Chuyên đề Giải pháp thực hiện kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005

Việc chuyển dịch cơ cấu nói chung, trong từng lĩnh vực, ngành hàng nói riêng, chưa bám sát tín hiệu của thị trường thế giới, do đó nhiều sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Năng suất, chất lượng, giá thành nhiều sản phẩm không đủ sức cạnh tranh, trong đó quy mô đầu tư vào khâu nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu chưa thoả đáng; việc đầu tư trực tiếp cho các khâu tiêu thụ sản phẩm như hoạt động xúc tiến thương mại, lập các trung tâm thương mại, kho ngoại quan ở nước ngoài.hầu như chưa có. Nhiều hình thức kinh doanh phổ cập trên thế giới như tái xuất, chuyển khẩu.chưa phát triển.

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thực hiện kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32,6 Singapore 33 48 24,8 Hàn Quốc 40,2 47 64,3 Mỹ 26,3 35 49,6 Thụy Sỹ 25,2 24 20,3 Ôxtrâylia 9,6 20 25,0 BaLan 14,5 20 24,2, Hồng Kông 14,6 8,5 9,8 Lào 2,2 8,9 2,4 Malaysia 5,1 7,5 25,7 Nguồn: Thống kê hải quan Mấy năm gần đây ngành dệt may tuy có tốc độ phát triển khá cao nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại: . Mặc dù ngành dệt đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu của ngành may. . Do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự dễ dãi và ít rủi ro của phương thức gia công, ngành may tuy phát triển rất nhanh nhưng vẫn là một khu vực sản xuất thiếu tác phong công nghiệp và thiếu khả năng cạnh tranh. . Phương thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý cũng đã kìm hãm tính năng động, sáng tạo cũng như khả năng chuyển đổi cơ cấu thị trường của ngành may. Phương thức phân bổ hạn ngạch không đồng đều, mỗi nơi một ít, đã góp phần làm nảy sinh tình trạng đầu tư dàn trải, không tính hiệu quả, không dựa trên năng lực thực tế của lao động có tại địa phương cũng như năng lực của các ngành phụ trợ, vừa phung phí vốn đầu tư, vừa cản trở quá trình tích tụ và tập trung vốn trong công nghệ may mặc. . Những rào cản trong thương mại dệt may quốc tế, đặc biệt là tại các thị trường có sức tiêu thụ lớn như Mỹ và EU, đã hạn chế rất nhiều khả năng phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Bên cạnh những lý do chủ quan, sự phân đối xử của Mỹ và của EU đối với Việt Nam cũng đã gây cản trở nghiêm trọng cho quá trình phát triển của ngành dệt may. Có thể nói tất cả các nước trong khu vực, kể cả Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Singapore và Hàn Quốc, đều đã được phát triển ngành dệt may dựa trên sự trợ giúp của hai thị trường lớn là Bắc Mỹ và EU. Việt Nam là người đến sau, lại bị phân biệt đối xử nên đã phải chịu nhiều thiệt thòi trong việc thâm nhập 2 thị trường này. Chuyển hướng sang các thị trường khác như Trung Đông, Ôxtralia, Niu Zilơn và SNG lại là công việc không đơn giản bởi gặp phải những vấn đề sức mua không ổn định, rủi ro thanh toán cao, chưa kể đến việc ngành dệt may lại là ngành được bảo hộ cao ở tất cả các nước. 9. Giày dép Thời kỳ 1996-2000 xuất khẩu giày dép đạt 5,396 tỷ USD, tăng 10,52 lần so với thời kỳ 1991-1995 và bằng 100,9% so với kế hoạch đề ra. Năm 1996 hàng giày dép xuất khẩu đạt 530 triệu USD, năm 2000 đạt 1,464 tỷ USD. Mặt hàng giày dép là mặt hàng có tốc độ thị trường cao nhất trong 10 năm qua, có xu thế tăng nhanh trong vài năm tới và tạo công ăn việc làm cho trên 30 vạn lao động, cũng như hàng dệt may, hàng giày dép cũng gia công là chủ yếu. Thị trường xuất khẩu giày, dép và sản phẩm da năm 1998, trước những khó khăn nghiêm trọng do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế trong khu vực gây ra, chỉ đạt 1,032 tỷ USD, tăng không đáng kể (7%) so với mức thực hiện của năm 1997 là 965 triệu USD. Tốc độ tăng như vậy là thấp hơn rất nhiều so với 178% của năm 1995, 58% của