Chuyên đề Giải pháp thực hiện việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 (1996) sang hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 (2000) tại Công ty Cơ khí Hà Nội

MỤC LỤC

 

Trang

LỜI MỞ ĐẦU.

 

PHẦN THỨ NHẤT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.

I. Khái quát về chất lượng.

1. Chất lượng và đặc điểm của chất lượng.

1.1. Khái niệm về chất lượng.

1.2. Đặc điểm của chất lượng.

2.Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

3.1. Nhóm yếu tố bên ngoài.

3.2. Nhóm yếu tố bên trong.

4. Vai trò của chất lượng sản phẩm.

4.2. Đứng về phía doanh nghiệp.

4.3. Đứng về phía người tiêu dùng.

4.4. Đối với nền kinh tế.

5. Các phương hướng nâng cao chất lượng sản phẩm.

5.1. Phương hướng tác động vào các yếu tố bên ngoài.

5.2. Phương hướng tác động vào các nhân tố bên trong.

II. Một số vấn đề cơ bản về quản lý chất lượng sản phẩm.

1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của quản lý chất lượng.

2. Khái niệm của quản trị chất lượng.

2.1. Những nhận thức còn tồn tại.

2.2. Đổi mới nhận thức về quản lý chất lượng.

3. Nguyên tắc của quản lý chất lượng.

4. Chức năng của quản lý chất lượng.

5. Nội dung của quản lý chất lượng trong doanh nghiệp.

5.1. Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế.

5.2.Quản lý chất lượng trong khâu cung ứng.

5.3. Quản lý chất lượng trong khâu sản xuất.

5.4. Quản lý chất lượng trong khâu phân phối tiêu dùng.

III. Hệ thống quản lý chất lượng.

1. Khái niệm.

2. Yêu cầu của hệ thống

3. Một số hệ thống quản lý chất lượng hiện có.

3.1. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000.

3.2. Hệ thống quản lý chất lượng QS 9000.

3.3. Hệ thống quản lý chất lượng Q Base.

IV. Những vấn đề cơ bản của hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9000.

1. ISO 9000 là gì ?

1.1.ISO.

1.2. ISO 9000

2. Triết lí quản trị của bộ ISO 9000.

3. Quá trình hình thành và phát triển.

4. Những tiêu chuẩn của bộ ISO 9000.

5. Ý nghĩa, mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 9000.

6. Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000.

 

PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9002 TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

1. Quá trình hình thành.

2. Quá trình phát triển.

2.1. Giai đoạn 1958 - 1965.

2.2. Giai đoạn 1966 - 1975.

2.3. Giai đoạn 1976 - 1986.

2.4. Giai đoạn 1986 - 1995.

2.5. Giai đoạn 1996 - 2000.

II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty

1. Đặc điểm về bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh:

1.1. Giám đốc Công ty.

1.2. Đại diện lãnh đạo về chất lượng.

1.3. Phó giám đốc kinh tế - đối ngoại - xuất nhập khẩu.

1.4. Phó giám đốc phụ trách sản xuất.

1.5. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.

1.6. Phó giám đốc kiêm giám đốc xưởng máy công cụ.

1.7. Phó giám đốc phụ trách nội chính.

1.8. Trưởng của mỗi phòng ban, bộ phận.

1.9. Các phân xưởng sản xuất.

1.10. Phòng quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường (QLCL SP & MT).

2. Đặc điểm về lao động.

3. Đặc điểm về máy móc thiết bị.

4. Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng trong Công ty.

III. Các sản phẩm chủ yếu và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

1. Các sản phẩm chủ yếu.

2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

IV. Tình hình quản lý chất lượng ở Công ty.

1. Bộ máy quản lý chất lượng.

2. Các quy trình.

3. Các công cụ.

V. Phương hướng phát triển của Công ty Cơ khí Hà Nội trong một số năm tới.

1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2002.

2. Mục tiêu chất lượng của Công ty đến tháng 12/2002.

3. Phương hướng phát triển.

VI. Quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống ISO 9002 tại Công ty Cơ khí Hà Nội.

1. Nhận thức về việc áp dụng hệ thống ISO 9002.

2. Lựa chọn cơ quan tư vấn và cơ quan đăng ký.

3. Xây dựng hệ thống văn bản.

3.1. Quy trình ban hàng văn bản.

3.2. Hình thức của hạch toán văn bản.

3.3 Kết cấu của hệ thống văn bản theo ISO 9002.

3.3.1 Tầng 1 : Sổ tay chất lượng.

3.3.2 Tầng 2 : Quy trình quản lý.

3.3.3 Tầng 3 : Hướng dẫn.

3.3.4 Tầng 4 : Hồ sơ chất lượng, biểu mẫu.

3.3.5 Tầng 5 : Các tài liệu có nguồn gốc từ bên ngoài.

4. Áp dụng hệ thống văn bản theo ISO 9002 và xin chứng nhận.

