 459,5 -2,06 -37,75 -55,03 Tỷ trọng (%) 7,02 4,85 16,81 15,95 9,67 3,16 Tổng KNXKNS 7125 7378 9785 10100 10374 14250 ( Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Vilexim giai đoạn 2001 – 2006) 2.2.2.1. Gạo Việt nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới, với sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm trung bình khoảng 4 – 5 triệu tấn với thị trường rộng khắp các châu lục. Nhận thức được thế mạnh của đất nước trong xuất khẩu mặt hàng nay, Công ty đã xác định gạo là mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực của công ty trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Qua bảng 2.3 trên thấy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Gạo của công ty giai đoạn 2001 – 2006 tăng liên tục qua các năm, từ 5230 nghìn USD năm 2001 lên 10250 nghìn USD năm 2006. Trong đó tốc độ tăng lớn nhất là năm 2006 giá trị xuất khẩu tăng lên 55,4% so với năm 2005. Mặc dù nguồn cung về gạo năm 2006 là khá khan hiếm do tình trạng mất mùa tại một số khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2006 có thể nói là một năm được về giá đối với xuất khẩu gạo. Bảng số liệu trên cũng cho thấy sự biến động về giá trị trong xuất khẩu gạo của công ty qua các năm. Điều này một phần được lý giải do thị trường gạo quốc tế những năm qua có nhiều biến động. Trong thời gian tới, công ty vẫn xác định gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của mình. Tuy nhiên để giảm bớt những rủi ro khi có sự biến động của thị trường xuất khẩu gạo, công ty cũng cần đưa thêm vào danh mục các mặt hàng xuất khẩu những mặt hàng mới để có thể đối phó khi thị trường có những biến động. 2.2.2.2. Cà phê Việt nam cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, hàng năm sản lượng xuất khẩu khoảng 700 ngàn tấn. Cà phê được trồng chủ yếu ở Tõy Nguyờn, cỏc tỉnh Miền Đông Nam Bộ với nhiều giống cà phê ngon nổi tiếng thế giới như Robusta, Arabica. Cà phê là sản phẩm xuất khẩu theo mùa vụ, chịu ảnh hưởng rất nhiều của thời tiết và tình hình cung cầu trên thế giới. Xuất khẩu cà phê của Việt nam chủ yếu dưới dạng thô. Cà phê sau khi thu hoạch hầu hết chỉ qua sơ chế ( phơi khô, tách vỏ) rồi xuất khẩu. Thị trường cà phê thế giới những năm qua có khá nhiều biến động do tinh trạng cung vượt quá cầu. Tuy nhiên Công ty vẫn xác định đây là một trong những mặt hàng nông sản cần chú trọng phát triển. Trong giai đoạn 2001 – 2003 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Công ty tăng liên tục cả về khối lượng và giá trị. Do trong những năm này thị trừơng cà ph giai đoạn 2001 – 2003 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Công ty tăng liên tục cả về khối lượng và giá trị. Do trong những năm này thị trừơng cà phê thế giới ít biến động và cung cà phê trên thị truờng chưa đáp ứng đủ cầu. Tuy nhiên năm 2004 thị trường cà phê thế giới biến động rất lớn, do sau một số năm tăng trưởng liên tục, năm 2004 thị trường cà phê thế giới xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu. Vì vậy kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm 8,2% so với năm 2003. Bước sang năm 2005, dự đoán thị trường cà phê thế giới sẽ phục hồi sau một năm thị truờng biến động. Công ty đã đẩy mạnh công tác tổ chức thu mua ngay từ đầu năm. Và thực tế những diễn biến của thị trường đã minh chứng cho những quyết sách đúng đắn đó. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty năm 2005 tăng kỷ lục cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Khối lượng xuất tăng lên 3500 tấn và giá trị 1560 nghìn USD so với năm 2004 là 1500 tấn tương ứng với giá trị là 780 nghìn USD. Năm 2006 phát huy những thành quả đạt được năm 2005 công ty vẫn duy trì những thị trường cũ và mở rộng sang một số thị trường tiềm năng khác. Và lần đầu tiên giá trị xuất khẩu cà phê vượt qua con số 2 tỷ USD. Trong những năm qua, Công ty đã rất chú trọng đến việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê. Với định hướng dần đưa cà phê trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại doanh thu lớn thứ hai sau gạo Công ty đã đầu tư không nhỏ vào công tác thu mua, tạo nguồn hàng ổn định, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, dự báo biến động giá cả thị trường cà phê xuất khẩu. Tất cả những việc làm đó để nhằm mang lại những hiệu quả lớn hơn trong sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.2.2.3. Hạt tiêu Xuất khẩu hạt tiêu của Việt nam những năm qua đã đạt được nhưng kết quả rất khả quan. Riêng năm 2006, xuất khẩu hạt tiêu của Việt nam chiếm khoảng 60% thị trường cà phê toàn thế giới. Do vậy những năm sắp tới Việt Nam có hoàn toàn có khả năng tác động tới cung cầu của thị trường hạt tiêu thế giới. Mặt hàng hạt tiêu cũng thuộc nhóm những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Công ty những năm qua. Trong giai đoạn 2001 – 2006 kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Công ty tăng liên tục mặc dù tốc độ tăng không đồng đều giữa các năm. Năm 2001 xuất khẩu hạt tiêu chỉ đạt 500 tấn với giá trị khoảng 785 nghìn USD thì đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 1000 tấn tương ứng với giá trị là 1524 nghìn USD. Sự tăng trưởng đó ngoài nguyên nhân do thị trường hạt tiêu thế giới ít biến động thỡ cũn phải kể đến những thành công trong công tác đẩy mạnh xúc tiến thương mại, cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm hạt tiêu xuất khẩu của công ty. 2.2..2.4. Lạc Lạc nhân cũng thuộc trong nhóm những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của công ty những năm qua. Thực trạng xuất khẩu lạc của công ty giai đoạn 2001 – 2006 được thể hiện thông qua bảng 2.3 Qua bảng 2.3 thấy tình hình xuất khẩu lạc nhân của công ty những năm qua biến động khá phức tạp. Năm 2001, khối lượng lạc nhân xuất khẩu đạt 250 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 500 nghìn USD. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 155 tấn tương ứng với giá trị là 358 nghìn USD. Bước sang năm 2003, xuất khẩu lạc nhân của công ty tănng trưởng rất cao, về khối lượng xuất khẩu tăng 512% và về giá trị xuất khẩu tăng 459,5% so với năm 2002. Đạt được thành tích cao như vậy do năm nay trong nước được mực lạc cộng với giá cả lạc nhõn trờn thị trường thế giới cũng ổn định. Giai đoạn 2004 – 2006 kim ngạch xuất khẩu lạc nhân của công ty giảm cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Trước tình cung cầu thị trường lạc nhân có nhiều biến động như vừa qua, để có thể kinh doanh hiệu quả mặt hàng này công ty cần phải có những biện pháp để có thể tạo nguồn hàng ổn định cũng như tăng cường công tác xuỏc tiến xuất khẩu và nâng cao chất lượng lạc xuất khẩu. Những năm gần đây, tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu lạc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty có xu hướng giảm dần, nhưng trong định hướng lâu dài của công ty lạc vẫn là một mặt hàng nông sản xuất khẩu chính cần khai thác. 2.2.3. Các thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty Vilexim Trong những năm qua thị trường xuất khẩu nông sản của công ty không ngừng được mở rộng. Năm 2000 số thị trường công ty có quan hệ thương mại mới chỉ là 18 thị trường, thì năm 2006 con số này là trên 40. Kết quả của việc mở rộng thị trương ở các quốc gia và vùng lãnh thổ đó là kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản ngày càng lớn. Hình 2.2 cho thấy cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2001 – 2006. Các sản phẩm xuất khẩu của công ty không những tăng về số lượng mà chất lượng cũng ngày một nâng cao. Sản phẩm của công ty không chỉ có mặt tại những thị trường truyền thống mà đã vươn tới thâm nhập được vào một số thị trường có nhưng tiêu chuẩn khắt khe hơn như Mỹ, Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty sang các thị trường được thể hiện qua bảng 2.4. Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang các thị trường Đơn vị : 1000 USD, % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 ASEAN KN 51

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 94.doc
Tài liệu liên quan