năm 1996 và 81% của năm 1997. Các thị trường tiêu thụ lớn khác như Mỹ, Nhật.. Việt Nam chưa vào được. Đối với thị trường Mỹ, do chưa được hưởng quy chế MFN nên thuế đánh trên giày dép của Việt Nam khá cao (trung bình 30%), không thể cạnh tranh được với Trung Quốc là nước đã có MFN của Mỹ. Thị trường Nhật đòi hỏi chất lượng ngặt nghèo nên lượng xuất khẩu vào Nhật còn khá nhỏ bé thị trường SAG và các nước Đông Âu có nhu cầu lớn nhưng rủi ro trong thanh toán cao nền các doanh nghiệp cũng chưa mạnh dạn tiến vào thị trường này. Những tồn tại của ngành da giày hiện nay: . Ngành da giày chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công nên hiệu quả thực tế thấp. Hiện nay nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành. Có thể nói ngành giày hiện nay đang sống nhờ vào nguyên liệu ngoại. Tình trạng này đã kéo dài trong nhiều năm nhưng chưa được khắc phục. Không những phụ thuộc vào nguyên liệu ngoại, ngành giày còn gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng nước ngoài trong các khâu kỹ thuật, công nghệ, thiết kế mẫu và tiếp thị. Ngay đến kỹ năng quản lý, vận hành phân xưởng đôi khi cũng phải nhờ đến khách hàng để đảm bảo tiến độ và hiệu quả. Nếu tự làm thì hầu như không có khả năng cạnh tranh để thâm nhập thị trường. Hình thức gia công, vì lý do đó, phát triển rất mạnh. Hiệu quả xuất khẩu rất thấp. . Phương thức gia công kết hợp với sự dễ dãi của thị trường EU và tốc độ thị trường cao đã gây tâm lý chủ quan và dễ dãi trong ngành, không cơ sở nào quan tâm đến việc đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu và thị trường xuất khẩu, thị trường trong nước cũng không được chú ý đúng mức. 10. Dầu thô Khối lượng dầu thô xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 đạt 60,8 triệu tấn, tăng 2 lần so với thời kỳ 1991-1995 và bằng 111,6% so với kế hoạch đề ra. Về giá trị đạt 9,6 tỷ USD, tăng hơn 2,3 lần so với thời kỳ 1991-1995 và bằng 115,6% so với kế hoạch đề ra.Năm 1996, xuất khẩu dầu thô đạt 8,7 triệu tấn, năm 2000 xuất khẩu dầu thô đạt 15,4 triệu tấn. Giá bình quân thời kỳ 1996-2000 là 157,8 USD/tấn, cao hơn nhiều so với giá bình quân thời kỳ 1991-1995 (137 USD/tấn) Thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam là Autralia, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia... Việt Nam khai thác tấn dầu thô đầu tiên vào năm 1986. Trong năm này sản lượng khai thác mới đạt 40.000 tấn nhưng tới năm 1989 Việt Nam đã xuất được 1,5 triệu tấn dầu thô. Năm 1991 xuất được gần 4 triệu tấn và cả thời kỳ 1991-1995 đã xuất hơn 30 triệu tấn. Năm 2000 xuất khẩu được 15,4 triệu tấn dầu thô đạt trị giá 3,5 tỷ USD. Diễn biến thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong những năm gần đây như sau: Biểu 10 Thị trường Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Lượng (ngàn tấn) Tỷ trọng (%) Lượng (ngàn tấn) Tỷ trọng (%) Lượng (ngàn tấn) Tỷ trọng (%) Lượng (ngàn tấn) Tỷ trọng (%) Ôxtraylia 0,9 9,6 3,9 32,7 4,9 33,2 4,8 31,2 Singapore 4,6 48,4 2,6 21,7 2,0 13,5 2,2 14,3 Nhật Bản 2,9 31,1 2,9 24,5 2,5 17,4 2,2 14,1 Trung Quốc 0,6 6,5 0,8 6,9 2,3 15,3 3,2 20,8 Tổng 4 nước 9,2 95,4 10,4 85,9 11,8 79,4 12,4 80,5 Hoa kỳ ... .... 0,8 6,9 0,6 4,4 0,4 2,6 Inđonesia ... ... 0,5 4,0 1,4 9,2 0,7 4,4 Hàn Quốc ... ... 0,2 1,9 0,08 0,6 ... ... Thái Lan ... ... 0,09 0,8 0,2 1,6 0,4 21,3 New Zealand ... ... 