VII. Thực trạng việc áp dụng hệ thống ISO 9002 hiện nay tại Công ty.

1. Những thuận lợi của Công ty trong việc áp dụng ISO 9002.

2. Những khó khăn của Công ty trong việc áp dụng và duy trì hệ thống ISO 9002.

3. Những điều kiện để áp dụng thành công ISO 9001 : 2000.

PHẦN THỨ BA: GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN VIỆC CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9002 : 1994 SANG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001 : 2000

I. Phiên bản ISO 9000 : 2000 - Những thay đổi chính.

1. Sự cần thiết phải thực hiện chuyển đổi.

2. Nguyên tắc quản lý chất lượng của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000.

3. Cơ cấu bộ tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000

4. Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu.

5. Sự khác nhau giữa hai phiên bản ISO 9000 : 2000 và ISO 9000 : 1994.

II. Giải pháp thực hiện việc chuyển đổi.

1.Cam kết của lãnh đạo.

2. Giáo dục và đào tạo.

3. Từng bước sửa đổi hệ thống văn bản:

4. Vận hành thử hệ thống văn bản mới.

5. Vận hành hệ thống quản lý chất lượng.

6. Đánh giá chất lượng, phân tích dữ liệu bằng các công cụ thống kê.

7. Tranh thủ sự giúp đỡ của QUACERT.

 