0,05 0,5 ... ... ... ... Thị trường khác 0,4 4,3 1,7 14,1 0,7 4,9 1,6 10,1 Nguồn: Thống kê Hải quan Dự án xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 đã được cấp giấy phép nhưng ít nhất phải tới năm 2003 mới có thể hoàn thành. Như vậy, từ nay đến hết năm 2003 (có thể đến năm 2004) Việt Nam vẫn phải xuất khẩu 100% lượng dầu thô khai thác được cho nước ngoài. Lượng dầu thô khai thác được xuất khẩu sẽ còn tăng cho tới năm 2005 mới chững lại, sau đó giảm dần. 11. Hàng điện tử và linh kiện máy tính Đây là mặt hàng xuất khẩu mới, thời kỳ 1991-1995 chưa có, năm 1996 mới xuất khẩu và đạt 89 triệu USD, năm 2000 xuất khẩu đạt 782 triệu USD. Thời kỳ 1996-2000, xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đạt gần 2,39 tỷ USD. Hàng điện tử và linh kiện máy tính là mặt hàng có tốc độ thị tăng trưởng rất nhanh, trong vài năm tới có khả năng đây là mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Thị trường xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam là Philipine (49%), Thái Lan (31%), và các nước khác như Malaysia, Hàn Quốc, Mêxico, Nhật Bản và Singapore... Tuy mới xuất khẩu nhưng mặt hàng bảng mạch điện tử (được đưa vào thống kê hải quan dưới tên gọi chung là “linh kiện lắp ráp máy vi tính”) đã nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu bảng mạch đã đạt tới 401 triệu USD, đứng hàng thứ 7 trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Nếu gộp cả hàng điện tử thì kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng điện tử - tin học đã đạt 501 triệu USD trong năm 1998, kim ngạch năm 1999 đạt 585 triệu USD, tăng 15,8% so với thực hiện năm 1998. Ngành công nghiệp điện tử – tin học là ngành còn khá mới mẻ. Đa số các xí nghiệp trong ngành mới chỉ xuất hiện trong vòng 10 năm trở lại đây trước sự bùng nổ nhu cầu về hàng điện tử, nhất là hàng điện tử gia dụng. Trong những năm đầu của thập kỷ 90, ngành đã phát triển; ngành đã phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng bắt đầu từ năm 1997, khi nhu cầu về sản phẩm gia dụng đạt tới điểm bão hoà, tốc độ phát triển của ngành đã chậm dần lại. Tính đến cuối năm 1997, toàn quốc có khoảng 70 doanh nghiệp nhà nước, hơn 100% doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 19 liên doanh với nước ngoài và 14 xí nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong ngành điện tử – tin học. Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy lớn nhưng chủ yếu chỉ tiến hành các các hoạt động lắp ráp giản đơn và cung cấp các loại dịch vụ kỹ thuật khác nhau cho khách hàng. Đây là điểm khác biệt lớn so với ngành điện tử – tin học của các nước khác. Doanh số toàn ngành đạt trên dưới 350 triệu USD vào năm 1997, trong đó chủ yếu là hàng điện tử gia dụng (khoảng 40%). Thiết bị thông tin chiếm khoảng 1/3 giá trị sản xuất toàn ngành. Máy tính (bao gồm cả phần mềm và dịch vụ liên quan) chiếm khoảng 15%. Hàng điện tử công nghiệp (các loại linh kiện và nguyên liệu) chiếm khoảng 13%. Ngay từ những năm đầu phát triển, hầu hết các sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định và tương đối lớn đều mang nhãn hiệu nước ngoài. Điều này đã tạo điều kiện rất lớn cho các công ty xuyên quốc gia khi họ chính thức đặt chân lên thị trường Việt Nam. Có hai loại sản phẩm xuất khẩu chủ yếu. Loại thứ nhất là hàng điện tử gia dụng, phần nhiều là ti vi, có doanh số xuất khẩu không lớn. Loại thứ hai là linh kiện đầu vào, thí dụ như đèn hình. Loại này mang tính thương mại lớn hơn. Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử – tin học chủ yếu dựa vào loại sản phẩm thứ hai này. Việt Nam không xuất khẩu thiết bị bán dẫn, thiết bị viễn thông, máy văn phòng và các sản phẩm điện tử tiêu dùng khác. Các đơn hàng của nước ngoài về phần mềm máy tính tuy có nhưng khá rải rác và trị giá nhỏ. Việt Nam không có khả năng chiếm lĩnh được dù chỉ một phần linh kiện điện tử được bán ra trong khu vực. Thị trường và cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính của Việt Nam: Biểu 11 Thị trường Kim ngạch xuất khẩu (USD) Tỷ trọng (%) Philippin 333.829.810 42 Thái Lan 181.367.550 25 EU 16.001.592 0,04 Singapore 6.341.059 0,8 Malaysia 4.038.863 0,5 Nga 336.222 0,04 Nhật Bản 77.386.427 10 Nguồn: Thống kê Hải quan Việt Nam 2000 12. Hàng thủ công mỹ nghệ Cho đến nay hàng thủ công mỹ nghệ vẫn tiếp tục là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo thống kê hải quan kim ngạch xuất khẩu năm 1997 đạt 121 triệu USD. Năm 1998 trước những khó khăn do ảnh khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế trong khu vực gây ra, kim ngạch đã giảm 8,4% so với năm 1997 nhưng vẫn đạt 111 triệu USD. Trong đó đến hơn 50% là đồ gốm sứ (khoảng 62-63 triệu USD) và đến năm 2000 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt từ 237 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu chiếu cói, thảm đay, thảm cói, khăn trải bàn thâm nhập vào thị trường Liên Xô trong thời gian 1980-1990 đã gây ra một số ảo tưởng về tính “độc đáo” và “khả năng chiếm lĩnh thị trường cao” của những mặt hàng này. Tính không thực chất của kim ngạch đã thể hiện rõ vào năm 1991, khi Liên Xô tan rã vào năm đó, sản phẩm tới đây giảm tới 80% so với năm 1990. Sản phẩm gỗ mỹ nghệ và gốm sứ chiếm tỷ trọng lớn trong thống kê kim ngạch thủ công mỹ nghệ của hải quan. Hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm trang trí nên ngoài những đòi hỏi về tính tiên dụng, thị trường còn có yếu cầu rất cao về tính độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã. Trong khi đó, phần lớn các sản phẩm thủ công mỹ nghệ lại dược làm ở nông thôn, sản phẩm thủ công của ta còn bị một nhược điểm nữa chất lượng không đồng đều. Do vậy, việc nghiên cứu thị trường và không ngừng cải tiến mẫu mã, chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt hơn cần phải thực hơn. Hiện nay, thị trường xuất khẩu chính của hàng thủ công mỹ nghệ là EU, chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000. Trong đó các thị trường chính là Đức, Bỉ Anh, Hà Lan, Đan Mạch. Sau là EU là thị trường Nhật Bản với tỷ trọng là 14%; Mỹ 5%; ASEAN với tỷ trọng là 3,9%. Ngoài ra, hàng thủ công mỹ nghệ còn được xuất sang các thị trường khác như Trung Quốc, Đông Âu... Qua bảng sau ta thấy thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khá phong phú và đa dạng, hàng thủ công mỹ nghệ được xuất đi rất nhiều thị trường nhưng tỷ trọng phần lớn là thị trường EU. Trong đó thị trường Mỹ là thị trường đầy tiềm năng nhưng kim ngạch mới chỉ chiếm 5%. Ngoài ra, thị trường Trung Quốc, Đông Âu là những thị trường mà ta có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Cơ cấu thị trường xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu qua các thị trường thể hiện: Thị trường và cơ cấu thị trường hàng thủ công mỹ nghệ: Biểu12 Thị trường Kim ngạch xuất khẩu (USD) Tỷ trọng (%) EU Trong đó: Đức Pháp Anh Hà Lan Bỉ Đan mạch EU khác 140.324.386 25.399.125 28.757.978 17.643.246 15.111.239 24.647.169 10.115.720 18.649.609 59,2 10,7 12 7,4 6,3 10,4 4,2 7,8 Mỹ Trung Quốc ASEAN Đông Âu 13.091.166 4.410.347 9.425.256 2.763.043 5 1,8 3,9 1 Nguồn: Thống kê hải quan năm 2000 I.Tổng kim ngạch xuất khẩu II.Cơ cấu hàng xuất khẩu 1.Nông, lâm, thuỷ, hải sản 2.Công nghiệp nhẹ và TTCN 3. Công nghiệp nặng và khoáng sản III.Mặt hàng chủ lực 1.Cao su Số lượng Trị giá 2.Cà phê Số lượng Trị giá 3.Chè Số lượng Trị giá 4.Gạo Số lượng Trị giá 5.Dầu thô Số lượng Trị giá 6.Thuỷ sản 7.Hàng dệt may 8.Giầy dép 9.Hạt tiêu 10.Hàng điện tử và linh kiện máy tính 11.Hạt điều 12.Hàng công mỹ nghệ Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực thời kỳ 1996-2000 Tr USD Tr USD Tr USD Tr USD 1000 t Tr USD 1000 t Tr USD 1000 t Tr USD 1000 t Tr USD 1000 t Tr USD Tr USD Tr USD Tr USD Tr USD Tr USD Tr USD Tr USD Đơn vị tính 7,255 3,069 2,103 2,085 195 263 283 336,8 20,8 29 3,003 854,6 8705 1346 697 1150 530 46,7 89 103,8 21 Năm 1996 9,185 3,239 3,372 2,574 194 191 391,6 497,5 33 48,3 3,575 870,9 9638 1423 782 1503 978 67,5 440 1333 43 Năm 1997 9,361 3,460 3,251 2,650 191 128 382 594 33 51 3,749 1024 12144 1232 858 