KẾT LUẬN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thực hiện việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 (1996) sang hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 (2000) tại Công ty Cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lượng. 1.3. Phó giám đốc kinh tế - đối ngoại - xuất nhập khẩu. a. Chức năng: Được Giám đốc uỷ quyền phụ trách các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu và đối ngoại của công ty, điều hành các hoạt động của công ty khi Giám đốc đi vắng. b. Nhiệm vụ-quyền hạn. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc chỉ đạo các hoạt động thuộc các lĩnh vực: + Kế toán - thống kê - tài chính. + Kế hoạch. + Công tác đối ngoại và kinh doanh thương mại. - Chỉ đạo xây dựng các phương án kinh doanh xuất nhập khẩu. - Thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi Giám đốc đi vắng. 1.4. Phó giám đốc phụ trách sản xuất. a. Chức năng: Được Giám đốc uỷ quyền tổ chức điều hành, thực hiện kế hoạch sản xuất, vật ta, cơ điện theo mục tiêu đã định. b. Trách nhiệm - quyền hạn: - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động sản xuất, vật tư, cơ điện. - Ký lệnh sản xuất và các văn bản, quy chế, quy định liên quan đến điều hành sản xuất, vật từ, cơ điện của công ty. - Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, sắp xếp lao động hợp lý. - Đề ra những giải pháp kỹ thuật và xử lý các hiện tượng phát sinh gây ách tắc trong sản xuất và phục vụ sản xuất. - Có quyền đình chỉ các hoạt động vi phạm nghiêm trọng nội quy, quy chế trong sản xuất, phục vụ sản xuất trước khi báo cáo Giám đốc. 1.5. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. a. Chức năng: Giúp Giám đốc quản lý các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học, công nghệ, môi trường, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và quản lý chất lượng sản phẩm. b. Nhiệm vụ - quyền hạn: - Đề ra những giải pháp kỹ thuật và xử lý các hiện tượng phát sinh gây ách tắc trong sản xuất và phục vụ sản xuất. - Có quyền đình chỉ, sau đó báo cáo giám đốc xử lý đối với các hoạt động vi phạm nghiêm trọng các quy định về quy trình, quy phạm, gây mất an toàn lao động, giảm chất lượng sản phẩm, thiết bị. 1.6. Phó giám đốc kiêm giám đốc xưởng máy công cụ. a. Chức năng: Trực tiếp điều hành và kiểm tra công việc sản xuất của xưởng máy công cụ, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về các mặt quản lý, tổ chức, điều hành, sử dụng các tiềm năng lao động, thiết bị và các nguồn lực khác được giao, thực hiện các nhiệm vụ do Công ty phân công. b. Nhiệm vụ - quyền hạn: - Chịu trách nhiệm trước giám đốc về: thực hiện kế hoạch được giao, thời gian hoàn thành, các yêu cầu về mặt công nghệ, chế tạo, chất lượng sản phẩm... - Sử dụng lao động, thiết bị và các phương tiện cần thiết, phân công điều hành sản xuất đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm và thời gian quy định. - Có quyền đình chỉ, sau đó báo cáo giám đốc xử lý đối với các hoạt động vi phạm nghiêm trọng các quy định về quy trình, quy phạm, gây mất an toàn lao động, giảm chất lượng sản phẩm, thiết bị... 1.7. Phó giám đốc phụ trách nội chính. a. Chức năng: Được giám đốc công ty uỷ quyền quản lý, điều hành các hoạt động nội chính, đời sống và xây dựng cơ bản. b. Nhiệm vụ - quyền hạn: - Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về việc điều hành, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực: quản trị, bảo vệ, y tế và xây dựng cơ bản. - Xây dựng và đề xuất phương án tổ chức bộ máy, sắp xếp lao động trong công tác được phân công phụ trách. 1.8. Trưởng của mỗi phòng ban, bộ phận. Chịu trách nhiệm trước giám đốc các phó giám đốc phụ trách về hoạt động của mỗi đơn vị mình. Mỗi đơn vị sẽ duy trì sơ đồ tổ chức riêng của mình, trong đó nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ của họ. Trưởng của mỗi bộ phận đồng thời là điều phối viên chính của hệ thống đảm bảo chất lượng. 