1450 1032 64 502 117 111 Năm 1998 11,540 3,740 4,170 3,580 265 147 483 585 36 45 4,508 1025 14882 2092 971 1747 1392 137 585 110 168 Năm 1999 14,455 4,300 4,850 3,650 280 165 680 586,7 45 47,7 3,5 668 15400 3507 1470 1850 1464 160 700 120 180 Năm 2000 51,796 17,857 17,746 14,539 1125 894 2219,6 2600 167,8 221 18,335 4442,5 60769 9600 4778 7700 5396 476 2316 584 523 5 năm 1996-2000 III. Những thành tựu và tồn tại của kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực thời kỳ 1996-2000 1. Những thành tựu đã đạt được Trong 5 năm 1996-2000, trong lĩnh vực xuất khẩu, Việt Nam đã giành được những thành tựu sau: - Hoạt động xuất khẩu đã đạt được mục tiêu nêu ra và đã đóng góp một phần đáng kể vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 1991-2000. Hoạt động xuất khẩu chính là yếu tố phát huy nội lực rất quan trọng, tạo thêm vốn đầu tư đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2000 tăng 5 lần so với năm 1990. Trên thực tế kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 14,5 tỷ USD so với 2,4 tỷ USD năm 1990, tức là gấp 6 lần; nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trong 10 năm (1991-2000) đạt khoảng 19,6%/năm so với nhịp độ tăng trưởng bình quân của GDP là 7,4%/năm, tức là tốc độ tăng trưởng tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP là 2,6 lần. - Bước đầu tạo ra sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời tác động tích cực đến chất lượng sản phẩm trong nước. Hiện nay gạo, dầu thô, thuỷ sản, hàng dệt may, giầy dép, cà phê, nhân điều, hạt tiêu... xuất khẩu từ Việt Nam đã được thừa nhận đạt chất lượng quốc tế. Các nhà sản xuất trong nước đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều hàng nội đã có chất lượng không thua kém hàng ngoại. - Đã thực hiện nhiệm vụ “cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định”. Trong kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng sản phẩm đã qua chế biến tăng từ khoảng 8% năm 1991 lên 40% năm 2000, trong khi đó tỷ trọng các sản phẩm thô đã giảm tương ứng từ 92% xuống còn 60%. Nếu như năm 1991 mới có 4 mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên 100 triệu USD là dầu thô, thuỷ hải sản, gạo và hàng dệt may thì nay đã có thêm 8 mặt hàng nữa là cà phê, cao su, điều, giầy dép, than đá, hàng điện tử, thủ công mỹ nghệ, rau quả, trong đó có 4 mặt hàng có giá trị trên 1 tỷ USD là: gạo, giầy dép, may mặc và dầu thô; 3 mặt hàng có giá trị trên 500 triệu USD là: cà phê, điện tử, thuỷ hải sản. Đặc biệt về một số sản phẩm Việt Nam đã chiếm vị trí cao trên thị trường quốc tế: hàng 2 về gạo (sau Thái Lan), nhân điều (sau ấn Độ), hàng 2 về cà phê nói chung (sau Braxin, Colombia, nhiều khả năng sẽ vượt qua cả Colombia), hàng 2 về hạt tiêu (sau ấn Độ). - Đã vượt qua được sự khủng hoảng thị trường vào đầu những năm 90 do Liên Xô tan rã, chế độ XHCN ở Đông Âu bị xoá bỏ (trước đó thị trường này chiếm khoảng trên 60% kim ngạch xuất khẩu của nước ta); và đã đẩy lùi được chính sách bao vây, cấm vận nước ta; về cơ bản thực hiện được chủ trương “đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá quan hệ kinh tế, tích cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trường mới, phát triển các quan hệ mới”. Nay nước ta có quan hệ thương mại trên 100 nước vùng lãnh thổ, trong 10 năm (1991-2000) ký thêm 60 hiệp định thương mại với các nước. Nếu như 5 năm đầu, khu vực Châu á chiếm 77% kim ngạch xuất khẩu thì nay chỉ còn 57-58% do Việt Nam đã mở rộng thị trường Châu Âu (nay chiếm khoảng 26-27%), Bắc Mỹ (khoảng 6%) và Châu Đại Dương (khoảng 7%); tỷ trọng các thị trường trung gian như Hồng Kông, Singapore giảm dần. Trên thực tế nước ta bước đầu đã hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới qua việc thực hiện chủ trương “gia nhập các tổ chức và hiệp hội kinh tế quốc tế khác cần thiết và có điều kiện”: gia nhập ASEM (1996), APEC (1998) và quan sát viên WTO (1995); đó là chưa kể theo nguyên tắc kế thừa, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nước ta mặc nhiên là thành viên của IMF, WB và ADB, từ sau 1993 đã khai thông quan hệ tín dụng với các tổ chức này. - Đã đổi mới một cách cơ bản cơ chế xuất khẩu theo hướng xoá bỏ chế độ “độc quyền ngoại thương”; ngày càng mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các ngành sản xuất, các địa phương, các thành phần kinh tế, trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giảm thiểu và xoá bỏ hạn ngạch, giấy phép từng chuyến, từ đó góp phần hạn chế cơ chế “xin cho”; cơ chế chính sách để khuyến khích xuất khẩu nhận được sự quan tâm ngày càng lớn; các công cụ tiền tệ vĩ mô như lãi suất, tỷ giá được sử dụng nhuần nhuyễn hơn để khuyến khích xuất khẩu, hành lang pháp lý từng bước được hoàn thiện, đặc biệt là lần đầu tiên thông qua luật thương mại, chế độ tối huệ quốc, mã số hàng hoá, giảm dần hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tiến tới chế độ “đãi ngộ quốc gia”... Nhìn chung lại, trong 5 năm 1996-2000 trong lĩnh vực xuất khẩu đã đạt được những thành tựu to lớn, về cơ bản đã thực hiện được những chủ trương nêu ra trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Những thành tựu đó bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau: Một là, đường lối đổi mới và những thành tựu đã đạt được nhờ công cuộc đổi mới làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản xuất chuyển dịch dần, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cơ cấu xuất khẩu. Hai là, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ đa dạng hoá, đa phương hoá từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới đã góp phần đẩy lùi chính sách bao vây cấm vận nước ta, mở rộng thị trường xuất khẩu. Cũng như vậy đầu tư nước ngoài vào nước ta trong 5 năm qua gia tăng nhanh và đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kinh doanh xuất khẩu (từ 4% năm 1994 lên 22,3% năm 2000, nếu kể cả dầu thô thì lên tới 47%). Ba là, xuất khẩu được đặt thành nhiệm vụ trọng tâm kèm theo các cơ chế chính sách ngày càng phù hợp, thông thoáng, tạo thuận lợi cho các ngành sản xuất, các địa phương, các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu. 2. Những vấn đề tồn tại Bên cạnh những thành tựu nói trên, trong hoạt động xuất khẩu còn tồn tại những yếu kém sau: - Quy mô xuất khẩu của nước ta còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực, xét cả về tổng kim ngạch lẫn kim ngạch tính theo đầu người mà năm 2000 mới đạt khoảng 180 USD. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực. Tuy so với GDP trong 3 năm (1998-2000), kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao (chiếm trên 40%), song kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 1999 mới đạt 150 USD/người, chưa đạt được mức 170 USD/người (chỉ tiêu về một nước có nền ngoại thương tương đối phát triển). Những năm qua tuy đã đạt được quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhưng đang có chiều hướng chậm lại do sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trên thị trường thế giới và hiệu quả xuất khẩu còn nhiều hạn chế. - Cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn lạc hậu, tỷ trọng hàng thô, hàng sơ chế vẫn còn cao, trong số sản phẩm công nghiệp chế tạo, hàng gia công còn chiếm tỷ trọng lớn, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và nhất là trí tuệ cao còn rất nhỏ bé. - Sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam vẫn còn yếu. Ngoài một số ít mặt hàng có sức cạnh tranh tương đối khá như gạo, cà phê, nhân điều, hạt tiêu, phần lớn hàng hoá xuất khẩu của ta đều có sức cạnh tranh yếu, thậm chí rất yếu trên thị trường thế giới. Giá