1.9. Các phân xưởng sản xuất. Công ty Cơ khí Hà Nội có tổng diện tích là 120000m2 được phân bố như sau: - Nhà xưởng sản xuất được xây dựng phục vụ cho các công đoạn công nghệ sản xuất có diện tích 35520m2. Trong đó: + Xưởng gia công áp lực nhiệt luyện : 1728m2 + Xưởng đúc : 6888m2 + Xưởng máy công cụ : 3374m2 + Xưởng cơ khí lớn : 2698m2 + Xưởng bánh răng : 1452m2 + Trung tâm tự động hóa : 1140m2 + Trung tâm điều hành sản xuất : 600m2 + Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật tư chế tại máy : 1728m2 + Xí nghiệp lắp đặt đại tu và bảo dưỡng thiết bị công nghiệp : 6360m2 + Phòng cơ điện : 1296m2 - Văn phòng chính 3 tầng với tổng diện tích mặt bằng : 486m2 - Diện tích nhà có mái che còn lại gồm nhà kho, nhà làm việc, trạm y tế có diện tích là: 6620m2.. - Các công trình kiến trúc phục vụ cho sản xuất: + Diện tích đường bê tông, đường nhựa : 9955m2 + Tháp làm lạnh : 256m2 + Bể nước ngầm : 100m2 + Giếng khoan : 70m2 +Bể ngầm tuần hoàn : 50m2 Với vị trí địa lý thuận lợi, diện tích mặt bàng dùng cho sản xuất rộng rãi, giúp Công ty có thể đảm bảo được hầu hết các công việc gia công cơ khí; từ tạo phôi chế tạo phụ tùng chi tiết máy đến việc lắp ráp toàn bộ các máy công cụ, các thiết bị một cách đồng bộ. Nó cho phép Công ty có thể đảm bảo tốt hơn chất lượng các sản phẩm của mình trong sản xuất và khí sản phẩm trở thành hàng hóa đưa ra thị trường tiêu thụ bởi các khâu hầu hết được chế tạo ngay tại Công ty không phải gia công bên ngoài. Công ty có điều kiện hơn trong công tác quản lý sản xuất, quản lý nguyên vật liệu, giảm giá thành, cải tiến chất lượng sản phẩm. 1.10. Phòng quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường (QLCL SP & MT). Phòng QLCL SP & MT là phòng chuyên trách kiểm tra chất lượng từ đầu vào đến đầu ra, mọi lĩnh vực, mọi khâu của quá trình sản xuất, phạm vi hoạt động của phòng rất rộng. +Kiểm tra chất lượng đầu vào. Phòng QLCL SP & MT có trách nhiệm đảm bảo các vật tư, sản phẩm đầu vào đều đã được kiểm tra thử nghiệm, đánh dấu nhận biết và kết luận chất lượng trước khi nhập kho. Nguyên vật liệu mua vào được bảo quản trong kho, thủ kho thường xuyên kiểm tra khu vực được phân công quản lý nhằm phát hiện và hạn chế những tác động xấu của môi trường đến chất lượng nguyên vật liệu, đảm bảo an toàn cháy nổ. Những vật tư, sản phẩm có yêu cầu sản xuất gấp được Giám đốc hay Phó giám đốc phụ trách ký lệnh cho phép cấp phát trước thì sau khi cấp phát phòng QLCL SP & MT vẫn phải có trách nhiệm kiểm tra lô vật tư, sản phẩm đó. Trường hợp phát hiện vật tư không phù hợp thì phải thu hồi ngay số vật tư đã phát và các sản phẩm đã được chế tạo từ số vật tư đó. Những vật tư nguyên vật liệu sản phẩm mua trực tiếp của các nhà sản xuất có đầy đủ chứng chỉ về chất lượng sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền về chất lượng cấp hoạc nhà cung ứng thực hiện bảo hành sản phẩm đó thì được miễn kiển tra thực nghiệm đầu vào trừ những trường hợp nghi vấn. Để có sản phẩm có chất lượng tốt "phải làm đúng và làm tốt ngay từ đầu", công tác thu mua và quản lý vật tư đã được đơn vị thực hiện tốt +Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế. Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo nhiệm vụ nhà nước giao và làm theo hợp đồng sản xuất, khâu thiết kế của công ty còn chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Việc kiểm soát thiết kế chủ yếu là từ cấp trên và các chuyên gia của đối tác đảm nhiệm. Công ty đang khắc phục để hoàn thiện hệ thống của mình theo tiêu chuẩn ISO 9001 (Mô hình có đảm bảo cả khâu thiết kế) và đưa vào áp dụng vào cuối năm nay. +Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong từng công đoạn của sản xuất không những là trách nhiệm của nhân viên phòng QLCL SP & MT mà còn là trách nhiệm của từng công nhân có sự đôn đốc, giám sát của các nhân viên phòng QLCL SP & MT nhằm cho sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. 2. Đặc điểm về lao động. Con người là nhân tố có tính quyết định đối với sự thành công hay thất bại trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tại Công ty Cơ khí Hà Nội, do đặc điểm là ngành sản xuất công nghiệp, công việc lao động nặng nhọc, đòi hỏi phải sức khoẻ, vì thế đa số lao động ở Công ty là nam giới. Số nữ chủ yếu là làm việc tại các phòng ban nghiệp vụ. Công ty đã thành lập và đi vào hoạt động với một thời gian tương đối lâu dài nên lực lượng lao động của Công ty nhiều người đã gắn bó lâu năm với Công ty, đã từng được đào tạo tại Liên Xô, Tiệp Khắc, Đức... Thời gian sau này, lực lượng lao động cũng được đào tạo và đào tạo lại dưới nhiều hình thức khác nhau: thông