thành cao, chất lượng không ổn định, mẫu mã chủng loại nghèo nàn, bao bì kém hấp dẫn, khả năng giao hàng đúng hẹn không chắc chắn, dịch vụ hậu mãi kém...là những nét đặc trưng phổ biến của rất nhiều chủng loại hàng hoá xuất khẩu. - Việc chuyển dịch cơ cấu nói chung, trong từng lĩnh vực, ngành hàng nói riêng, chưa bám sát tín hiệu của thị trường thế giới, do đó nhiều sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Năng suất, chất lượng, giá thành nhiều sản phẩm không đủ sức cạnh tranh, trong đó quy mô đầu tư vào khâu nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu chưa thoả đáng; việc đầu tư trực tiếp cho các khâu tiêu thụ sản phẩm như hoạt động xúc tiến thương mại, lập các trung tâm thương mại, kho ngoại quan ở nước ngoài...hầu như chưa có. Nhiều hình thức kinh doanh phổ cập trên thế giới như tái xuất, chuyển khẩu...chưa phát triển. - Thị trường vẫn còn chưa được mở rộng, Châu á vẫn là thị trường chủ yếu. Về cơ cấu thị trường, tuy bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới tất cả các Châu lục trên thế giới, nhưng thị trường Châu á vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao: 75,5% giá trị xuất nhập khẩu; thị trường các Châu lục khác, tỷ trọng còn rất nhỏ bé. Điều bất lợi chủ yếu của cơ cấu thị trường hiện tại là: hàng xuất khẩu của ta hiện nay vào các nước trung gian vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, làm cho hiệu quả xuất khẩu thấp. Nhà nước, bao gồm các cơ quan quản lý trong nước lẫn các cơ quan đại diện nước ngoài, chưa cung cấp thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp, ngược lại nhiều doanh nghiệp vẫn còn ỷ lại trông chờ ở Nhà nước và thụ động chờ khách hàng, không chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng. - Việc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới còn không ít lúng túng, cho tới nay chưa hình thành được chiến lược tổng thể, chưa có lộ trình giảm thuế và hàng rào phi thuế quan dài hạn, các doanh nghiệp còn trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước, chưa áp sát vào việc chuẩn bị tham gia quá trình này, - Bộ máy quản lý về thương mại tuy đã có nhiều cố gắng để theo sát tình hình thực tế nhưng nhìn chung vẫn còn khá thụ động và trì trệ. Sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành, địa phương, giữa các định chế quản lý đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa được tốt, có khi còn triệt tiêu nhau, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp, cán bộ quản lý còn thiếu và yếu. Những vấn đề tồn tại, yếu kém bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: Một là, trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu còn phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế nói chung còn lạc hậu, từ năm 1997 còn chịu tác động không ít của của cuộc khủng hoảng trong khu vực. Toàn bộ tình hình đó đã ảnh hưởng tiêu cực tới khối lượng và cơ cấu xuất khẩu của nước ta, nhất là đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Hai là, nước ta nằm trong cơ chế tập trung, bao cấp lại bị bao vây cô lập khá lâu, trên thực tế mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và mới tiếp cận với thị trường toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng chỉ trong 10 năm trở lại đây nên không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, lúng túng. Đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu đã có tiến bộ, đã hình thành được một đội ngũ doanh nhân khá nhưng nhìn chung còn thiếu và yếu. Ba là, còn lúng túng trong việc đề ra cơ chế quản lý nhằm thực hiện phương châm hướng mạnh ra xuất khẩu và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hội nhập còn chưa sâu nên việc tạo ra môi trường và cơ sở pháp lý cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28764.doc
Tài liệu liên quan