qua các buổi học chuyên môn, cử đi học, đi tìm hiểu kinh nghiệm thực tế, đào tạo thông qua Trường học Công nghệ chế tạo máy của Công ty. Theo báo cáo lao động ngày 7/4/2001, thực trạng lao động tại Công ty có thể tóm tắt như sau: * Số lượng lao động: Tổng số lao động : 919 người Lao động nữ : 235 người Chiếm 26% Lao động gián tiếp : 254 người - 27,64% Lao động trực tiếp : 665 người - 72,36% * Trình độ lao động: Trên đại học : 2 người Chiếm: 0,2% Đại học - cao đẳng : 150 người - 6,32% Trung học chuyên nghiệp : 75 người - 8,16% Công nhân kỹ thuật bậc 5 trở lên : 361 người - 39,28% Công nhân kỹ thuật bậc 5 trở xuống : 175 người - 19,54% Bảo vệ, y tế, lao động phổ thông : 152 người - 16,54% 3. Đặc điểm về máy móc thiết bị. Trang thiết bị, máy móc là một bộ phận quan trọng trong tài sản cố định của các doanh nghiệp. nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có, phản ánh trình độ khoa học kỹ thuật và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay, ngành cơ khí Việt Nam nói chung và Công ty Cơ khí Hà Nội nói riêng đều không có điều kiện để có thể hiện đại hoá một cách đồng bộ các máy móc, thiết bị sản xuất, vì vậy công nghệ sản xuất đã lạc hậu so với thế giới. Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty phần lớn là do Liên Xô (cũ) chế tạo và lắp đặt từ ngày thành lập. Một phần nhỏ còn lại là được sản xuất ở trong nước và nhập từ Đức, Hungari, Trung Quốc, Hà Lan. Trải qua thời gian dài sử dụng, số máy móc, thiết bị này đã cũ kỹ, lạc hậu, hết thời hạn khấu hao từ lâu nhưng Công ty vẫn phải sử dụng. Tình hình máy móc, thiết bị của Công ty được biểu hiện qua bảng sau: Bảng 1: Tình hình máy móc thiết bị của HAMECO Số TT Tên máy Số lượng (cái) Công suất (KW) GTTB 1 máy (theo thị trường)$ Mức độ hao mòn (%) CSXS thực tế so thiết kế (%) Chi phí bảo dưỡng/ năm Thời gian SXSP (giờ) Năm chế tạo 1 Máy điện 147 4-60 7000 65 85 70 1400 1956 2 Máy phay 92 4-16 4500 60 80 450 1000 nt 3 Máy bào 24 2-40 4000 55 80 400 1100 nt 4 Máy mài 137 2-10 4100 55 80 400 900 nt 5 Máy khoan 64 2-10 2000 80 200 1200 6 Máy doa 15 4-16 5500 60 80 550 900 nt 7 Máy cưa 16 2-10 1500 70 85 150 1400 nt 8 Máy chuốt ép 8 2-8 5500 60 70 500 700 nt 9 Búa máy 5 4500 85 450 900 10 Máy cắt đột 11 2-8 4000 60 80 400 800 nt 11 Máy lốc tôn 3 10-40 1500 40 70 150 1400 12 Máy hàn điện 26 5-10 800 55 85 80 1400 nt 13 Máy hàn hơi 9 400 55 85 40 1200 nt 14 Máy nén khí 14 10-75 6000 65 40 1000 1200 nt 15 Cần trục 6 8000 70 800 1000 16 Lò luyện thép 4 700-1000 110000 55 70 11000 800 nt 17 Lò luyện gang 2 30 50000 65 70 300 8000 nt Năm 1997, Công ty đã tiến hành đầu tư mới, cải tạo nhà xưởng, thiết bị như: lắp đặt cân điện tử 40 tấn, búa máy 750 kg, máy dò khuyết tật cho sản phẩm đúc, máy vi tính cho một số phòng ban chức năng. Năm 1998, Công ty đã tận dụng nhiều nguồn vốn để đầu tư sửa chữa thiết bị cũ, trang bị cho xưởng kết cấu thép đi vào hoạt động. Công ty cũng đã đầu tư máy lốc tôn 2,5 ly, máy khoan cỡ lớn với đường kính mũi khoan đến 100mm, máy hàn và nhiều thiết bị khác đồng thời đưa vào hoạt động dàn cẩu 15 và 50 tấn. Năm 1999, Công ty đã tổ chức đại tu 37 thiết bị, chế tạo mới 5 thiết bị, di chuyển và lắp đặt 350 tấn thiết bị phụ vụ cho chương trình đầu tư, sắp xếp lại theo yêu cầu của sản xuất. Ngoài ra, hàng năm công tác duy trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị vẫn được tiến hành đều đặn. Năm 2000, Công ty bắt đầu thực hiện dự án đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất bằng việc đầu tư cho xưởng đúc và đã đi vào hoạt động từ tháng 6/2001.Cũng theo yêu cầu của việc áp dụng ISO 9002, Công ty cũng đã trang bị thêm một số loại máy móc, thiết bị trong công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm đúc, máy xét nghiệm cơ - lý - hoá của nguyên vật liệu đầu vào nhằm đảm bảo cho sản xuất sản xuất ra hạn chế được sai sót. Sơ đồ tình hình sản xuất thép cán: Nguyên vật liệu (Bán thành phẩm) Phôi đúc Cắt thành từng thỏi phù hợp tiêu chuẩn Nung cán Nhập kho thành phẩm Tiêu thụ QLCL SP&MT 4. Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng trong Công ty. Nguyên vật liệu là một trong 4 yếu tố của chất lượng sản phẩm (quy tắc 4M). Nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng cao hay không phụ thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu được sử dụng. Vì vậy, Công ty Cơ khí Hà Nội rất thận trọng trong việc mua, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu về mặt kỹ thuật và yêu cầu ISO 9002 (quy trình 6). Nguyên vật liệu được sử dụng tại Công ty chủ yếu là gang, thép, ngoài ra còn một số loại phụ liệu khác. Bảng 3 sẽ cho thấy một số loại nguyên vật liệu chính của Công ty. Bảng 2: Một số loại nguyên vật liệu chính của HAMECO STT Chủng loại Giá mua (đ/kg) Nơi sản xuất 1 Gang 21 - 40 C 6500 Tự sản xuất WIJX - 8 12000 Tự sản xuất 2 Thép Thép 135, 145 4500 Tự sản xuất Thép 9xC 8000 Nga Thép tròn 5000 Nga, ấn Độ Thép tấm 4500 Nga, Việt Nam Thép định hình 5000 Nga, Việt Nam 3 Que hàn 5000 Nga, Việt Nam Quy trình mua nguyên vật liệu của Công ty hoàn toàn tuân thủ theo các yêu cầu của ISO 9002 như sau: Bước 1: Định mức vật tư và hàng mua ngoài theo thiết kế của sản phẩm được phòng kỹ thuật gửi về pgòng điều độ sản xuất để tập hợp và lập dự trù vật tư theo từng kỳ kế hoạch sản xuất, sau đó chuyển cho phòng vật tư để cung ứng. Trường hợp có nhu cầu gấp vật tư đặc biệt, không thông dụng trong công ty, đơn vị có nhu cầu lập dự trù, đưa phòng điều độ sản xuất xác nhận, gửi Giám đốc duyệt và chuyển trực tiếp cho phòng vật tư để mua. Bước 2: Sau khi nhận dự trù vật tư từ phòng điều độ sản xuất, trưởng phòng vật tư đối chiếu số lượng vật ta theo yếu cầu và vật tư sẵn có, lập danh mục các vật tư cần mua, chuyển lại phòng điều độ sản xuất xác nhận, trình giám đốc duyệt và liên hệ với các nhà cung ứng để mua. Bước 3 : Đối với những vật tư dự trù cho sản phẩm truyền thống, sản xuất theo kế hoạch dài hạn, trưởng phòng vật tư liên hệ với các nhà cung ứng trong danh sách để ký hợp đồng cung cấp cho cả kỳ kế hoạch, trong đó thoả thuận việc cung ứng có thể chia thành từng giai đoạn. trước mỗi giai đoạn cung ứng, phòng vật tư sẽ báo cho nhà cung ứng bằng "giấy báo nhu cầu vật tư" để nhà cung ứng chuẩn bị và giao hàng đúng hạn. Bước 4: Đối với những vật tư cho sản phẩm đơn chiếc, sản xuất theo hợp đồng, trưởng phòng vật tư dựa vào dự trù của đơn vị yêu cầu để viết phiếu mua vật tư, giao cho cán bộ, nhân viên thực hiện hoặc gửi đơn hàng đến các nhà cung ứng. Trong trường hợp này, nếu các nhà cung ứng trong danh sách không có loại cần mua, phòng vật tư được phép mua của những nhà cung ứng ngoài danh sách. Bước 5: Sau khi nhận được bản báo giá của bên cung ứng cho loại vật cần mua, nhân viên mua hàng phải xem xét và nếu cần thì lấy mẫu để kiểm tra, sau đó báo cáo trưởng phòng. Trường hợp đưa hàng vào Công ty chưa có hoá đơn mua hàng, nhân viên mua hàng sử dụng "Phiếu đề nghị cho vật tư vào cổng chưa có hoá đơn". Bước 6: Trưởng phòng vật tư đánh giá các bản chào giá của các nhà cung ứng theo nguyên tắc: - Nếu vật tư của các nhà cung ứng đã có tên trong "Danh sách các nhà cung ứng" chấp nhận được về giá và chất lượng thì ưu tiên chọn báo giá của họ để giám đốc duyệt. - Đối với nhà cung ứng chưa có tên trong danh sách, báo giá sẽ được chọn đề nghị duyệt mua khi có nhiều điểm trội hơn so với những báo giá khác về giá, các chỉ tiêu kỹ thuật và các điều kiện thương mại khác. sau lần cung ứng đầu tiên, đánh giá lựa chọn theo hướng dẫn chọn nhà cung ứng mới, trình giám đốc duyệt và đưa họ vào "Danh sách các nhà cung ứng". Bước 7: Trong trường hợp không mua được vật tư theo yêu cầu: - Trưởng phòng vật tư có trách nhiệm tìm loại vật tư tương đương và đề nghị thay thế. - Trưởng phòng kỹ thuật có trách nhiệm xem xét. Nếu thấy vật tư thay thế không thích hợp thì ghi rõ "Không đồng ý thay thế". Nếu thích hợp thì hướng dẫn công nghệ sử dụng, trình phó giám đốc kỹ thuật sản xuất duyệt để phòng vật tư mua. - Trường hợp cần thiết, phó giám đốc kỹ thuật sản xuất quyết định và ký duyệt mà không cần đưa qua phòng kỹ thuật. - Các trường hợp thay thế vật tư đều phải được thông báo và được khách hàng chấp nhận bằng văn bản. Bước 8: Trường hợp thực hiện hợp đồng mà do thoả thuận, khách hàng có cung cấp vật tư thì theo đúng quy trình 7 - Kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp. Bước 9: Nhân viên phòng vật tư phải đảm bảo đủ hồ sơ, chứng từ có liên quan đến vật tư về số lượng, chất lượng và chuyển cho phòng kiểm tra trước khi nhập kho. Bước 10: Làm các thủ tục nhập kho phòng QLCL SP & MT đã xác nhận vật tư mua về đúng chất lượng. Tổng hợp định mức Dự trù VT theo kế hoạch sản xuất Có đủ Đối chiếu Kết thúc Dự trù VT cần mua, chuyển cho điều độ sản xuất Duyệt Dạng kế hoạch Dài hạn Ngắn hạn Lập phiếu mua VT Gửi đơn hàng Xem xét VT Đánh giá nhà cung Duyệt mua Kiểm tra Nhập kho Hợp đồng cung cấp dài hạn nhiều đợt Gửi phiếu báo yêu cầu Kiểm tra VT vào Mua hàng Đề nghị thay đổi (Không chấp nhận) +(Đạt yêu cầu) +(Chấp nhận) -(Không đạt) Cho SP đơn chiếc - Hình 7: Lưu đồ mua nguyên vật liệu của Công ty Cơ khí Hà Nội: Phối mẫu Mẫu gỗ Phối mẫu Làm ruột Rót thép Làm sạch Cán thép Đúc Gia công cơ khí chi tiết Nhập kho thành phẩm Lắp đặt QLCL SP&MT Tiêu thụ Hình 8: Quy Trình sản xuất máy công cụ III. Các sản phẩm chủ yếu và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. 1. Các sản phẩm chủ yếu. Máy công cụ. + Công ty sản xuất cá loại máy công cụ thông dụng như các loại máy tiện T630A, T630D, T14L, máy bào ngang B365, máy khoan cần K525. + Công ty cũng sản xuất các loại máy khác như: máy phai vạn năng, máy mài tròn ngoài, máy mài phẳng v.v... và các loại máy chuyên dùng theo đơn đặt hàng. + Công ty bắt đầu chế tạo máy công cụ điều khiển có CNC trên cơ sở các máy trong chương trình sản xuất và máy dây chuyền dùng theo đơn đặt hàng Phụ tùng và thiết bị công nghiệp. + Bơm và thiết bị thuỷ điện: các loại bơm thuỷ lực như bơm bánh răng, bơm piston hướng kính, hướng trục, bơm trục vít, áp suất đến 30MPa,bơm nước đến 36.000m3/h, các trạm thuỷ điện với công suất đến 2000KW + Phụ tùng và thiết bị đường: sản xuất và lắp đặt thiết bị toàn bộ cho các nhà máy đường đến 200 TM/ngày, các thiết bị lẻ cho các nhà máy đường đến 8000 TM/ngày, các loại nồi nấu chân không, nồi hơi gia nhiệt, trợ tinh v.v... + Phụ tùng và thiết bị xi măng: cho các nhà máy xi măng 80.000 T/năm, các nhà máy xi măng lò quay cỡ lớn. Phụ tùng và thiết bị lẻ cho các ngành công nghiệp khác như dầu khí, giao thông hoá chất, điện lực, thuỷ lợi Thép cán xây dựng từ F 8 đến F 24 tròn hoặc vằn theo góc các loại. 2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Hoạt động của hội đồng kinh doanh Công ty. Tại quyết định số 933/QĐ-TC do Giám đốc Công ty ký ngày 2/10/2001, Hội đồng kinh doanh của Công ty được thành lập lại. Để thích ứng với yêu cầu hiện nay, thành phần và chức năng của Hội đồng có một số thay đổi. Hội đồng kinh doanh hoạt động độc lập nhằm tư vấn cho giám đốc công ty các vấn đề liên quan đến công tác thị trường và thiết lập phương án quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh từng thời kỳ. Mỗi thành viên của Hội đồng được phân công nhiệm vụ cụ thể phù hợp với năng lực (của cá nhân và của phòng chức năng do mình phụ trách) để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Toàn bộ thành viên tham gia Hội đồng là các phó giám đốc, các trợ lý giám đốc và giám đốc phòng chức năng (VPGĐTM), mỗi thành viên đều được phân công mảng thị trường phù hợp với khả năng và quan hệ sẵn có. Nhiệm vụ chính là tư vấn cho giám đốc công ty những vấn đề sau: - Công tác thị trường: Chiến lược thị trường (đấu thầu, quảng cáo, tiếp thị, phương thức bán hàng, hậu mãi...). Phương án sản phẩm (ổn định sản phẩm, sản phẩm mới, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có). Phương án tổ chức sản xuất kinh doanh (xác định mô hình quản lý phù hợp với mục tiêu sản xuất kinh doanh ngắn và dài hạn). - Tổng hợp, phân tích tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, đưa ra mục tiêu chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty và chương trình công tác của Hội đồng kinh doanh. - Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng kinh doanh phối hợp với các đơn vị và cá nhân nghiên cứu đề xuất phương án thực hiện. - Kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua các đơn vị chức năng và các chuyên gia trong và ngoài Công ty (nếu cần). - Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với giám đốc công ty về các đề xuất, kiến nghị của Hội đồng kinh doanh, các thành viên Hội đồng. Với nhiệm vụ được giao, thời gian qua Hội đồng đã thực hiện được các công việc và đã được giám đốc phê duyệt, đang tiếp tục triển khai là: 1) Tư vấn về khai thác mảng thị trường sản phẩm ổn định cho năm 2002 và các năm tiếp theo. 2) Tư vấn về các sản phẩm mới, phù hợp với khả năng chế tạo của Công ty mà thị trường có nhu cầu. 3) Tham gia vào việc phân tích khả năng chế tạo của Công ty đối với cá dây chuyền thiết bị theo chủ trương nội địa hoá trang bị; Dây chuyền thiết bị xi măng 1,4 triệu tấn/năm, dây chuyền thiết bị nhà máy điện Uông Bí 300MW, hệ thống thiết bị nếu bộ giấy... 4) Đề xuất quảng cáo, triển lãm một số thiết bị, sản phẩm. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng 12/2001 với các chỉ tiêu: Doanh thu SXCN đạt 9.049.359.035; Doanh thu KDTM và các hoạt động khác đạt 1.725.684.118 đưa tổng doanh thu tháng 12/2001 là 10.775.043.153 đạt 153,79% so với KH đề ra. Các hợp đồng gối đầu cho năm 2002 la 5.2 tỷ, tạo đà để Công ty vững bước giành thắng lợi trong năm Nhâm Ngọ đầy biến động và thử thách. Trến cơ sở thực tế tiềm năng của Công ty, ban lãnh đạo đã đề xuất mục tiêu kế hoạch 100 tỷ SXKD năm 2002 và đó cũng là ý chí hành động của gần 1000 CBCNV Công ty Cơ khí Hà Nội. Ta có một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty sau: Bảng 3: Một số chỉ tiêu kinh tế của HAMECO Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị tổng sản lượng 57.092 37.673 38.824 40.123 2 Doanh thu bán hàng 74.242 46.232 48.048 63.400 3 Giá trị hợp đồng 26.716 30.932 49.715 / 4 Đầu tư xây dựng cơ bản 4.591 2.019 23.500 / 5 Lợi nhuận 342 266 270 302 6 Thu nhập bình quân 0,782 0,739 0,840 / Năm 1996, Công ty được nhận cờ của Tổng Liên Đoàn Lao Đông trao tăng đơn vị xuất sắc nhất trong phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp"; năm 1997, Bộ Công nghiệp trao cờ tặng đơn vị thi đua xuất sắc nhất cho Công ty; đến năm 1998, Công ty được nhận Huân chương Độc lập hạng nhất. Tháng 3 năm 2000, hệ thống Quản lý chất lượng của Công ty được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO - 9002. Chứng chỉ này đã góp phần tạo thêm sức mạnh trong khả năng cạnh tranh của Công ty trong điều kiện mới, thách thức mới của thế kỷ 21. Sơ đồ: Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của hameco IV. Tình hình quản lý chất lượng ở Công ty. 1. Bộ máy quản lý chất lượng. Xuất phát từ nhận thức: chất lượng là kết quả tổng hợp của mọi sự nỗ lực ở nhiều khâu trong một quá trình từ việc nghiên cứu, thiết kế, sản xuất tới các thành tựu của khoa học công nghệ, sự sáng tạo của con người. Trong Công ty Cơ khí Hà Nội nói riêng, các doanh nghiệp nói chung bằng chính thực lực sản xuất kinh doanh của mình đều thấy rằng: không thể sản xuất được những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nếu công tác điều hành và tổ chức quy trình sản xuất hoạt động kém chất lượng. Để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng thì điều đầu tiên phải làm là xây dựng nội quy, quy chế trong đó phân định rõ trách nhiệm của ai đối với công việc gì. Quản lý chất lượng sản phẩm là trách nhiệm của tất cả các cấp lãnh đạo, việc thực hiện công tác quản lý chất lượng có liên quan đến mọi thành viên trong doanh nghiệp. ở Công ty Cơ khí Hà Nội, công tác quản lý chất lượng sản phẩm rất được coi trọng, được phân công, phân cấp rõ ràng. Mọi hoạt động được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo có sự tham gia của mọi thành viên, thường xuyên có chân chỉnh để đảm bảo phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, thích ứng với đòi hỏi của môi trường kinh doanh. Trong đó: Đại diện lãnh đạo về chất lượng (được thành lập theo quyết định số 1226/VP do Giám đốc công ty ký ngày 05/12/2000) chịu trách nhiệm về hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường gồm những nhiệm vụ sau: Chịu trách nhiệm trước giám đốc và ban lãnh đạo về xây dựng, điều hành và kiểm tra thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng, bảo vệ môi trường trong Công ty. Thay mặt giám đốc ký các văn bản, các quy chế, các quy định cũng như các hợp đồng liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động. Trưởng của mỗi đơn vị là điều phối viên chính của hệ thống đảm bảo chất lượng. Các phòng Kỹ thuật, phòng Vật tư, phòng Điều độ sản xuất, phòng Cơ điện có nhiệm vụ thực hiện đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp thực hiện việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 (1996) sang hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9.DOC
Tài liệu liên quan